- Nguyên tắc thứ tư: Khác với các sản
phẩm du lịch khác, tài nguyên du lịch về trang
phục khó có thể xây dựng độc lập thành các
sản phẩm du lịch hấp dẫn, thành những dịch
vụ quan trọng như văn hóa ẩm thực, như dịch
vụ đi lại, dịch vụ lưu trú Do đó, cần phải
nghiên cứu, xây dựng tài nguyên trang phục
các dân tộc kết hợp với các nguồn tài nguyên
khác (như lễ hội, sinh hoạt văn hóa) tạo thành
hệ thống cảnh quan độc lập. Trong vấn đề xây
dựng sản phẩm du lịch từ tài nguyên trang
phục, cần chú ý đến tính hệ thống và chuỗi
sản phẩm, hạn chế việc bán hàng đơn lẻ,
không gắn với cảnh quan môi trường và sinh
hoạt văn hóa của tộc người.
Tài nguyên trang phục của các dân tộc
thiểu số đa dạng, phong phú, giàu giá trị thẩm
mĩ, giá trị lịch sử, giá trị sử dụng. Nhưng các
tài nguyên này muốn trở thành sản phẩm du
lịch đòi hỏi phải nắm vững được các đặc điểm
của tài nguyên cũng như hồn văn hóa dân tộc,
tính hệ thống của tài nguyên. Trong đó, đặc
biệt chú ý kết hợp giữa nguyên lý bảo tồn,
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với vấn đề
tái sáng tạo; vừa đáp ứng nhu cầu bảo tồn
nhưng cũng đáp ứng được nhu cầu sáng tạo
của lớp trẻ đương đại. Đề án bảo tồn, phát huy
trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số
Việt Nam khi vận hành trong cuộc sống
đương đại cần gắn liền với vấn đề phát triển
du lịch, xác định du lịch là “đầu ra” là “điểm
nhấn” của đề án./.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trang phục các dân tộc thiểu số với vấn đề phát triển du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang phục các dân tộc thiểu số
75
TRANG PHỤC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Trần Hữu Sơn* - Trần Thùy Dương**
Tóm tắt: Trang phục các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là di sản Văn hóa đa dạng, mang đậm dấu ấn
tộc người. Hiện nay, các trang phục này đang có xu hướng biến đổi mạnh mẽ, thậm chí một số tộc người
chối bỏ trang phục truyền thống. Bài viết đề xuất hướng bảo tồn phát huy giá trị di sản trang phục truyền
thống thông qua hoạt động du lịch. Tác giả chú trọng đề xuất xu hướng khai thác, các tiêu chí nguyên tắc
xây dựng trang phục và xây dựng trang phục thành sản phẩm du lịch. Các nguyên tắc, xu hướng xây dựng
sản phẩm du lịch mang tính chất định hướng chung nhưng cũng có khả năng ứng dụng với từng vùng
đồng bào dân tộc thiểu số.
Từ khóa: Trang phục, sản phẩm du lịch, nguyên tắc phát triển sản phẩm.
rang phục các dân tộc thiểu số Việt
Nam không chỉ phản ánh đặc trưng
văn hóa tộc người mà còn là tài nguyên phát
triển du lịch. Trong bản báo cáo này, chúng
tôi trình bày những vấn đề: i) Trang phục là
tài nguyên du lịch nhân văn; ii) Bảo tồn, phát
huy trang phục các dân tộc thiểu số trở thành
sản phẩm du lịch.
1. Trang phục truyền thống ở các dân tộc
thiểu số được nhiều nhà nghiên cứu đề cập.
Từ năm 1990 đến nay, đã có công trình
nghiên cứu về trang phục các dân tộc thiểu số
như: Nghệ thuật trang phục Thái (Lê Ngọc
Thắng - 1990), Trang phục cổ truyền các dân
tộc Việt Nam (Ngô Đức Thịnh - 1994), Trang
phục cổ truyền của người Hmông Hoa ở tỉnh
Yên Bái (Trần Thị Thu Thủy - 2004), Trang
phục cổ truyền của người Dao Việt Nam
(Nguyễn Khắc Tụng - Nguyễn Anh Cường -
2011), Trang phục của người Lào ở Tây Bắc
Việt Nam (Võ Thị Mai Phương - 2012), Trang
phục và nghệ thuật trang trí trên trang phục
của người Dao Đỏ ở Lào Cai (Phan Thị
TS. Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam.
** Ths. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phượng - 2013), Trang phục của người
Hmông Đen ở huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai
(Nguyễn Thị Hoa - 2016), Nhưng các công
trình này chủ yếu nghiên cứu về chức năng,
các loại hình trang phục của một số dân tộc ít
người ở Việt Nam. Hiện nay, chưa có công
trình nào nghiên cứu trang phục với phát triển
du lịch.
2. Trang phục các dân tộc ở nước ta rất
phong phú, đa dạng về loại hình. Việt Nam có
53 dân tộc ít người, trong đó có hàng trăm
nhóm, ngành địa phương khác nhau. Mỗi
nhóm, ngành địa phương của các tộc người
đều có trang phục riêng biệt. Người Tày có
ngành Pa Dí, Thu Lao,; người Dao có
ngành Dao Tiền, Dao Đỏ, Quần Trắng, Quần
Chẹt, Thanh Phán, Thanh Y, Áo Dài. Với các
loại hình trang phục rất phong phú, thậm chí,
mỗi một ngành Dao khác nhau, ở mỗi địa
phương khác nhau lại có kiểu trang phục
khác nhau. Trang phục người Dao Đỏ ở
huyện Sìn Hồ (Lai Châu) khác với trang
phục người Dao Đỏ ở huyện Bát Xát (Lào
Cai). Do đó, trang phục còn trở thành tiêu chí
để đặt tên cho từng nhóm địa phương tộc
người. Người Hmông căn cứ vào chiếc váy
T
3 (43) - 2019: DI SẢN, DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN 76
phụ nữ mặc để đặt tên cho các ngành như
Hmông Đơ (Hmông Trắng), Hmông Lềnh
(Hmông Hoa), Hmông Si (Hmông Đỏ),
Hmông Đu (Hmông Đen)
Sự đa dạng của trang phục phản ánh nổi
bật ở màu sắc trang phục. Cư dân Tày, Nùng
sống ẩn mình trong màu sắc của núi rừng,
trang phục chủ yếu mang màu chàm, nền nã.
Trang phục của người Hmông, Dao, Pà Thẻn,
Phù Lá (nhóm Xá Phó), Hà Nhì, như muốn
vượt trội khỏi màu xanh của núi rừng đại
ngàn, nhằm tôn lên vẻ đẹp con người trước
khung cảnh thiên nhiên. Làm được như vậy,
trang phục của các tộc người này có một nghệ
thuật sử dụng màu sắc đặc biệt. Đó là sự kết
hợp nhiều biện pháp kỹ thuật tạo thành các dải
hoa văn gây cảm giác mạnh (kỹ thuật ghép
vải, ghép hạt cườm, kỹ thuật thêu, kỹ thuật in
sáp ong). Đó còn là sự mạnh dạn sử dụng các
gam màu nóng làm màu chủ đạo, phối hợp
màu đỏ với màu vàng và màu trắng nhằm đối
chọi với nền chàm, tạo nên sắc rực rỡ của hoa
văn thổ cẩm.
Tính đa dạng của trang phục còn được gắn
với lứa tuổi, giới tính, chức năng nghề nghiệp
của cư dân các tộc người. Các cô dâu trong
ngày thường mặc bộ trang phục nền nã nhưng
trong ngày cưới, bộ trang phục đó trở nên rực
rỡ hơn nhờ ở các kiểu mũ, khăn độc đáo
(nhóm người Dao Đỏ hay Dao Đại Bản), hoặc
những đường thêu trên yếm, áo của người
Dao Quần Trắng, Cao Lan (thuộc dân tộc Sán
Chay) Bộ trang phục của thầy cúng Đạo
giáo của người Dao, Cao Lan, Sán Dìu, Tày
như một đồ án trang trí nghệ thuật phản ánh
đặc trưng về quan niệm thế giới quan, nhân
sinh quan tộc người. Trên bộ trang phục thầy
cúng của người Dao Làn Tẻn, Sán Dìu đều
phản ánh các tầng thế giới, các đội ngũ âm
binh, 28 vì tinh tú nhưng ở ví trí trang trọng
nhất là hình ảnh của 3 vị Tam thanh. Trang
phục của thầy shaman người Hmông nổi bật ở
chiếc áo cổ truyền và chiếc khăn bịt mặt độc
đáo, đó có thể là chiếc khăn màu đỏ, nhưng
cũng có thể là chiếc khăn màu đen Trang
phục trẻ em của các dân tộc được trang trí
bằng nghệ thuật hoa văn, ghép vải, ghép đồ
trang sức ở mũ, áo hoặc các đồ bạc kèm theo.
Hầu hết trang phục của các dân tộc đều có sự
phân biệt rõ giới tính, trang phục nam và trang
phục nữ. Trang phục nam đơn giản, màu sắc
không rực rỡ nhưng trang phục nữ lại in đậm
dấu ấn văn hóa tộc người. Ở bộ trang phục
này còn ẩn chứa cả nghệ thuật tạo hoa văn,
nghệ thuật cắt may, nghệ thuật ghép đồ trang
sức. Như vậy, tính đa dạng, phong phú của
trang phục các dân tộc thiểu số vừa được phản
ánh ở các ngành, nhóm địa phương, phân chia
theo lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp của từng
thành viên. Bản sắc văn hóa của tộc người in
đậm trong trang phục truyền thống. Trang
phục trở thành “thẻ căn cước” của từng tộc
người cụ thể.
Tính đa dạng của trang phục, bản sắc của
trang phục không chỉ phản ánh trong từng tộc
người khác nhau mà còn phản ánh ở từng khu
vực khác nhau. Trang phục của các tộc người
Trường Sơn - Tây Nguyên dù có nhiều nhóm
ngôn ngữ khác nhau (Nam Đảo, Môn - Khơ
me,) nhưng đều có những nét tương đồng
về kỹ thuật may cắt, kiểu váy, kiểu áo, khố.
Tính riêng, cá tính tộc người chỉ được thể
hiện ở nghệ thuật thêu và hình tượng các loại
hoa văn. Người Dao sống ở nhiều vùng khác
nhau như trên sườn núi cao có độ cao 1.500m
trở lên hoặc ở những cao nguyên có độ cao
xấp xỉ 1.000m nhưng họ cũng tham gia khai
phá các thung lũng hẹp ven sông, ven suối
cùng với người Tày, người Thái. Do đó,
trang phục của người Dao dưới góc nhìn “địa
hình” với độ cao thấp khác nhau cũng nhận
thấy những đặc điểm khác nhau. Các ngành
Dao ở trên núi cao thường sử dụng gam màu
nóng thêu hoa văn thổ cẩm. Nhưng trang
phục người Dao ở các thung lũng lại trở nên
nền nã, thấm đậm sắc chàm như Dao Thanh
Y, Dao Quần Trắng.
Trang phục các dân tộc thiểu số
77
Tính đa dạng của trang phục còn phản ánh
đặc điểm khí hậu từng vùng khác nhau. Người
Hmông, Dao, Hà Nhì ở trên núi cao, trời
lạnh nên trang phục thường có nhiều lớp.
Riêng áo có các kiểu áo ngắn, áo dài, khăn
choàng khá phong phú. Nhưng người Sán
Dìu, người Thái, người Mường ở vùng thấp
thì bộ trang phục không phong phú về cách
sắp xếp tầng lớp, loại hình trang phục. Các tộc
người ở miền núi phía Bắc sống trong môi
trường rừng nên màu sắc chủ đạo là màu
chàm - màu của núi rừng. Người Chăm sống ở
miền Trung, bên các cồn cát ven biển nên
trang phục có gam màu chủ đạo là màu trắng -
màu của nước và cát.
3. Hiện nay, trang phục các dân tộc thiểu
số Việt Nam đang biến đổi nhanh chóng.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, có những biến
đổi như sau:
- Xu hướng ít biến đổi, hầu hết là giữ
nguyên tính truyền thống của trang phục. Xu
hướng này phản ánh đậm nét ở trang phục của
thầy cúng và một số lễ phục trong đám cưới,
đám tang, ngày lễ.
- Xu hướng chối bỏ trang phục truyền
thống, mặc trang phục của người Kinh. Đây
là xu hướng chính trong quá trình biến đổi
trang phục của các dân tộc thiểu số. Hầu hết
các dân tộc đều có xu hướng mặc trang phục
người Kinh (với quan niệm bình đẳng, tiến bộ
như người Kinh) hoặc chất liệu vải như người
Kinh là đơn giản, giá thành rẻ, thích hợp với
từng mùa khác nhau
- Xu hướng mặc trang phục cải tiến của
nhiều tộc người ở biên giới: ở biên giới Việt -
Trung, các tộc người mặc trang phục cải tiến
của người đồng tộc ở Trung Quốc (như người
Hmông, người Hà Nhì, người Dao). Các tộc
người ở biên giới Việt - Lào mặc trang phục
cải tiến của người Lào, người Thái Lan (như
người Hmông, người Thái)
- Xu hướng bỏ trang phục truyền thống,
mặc các trang phục của các dân tộc có số dân
đông (như các dân tộc Kháng, La Ha, Mảng,
Xinh Mun mặc trang phục theo người Thái;
nhóm Cao Lan (thuộc dân tộc Sán Chay) mặc
trang phục như người Tày).
4. Trang phục là nguồn tài nguyên du lịch
nhân văn (du lịch văn hóa), vì vậy, cần nghiên
cứu, bảo tồn, phát huy trang phục trở thành
sản phẩm du lịch.
Trang phục mang bản sắc văn hóa tộc
người. Mỗi tộc người (mỗi ngành nhóm khác
nhau), đều có những đặc điểm trang phục
khác nhau. Tính đa dạng của trang phục cũng
như tính thẩm mĩ đã tạo cho nó những vẻ đẹp
riêng vốn có. Mặt khác, trang phục còn mang
dấu ấn lịch sử. Những hoa văn hình động vật,
thực vật trong trang phục của người Mường
phản ánh đặc trưng của văn hóa Đông Sơn
cách ngày nay hơn 2000 năm (1). Trang phục
Hmông - bộ trang phục được sử dụng nhiều
kỹ thuật tạo hình hoa văn nhất so với các dân
tộc khác ở Việt Nam, đó là kỹ thuật thêu, kỹ
thuật dệt, kỹ thuật ghép vải, kỹ thuật ghép kim
loại, kỹ thuật in sáp ong. Sự phong phú về kỹ
thuật không chỉ phản ánh giá trị lịch sử của
trang phục mà còn đề cao giá trị thẩm mĩ. Mỗi
biểu tượng hoa văn (dù là hoa văn kỷ hà, khắc
vạch hay hoa văn thực vật, hoa văn động vật)
đều phản ánh nét đặc sắc trong nghệ thuật
thêu thùa, dệt may làm trang phục của các dân
tộc. Các biểu tượng hoa văn cũng như những
đặc trưng về kỹ thuật, về màu sắc, về hình
dáng đã tạo nên những nét đặc thù trong
trang phục. Chính nét đặc thù, tính đa dạng
trên trang phục đã tạo ra sức hút đối với du
khách. Khi du khách đến với các chợ phiên Sa
Pa, Bắc Hà ở Lào Cai hay chợ Quản Bạ, Đồng
Văn, Mèo Vạc ở tỉnh Hà Giang thì đều có cảm
giác bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp của trang phục.
Trang phục tạo nên vẻ đẹp phong phú và đặc
sắc ở mỗi chợ phiên. Trang phục tạo thành
“điểm nhấn”, sức hút ở khu du lịch Sa Pa,
3 (43) - 2019: DI SẢN, DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN 78
Mộc Châu. Nếu một ngày nào đó, ở các thị
trấn miền núi này không còn vẻ đẹp trang
phục thì sức hút du lịch sẽ giảm đi rất nhiều.
Thậm chí cả sắc thái miền núi, vẻ đẹp tộc
người cũng không tạo nên sức hút du khách
bởi thiếu bóng dáng của những bộ trang phục.
Trang phục trở thành “cái hồn”, trở thành vẻ
đẹp quyến rũ đối với các du khách khi lên
thăm các điểm du lịch ở vùng đồng bào dân
tộc thiểu số. Du khách đến với Sa Pa không
chỉ thưởng thức khí hậu và cảnh quan của núi
rừng mà còn chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo
của các bộ trang phục Hmông, Dao, Tày Giáy,
Xá Phó. Khi đi dự chợ phiên ở huyện Mường
Khương (Lào Cai), huyện Quản Bạ (Hà
Giang), huyện Phong Thổ (Lai Châu) chỉ
nhìn vào các sắc màu trang phục, du khách có
thể biết rõ huyện đó, vùng đó có bao nhiêu tộc
người, bao nhiêu nhóm địa phương, dân tộc
sinh sống. Vì vậy, cần phải nhấn mạnh trang
phục là tài nguyên hấp dẫn của du lịch. Tuy
nhiên, muốn cho trang phục càng thêm sức
hút đối với du khách thì cần nghiên cứu trang
phục trở thành sản phẩm của du lịch.
Sản phẩm của du lịch là tổng thể các dịch
vụ, hàng hóa do người kinh doanh du lịch
cung cấp cho du khách (2). Sản phẩm du lịch
gồm có các sản phẩm cốt lõi (hạt nhân), sản
phẩm hoàn thiện, sản phẩm tiềm năng.
Nhưng sức hút của du lịch không chỉ dựa vào
các loại hình sản phẩm trên mà chủ yếu là
dựa vào sản phẩm đặc thù. Vì thế, cần
nghiên cứu, xây dựng văn hóa trang phục trở
thành sản phẩm đặc thù cho du lịch. Muốn có
sản phẩm du lịch đặc thù về trang phục đòi
hỏi nhà sản xuất phải nghiên cứu đặc điểm
của trang phục, tìm hiểu những nét riêng của
trang phục, có hướng xây dựng cụ thể. Ở
điểm này, yêu cầu người thiết kế sản phẩm,
người thuyết minh quảng bá sản phẩm cần
nắm vững đặc điểm, nguồn gốc, đặc trưng
của họa tiết hoa văn, từ đó thiết kế các sản
phẩm mang tính độc đáo. Người sản xuất sản
phẩm cũng cần giải mã được các biểu tượng
nổi bật trong trang phục các dân tộc như:
hiểu về truyền thuyết bàn vương của người
Dao để giải thích họa tiết hoa văn ấn bàn
vương phía sau tấm áo nam giới. Trong bộ
trang phục Thái, người sản xuất sản phẩm
cần hiểu rõ về chức năng của tấm khăn piêu
của người phụ nữ Thái Đen, cũng như biểu
tượng cây piêu trong văn hóa Thái. Hoặc
trong tấm áo xửa cỏm có hàng cúc bướm
bằng bạc (mák pén), hàng cúc bạc đó vừa có
giá trị sử dụng nhưng cũng vừa có giá trị
thẩm mĩ được tạo hình phong phú như con
nhện, con ve sầu, hình hoa, hình cầu. Màu
của họa tiết, màu của hàng cúc bạc nổi bật
giữa khuôn ngực của người phụ nữ. Việc
giải mã hình bướm, hình ve sầu cũng là điều
hấp dẫn của bài thuyết minh về trang phục
cho du khách. Nhìn chung, tính đặc thù của
trang phục các dân tộc thiểu số phụ thuộc
vào phần nguyên liệu, màu sắc, hình dáng,
kỹ thuật dệt may, kỹ thuật tạo hoa văn
Tính đặc thù càng được tô đậm hơn nhờ các
họa tiết hoa văn.
Từ thực tiễn về sản xuất các trang phục, về
chức năng tồn tại loại hình trang phục của các
tộc người, tôi đề xuất một xu hướng khai thác
trang phục xây dựng thành sản phẩm du lịch:
- Hướng khai thác thứ nhất: xây dựng các
không gian sản xuất, trình diễn và bán trang
phục. Ở mỗi điểm du lịch cộng đồng của từng
tộc người như điểm du lịch bản Tông, bản Pó
của người Thái Sơn La; điểm du lịch Cát Cát
của người Hmông ở Sa Pa; điểm du lịch của
người Dao ở Tả Phìn, Sa Pa; điểm du lịch
Nậm Đăm, Lùng Táo ở Hà Giang; điểm du
lịch bản Lác ở Mai Châu, Hòa Bình đều có
đặc điểm chung là khai thác các di sản văn
hóa của các tộc người, kết hợp với cảnh quan
môi trường, xây dựng thành điểm du lịch cộng
đồng. Ở nơi đây, cần xây dựng một không
gian trải nghiệm khép kín theo quy trình sản
xuất trang phục. Ví dụ như bản Cát Cát ở Sa
Trang phục các dân tộc thiểu số
79
Pa đã xây dựng khu trồng lanh, dệt vải,
nhuộm chàm sử dụng các khung dệt cổ
truyền đạp chân chỉ còn sót lại ở vùng người
Hmông Cát Cát nhằm tạo ra môi trường sản
xuất trang phục. Du khách đến xem các điểm
du lịch này đều được trải nghiệm việc tự sản
xuất tấm vải lanh, tự tay thêu thùa, in sáp ong,
nhuộm chàm. Sau đó, họ có thể thiết kế thành
các túi nhỏ xinh đựng điện thoại, mặt gối, ba
lô du lịch Mỗi người cũng có thể tự mua
sắm cho mình một bộ trang phục truyền thống
của người Hmông Cát Cát. Sự trải nghiệm sản
xuất trang phục thổ cẩm có sức hút với đông
đảo du khách. Nhu cầu trải nghiệm của du
khách quốc tế đang ngày càng phát triển.
Những năm gần đây và trong tương lai sẽ là
một dòng nhu cầu chính của du khách, vì thế
việc tổ chức không gian sản xuất trang phục,
thổ cẩm cho du khách là hướng đi mới nhưng
báo hiệu nhiều kết quả, thu hút được đông đảo
du khách tham gia.
- Hướng thứ hai: ở những điểm du lịch
quan trọng hoặc các khu du lịch của địa
phương, vùng, quốc gia, có thể xây dựng nhà
bảo tàng trưng bày trang phục. Ở các điểm du
lịch quốc tế đều có các bảo tàng, trở thành hạt
nhân cho điểm du lịch. Nhưng ở nước ta, bảo
tàng chưa gắn với du lịch. Cơ quan làm bảo
tàng cứ việc làm bảo tàng, không cần biết đến
nhu cầu của du khách muốn xem gì, khám phá
những gì trong bảo tàng. Vì thế, có một điều
nghịch lý là hệ thống bảo tàng công lập từ
Trung ương đến các tỉnh rất ít thu hút được
khách. Do đó, ở mỗi khu, mỗi điểm du lịch
quan trọng, có điều kiện có thể xây dựng các
bảo tàng với quy mô thích hợp. Ở đây sưu tầm
và trưng bày các nguyên liệu, công cụ sản
xuất trang phục. Ở đây cũng có thể trưng bày
các kiểu loại trang phục từ thô sơ cho đến hiện
nay như các kiểu trang phục bằng vỏ cây, các
tấm chăn sui, tấm áo lá cho đến các bộ
trang phục đương đại. Ở vùng người Hmông,
người Dao, người Tày, người Thái có thể
trưng bày các bộ trang phục cổ truyền của
nam và nữ, trang phục của thầy cúng, của cô
dâu chú rể, trang phục của người già, trẻ em
Bảo tàng trưng bày trang phục có thể là một
bảo tàng chuyên đề nhưng cũng có khi chỉ là
một phần trong nhà bảo tàng trưng bày văn
hóa tộc người, thậm chí chỉ là một góc trưng
bày gắn với khu trải nghiệm sản xuất trang
phục, hoặc các quầy bán trang phục. Vì vậy,
cũng cần lồng ghép đề án bảo tồn, phát huy
trang phục truyền thống dân tộc thiểu số với
đề án xây dựng các buôn làng truyền thống.
Trong các dự án bảo tồn các buôn làng truyền
thống, cần lựa chọn ngôi nhà cổ truyền, thiết
kế thành bảo tàng nhỏ trưng bày trang phục
các dân tộc. Việc xây dựng thiết chế bảo tàng
trong dự án bảo tồn làng bản truyền thống vừa
làm phong phú, hiệu quả cho việc bảo tồn các
buôn làng nhưng quan trọng hơn, bảo tàng sẽ
trở thành “điểm nhấn” có sức hút du khách.
Việc xây dựng thiết chế bảo tàng ở đây còn
khắc phục một tư duy lệch lạc khi thực hiện
dự án bảo tồn các buôn làng truyền thống là
chỉ lo xây dựng các nhà văn hóa (không gắn
với thiết chế truyền thống của bản làng). Tất
nhiên, muốn xây dựng được bảo tàng ở các
điểm du lịch, đòi hỏi các nhà chủ dự án, các
nhà quản lý điểm du lịch phải am hiểu về
trang phục, phải tiến hành các công đoạn từ
điều tra nhu cầu du khách đến phương thức
trưng bày bảo tàng cũng như hình thức thuyết
minh, tham quan
- Hướng thứ ba: tổ chức các festival, các
cuộc liên hoan trình diễn trang phục với nhiều
hình thức khác nhau như thi người đẹp dân tộc
thiểu số với trang phục đẹp, trình diễn các
trang phục, trình diễn thời trang kế thừa trang
phục truyền thống Hiện nay, trong các ngày
văn hóa thể thao các dân tộc đều có hình thức
thi trang phục đẹp gắn với thi người đẹp. Các
cuộc thi này trở thành một nội dung của ngày
hội văn hóa các dân tộc. Tuy nhiên, ngày hội
này lại phải đợi chờ hàng chục năm mới được
tổ chức ở một thành phố, tỉnh lị vùng dân tộc
thiểu số nhất định. Do đó, cần nghiên cứu việc
3 (43) - 2019: DI SẢN, DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN 80
xây dựng các cuộc thi trang phục trở thành
các sản phẩm du lịch thường xuyên. Ở các
khu du lịch Sa Pa, cao nguyên đá Đồng Văn,
Tam Đảo, Mộc Châu cần nghiên cứu, đưa
chương trình thi trang phục, liên hoan trang
phục truyền thống các dân tộc, festival trang
phục cổ truyền và đương đại thành các sự kiện
mang tính thường xuyên đáp ứng nhu cầu du
khách. Các cuộc liên hoan này có thể tổ chức
thành một lễ hội riêng như kiểu lễ hội áo dài
nhưng cũng có thể trở thành một ngày hội với
nhiều nội dung liên hoan, trình diễn khác nhau
như: liên hoan trang phục cưới, ngày hội các
trang phục truyền thống, hoặc thi thiết kế thời
trang trên nền tảng kế thừa trang phục truyền
thống như thời trang mùa đông trên đỉnh núi
Phan Xi Păng, thời trang mùa hè ở khu du
lịch Tam Đảo.
- Hướng thứ tư: Xây dựng các quầy bán
trang phục ở các điểm du lịch. Mỗi một
điểm du lịch đều thiết kế các quầy bán
trang phục, các cửa hàng bán trang phục
dân tộc thiểu số. Ở các cửa hàng này, cần
sáng tạo từ hình thức bán hàng đến thuyết
minh, giới thiệu hàng có tính hấp dẫn.
Người bán hàng cần mặc trang phục truyền
thống hoặc trang phục đã cách tân phù hợp
với nhu cầu du khách. Bài thuyết minh phải
chú trọng giới thiệu được vẻ đẹp của bộ
trang phục cũng như giá trị thẩm mĩ, giá trị
lịch sử được ẩn tàng trong trang phục.
Đồng thời, cũng có thể xây dựng các quầy
bán trang phục trở thành một không gian
sản xuất trang phục thổ cẩm. Ở quầy bán
có cả khu nhuộm chàm, thêu thùa, dệt vải.
Người bán trang phục vừa là người bán
hàng, vừa là hướng dẫn viên du lịch, lại
vừa là nghệ nhân. Nhằm đáp ứng nhu cầu
chụp ảnh của đông đảo du khách trong
nước, cũng cần xây dựng các kịch bản cho
thuê trang phục truyền thống với các
chương trình “em là cô dâu người Hmông”,
“thiếu nữ Tày cầm đàn trên đỉnh núi”, “cô
gái Mường bên khung dệt”
Muốn bảo tồn, phát huy, xây dựng trang
phục thành các sản phẩm du lịch cần tuân theo
một số nguyên tắc quan trọng như sau:
- Nguyên tắc thứ nhất: Trong xây dựng
trang phục thành sản phẩm du lịch đòi hỏi sản
phẩm phải chứa đựng được “hồn” của văn hóa
tộc người. Tính đa dạng, nghệ thuật độc đáo,
cũng như bản sắc của trang phục tộc người
cần được kế thừa, thấm nhuần vào các sản
phẩm trang phục. Các bảo tàng, các cuộc liên
hoan trình diễn cho đến các cửa hàng bán
trang phục đều thấm đậm nét đặc trưng của
mỗi tộc người - chủ nhân của trang phục. Nét
đặc trưng này cũng như cái hồn của văn hóa
tộc người, phải được thực hiện qua ý tưởng,
khâu thiết kế sản phẩm cho đến vấn đề quảng
bá, bán sản phẩm.
- Nguyên tắc thứ hai: Xây dựng trang phục
trở thành sản phẩm du lịch cần phải hướng tới
thị trường. Các sản phẩm này đều do nhu cầu
của du khách và thị trường định hướng quyết
định. Hiện nay, ở các điểm, khu du lịch nước
ta có 3 loại hình du khách khác nhau là du
khách trong nước, du khách đại trà Trung
Quốc và du khách có sự chi phí cao của các
nước Âu Mĩ, Nhật Bản, Hàn Quốc Do đó,
muốn xây dựng một bảo tàng, muốn tổ chức
một cuộc festival trang phục hay xây dựng
một không gian văn hóa trang phục đòi hỏi
cộng đồng người làm du lịch phải nghiên cứu
nhu cầu của từng loại hình du khách. Từ nhu
cầu đó mới tiến hành phân khúc thị trường,
xây dựng các sản phẩm phù hợp.
- Nguyên tắc thứ ba: Cần xây dựng các sản
phẩm du lịch hướng về phát triển bền vững. Ở
đây, cần có quan niệm về điều tra nhu cầu du
khách, định hướng du khách sử dụng các sản
phẩm trang phục truyền thống, được thêu dệt,
cắt may bằng các công cụ thủ công, nguyên
liệu sản xuất cũng là trang phục truyền thống
chứ không phải là những mặt hàng công
nghiệp rẻ tiền. Từ đó, đề cao giá trị truyền
thống, thổi được hồn dân tộc vào mỗi sản
Trang phục các dân tộc thiểu số
81
phẩm, tránh tình trạng làm hàng nhái, ham rẻ
bán các mặt hàng kém chất lượng, phá vỡ tính
nguyên gốc của trang phục truyền thống.
Trong khu bán hàng trang phục, phải dành các
vị trí trang trọng, được đầu tư theo chiều sâu
bán các mặt hàng trang phục truyền thống với
giá cao. Đặc biệt chú ý không bán lẫn lộn các
sản phẩm nhái, sản phẩm làm giả truyền thống
với sản phẩm trang phục truyền thống.
- Nguyên tắc thứ tư: Khác với các sản
phẩm du lịch khác, tài nguyên du lịch về trang
phục khó có thể xây dựng độc lập thành các
sản phẩm du lịch hấp dẫn, thành những dịch
vụ quan trọng như văn hóa ẩm thực, như dịch
vụ đi lại, dịch vụ lưu trú Do đó, cần phải
nghiên cứu, xây dựng tài nguyên trang phục
các dân tộc kết hợp với các nguồn tài nguyên
khác (như lễ hội, sinh hoạt văn hóa) tạo thành
hệ thống cảnh quan độc lập. Trong vấn đề xây
dựng sản phẩm du lịch từ tài nguyên trang
phục, cần chú ý đến tính hệ thống và chuỗi
sản phẩm, hạn chế việc bán hàng đơn lẻ,
không gắn với cảnh quan môi trường và sinh
hoạt văn hóa của tộc người.
Tài nguyên trang phục của các dân tộc
thiểu số đa dạng, phong phú, giàu giá trị thẩm
mĩ, giá trị lịch sử, giá trị sử dụng. Nhưng các
tài nguyên này muốn trở thành sản phẩm du
lịch đòi hỏi phải nắm vững được các đặc điểm
của tài nguyên cũng như hồn văn hóa dân tộc,
tính hệ thống của tài nguyên. Trong đó, đặc
biệt chú ý kết hợp giữa nguyên lý bảo tồn,
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với vấn đề
tái sáng tạo; vừa đáp ứng nhu cầu bảo tồn
nhưng cũng đáp ứng được nhu cầu sáng tạo
của lớp trẻ đương đại. Đề án bảo tồn, phát huy
trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số
Việt Nam khi vận hành trong cuộc sống
đương đại cần gắn liền với vấn đề phát triển
du lịch, xác định du lịch là “đầu ra” là “điểm
nhấn” của đề án./.
T.H.S - T.T.D
___________________
1. Trần Từ (1978), Hoa văn Mường - Nhận xét
đầu tay, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, tr. 89-90.
2. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa
(2004), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb. Lao động -
xã hội, Hà Nội, tr. 31.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị Hoa (2016), Trang phục của
người Hmông Đen ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai,
Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội.
2. Võ Thị Mai Phương (2012), Trang phục
của người Lào ở Tây Bắc Việt Nam, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
3. Phan Thị Phượng (2013), Trang phục và
nghệ thuật trang trí trên trang phục của người
Dao Đỏ ở Lào Cai, Nxb. Lao động, Hà Nội.
4. Trần Hữu Sơn (2017), Văn hóa dân gian
ứng dụng, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
5. Ngô Đức Thịnh (1994), Trang phục cổ
truyền các dân tộc Việt Nam, Nxb. Văn hóa dân
tộc, Hà Nội.
6. Lê Ngọc Thắng (1990), Nghệ thuật trang
phục Thái, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
7. Nguyễn Khắc Tụng - Nguyễn Anh Cường
(2011), Trang phục cổ truyền của người Dao ở
Việt Nam, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
Trần Hữu Sơn: Costumes of ethnic minorities and tourism development issues
Costumes of ethnic minorities in Vietnam are considered diverse cultural heritage, imbued
characteristics of ethnicity. There have been recently drastic changes in attitude towards ethnic costumes;
even some ethnic groups ignore their traditional costumes. This article gives suggestions to preserve and
promote the heritage value of traditional costumes through tourism activities. The author proposes ways of
exploitation for tourism and principles in making costumes tourism products, which provides a general
orientation but could be applicable to individual ethnic minority area.
Keywords: Costume, tourism products, principles of product development.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- trang_phuc_cac_dan_toc_thieu_so_voi_van_de_phat_trien_du_lic.pdf