Trách nhiệm hình sự pháp nhân: Nhìn từ tổng thể luật hình sự, luật hành chính, luật dân sự và luật thương mại

Kiến nghị tổng quát Mô hình BLHS theo kiểu Sovietique Law thể hiện rõ nét nhất các thành tựu của khoa học luật hình sự Xô viết. Tuy nhiên, nền khoa học này không chấp nhận khái niệm TNHS pháp nhân. Vì vậy, mô hình BLHS theo trường phái này xây dựng theo một kết cấu logic chỉ dùng cho truy cứu TNHS thể nhân. Chẳng hạn cách phân loại tội phạm để xây dựng các khung hình phạt tương ứng của mô hình này khác với thế giới còn lại, mà trong phần lớn thế giới còn lại này chủ yếu phân loại tội phạm thành trọng tội và khinh tội trên nền tảng quan niệm từ thời La Mã cổ đại rằng, tội phạm có hai loại là “malum in se” (tội phạm do bản chất) và “malum prohibitum” (tội phạm do luật định) và được thể hiện về mặt hình thức thành trọng tội và khinh tội, mặc dù sự thể hiện này có thể không hoàn toàn trùng khít. Ngày nay, nhiều nền tài phán còn có thể có thêm tội vi cảnh. Lưu ý, trước kia Việt Nam cũng hoàn toàn phân loại tội phạm thành trọng tội và khinh tội. Cách thức phân loại tội phạm theo kiểu Xô viết chỉ dùng cho thể nhân phạm tội, rất khó sử dụng để phân loại tội phạm do pháp nhân phạm tội. Vì vậy, Việt Nam chỉ nên lựa chọn những điểm nào phù hợp với hiện tại của mô hình BLHS theo kiểu Xô viết để xây dựng BLHS năm 2015. Và cuối cùng, chúng ta phải có cái nhìn tổng thể cả hệ thống pháp luật, có nghĩa là phải xây dựng được mô hình hệ thống pháp luật để bảo đảm sự đồng bộ của pháp luật

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trách nhiệm hình sự pháp nhân: Nhìn từ tổng thể luật hình sự, luật hành chính, luật dân sự và luật thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRAÁCH NHIÏåM HÒNH SÛÅ PHAÁP NHÊN: NHÒN TÛÂ TÖÍNG THÏÍ LUÊÅT HÒNH SÛÅ, LUÊÅT HAÂNH CHÑNH, LUÊÅT DÊN SÛÅ VAÂ LUÊÅT THÛÚNG MAÅI Ngô huy CươNg* * PGS,TS. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. 1 Các tội phạm này đòi hỏi đấu tranh bằng việc ấn định TNHS cho pháp nhân và được rất nhiều công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước nhắc tới; có công trình chỉ nhắc tới một vài tội phạm trong số này và cũng có công trình nhắc tới hầu hết các tội phạm này hoặc có thể nhiều hơn thế. Ví dụ: Bộ Tư pháp (2015), Chuyên đề 2 – Những điểm mới cơ bản của quy định TNHS đối với pháp nhân trong Dự thảo BLHS (sửa đổi), nguồn: Trang điện tử Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, 19/08/2015; Anca Iulia Pop (2006), Criminal Liability of Corporations – Comparative Jurisprudence, Michigan State University School of Law, p. 2. 9 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 18(322) T9/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT I. Nên hay không nên quy định trách nhiệm hình sự pháp nhân trong Bộ luật hình sự? Ngày nay, TNHS pháp nhân được thừa nhận rộng rãi trên thế giới bởi sự xuất hiện và gia tăng nhiều loại tội phạm mới và nhiều phương thức phạm tội mới đối với nhiều tội phạm truyền thống mà nếu không truy cứu TNHS pháp nhân thì khó có thể đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm này, chẳng hạn như: các tội phạm liên quan tới tài trợ khủng bố, môi trường, tham nhũng, tài chính, cạnh tranh, rửa tiền, gây tổn hại người tiêu dùng, trục lợi bảo hiểm, tuyển mộ lính đánh thuê, buôn bán người, khai thác trái phép tài nguyên, lừa đảo, gian lận thương mại1 Tuy nhiên, việc quy định TNHS pháp nhân gặp các vướng mắc lớn về nhiều phương diện từ nền tảng triết lý, nguyên tắc và mục tiêu của luật hình sự nói chung cho tới kỹ thuật pháp lý và các giải pháp cụ thể của luật hình sự. Vì vậy, các cuộc tranh luận kéo dài hàng thế kỷ không chỉ dừng lại ở vấn đề học thuật mà còn mở rộng sang cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội Cho tới nay, có hai trường phái tiếp cận TNHS pháp nhân (về việc có hay không thừa nhận TNHS pháp nhân) khác nhau ở quan niệm lý thuyết liên quan tới vấn đề pháp nhân có khả năng tiến hành các hành vi một cách có ý thức, có trách nhiệm hay không, do đó dẫn tới việc có thể phạm tội hay không, và khác nhau trên phương diện Việc hoãn thi hành Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 để sửa đổi thêm khiến một lần nữa người ta lại tranh luận sôi nổi về việc nên hay không nên quy định trách nhiệm hình sự (TNHS) pháp nhân, và nếu quy định TNHS pháp nhân như Bộ luật này thì những nội dung nào cần phải quy định, chỉnh sửa hoặc làm rõ Bài viết nhìn nhận về TNHS pháp nhân từ tổng thể các ngành luật hình sự, luật hành chính, luật dân sự và luật thương mại với các phương pháp như phân loại pháp lý, phân tích nguyên tắc, quy phạm và xung đột quan điểm, so sánh pháp luật, mô hình hóa các quan hệ xã hội để cố gắng trả lời cho các câu hỏi trên. thực tiễn liên quan tới tố tụng2. Ở những nước không thừa nhận TNHS pháp nhân, không phải là không ý thức được sự cần thiết phải có một phương thức pháp lý hữu hiệu để kiểm soát sự vi phạm những điều cấm của pháp nhân. Điển hình là nước Nga. Theo Pavel Biriukov thì “Một trong những hình thức quan trọng nhất của đấu tranh chống tội phạm là TNHS pháp nhân. Khoa học Nga có một vài ấn phẩm đề cập tới những khía cạnh khác nhau của vấn đề này. Tuy nhiên, đa số các nhà khoa học Nga phản đối khái niệm TNHS pháp nhân”3. Mỗi quốc gia đều có các phương thức pháp lý khác nhau trong việc kiểm soát những vi phạm của pháp nhân. Theo OECD4, hiện có bốn hệ thống với bốn phương thức khác nhau liên quan tới trách nhiệm phạt pháp nhân (corporate punitive liability), bao gồm: (1) TNHS (criminal liability); (2) chuẩn TNHS (quasi - criminal liability); (3) trách nhiệm phạt hành chính đối với các tội phạm hình sự (administrative punitive liability for criminal offences); và (4) trách nhiệm phạt hành chính đối với các vi phạm hành chính - VPHC (administrative punitive liability for administrative offences)5. Lưu ý rằng, hệ thống chuẩn TNHS là một hệ thống áp đặt chế tài hình sự cho pháp nhân, song không đặt vấn đề pháp nhân có phạm tội hình sự hay không. Khi xây dựng BLHS năm 1999 của Việt Nam, Ban Soạn thảo đã có ý định đưa vấn đề TNHS pháp nhân vào bộ luật này, mặc dù chưa có mô hình cụ thể. Rất nhiều ý kiến phản đối ý định đó và đề nghị đi theo hướng sử dụng luật hành chính để xử lý những vi phạm của pháp nhân, và thực tiễn lập pháp đã diễn ra như vậy, dù chưa rõ rệt về ý đồ và mô hình. Cho đến nay, không ít luật gia Việt Nam vẫn phản đối việc quy định TNHS pháp nhân với các phản bác rõ ràng. Còn số người ủng hộ cho việc quy định TNHS pháp nhân lại đang thiếu những lập luận có tính hệ thống xuất phát từ những nguyên tắc cơ bản. Bởi vậy, việc xác định điểm xung đột mấu chốt cụ thể của các quan điểm này có ý nghĩa quan trọng để tháo gỡ những vướng mắc và xây dựng một mô hình xử lý những vi phạm của pháp nhân một cách hữu hiệu. Các quốc gia phản đối việc truy cứu TNHS pháp nhân thường là các quốc gia duy trì nguyên tắc cổ: “Societas delinquere non potest” (có nghĩa đơn giản là: một pháp nhân không thể bị trách cứ6). Nguyên tắc này được hiểu là một pháp nhân không thể có ý thức của riêng nó và do đó không thể có ý chí phạm tội7. Hầu hết các nền tài phán đều xây dựng cơ sở để truy cứu TNHS nói chung trên nền tảng tư tưởng và các yếu tố của câu châm ngôn tiếng Latin: “Actus non facit reum, nisi mens sit rea”, có nghĩa là một hành vi không cấu thành tội phạm, trừ khi có ý chí phạm tội. Nguyên lý triết học này đòi hỏi một tội phạm phải cơ bản có hai yếu tố là (1) yếu tố vật chất, và (2) yếu tố tinh thần. Đòi hỏi này được phân tích và thể hiện thành một số yếu tố, điều kiện khác nhau chút ít giữa các nền tài phán khác nhau. Chẳng hạn, luật hình sự Hoa Kỳ có những nguyên tắc cơ sở về TNHS bao gồm những yêu cầu về actus reus (yếu tố vật chất) và mens rea (yếu tố tinh thần), cùng với những biện hộ chẳng hạn như tình trạng mất trí hay phòng vệ8. Người ta khẳng định, luật hình sự Đức quan niệm có ba yếu tố cấu 10 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 18(322) T9/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 2 OECD (2015), Liability of Legal Persons for Corruption in Eastern Europe and Central Asia, p. 12. 3 Pavel Biriukov (2015), Criminal liability of legal persons in EU- countries, Voronezh, VSU Publishing House, p. 12. 4 Organisation for Economic Co-operation and Development - Tổ chức Phát triển và Hợp tác kinh tế. Tổ chức này có nhiệm vụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thịnh vượng và phát triển bền vững. 5 OECD (2015), Liability of Legal Persons for Corruption in Eastern Europe and Central Asia, pp. 12 - 13. 6 Edward B. Diskant (2008), “Comparative Corporate Criminal Liability: Exploring the Uniquely American Doctrine Through Comparative Criminal Procedure” (pp. 126 – 176), The Yale Law Journal, p.129. 7 Giải thích nguyên tắc “Societas delinquere non potest” nguyên văn tiếng Anh như sau: “A legal person cannot have a mind of its own and cannot therefore have criminal intent” [Linguee, Dictionary German – English, www.linguee.com/eng- lish-german/translation/societas+delinquere+non+potest.html]. 8 Kermit L. Hall (2002), “Criminal Law”, (pp. 185 – 187), The Oxford Guide American Law, Oxford University Press, p. 186. thành tội phạm bao gồm: (1) luật định; (2) hành vi sai trái; và (3) lỗi9. Hành vi sai trái ở đây chính là yếu tố vật chất. Và tất nhiên lỗi là yếu tố tinh thần. Ngày nay, hầu hết các nước đều thừa nhận yếu tố luật định của tội phạm bởi sự đòi hỏi tính minh thị của việc trừng phạt, bảo đảm quyền con người, và phản ánh yêu cầu đấu tranh chống tội phạm Nhưng ở truyền thống Common Law, thẩm phán được phép xác định những tội mới mà được gọi là khinh tội của thông luật (common law misdemeanors), tuy nhiên chế độ này đã bị từ chối bởi tòa án hoặc đạo luật10. Luật hình sự Việt Nam ngày nay theo truyền thống Sovietique Law11, quan niệm tội phạm có bốn yếu tố cấu thành, bao gồm: khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm. Các yếu tố này cũng được phân biệt thành yếu tố vật chất (thể hiện rõ nhất ở mặt khách quan của tội phạm) và yếu tố tinh thần (thể hiện rõ nhất ở mặt chủ quan của tội phạm). Cũng có quan niệm khác về bốn yếu tố cấu thành của tội phạm nhưng có sự khác biệt như sau: (1) yếu tố pháp định; (2) yếu tố vật chất; (3) yếu tố tinh thần; và (4) yếu tố bất công12. Các yếu tố hay điều kiện tạo thành cơ sở để truy cứu TNHS nêu trên ở các nền tài phán khác nhau cho thấy yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần là không thể thiếu, và cho thấy sự phản ánh một vấn đề triết học rằng: Chỉ con người mới có thể là chủ thể của các quyền và biến thế giới còn lại thành đối tượng của các quyền bởi có ý thức và có khả năng biến mong muốn trong ý thức đó trở thành hiện thực; do đó chỉ con người mới có đời sống pháp lý, có nghĩa là có khả năng hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ. Vì vậy, chỉ có thể coi hành vi nào đó là tội phạm để buộc người thực hiện nó vào một sự cưỡng bức pháp lý hay sự bất lợi về mặt pháp lý nếu người thực hiện hành vi đó ở trong tình trạng có ý thức mà được biểu hiện cụ thể thành có lý trí và ý chí khi thực hiện hành vi đó (lỗi). Nhưng thực tế đã thay đổi. TNHS pháp nhân đã được các nước Common Law sáng tạo ra từ khoảng thế kỷ 19 với khởi đầu là trách nhiệm thay thế (vicarious liability) ở Hoa Kỳ và học thuyết đồng nhất hóa13 (Indentification theory) ở Anh với các tội do luật định (statutory offences) lúc ban đầu, sau đó mở rộng tới các tội có ý định phạm tội (mens rea offences), và được tiếp thu vào BLHS 1950 của Hà Lan14 rồi lan rộng ra thế giới. Điều 51, BLHS năm 1976 hiện hành của Hà Lan quy định: “1. Các tội hình sự có thể bị phạm phải bởi các thể nhân và các pháp nhân. 2. Khi một pháp nhân phạm một tội hình sự, thì tố tụng hình sự có thể được tiến hành và các hình phạt, cũng như các biện pháp được quy định bởi luật, nếu áp dụng, có thể được áp đặt để chống lại: (1) pháp nhân (2) người đã ra lệnh phạm tội hình sự và người chỉ dẫn hành vi trái pháp luật đó hoặc (3) những người nói tại điểm (1) và (2) cùng với nhau. 3. Trong việc áp dụng các khoản trên, những tổ chức sau đây được coi như tương đương với pháp nhân: các công ty không hợp thành đoàn thể (unincorporated companies), các hợp danh (partnerships), các công ty vận chuyển, các quỹ đặc biệt”. Như vậy, pháp nhân cũng là chủ thể của 11 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 18(322) T9/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 9 Markus Dirk Dubber, “The Promise of German Criminal Law: A Science of Crime and Punishment”, German Law Journal, Vol. 06 No. 07., (pp. 1049- 1072), pp. 1049- 1050. 10 Kermit L. Hall (2002), “Criminal Law”, (pp. 185 – 187), The Oxford Guide American Law, Oxford University Press, p. 186. 11 Có thể hiểu chung là hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. 12 Nguyễn Huy Chiểu (1975), Hình luật, Sài Gòn, tr. 10. Yếu tố bất công ở đây giống với vấn đề loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi. 13 Sử dụng các thuật ngữ “trách nhiệm thay thế” và “học thuyết đồng nhất hóa” theo người dịch đầu tiên các thuật ngữ “vicarious liability” và “indentification theory” ra tiếng Việt. Hoàng Trí Ngọc (2015), “Một số vấn đề lý luận về TNHS của pháp nhân” (tr. 37 – 44), Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 23(303)/ Kỳ 1 – Tháng 12/2015, tr. 39 & 41. 14 OECD (2015), Liability of Legal Persons for Corruption in Eastern Europe and Central Asia, p. 12. tội phạm như thể nhân. Vậy vấn đề thường được đặt ra là pháp nhân có yếu tố tinh thần không, và nếu không thì phải chăng yếu tố tinh thần không nhất thiết là một yêu cầu đối với pháp nhân phạm tội, hoặc yếu tố tinh thần được lý giải theo một cách thức khác với thể nhân? Khi nghiên cứu về TNHS pháp nhân, người ta không thể không nghiên cứu về các nguyên tắc của luật hình sự trong mối quan hệ với pháp nhân để trả lời cho câu hỏi căn bản và tóm tắt rằng: pháp nhân có thể có ý chí phạm tội không và có thể thực hiện các hành vi vật chất của tội phạm không? Các nghiên cứu trên cho thấy, yếu tố lỗi là điểm mấu chốt của sự xung đột quan điểm có hay không truy cứu TNHS pháp nhân mặc dù lỗi được nhận thức không khác nhau giữa các nền tài phán. Về mặt thực tiễn tư pháp, trong vụ United States v. Currens 290, F.2d 751 (3rd Cir. 1961), Chánh thẩm Biggs giải thích khái niệm mens rea trên cơ sở giả thuyết rằng một người có khả năng kiểm soát hành vi của mình và có khả năng lựa chọn giữa nhiều cách ứng xử khác nhau15. Giải thích này khá đồng nhất với nhận thức của nhiều học giả Việt Nam cho rằng: “Yếu tố ý chí thể hiện chủ thể có năng lực kiểm soát và điều khiển được các ứng xử của mình”16. Chính sách chung của luật hình sự Hoa Kỳ thể hiện thông qua BLHS mẫu, trừ các trường hợp trách nhiệm tuyệt đối, đòi hỏi đối với mỗi yếu tố vật chất của tội phạm có thể phải kèm theo yếu tố lỗi được thể hiện dưới các hình thức lỗi bao gồm: thực hiện hành vi một cách có chủ tâm (intentionally, purposefully), có nhận thức (knowingly), có sự liều lĩnh (recklessly) hoặc có sự cẩu thả (negligently)17. Ở Việt Nam, về mặt học thuật, người ta quan niệm: “Tính chất lỗi của hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm cùng một lúc đóng vai trò là đặc điểm (dấu hiệu) bắt buộc của tội phạm và đồng thời là điều kiện chủ quan không thể thiếu được của TNHS”18. Và BLHS năm 1999, cũng như Dự thảo BLHS năm 2015 đều quan niệm có bốn hình thức lỗi là cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, và vô ý do quá tự tin, vô ý do cẩu thả. Như vậy, hình thức lỗi không có nhiều sự khác biệt giữa chính sách chung của luật hình sự Hoa Kỳ và luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, quan niệm về TNHS của Việt Nam có sự gắn chặt vào yếu tố lỗi hơn so với quan niệm của Hoa Kỳ trong một chừng mực nào đó, bởi ở Hoa Kỳ, đòi hỏi về yếu tố lỗi được tiết giảm đối với TNHS tuyệt đối. Theo Common Law, trách nhiệm nghiêm khắc (strict liability) không cần thiết có yếu tố tinh thần cụ thể, chẳng hạn lái xe đâm chết người trong tình trạng ngủ gật (tình trạng không có ý thức và đã có án lệ theo Common Law). Các tội phạm do luật định (malum prohibitum) thường không yêu cầu bất kỳ một yếu tố ý định (ý chí) phạm tội cụ thể nào19. Mấy thập kỷ gần đây, pháp luật Úc căn cứ vào yếu tố lỗi chia tội phạm thành ba loại: (1) các tội phạm có ý định phạm tội (offences of mens rea); (2) các tội phạm có trách nhiệm nghiêm khắc (offences of strict liability); và (3) các tội phạm có trách nhiệm tuyệt đối (offences of absolute liability). Đối với các tội phạm có trách nhiệm nghiêm khắc, việc truy tố không cần chứng minh lỗi của người bị truy tố, nhưng người này phải chứng minh về sự cẩn trọng hợp lý của mình. Còn đối với các tội phạm có trách nhiệm tuyệt đối, thì việc truy tố không phải chứng minh lỗi của người bị truy tố và người này bị loại bỏ việc chỉ ra bằng chứng về sự cẩn trọng20. Điều đó có nghĩa là đối với các tội phạm có trách nhiệm 12 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 18(322) T9/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 15 C.M.V. Clarkson and H.M. Keating (1990), Criminal Law: Text and Materials, Second Edition, Sweet & Maxwell, p. 149. 16 Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2007), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 199. 17 Deluxe Black’s Law Dictionary, Sixth Edition, St. Paul, Minn. West Publishing Co. 1990, “Culpability”, p. 379. 18 Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 417. 19 Steven H. Gifis (1991), Law Dictionary, Third Edition, Barron’s Education Series, INC, “Mens rea”, p. 296. Nguyên văn tiếng Anh: “Crimes that are malum prohibitum often do not require any specific mens rea”. 20 Peter Gillies (1993), Criminal Law, Third Edition, The Law Book Company Limited, Canada, USA, Hong Kong, Singapore, United Kingdom, Malaysia, p. 77. nghiêm khắc và các tội phạm có trách nhiệm tuyệt đối chỉ cần yếu tố actus reus là đủ để truy tố. Điều 11, BLHS Úc năm 2002 thể hiện phần nào linh hồn của cách phân loại tội phạm như trên với các quy định: “(1) Một tội phạm bao gồm các yếu tố vật chất và các yếu tố lỗi. (2) Tuy nhiên, luật mà định ra tội phạm nào đó có thể quy định rằng không có yếu tố lỗi đối với một vài hoặc tất cả các yếu tố vật chất. (3) Luật mà định ra tội phạm nào đó có thể quy định các yếu tố lỗi khác nhau cho những yếu tố vật chất khác nhau”. Nếu với giải pháp phân loại tội phạm căn cứ vào yếu tố lỗi như trên thì việc truy cứu TNHS pháp nhân về những tội mà không cần yếu tố mens rea không phải là vấn đề lớn, nhưng không thể bao quát tất cả các hành vi vi phạm của pháp nhân. Vì vậy, cần phải tìm kiếm thêm lý do từ trong chính nội tại của pháp nhân. Khi nói đến người trong đời thường nghĩa là nói tới thể nhân hay tự nhiên nhân có cơ thể sinh lý và có ý thức. Thế nhưng “người” theo quan niệm pháp lý là chủ thể của các quyền và có một đời sống pháp lý, bao gồm thể nhân (con người thể chất) và pháp nhân (con người pháp định). Bởi vậy, Quyển thứ nhất của Bộ luật Dân sự (BLDS) Pháp năm 1804 nói về người bao gồm cả hai loại người này. Cũng như vậy, BLDS Bắc Kỳ năm 1931 và BLDS Trung Kỳ năm 1936 của Việt Nam dưới thời Pháp thuộc cũng có Quyển thứ nhất nói về người bao gồm cả thể nhân và pháp nhân. Hiện nay, một số chuyên gia luật hình sự của Việt Nam khi đọc bất kỳ điều luật nào của bất kỳ đạo luật hình sự nào mà mô tả hành vi phạm tội theo kiểu viết “Người nào” thì đều hiểu từ “người nào” ở đó là chỉ thể nhân, vì họ không nghĩ đến khái niệm người theo pháp lý bởi họ không quan niệm rằng, pháp nhân (con người pháp định) cũng bị truy cứu TNHS. Phần nhiều học liệu về pháp luật ở Việt Nam hiện nay quan niệm pháp nhân là một con người giả tưởng. Pháp nhân không có một cơ thể sinh lý là sự thật. Nhưng thế giới không chỉ có một quan niệm pháp nhân là một giả tưởng pháp lý. Từ xưa đã xuất hiện hai học thuyết về pháp nhân - đó là học thuyết giả tưởng và học thuyết thực tại về pháp nhân. Học thuyết giả tưởng cho rằng, chỉ có con người tự nhiên mới có nhân tính và ý chí, mới là chủ thể của các quyền hay chủ thể của pháp luật, do đó, xem tổ chức hay đoàn thể có tư cách pháp nhân là chủ thể giả tưởng của pháp luật, mô phỏng vị trí pháp lý của thể nhân, dẫn đến hệ quả logic là coi sự tồn tại của pháp nhân phụ thuộc vào ý chí của nhà làm luật. Khác thế, học thuyết thực tại về pháp nhân ra đời sau này, khi thương mại và công nghiệp phát triển với rất nhiều tổ chức kinh doanh, khẳng định pháp nhân là những thực tại không kém gì thể nhân và có ý chí, nên phải là chủ thể của các quyền hay chủ thể của pháp luật, do đó dẫn đến quan niệm pháp nhân không phải là sự tạo lập của nhà làm luật mà là một thực tại buộc pháp luật phải thừa nhận. Học thuyết này được chia thành hai trường phái: (1) Trường phái tâm lý xã hội cho rằng, pháp nhân được coi là một cơ thể gồm các tế bào là các thành viên của nó mà đã mất hết cá nhân tính vì lợi ích chung của pháp nhân, và bản thể của con người không phải ở phần thể xác mà ở phần ý chí, nên một đoàn thể có ý chí tập thể phải được coi là pháp nhân; (2) trường phái thực tại kỹ thuật cho rằng, nhân tính có thể được xem xét tách rời với cơ thể sinh lý (ví dụ: nô lệ đã từng không phải là chủ thể của các quyền; nhưng ngày nay, bào thai đã được hưởng quyền thừa kế), và nhân tính chỉ là khả năng trở thành chủ thể của các quyền vì ý chí không phải là điều kiện của nhân tính (ví dụ: người tâm thần và vị thành niên không có ý chí mà vẫn có nhân tính), và trung tâm của pháp luật là các quyền lợi của cá nhân và tập thể, nên nhà làm luật không thể tạo ra pháp nhân mà chỉ có thể kiểm soát chúng. Toà án của Pháp đã hướng về trường phái thực tại kỹ thuật để giải thích khái niệm pháp nhân qua một bản án của Phòng dân sự ngày 8/1/1954 rằng: “Nhân tính không phải là một sự sáng tạo của luật lệ. Mỗi một đoàn thể có một sự phát biểu tập thể để bảo toàn những lợi ích hợp pháp, đáng được pháp luật công nhận và bảo 13 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 18(322) T9/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 14 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 18(322) T9/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 21 Đoạn viết về các học thuyết pháp nhân này được tóm lược từ các tài liệu sau: Philippe Merle, Droit Commercial- Sociétés commerciales, Précis Dalloz,1992, p.79-80; Trần Văn Liêm, Dân luật, Sài gòn,1972, tr. 298-302; Xaca Vacaxeum &Tori Ar- itdumi, Bình luận khoa học BLDS Nhật Bản, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 65-66; Lê Tài Triển, Nguyễn Vạng Thọ và Nguyễn Tân, Luật Thương mại Việt Nam dẫn giải, Quyển II, Sài Gòn, 1973, tr. 681-682; Trần Văn Liêm, Dân luật, Sài Gòn, 1972, tr. 302. 22 Xem thêm Ngô Huy Cương (2015), “Bình luận các quy định về pháp nhân trong Dự thảo BLDS (sửa đổi)”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật - Số chuyên đề sửa đổi, bổ sung BLDS, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2015, tr. 38–49. 23 Lưu ý: Câu châm ngôn này là nguyên tắc pháp lý rường cột của chế định agency ở các nước theo truyền thống Common Law và được ứng dụng trong các chế định đồng phạm ở các nền tài phán khác nhau. Chữ “alium” có nghĩa là “củ tỏi” theo từ điển Latin - Anh mang tên “Collins Latin Dictionary Plus Grammar” xuất bản tại Harper Collins Publishers năm 1997 tại Anh Quốc, tr. 11, tra từ alium. 24 Xem Lê Văn Cảm (2016), Khái niệm tội phạm (Điều 8) & đồng phạm (Điều 17) trong BLHS năm 2015: Nghiên cứu vấn đề đối với pháp nhân thương mại & đề xuất hoàn thiện các điều luật này, Tọa đàm “TNHS đối với pháp nhân thương mại trong BLHS năm 2015, Hà Nội, ngày 05/9/2016; Nguyễn Ngọc Hòa (2016), “Khái niệm tội phạm và việc quy định TNHS của pháp nhân thương mại trong BLHS Việt Nam năm 2015” (tr. 3-13), Tạp chí Luật học, Số 2/2016, Trường Đại học Luật Hà Nội. 25 Công ty này có thể là công ty đối vốn hoặc đối nhân. vệ, đều có tư cách pháp nhân”21. Ngày nay, phần nhiều các nước đều thừa nhận pháp nhân có thể có một thành viên, nhiều thành viên hoặc không thành viên. Nhưng dù ở dạng nào thì pháp nhân vẫn luôn luôn được xem là một thực thể có khả năng biểu lộ ý chí riêng của mình, thiết lập các hành vi pháp lý và phải gánh chịu những chế tài đối với những vi phạm. Ở nước ta hiện nay, trong lĩnh vực luật hành chính, pháp nhân cũng bị xử phạt VPHC như thể nhân với quan niệm VPHC là hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa tới mức bị coi là tội phạm. Nhiều tội phạm, theo luật hình sự Việt Nam, trong cấu thành của nó có dấu hiệu bắt buộc là người phạm tội đã bị xử phạt VPHC. Các nghiên cứu ở trên cho thấy, pháp nhân có thể có ý chí phạm tội không những được khẳng định ở lý luận mà đã được khẳng định thông qua thực tiễn lập pháp và tư pháp. Pháp nhân giống như thể nhân về phương diện pháp lý, có sản nghiệp riêng, có tên gọi, có quốc tịch, có cư sở, có trách nhiệm và các quyền dân sự khác, trừ một số quyền chỉ gắn với thể nhân như các quyền lợi về gia đình, bầu cử22. Tuy nhiên, pháp nhân được vận hành thông qua cơ cấu nội bộ của nó hướng tới những lợi ích nhất định. Do đó, mọi mục tiêu, phương hướng hoạt động, cơ chế ra quyết định, kiểm tra, giám sát nội bộ, cách thức tiến hành công việc, mong muốn kết quả đạt được đều có thể giải thích được xung quanh các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của pháp nhân thể hiện qua các hình thức vật chất như văn bản (ký tự), lời nói hay cử chỉ của những người hay cơ quan có thẩm quyền của pháp nhân hoặc của những người (thể nhân hay pháp nhân khác) có khả năng chi phối pháp nhân, cũng như thói quen ứng xử bên trong, bên ngoài của pháp nhân Pháp nhân hoàn toàn có thể thực hiện các hành vi vật chất của tội phạm. Các nền tài phán hiện nay thường sử dụng câu châm ngôn tiếng Latin: “Qui facit per alium, facit per se”23, có nghĩa là người nào hành động qua một trung gian là hành động bởi chính mình. Vì vậy, khi một người sử dụng một con chó để lấy trộm đồ vật của người khác, anh ta đã phạm tội trộm cắp. Hay các công ty có thể sử dụng hệ thống nhân viên của mình, sử dụng máy bán hàng tự động hay ngân hàng sử dụng ATM để thu lợi ích về cho mình. Tuy vậy, hiện nay nhiều học giả Việt Nam vẫn cho rằng, pháp nhân không thể là chủ thể của tội phạm mà chỉ có thể là chủ thể của TNHS, còn chủ thể của tội phạm chỉ có thể là thể nhân liên quan tới pháp nhân vi phạm24. Quan niệm này sẽ rất khó có khả năng giải quyết đúng đắn vụ án ví dụ như sau: Một công ty nhiều thành viên25 bỏ phiếu kín thông qua nghị quyết với 70% phiếu thuận xả chất thải công nghiệp chưa qua xử lý ra môi trường và làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường, gây thiệt hại lớn cho cư dân xung quanh, trong khi đó đại diện theo pháp luật là người làm thuê cho công ty. Nếu chỉ bắt người đại diện theo pháp luật (trực tiếp chỉ huy việc xả thải để thực hiện nghị quyết này) phải chịu TNHS với tính cách là chủ thể của tội phạm thì vấn đề đặt ra là những kẻ chủ mưu, cầm đầu sẽ được hưởng lợi từ hành vi đó. Tuy nhiên, không thể bắt tất cả các thành viên của công ty phải chịu TNHS với tính cách là chủ thể của tội phạm được, bởi trong số đó có người bỏ phiếu chống. Nhưng nếu không có thái độ trừng phạt nghiêm khắc đối với pháp nhân với tính cách là chủ thể của tội phạm và là kẻ chủ mưu, cầm đầu thì chính sách hình sự bị phá vỡ. Lưu ý rằng, TNHS đối với pháp nhân áp dụng cho cả các pháp nhân nước ngoài phạm tội, nên không thể luận giải pháp nhân chỉ theo pháp luật Việt Nam. Và cần lưu ý thêm nữa rằng: hiện nay, ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã quy định pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật; và điều lệ của pháp nhân có thể quy định một vài hoặc đa số trong số những đại diện đó chấp thuận thì giao dịch hay hành vi nào đó mới có hiệu lực thi hành. Quan niệm chỉ xem pháp nhân là chủ thể của TNHS hay không phải là chủ thể của tội phạm cứ “lấn cấn” xung quanh câu chuyện pháp nhân có lý trí và ý chí hay không để xác định yếu tố lỗi. Nguyễn Ngọc Hòa đã luận giải: lỗi phản ánh sự phủ định chủ quan có ý nghĩa như là nguyên nhân chủ quan của các hành vi nguy hiểm cho xã hội (phản ánh sự phủ định khách quan các đòi hỏi của xã hội); do có nguyên nhân chủ quan này mà biện pháp TNHS có tác dụng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, răn đe, giáo dục người phạm tội26. Từ đây có thể suy luận: các yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần của tội phạm có tính mục đích ở tầng thứ nhất là xác định tội phạm trong những trường hợp phạm tội cụ thể, nhưng nhằm tới mục đích cao hơn ở tầng thứ hai là đấu tranh phòng, chống đối với các tội phạm nói chung. Vì vậy đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả hơn không thể không là sự lựa chọn cao hơn? Hiểu rằng, bất kỳ một học thuyết hay hành vi quản lý xã hội nào đều gay cấn nhất ở việc cân đối giữa lợi ích của cá nhân và lợi ích chung của cộng đồng. Tuy nhiên, việc lựa chọn lợi ích nào cao hơn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng còn tùy thuộc vào hoàn cảnh và từng trường hợp cụ thể (ví dụ hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai hay chống khủng bố và trường hợp mặc trang phục burkini ở bãi biển có sự lựa chọn khác nhau). Luật hình sự là một ngành luật gặp nhiều khó khăn nhất trong việc cân đối giữa cá nhân và cộng đồng (bảo vệ cộng đồng trước sự xâm hại của tội phạm hay bảo đảm an toàn pháp lý cho người bị tình nghi là phạm tội). Nhưng xét rằng ở Việt Nam hiện nay pháp nhân thậm chí còn trở thành một phương thức hay thủ đoạn phạm tội rất nguy hiểm (một ví dụ thường gặp nhất là thành lập công ty ma để trục lợi hay ngụy tạo cho một hành vi phạm tội khác) và ngày một gia tăng. Mức độ gia tăng của tội phạm liên quan tới pháp nhân rất đáng báo động, đang đe dọa đời sống chung của cộng đồng27. Do đó, chúng ta cần xây dựng chế định TNHS pháp nhân và coi pháp nhân là một chủ thể của tội phạm như thể nhân đối với tất cả các loại tội. Việc xây dựng chế định này còn là bắt buộc trong việc thực thi các cam kết quốc tế chống các tội phạm có tổ chức và các cam kết quốc tế khác. II. Cần quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân như thế nào? Xuất phát từ chức năng bảo vệ của luật hình sự, không có lý do gì để từ chối đưa ra các giải pháp bảo vệ cộng đồng trước sự xâm hại của tội phạm và ghi nhận sự phản ứng của xã hội đối với tội phạm trong đạo luật hình sự. Sự phản ứng này xét về mặt học thuật liên quan những câu hỏi cơ bản như: Những hành vi nào được xem là tội phạm? Ai có thể là chủ thể của những tội phạm đó? Những tội phạm đó được thực 15 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 18(322) T9/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 26 Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2008 tr. 22. 27 Xem thêm Bộ Tư pháp (2015), Chuyên đề 2 – Những điểm mới cơ bản của quy định TNHS đối với pháp nhân trong Dự thảo BLHS (sửa đổi), nguồn: Trang điện tử Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, 19/08/2015. hiện như thế nào? Nguyên nhân nào làm phát sinh ra từng tội phạm đó? Làm thế nào để giảm, triệt tiêu hay bảo vệ cộng đồng một cách hữu hiệu trước những tội phạm như vậy?... BLHS năm 2015 đã có những quy định không làm thỏa mãn nhu cầu của xã hội trong việc trả lời những câu hỏi trên. Vì vậy, mục này chỉ kiến nghị trực tiếp vào Bộ luật này một số vấn đề lớn về chế định TNHS pháp nhân nhằm góp phần thể hiện đúng sự phản ứng của xã hội đối với các hành vi nguy hiểm do pháp nhân gây ra. 1. Có nên chỉ truy cứu TNHS pháp nhân thương mại liên quan tới một số loại tội phạm hay không? Thuật ngữ pháp nhân thương mại được hình thành trên cơ sở phân loại pháp nhân theo ngành luật. Các nước theo truyền thống Civil Law28 thường phân loại pháp nhân thành pháp nhân công pháp và pháp nhân tư pháp, có nghĩa là pháp nhân được thành lập theo luật công và pháp nhân được thành lập theo luật tư. Tới lượt chúng, pháp nhân tư pháp được phân loại thành pháp nhân dân sự và pháp nhân thương mại. Ở các nước có sự phân biệt giữa luật dân sự và luật thương mại thường kéo theo sự phân biệt giữa thương nhân và phi thương nhân (người thường), và phân biệt giữa hành vi dân sự và hành vi thương mại (có nghĩa là hành vi pháp lý có tính chất dân sự và hành vi pháp lý có tính chất thương mại29). Thương nhân thường được hiểu là người chuyên tiến hành các hành vi thương mại và lấy chúng làm nghề nghiệp của mình, có nghĩa là muốn trở thành thương nhân cần có hai điều kiện: một là, chuyên tiến hành các hành vi thương mại (điều kiện cần); và hai là, lấy hành vi thương mại làm nghề nghiệp của mình (điều kiện đủ)30. Và thương nhân được chia thành hai loại là thương nhân thể nhân (cá nhân kinh doanh) và thương nhân pháp nhân (công ty). Tới đây xuất hiện nhiều lý do về việc không thể quy định chỉ truy cứu TNHS đối với pháp nhân thương mại: Thứ nhất, có nhiều truyền thống pháp luật khác nhau trên thế giới nên có các cách thức phân loại pháp luật khác nhau. Chẳng hạn ở các nước theo truyền thống Common Law31, ở các nước theo truyền thống Sovietique Law, và ở nhiều nước có hệ thống pháp luật tập quán, cũng như ở nhiều nước có hệ thống pháp luật pha trộn không có sự phân chia pháp luật thành luật dân sự và luật thương mại. Kể cả ở một số nước theo truyền thống Civil Law cũng không có sự phân biệt giữa thương nhân và phi thương nhân, ví dụ như ở Hà Lan. Trong khi đó BLHS Việt Nam năm 2015 tại khoản 2, Điều 6 quy định truy cứu “pháp nhân thương mại” nước ngoài. Nếu pháp nhân bị truy cứu đó có quốc tịch ở quốc gia mà không có sự phân chia pháp nhân như ở Việt Nam thì vấn đề sẽ trở nên khó giải thích. Thứ hai, BLDS năm 2015 có nhiều điểm sai trong các quy định về pháp nhân thương mại, nên không thể dựa vào đó để giải thích khái niệm pháp nhân thương mại được quy định trong BLHS năm 2015, dù pháp nhân thương mại này có quốc tịch Việt Nam. Khoản 1, Điều 75 BLDS năm 2015 loại bỏ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ra khỏi pháp nhân thương mại bởi quy định: “Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên”. Quy định này yêu cầu pháp nhân thương mại phải có nhiều thành viên, và không yêu cầu pháp nhân thương mại phải tiến hành các hành vi thương mại, cũng như tiến hành đăng ký kinh doanh để biến các hành vi thương mại thành nghề nghiệp của pháp nhân thương mại. Lưu ý, thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh và nếu không đăng ký hay chưa đăng ký kinh 16 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 18(322) T9/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 28 Có thể hiểu chung là hệ thống pháp luật châu Âu lục địa. 29 Hành vi pháp lý bao gồm hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương. 30 Lấy hành vi thương mại làm nghề nghiệp thể hiện qua việc đăng ký kinh doanh (một hành vi hành chính tư pháp theo đúng nghĩa). 31 Có thể hiểu chung là hệ thống pháp luật Anh - Mỹ. doanh có thể được xem là thương nhân thực tế với nhiều hậu quả pháp lý khác biệt, chẳng hạn: đối với công ty thì không được xem là có tư cách pháp nhân, và các thành viên của nó phải chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn định với các khoản nợ. Vấn đề này hiện nay ở Việt Nam có các quy định mâu thuẫn với nhau. Luật Doanh nghiệp năm 2014 nghiêm cấm công ty chưa đăng ký kinh doanh mà đã tiến hành kinh doanh (Khoản 3 Điều 17). Trong khi đó, Luật Thương mại năm 2005 chấp nhận thương nhân thực tế với quy định là nếu chưa đăng ký kinh doanh thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động theo luật này và các quy định pháp luật khác (Điều 7). Quy định của Luật Thương mại năm 2005 gần gũi với quan niệm của pháp luật hầu hết các nước trên thế giới (chẳng hạn ở Hoa Kỳ có quan niệm về “de facto corporation” để bảo vệ người thứ ba ngay tình quan hệ với công ty mà không biết những tỳ ố về công ty đó). Khoản 2 Điều 75 BLDS năm 2015 đã coi doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh là các pháp nhân với quy định: “Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác”. Khái niệm doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 bao gồm doanh nghiệp tư nhân và các công ty mà trong đó doanh nghiệp tư nhân có bản chất là cá nhân kinh doanh, không có tư cách pháp nhân. Các tổ chức kinh tế theo pháp luật Việt Nam hiện nay bao gồm cả hộ kinh doanh. Loại tổ chức kinh tế này có ba loại là được thành lập bởi một người, được thành lập bởi một hộ gia đình, được thành lập bởi một nhóm người và đều không có tư cách pháp nhân. Vì các lẽ nêu trên, chúng tôi có kiến nghị: BLHS năm 2015 cần sửa đổi theo hướng truy cứu TNHS pháp nhân nói chung với một số loại, trừ đối với pháp nhân là các cơ quan trong bộ máy nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị và chính trị - xã hội, cũng như các tổ chức tự quản ở địa phương. Quy định như vậy tránh sự giải thích pháp nhân thương mại theo pháp luật Việt Nam và theo pháp luật nước ngoài mà có thể dẫn đến những phức tạp lớn trong việc điều tra, truy tố và xét xử32, đồng thời bao quát được cả các loại khác như hợp tác xã, doanh nghiệp xã hội bị lạm dụng như là một phương thức hay thủ đoạn phạm tội. Tuy nhiên, cần mở rộng hình thức tổ chức được coi là pháp nhân như Điều 51 BLHS năm 1976 hiện hành của Hà Lan được dẫn tại Mục I ở trên, bởi có nước không coi công ty hợp danh là có tư cách pháp nhân và quy định như vậy bao quát được các dạng hợp tác kinh doanh khác. Hơn nữa, cần phải học kinh nghiệm của Hà Lan quy định những khiếm khuyết trong việc thành lập pháp nhân hay trong cấu trúc pháp nhân, cũng như chấm dứt hay thanh lý pháp nhân không loại trừ TNHS của pháp nhân33 bởi pháp nhân tư pháp có bản chất là một hành vi pháp lý và cũng bị vô hiệu do vi phạm các điều kiện có hiệu lực của hành vi pháp lý (mà BLDS năm 2015 gọi một cách thiếu thỏa đáng là giao dịch dân sự), đồng thời việc truy cứu trách nhiệm những pháp nhân như vậy góp phần bảo vệ những người thứ ba ngay tình. Cần đặc biệt lưu ý rằng, pháp nhân nước ngoài hoàn toàn có thể phạm tội trong lãnh thổ Việt Nam, cho nên cần quy định thêm vào Điều 5 BLHS năm 2015 về hiệu lực của Bộ luật này đối với pháp nhân nước ngoài phạm tội trong lãnh thổ Việt Nam. Việc truy cứu TNHS pháp nhân đối với tất cả các loại tội phạm là cần thiết không chỉ dừng lại ở các tội có liên quan đến kinh tế bởi như đã trình bày ở trên, pháp nhân có thể có ý chí phạm tội và có thể thực hiện được hành vi vật chất của tội phạm. Pháp nhân hoàn toàn có thể phạm những tội có lỗi vô ý và giữ các vai trò khác nhau trong một vụ đồng phạm. 17 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 18(322) T9/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 32 Lưu ý hiện nay có nhiều nước quy định theo cách này để không đụng chạm gì tới nhà nước. 33 Houthoff Buruma (2008), Criminal liability of companies, Lex Mundi Publication, p. 2. 2. Có nên định nghĩa tội phạm trong BLHS năm 2015 hay không? BLHS năm 2015 vẫn đang mang dung mạo của mô hình Sovietique Law, lấy tiền đề từ khái niệm tội phạm và thiết kế các quy định khác xoay quanh hay phát triển logic từ khái niệm này. Có lẽ, do băn khoăn pháp nhân là con người giả tưởng không có tâm lý bên trong để xác định lỗi, nên người soạn thảo đã không coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm mà chỉ coi là chủ thể của TNHS. Vì vậy, cần phải xem xét lại định nghĩa tội phạm trong BLHS năm 201534. Phần nhiều BLHS các nước trên thế giới không có định nghĩa về tội phạm như BLHS năm 2015 của Việt Nam. Ngay cả Trung Quốc, không tuyên bố từ bỏ mô hình BLHS theo kiểu Sovietique Law, nhưng họ cũng không định nghĩa tội phạm theo mô hình này với đầy đủ các dấu hiệu về khách thể, chủ thể, khách quan, và chủ quan của tội phạm như BLHS năm 2015 của Việt Nam. Điều 13 BLHS năm 1997 của Trung Quốc có định nghĩa về tội phạm nhưng chỉ nói rõ tội phạm là các hành vi gây nguy hiểm cho các khách thể mà luật hình sự bảo vệ và loại trừ các hành vi có mức độ nguy hiểm thấp và hậu quả không đáng kể. Việc định nghĩa tội phạm theo kiểu học thuật tại Điều 8 BLHS năm 2015 là không thích hợp, bởi khẳng định ngay một quan điểm học thuật mà không dự liệu khoảng mềm cho sự phát triển học thuật và phản ánh sự biến động của xã hội. Như trên đã trình bày, không phải tội phạm nào cũng phải đặt ra yếu tố lỗi khi truy tố. Hơn nữa, thông qua từng tội phạm được quy định cụ thể cùng với các định nghĩa về từng yếu tố của tội phạm trong các điều luật khác nhau như các nước vẫn quy định, người ta có thể rút ra được giải pháp để đấu tranh với tội phạm đó. Vì vậy, nên bỏ Điều 8 BLHS năm 2015 hoặc sửa theo hướng quy định rất ngắn gọn xác định tội phạm là hành vi nguy hiểm (liệt kê hoặc không liệt kê khách thể mà tội phạm xâm hại) được quy định tại Bộ luật này và các đạo luật khác. Việc định nghĩa như vậy sẽ khiến chúng ta dễ dàng hơn trong việc phát triển logic của bộ luật và không sa lầy vào sự tranh cãi học thuật về mặt chủ quan của pháp nhân phạm tội. 3. Kiến nghị tổng quát Mô hình BLHS theo kiểu Sovietique Law thể hiện rõ nét nhất các thành tựu của khoa học luật hình sự Xô viết. Tuy nhiên, nền khoa học này không chấp nhận khái niệm TNHS pháp nhân. Vì vậy, mô hình BLHS theo trường phái này xây dựng theo một kết cấu logic chỉ dùng cho truy cứu TNHS thể nhân. Chẳng hạn cách phân loại tội phạm để xây dựng các khung hình phạt tương ứng của mô hình này khác với thế giới còn lại, mà trong phần lớn thế giới còn lại này chủ yếu phân loại tội phạm thành trọng tội và khinh tội trên nền tảng quan niệm từ thời La Mã cổ đại rằng, tội phạm có hai loại là “malum in se” (tội phạm do bản chất) và “malum prohibitum” (tội phạm do luật định) và được thể hiện về mặt hình thức thành trọng tội và khinh tội, mặc dù sự thể hiện này có thể không hoàn toàn trùng khít. Ngày nay, nhiều nền tài phán còn có thể có thêm tội vi cảnh. Lưu ý, trước kia Việt Nam cũng hoàn toàn phân loại tội phạm thành trọng tội và khinh tội. Cách thức phân loại tội phạm theo kiểu Xô viết chỉ dùng cho thể nhân phạm tội, rất khó sử dụng để phân loại tội phạm do pháp nhân phạm tội. Vì vậy, Việt Nam chỉ nên lựa chọn những điểm nào phù hợp với hiện tại của mô hình BLHS theo kiểu Xô viết để xây dựng BLHS năm 2015. Và cuối cùng, chúng ta phải có cái nhìn tổng thể cả hệ thống pháp luật, có nghĩa là phải xây dựng được mô hình hệ thống pháp luật để bảo đảm sự đồng bộ của pháp luật n 18 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 18(322) T9/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 34 Xem thêm Lê Văn Cảm (2016), Khái niệm tội phạm (Điều 8) & đồng phạm (Điều 17) trong BLHS năm 2015: Nghiên cứu vấn đề đối với pháp nhân thương mại & đề xuất hoàn thiện các điều luật này, Tọa đàm “TNHS đối với pháp nhân thương mại trong BLHS năm 2015, Hà Nội, ngày 05/9/2016; Nguyễn Ngọc Hòa (2016), “Khái niệm tội phạm và việc quy định TNHS của pháp nhân thương mại trong BLHS Việt Nam năm 2015” (tr. 3–13), Tạp chí Luật học, Số 2/2016, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftrach_nhiem_hinh_su_phap_nhan_nhin_tu_tong_the_luat_hinh_su.pdf
Tài liệu liên quan