Thứ tư, quyền hạn của Chấp hành viên
thi hành án được thực hiện trực tiếp, nhanh
chóng, thông qua việc họ được pháp luật trao
cho quyền bắt giữ người phải thi hành án trên
cơ sở Lệnh của Tòa án. Lệnh bắt giữ cũng
không cần phải được thông báo trước mà sẽ
chuyển cho người phải thi hành án ngay khi
họ bị bắt giữ. Những quy định trao quyền
thực chất cho Chấp hành viên thi hành án vừa
bảo đảm thực hiện quyền tư pháp của Tòa án,
vừa bảo đảm quy trình thi hành án được thực
hiện nhanh chóng, hiệu quả mà không phải
thông qua nhiều khâu trung gian hoặc các thủ
tục hành chính, giấy tờ phức tạp khác. Qua
đó nhằm răn đe, nâng cao ý thức tự giác chấp
hành án của người phải thi hành án, bảo đảm
niềm tin của người dân vào hiệu lực của bản
án, quyết định của Tòa án.
Thứ năm, các cơ quan nhà nước, tổ
chức, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan
không được viện dẫn bất kỳ một lý do nào về
bí mật trong kinh doanh hoặc các lý do khác
để từ chối cung cấp thông tin cho cơ quan,
người có thẩm quyền thi hành án dân sự khi
có yêu cầu. Quy định này nhằm tăng cường
trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên
quan trong công tác phối hợp thi hành án và
bảo đảm tôn trọng bản án, quyết định của
Tòa án và tính tôn nghiêm luật pháp.
Thứ sáu, tăng cường hoàn thiện các
thiết chế bảo đảm giữ bí mật thông tin khi
tiếp cận các nguồn thông tin tài sản của
người phải thi hành án nhằm bảo vệ quyền
về bí mật thông tin cá nhân và tài sản của
người phải thi hành án
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trách nhiệm cung cấp thông tin tài sản thi hành án dân sự trong pháp luật châu Âu và cộng hòa Liên Bang Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Văn Nghĩa*
* ThS. Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp, NCS. Trường Đại học Passau, CHLB Đức.
Tóm tắt:
Bài viết nêu khái quát một số quy định của pháp luật châu Âu và
pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức về cung cấp thông tin tài sản
thi hành án. Các nội dung này có thể là những kinh nghiệm tốt để
Việt Nam tiếp tục hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự.
Abstract:
This article provides general reviews of the legal provisions of
European countries and of the Federal Republic of Germany
on the information provision of the the debtor’s assets. These
could be good experiences for Vietnam to further improve civil
judgment enforcement.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: kinh nghiệm quốc tế; thông tin
về tài sản của người phải thi hành án; pháp
luật thi hành án dân sự.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 01/08/2017
Biên tập: 16/08/2017
Duyệt bài: 25/08/2017
Article Infomation:
Keywords: International experience;
information about the debtor’s assets;
law on enforcement of civil judgments
Article History:
Received: 01 Aug. 2017
Edited: 16 Aug. 2017
Appproved: 25 Aug. 2017
TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP THÔNG TIN TÀI SẢN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
TRONG PHÁP LUẬT CHÂU ÂU VÀ CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC
1. Quy định của pháp luật châu Âu về
trách nhiệm cung cấp thông tin tài sản thi
hành án
1.1 Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm
cung cấp thông tin về tài sản của người
phải thi hành án
Các Hướng dẫn để thực hiện tốt hơn
1 European Commission on the Efficiency of Justice, Guidelines for a better Implementation of the Existing Council
of Europe’s Recommendation on Enforcement, adopted by the CEPEJ at its 14th plenary meeting (Strasbourg, 09-10
December 2009), Strasbourg, 17 December 2009.
các Kiến nghị hiện hành của Hội đồng châu
Âu về Thi hành án dân sự đã được thông
qua bởi Ủy ban châu Âu về tính hiệu quả
của hoạt động tư pháp tại phiên họp toàn thể
lần thứ 141 (sau đây gọi tắt là HDUBCA)
đã chỉ ra rằng, sự hợp tác giữa các cơ quan
nhà nước khác nhau và giữa các tổ chức tư
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
59Số 01(353) T01/2018
nhân phù hợp với quy định bảo vệ dữ liệu cá
nhân là hết sức cần thiết để có thể tiếp cận
trực tiếp và nhanh nhất các nguồn thông tin
đa dạng về tài sản của bị đơn dân sự (người
phải thi hành án). Pháp luật cần quy định thủ
tục thống nhất để bảo đảm chắc chắn về sự
hợp tác hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước
với nhau và với các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp có liên quan đến thi hành án dân sự.
Ngoài ra, để bảo đảm hiệu quả trong công
tác thi hành án dân sự, Hướng dẫn này cũng
yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước có lưu
giữ các thông tin liên quan đến nhân thân, tài
sản của người phải thi hành án phải có trách
nhiệm cung cấp cho người có thẩm quyền
thi hành án trong phạm vi giới hạn thời gian
theo quy định và phù hợp với quy định bảo
vệ dữ liệu cá nhân.
1.2 Thời gian cung cấp thông tin tài
sản của người phải thi hành án
Kiến nghị số 17 ngày 09/09/2003
của Ủy ban Bộ trưởng các quốc gia thành
viên Châu Âu về thi hành án dân sự, được
thông qua bởi Ủy ban các Bộ trưởng ngày
09/09/2003 tại phiên họp thứ 8512 (Kiến
nghị số 17) yêu cầu, việc tiếp cận các nguồn
thông tin cần thiết về tài sản của người bị
kiện tại các cơ quan đăng ký và từ các cơ
quan, tổ chức khác cũng như từ tuyên bố
cung cấp thông tin của người bị kiện phải
được thực hiện một cách nhanh nhất và hiệu
quả nhất có thể (nguyên tắc hướng dẫn số
III-2-6). Ngoài ra, HDUBCA cũng đã yêu
cầu các quốc gia thành viên nên cho phép
người có thẩm quyền thi hành án tiếp cận
trực tiếp ở mức độ nhanh nhất thông tin về
tài sản của người phải thi hành án. Các quốc
gia thành viên được khuyến khích nên có sẵn
các kênh thông tin về tài sản của người phải
thi hành án để người có thẩm quyền thi hành
án có thể tiếp cận một cách an toàn và nhanh
nhất thông qua việc sử dụng mạng internet.
2 Committee of Ministers of the Council of Europe, Recommendation Rec (2003) 17 of the Committee of Ministers to
member states on enforcement (adopted by the Committee of Ministers on 09 September 2003 at the 851st meeting of
the Ministers’ Deputies).
1.3 Đặc điểm thông tin và yêu cầu
thiết lập cơ sở dữ liệu thông tin tài sản thi
hành án
Kiến nghị số 17 khẳng định rằng, thủ
tục thi hành án dân sự chỉ có thể được thực
hiện một cách có hiệu quả khi người bị kiện
cung cấp các thông tin được cập nhật mới
nhất về thu nhập, các loại tài sản và những
vấn đề khác có liên quan (nguyên tắc hướng
dẫn số III-1-d). Nhằm mục đích ngăn chặn
người bị kiện trốn tránh nghĩa vụ thi hành
án bằng cách tẩu tán tài sản, HDUBCA quy
định: Các quốc gia thành viên được khuyến
khích thiết lập một cơ sở dữ liệu duy nhất
tích hợp tất cả các nguồn thông tin về tài
sản của người phải thi hành án (ví dụ, quyền
sở hữu đối với các phương tiện giao thông,
quyền sở hữu bất động sản, các khoản nghĩa
vụ của người phải thi hành án, các khoản
hoàn thuế, v.v..). Cơ sở dữ liệu tích hợp
thông tin này được tiếp cận hạn chế và có
điều kiện nhằm bảo đảm các yêu cầu về bảo
mật thông tin, hạn chế rủi ro do bị rò rỉ thông
tin và cũng là nhằm bảo vệ quyền lợi cho
người phải thi hành án. Việc tiếp cận thông
tin của người có thẩm quyền thi hành án chỉ
bị giới hạn đối với các dữ liệu thông tin mà
việc tiếp cận này có thể dẫn đến việc kéo dài
thời gian thi hành án và phải được kiểm soát
chặt chẽ bởi những quy định của luật pháp.
Các quốc gia thành viên nên có những quy
định pháp lý chặt chẽ, hiệu quả để bảo đảm
rằng bất kỳ yêu cầu cung cấp thông tin nào
về tài sản của người bị kiện cũng phải có lý
do chính đáng và hợp lý.
1.4 Bí mật thông tin và bảo vệ dữ liệu
thông tin tài sản của người phải thi hành án
Pháp luật Châu Âu yêu cầu tất cả các
quốc gia nội luật hóa quy định: Tất cả các
cơ quan nhà nước và các tổ chức tư nhân
không được viện dẫn bất kỳ một lý do nào
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
60 Số 01(353) T01/2018
về bí mật trong kinh doanh để từ chối cung
cấp thông tin cho cơ quan, người có thẩm
quyền thi hành án dân sự khi có yêu cầu. Tuy
nhiên, pháp luật Châu Âu cũng khuyến nghị
quy định của pháp luật trong nước về bảo vệ
dữ liệu cá nhân nên được kiểm tra, bảo đảm
phù hợp với những thay đổi của pháp luật
thi hành án dân sự. Người có thẩm quyền thi
hành án phải có trách nhiệm duy trì, bảo mật
các thông tin nhạy cảm, giữ bí mật thông
tin với sự cẩn trọng cao độ trong suốt quá
trình tổ chức thi hành án. Trong trường hợp
vi phạm nghĩa vụ thì các biện pháp trách
nhiệm kỷ luật nên được áp dụng, cùng với
chế tài dân sự và hình sự (HDUBCA). Việc
tìm kiếm và thu giữ thông tin về tài sản của
người bị kiện nên được thực hiện một cách
hiệu quả nhất có thể, tuy nhiên, cũng cần
quan tâm đến các vấn đề về bảo vệ quyền
con người và những quy định về bảo vệ dữ
liệu cá nhân (Kiến nghị số 17).
2. Quy định của pháp luật thi hành án
dân sự Cộng hòa Liên bang Đức về thông
tin tài sản của người phải thi hành án
Thông tin tài sản của người phải thi
hành án và các trách nhiệm pháp lý có liên
quan đến việc cung cấp thông tin tài sản thi
hành án chủ yếu được quy định tại Bộ luật
Tố tụng dân sự (TTDS) Cộng hòa Liên bang
(CHLB) Đức năm 1950, được sửa đổi, bổ
sung và thông qua vào các năm 2005, 2014;
và Đạo luật Thuế của Đức năm 1976, sửa
đổi, bổ sung năm 2002, 20173. Dưới đây
là một số nội dung cơ bản về chủ thể cung
cấp thông tin, phạm vi thông tin được cung
cấp, thời điểm cung cấp thông tin và các chế
tài có liên quan đến trách nhiệm cung cấp
thông tin tài sản thi hành án theo quy định
của pháp luật CHLB Đức.
3 Christoph A. Kern, LL.M. (Harvard), Lausanne/Heidelberg, Báo cáo Quốc gia của Đức, Phần II, tr.1-3.
4 Christoph A. Kern, LL.M. (Harvard), Lausanne/Heidelberg, Báo cáo Quốc gia của Đức, Phần I, tr.11.
5 Khoản 1 Điều 802c Bộ luật TTDS Đức.
6 Điều 802l Bộ luật TTDS Đức.
7 Báo cáo tổng quan số JAI/A3/2002/02 ngày 18/02/2004 về thi hành có hiệu quả quyết định tư pháp trong Hiệp hội các
quốc gia Châu Âu, tr. 35-36 và Báo cáo số 128, ngày 06.03.2008 của Ủy ban Châu Âu về Thi hành án hiệu quả ở Liên
minh châu Âu: Minh bạch tài sản của người phải thi hành án, tr.11.
2.1 Chủ thể cung cấp thông tin tài
sản thi hành án
Pháp luật CHLB Đức lựa chọn phương
án trao quyền cho cơ quan thi hành án dân
sự trực tiếp yêu cầu người phải thi hành án
phải cung cấp thông tin về tài sản của mình.
Theo quy định của pháp luật CHLB Đức,
người được thi hành án là người có quyền
lựa chọn cơ quan có thẩm quyền thi hành
án hoặc nhân viên tòa án tổ chức thi hành
án với các yêu cầu thi hành án của mình. Vì
vậy, người được thi hành án mới là người
kiểm soát và quyết định các biện pháp tổ
chức thi hành án, ví dụ các trường hợp thu
giữ ô tô, nắm giữ giấy tờ thế chấp bất động
sản, bán đấu giá bất động sản4, v.v.. Để thuận
lợi cho người được thi hành án trong việc
dễ dàng lựa chọn một loạt các biện pháp thi
hành án phù hợp thì người phải thi hành án
có trách nhiệm cung cấp một bản kê khai
chi tiết về tài sản của mình cho người có
thẩm quyền thi hành án theo lựa chọn của
người được thi hành án5. Ngoài bản tuyên bố
thông tin về tài sản do người phải thi hành
án cung cấp, cơ quan thi hành án có thẩm
quyền cũng có thể tiếp cận các nguồn thông
tin khác có chứa các thông tin về cá nhân
cũng như tài sản của người phải thi hành án
từ chủ sử dụng lao động của người phải thi
hành án, Văn phòng Thuế liên bang, cơ quan
quản lý giao thông vận tải liên bang, v.v..6
2.1 Mức độ thông tin về tài sản mà
người phải thi hành án phải cung cấp
Hiện nay, đang có hai quan điểm chính
về mức độ thông tin về tài sản của người
phải thi hành án mà họ phải cung cấp7. Quan
điểm thứ nhất cho rằng, người phải thi hành
án phải cung cấp toàn bộ các thông tin về tất
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
61Số 01(353) T01/2018
cả các tài sản của mình; quan điểm thứ hai
cho rằng, người phải thi hành án chỉ phải
cung cấp thông tin về tài sản tương ứng với
mức yêu cầu thi hành án do người được thi
hành án đưa ra8. Như vậy, quan điểm thứ
hai có xu hướng bảo vệ quyền lợi của người
phải thi hành án nhưng có nguy cơ rủi ro
nhiều hơn cho người được thi hành án và
thời gian tổ chức thi hành án có thể sẽ phải
kéo dài hơn nếu người được thi hành án
không thể đề nghị áp dụng được ngay những
biện pháp thi hành án phù hợp với loại tài
sản mà người phải thi hành án đã cung cấp,
do vậy, việc yêu cầu cung cấp thông tin tài
sản thi hành án sẽ phải được thực hiện lặp đi
lặp lại nhiều lần.
Đối với các yêu cầu thi hành án về
tiền, pháp luật thi hành án dân sự CHLB
Đức quy định người phải thi hành án phải
cung cấp thông tin về tất cả các loại tài sản
thuộc về người phải thi hành án. Đồng thời,
trong danh sách tài sản được kê khai, người
phải thi hành án phải cung cấp đầy đủ các
lý do cũng như những bằng chứng đối với
những thông tin về tài sản được cung cấp9.
2.3 Thời điểm cung cấp thông tin tài
sản thi hành án và khoảng thời gian trước
khi có bản án mà người phải thi hành án
đã thực hiện việc chuyển nhượng tài sản
cho người có quan hệ gần gũi
Theo quy định của khoản 1 Điều 802f
Bộ luật TTDS Đức, Chấp hành viên thi hành
án sẽ ấn định hai tuần để người phải thi hành
án phải cung cấp thông tin về tình hình tài
chính và tài sản của mình. Nếu hết thời hạn
8 Báo cáo tổng quan số JAI/A3/2002/02 ngày 18/02/2004 về thi hành có hiệu quả quyết định tư pháp trong Hiệp hội các
quốc gia châu Âu, tr.35-36.
9 Khoản 2 Điều 802c Bộ luật TTDS Đức.
10 Điều 802d Bộ luật TTDS Đức.
11 Christoph A. Kern, LL.M. (Harvard), Lausanne/Heidelberg, Báo cáo Quốc gia của Đức, Phần I, tr.13-15.
12 Điều 138 Đạo luật Phá sản của Đức đã liệt kê đầy đủ, chi tiết những người có quan hệ gần gũi với người phải thi hành
án, ví dụ như vợ hoặc chồng của người phải thi hành án; đối tác dân sự của người phải thi hành án; con cháu, anh chị
em của người phải thi hành án; những người sống trong cùng gia đình với người phải thi hành án hoặc sống trong căn
hộ của người phải thi hành án vào năm cuối cùng trước khi thực hiện giao dịch hoặc người có thể cung cấp thông tin
về tình hình tài chính của người phải thi hành án trên cơ sở hợp đồng lao động hoặc dịch vụ với người phải thi hành án;
thành viên của cơ quan đại diện hoặc cơ quan thực hiện việc giám sát, quản lý người phải thi hành án; v.v.
nêu trên mà người phải thi hành án không
cung cấp thông tin về tài sản của mình thì
ngay sau đó, Chấp hành viên sẽ thu xếp một
buổi làm việc tại Văn phòng thi hành án của
mình với người phải thi hành án để họ cung
cấp thông tin về tài sản và khả năng tài chính
ngay tại buổi gặp đó. Bản kê khai chi tiết về
tài sản của người phải thi hành án sẽ được
lưu giữ tại trung tâm đăng ký của các bang
và có thể được xem trực tuyến để lấy thông
tin thông qua Tòa Thi hành án, Tòa án giải
quyết phá sản, những Tòa án lưu giữ thông
tin đăng ký về thương mại và những cơ quan
đăng ký khác cũng như các cơ quan có thẩm
quyền truy tố theo quy định tại Điều 802k
Bộ luật TTDS Đức. Nếu người được thi
hành án có căn cứ cho rằng, có sự thay đổi
đáng kể về tài sản của người phải thi hành
án thì sau hai năm, kể từ lần cung cấp bản kê
khai tài sản đầu tiên, người phải thi hành án
phải có nghĩa vụ cung cấp một bản kê khai
mới, khai chi tiết các thông tin về tài sản của
mình cho cơ quan thi hành án10.
Ngoài ra, theo quy định của đoạn 1
khoản 2 Điều 802c Bộ luật TTDS và khoản
1 Điều 284 Đạo luật về Thuế của Đức11,
người phải thi hành án còn phải cung cấp
một danh sách tất cả các giao dịch (chuyển
nhượng, mua bán, tặng cho) với những
người có quan hệ gần gũi12 trong thời gian
hai năm trước đó tính đến thời điểm người
phải thi hành án cung cấp bản kê khai thông
tin tài sản cho cơ quan thi hành án. Đối với
các loại dịch vụ được cung cấp miễn phí bởi
người phải thi hành án thì họ cũng phải kê
khai tất cả các giao dịch này trong thời gian
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
62 Số 01(353) T01/2018
bốn năm trước đó tính đến thời điểm cung
cấp bản kê khai thông tin tài sản cho cơ quan
thi hành án. Bản kê khai chi tiết tài sản phải
được đính kèm với một bản tuyên bố thay
cho một lời tuyên thệ rằng tất cả thông tin
trong đó là chính xác bằng tất cả sự hiểu biết
và kiến thức của mình13.
2.4 Chế tài áp dụng nếu người phải
thi hành án vi phạm nghĩa vụ cung cấp
thông tin về tài sản của mình
Như đã phân tích ở trên, theo pháp
luật thi hành án dân sự của Đức, đối với
các yêu cầu thi hành án về tiền, người phải
thi hành án phải có trách nhiệm cung cấp
thông tin về tài sản và tình hình tài chính
của mình cho Chấp hành viên thi hành án
theo yêu cầu. Nếu người phải thi hành án
không đến văn phòng của Chấp hành viên
theo lịch hẹn để cung cấp thông tin về tài sản
và tình hình tài chính của mình mà không
có lý do chính đáng hoặc từ chối cung cấp
thông tin về tài sản và tình hình tài chính
của mình, theo Điều 802c Bộ luật TTDS
Đức, mà không đưa ra được bất kỳ một lý
do phù hợp nào thì họ sẽ bị bắt giữ để buộc
người phải thi hành án phải cung cấp các
thông tin theo yêu cầu. Người phải thi hành
án có thể sẽ bị bắt giam giữ trên cơ sở lệnh
bắt giữ được phát hành bởi Tòa án theo yêu
cầu của người được thi hành án (biện pháp
cưỡng chế giam giữ)14 cho đến khi họ cung
cấp được đầy đủ thông tin về tài sản và tình
trạng tài chính của mình, thời hạn tối đa của
việc giam giữ này là 06 tháng15. Lệnh bắt
giữ không cần thiết phải được chuyển cho
người phải thi hành án trước khi thực hiện
việc bắt giữ16. Một bản photocopy đã được
xác nhận của Lệnh bắt giữ sẽ được chuyển
13 Christoph A. Kern, LL.M. (Harvard), Lausanne/Heidelberg, Báo cáo Quốc gia của Đức, Phần I, tr.13-15; và khoản 3
Điều 802c Bộ luật TTDS Đức.
14 Điều 802g Bộ luật TTDS Đức.
15 Khoản 1 Điều 802j Bộ luật TTDS Đức.
16 Khoản 1 Điều 802g Bộ luật TTDS Đức.
17 Câu 2 khoản 2 Điều 802g Bộ luật TTDS Đức.
18 Câu 1 khoản 2 Điều 802g Bộ luật TTDS Đức: “Die Verhaftung des Schuldners erfolgt durch einen Gerichtsvollzieher”.
giao trực tiếp cho người phải thi hành án tại
thời điểm bắt giữ17. Người có thẩm quyền
bắt giữ người phải thi hành án trong trường
hợp này là Chấp hành viên thi hành án18.
Từ những phân tích về pháp luật thi
hành án dân sự của Châu Âu và CHLB Đức
liên quan đến nghĩa vụ cung cấp thông tin
tài sản thi hành án đối với các loại yêu cầu
thi hành án về tiền, có thể rút ra một số kết
luận sau đây:
Thứ nhất, thời điểm và khoảng thời
gian mà theo đó tài sản của người phải thi
hành án phải được kê khai được pháp luật
quy định rộng và theo hướng mở nên đã góp
phần loại trừ các giao dịch giả tạo nhằm tẩu
tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án
được thực hiện trước hoặc sau khi có bản án,
quyết định của Tòa án.
Thứ hai, việc yêu cầu phải liệt kê chi
tiết tất cả các giao dịch giữa người phải thi
hành án với những người có quan hệ gần gũi
với họ đã góp phần ngăn chặn người phải thi
hành án tẩu tán tài sản cho những người này
thông qua các giao dịch mà bề ngoài có vẻ
như là hợp pháp để trốn tránh nghĩa vụ thi
hành án.
Thứ ba, trách nhiệm phải cung cấp
thông tin tài sản và tình hình tài chính là
nghĩa vụ pháp lý được đặt lên trước tiên đối
với người phải thi hành án, vì hơn ai hết, họ
là người hiểu rõ nhất thực trạng tài sản của
mình và là người phải đang chấp hành nghĩa
vụ từ bản án, quyết định của Tòa án. Nếu
không cung cấp hoặc từ chối hợp tác với cơ
quan thi hành án mà không có lý do chính
đáng thì hoặc là hành vi gian dối, thiếu trung
thực (vì trái với bản tuyên thệ của họ) hoặc
là hành vi cố tình trốn tránh thực hiện nghĩa
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
63Số 01(353) T01/2018
vụ pháp lý. Do đó, họ sẽ ngay lập tức phải
gánh chịu hậu quả bất lợi phát sinh thông
qua việc họ sẽ bị bắt và giam giữ để thực
hiện nghĩa vụ kê khai thông tin về tình trạng
tài sản của mình cho cơ quan thi hành án
cũng như những hậu quả bất lợi khác.
Thứ tư, quyền hạn của Chấp hành viên
thi hành án được thực hiện trực tiếp, nhanh
chóng, thông qua việc họ được pháp luật trao
cho quyền bắt giữ người phải thi hành án trên
cơ sở Lệnh của Tòa án. Lệnh bắt giữ cũng
không cần phải được thông báo trước mà sẽ
chuyển cho người phải thi hành án ngay khi
họ bị bắt giữ. Những quy định trao quyền
thực chất cho Chấp hành viên thi hành án vừa
bảo đảm thực hiện quyền tư pháp của Tòa án,
vừa bảo đảm quy trình thi hành án được thực
hiện nhanh chóng, hiệu quả mà không phải
thông qua nhiều khâu trung gian hoặc các thủ
tục hành chính, giấy tờ phức tạp khác. Qua
đó nhằm răn đe, nâng cao ý thức tự giác chấp
hành án của người phải thi hành án, bảo đảm
niềm tin của người dân vào hiệu lực của bản
án, quyết định của Tòa án.
Thứ năm, các cơ quan nhà nước, tổ
chức, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan
không được viện dẫn bất kỳ một lý do nào về
bí mật trong kinh doanh hoặc các lý do khác
để từ chối cung cấp thông tin cho cơ quan,
người có thẩm quyền thi hành án dân sự khi
có yêu cầu. Quy định này nhằm tăng cường
trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên
quan trong công tác phối hợp thi hành án và
bảo đảm tôn trọng bản án, quyết định của
Tòa án và tính tôn nghiêm luật pháp.
Thứ sáu, tăng cường hoàn thiện các
thiết chế bảo đảm giữ bí mật thông tin khi
tiếp cận các nguồn thông tin tài sản của
người phải thi hành án nhằm bảo vệ quyền
về bí mật thông tin cá nhân và tài sản của
người phải thi hành án
(Tiếp theo trang 58)
độc lập HĐQT và kiểm toán nội bộ. Nói cách
khác, tăng cường tính minh bạch đồng nghĩa
với nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát
nội bộ trong CTCP. Mặc dù chế định kiểm
soát nội bộ trong CTCP từ năm 1990 đến
nay đã có những phát triển tích cực, các sai
phạm lớn trong hoạt động của các CTCP
liên quan đến thiếu minh bạch, buông lỏng
kiểm soát nội bộ vẫn tiếp tục xảy ra đã cho
thấy khoảng cách từ quy định của pháp luật
đến thực thi trên thực tế còn khá xa.
Để nâng cao hiệu quả của việc thực
thi tính minh bạch, cần phải nâng cao nhận
thức của các cổ đông, của ĐHĐCĐ về vai
trò của cơ quan giám sát nội bộ trong QTCT
để công ty xây dựng được Bộ quy tắc kiểm
soát nội bộ nghiêm túc, thể hiện vai trò độc
lập của cơ quan giám sát nội bộ trong mối
quan hệ với HĐQT. Luật DN năm 2014 cần
bổ sung thêm các quy định về chế tài cụ thể
đối với các hành vi không hoàn thành nhiệm
vụ của cơ quan giám sát nội bộ và chế tài
cụ thể đối với người quản lý có hành vi cản
trở, từ chối cung cấp thông tin về hoạt động
kinh doanh, tài chính của công ty. Các biện
pháp này sẽ gây sức ép, làm giảm sự lệ thuộc
của cơ quan giám sát nội bộ vào HĐQT và
buộc đội ngũ quản lý công ty phải tuân thủ
các quy định về tính minh bạch và công bố
thông tin
BÀN VỀ TÍNH MINH BẠCH...
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
64 Số 01(353) T01/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- trach_nhiem_cung_cap_thong_tin_tai_san_thi_hanh_an_dan_su_tr.pdf