Theo nghiên cứu của chúng tôi, nhóm yếu tố liên
quan đến gia đình chiếm đa số trong các yếu tố liên
quan đến trầm cảm trước sinh, bao gồm không sống
chung với chồng hoặc bạn tình (độc thân/ góa/ly thân/
ly hôn) (OR 11,07; 95%CI: 3,13-39,10), không nhận được
sự hỗ trợ từ chồng trong công việc gia đình và chăm sóc
con cái (OR 5,39; 95%CI: 2,26-12,87). Thai phụ đang kết
hôn hoặc sống với bạn tình có sự ủng hộ về vật chất
và tinh thần, sự hỗ trợ từ chồng hoặc bạn tình giúp thai
phụ giảm các vấn đề tiêu cực và những khó khăn gặp
phải trong quá trình mang thai, trong khi các thai phụ
độc thân, goá, ly thân, ly hôn phải độc lập đối mặt với
quá trình chăm sóc thai kỳ cũng như tự chủ về kinh tế. Tỷ
lệ trầm cảm trước sinh tăng trong nhóm thai phụ có bất
đồng quan điểm vợ chồng (OR 2,11; 95%CI: 1,28-3,45),
có bạo lực gia đình (OR 2,72; 95%CI: 1,47-5,04) cũng như
nhóm người vợ không hạnh phúc trong hôn nhân (OR
4,34; 95%CI: 2,32-8,09). Yếu tố không hạnh phúc trong
hôn nhân cũng được báo cáo tại Malaysia với tỷ lệ 2,6%
[25]. Theo “Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với
phụ nữ Việt Nam”, phụ nữ từng bị bạo lực do chồng gây
ra có nguy cơ trầm cảm cao gấp 3 lần so với nhóm không
bị bạo lực [26]. Các yếu tố về gia đình làm gia tăng nguy
cơ trầm cảm cũng được báo các trong nhiều nghiên cứu
khác [9,27], đây cũng chính là những yếu tố cần được cải
thiện được xác định trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ
phụ nữ nói chung và sức khoẻ sinh sản hiện nay.
Những thai phụ không lên kế hoạch cho lần mang
thai hiện tại có tỷ lệ bị trầm cảm trước sinh tăng gấp
4,27 lần so với những thai phụ có kế hoạch. Tỷ lệ tương
tự cũng được báo cáo trong một nghiên cứu tại Ethiopia
[27]. Ngoài ra, mang thai ngoài ý muốn được phát hiện là
yếu tố nguy cơ rối loạn tâm thần trước và sau sinh ở phụ
nữ các nước thu nhập thấp và trung bình. Mang thai gây
ra những thay đổi về thể chất và tâm lý, thời gian mang
thai và nuôi con về sau ảnh hưởng nhiều đến các kế
hoạch trong cuộc sống của thai phụ cũng như gia đình,
đặc biệt ở những trường hợp người phụ nữ cần chuẩn
bị đầy đủ về tâm lý, thời gian và vật chất cho thời kỳ kéo
dài này.
Căng thẳng tâm lý, gồm có trầm cảm, kích thích giải
phóng serotonin, norepinephrin và dopamin từ hổi hải
mã, hạch hạnh nhân và các vùng não khác, đồng thời
kích thích trục hạ đồi - tuyến yên - thượng thận tăng tiết
cortisol trong máu [28]. Catecholamin và cortisol làm
giảm lưu lượng máu động mạch tử cung [29] báo cáo
các triệu chứng trầm cảm trước sinh liên quan đến cân
nặng lúc sinh, chu vi vòng đầu và điểm số Apgar thấp
[31]. Tại Hà Nội, tỷ lệ sinh non và thai nhẹ cân cao hơn ở
nhóm thai phụ có triệu chứng trầm cảm trước sinh [11].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có khác biệt về
tỷ lệ sinh non và thai nhẹ cân ở hai nhóm thai phụ. Tỷ lệ
trẻ sinh ra có điểm Apgar tại 1 phút < 7 điểm cao hơn ở
nhóm thai phụ có kết quả BDI-II ≥ 18 điểm so với nhóm
chứng, tương ứng 5,6% và 0,4% (p < 0,05). Tuy nhiên số
trẻ có điểm Apgar thấp trong nghiên cứu chiếm tỷ lệ
thấp, do đó có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu
và cần khảo sát ở các nghiên cứu lớn hơn. Mặt khác,
trong nghiên cứu chúng tôi, những đối tượng phát hiện
có triệu chứng trầm cảm được hướng dẫn tư vấn với
chuyên gia Tâm thần cùng với quản lý thai kỳ, có thể
những can thiệp này góp phần đáng kể làm cải thiện kết
quả thai kỳ ở nhóm này.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 10 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trầm cảm ba tháng cuối thai kỳ và các yếu tố liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
30
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thai phụ có triệu chứng trầm cảm trước sinh trong ba tháng cuối thai kỳ và các yếu tố liên quan.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 903 thai phụ mang thai ở ba tháng cuối tại
Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Sàng lọc trầm cảm bằng Thang Đánh giá trầm cảm Beck II (BDI-
II) bản tiếng Việt của Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia. Kết quả sàng lọc có triệu chứng trầm cảm ở điểm cắt BDI-II ≥
18 điểm.
Kết quả: Tỷ lệ thai phụ có triệu chứng trầm cảm trong ba tháng cuối thai kỳ là 8,7%. Các yếu tố liên quan gồm tiếp xúc
khói thuốc lá trong thai kỳ, tình trạng độc thân/góa/ly thân/ly hôn, thiếu hỗ trợ từ chồng trong công việc gia đình, bất
đồng quan điểm giữa vợ và chồng, bạo lực gia đình, không hạnh phúc trong hôn nhân, không lên kế hoạch mang thai.
Kết luận: Trầm cảm trong thời kỳ mang thai chiếm tỷ lệ tương đối cao và liên quan chủ yếu với các yếu tố nguy cơ về
gia đình và tình trạng hôn nhân.
Từ khóa: trầm cảm trước sinh, Thang Đánh giá trầm cảm Beck II (BDI-II).
Depression in the third trimester of pregnancy and associated factors
Nguyen Thien Phuong, Nguyen Thi Thu Thuy, Ho Thi Vi, Nguyen Van Hoang,
Nguyen Van Anh, Nguyen Thi Nhi, Nguyen Quang Ngoc Linh, Tran Manh Linh
Hue Univesity of Medicine and Pharmacy, Hue University
Abstract
Objectives: To determine the prevalence and associated factors with depression in the third trimester of pregnancy.
Materials and method: A cross-sectional study designed on 903 women in the third trimester of pregnancy at Hue Uni-
versity of Medicine and Pharmacy Hospital. The Beck’s Depression Inventory-II (BDI-II) questionnaire was used to
screen depressive symptoms, the Vietnamese validated version was certified by the National Institute of Mental Health.
Setting the cut-off ≥ 18 points to identify depression symptoms.
Results: Prevalence of depression in the third trimester of pregnancy is 8.7%. The related factors include smoke ex-
posure, unmarried/separated/divorced/ widowed, lack of support from husband, disagreement with husband, marital
conflict, unhappy marriage, unplanted pregnancy.
Conclusion: Depression in the third trimester of pregnancy is prevalentand related with maternal and pregnancy char-
acteristic, marital status and family factors.
Keywords: antenatal depression, Beck Depression Inventory II (BDI-II)
Trầm cảm ba tháng cuối thai kỳ và các yếu tố liên quan
Nguyễn Thiện Phương, Nguyễn Thị Thu Thủy, Hồ Thị Vi, Nguyễn Văn Hoàng,
Nguyễn Văn Anh, Nguyễn Thị Nhi, Nguyễn Quang Ngọc Linh, Trần Mạnh Linh
Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
doi:10.46755/vjog.2020.2.1106
Tác giả liên hệ (Corresponding author): Trần Mạnh Linh, email: tmlinh@huemed-univ.edu.vn
Nhận bài (received): 31/07/2020 - Chấp nhận đăng (accepted): 28/09/2020
NGHIÊN CỨU SẢN KHOA
Nguyễn Thiện Phương và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(2):30-36. doi: 10.46755/vjog.2020.2.1106
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD-10),
trầm cảm là một hội chứng bệnh lý biểu hiện đặc trưng
bởi khí sắc trầm, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng
lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, phổ
biến là mệt mỏi rõ rệt chỉ sau một cố gắng nhỏ [1]. Đây
là một trong những rối loạn phổ biến trong thời kỳ mang
thai và sau sinh. Nếu không được sàng lọc và điều trị kịp
thời, trầm cảm trong thai kỳ có thể dẫn đến những ảnh
hưởng tiêu cực trên cả sản phụ và thai nhi [2]. Các bằng
chứng đã cho thấy trầm cảm trước sinh không những
liên quan đến tăng tỷ lệ chuyển dạ sinh non và thai nhẹ
cân [3], [4] mà còn liên quan đến sự gia tăng triệu chứng
nôn, buồn nôn trong thai kỳ, tăng tỷ lệ mổ lấy thai có kế
hoạch [5] và tỷ lệ tiền sản giật cao hơn [6]. Tổ chức Y tế
Thế giới (World Health Organization - WHO) ước tính gần
10% phụ nữ mang thai trên thế giới bị trầm cảm [7], đặc
biệt, một phần ba các trường hợp trầm cảm sau sinh đã
xuất hiện các triệu chứng trầm cảm ngay trong thai kỳ.
Tỷ lệ trầm cảm trước sinh ở các nước thu nhập thấp vào
khoảng 34%, cao hơn so với các nước thu nhập trung
bình, khoảng 22,7% [8]. Một nghiên cứu tại Châu Á, tỷ lệ
31
thai phụ có triệu chứng trầm cảm trước sinh ở khoảng
20% [9]. Một số khảo sát tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ trầm
cảm trước sinh khá thay đổi, báo cáo năm 2018 tại Ba Vì,
Hà Nội, phát hiện tỷ lệ trầm cảm trước sinh khoảng 4,9%
[3], trong khi đó, một số báo cáo khác cho thấy tỷ lệ này
khoảng 37,4 - 40% [10], [11].
Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (American Congress
of Obstetricians and Gynecologists - ACOG) khuyến
cáo sàng lọc trầm cảm trước sinh ít nhất một lần trong
quá trình mang thai, công cụ sàng lọc được đề xuất là
Thang điểm Đánh giá trầm cảm Beck (BDI) [2]. Thang
điểm BDI được xây dựng gồm những câu hỏi nhằm đánh
giá cường độ, mức độ và sự nhận thức liên quan đến
trầm cảm tại các cơ sở chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
Phiên bản BDI-II được hiệu chỉnh, cập nhật từ Hiệp hội
Tâm thần học Hoa Kỳ và được sử dụng phổ biến trong
nhiều nghiên cứu gần đây [12]. BDI-II được thêm vào 4
mục mới gồm: Kích động, cảm thấy không giá trị, khó
tập trung chú ý và mất năng lượng để phản ánh rõ ràng
hơn tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM IV về rối loạn trầm
cảm, thang đo này cũng đã loại ra một số mục không thể
hiện mức độ nặng của các triệu chứng trầm cảm. Beck
và cộng sự cũng so sánh độ tin cậy của 2 thang đo BDI-
IA và BDI-II, cho kết quả BDI-II có độ tin cậy và tính hiệu
lực cao hơn so với các phiên bản trước đó [13]. Tại Việt
Nam, BDI-II phiên bản Tiếng Việt được dịch và hiệu chỉnh
bởi Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia và áp dụng trong
nhiều nghiên cứu tại Việt Nam [14].
Trầm cảm trước sinh là một vấn đề quan trọng nhưng
chưa được quan tâm đánh giá đầy đủ như trầm cảm sau
sinh và các rối loạn khác trong thai kỳ. Trong bối cảnh
tỷ lệ trầm cảm đang có xu hướng tăng trên toàn thế giới
hiện nay [7], phát hiện sớm trầm cảm trong thai kỳ và
quản lý phù hợp là cách tối ưu để ngăn ngừa các ảnh
hưởng đến thai kỳ. Tại Thừa Thiên Huế, tỷ lệ trầm cảm
sau sinh theo báo cáo của tác giả Linda Murray năm
2015 là 18,1% [15], tuy nhiên, chưa có nhiều các dữ liệu
về trầm cảm trước sinh. Xuất phát từ những vấn đề đó,
chúng tôi tìm hiểu rối loạn trầm cảm trong 3 tháng cuối
thai kỳ, qua đó thúc đẩy sự quan tâm đến rối loạn tâm lý
này và góp phần trong sàng lọc và quản lý nhằm nâng
cao chất lượng thai kỳ, các mục tiêu nghiên cứu gồm:
1. Xác định tỷ lệ thai phụ có triệu chứng trầm cảm
trong ba tháng cuối thai kỳ tại Bệnh viện trường Đại học
Y dược Huế.
2. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến trầm cảm
trong ba tháng cuối thai kỳ.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 903 thai phụ quản lý thai kỳ tại khoa Phụ sản
Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế.
Tiêu chuẩn chọn gồm tất cả thai phụ có tuổi thai từ
tuần thứ 28 được quản lý đến khi kết thúc thai kỳ, có khả
năng đọc, hiểu và tự trả lời được bộ câu hỏi.
Loại trừ những trường hợp không đồng ý tham gia
nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 5/2019 đến 05/2020,
tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.
Cỡ mẫu được xác định bằng phương pháp ước lượng
tỷ lệ:
chọn giá trị Z = 1,96 phân phối tương ứng với độ tin cậy
95%, chọn giá trị sai số chấp nhận được giữa tỷ lệ thu
được từ mẫu trong quần thể c = 0,03. Tham khảo tỷ lệ
trầm cảm trong 3 tháng cuối thai kỳ là p = 12,2% [16]. Cỡ
mẫu tối thiểu cần đạt là 457 trường hợp.
Tuy nhiên, trong chọn mẫu bằng phương pháp ngẫu
nhiên đơn, để tăng tính ngẫu nhiên chúng tôi hiệu chỉnh
mẫu với hệ số thiết kế 2. Sau khi tính toán, cỡ mẫu dự
kiến là 914 trường hợp.
2.3. Công cụ nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng Thang điểm đánh giá trầm cảm
BDI-II để sàng lọc cho các thai phụ. Phiên bản tiếng Việt
được dịch và hiệu chỉnh từ Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc
gia [14]. Thang điểm BDI-II gồm 21 câu hỏi trắc nghiệm
tự đánh giá bản thân, mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn với điểm
số từ 0 đến 3 chỉ mức độ các triệu chứng. Chọn điểm
cắt BDI-II tại mức ≥ 18 điểm để xác định thai phụ có triệu
chứng trầm cảm dựa theo nghiên cứu của Randolp C,
với độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng 94% và 92% [17].
2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu
Các đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ được tiếp cận
thu thập thông tin và các yếu tố liên quan đến trầm cảm
trong ba tháng cuối thai kỳ theo 3 nhóm dựa trên kết quả
các nghiên cứu đã công bố về trầm cảm trước sinh gồm:
Nhóm 1: Các yếu tố cá nhân
Nhóm 2: Các yếu tố về gia đình
Nhóm 3: Các yếu tố thuộc thai kỳ
Sàng lọc trầm cảm bằng thang điểm BDI-II. Thang
điểm BDI-II phiên bản Tiếng Việt được chuyển trực tiếp
đến các thai phụ đọc và tự điền theo các nội dung mô tả
giống hoặc gần giống nhất với tình trạng bản thân trong
1 tuần vừa qua. Kết quả sàng lọc được chia thành 2
nhóm, nhóm dương tính khi BDI-II ≥ 18 điểm và nhóm âm
tính khi BDI-II < 18 điểm, chẩn đoán không có triệu chứng
trầm cảm. Tất cả trường hợp có kết quả sàng lọc trầm
cảm bằng thang điểm BDI-II sẽ được tư vấn về kết quả,
nếu kết quả sàng lọc dương tính được tiếp tục tư vấn
khám chuyên khoa Tâm thần cùng với quản lý thai kỳ.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Tỷ lệ thai phụ có triệu chứng trầm cảm trong ba
tháng cuối thai kỳ dựa vào kết quả sàng lọc dương tính
Nguyễn Thiện Phương và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(2):30-36. doi: 10.46755/vjog.2020.2.1106
(1-p) p
c2 n=Z
2
32 Nguyễn Thiện Phương và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(2):30-36. doi: 10.46755/vjog.2020.2.1106
khi BDI-II ≥ 18 điểm.
Nhóm không có triệu chứng trầm cảm được sử dụng
như nhóm chứng để phân tích các yếu tố liên quan.
Sử dụng kiểm định thống kê Chi-square kiểm định
mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ với nhóm có triệu
chứng trầm cảm, tỷ suất chênh OR được sử dụng xác
định mức độ liên quan. Liên quan có ý nghĩa thống kê
khi p < 0,05.
Dữ liệu nghiên cứu được nhập và phân tích bằng
phần mềm SPSS 20.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu, 903 trường hợp đã được tiến hành sàng lọc trầm cảm bằng thang điểm BDI-II.
3.1. Tỷ lệ thai phụ có triệu chứng trầm cảm trong ba tháng cuối thai kỳ
Biểu đồ 1. Tỷ lệ thai phụ có BDI-II ≥ 18 điểm
Có 79 thai phụ có triệu chứng trầm cảm trong ba tháng cuối thai kỳ phát hiện bằng thang điểm BDI-II, chiếm tỷ lệ 8,7%.
3.2. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm trong ba tháng cuối thai kỳ
Bảng 1. Một số đặc điểm của thai phụ nghiên cứu
Đặc điểm BDI-II ≥ 18(n = 79)
BDI-II < 18
(n = 824) p
Tuổi mẹ (năm) 28,15 ± 6,19 28,25 ± 5,04 0,862
BMI trước mang thai (kg/m2) 20,91 ± 4,13 21,17 ± 3,28 0,531
Tuổi thai (tuần) 37,68 ± 2,84 38,12 ± 3,22 0,243
Số lần mang thai 1,93 ± 0,89 1,89 ± 1,61 0,808
Không có sự khác biệt về tuổi mẹ, BMI trước khi mang thai, tuổi thai và số lần mang thai giữa nhóm thai phụ có
kết quả BDI-II ≥ 18 điểm và BDI-II < 18 điểm.
Bảng 2. Các yếu tố cá nhân
Các yếu tố cá nhân BDI-II ≥ 18n (%)
BDI-II < 18
n (%) p
Tuổi ≥ 35 9 (11,4) 109 (13,2) 0,644
Thất nghiệp 18 (22,8) 129 (15,7) 0,101
BMI (kg/m2) ≥ 23 15 (19,0) 196 (23,8) 0,352
Có sử dụng đồ uống có cồn 13 (16,5) 135 (16,4) 0,987
Tiếp xúc khói thuốc lá 22 (27,8) 136 (16,5) 0,011
Có hội chứng tiền kinh nguyệt 30 (38,0) 399 (48,4) 0,076
Tỷ lệ thai phụ tiếp xúc với khói thuốc lá trong thai kỳ ở nhóm có kết quả BDI-II ≥ 18 điểm cao hơn so với nhóm có
BDI-II < 18 điểm, tương ứng 27,8% và 16,5%, p = 0,011.
Bảng 3. Các yếu tố về gia đình
Các yếu tố về gia đình BDI-II ≥ 18n (%)
BDI-II < 18
n (%) p
Độc thân/goá/ly thân/ly hôn 5 (6,3) 5 (0,6) < 0,001
Lấy chồng trước 20 tuổi1 6/70 (8,6) 61/808 (7,5) 0,116
Vợ chồng không cùng tham gia giải trí2 12/74 (16,2) 84/819 (10,3) 0,113
Có bất đồng quan điểm giữa vợ và
chồng2 29/74 (39,2) 192/819 (23,4) 0,003
Có bạo lực gia đình2 15/74 (20,3) 70/819 (8,5) 0,001
33
Chồng không hỗ trợ công việc gia đình2 8/74 (10,8) 18/819 (2,2) 0,001
Vợ không hạnh phúc trong hôn nhân2 16/74(21,6) 49/819 (6,0) < 0,001
Mâu thuẫn với thành viên trong gia đình 17 (21,5) 159 (19,3) 0,641
Sống chung với gia đình vợ hoặc chồng 39 (49,4) 400 (48,5) 0,889
Thành viên trong gia đình đang có bệnh 9 (11,4) 71 (8,6) 0,386
Thu nhập < 5 triệu/tháng 70 (88,6) 687 (83,4) 0,154
Có ≥ 2 con 20 (25,3) 150 (18,2) 0,122
1 Loại 25 trường hôp (6 độc thân, 19 sống chung nhưng chưa kết hôn)
2 Loại 10 trường hợp (6 độc thân, 1 goá và 3 đã ly hôn)
Tỷ lệ thai phụ độc thân/goá/ly thân/ly hôn (6,3%) và không hạnh phúc trong hôn nhân (21,6%) cao hơn ở nhóm
thai phụ có kết quả BDI-II ≥ 18 điểm so với nhóm có BDI-II < 18 điểm (0,6% và 6%), p < 0,001.
Thai phụ không được chồng hỗ trợ trong công việc gia đình, có bạo lực gia đình và bất đồng quan điểm với chồng
chiếm tỷ lệ cao hơn ở nhóm có kết quả BDI-II ≥ 18 điểm so với nhóm chứng p < 0,05.
Bảng 4. Các yếu tố thuộc thai kỳ
Các yếu tố thuộc thai kỳ BDI-II ≥ 18, n (%) BDI-II < 18, n (%) p
Tiền sử sinh non1 5/50 (10,0) 41/479 (8,6) 0,731
Tiền sử sẩy, nạo thai, GEU, thai trứng1 9/50 (18,0) 73/479 (15,2) 0,608
Tiền sử mổ lấy thai1 32/50 (64) 320/479 (66,8) 0,689
Có biến chứng trong lần mang thai trước1 17/50 (34) 130/479 (21,1) 0,303
Mang thai trước kết hôn 17/79 (17,7) 89/824 (10,8) 0,065
Không có kế hoạch mang thai 46/79 (58,2) 237/824 (28,8) < 0,001
Giới tính thai không mong muốn2 5/71 (7,0) 23/808 (2,8) 0,068
Biến chứng trong thai kỳ hiện tại 26/79 (32,9) 194/824 (23,5) 0,064
1 Có 529 trường hợp mang thai từ lần 2 trở lên.
2 loại 24 trường hợp không biết giới tính thai nhi
Tỷ lệ thai phụ không có kế hoạch mang thai ở nhóm có kết quả BDI-II ≥ 18 điểm cao hơn so với nhóm có BDI-II <
18 điểm, tương ứng 58,2% và 28,8%, p < 0,001.
Bảng 5. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm trước sinh
Yếu tố OR 95% CI p
Không có kế hoạch mang thai 3,45 2,15 - 5,53 < 0,001
Vợ không hạnh phúc trong hôn nhân 4,36 2,32 - 8,09 < 0,001
Chồng không hỗ trợ công việc gia đình 5,39 2,26 - 12,87 0,001
Bạo lực gia đình 2,72 1,47 - 5,04 0,001
Có bất đồng quan điểm giữa vợ và chồng 2,11 1,28 - 3,45 0,003
Độc thân/goá/ly thân/ly hôn 11,07 3,13 - 39,10 < 0,001
Tiếp xúc với khói thuốc lá 1,95 1,16 - 3,30 0,011
Thai phụ độc thân/goá/ly thân/ly hôn có nguy cơ trầm cảm trước sinh cao gấp 11,07 lần so với thai phụ kết hôn
hoặc sống chung như vợ chồng (OR 11,07; 95%CI: 3,13 - 39,10).
Các yếu tố khác về gia đình bao gồm chồng không hỗ trợ công việc gia đình, không hạnh phúc trong hôn nhân và
không có kế hoạch mang thai cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm trước sinh.
Bảng 6. Kết quả thai kỳ
Kết quả thai kỳ (*) BDI-II ≥ 18, (n = 36) BDI-II < 18, (n = 476) p
Tuổi thai lúc sinh (tuần) 38,89 ± 1,52 39,21 ± 1,40 0,185
Mổ lấy thai/sinh thủ thuật (n, %) 20 (55,6) 290 (60,9) 0,525
Cân nặng lúc sinh (gram) 3123 ± 384 3179 ± 452 0,471
Apgar 1 phút < 7 điểm (n, %) 2 (5,6) 2 (0,4) 0,026
(*) Trong thời gian nghiên cứu, 512 trường hợp thu thập được kết quả thai kỳ thông qua dữ liệu bệnh viện. Trong đó, 36
trường hợp có kết quả BDI-II ≥ 18 điểm.
Nguyễn Thiện Phương và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(2):30-36. doi: 10.46755/vjog.2020.2.1106
34 Nguyễn Thiện Phương và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(2):30-36. doi: 10.46755/vjog.2020.2.1106
Tỷ lệ trẻ sinh ra có chỉ số Apgar tại 1 phút < 7 điểm
cao hơn ở nhóm thai phụ có kết quả BDI-II ≥ 18 điểm so
với nhóm chứng, tương ứng 5,6% và 0,4%, p = 0,026.
Các kết quả thai kỳ (tuổi thai lúc sinh, phương thức
sinh, cân nặng lúc sinh) không có sự khác biệt giữa 2
nhóm.
4. BÀN LUẬN
4.1. Tỷ lệ thai phụ có triệu chứng trầm cảm trong ba
tháng cuối thai kỳ
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ thai phụ mang
thai ba tháng cuối thai kỳ có triệu chứng trầm cảm phát
hiện qua sàng lọc bằng thang điểm BDI-II là 8,7%. Tỷ
lệ này mặc dù tương đối cao trong thai kỳ nhưng nhìn
chung tương đương với tỷ lệ trầm cảm chung trong báo
cáo của WHO, gần 10% phụ nữ mang thai trên thế giới
bị trầm cảm [7]. Theo ACOG, ước tính 14 - 23% phụ nữ
trầm cảm trong giai đoạn mang thai [18], do đó, ACOG
đưa ra khuyến cáo sàng lọc trầm cảm ít nhất 1 lần trong
thai kỳ [2].
Có sự khác nhau về tỷ lệ trầm cảm giữa các quốc
gia và khu vực và dao động rất lớn phụ thuộc vào từng
nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và đặc biệt là thang
điểm sử dụng để phát hiện triệu chứng trầm cảm. BDI-II
là một trong những thang điểm sàng lọc trầm cảm phổ
biến hiện nay, được dịch và hiệu chỉnh trên 17 ngôn ngữ
tại Châu Âu, Tây và Trung Á và Châu Mỹ Latin. Tuy nhiên,
điểm cắt khác nhau cho tỷ lệ bệnh khác nhau. Trong ng-
hiên cứu, chúng tôi sử dụng thang điểm BDI-II tại điểm
cắt ≥ 18 điểm cho tỷ lệ thai phụ có triệu chứng trầm cảm
là 8,7%, tương tự nghiên cứu của Chung T.K. (8,7%) sử
dụng điểm cắt ≥ 15 điểm [19] nhưng thấp hơn so với các
nghiên cứu của Sahile M.A. (2017) (31,2%) với điểm cắt
≥ 7 điểm và nghiên cứu của Iranfar S. (45,4%) với điểm
cắt ≥ 10 điểm [20], các điểm cắt này thấp hơn rất nhiều
so với nghiên cứu chúng tôi.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về trầm cảm trước sinh
còn khá khiêm tốn và cho nhiều kết quả chênh lệch. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của
Ngô Văn Toàn (2018) trên 1.276 thai phụ [3] với tỷ lệ
37,4% có triệu chứng trầm cảm [11]. Hai nghiên cứu trên
sử dụng thang điểm EPDS ở điểm cắt ≥ 4 điểm cho chẩn
đoán có nguy cơ trầm cảm, trong khi với thang điểm này,
điểm cắt ≥ 10 điểm được khuyến cáo sử dụng ở phần lớn
quốc gia trong đó có Việt Nam để sàng lọc thai phụ có
triệu chứng trầm cảm trước sinh [21].
Như vậy, tỷ lệ trầm cảm trước sinh khác nhau có liên
quan đến sử dụng thang điểm đánh giá khác nhau và
điểm cắt khác nhau của cùng một thang điểm.
4.2. Các yếu liên quan đến trầm cảm trong ba tháng
cuối thai kỳ
Theo kết quả nghiên cứu, nhóm thai phụ tiếp xúc khói
thuốc lá trong thai kỳ có kết quả BDI-II ≥ 18 điểm cao gấp
1,95 lần so với nhóm không tiếp xúc khói thuốc lá (OR
1,95, 95%CI: 1,16-3,30). Nicotin trong thuốc lá tác động
đến sinh bệnh học của trầm cảm thông qua cơ chế hoạt
hoá hoặc ức chế thụ thể nicotinic Acetylcholine (nA-
ChRs) [22]. Ngoài thúc đẩy hoạt động của hệ cholinergic,
nAChRs ảnh hưởng lên hệ thống nội tiết thần kinh do đó
liên quan đến cơ chế trầm cảm và trục dưới đồi - tuyến
yên - thượng thận. Bên cạnh đó, những người tiếp xúc với
khói thuốc có nồng độ dopamine và γ-aminobutyric acid
(GABA) thấp làm tăng tỷ lệ mắc các rối loạn tâm thần
[23]. Kết quả tương tự đã được báo cáo trong nghiên cứu
của Shu-Chuan Weng (2016) [24].
Theo nghiên cứu của chúng tôi, nhóm yếu tố liên
quan đến gia đình chiếm đa số trong các yếu tố liên
quan đến trầm cảm trước sinh, bao gồm không sống
chung với chồng hoặc bạn tình (độc thân/ góa/ly thân/
ly hôn) (OR 11,07; 95%CI: 3,13-39,10), không nhận được
sự hỗ trợ từ chồng trong công việc gia đình và chăm sóc
con cái (OR 5,39; 95%CI: 2,26-12,87). Thai phụ đang kết
hôn hoặc sống với bạn tình có sự ủng hộ về vật chất
và tinh thần, sự hỗ trợ từ chồng hoặc bạn tình giúp thai
phụ giảm các vấn đề tiêu cực và những khó khăn gặp
phải trong quá trình mang thai, trong khi các thai phụ
độc thân, goá, ly thân, ly hôn phải độc lập đối mặt với
quá trình chăm sóc thai kỳ cũng như tự chủ về kinh tế. Tỷ
lệ trầm cảm trước sinh tăng trong nhóm thai phụ có bất
đồng quan điểm vợ chồng (OR 2,11; 95%CI: 1,28-3,45),
có bạo lực gia đình (OR 2,72; 95%CI: 1,47-5,04) cũng như
nhóm người vợ không hạnh phúc trong hôn nhân (OR
4,34; 95%CI: 2,32-8,09). Yếu tố không hạnh phúc trong
hôn nhân cũng được báo cáo tại Malaysia với tỷ lệ 2,6%
[25]. Theo “Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với
phụ nữ Việt Nam”, phụ nữ từng bị bạo lực do chồng gây
ra có nguy cơ trầm cảm cao gấp 3 lần so với nhóm không
bị bạo lực [26]. Các yếu tố về gia đình làm gia tăng nguy
cơ trầm cảm cũng được báo các trong nhiều nghiên cứu
khác [9,27], đây cũng chính là những yếu tố cần được cải
thiện được xác định trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ
phụ nữ nói chung và sức khoẻ sinh sản hiện nay.
Những thai phụ không lên kế hoạch cho lần mang
thai hiện tại có tỷ lệ bị trầm cảm trước sinh tăng gấp
4,27 lần so với những thai phụ có kế hoạch. Tỷ lệ tương
tự cũng được báo cáo trong một nghiên cứu tại Ethiopia
[27]. Ngoài ra, mang thai ngoài ý muốn được phát hiện là
yếu tố nguy cơ rối loạn tâm thần trước và sau sinh ở phụ
nữ các nước thu nhập thấp và trung bình. Mang thai gây
ra những thay đổi về thể chất và tâm lý, thời gian mang
thai và nuôi con về sau ảnh hưởng nhiều đến các kế
hoạch trong cuộc sống của thai phụ cũng như gia đình,
đặc biệt ở những trường hợp người phụ nữ cần chuẩn
bị đầy đủ về tâm lý, thời gian và vật chất cho thời kỳ kéo
dài này.
Căng thẳng tâm lý, gồm có trầm cảm, kích thích giải
35Nguyễn Thiện Phương và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(2):30-36. doi: 10.46755/vjog.2020.2.1106
phóng serotonin, norepinephrin và dopamin từ hổi hải
mã, hạch hạnh nhân và các vùng não khác, đồng thời
kích thích trục hạ đồi - tuyến yên - thượng thận tăng tiết
cortisol trong máu [28]. Catecholamin và cortisol làm
giảm lưu lượng máu động mạch tử cung [29] báo cáo
các triệu chứng trầm cảm trước sinh liên quan đến cân
nặng lúc sinh, chu vi vòng đầu và điểm số Apgar thấp
[31]. Tại Hà Nội, tỷ lệ sinh non và thai nhẹ cân cao hơn ở
nhóm thai phụ có triệu chứng trầm cảm trước sinh [11].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có khác biệt về
tỷ lệ sinh non và thai nhẹ cân ở hai nhóm thai phụ. Tỷ lệ
trẻ sinh ra có điểm Apgar tại 1 phút < 7 điểm cao hơn ở
nhóm thai phụ có kết quả BDI-II ≥ 18 điểm so với nhóm
chứng, tương ứng 5,6% và 0,4% (p < 0,05). Tuy nhiên số
trẻ có điểm Apgar thấp trong nghiên cứu chiếm tỷ lệ
thấp, do đó có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu
và cần khảo sát ở các nghiên cứu lớn hơn. Mặt khác,
trong nghiên cứu chúng tôi, những đối tượng phát hiện
có triệu chứng trầm cảm được hướng dẫn tư vấn với
chuyên gia Tâm thần cùng với quản lý thai kỳ, có thể
những can thiệp này góp phần đáng kể làm cải thiện kết
quả thai kỳ ở nhóm này.
5. KẾT LUẬN
Tỷ lệ thai phụ mang thai ba tháng cuối thai kỳ có triệu
chứng trầm cảm phát hiện qua sàng lọc bằng thang điểm
BDI-II là 8,7%. Các yếu tố liên quan gồm yếu tố về gia đình
như tình trạng độc thân, goá, ly thân, ly hôn (p<0,001; OR
11,07; 95%CI: 3,13 - 39,10), chồng không hỗ trợ công việc
gia đình (p=0,001; OR 5,39; 95%CI: 2,26 - 12,87), không
hạnh phúc trong hôn nhân (p<0,001; OR 4,36; 95%CI:
2,32 - 8,09), có bạo lực gia đình (p=0,001; OR 2,72; 95%CI:
1,47 - 5,04) và bất đồng quan điểm vợ chồng (p=0,003;
OR 2,11; 95%CI: 1,28 - 3,45). Không có kế hoạch mang
thai (p<0,001; OR 3,45; 95%CI: 2,15 - 5,53) và tiếp xúc
với thuốc lá trong thai kỳ (p=0,011; OR 1,95; 95%CI: 1,16
- 3,30) là những yếu tố có liên quan đến trầm cảm trong
thai kỳ.
Trầm cảm trước sinh tương đối phổ biến, do đó cần
có thêm những nghiên cứu toàn diện về bệnh lý này
trong thai kỳ cũng như sự quan tâm đúng mức từ gia
đình, cộng đồng và xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. World Health Organization. The ICD-10 Classification
of Mental and Behavioural Disorders. Geneva; 1992. 99-
103 p.
2. The American College of Obstetricians and Gynecolo-
gists. ACOG Committee Opinion No. 757: Screening for
Perinatal Depression. Obstet Gynecol. 2018;132(5):208-
12.
3. Van Ngo T, Gammeltoft T, Nguyen HTT, Meyrowitsch
DW, Rasch V. Antenatal depressive symptoms and ad-
verse birth outcomes in Hanoi, Vietnam. PLoS ONE.
2018 Nov 2;13(11). Doi: 10.1371/journal.pone.0206650.
4. Eastwood J, Ogbo FA, Hendry A, Noble J, Page A.
The Impact of Antenatal Depression on Perinatal Out-
comes in Australian Women. PLoS ONE [Internet]. 2017
Jan 17 [cited 2019 Oct 8];12(1). Doi: 10.1371/journal.
pone.0169907.
5. Andersson L, Sundström-Poromaa I, Wulff M, Aström
M, Bixo M. Implications of antenatal depression and
anxiety for obstetric outcome. Obstet Gynecol. 2004
Sep;104(3):467-76.
6. Kurki T, Hiilesmaa V, Raitasalo R, Mattila H, Ylikorkala
O. Depression and anxiety in early pregnancy and risk for
preeclampsia. Obstet Gynecol. 2000 Apr;95(4):487-90.
7. World Health Organization. Mental health aspects of
women’s reproductive health: a lobal review of the litera-
ture. Switzerland; 2009.
8. Dadi A, Miller E, Mwanri L. Antenatal depression and
its association with adverse birth outcomes in low and
middle-income countries: A systematic review and me-
ta-analysis. PLoS ONE. 2020 Jan 10;15(1). Doi 10.1371/
journal.pone.0227323.
9. Roomruangwong C, Epperson CN. Perinatal depres-
sion in Asian women: prevalence, associated factors,
and cultural aspects. Asian Biomed. 2011 Apr 1;5(2):179-
93.
10. Tran TD, Tran T, La B, Lee D, Rosenthal D, Fisher
J. Screening for perinatal common mental disorders
in women in the north of Vietnam: a comparison of
three psychometric instruments. J Affect Disord. 2011
Sep;133(1-2):281-93.
11. Niemi M, Falkenberg T, Petzold M, Chuc NTK, Patel
V. Symptoms of antenatal common mental disorders,
preterm birth and low birthweight: a prospective cohort
study in a semi-rural district of Vietnam. Trop Med Int
Health TM IH. 2013 Jun;18(6):687-95.
12. Beck A.T., Steer R.A., Brown G.K. BDI-II.Beck Depres-
sion Inventory Manual, second edition. San Antonio; 1996.
13. Trần Như Minh Hằng. Giáo trình đào tạo CME về các
trắc nghiệm tâm lý. Trường Đại học Y Dược Huế; 2017.
14. Viện sức khoẻ tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai. Thang
đánh giá trầm cảm Beck (BDI). Hà Nội; [update 2009
April 22, cited 2019 Oct 8]. Available from:
gov.vn/vi/chuyen-de-tam-than/trac-nghiem-tam-ly/88-
cac-trc-nghim/764-thang-anh-gia-trm-cm-beck-bdi.html
15. Murray L, Dunne MP, Van Vo T, Anh PNT, Khawaja
NG, Cao TN. Postnatal depressive symptoms amongst
women in Central Vietnam: a cross-sectional study in-
vestigating prevalence and associations with social, cul-
tural and infant factors. BMC Pregnancy Childbirth. 2015
Sep 30;15(1):234-45.
16. Nasreen HE, Rahman JA, Rus RM, Kartiwi M, Sutan R,
Edhborg M. Prevalence and determinants of antepartum
36
depressive and anxiety symptoms in expectant mothers
and fathers: results from a perinatal psychiatric morbidi-
ty cohort study in the east and west coasts of Malaysia.
BMC Psychiatry. 2018 Jun 15;18(1):195-208.
17. Arnau RC, Meagher MW, Norris MP, Bramson R.
Psychometric evaluation of the Beck Depression Inven-
tory-II with primary care medical patients. Health Psy-
chol Off J Div Health Psychol Am Psychol Assoc. 2001
Mar;20(2):112-9.
18. Yonkers KA, Wisner KL, Stewart DE, Oberlander TF,
Dell DL, Stotland N, et al. The management of depres-
sion during pregnancy: a report from the American
Psychiatric Association and the American College of
Obstetricians and Gynecologists. Obstet Gynecol. 2009
Sep;114(3):703-13.
19. Chung TK, Lau TK, Yip AS, Chiu HF, Lee DT. Ante-
partum depressive symptomatology is associated with
adverse obstetric and neonatal outcomes. Psychosom
Med. 2001 Oct;63(5):830-4.
20. Iranfar S, Shakeri J, Ranjbar M, NazhadJafar P,
Razaie M. Is unintended pregnancy a risk factor for de-
pression in Iranian women? East Mediterr Health J. 2005
Jul;11(4):618-24.
21. Departement of Health, Government of Western Aus-
tralia. Edinburgh Depression Scale (EPDS) Translated
into languages other than English. Perth, Western Aus-
tralia: State Perinatal Mental Health Reference Group;
2006.
22. Quattrocki E, Baird A, Yurgelun-Todd D. Biological as-
pects of the link between smoking and depression. harv
Rev Psychiatry. 2000 Sep;8(3):99-110.
23. Arnau RC, Meagher MW, Norris MP, Bramson R.
Psychometric evaluation of the Beck Depression Inven-
tory-II with primary care medical patients. Health Psy-
chol Off J Div Health Psychol Am Psychol Assoc. 2001
Mar;20(2):112-9.
24. Weng S-C, Huang J-P, Huang Y-L, Lee TS-H, Chen Y-H.
Effects of tobacco exposure on perinatal suicidal ide-
ation, depression, and anxiety. BMC Public Health [Inter-
net]. 2016 Jul 22 [cited 2019 Oct 8];16(1). Doi: 10.1186/
s12889-016-3254-z .
25. Mohamad Yusuff AS, Tang L, Binns CW, Lee AH. Prev-
alence of antenatal depressive symptoms among wom-
en in Sabah, Malaysia. J Matern-Fetal Neonatal Med Off
J Eur Assoc Perinat Med Fed Asia Ocean Perinat Soc Int
Soc Perinat Obstet. 2016;29(7):1170-4.
26. Henrica AFM.J, Vung ND, Anh HT, Trang QT, Nga NTV,
Kiem DA, Marta AC. Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia
đình với phụ nữ Việt Nam. Việt Nam: Tổng cục Thống kê
Việt Nam; 2010.
27. Sahile MA, Segni MT, Awoke T, Bekele D. Preva-
lence and predictors of antenatal depressive symptoms
among women attending Adama Hospital Antenatal
Clinic, Adama, Ethiopia. Int J Nurs Midwifery. 2017 May
30;9(5):58-64.
28. Menke A. Is the HPA Axis as Target for Depression
Outdated, or Is There a New Hope? Front Psychiatry [In-
ternet]. 2019;10. Doi: 10.3389/fpsyt.2019.00101.
29. Rakers F, Bischoff S, Schiffner R, Haase M, Rupprecht
S, Kiehntopf M, et al. Role of catecholamines in mater-
nal-fetal stress transfer in sheep. Am J Obstet Gynecol.
2015 Nov;213(5):684.e1-684.e9.
30. Browne VA, Julian CG, Toledo-Jaldin L, Cioffi-Ragan
D, Vargas E, Moore LG. Uterine artery blood flow, fetal
hypoxia and fetal growth. Philos Trans R Soc B Biol Sci.
2015 Mar 5;370(1663). Doi:10.1098/rstb.2014.0068.
31. Hasanjanzadeh P, Faramarzi M. Relationship be-
tween Maternal General and Specific-Pregnancy Stress,
Anxiety, and Depression Symptoms and Pregnancy Out-
come. J Clin Diagn Res JCDR. 2017 Apr;11(4):VC04-7.
Nguyễn Thiện Phương và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(2):30-36. doi: 10.46755/vjog.2020.2.1106
Các file đính kèm theo tài liệu này:
tram_cam_ba_thang_cuoi_thai_ky_va_cac_yeu_to_lien_quan.pdf