Người ta thường thực hiện 16, 32 tuyến dẫn PCM cơ sở vào một tuyến dẫn PCM 8 mạch dây để truyền dẫn 512 hoặc 1024 kênh đồng hồ ( tuyến ghép có 512 hoặc 1024 khe thời gian ). Như vậy trên tuyến truyền dẫn PCM ra có 8 mạch dây truyền dẫn dòng số ở dạng bit song song với tốc độ 4,096 hoặc 8,192 Mbit/s. Tuyến PCM ra 8 mạch dây được đưa tới thiết bị ghép kênh thứ cấp để tạo ra dòng số có tốc độ cao hơn trưóc khi đưa tới bộ chuyển mạch thời gian và không gian. Quá trình ghi, đọc, vào - ra từ các bộ nhớ của bộ chuyển mạch thời gian được thực hiện theo nguyên lý song song.
Trong hình vẽ 2.5 ta thấy trên tuyến PCM vào, dãy tín hiệu số là nối tiếp từ các mã 8 bit ở các khe thời gian TS4 vàTS3. 8 bit ở mỗi khe thời gian được sắp xếp nối tiếp theo thời gian. Ở đầu ra cả 8 bit của các khe thời gian TS4, TS3 đều xuất hiện đồng thời trên mạch 8 dây ra đúng trong khoảng thời gian 1 bit tin. Vì vậy tốc độ bit trên là từng mạch dây ra giảm đi 8 lần so với tốc độ bit vào. Tức là tốc độ bit của dòng số đầu ra là 256 kb/s.
5. Trường chuyển mạch T - S - T.
94 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về tổng đài Neax - 61e, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ thống.
Để thực hiện chức năng bảo dưỡng hệ thống tổng đài còn cung cấp các phương thức khác nhau:
- Thông tin lỗi tự động.
- Phân tích và kiểm tra lỗi.
- Chẩn đoán và thay thế.
- Thiết bị dự phòng và công cụ bảo dưỡng.
Bảo dưỡng hệ thống:
* Xử lý lỗi phần cứng:
Lỗi trong hệ thống được phát hiện tự động nhờ chức năng phát hiện lỗi hệ thống. Thông tin lỗi được đưa ra bảng cảnh báo hoặc MAT Sau đó chương trình điều khiển xử lý lỗi sẽ tự động tách và thay thế các thiết bị có lỗi. Các thiết bị này cũng có thể bị tách khỏi hệ thống làm việc nhờ các câu lệnh được đưa vào từ MAT. Chương trình chẩn đoán lỗi sẽ tự động khởi tạo để xác định thiết bị có lỗi. Hoạt động chuyển đổi sẽ tự động bắt đầu tại thời điểm xảy ra lỗi. Chương trình này cũng có thể được thực hiện nhờ câu lệnh từ MAT. Người bảo dưỡng dựa vào thông tin này để tiến hành thay thế Card bị hỏng và có thể tiến hành chẩn đoán lại nhờ nhờ các nút chuyển đổi trên các Module.
* Xử lý lỗi phần mềm :
Khi phát hiện lỗi phần mềm , hệ thống tự động khởi tạo lại. Thông tin lỗi xẽ được hiểm thị trên MAT. Người bảo dưỡng sẽ tiến hành xử lý thông tin lỗi theo chỉ dẫn của hệ thống hiểm thị .
II - cấu hình phần mềm của hệ thống neax - 61e:
1, Cấu trúc cơ bản:
Hệ thống neax - 61e là một hệ thống chuyển mạch điện tử được hoạt động theo chương trình ghi sẵn SPC (Stose Program Controlled). Các tính năng cơ bản của phần mềm hệ thống như sau:
+ Xử lý cuộc gọi theo phương pháp ghép kênh theo thời gian thực.
+ Đảm bảo độ ổn định và tin cậy của dịch vụ cao.
+ Có khả năng thay đổi thêm bớt các chức năng một cách dẽ dàng thuận tiện cho sự phát triển của các dịch vụ thuê bao.
Cấu trúc cơ bản của hệ thống phần mềm bao gồm 3 phần chính được lưu trữ trong bộ nhớ của hệ thống.
+ File hệ thống.
+ File dữ liệu tổng đài.
+ File số liệu thuê bao.
File hệ thống còn gọi là File chương trình nó chứa các chương trình để điều khiển chức năng xử lý chuyển mạch. Nó bao gồm 2 hệ thống:
+ Hệ điều hành OS (Operating System ).
+ Hệ thống ứng dụng AS (Application System)
* Trong hệ thống OS có:
+ Chương trình điều khiển thực thi.
+ Chương trình xử lý lỗi.
+ Chương trình chẩn đoán.
* Trong hệ thống AS có:
+ Chương trình xử lý cuộc gọi.
+ Chương trình quản lý.
Những chương trình này được dùng chung cho tất cả các tổng đài mà không cần tính đến kích cỡ hoặc hệ thống ứng dụng.
a, Ngôn ngữ lập trình:
Phần mềm của hệ thống được viết bằng hai loại ngôn ngữ lập trình máy tính. Phần lớn hệ thống được viết bằng ngôn ngữ bậc cao gọi là PL/C (ProgrammingLanguage For Communication: Ngôn ngữ chương trình cho viễn thông). Vấn đề logic đã được đơn giản hoá khi sử dụng vì nó dễ hiểu, tốn ít công để bảo dưỡng và chuẩn bị chương trình, các chức năng bổ sung có thể thêm vào dễ dàng.
Các chương trình hệ điều hành OS gồm các thao tác trên trục thời gian thực và các giao tiếp với phần cứng được viết bằng hợp ngữ.
b, Cấu trúc chương trình:
Kỹ thuật chương trình có cấu trúc đem lại hiệu quả cao về tính logic. Hơn nữa quá trình xử lý được thực hiện dễ dàng do việc sử dụng lưu đồ thuật toán trong lưu đồ chương trình .
c, Các Module chức năng:
Tất cả hoạt động của phần mềm hệ thống được chia thành những Module theo nguyên tắc phân chia chức năng. Những chức năng của các Module được thiết lập một cách rõ ràng và giảm bớt mức thấp nhất sự phụ thuộc giữa các chức năng của các Module. Nhờ thế mà khi thêm vào, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra mỗi chức năng được tiến hành đơn giản hơn.
d, Sự độc lập của các Module chức năng:
Mỗi một Module được thiết kế một chức năng độc lập. Nó được thiết kế để số lượng các cặp terminal (đầu cuối ) đòi hỏi cho việc thông tin giữa các Module là nhỏ nhất. Vì thế nó giúp cho quá trình thiết kế, sản xuất và kiểm tra các Module một cách độc lập và đơn giản hơn so với việc kiểm tra các cặp Module.
2, file hệ thống:
File hệ thống bao gồm hai phần chương trình chính đó là :
+ Hệ thống điều hành.
+ Hệ thống ứng dụng.
Hình 1.10: Mỗi quan hệ giữa các chương trình hệ thống
và hệ thống NEAX-61E.
a, Hệ điều hành OS (Opetating System):
Hệ điều hành bao gồm các chương trình điều khiển các hoạt động nội bộ của phần mềm hệ thống. OS là một hệ đa xử lý trên thời gian thực , có khả năng điều khiển nhiều cấp hoạt động khác nhau bằng cách ổn định mức ưu tiên cho các chương trình khác nhau. OS bao gồm 3 chương trình chính sau đây:
*Chương trình điều khiển việc thi hành:
Chương trình này điều khiển việc định thời và trình tự các chương trình xử lý cuộc gọi, chương trình chẩn đoán lỗi, chương trình quản lý. Chương trình điều khiển việc thi hành sử dụng phương pháp đa xử lý. phân chia công việc theo thời gian để thực hiện nhiều thao tác đa xử lý khác nhau một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Chương trình này cần kích hoạt chương trình nào và khi nào thì kích hoạt. Chương trình cũng cung cấp các chương trình hỗ trợ chung cho hệ điều hành và hệ thống ứng dụng như :
+ Phác thảo chương trình.
+ Quản lý các vùng nhớ.
+ Điều khiển đồng bộ.
+ Chức năng giao tiếp người- máy.
+ Điều khiển thiết bị vào /ra .
+ Giao tiếp số liệu giữa các Module.
+ Giao tiếp số liệu giữa các bộ xử lý.
* Chương trình xử lý lỗi:
+ Chương trình xử lý lỗi pháy hiện các lỗi của hệ thống và khắc phục chúng bằng cách tự động nạp lại chương trình và số liệu tổng đài. Các lỗi được phát hiện thông qua tín hiệu quét bảo dưỡng MNSCN (MaintenaScan), kiểm tra lỗi chẵn lẻ và mã trạng thái.
+ Các lỗi trong phần cứng được phát hiện thông qua việc so sánh các số liệu chứa trong những bộ xử lý dự phòng và bộ xử lý tích cực.
+ Khi chương trình phát hiện ra một lỗi thì nó thực hiện việc định lại cáu hình hệ thống, đồng thời chương trình chẩn đoán lỗi cũng được khởi động lại một cách tự động.
* Chương trình chẩn đoán lỗi:
+ Chương trình này tự động kiểm tra các thành phần trong phần cứng và trợ giúp cho nhân viên bảo dưỡng kiểm tra thủ công hệ thống phần cứng.
+ Các thông báo về việc chẩn đoán xác định các thiết bị hay bộ phận gặp sự cố được truy xuất qua MAT nhằm giúp đỡ nhân viên bảo dưỡng xác định đối tượng cần thay thế sửa chữa. Việc chẩn đoán được kích hoạt bởi một quá trình xử lý lỗi có mức ưu tiên thấp nên không ảnh hưởng gì đén việc xử lý cuộc gọi.
b, Hệ thống ứng dụng:
Hệ thống ứng dụng có hai chương trình lớn cần thiết để điều khiển và quản lý hệ thống chuyển mạch:
+ Chương trình xử lý cuộc gọi.
+ Chương trình quản lý.
Chương trình xử lý còn bao gồm một chương trình nhỏ quan trọng còn gọi là chương trình điều khiển cơ sở dữ liệu.
* Chương trình xử lý cuộc gọi:
Chương trình này điều khiển và lựa chọn các hoạt động cần thiết để cung cấp dịch vụ cho đường dây thuê bao và trung kế, từ lúc bắt đầu thiết lập cuộc gọi tới khi huỷ bỏ cuộc gọi. Những hoạt động này bao gồm:
+ Giám sát trạng thái đường dây.
+ Nhận biết trạng thái các mạch điện đầu cuối.
+ Nhận biết và phiên dịch các thông tin báo hiệu.
+ Thực hiện đấu nối mạng.
+ Điều khiển rung chuông.
+ Tín hiệu âm báo.
* Chương trình quản lý:
Chương trình quản lý theo dõi quá trình xử lý cuộc gọi , thu nhặt các số liệu để dùng vào mục đích quản lý và thanh toán cước phí. Các chương trình này còn tích luỹ số liệu thống kê việc và lưu thoại tránh xảy ra tình trạng tắc nghẽn trong mạng.
*Chương trình điều khiển cơ sở dữ liệu:
+ Chương trình này điều khiển số liệu tổng đài và thuê bao như: Thông tin lớp thuê bao, lớp dịch vụ, cấu hình và số lượng các trung kế, các thiết bị vào/ra, các thông tin định tuyến cuộc gọi.
+ Cơ sở dữ liệu của thuê bao và tổng đài có thể được truy nhập và soạn thảo tại các MAT nhưng để đảm bảo an toàn cho hoạt động của tổng đài muốn truy nhập vào phần mềm của hệ thống đòi hỏi người vận hành phải có (PassWord) hệ thống.
c, File dữ liệu tổng đài:
+ Chứa các thông tin cần thiết để thực hiện các hoạt động bình thường của hệ thống chuyển mạch. Dữ liệu tổng đài tập trung cho mỗi tổng đài và phản ánh chính xác điều kiện hoạt động của tổng đài đó. Số liệu này được lưu trữ trong bộ nhớ chính.
+ File dữ liệu tổng đài, được cập nhật bởi nhân viên bảo dưỡng. Thông thường nó gồm các lệnh thay đổi dữ liệu tổng đài, sử dụng để thêm, xoá, thay đổi trung kế và tuyến trung kế tương ứng. Các dữ liệu mới hoặc thay đổi này được thêm vào file tổng đài nếu cần thiết.
d, File dữ liệu thuê bao:
+ Chứa các số liệu liên quan tới thuê bao (loại thuê bao, loại dịch vụ ) Thông tin mới, thuê bao mới, thuê bao bị dịch chuyển tạm thời và các thay đổi khác được thực hiện bằng lệnh dịch vụ SOD (Service Order) thêm vào file dữ liệu thuê bao này.
+ Những thay đổi này đòi hỏi cơ sở dữ liệu phải được cập nhật ngay lập tức. Cơ sở dữ liệu cũng phải cập nhật mỗi khi các phương tiện tổng đài được mở rộng , sửa chữa hoặc huỷ bỏ. Hơn nữa, trước khi xử lý cuộc gọi trực tiếp được thực hiện, cần phải kiểm tra xem xét tất cả các hoạt động có bình thường không. Trong hệ thống, việc cập nhật và kiểm tra hệ thống được thực hiện không làm ảnh hưởng đến các chức năng xử lý cuộc gọi.
3, Qúa trình xử lý cuộc gọi:
* Khi thuê bao chủ gọi nhấc tổ hợp:
Mạch vòng đường dây LC phát hiện báo hiệu off-hook, chương trình xử lý cuộc gọi trong CLP bắt đầu hoạt động. Chương trình này đọc số thiết bị đường dây LEN và loại đường dây LC từ bộ nhớ chính của CLP và bộ nhớ chung CM. Một chuyển đổi gốc cuộc gọi sẽ quyết định đấu nối âm tone DT và quyết định bộ thu đa tần PBOR hay bộ thu xung số DPOR được đấu nối. Trạng thái bận/ rỗi của CM sẽ quyết định tuyến nối trong mạng để chọn một đăng ký gốc cuộc gọi và một khe thời gian rỗi giữa thuê bao và mạch DT gửi âm mời quay số, giải mã từ A sang D nhờ bộ CODEC trong LC đưa tới thuê bao A (chủ gọi).
*Thu số/ Gửi số:
Sau khi nhận được âm mời quay số DT, thuê bao A quay số cần gọi. Chương trình xử lý gọi sẽ huỷ bỏ tuyến đấu nối DT ngay sau khi PBOR hoặc DPOR thu được chữ số đầu tiên . DPOR trong LOC sẽ đếm số xung DP ( đối với thuê bao loại DP ), còn PBOR đặt trong Mudule trung kế dịch vụ sẽ thu báo hiệu đa tần ( đối với thuê bao loại PB ). Các chữ số thu được sẽ được đưa tới chương trình xử lý gọi. Bộ nhớ chính trong CLP sẽ ghi lại tất cả các chữ số này. Chương trình phân tích chữ số sẽ nhận dạng đích cuộc gọi , nhớ các dữ liệu phiên dịch chữ số trong bộ nhớ chung CM. Chương trình xử lý gọi sau đó xẽ chọn một đầu ra rỗi OGT và chọn một bộ gửi số (PBOS hoặcMFOS). Nếu OGT được chọn nằm trong mate CLP thì home CLP xẽ yêu cầu một tuyến đấu nối giữa OGT và DPOS (hoặc MFOS) tới mate CLP thông qua Bus hệ thống. CLP sẽ gửi các thuê bao bị gọi tới mate CLP. MateCLP sẽ điều khiển việc thu các chữ số này và phát hiện đa tần (đối với MFOS). Nếu OGT được chọn nằm trong cùng CLP thì CLP sẽ điều khiển việc gửi số.
* Chuông:
Sau khi việc gửi số hoàn thành, mate CLP sẽ yêu cầu một tuyến đấu nối giữa OGT và Juntor. Home CLP thiết lập một tuyến đấu nối giữa A và Juntor. Lúc này DPOS( hoặc MFOS ) được giải phóng. Khi cuộc gọi đã được kết cuối tại thuê bao bị gọi B, office ở xa sẽ gửi dòng chuông tới thuê bao B và hồi âm chuông tới office của thuê bao A. Sau đó hệ thống ở trạng thái chờ báo hiệu trả lời từ office của thuê bao B.
* Đàm thoại:
Khi thuê bao B trả lời , office ở xa sẽ gửi báo hiệu trả lời tới OGT. Mate CLP đưa báo hiệu trả lời này tới home CLP. Báo hiệu trả lời này cho phép cuộc đàm thoại bắt đầu.
* Đặt máy:
Khi phát hiện A đặt máy, home CLP sẽ giải toả tuyến nối và các giữ liệu tương ứng cho cuộc gọi trong bộ nhớ. Home CLP sẽ gửi yêu cầu giải toả tuyến nối OGT tới mate CLP. Mate CLP sẽ giải toả tuyến nối OGT và các giữ liệu tương ứng trong bộ nhớ, khi B đặt máy báo hiệu trả lời ngừng. Khi phát hiện đặt máy Mate CLP sẽ báo trạng thái này tới home CLP.
Hình 1.11: Kết nối gọi đi.
Trong đó:
- CLP: Bộ xử lý cuộc gọi.
- CM: Bộ nhớ chung.
- DPOS: Bộ phát xung quay số đầu ra.
- LC: Mạch đường dây.
- LOC: Bộ điều khiển vùng.
- MFCOS: Bộ phát mã đa tần ép buộc.
- OGT: Trung kế gọi đi.
- PBOR: Thanh ghi xung ấn phím.
- SPC: Bộ điều khiển tuyến thoại.
- SUB-A: Thuê bao chủ gọi.
- SUB-B: Thuê bao bị gọi.
Phần III
Nghiên cứu chi tiết
phần lm 128 thuê bao Và mạch giao tiếp thuê bao lc
I - nghiên cứu chi tiết phần lm 128 thuê bao:
1, Giới thiệu chung:
LM (Line Module) chứa các mạch giao tiếp thuê bao LC, bộ mã hoá và giải mã CODEC, bộ chuyển mạch tập trung và thuê bao DLSW và bộ phói hợp đo kiểm TSTADP. LM giám sát và điều khiển các mạch điện đường dây LC và thực hiện tập trung phân chia theo thời gian tối đa là 128 đường dây thuê bao tương tự.
*Các đặc điểm của Module đường dây LM:
+ Chứa tối đa 128 đường dây thuê bao.
+ Chứa các loại Card 4 thuê bao & loại Card 8 thuê bao.
+ Sử dụng bộ tập trung phân chia theo thời gian.
+ Hệ số tập trung có thể đổi từ 1,1:1 đến 8,5:1 phụ thuộc vào số lượng thuê bao đấu tới LM.
+ Bộ tập trung chuyển mạch thời gian DLSW 120kênh đầu ra cho tối đa là 128 thuê bao tương tự.
2. Những chức năng của LM:
Module 128 thuê bao thực hiện các chức năng sau:
+ Cung cấp giao tiếp cho các đường dây thuê bao.
+ Tuỳ theo lệnh của LOC điều khiển các nhiệm vụ:
- Gửi các tín hiệu SP đến các LC.
- Kiểm tra truyền dẫn giữa TSTADP & các LC.
- Thực hiện tập trung các đường thoại phân chia theo thời gian.
- Gửi các tín hiệu quét thuê bao tới LOC.
- Tiến hành tự chẩn đoán lỗi.
+ Giao tiếp với thuê bao tương tự:
Giao diện đường dây thuê bao tương tự được cung cấp bởi Module đường dây LM và bộ điều khiển khu vực LOC. Giao diện này chứa các đường dây thuê bao, bao gồm thuê bao đơn (single party), thuê bao nhiều bên (Multiparty), điện thoại công cộng (Coin boxes) và tổng đài cơ quan PBX. Các chức năng cần thiết của giao diện này là sự chuyển đổi tín hiệu A/D trước khi đưa đến chuyển mạch hoặc ngược lại.
Hình 2.1: Sơ đồ khối giao tiếp đường dây thuê bao tương tự.
3. Cấu hình hệ thống:
* Cấu hình hệ thống:
Hình dưới đây chỉ ra vị trí của Module đường dây LM trong hệ thống chuyển mạch số NEAX-61E. Có tối đa 8 Module 128 thuê bao có thể được lắp đặt vào một đường cận cao tốc. Mỗi Module thuê bao có thể lắp đặt tối đa 16 Card mạch điện đường dây ( loại 8LC/Card hoặc 4LC/ Card ). Bởi vậy mỗi Module có thể lắp đặt tối đa 128 thuê bao.
Hình 2.2: Vị trí của LM trong hệ thống NEAX-61E.
Trong đó :
- LC (Line Circuit): Mạch điện đường dây.
- DLSW (Digital Line Switch): Chuyển mạch đường dây số.
- TRK (Trunk): Trung kế.
- DTIM: Truyền dẫn số.
- TDNW (Time division Network): Mạng phân chia thời gian.
- SPC: Khối điều khiển đường thoại.
- TM (Test Module): Module kiểm tra.
a, Phương pháp tập trung tuyến thuê bao:
Hệ số tập trung tuyến thuê bao có thể thay đổi khác nhau bằng cách thay đổi số lượng LM được nối với đường SHW. Nhiều nhất là 8 LM sẽ được nối vào đường SHW nên số thuê bao cực đại đầu vào là 128*8 = 1024 thuê bao.
Hình 2.3: Sơ đồ tập trung đường dây .
b, Cấu hình dự phòng:
Module đường dây LM không có cấu hình dự phòng. Tuy nhiên Module đường dây LM được nối kép LOGo và LOG1 thông qua mội Bus đúp. Module thuê bao LM nhận tín hiệu điều khiển từ LOG làm việc (ATC-LOC) và gửi tín hiệu thông qua cả hai Bus tới cả LOC làm việc và LOC dự phòng (SBY-LOC ). Nếu bộ LOC tích cực có lỗi thì lập tức vai trò của LOC tích cực và LOC dự phòngđược đổi cho nhau.
Hình 2.4: Cấu hình kết nối Bus có dự phòng.
4. Cấu hình Mudule:
Tối đa LM chứa 128 mạch điện đường dây LC. Số lượng và loại Card được dùng phụ thuộc vào yêu cầu lắp đặt.
* Cách xác định số đường dây LN:
Xác định số hiệu đường dây LN (Line Number) được định nghĩa là chỉ số kênh cho một mạch đường dây trong số các kênh cao tốc tín hiệu PCM từ 0 đến 31.
Mỗi mạch đường dây được xác định bởi tên của luồng cao tốc (HW), (SHW)trên nhóm G(Group) và LN bao gồm số chuyển mạch SW(Switch) và số LV(Line Volume).
Hình 2.5: Xác định số đường dây.
5. Qúa trình hoạt động:
a, Các khối chức năng:
- Bộ xử lý trung tâm CPU và bộ nhớ MEM: Đây là đơn vị xử lý sử dụng phần mềm nhằm điều khiển sự phân tích và phân bố điều khiển nhận được từ LOC và thông tin tự chẩn đoán lỗi của LM. Bao gồm CPU, ROM( 32Kbytes) và RAM (8Kbytes).
- Bộ chọn SEL: + Chọn ra LOC làm việc (LOCo hoặc LOC1) và truyền các tín hiệu (lệnh điều khiển, tín hiệu PCM) từ LOC đó.
+ Sự lựa chọn Logic hoạt động theo tín hiệu tích cực (ACT) nhận từ LOC làm việc.
- Bộ chuyển mạch tập trung thuê bao DLSW: Là một chuyển mạch phân chia thời gian, thực hiện tập trung các tuyến thuê bao (PCM), từ các mạch giao tiếp thuê bao thành một đường 120 kênh. Cấu hình của DLSW là 128 đầu vào và 120 đầu ra. Mỗi DLSW đặt trong mỗi LM có nhiều nhất là 128 đầu vào.
- Vào/ra nối tiếp SIO: Nhận các lệnh điều khiển và gửi tín hiệu trả lời tới LOC. SIO thực hiện chuyển đổi nối tiếp / song song, các lệnh điều khiển từ LOC và truyền kết quả tới bộ vi xử lý . Đồng thời nó cũng thực hiện chuyển đổi song song/ nối tiếp, các lệnh từ CPU và gửi đi các dữ liệu đã chuyển đổi.
- Giao diện Module đường dây LMINTF :
+ Điều khiển chức năng giao tiếp với LC và TSTADP.
+ Tổng hợp lệnh điều khiển phần mềm thu được từ MP và gửi kết quả tới LC và TSTADP.
+ Tổng hợp các lệnh trả lời theo tín hiệu quét SCN, từ LC và việc gửi tín hiệu SCN tới LOC.
+ Chứa bộ phát và bộ dò tín hiệu 1 KHz.
+ Trong khối này còn chứa LMINTF LSI và LCANS.
MEM chứa các tín hiệu quét và điều khiển.
- Chuyển đổi điểm mát (E/G CONV): E-G CONV thực hiện chuyển đổi các tín hiệu hoạt động trên một hệ thống đất E (từ LMC) thành các tín hiệu hoạt động trên hệ thống đất G (của LC và TSTADP) và ngược lại bằng cách sử dụng biến áp xung.
- Mạch đường dây LC: Cung cấp các chức năng BORSCHT tồn tại dưới hai dạng: Loại 4LC hoặc 8 LC trên một Card.
Chức năng CODEC cho mỗi LC cung cấp giao diện số cho các tín hiệu thoại PCM:
+ B: Cấp nguồn một chiều.
+ O: Bảo vệ chống quá áp.
+ R: Chuông.
+ S: Giám sát trạng thái thuê bao.
+ T: Chức năng kiểm tra đường dây thuê bao.
+ 8: Thông số đường dây L1L8.
+ C: Mã hoá và giải mã.
+ H: Chức năng sai động cân bằng đường dây và chuyển đổi 2/4 dây .
- Bộ phối ghép kiểm tra TSTADP: TSTADP kết nối đường dây thuê bao (Các đường Tip và Ring chứa trong các LC) tới các thiết bị đo kiểm TSTADP cũng có một mạch điện đầu cuối tự chẩn đoán.
Hình 2.6: Sơ đồ khối chức năng của LM 128 thuê bao:
b, Hoạt động:
- Khối E-G CONV trong LM thực hiện chuyển đổi tất cả các tín hiệu gửi từ LMC tới các LC và TSTADP, chuyển đổi G-E đối với tất cả các tín hiệu gửi từ LC và TSTADP tới LMC.
- Khối SEL chọn lựa các lệnh điều khiển ORDS nhận được từ LOC tích cực và gửi chúng tới SIO. Sau khi nhận lệnh SIO gửi một yêu cầu ngắt tới CPU. Sau đó CPU đọc lệnh nhận được và phân tích lệnh đó. Nếu lệnh nhận được là lệnh điều khiển DLSU thì CPU sẽ gửi lệnh thiết lập / tái lập ( Set/ Reset) tới DLSW.
Nếu thông tin này là một lệnh điều khiển LC hoặc TSTADP thì CPU sẽ gửi lệnh điều khiển tới LMINTF để điều khiển LC hoặc TSTADP. CPU cũng gửi một lệnh trả lời tới LOC thông qua SIO.
Để lặp lại tín hiệu quét, LMINTF lưu trữ tạm thời các tín hiệu quét từ các LC , sau đó LMINTF gửi các tín hiệu quét SCN ( nối tiếp ) tới LOC , tín hiệu SCN được đọc bởi phần cứng. Các tín hiệu thoại từ ACT LOC được tiếp nhận tại SEL , được chuyển mạch tại DLSW và sau đó được gửi tới các LC. Các tín hiệu thoại theo chiều ngược lại là từ các LC được chuyển mạch tại DLSW và được gửi đến cả LOC tích cực và LOC dự phòng. ở hình trên các tín hiệu thoại đi qua một đường cao tốc PCM HW. Một lệnh điều khiển từ LOC được gửi tới thông qua CTL Bus. Dữ liệu được quét từ LM đi vào SCN CTL của LOC.
Hình 2.7: Đường gửi các kênh tín hiệu quét (chức năng của LOC):
Hình 2.8: Cấu hình kênh tín hiệu:
Hình trên chỉ ra cấu hình kênh tín hiệu tiếng nói từ một thuê bao đưa tới bất kỳ 1 trong 4 PCM HW bởi DLSW.
* Bộ phối hợp đo kiểm tra (TSTADP):
Mỗi mạch điện đường dây được cung cấp một rơle truy nhập kiểm tra và một bộ phối ghép kiểm tra nhằm mục đích kiểm tra tuyến đường dây thuê bao, kiểm tra hệ thống. Hình dưới đây trình bày một cấu trúc kiểm tra. Theo hình , mỗi LM 128 thuê bao được chia thành hai nhóm đường dây thuê bao, mỗi nhóm gồm 64 đường dây và tại một thời điểm , mỗi đường dây trong số 64 đường dây thuê bao đó có thể được nối với tuyến kiểm tra.
Hình 2.9: Cấu hình bộ phối hợp kiểm tra đo thử:
Bộ TESTADP Trong mỗi LC cung cấp 16 mức kiểm tra 4 đường dây TEST sẽ sử dụng 2 dây nối từ thiết bị kiểm tra tới LC , hai dây kia nối tới đường dây thuê bao , bất kỳ 16 đường kiểm tra có thể nối tới bất kỳ dây nào trong nhóm 64 đường trong LM đó nhờ rơle kiểm tra (Test relay).
* Bộ chuyển mạch tập trung thuê bao DLSW;
DLSW tập trung các thuê bao từ các mạch điện đường dây LC thành một luồng cao tốc PCM 120 kênh. DLSW của Module đường dây 128 thuê bao thực hiện tập trung phân chia theo thời gian 128 thuê bao đầu vào thành 128 kênh đầu ra. Bảng 2 đưa ra các hệ số tập trung tương ứng với số đầu vào thay đổi theo yêu cầu:
Bảng 2: Các hệ số tập trung chuẩn:
Số thuê bao
Luồng cao tốc
Hệ số tập trung
128
120
1,1 : 1
256
120
2,1 : 1
384
120
3,2 : 1
512
120
4,3 : 1
640
120
5,3 : 1
768
120
6,4 : 1
896
120
7,5 : 1
1024
120
8,5 : 1
Hình 2.10: Tập trung đường dây số:
Hình trên chỉ ra có Max là 1024 đầu vào của 8 LC (8*128) tập trung bởi các DLSW trong mỗi Module đưa ra 120đầu ra. Do vậy hệ số tập trung thay đổi từ 1,1:1 đến 8,5:1.
Hình 2.11: Tỉ lệ tập trung 1,1 : 1 đến 8,5 : 1
II - nghiên cứu mạch giao tiếp thuê bao lc
1. Giới thiệu:
Mỗi mạch điện đường dây dùng để kết nối một đường dây thuê bao tươn tự tới hệ thống NEAX-61E, LC thực hiện các chức năng chủ yếu sau:
+ Giám sát đường dây thuê bao (S) như sự thay đổi trạng thái nhấc máy, đặt máy, quay số.
+ Chuyển đổi các tín hiệu thoại A thành tín hiệu thoại D để chuyển mạch.
+ Chuyển đổi tín hiệu D nhận được từ bộ điều khiển cục bộ LOC thành các tín hiệu thoại A.
+ Gửi các tín hiệu chuông tới thuê bao (R) .
+ Cân bằng đầu cuối của đường dây thuê bao BNW, chuyển đổi 2/4 dây.
+ Cho phép các tuyến thuê bao được kiểm tra bởi bộ phối ghép kiêmt tra TSTADP(T).
+ Bảo vệ chống quá áp (O).
+ Cấp nguồn một chiều cho đường dây thuê bao (B).
Các mạch điện đường dây được gắn trên các Card. Có 2 loại Card đường dây:
- Card chứa 8 mạch điện đường dây (8LC ): Dùng cho thuê bao đơn.
- Card chứa 4 mạch điện đường dây (4LC): Dùng cho các trường hợp đặc biệt như: Hộp đồng tiền (coin box), kết nối hội nghị 3 máy hay nhiều máy, nối đến tổng đài nội bộ cơ quan PBX (Private Branch Exchange .
2. Các chức năng:
Mỗi mạch LC có các chức năng “BORSCHT “:
Mạch cấp nguồn B
Bảo vệ mạch cấp nguồn khỏi bị quá áp do đột biến gây điện áp cao.
Rơle chuông R
Gửi tín hiệu chuông tới thuê bao khi thuê bao đó được kết nối. Tín hiệu chuông được cung cấp bởi bộ phát tín hiệu chuông thông qua mạch giám sát chuông RS (Ring tip Supervisory circuit).
Mạch giám sát S
Phát hiện sự bắt đầu cuộc gọi thông qua việc khép kín của mạch vòng thuê bao và gửi tín hiệu thông báo về bộ điều khiển CTL. Tín hiệu này được gửi về Loc dưói dạng một tín hiệu quét.
Giám sát xung quay số gửi tới LOC thông qua luồng cao tốc PCM High ways.
Mạch giám sát chuông RS
Khi mạch vòng thuê bao khép kín, tín hiệu chuông thông qua mạch này gửi đến thuê bao .
Gửi tín hiệu Ring - tip tới bộ điều khiển LMC khi thuê bao bị gọi nhắc máy và gửi thông tin tới LOC qua tín hiệu SCN.
Mạch mã hoá và giải mã C
Làm 2 chức năng Code và Decode.
*Qúa trình mã hoá: Chuyển đổi tín hiệu thoại A đi từ mạch sai động (H) sang Code tín hiệu này được mã hoá và đưa đến DLSW. Qúa trình lấy mẫu tín hiệu này được thực hiện tại tần số là
8 KHz.
*Qúa trình giải mã: Chuyển đổi tín hiệu PCM từ DLSW sang tín hiệu thoại A theo chiều ngược lại, sau đó tín hiệu này được gửi tới mạch H.
Mạch sai động H
Thực hiện chuyển đổi 2/4 dây (theo hướng từ thuê bao tới tổng đài) và thực hiện chuyển đổi 4/2 dây theo chiều ngược lại.
- Truyền các tín hiệu tương tự giữa thuê bao cà bộ Codec.
- Thực hiện cân bằng trở kháng đầu cuối thuê bao.
Rơle đo kiểm tra T
Cho phép đường dây thuê bao được kiểm tra bằng cách kết nối LC với TSTADP.
Hình 2.12: Sơ đồ khối mạch điện đường dây LC.
Trong đó :
PAD: Điều khiển hệ số khuếch đại .
3. Cấu hình phần cứng:
* Vị trí của Card LC trong hệ thống NEAX-61E:
Vị trí của Card LC trong hệ thống NEAX-61E được chỉ ra trong hình dưới đây. Card LC được lắp đặt trong các Module thuê bao LM cùng với bộ điều khiển Module thuê bao LMC và bao gồm cả bộ chuyển mạch tập trung thuê bao DLSW, TSTADP. Một LM có thể chứa tối đa 16 Card LC cho phép giao diện với tối đa 128 đường dây thuê bao. Mỗi LC hoạt động dưới sự điều khiển của bộ điều khiển LMC. Bộ điều khiển Module đường dây LMC giám sát các LC và kiểm tra trực tiếp Card LC. Mỗi LMC giao diện với LOC thông qua một Bus điều khiển trên đó truyền các thông tin liên quan tới trạng thái đường dây thuê bao. Các tín hiệu PCMtừ các LC được tập trung tại các DLSW trước khi gửi tới LOCđể ghép kênh. Sau đó các tín hiệu PCM đã ghép kênh từ các LM hoặc TM được gửi tới mạng chuyển mạch thời gian TDNW để chuyển mạch.
Hình 2.13: Vị trí của LC trong hệ thống NEAX-61E
+ PCM: Control Procesor Module.
+ DLSW: Digital Line Switch.
+ LC: Line Circuit.
+ LM: Line Module.
+ LMC: Line Module Control.
+ LOC: Local.
+ LOC CTL: Cocal Controler.
+ LTF: Line and Trunk Frame-Khung trung kế và đường dây .
+ PDMUX: Primary Demul tiplexer.
+ SPC: Speech Path Controller- Khối điều khiển đường thoại.
+ TDNW: Time Division Network- Mạng phân chia thời gian.
+ TM: Trunk Module: Môđun ttrung kế .
+ TSCPF: Time Switch and Call Processor Frame- Khung bộ xử lý của cuộc gọi và chuyển mạch thời gian.
+ TSTADP: Test Adapter.
a. Sơ đồ khối chức năng của Card 8LC:
Hình 2.14: Sơ đồ khối chức năng của Card 8LC:
Các phần tử chính của Card 8 LC là mạch chức năng BORSCHT được điều khiển bởi bộ CTL. Tình trạng của đường dây thuê bao được nhận biết qua các đèn báo bận BUSY hoặc đèn giám sát SVS (S uper Vision) ở trước tấm Card.
Các chức năng của Card 8 LC:
Khối chức năng
Chức năng
Mạch cấp nguồn B
Cấp dòng một chiều cần thiết cho đường dây thuê bao.
Mạch bảo vệ quá áp O
Bảo vệ mạch cấp nguồn khỏi bị quá áp do đột biến gây điện áp cao.
Rơle chuông R
Gửi tín hiệu chuông tới thuê bao khi thuê bao đó được kết nối. Tín hiệu chuông được cung cấp bởi bộ phát tín hiệu chuông thông qua mạch giám sát chuông RS.
Mạch giám sát S
Phát hiện sự bắt đầu cuộc gọi thông qua việc khép kín của mạch vòng thuê bao và gửi tín hiệu thông báo về bộ điều khiển CTL . Tín hiệu này được gửi về LOC thông qua luồng cao tốc PCM High ways.
Mạch giám sát chuông RS.
Khi mạch vòng thuê bao khép kín , tín hiệu chuông thông qua mạch này gửi đến thuê bao.
Gửi tín hiệu Ring- tip tới bộ điều khiển LMC khi thuê bao bị gọi nhắc máy và gửi thông tin tới LOC qua tín hiệu SCN.
Mạch mã hoá và giải mã C
Làm 2 chức năng : Coder và Decdec:
*Qúa trình mã hoá :
Chuyển đổi tín hiệu thoại A đi từ mạch sai động (H) sang tín hiệu PCM, sau đó tín hiệu tương tự được thực hiện tần số là 8 KHz.
*Qúa trình giải mã:
Chuyển đổi tín hiệu PCM từ DLSW sang tín hiệu thoại A theo chiều ngược lại, sau đó tín hiệu này được gửi tới mạch H.
Mạch sai động H
-Thực hiện chuyển đổi 2/4 dây ( theo chiều từ đến tổng đài ) và chuyển đổi 4/2 dây theo chiều ngược lại
- Truyền các tín hiệu tương tự giữa thuê bao và và bộ CODEC.
- Thực hiện cân bằng trở kháng đầu cuối thuê bao.
Mạch kiểm tra dùng Rơle (T)
Cho phép một đường dây thuê bao được kiểm tra bằng cách kết nối LC với 1 TST-ADP.
Bộ điều khiển CTL.
Điều khiển mạch Rơle theo lệnh nhận được từ LMC.
b. Chức năng các khối của Card 4 LC:
Card 4 LC cũng có chức năng như Card 8LC. Nhưng hơn nữa Card 4LC còn cung cấp các chức năng:
* Chức năng điện thoại công cộng (Coin Box):
+ Phát hiện tín hiệu bắt đầu gọi ( bắt đầu chạm đất )
+ Kiểm tra xu
+ Đảo cực tính .
+ Tính tiền .
* Chức năng điện thoại hội nghị :
+ Đảo cực tính.
+ Chuyển mạch chuông
* Chức năng PBX (Tổng đài cơ quan):
+ Phát hiện cuộc gọi
+ Đảo cực tính.
b -1: Mô phỏng các khối chức năng:
Về cơ bản, các khối chức năng trong Card 4 LC giống các khối chức năng trong Card 8 LC , ở đây chỉ đề cập tới một số chức năng đặc trưng riêng của Card 4 LC :
* Bộ phát hiện tiếp đất GDET (Ground Start Detector):
+ Kiểm tra thuê bao nhắc máy trong PBXbằng chức năng chạm đất .
+ Gửi tín hiệu tiếp đất (Grond Start Signal)về CTLkhi phát hiện mức đất G trên một hay nhiều đường dây được chọn.
* Mạch đảo cực REV (Reversing Circuit):
Thông báo cho thuê bao chủ gọi là thuê bao bị gọi đã nhắc máy bằng cách đảo hai đường Ring -Tip (nghĩa là đảo cực tính đường dây). Trong tổng đài PBX tín hiệu này được xem như một tín hiệu trả lời. Còn đối với điện thoại công cộng thì nó lại là tín hiệu tính cước cho các cuộc gọi nội hạt.
Cực tính của các đầu Ring &Tip được đảo khi Rơle mạch REV được kích hoạt bởi LOC.
* Mạch ống SLVo (Sleeve Circuit o):
Thông báo cho thuê bao chủ gọi rằng thuê bao bị gọi đã nhấc máy bằng cách gửi đi một tín hiệu điện thế đất 0V dưới sự điều khiển của LOC.
Trong tổng đài PBX , tín hiệu này có thể được phục vụ như một tín hiệu trả lời , còn đối với điện thoại Coin Box thì tín hiệu này dùng như tín hiệu tính cước cho các cuộc gọi liên tỉnh .
* Mạch SLV1(Sleeve Circuit 1):
Khi việc tính cước dược thực hiện trên mỗi thuê bao thuộc PBX , số của thuê bao gọi được tạo ra từ các xung mức đất (Pround Pulse) từ PBX.
Hình 2.15: Sơ đồ khối chức năng Card 4LC.
b - 2: Qúa trình hoạt động:
Mối quan hệ giữa quá trình xử lý cuộc gọi và các trạng thái báo hiệu khi một cuộc gọi xuất phát từ thuê bao gọi S1 gọi thuê bao S2 được trình bày hình dưới đây:
Hình 2.16: Thủ tục báo hiệu trong quá trình xử lý cuộc gọi:
Phần IV
giới thiệu phân hệ chuyển mạch
I - Giới thiệu:
Hệ thống chuyển mạch của NEAX-61E là một hệ thống các mạng chuyển mạch theo thời gian (TDNW). Nó có cấu trúc T-S-S-T, mỗi mạng cơ sở gồm 6 tầng chuyển mạch thời gian sơ cấp (T1), một bộ chuyển mạch không gian sơ cấp (S1), một bộ chuyển mạch không gian thứ cấp (S2), một bộ chuyển mạch thời gian thứ cấp (T2). Hệ thống chuyển mạch làm nhiệm vụ nối các kênh đầu vào và các kênh đầu ra.
Mỗi TDNW có khả năng thực hiện chuyển mạch cho 2880kênh thoại và dung lượng tối đa là 27000 erlangr, TDNWđược trang bị kép để nâng cao độ tin cậy.
II - Mô tả các khối chức năng và hoạt động:
1. Module đường thoại - SPM:
Là Module có chức năng chuyển mạch đường thoại , được cấu trúc từ các Module chuyển mạch. Nó có 4 tầng T-S-S-T. Tầng chuyển mạch thời gian tiếp nhận các đường số liệu bậc cao HWnhờ bộ ghép kênh SMUX tập trung (ghép từ 4 đường JHW-120 kênh thoại do bộ ghép kênh PMUX chuyển tới). Tốc độ truyền tương ứng là 8.448Mb/s; 4.224Mb/s. Hai tầng chuyển mạch không gian S-S được nối với nhau thông qua 24 đường số liệu JHWvới tốc độ là 8.448 Mb/s.
Mỗi mạng TDNWkết nối cho 6 HWnhận từ 6 bộ SMUX nằm trong Module đường thoại . Một SMUX ghép 4 đường SHW-120 kênh thoại, 128 khe thời gian và 132 Ts khe thời gian vật lý. Trong đó có 4 khe thời gian báo hiệu là Ts0, Ts33, Ts66, Ts99 nhận từ phân hệ ứng dụng, chung được táh ra SMUX bởi bộ trích tín hiệu (Proper) và gửi về SPC.
Để điều khiển cho mỗi mạng chuyển mạch là 1 SPC tương ứng là 24 bộ điều khiển khu vực. Một cấu hình đầy đủ là 22 mạng chuyển mạch tương ứng với 22 SPC điều khiển cho 22*24*120 kênh thông tin đầu vào kết nối 22*24*120 kênh thông tin đầu ra.
Trong quá trình làm việc SPM thực hiện các chức năng sau: Nhận, bù pha tín hiệu cho tín hiệu nhận của phân hệ ứng dụng.
Ghép 4 đường SHW lên thành 1HW (theo hướng thu)
Gửi lệnh nhận của LOC , DTIT, SVCT tới SPC.
Bù mức tín hiệu do tiêu hao đường truyền .
Thực hiện chuyển mạch thời gian, không gian cho tín hiệu thoại theo tín hiệu điều khiển từ SPC.
Chèn số liệu thông báo cho các cuộc gọi bị hạn chế.
Tách 1 HW thành 4 SHW (theo hướng phát)
Chuyển lệnh điều khiển từ SPC tới LOC, SVTC, DTIT.
Thực hiện việc tự tìm lỗi, copy số liệu các công tác dự phòng.
Hình 3.1: Cấu trúc hệ thống chuyển mạch:
Hình 3.2: Cấu hình mạng chuyển mạch NEAX-61E.
Hình 3.3: Vị trí của SPM trong hệ thống NEAX -61E:
Hình 3.4: Cấu hình dư của SPM:
SPM hoạt động dựa trên các thiết bị kết nối tuyến thoại trong hệ thống NEAX-61E:
Nó kết nối các tuyến thoại giữa các thuê bao nhờ bộ chuyển mạch cơ bản như bộ chuyển mạch thời gian và chuyển mạch không gian . Trong tổng đài hệ thống này có 4 tầng T1 T2 T3 T4. Ta có thể đi sâu hoạt động của chúng như sau:
Các luồng PCM 120 +8 + 4 được đưa từ phân hệ ứng dụng tới bộ ghép kênh thứ cấp SMUX. Bộ ghép kênh thứ cấp này thực hiện ghép 4 đường SHW. Đồng thời chuyển đổi tín hiệu tuyền dẫn nối tiếp (8.448Mb/s) thành tín hiệu truyền dẫn song song (4.224 Mb/s)để đưa vào đầu vào bộ chuyển mạch T1. Bộ chuyển mạch T1 có chức năng chuyển nội dung của một khe thời gian Ts trên đường HWlên một khe thời gian khác cùng tuyến HW. Bộ nhớ chuyển mạch thời gian T1 cũng là bộ nhớ có 512 từ (Word) dùng để ghi tin ở 512 khe thời gian của đường HW do SMUX đưa tới. Trong tổng đài NEAX-61E việc ghi vào bộ nhớ này chỉ thực hiện một cách tuần tự, việc đọc ra bộ nhớ này được điều khiển bởi T1-CTL. Đồng thời tại đây cũng thực hiện tách 4 khe thời gian điều khiển đặc biệt Ts0, Ts33, Ts66, Ts99 để gửi về SPC.
Sau khi qua chuyển mạch T1 vào chuyển mạch không gian sơ cấp S1- bộ chuyển mạch không gian S1 là một ma trận cổng 6 * 24 cổng (6 HWvào: HW0-HW5, 24 JHW ra: JHW0-JHW23) các JHWchia thành 2 nhóm. S1 có 6 bộ nhớ SCM0-SCM5, mỗi SCM có 512 từ ứng với 512 khe thời gian của HW. Mỗi từ 8 bít lại được chia thành hai nhóm 4 bits để điwuf khiển hai nhóm JHWtrên.
Các tuyến HW vào S1 có tốc độ truyền dẫn là 4.224 Mb/s (4 bits song song); S1 có nhiệm vụ chuyển số liệu trên mỗi Ts của HW này lên Ts cùng bậc của tuyến HW khác, nhờ sự nhận dạng của JHW đầu vào của S1-CLT.
Qúa trình truyền tín hiệu có thể xảy ra 2 khả năng: Nếu cuộc gọi có thiết bị khác nhóm (thiết bị thứ 2 nằm ở mạng chuyển mạch khác) thì tín hiệu thoại sẽ qua đường trung gian tới chuyển mạch S1 của mạng khác. Ngược lại hai thiết bị đầu cuối cùng nhóm thì tín hiệu sẽ qua chuyển mạch không gian thứ cấp S2 trên cùng mạng thông qua một trong 24 JHW.
Bộ chuyển mạch không gian thứ cấp S2 cũng là một ma trận chuyển mạch không gian 24*6 cổng ( 24 JHW đầu vào và 6 HWđầu ra) nó cũng có 6 bộ nhớ điều khiển (SCM) cho 6 HW đầu ra. Mọi nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động hoàn toàn giống với bộ chuyển mạch không gian sơ cấp S1 nhưng theo chiều ngược lại. Sau khi ra khởi S2 vào đầu vào T2, T2 sẽ chuyển số liệu trên mỗi Ts của HW vào Ts nào là do SMUX quyết định kết nối cuộc thoại . Mọ nguyên lý và cấu tạo của T2 đều giống như T1.
Các tín hiệu sau khi qua T2 sẽ được tách kênh sơ cấp , đồng thời thực hiện chuyển đổi từ truyền dẫn sông song 4 bits thành tuyền dẫn nối tiếp 8 bits và ghép thêm các khe thời gian đặc biệt nhận từ SPC để phục vụ cho việc điều khiển vùng RP (Regional Procesor) trên 4 luồng PCM ở đầu ra của SDMUX và đưa tới phân hệ ứng dụng.
2. Module điều khiển đường thoại SPC:
SPC có chức năng điều khiển trung gian cho phần chuyển mạch đường thoại SPM với phân hệ xử lý cho các cuộc gọi (CLP). Trong hệ thống đa xử lý, mỗi SPC điều khiển trực tiếp cho một mạng chuyển mạch T-S-S-T dưới sự điều hành của mỗi CLP độc lập và nó quản lý trực tiếp 24 bộ điều khiển khu vực (SVTC, LOC và DTIT) nghĩa là điều khiển cho 24*120 = 2880 kênh thông tin.
Module xử lý điều khiển tuyến thoại SPC thực hiện các chức năng cụ thể như:
- Giao tiếp với PCM (CLP) với mục đích thực hiện ghép và tách kênh thoại trong TDNW.
- Duy trì và phân phối thông tin cấu hình cho hệ thống thoại.
- Đấu nối các thông tin bảo dưỡng , thông tin lỗi cho hệ thống thoại với PCM .
- Phân phối nhịp đồng bộ và xung đồng bộ đa khung nhận từ CLKM cho các thiết bị đường thoại mà nó quản lý.
- Thực hiện tìm kiếm phát hiện cuộc gọi và gửi những thông tin trạng thái đường dây thuê bao, trung kế về CPM.
- Nhận thông tin chữ số từ phân hệ ứng dụng.
- Giao tiếp về báo hiệu điều khiển giữa CPM và Module chuyển mạch thời gian và chuyển mạch không gian , các Module về tiếng nói.
- Thực hiện các chức năng tự chẩn đoán để phát hiện lỗi .
* Hoạt động của các khối chức năng trong SPC: SPC có hai chức năng chính:
+ Giao tiếp Module xử lý điều khiển CPMI (Control Processor Module Interface):
- Chức năng do Bus giao tiếp BIU (Bus Interface Unit) và Bus điều khiển (Bus CTL Unit) thực hiện: cho phép SPC nối đến bộ xử lý cuộc gọi CLP thông qua thông tin nhận được từ PCM và trả lời cho PCM.
- Trong đó BIU thực hiện kiểm tra tính chẵn lẻ của lệnh và tuyến truy nhập. Bus CTL tạo ra việc chốt số liệu trong các khối chức năng của SPC bằng cách dùng các đường điều khiển.
+ Phát hiện cuộc gọi đi , hủy bỏ, trả lời và thông báo về PCM:
Chúng được thực hiện bằng các mạch Logic phát hiện cuộc gọi CDL (Call Detection Logic )bằng cách dựa vào các trạng thái đường dây bị thay đổi CDL thu nhập và thông báo về cho PCM.
- Các giao tiếp giữa PCM và SPC thực hiện việc xử lý cuộc gọi thông qua chương trình chẩn đoán lỗi trong SPC . Và nó dùng để gửi các yêu cầu của PCM tới các thiết bị cấp dưới để điều hành và nhận các thông tin trả lời từ các thiết bị đó. Còn giao tiếp giữa TSTM và SPC được dùng để SPC nhận các số liệu như:
Điều khiển chuông.
Điều khiển lưu lượng tải đường dây.
Thông tin lớp thuê bao hạn chế cuộc gọi.
Các thông tin hồi âm chuông.
- Bộ phân phối tín hiệu bảo dưỡng MSD( Maintenange Signal Distributer), cung cấp các chức năng điều khiển cấu hình hệ thống chuyển mạch và phân phối tín hiệu xác định đường thoại tới các khối chức năng .
- Trong lúc vận hành MSD liên tục bị so sánh bởi phần mềm hệ thống. Nếu có sai sót thì thông tin được gửi tới bộ quét MSCD (Maintenange Dignal Distributer) - Bọ quét này làm nhiệm vụ thu thập các lỗi vận hành và bảo dưỡng.
3. Module xử lý điều khiển:
Module xử lý điều khiển CPM chứa một cặp CP riêng biệt, cấu hình kép. Làm nhiệm vụ xử lý vận hành và bảo dưỡng điều khiển bàn điện thoại viên , báo hiệu kênh chung đồng thời xử lý cuộc gọi . Trong một CPM có tối đa là 4 bộ xử lý kênh (CHP) với hệ thống NEAX-61E có tối đa là 32 bộ CP.
Giữa các CP liên lạc với nhau thông qua Bus hệ thống và chịu sự điều khiển của các BC.
Trong mỗi PCM có bộ nhớ chính MM (Tối đa là 64Mwords về mặt lý thuyết; 10 Mwords về mặt vật lý) được dùng để chứa chương trình và số liệu cần thiết cho sự điều khiển chuyển mạch. Ngoài ra nó còn có bộ nhớ chung CM (Tối đa là 64 Mwrods theo lý thuyết; 4 Mword theo mặt vật lý) nằm trong OMPF chứa số liệu điều khiển chung cho tất cả các CP. Trong CPM còn có một cặp CBU (bộ xử lý trung tâm 32bits) hoạt động ở chế độ đồng bộ để nâng cao độ tin cậy cho hệ thống. Nó làm chức năng chẩn đoán lỗi để giám sát phần cứng.
Trong CPM sử dụng mã sửa sai EEC và tốc độ truyền của giao tiếp điều khiển đa xử lý là 9600 bps.
* Module xử lý điều khiển CPM thực hiện một số chức năng cụ thể:
+ Nhận và thi hành các lệnh chương trình được chứa sẵn để giám sát và điều khiển chuyển mạch.
+ Liên lạc với các CP thông qua Bus hệ thống.
+ Giám sát và điều khiển chuyển mạch tuyến thoại ( CLP )
+ Giám sát và điều khiển thiết bị đầu cuối vận hành và bảo dưỡng các thiết bị vào ra. Nó còn điều khiển các Module đo thử (TSTM) trong MF.
+ Giám sát và điều khiển giao tiếp bàn điện thoại viên .
+ Giám sát và điều khiển hệ thống báo hiệu kênh chung ( CCSP)
+ Truy nhập bộ nhớ chung thông qua việc viết và đọc số liệu từ CMM nhờ CMIM.
+ Điều khiển bộ hành động khẩn cấp EMA.
a. Cấu hình phần cứng.
Trong hệ thống NEAX-61E, cấu hình phần cứng của Module xử lý điều khiển CPM gồm có 4 bộ xử lý cơ bản:
1- Bộ xử lý vận hành và bảo dưỡng OMP chỉ có duy nhất một bộ . Nó cho phép theo dõi mọi hoạt động của các CP , điều khiển các thiết bị điều khiển và thiết bị vào ra I/O. OPM nằm trên OPMF để cộng tác với BC điều khiển Bus hệ thống nối tất cả các CPM, CMM, CMIM nhằm làm cho việc điều khiển giám sát các CP được tập trung hoá.
Trong OPM có các loại giao tiếp như:
a, Giao tiếp S-TSTM để điều khiển TSTM.
b, Giao tiếp bộ điều khiển vào ra IOCđể điều khiển I/O.
c, Giao tiếp MPC để điều khiển tất cả các PCP.
2- Bộ xử lý cuộc gọi CLP: Trong NEAX-61E có tối đa là 22bộ CLP được gắn trên TCSPF trong hệ thống chuyển mạch. Nó có thể nối tối đa tới 12 Module báo hiệu kênh chung CCSM, trong CLP có một giao tiếp là: Giao tiếp SPC để điều khiển mạng.
3- Bộ xử lý báo hiệu kênh chung CCSP, gắn trên khung CCSPF nó điều khiển việc báo hiệu kênh chung.
Trong CCSP có một giao tiếp là: Giao tiếp CCSM để điều khiển đường báo hiệu số 7.
4- Bộ điều khiển bàn điện thoại viên PCP, nằm trên khung PCPF trong hệ thống ứng dụng được nối đến bộ bàn điện thoại viên (PSC) trong cùng PCPF trong đó PCP có một giao tiếp để điều khiển bàn điện thoại viên là : Giao tiếp PSC.
4, Module trung kế dịch vụ SVTM (Service - Trunk Module):
SVTM làm nhiệm vụ truyền các báo hiệu thanh ghi, phân bố các âm báo dịch vụ ( Service tone). Ngoài ra, nó còn có một chức năng khác là xử lý báo hiệu của hệ thống báo hiệu số 7.
Trong SVTM gồm nhiều trung kế dịch vụ STV (Service Trunk). Mỗi trung kế làm một chức năng riêngnhư thu phát mã đa tần MF Rec/SND, MFC/SND, thu phát các chữ số, địa chỉ ấn phím PBREC/SND, tạo âm báo hiệu (TNG).
Ngoài ra còn có thêm mạch giao tiếp số 7 (N7SI). Trong SVTMcó thể có số kênh bộ thu và phát đa tần tối đa là: 96 - Số kênh phát âm báo tối đa là 32, nếu kênh số 7 được sử dụng thì có tối đa là 16 kênh báo hiệu kênh chung số 7.
5. Module đồng hồ CLKM:
CLKM là bộ phận tạo nhịp đồng hồ cho cả hệ thống làm việcđồng hồ và cung cấp nhịp thời gian cho tất cả mọi hoạt động của tổng đài.
CLKM tạo ra 3 loại đồng hồ chuẩn và các xung đồng bộ đa khung MFP cho hệ thống NEAX-61E là:
+ 8,448MHz và MFP .
+ 8,192MHz và MFP.
+ 6,127 MHz và MFP.
Khối CLKM trong NEAX - 61E được chia làm 2 phần:
Phần cơ bản CLKM Basic.
Phần mở rộng CLKM expension.
Trong đó phần cơ bản có khả năng phục hồi tối đa là 12 SPC. Phần mở rộng có gắn thêm khi trong cấu hình hệ thống có lớn hơn 12 SPC. Phần mở rộng có thể khắc phục tối đa là 10 SPC.
Với tổng đài SPC được cấp đồng hồ thông qua 1 CLKM cơ sở và 1 CLKM mở rộng tối đa là 22SPC.
Trong hệ thống NEAX-61E độ chính xác của đồng hồ đồng bộ được lắp đặt tuỳ theo yêu cầu vai trò của tổng đài trong các mạng .
Các cấp độ chính xác của Module đồng hồ có thể cung cấp là như sau :
Các bộ
giao động
Độ ổn định
Thời gian
xác lập
Rb - OSC
24 hours
NB - PLO
1*10-9/day
24 hours
HA - PLO
1*10-9/day
24 hours
MA - PLO
1*10-4/day
24 hours
LA - PLO
1*10-4/day
10 minutes
Khi tổng đài chủ làm trong mạng đồng hồ thì Card OC cần chọn là loại giao động chính xác nhất. Mặc dù vậy, trong quá trình làm việc thì đồng bộ mạch vẫn có sự cố như hiện tượng Jitter và Hit (di pha và gối chèn). Để giải quyết vấn đề này thì CLKM phải có khả năng thay đổi tuyến trong trường hợp có sự cố xảy ra. Mặt khác các bộ dao động là những bộ dao động hoạt động theo kiểu dòng khoá pha (Locked phace).
Iii - Các cấp ghép kênh và cấu trúc khung của hệ
thống chuyển mạch:
1. Cấu trúc ghép kênh của hệ thống:
Trong hệ thống của chuyển mạch của tổng đài NEAX-61E có ba cấp ghép kênh: Cấp một: Tạo đường PCM- HW gồm 30 kênh thông tin, 32 khe thời gian vật lý. Dạng tín hiệu 8 bits truyền nối tiếp với tốc độ truyền là 2.048Mb/s. 4 đường PCM 30 này được đưa vào bộ ghép kênh PMUX tạo ra số luồng cấp hai gọi là SUBHW. Gồm 120 kênh thông tin , 128 khe thời gian chuyển mạch và 132 khe thời gian vật lý và dạng thông tin 8bits nối tiếp tốc độ truyền là 8.192Mb/s. 4 tuyến cận tốc độ cao SUBHW này được đưa vào bộ ghép kênh SPMUX và tạo ra luồng số cấp ba gọi là luồng số HW có 480 kênh thông tin, 512Ts, với dạng tín hiệu số 8bits song song và tốc độ truyền là 4.22Mb/s.
2. Cấu trúc khung của hệ thống:
Về mặt vật lý hệ thống chuyển mạch được gắn trên khung chuyển mạch thời gian và xử lý cuộc gọi (TSCPF). Mỗi khung như vậy gồm 5loại Module chính là :
Module tuyến thoại SPM.
Module điều khiển đường thoại SPC.
Module xử lý điều khiển CPM.
Module trung kế dịch vụ đặc biệt SVTM.
Module đồng hồ CLKM.
Hình 3.5: Các cấp ghép kênh của hệ thống:
Hình 3.6: Cấu trúc các đường ghép kênh(1/2).
Hình 3.7: Cấu trúc các đường ghép kênh(2/2):
Kết luận
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu hệ thống tổng đài số nói chung và hệ thống tổng đài NEAX-61E nói riêng, em nhận thấy hệ thống tổng đài NEAX-61E được thiết kế bởi các công nghệ tiên tiến với phương thức truyền dẫn PCM và kỹ thuật chuyển mạch số đã đưa lại hiệu quả kinh tế cao, làm cho giá thành các loại trang thiết bị giảm xuống , độ tin cậy cao hơn, dung lượng lớn, đáp ứng được nhiều loại dịch vụ
Các hệ thống đều được thiết kế theo cấu trúc module, tạo ra khả năng linh hoạt cho cả phần cứng và phần mềm, dễ dàng cho việc phát triển dung lượng. Các trạm điều khiển với những phần mềm riêng biệt là các đơn vị xử lý chức năng độc lập của hệ thống, nhưng chúng vẫn được liên kết và đồng bộ với nhau thông quấcc mạch vòng thông tin.
Việc sử dụng các đơn vị tập trung thuê bao số kết hợp với các tổng đài trung tâm, để giảm chi phí các bộ phận thuê bao là những yêu cầu thiết yếu của hệ thống tổng đài số. Đồng thời để linh hoạt trong công tác quy hoạch mạng và tăng hiệu quả kinh tế cho mạng.
Kết hợp với việc quản lý, điều hành tổng đài bằng máy tính giúp cho việc điều khiển, khai thác, bảo dưỡng hệ thống tổng đài được nhanh chóng, thuận tiện, đạt độ an toàn chính xác cao
Xu hướng hiện nay là các hệ thống tổng đài được thiết kế chế tạo sao cho có dung lượng lớn nhưng kích thước nhỏ, gọn dễ lắp đặt, dễ vận hành và bảo dưỡng. Nhân tố chính trong việc hạn chế tăng dung lượng của tổng đài không chỉ là công nghệ chuyển mạh mà còn là khả năng của hệ thống điều khiển tổng đài. Với sự phát triển của công nghệ chế tạo bán dẫn, kỹ thuật phần mềm sẽ ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc của hệ thống các tổng đài chuyển mạch số.
Trong tương lai, các hệ thống tổng đài số với sự mở rộng của các loại dịch vụ như mạng thông tin số đa dịch vụ ISDN ( Intergrated Services Digital Network) : số liệu cao tốc cho cả chuyển mạch mạng và gói , truyền hình quét chậm , tiến tới mạng thông tin số đa dịch vụ băng rộng (B.ISDN), sẽ có nhiều triển vọng cung cấp thêm nhiều loại dịch vụ thiết thực, hiệu quả hơn phục vụ cho nhu cầu của con người.
Phụ lục
AALP
Audable Alarm Panel Panel
Cảnh báo có thể nghe được
ACT
Ative
Đang hoạt động
ACT
Automatic Trunk Connection Test
Tự động kiểm tra trungkế
ACTM
Active Memory
Bộ nhớ trạng thái hiện tại
ALM DISP
Alarm Display
Hiển thị cảnh báo
ALMC
Alarm Controller
Điều khiển cảnh báo
ALT
Automatic Line Test
Tự động kiểm tra đường dây
AN INS
Announcement Inserter
Bộ chèn thông báo
BC
Bus Controller
Điều khiển Bus
BD
Bus Driver
Đầu Bus
BIU
Bus Interface Unit
Đơn vị giao diện Bus
BSC
Bus Converter
Bộ chuyển đổi Bu
CBP
Call Subscriber Busy Peg Counts
Thống kê thuê bao bị gọi bận
CCSP
Common Chanel Signaling Processor
Bộ xử lý báo hiệu kênh chung
CD
Cable Driver
Đầu cáp
CDL
Call Detection Logic
Bộ phát hiện trạng thái cuộc gọi
CDTQ
Call Detection Queue
Hàng dữ liệu trạng thái cuộc gọi
CLKREC
Clock Receiver
Bộ thu xung nhịp đồng hồ
CLKM
Clock Module Module
Xung nhịp đồng hồ
CLM
Call Memory
Bộ nhớ cuộc gọi
CLP
Call Processro
Bộ xử lý cuộc gọi
CM
Common Memory
Bộ nhớ chung
CMADP
Common Memory Daptor
Bộ thích nghi bọ nhớ chung
CMIM
Common Interface Module Module
Giao diện bộ nhớ chung
CNU
Concentrator Network Usage
Tải của bộ tập trung
CP
Control Processor
Bộ xử lý điều khiển
CPM
Control Processor Module
Modulẻư lý điều khiển
CPT
Complaint Trunk
Trung kế cho yêu cầu kiểm tra của thuê bao
CPU
Central Processsor Unit
Đơn vị xử lý trung tâm
CR
Cable Receiver
Cuối cáp
CTL
Controller
Bộ điều khiển
CTLM
Controller Memory
Bộ nhớ điều khiển
DEC
Decoder
Bộ giải mã
DF
Dtype Flip Flop
Trigơ loại D
DKU
Disk Unit
Đơn vị đĩa từ
DLSW
Digital Line Switch
Bộ tập trung
DP
Digial Pulse
Báo hiệu xung quay số
DRP
Dropper
Bộ tách tín hiệu
DTI
Digital Transmission Interface
Giao diện truyền dẫn số
DTIC
Diginal Transmisson Controller
Bộ điều khiển giao diện truyền dẫn
DTIM
Diginal Transmisson Module Module
Giao diện truyền dẫn số
EMA
Emergency Action
Khắc phục sự cố
ES
Elastic Store
Bù pha truyền dẫn
FCA
Fundamental Call Attempt
Thống kê cơ bản về cuộc gọi
HIB
High Intergrated Bus
Bus mật độ cao
HW
Highway
Đường tốc độ cao
IAO
Intraoffice Usage
Tải nội hạt
ICT
Incoming Trunk
Trung kế gọi đi
INS
Inserter
Bộ chèn tín hiệu
INTF
Interface
Giao diện
INTS
Internationsl Switch
Chuyển mạch quốc tế
IOP
Input Ouput Processor
Bộ xử lý vào ra
IR
Incoming Register
Thanh ghi nhận tín hiệubáo hiệu Trunk
JHW
Junctor Highway
Đường tốc độ 8,192Mb/s
LC
Line Circuit
Mạch đường dây
LLM
Last Look Memry
Bộ nhớ trạng thái sát cuối
LM
Line Module
Đường dây
LMC
Line Module Controller
Bộ điều khiển Module đường dây
LOC
Local Controller
Bộ điều khiển khu vực
LP
Line Printer
Máy in
LTC
Line Test Console
Bàn kiểm tra đường dây
LTM
Line Test Module
Module kiểm tra đường dây
LTT
Line Test Trunk
Trung kế cho kiểm tra đường dây
MCSL
Master Console
Bàn kiểm tra chủ
MM
Main Memory
Bộ nhớ chính
MMXC
Main Memory& Mate Cros Controller
Bộ điều khiển đồng hành
PBX
Private Branch Exchange
Tổng đài cơ quan
PCM
Pulse Code Modulation
Điều chế xung mã
PCP
Position Contronl Processor
Bộ xử lý điều kiển vị trí
ROM
Read Only Memory
Bộ nhớ chỉ đọc
SMUX
Secondary Multiplexer
Bộ ghép kênh thứ cấp
SPB
Speech Path Bus
Bus đường tiếng
SPC
Speech Path Controller
Bộ điều khiển đương tiếng
SPC
Store Program Controller
Bộ điều khiển theo chuêong trình ghi sẵn
SPI
Speech Path Interface
Giao diện với đương tiếng
SPM
Speech Path Module
Module đường tiếng
TDNW
Time Division Network
Mạng chuyển mạch thời gian
TS
Time Slot
Khe thời gian
TS
Toll Switch
Chuyển mạch đường dài
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6262.doc