Số liệu tổng hợp trong tổng quan này cho thấy
sự đề kháng metronidazole đã gia tăng có ý nghĩa từ
châu Âu đến châu Mỹ. Cụ thể, tỉ lệ kháng tính
chung ờ châu Âu là 17%, vẫn luôn dưới <40% ở tất
cả các nước, trong khi tỉ lệ này cao rõ rệt ở châu Á
lẫn châu Mỹ. So với số liệu của các nghiên cứu
được công bố trước đây, tỉ lệ kháng tiên phát với
metronidazole vẫn ổn định ở các nước châu Âu. Do
đó, theo hướng dẫn điều trị hiện hành, nên ưu tiên
dùng metronidazole hơn là amoxicillin trong điều
trị đầu tay ở châu Âu, nhưng không nên ưu tiên sử
dụng ở bệnh nhân châu Á. Một nghiên cứu ở Ý cho
thấy kháng metronidazole tiên phát hiện diện ở
22,9% bệnh nhân người Ý và ở 50% bệnh nhân
nhập cư, gợi ý bệnh nhân người nước ngoài có lẽ
nên được điều trị bằng một liệu pháp đầu tay khác
(Zullo A và cs, 2007). Tương tự như clarithromycin, số liệu phân tích ở đây cho thấy tỉ lệ kháng
metronidazole ở bệnh nhân nữ cao hơn một cách có
ý nghĩa. Vì vậy, dưới góc độ lâm sàng, bệnh nhân
nữ có xác suất thành công thấp hơn khi được điều
trị bằng một phối hợp clarithromycinmetronidazole, thế nhưng giả thiết này cần được
kiểm định bằng một nghiên cứu tiền cứu riêng biệt.
Tỉ lệ kháng levofloxacin xem ra đang tăng trên
thế giới. Điều này có thể làm giảm hiệu quả của
việc tiệt trừ H. pylori với các phác đồ điều trị chứa
levofloxacin. Do đó, kháng sinh này nên để dành
cho liệu pháp hàng thứ hai như đề xuất trong các tài
liệu hướng dẫn hiện nay của Ý (Caselli M và cs,
2007), Hoa Kỳ (Chey WD & Wong BC , 2007) và
châu Á (Fock KM và cs, 2009). Trừ châu Phi
(43,%), tỉ lệ kháng tetracyclin vẫn rất thấp (<3%) ở
tất cả các nước, không thấy sự gia tăng thực sự so
với số liệu của những nghiên cứu được công bố
trước năm 2000. Đáng tiếc là những phác đồ có
chứa tetracyclin đòi hỏi phải sử dụng muối bismuth,
vốn không còn lưu hành ở một số nước châu Âu vì
những tác dụng phụ tiềm năng. Sau cùng, dữ liệu về
kháng amoxicillin tiên phát còn nhiều mâu thuẫn.
Thật vậy, sự đề kháng này hầu như không thấy ở
một vài nước nhưng lại cao đến 85% ở Cameroon.
Khó có thể lý giải được sự cách biệt này, và có thể
có một vai trò nào đó của tính phức tạp của cơ chế
đề kháng amoxicillin (đột biến gen pbp, thay đổi
tính thấm màng tế bào, bơm tống xuất, v.v ).
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 13 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan về tình hình đề kháng kháng sinh của H. Pylori trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG
SINH CỦA H. PYLORI TRÊN THẾ GIỚI
Giới thiệu
Sự đề kháng kháng sinh của H. pylori là yếu
tố chính anh hưởng đến hiệu quả của các phác
đồ điều trị hiện dùng. Tỉ lệ lưu hành của vi
khuẩn kháng thuốc thay đổi tùy theo từng vùng
địa lý khác nhau, và tương quan với sự sử dụng
kháng sinh trong dân số chung. Ví dụ sự tiêu thụ
clarithromycin và tỉ lệ đề kháng kháng sinh này
tăng tương tự nhau (gấp 4 lần) ở Nhật Bản trong
khoảng thời gian từ 1993 đến 2000 (Perez
Aldana Lvà cs, 2002). Trái lại, sự sử dụng
macrolide thận trọng ở các nước Bắc Âu trong
những thập niên qua kết hợp với một tỉ lệ H.
pylori kháng clarithromycin thấp hơn so với các
nước Nam Âu, nơi mà clarithromycin được sử
dụng rộng rãi (Debets-Ossenkopp YJ và cs,
1999; Cabrita J và cs, 2000; Pilotto A và cs,
2000). Tài liệu hướng dẫn châu Âu hiện nay về
điều trị H. pylori gợi ý rằng trị liệu đầu tay phải
được điều chỉnh cho thích hợp với sự đề kháng
clarithromycin và metronidazole. Thật vậy, một
liệu pháp ba thuốc kéo dài 14 ngày được khuyên
dùng ở những nơi mà tỉ lệ kháng clarithromycin
>15-20%, ưu tiên kết hợp với amoxicillin nếu tỉ
lệ kháng metronidazole tiên phát >40%
(Malfertheiner P và cs, 2007). Trên cơ sở này,
việc theo dõi tỉ lệ đề kháng kháng sinh tỏ ra có ý
nghĩa đối với việc điều trị nhiễm H. pylori trong
thực hành lâm sàng. Dưới đây là một tổng hợp
dữ liệu về tình hình đề kháng của H. pylori với
nhiều kháng sinh khác nhau ở những nước khác
nhau.
Phương pháp
Tìm kiếm y văn
Sử dụng máy tính tìm kiếm dữ liệu trong
PubMed tất cả những bài báo tiếng Anh được công
bố từ tháng 1/2006 đến tháng 12/2009, bằng cách
dùng các từ khóa ‘Helicobacter pylori resistance’,
‘antibiotic’, ‘clarithromycin’, ‘metronidazole’,
‘amoxicillin’, ‘levofloxacin’, ‘ciprofloxacin’,
‘quinolones’, ‘tetracycline’, ‘rifabutin’, và
‘rifampicin’. Các toán tử Boole (NOT, AND, OR)
cũng được dùng để thu hẹp hoặc mở rộng việc tìm
kiếm. Chỉ xét những nghiên cứu có liên quan đến sự
đề kháng kháng sinh tiên phát, không xét các dữ
liệu đề kháng thứ phát sau điều trị. Toàn văn bài
báo của tất cả các nghiên cứu được sao lục và tìm
trong danh mục tài liệu tham khảo những nghiên
cứu có liên quan có thể bị bỏ sót. Nếu có hơn một
bài báo của cùng một tác giả hoặc nhóm tác giả thì
chỉ xét bài viết mới nhất, bao gồm cỡ mẫu toàn bộ,
để dưa vào phân tích gộp này. Dữ liệu ở các bài tóm
lược không được xem xét.
Trích xuất số liệu
Hai nghiên cứu viên đảm nhiện việc trích xuất số
liệu từ những nghiên cứu hội đủ các tiêu chí tuyển
chọn. Số liệu được trích xuất gồm có (1) số bệnh
nhân được thu nhận, (2) số trường hợp có vi khuẩn
đề kháng với một hoặc nhiều kháng sinh khác nhau,
(3) số trường hợp có đề kháng kháng sinh chia theo
độ tuổi (18 tuổi, bệnh
nhân trưởng thành), giới tính, và bệnh lý dạ dày-tá
tràng, được cung cấp trực tiếp hoặc qua tính toán,
(4) phương pháp được dùng để đánh giá kháng
thuốc, và (5) khu vực địa lý. Cả hai nghiên cứu
viên đều chấp thuận phương pháp trích xuất số liệu
này và đi đến một sự nhất trí chung cuộc đối với ba
nghiên cứu có sự lý giải số liệu không khớp nhau.
Phân tích thống kê
Phân tích thống kê bằng test χ2 và test chính xác
Fisher, tùy trường hợp. Tính tỉ số odd (OR) và
khoảng tin cậy (KTC) 95%. Sự khác biệt được xem
là có ý nghĩa ở mức xác suất 5%. Các phân tích
được thực hiện với chương trình Statsoft 7.1 for
Windows XP.
Kết quả
Tỉ lệ kháng thuốc nói chung
Tổng cộng có 31 nghiên cứu hội đủ các tiêu chí
thu nhận, báo cáo số liệu của bệnh nhân được thu
nhận từ năm 1993 đến 2009. Cụ thể, có 17 nghiên
cứu ở châu Âu, 10 ở châu Á, 2 ở châu Phi và 2 ở
châu Mỹ. Tỉ lệ đề kháng kháng sinh tính chung của
H. pylori là 17,2% (16,5-17,9%) với clari-
thromycin, 26,7% (25,2-28,1%) với metronida-
zole, 11,2% (9,6-12,7%) với amoxycillin, 16,2%
(14,4-18,0%) với levofloxacin, 5,9% (4,7-7,1%)
với tetracyclin, 1,4 (0,8-1,9%) với rifabutin, và
9,6% (8,5-10,7%) với ≥2 kháng sinh. Bảng 1 và 2
trình bày tỉ lệ đề kháng với kháng sinh ở các lục
địa và các nước khác nhau.
TỔNG QUAN
Bảng 1. Tỉ lệ đề kháng kháng sinh ở những khu vực khác nhau trên thế giới
Khu vực Amoxycillin Clarithromycin Metronidazole Tetracyclin Levofloxacin Đa kháng
Châu Mỹ 8/352
(2,2%)
118/402
(29,3%)
177/401
(44,1%)
11/393
(2,7%)
KSL 53/352
(15,0%)
Châu Phi 113/172
(65,6%)
KSL 159/172
(92,4%)
58/132
(43,9%)
0/40
(0,0%)
KSL
Châu Á 60/517
(11,6%)
1544/8139
(18,9%)
192/517 (
37,1%)
11/456
(2,4%)
106/908
(11,6%)
21/252
(8,3%)
Châu Âu 3/599
(0,5%)
352/3156
(11,1%)
420/2459
(17,0%)
14/599
(2,1%)
148/614
(24,1%)
204/2272
(8,9%)
Tính chung 184/1640
(11,2%)
2014/11697
(17,2%)
948/3549
(26,7%)
94/1580
(5,9%)
254/1562
(16,2%)
278/2876
(9,6%)
KSL = không có số liệu
Kháng clarithromycin tiên phát
Như trình bày trong Bảng 1, kháng
clarithromycin tiên phát được phát hiện ở 2.014
(17,2%, KTC 95%: 16,5-17,9) trên tổng số 11.697
trường hợp. Xu hướng gia tăng được nhận thấy ở
châu Âu (352/3.156, 11,1%; KTC 95%: 10,0-
12,2), châu Á (1.544/8.139, 18,9%; KTC 95%:
18,1-19,8) và châu Mỹ (118/402, 29,3%; KTC
95%: 24,9-33,8), sự khác biệt tỏ ra có ý nghĩa
thống kê (p<0,001) giữa ba khu vực địa lý. Trong
số các nước châu Âu, tỉ lệ đề kháng cao nhất được
báo cáo ở Tây Ban Nha (49/101, 49,2%, KTC
95%: 38,7-58,2), thấp nhất ở Thụy Điển (5/333,
1,5%, KTC 95%: 0,1-2,8) và Hà Lan (11/1223,
0,8%, KTC 95%: 0,3-1,4). Ở các nước châu Á, tỉ
lệ kháng clarithromycin cao được phát hiện tại
Nhật Bản (25/61, 40,7%, KTC 95%: 28,5-53,3), tỉ
lệ thấp nhất là ở Malaysia (4/187, 2,1%, KTC
95%: 0,06-4,2).
Tính chung, kháng clarithromycin hiện diện ở
790 trên 3.851 bệnh nhân nữ và ở 964 trên 6.185
bệnh nhân nam (20,5% so với 15,5%, p<0,001;
OR: 1,4, KTC 95%: 1,2-1,5), và ở 386 trên 1.490
bệnh nhân khó tiêu cơ năng (không loét) và ở 408
trên 2,240 bệnh nhân loét dạ dày-tá tràng (25,9%
so với 18,2%, p<0,001; OR: 1,6, KTC 95%: 1,3-
1,8). Các trị số tương tự được phát hiện ở bệnh
nhân trẻ (36 trên 174) so với bệnh nhân trưởng
thành (2.031 trên 11.794) (20,6% so với 17,2%,
p>0,05). Tính theo phương pháp đánh giá được sử
dụng, kháng clarithromycin được phát hiện ở 208
trên 943 trường hợp được đánh giá bằng phương
pháp PCR và ở 1.729 trên 10.377 trường hợp
được khảo sát bằng phương pháp nuôi cấy (E-test,
pha loãng thạch, khuếch tán đĩa). Sự khác biệt là
có ý nghĩa thống kê (22,0% so với 16,6%,
p<0,001; OR: 1,4, KTC 95%: 1,2-1,6).
Kháng metronidazole tiên phát
Kháng metronidazole tiên phát được phát hiện ở
948 trên 3.549 bệnh nhân (26,7%; KTC 95%: 25,2-
28,1), tỉ lệ theo thứ tự giảm dần là châu Phi
(159/172, 92,4%; KTC 95%: 88,4-96,3), châu Mỹ
(177/401, 44,1%, KTC 95%: 39,2-49,0), châu Á
(192/517, 37,1%; KTC 95%: 32,9-41,3), rồi đến
châu Âu (420/2.459, 17,0%; KTC 95%: 15,5-18,5).
Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p<0,5) giữa 4
khu vực địa lý. Như trình bày trong Bảng 3, tỉ lệ
kháng metronidazole thấp nhất ở châu Âu được nhận
thấy tại Thụy Điển (48/333, 14,4%; KTC 95%: 10,6-
18,1) và Hà Lan (162/1.123, 14,4%; KTC 95%:
12,3-16,4), tỉ lệ cao nhất được phát hiện tại Đan
Mạch (23/81, 28,3%, KTC 95%: 18,5-38,2). Ở châu
Á, tỉ lệ kháng metronidazole cao tại Hàn Quốc
(56/113, 49,6%; KTC 95%: 40,3-58,7) và thấp tại
Nhật Bản (9/61, 14,7%; KTC 95%: 5,8-23,6).
Tính chung, kháng metronidazole hiện diện ở
416 trên 1.321 bệnh nhân nữ và ở 276 trên 1.302
bệnh nhân nam (31,4% so với 21,1%, p<0,001;
OR: 1,7, KTC 95%: 1,4-2,0). Kháng thuốc được
phát hiện ở 61 trên 169 bệnh nhân loét dạ dày-tá
tràng và ở 59 trên 453 bệnh nhân khó tiêu không
loét (36,0% so với 13,0%, p<0,01, OR: 3,7, KTC
95%: 2,4-5,7).
Kháng amoxicillin tiên phát
Kháng amoxicillin được phát hiện ở 184 trên
1.640 bệnh nhân được xét nghiệm (11,2%; KTC
95%: 9,6-12,7). Ở châu Âu, số liệu khả dụng từ hai
nghiên cứu thu nhận 599 bệnh nhân cho thấy tỉ lệ
kháng <1% (3/599, 0,5%, KTC 95%: 0,06-1,06).
Trái lại, hai nghiên cứu ở châu Phí báo cáo những
số liệu đối nghịch nhau. Thật vậy, một nghiên cứu ở
Senegal thu nhận 40 bệnh nhân không thấy kháng
amoxicillin, trong khi tỉ lệ kháng cao được báo cáo
trong một nghiên cứu ở Cameroon (113/132, 85,6%;
TỔNG QUAN
Bảng 2. Tỉ lệ đề kháng kháng sinh ở những nước khác nhau
Năm Bệnh
nhân
AMO
(%)
CLA
(%)
MTZ
(%)
TET
(%)
LEV
(%)
RIF
(%)
Đa kháng
(%)
Châu Âu
Bulgaria 2004-08 266 1,1 15,4 24 4,9 4,9
Đan Mạch 2001-03 81 11 28
Ireland 2005-06 45 8,8 20 2,2
Ý 2003-06 146 37,6
Ý 2001 156 24,3
Ý 2004-06 255 11,0 20 10,6 10,5
Ý 2003 300 12,5 23,9 4,3
Đức 2003-06 1585 1,4
Đức 2006-07 1118 15,1
Tây Ban Nha 2002-06 101 49,2 32,8
Thụy Điển 2002 333 0 1,5 14,4 0,3 0,6
Hà Lan 1997-02 1123 1 14,4
Thổ Nhĩ Kỳ 2002-03 87 27,5
Thổ Nhĩ Kỳ 2003-04 110 48,2
Thổ Nhĩ Kỳ 2005-06 92 40,5
Thổ Nhĩ Kỳ 2006-07 61 16,4
Vương quốc
Anh
2008 255 7,5 6,6
Châu Á
Trung Quốc 2000 41 32
Nhật Bản 1996-08 3521 20,6
Nhật Bản 2001-04 507 14,9
Nhật Bản 2002-05 3707 22,7
Nhật Bản 2002-07 61 (TE) 0 40,7 14,8
Hong Kong 2004-05 191 2,6 8,9
Hàn Quốc 2003-05 113 8,8 12,4 49,6 8,8 12,3
Malaysia 2005-07 120 2,1
Đài Loan 1998-07 210 1 9,5 27,6 0,5 11,9
Đài Loan 2004-05 133 36,1 13,5 51,9 0
Bắc Mỹ
Alaska 1999-03 352 2,2 31 44 0 15
Nam Mỹ
Chilê 2005-06 50 20 44,9 26,8
Châu Phi
Senegal 1999-00 40 0 90 0
Cameroon 2006 132 85,6 44,7 93,2 43,9
AMO - amoxycillin; CLA - clarithromycin; MTZ - metronidazol; TE - trẻ em; TET - tetracyclin; LEV - levofloxacin; RIF - rifabutin
KTC 95%: 76,9-91,5). Tương tự, tỉ lệ kháng
amoxicillin thay đổi khá lớn trong những nước châu
Á, dao động từ 0% trên 61 bệnh nhân tại Nhật Bản,
8,8% (10/113; KTC 95%: 3,6-14,0) tại Hàn Quốc,
và 36,1% (48/133; KTC 95%: 27,9-44,2) tại Đài
Loan, mặc dù một nghiên cứu khác được thực hiện
ở Đài Loan tìm thấy một tỉ lệ kháng rất thấp là 0,9%
(2/210, KTC 95%: 0,3-2,2). Một nghiên cứu đơn
độc thu nhận 352 bệnh nhân phát hiện thấy tỉ lệ
kháng amoxicillin là 2,2% (8/352, KTC 95%: 0,7-
3,8) tại Alaska. Kháng amoxicillin tương tự nhau
được phát hiện ở bệnh nhân nam và nữ, theo thứ tự,
hiện diện ở 4 trên 497 trường hợp (0,8%) và ở 7
trên 454 trường hợp (1,5%) (p>0,05).
Kháng levofloxacin tiên phát
Kháng levofloxacin được tìm thấy ở 254 trên
1.562 trường hợp (16,2%, KTC 95%: 14,4-18,0). Tỉ
lệ kháng ở châu Âu (148/614, 24,1%, KTC 95%:
20,7-27,4) cao hơn so với châu Á (106/908, 11,6%;
KTC 95%: 9,5-13,7%), và không thấy kháng trên
40 bệnh nhân châu Phi được xét nghiệm. Ở châu Á,
những trị số khác nhau được phát hiện ở những nước
TỔNG QUAN
Bảng 3. Tỉ lệ đa kháng ở những nước khác nhau
CLA+MTZ
(%)
CLA+LEV
(%)
MTZ+LEV
(%)
CLA+MTZ+
LEV (%)
CLA+MTZ+
RIF (%)
CLA+LEV+
RIF (%)
CLA+LEV+
RIF+MTZ (%)
Alaska 15
Bulgaria 4,9 4,9
Đức 13,4 0,9 0,08 0,7
Hong Kong 5,2 3,7
Ireland 2,2
Ý 4,3
Ý 3,5 1,6 4,9 0,8
Nhật Bản 6,6
Thụy Điển 0,6
CLA - clarithromycin; MTZ - metronidazol; LEV - levofloxacin; RIF - rifabutin
khác nhau, tỉ lệ kháng là 14,9% (76/507; KTC 95%:
11,8-18,0) tại Nhật Bản, 11,9% (25/210, KTC 95%:
7,5-16,2) tại Đài Loan, và 2,6% (5/191, KTC 95%:
0,3%-4,8%) tại Hong Kong. Trong một nghiên cứu
duy nhất ở Ý gồm 246 bệnh nhân, tỉ lệ kháng levo-
floxacin ở bệnh nhân lớn tuổi (>45 tuổi) cao hơn so
với bệnh nhân còn trẻ (28,4% so với 14,4%, p<0,05,
OR: 1,8, KTC 95%: 1,2-3,9) (Zullo A và cs, 2007).
Kháng tetracyclin tiên phát
Kháng tetracyclin được phát hiện ở 94 trên 1580
bệnh nhân được xét nghiệm (5,9%; KTC 95%: 4,7-
7,1). Tỉ lệ kháng nói chung không khác nhau giữa
châu Âu (14/599, 2,1%; KTC 95%: 1,1-3,5), châu
Á (11/456, 2,4%; KTC 95%: 1,0-3,) và châu Mỹ
(11/393, 2,7%, KTC 95%: 1,1-4,4), trong khi tỉ lệ
kháng cao hơn rõ rệt ở châu Phi (58/132, 43,9%;
KTC 95%: 35,4-52,4). Cụ thể, không thấy kháng
thuốc ở 352 bệnh nhân tại Alaska, và rất thấp tại
Thụy Điển (1/333, 0,3%; KTC 95%: 0-2) và tại Đài
Loan (1/343; 0,2%; KTC 95%: 0-2). Trái lại, tỉ lệ
kháng cao được tìm thấy tại Hàn Quốc (10/113,
8,8%; KTC 95%: 3,6-14,0), Chilê (11/41, 26,8%;
KTC 95%: 13,2-40,3) và Cameroon (58/132,
43,9%; KTC 95%: 35,4-52,4). Kháng tetracyclin
hiện diện tương tự nhau ở nam và nữ, được phát
hiện ở 7 trên 552 (1,2%) bệnh nhân nam và ở 7 trên
532 (1.3%) bệnh nhân nữ (p>0,05).
Kháng rifabutin tiên phát
Kháng rifabutin chỉ được khảo sát trong hai
nghiên cứu (Chisholm SA và cs, 2007; Glocker E
và cs, 2007), cho thấy sự hiện diện của một chủng
kháng thuốc ở 22 trên 1585 bệnh nhân tại Đức
(1,4%; KTC 95%: 0,8-1,9), và ở 17 trên 255 bệnh
nhân tại Anh (6,6%; KTC 95%: 3.6-9,7).
Kháng tiên phát với nhiều kháng sinh
Tính chung, sự đề kháng nhiều kháng sinh được
tìm thấy ở 278 trên 2876 bệnh nhân được xét
nghiệm (9,6%, KTC 95%: 8,5-10,7). Các chủng đa
kháng được phát hiện ở 21 trên 252 bệnh nhân châu
Á (8,3%, KTC 95%: 4,9-11,7), ở 53 trên 352 bệnh
nhân châu Mỹ (15,0%, KTC 95%: 11,3-18,7) và ở
204 trên 2272 bệnh nhân châu Âu (8,9%, KTC
95%: 7.8-10,1). Các trị số thấp của kháng kép
clarithromycin/metronidazole được nhận thấy tại
Thụy Điển (0,6%) và Ireland (2,2%), trong khi tỉ lệ
đa kháng yếu được nhận thấy tại Đức (15,1%).
Bảng 3 trình bày tỉ lệ đa kháng ở các lục địa và các
nước khác nhau.
Bàn luận
Trong hai thập niên qua, sự sử dụng rộng rãi một
số kháng sinh (ví dụ clarithromycin trong nhiễm
khuẩn hô hấp hoặc levofloxacin trong nhiễm khuẩn
niệu) trong dân số chung đã làm tăng sự xuất hiện
của H. pylori kháng thuốc tiên phát ở nhiều nước
khác nhau. Sự đề kháng tiên phát của H. pylori với
các kháng sinh hiện được dùng trong các phác đồ
điều trị đã ảnh hưởng đến kết cục điều trị. Cụ thể,
sự hiện diện của đề kháng clarithromycin hoặc
metronidazole làm giảm có ý nghĩa tỉ lệ thành công
của liệu pháp đầu tay chống H. pylori (Megraud F,
2004). Dựa trên những quan sát này, hướng dẫn
điều trị hiện nay của châu Âu đề nghị kéo dài liệu
pháp ba thuốc chuẩn lên 14 ngày ở những nơi có tỉ
lệ kháng tiên phát với clarithromycin >15-20%, ưu
tiên kết hợp với amoxicillin nếu tỉ lệ kháng tiên
phát với metronidazole >40% (Malfertheiner P và
cs, 2007). Do đó, việc biết được tỉ lệ kháng thuốc
thực tế với những kháng sinh được dùng nhiều nhất
để tiệt trừ H. pylori có vai trò then chốt đối với thực
hành lâm sàng. Nghiên cứu này đã điểm tổng kết
một cách có hệ thống những dữ liệu gần đây về đề
kháng kháng sinh tiên phát. Phát hiện có ý nghĩa
đầu tiên là sự đề kháng của H. pylori đối với
TỔNG QUAN
clarithromycin – kháng sinh mạnh nhất khả dụng
hiện nay để điều trị loại nhiễm khuẩn này – đang
gia tăng trên khắp thế giới. Dữ liệu cập nhật cho
thấy tỉ lệ kháng tiên phát với clarithromycin cao đến
48,2-49,2% (6 nghiên cứu có trị số >20%) ở một số
nước châu Âu, trong khi trị số cao nhất được tìm
thấy trước đây trong năm 2000 là 22-23,4% (với 2
nghiên cứu có trị số >20%) (Megraud F, 2004). Tỉ
lệ kháng clarithromycin cũng cao hơn một cách có
ý nghĩa khi đánh giá bằng phương pháp PCR so với
phương pháp nuôi cấy, dẫn đến một số điểm chưa
chắc chắn để áp dụng thông tin trong lâm sàng. Tuy
nhiên, gần đây người ta đã nhận thấy rằng khi kiểu
hình đề kháng clarithromycin được di truyền do
một đột biến điểm chuyên biệt – gọi là A2143G – tỉ
lệ tiệt trừ vi khuẩn cực kỳ thấp (De Francesco V và
cs, 2010). Đáng lưu ý là tỉ lệ kháng clarithromycin
tiên phát ở nữ cao hơn rõ rệt so với nam, và ở bệnh
nhân khó tiêu cơ năng cao hơn so với bệnh nhân
loét dạ dày-tá tràng. Cần lưu ý đến những quan sát
này trong việc điều chỉnh liệu pháp đầu tay cho phù
hợp trong thực hành lâm sàng.
Số liệu tổng hợp trong tổng quan này cho thấy
sự đề kháng metronidazole đã gia tăng có ý nghĩa từ
châu Âu đến châu Mỹ. Cụ thể, tỉ lệ kháng tính
chung ờ châu Âu là 17%, vẫn luôn dưới <40% ở tất
cả các nước, trong khi tỉ lệ này cao rõ rệt ở châu Á
lẫn châu Mỹ. So với số liệu của các nghiên cứu
được công bố trước đây, tỉ lệ kháng tiên phát với
metronidazole vẫn ổn định ở các nước châu Âu. Do
đó, theo hướng dẫn điều trị hiện hành, nên ưu tiên
dùng metronidazole hơn là amoxicillin trong điều
trị đầu tay ở châu Âu, nhưng không nên ưu tiên sử
dụng ở bệnh nhân châu Á. Một nghiên cứu ở Ý cho
thấy kháng metronidazole tiên phát hiện diện ở
22,9% bệnh nhân người Ý và ở 50% bệnh nhân
nhập cư, gợi ý bệnh nhân người nước ngoài có lẽ
nên được điều trị bằng một liệu pháp đầu tay khác
(Zullo A và cs, 2007). Tương tự như clarithro-
mycin, số liệu phân tích ở đây cho thấy tỉ lệ kháng
metronidazole ở bệnh nhân nữ cao hơn một cách có
ý nghĩa. Vì vậy, dưới góc độ lâm sàng, bệnh nhân
nữ có xác suất thành công thấp hơn khi được điều
trị bằng một phối hợp clarithromycin-
metronidazole, thế nhưng giả thiết này cần được
kiểm định bằng một nghiên cứu tiền cứu riêng biệt.
Tỉ lệ kháng levofloxacin xem ra đang tăng trên
thế giới. Điều này có thể làm giảm hiệu quả của
việc tiệt trừ H. pylori với các phác đồ điều trị chứa
levofloxacin. Do đó, kháng sinh này nên để dành
cho liệu pháp hàng thứ hai như đề xuất trong các tài
liệu hướng dẫn hiện nay của Ý (Caselli M và cs,
2007), Hoa Kỳ (Chey WD & Wong BC , 2007) và
châu Á (Fock KM và cs, 2009). Trừ châu Phi
(43,%), tỉ lệ kháng tetracyclin vẫn rất thấp (<3%) ở
tất cả các nước, không thấy sự gia tăng thực sự so
với số liệu của những nghiên cứu được công bố
trước năm 2000. Đáng tiếc là những phác đồ có
chứa tetracyclin đòi hỏi phải sử dụng muối bismuth,
vốn không còn lưu hành ở một số nước châu Âu vì
những tác dụng phụ tiềm năng. Sau cùng, dữ liệu về
kháng amoxicillin tiên phát còn nhiều mâu thuẫn.
Thật vậy, sự đề kháng này hầu như không thấy ở
một vài nước nhưng lại cao đến 85% ở Cameroon.
Khó có thể lý giải được sự cách biệt này, và có thể
có một vai trò nào đó của tính phức tạp của cơ chế
đề kháng amoxicillin (đột biến gen pbp, thay đổi
tính thấm màng tế bào, bơm tống xuất, v.v).
Kết luận
Tỉ lệ H. pylori đề kháng với những loại kháng
sinh khác nhau đang gia tăng. Những dữ liệu được
trình bày ở đây làm nổi bật nhu cầu giám sát thường
xuyên liên tục đối với H. pylori, để có thể điều
chỉnh phác đồ điều trị một cách thích hợp trong
thực hành lâm sàng.
BS Nguyễn Triển dịch theo Vincenzo De Francesco và cs. J
Gastrointestin Liver Dis 2010; 19 (4): 409-414
Các file đính kèm theo tài liệu này:
tong_quan_ve_tinh_hinh_de_khang_khang_sinh_cua_h_pylori_tren.pdf