Trắc nghiệm môn Kinh tế vĩ mô - Chương 8: Lạm phát và thất nghiệp - Võ Mạnh Lân
Câu 23: Trong tình hình nền kinh tế bị lạm phát hiện nay để kiềm chế lạm phát chính phủ áp dụng
các biện pháp:
A. Thắt chặt tiền têk.
B. Cắt giảm các khoản chi tiêu công.
C. Cả A và B đều sai.
D. Cả A và B đều đúng.
Giải thích:
Nguyên nhân gây nên lạm phát ở Việt Nam là do chính sách kinh tế theo đuổi mức tăng trưởng cao.
Do sự chậm lại trong quá trình cải cách kinh tế từ năm 1996 và tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính- tiền tệ Châu Á năm 1997 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cuối những năm 1990 đã
chững lại đi kèm với hiện tượng thiểu phát trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2001. Nhằm khôi
phục đà tăng trưởng kinh tế, Chính phủViệt Nam đã thực hiện liên tiếp chính sách tài khóa và chính
sách tiền tệ theo hướng nới lỏng; chi Ngân sách Nhà nước , tỷ lệ đầu tư trên GDP cung tiền tăng liên
tục. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân (GDP) đạt mức trên 7 ; tuy nhiên đi kèm với mức
tăng trưởng này là lạm pháttăng cao nhất từ năm 1996 trở lại, ở mức 9 5 vào năm 2004.
Vì vậy để kiềm chế lạm phát, chính phủ cần dựa vào nguyên nhân gây nên lạm phát, đó là:
Thắt chặt tiền tệ.
Cắt giảm các khoản chi tiêu công.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm môn Kinh tế vĩ mô - Chương 8: Lạm phát và thất nghiệp - Võ Mạnh Lân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Macro – Trắc Nghiệm Chương 8 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
1
TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 8: LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP
(SÁCH BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ – NXB KINH TẾ TP.HCM)
Dùng thông tin sau đây để trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3
Số liệu về giá cả và số lượng của các loại hàng hóa trong 2 năm 2010 và 2011 được cho như sau:
Sản phẩm
2010 2011
P Q P Q
Gạo
Thịt
Xi măng
10
20
40
2
3
4
11
22
42
3
4
5
Câu 1: Tính chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI) cho gạo và thịt của năm 2011. (Năm gốc 2010 có chỉ số
giá là 100)
A. 105 B. 110 C. 115 D. Không câu nào đúng
Giải thích:
Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI) cho gạo và thịt của năm 2011:
CPI2011 =
∑
∑
.100% =
. .
. .
.100% = 110%
Câu 2: Tính chỉ số điều chỉnh lạm phát (hay chỉ số giảm phát theo GDP-Id) của năm 2011 cho cả 3
mặt hàng:
A. 106,77 B. 105,8 C. 107,6 D. 107,8
Giải thích:
Chỉ số điều chỉnh lạm phát cho cả 3 mặt hàng của năm 2011:
CPI2011 =
∑
∑
.100% =
. . .
. . .
.100% = 106,77%
Câu 3: Tỷ lệ lạm phát của năm 2011 so với năm 2010 (năm gốc có chỉ số giá là 100) tính theo chỉ số
CPI:
A. 6,6% B. 10,7% C. 10% D. Không câu nào đúng.
Giải thích:
Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI) cho cả 3 mặt hàng của năm 2011:
Macro – Trắc Nghiệm Chương 8 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
2
CPI2011 =
∑
∑
.100% =
. . .
. . .
.100% = 106,6%
Tỷ lệ lạm phát của năm 2011 so với năm 2010 tính theo chỉ số CPI:
If =
. 100 =
. 100 = 6,6
Câu 4: Tỷ lệ lạm phát của năm 2011 so với năm 2010 (năm gốc 2010 có chỉ số giá là 100)
tính theo chỉ số giảm phát Id:
A. 10% B. 10,7 % C. 6,77% D. Không câu nào đúng.
Giải thích:
Tỷ lệ lạm phát của năm 2011 so với năm 2010 tính theo chỉ số giảm phát:
If =
. 100 =
. 100 = 6,77%
Câu 5: Trong một nền kinh tế, khi có sự đầu tư và chi tiêu quá mức của tư nhân, của chính
phủ hoặc xuất khẩu tăng mạnh sẽ dẫn đến tình trạng:
A. Lạm phát do phát hành tiền.
B. Lạm phát do giá yêu tố sản xuất tăng lên.
C. Lạm phát do cầu kéo.
D. Lạm phát do chi phí đẩy.
Giải thích:
Trong một nền kinh tế, khi có sự đầu tư (I) và chi tiêu (C) quá mức của tư nhân, của chính
phủ (G) hoặc xuất khẩu (X) tăng mạnh sẽ làm tổng cầu tăng mạnh đẩy đường tổng cầu sang
bên phải đẩy mức giá chung tăng. Đây chính là tình trạng lạm phát do cầu kéo.
Macro – Trắc Nghiệm Chương 8 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
3
Câu 6: Mức giá chung trong nền kinh tế là:
A. Chỉ số giá.
B. Tỷ lệ lạm phát.
C. A B đều đúng.
D. A B đều sai.
Giải thích:
Mức giá chung (hay chỉ số giá) là mức giá trung bình của tất cả hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh
tế ở kỳ này so với kỳ gốc.
Câu 7: Theo công thức của Fisher: M̅V = PY ↔ P =
̅
(trong đó P là mức giá chung, M̅ là khối lượng
tiền phát hành, V là tốc độ lưu thông tiền tệ, Y là khối lượng hàng hóa và dịch vụ). M̅ tăng bao nhiêu
thì P tăng tương ứng bấy nhiêu.
A. Đúng B. Sai
Giải thích:
Theo công thức Fisher khi lượng cung tiền tăng lên thì mức giá cũng tăng theo cùng tỷ lệ. Tuy
nhiên, thuyết này chỉ đúng khi cả V và Y không đổi.
Câu 8: Theo thuyết số lượng tiền tệ thì:
A. Mức giá tăng nhiều hơn so với tỷ lệ tăng của lượng cung tiền tệ, sản lượng thực không đổi.
B. Mức giá tăng cùng một tỷ lệ với tỷ lệ tăng của luưượng cung tiền, sản lượng thực không đổi.
C. Mức giá tăng ít hơn so với tỷ lệ tăng của lượng cung tiền tệ, sản lượng thực không đổi.
D. Mức giá chung không tăng, cho dù lượng cung tiền tệ tăng, sản lượng thực không đổi.
P
Y
AS
AD1
Yo
Po AD2
P1
Y1
Macro – Trắc Nghiệm Chương 8 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
4
Giải thích:
Theo thuyết số lượng tiền tệ khi lượng cung tiền tăng lên thì mức giá cũng tăng theo cùng tỷ lệ.
Thuyết này chỉ đúng khi cả V và Y không đổi.
Câu 9: Các nhà kinh tế học cho rằng:
A. Có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.
B. Không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.
C. Có sự đánh đổi giũa lạm phát do cầu và thất nghiệp trong ngắn hạn, không có sự đánh đổi trong dài
hạn.
D. Các câu trên đều đúng.
Giải thích:
Khi lạm phát do cầu, trong ngắn hạn sẽ có sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát. Nhưng điều này
không xảy ra trong dài hạn. Nó được thể hiện qua đường Phillips ngắn hạn (SP) và đường Phillips
dài hạn (LP).
Câu 10: Lạm phát xuất hiện có thể do các nguyên nhân:
A. Tổng cung tiền.
B. Tăng chi tiêu của chính phủ.
C. Tăng lương và các yếu tố sản xuất.
D. Cả 3 câu trên đúng.
Giải thích:
Nguyên nhân gây ra lạm phát:
If%
Un%
LP
SP
Un
Ifo
Macro – Trắc Nghiệm Chương 8 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
5
Lạm phát do cầu: tiêu dùng tự định và đầu tư tự định tăng lên; chính phủ tăng chi
tiêu; ngân hàng trung hương tăng lượng cung tiền; nước ngoài tăng mua hàng hóa và
dịch vụ nội địa.
Lạm phát do cung: tiền lương tăng lên; thuế tăng, lãi suất tăng; thiên tai mất mùa,
chiến tranh; giá các nguyên vật liệu tăng cao.
Lạm phát do cung tiền: lượng tiền phát hành tăng
Lạm phát quán tính: do tâm lý
Câu 11: Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân của lạm phát cao:
A. Ngân sách chính phủ bội chi và được tài trợ bằng phát hành tiền giấy.
B. Ngân sách chính phủ bội chi và được tài trợ bằng nợ vay nước ngoài.
C. Ngân sách chỉ phủ bội chi và được tài trợ bằng phát hành tính phiếu kho bạc.
D. Ngân sách chính phủ bội chi bất luận nó được tài trợ thế nào.
Giải thích:
Việc chính phủ tăng chi ngân sách (tổng cầu tăng) và phát hành tiền giấy (tăng lượng cung tiền) đều
là 2 nguyên nhân gây nên lạm phát. Khi 2 hoạt động này cùng lúc xảy ra tạo nên tác động cộng
hưởng đẩy lạm phát lên càng cao.
Câu 12: Nếu tỷ lệ lạm phát tăng 8%, lãi suất danh nghĩa tăng 6% thì lãi suất thực:
A. Tăng 14% B. Tăng 2% C. Giảm 2% D. Giảm 14%
Giải thích:
Ta có công thức:
∆rN = ∆rR + ∆If%
↔ ∆rR = ∆rN% – ∆If% = 6% – 8% = –2%
Vậy lãi suất thực giảm 2%.
Câu 13: Khi tỷ lệ lạm phát thực hiện thấp hơn tỷ lệ lạm phát dự đoán thì:
A. Người đi vay được lợi.
B. Người cho vay được lợi.
Macro – Trắc Nghiệm Chương 8 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
6
C. Người cho vay bị thiệt.
D. Các câu trên đều sai.
Giải thích:
Khi If < I
sẽ xảy ra phân phối lại tài sản và thu nhập giữa các thành phần dân cư theo
hướng gây thiệt hại cho những người đi vay người mua chịu hàng hóa người trả lương; có
lợi cho những người cho vay người bán chịu hàng hóa người nhận lương.
Câu 14: Hiện tượng giảm phát xảy ra khi:
A. Tỷ lệ lạm phát thực hiện nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát dự đoán.
B. Tỷ lệ lạm phát năm nay nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát năm trước.
C. Chỉ số giá năm nay nhỏ hơn chỉ số giá năm trước.
D. Các câu trên đều sai.
Giải thích:
Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong một khoảng thời gian nhất
định, tức là Pt > Pt-1.
Câu 15: Chỉ số giá năm 2011 là 140 có nghĩa là:
A. Tỷ lệ lạm phát năm 2011 là 40%.
B. Giá hàng hóa năm 2011 tăng 140% so với năm 2010.
C. Giá hàng hóa năm 2011 tăng 40% so với năm gốc.
D. Các câu trên đều sai.
Giải thích:
Chỉ số giá là mức giá chung của tất cả hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế ở kỳ này so với kỳ gốc.
Nên P2011 = 140 nghĩa là:
P2011 = 140%Po ↔
= 40%
Vậy giá hàng hóa năm 2011 tăng 40% so với năm gốc.
Macro – Trắc Nghiệm Chương 8 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
7
Câu 16: Lãi xuất thị trường có xu hướng:
A. Tăng khi tỷ lệ lạm phát tăng, giảm khi tỷ lệ lạm phát giảm.
B. Tăng khi tỷ lệ lạm phát giảm, giảm khi tỷ lệ lạm phát tăng.
C. A và B đều đúng.
D. A và B đều sai.
Giải thích:
Trong thực tế, lãi suất thực (rR) thường ổn định và không đổi. Mà:
rN = rR + If
Nên khi tỷ lệ lạm phát tăng, lãi suất danh nghĩa tăng và ngược lại.
Câu 17: Theo hiệu ứng Fisher:
A. Tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì lãi suất danh nghĩa tăng 1%.
B. Tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì lãi suất danh nghĩa giảm 1%.
C. A và B đều đúng.
D. A và B đều sai.
Giải thích:
Theo hiệu ứng Fisher, khi tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì lãi suất danh nghĩa tăng 1%. Hiệu ứng này cho
thấy mối quan hệ tỷ lệ một - một giữa tỷ lệ lạm phát và lãi suất danh nghĩa.
Câu 18: Trong một nền kinh tế, khi giá các yếu tố sản xuất tăng lên sẽ dẫn đến tình trạng:
A. Lạm phát do cầu kéo.
B. Lạm phát do phát hành tiền.
C. Lạm phát do cung (do chi phí đẩy).
D. Cả 3 cầu trên đều đúng.
Giải thích:
Macro – Trắc Nghiệm Chương 8 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
8
Trong một nền kinh tế, khi giá các yếu tố sản xuất tăng lên làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, họ
sẽ có xu hướng giảm quy mô sản xuất, do đó đường cung bị đẩy sang trái. Tại điểm cân bằng mới,
sản lượng giảm và mức giá chung tăng. Đây chính là tình trạng lạm phát do cung (do chi phí đẩy).
Câu 19: Phương trình Fisher cho biết lãi suất danh nghĩa (hay lãi suất thị trường) là:
A. Tổng của lãi suất thực và tỷ lệ lạm phát.
B. Hiệu của tỷ lệ lạm phát và lãi suất thực.
C. Hiệu của tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ tăng mức cung tiền.
D. Các câu trên đều sai.
Giải thích:
Mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực và tỷ lệ lạm phát được thể hiện qua phương trình
Fisher như sau:
rN = rR + If
Câu 20: Khi tỷ lệ lạm phát thực hiện cao hơn tỷ lệ lạm phát dự đoán thì:
A. Người đi vay được lợi.
B. Người cho vay được lợi.
C. Người đi vay bị thiệt.
D. Các câu trên đều sai.
Giải thích:
Khi If > I
sẽ xảy ra phân phối lại tài sản và thu nhập giữa các thành phần dân cư theo
hướng có lợi cho những người đi vay người mua chịu hàng hóa người trả lương; gây thiệt
hại cho những người cho vay người bán chịu hàng hóa người nhận lương.
P
Y
AS1
AD
Yo
Po
AS2
P1
Y1
Macro – Trắc Nghiệm Chương 8 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
9
Câu 21: Đường cong Phillips trong ngắn hạn thể hiện:
A. Có thể đưa nền kinh tế về trạng thái toàn dụng thông qua điều chỉnh giá và lương.
B. Sự đánh đổi giữa lạm phát do cầu và tỷ lệ thất nghiệp.
C. Sự lựa chọn giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong giải quyết việc làm.
D. Các câu trên đều sai.
Giải thích:
Trong ngắn hạn, giữa lạm phát do cầu và thất nghiệp thường có mối quan hệ nghịch biến, nghĩa là
khi tổng cầu tăng lên thì sản lượng tăng, thất nghiệp giảm và mức giá chung tăng lên và ngược lại,
được mô tả bằng đường cong Phillips ngắn hạn (SP).
Câu 22: Thất nghiệp tự nhiên của nền kinh tế là:
A. Tỷ lệ thất nghiệp ứng với thị trường lao động cân bằng.
B. Thất nghiệp tạm thời (cọ xát) cộng thất nghiệp cơ cấu.
C. Thất nghiệp thực tế từ thất nghiệp chu kỳ.
D. Các câu trên đều đúng.
Giải thích:
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng. Đây là tỷ lệ thất
nghiệp bình thường mà nền kinh tế phải chấp nhận, bao gồm thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ
cấu hay gọi chung là thất nghiệp tự nguyện.
Trong một nền kinh tế, nếu căn cứ vào nguyên nhân, thất nghiệp được chia thành 3 loại:
Thất nghiệp tạm thời.
Thất nghiệp cơ cấu.
Thất nghiệp chu kỳ.
Nghĩa là:
If%
Un%
SP
Macro – Trắc Nghiệm Chương 8 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
10
U = UTT + UCC + UCK = Un + UCK
↔ Un = U – UCK
Câu 23: Trong tình hình nền kinh tế bị lạm phát hiện nay để kiềm chế lạm phát chính phủ áp dụng
các biện pháp:
A. Thắt chặt tiền têk.
B. Cắt giảm các khoản chi tiêu công.
C. Cả A và B đều sai.
D. Cả A và B đều đúng.
Giải thích:
Nguyên nhân gây nên lạm phát ở Việt Nam là do chính sách kinh tế theo đuổi mức tăng trưởng cao.
Do sự chậm lại trong quá trình cải cách kinh tế từ năm 1996 và tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính- tiền tệ Châu Á năm 1997 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cuối những năm 1990 đã
chững lại đi kèm với hiện tượng thiểu phát trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2001. Nhằm khôi
phục đà tăng trưởng kinh tế, Chính phủViệt Nam đã thực hiện liên tiếp chính sách tài khóa và chính
sách tiền tệ theo hướng nới lỏng; chi Ngân sách Nhà nước , tỷ lệ đầu tư trên GDP cung tiền tăng liên
tục. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân (GDP) đạt mức trên 7 ; tuy nhiên đi kèm với mức
tăng trưởng này là lạm pháttăng cao nhất từ năm 1996 trở lại, ở mức 9 5 vào năm 2004.
Vì vậy để kiềm chế lạm phát, chính phủ cần dựa vào nguyên nhân gây nên lạm phát, đó là:
Thắt chặt tiền tệ.
Cắt giảm các khoản chi tiêu công.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- trac_nghiem_mon_kinh_te_vi_mo_chuong_8_lam_phat_va_that_nghi.pdf