“Phượt”-một khái niệm đang dần trở thành xu hướng trong giới trẻ,
tượng trưng cho một kiểu du lịch bụi bặm mang tính khám phá và phiêu lưu.
Đến với “phượt”, điều cần nhất là một khát khao khám phá. “Phượt” không
đơn thuần là một cuộc hành xác, mà đó là quá trình tìm hiểu, tích lũy văn
hóa, lối sống, đạo đức ở mỗi vùng đất họ đặt chân đến. Chính vì thế, cùng
một địa điểm nhưng ở mỗi chuyến đi, tại mỗi thời điểm, những ấn tượng của
họ về vùng đất ,con người nơi đó rất khác nhau và vẫn sâu sắc. Có những
người lớn không hiểu vì sao lớp trẻ lại chạy hàng nghìn km bám đường chỉ
để đặt chân đến một nơi nào đó. Và những người trẻ đôi khi cũng chẳng hiểu
nổi vì sao mình lại có những đam mê bất tận đến vậy- hội chứng mà nhiều
người gọi đó là “say đường”. Cuộc hành trình của những người đam mê đích
thực sẽ kéo dài cho đến khi chân không còn bước vững trên mặt đường bằng
phẳng và sẽ kết thúc sớm với những kẻ chỉ đi để điểm mặt chỗ nọ chỗ kia.
Để phát triển theo hướng tích cực trào lưu này của giới trẻ, thiết nghĩ
cần nâng cao nhận thức của cộng đồng về trào lưu này bằng cách quảng bá
rộng rãi, làm cho mọi người hiểu đúng về “phượt”. Những tờ báo dành cho
giới trẻ như Tiền Phong, Sinh viên Việt Nam, Tuổi trẻ hay các kênh truyền
hình như VTV6, VCTV nên có những bài báo, chương trình về trào lưu
này và định hướng cho những hoạt động tích cực trong mỗi chuyến đi phượt.
Những phượt gia kỳ cựu, những nhóm phượt nổi tiếng nên có những buổi
gặp mặt truyền bá kinh nghiệm cho các bạn trẻ mới tham gia để gia tăng tình
đoàn kết, giao lưu học hỏi của cộng đồng phượt.
“Phượt” theo đúng nghĩa của nó đang thay đổi về bản chất; không còn
là một cuộc chạy trốn bởi sự ích kỷ để thỏa mãn những sở thích nhất thời cá
nhân nữa; giờ đây nó đã trở thành một nhu cầu văn hóa, nhân văn. Rất nhiều
lần, khi nghe tin người dân ở đâu đó bị thiên tai đang cần sự trợ giúp, những
nhóm phượt đích thực lại rủ nhau quyên góp tiền, sách vở, quần áo và mỗi
người một xe chở lên tận nơi phân phát cho người dân vùng bị thiên tai.
Những bạn trẻ tự đặt chân mình vào những thách thức để tìm thấy những
thỏa mãn và trải nghiệm lớn lao, thật đáng cổ vũ.
9 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trào lưu “phượt” trong giới trẻ Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÀO LƯU “PHƯỢT” TRONG GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY
MA QUỲNH HƯƠNG
Tóm tắt
Mấy năm gần đây, trào lưu “Phượt” đã lan rộng và trở nên phổ biến
trong giới trẻ Việt Nam nói riêng và giới trẻ thế giới nói chung. Phượt cuốn
hút giới trẻ bởi đây là một hình thức du lịch khám phá mạo hiểm, nhiều cảm
giác mạnh. Ngoài ra, người đi “phượt” còn có điều kiện tìm hiểu, trải
nghiệm những vùng đất mới, những phong tục mới, những con người mới
đầy thú vị trên chính mảnh đất quê hương mình cũng như các nước trên thế
giới. Vì thế “Phượt” mang trong mình một ý nghĩa rất tích cực và mới mẻ.
Nhưng bên cạnh đó, cũng còn rất nhiều người hiểu sai lệch về “phượt”;
trào lưu “phượt” rầm rộ hiện nay có dấu hiệu của một sự khủng hoảng, rất
đáng báo động của lớp trẻ. Cần phải có một cái nhìn tổng quát, chân thực,
khách quan về trào lưu này của giới trẻ.
1.Khái niệm “Phượt”
Khoảng vài ba năm về trước, dân hay đi ra khỏi khu mình đang sống
bắt đầu gọi nhau là “phượt” và gần đây cư dân mạng và báo chí đã bắt đầu
sử dụng từ này để ám chỉ một cộng đồng năng đi lại. Cũng có vài cuộc tranh
luận trên các diễn đàn mạng : Phượt là gi? Nguồn gốc từ đâu ra? Tiêu chí
xác định mức độ phượt?... Nhưng các cuộc tranh luận ấy đều chỉ mang tính
chất tương đối và chưa đem lại câu trả lời xác đáng. Để hiểu thế nào là
“phượt”, chúng ta phải nhắc lại các khái niệm đi lại, nghỉ dưỡng trong hoạt
động du lịch.
Đi tham quan là đi xem tận mắt để học hỏi. Địa điểm và thời gian
luôn được xác định trước: như là tham quan lăng Bác, thành Cổ Loa từ sáng
đến chiều, hay đi chùa Hương 2 ngày; thậm chí đối với một số người
là được đi tham quan học tập mô hình XYZ ở nước ngoài một vài tháng,
đặc trưng tiêu biểu nhất của hình thức này là có tổ chức, chi phí thấp, xem
tận mắt, sờ tận tay với mục đích để biết, để học hỏi.
Đi du lịch là rời khỏi nơi thường trú của mình, đi đến vùng đất khác
để thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên, cảm nhận những giá trị văn hóa ở
nơi xa lạ. Trước kia khi đời sống còn khó khăn, chưa ai nghĩ đến việc đi du
lịch vì nó cùng nghĩa với sự tốn kém và xa xỉ. Nhưng khi trình độ phát triển
kinh tế xã hội đạt những tầm cao mới, đời sống người dân được nâng cao,
đây là một nhu cầu tất yếu của con người sau những tháng ngày làm việc
căng thẳng. Khái niệm du lịch rộng hơn khái niệm tham quan. Đi du lịch có
thể đi theo nhóm, có thể đi một mình nhưng khác cơ bản với tham quan là
chủ động thời gian, không gian và chi phí; mục đích chỉ để thỏa mãn nhu
cầu cá nhân.
Đi nghỉ dưỡng là đến một chỗ sang trọng tiện nghi hơn bình thường
để thăm thú và nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Đi nghỉ dưỡng là bậc cao nhất của du
lịch và chỉ phụ thuộc vào khả năng tài chính và nhu cầu bản thân. Nếu như
đi du lịch nước ngoài vẫn phải tuân theo những lịch trình nhất định của công
ty lữ hành tổ chức, thì đi nghỉ dưỡng có thể ngủ vùi 10 ngày không ra khỏi
giường trong một khu resort sang trọng mà không bị ai làm phiền. Vài năm
trở lại đây, một số tầng lớp trên của xã hội đã rời xa khái niệm “đi du lịch”
và dịch gần về khái niệm “đi nghỉ”
Mỗi loại hình thường phù hợp với một đối tượng khách nhất định.
Tham quan thường được tổ chức cho các em học sinh tiểu học, phổ thông;
du lịch theo tour dành cho đại đa số dân cư trong xã hội có mức thu nhập
trung bình; nghỉ dưỡng với chi phí khá cao chỉ phù hợp với tầng lớp trên của
xã hội. Nhưng giới trẻ hiện nay thường đánh giá nhau thông qua một loại
hình “nghỉ dưỡng khổ sai” mà họ gọi là “Phượt”. “Phượt” trong tiếng Anh
được gọi là backpacking; và những “phượt gia” được gọi là backpacker-chỉ
những người năng đi lại, dịch chuyển.“Phượt” không phải là từ lóng trong
du lịch. Phượt vượt ra khỏi tầm kiểm soát của du lịch. Khi người ta đã chán
mọi thứ tròn trịa cũ kỹ, chán sự tiện nghi chăn ấm nệm êm, chán cuộc sống
buồn tẻ lặp đi lặp lại, chán cái ngột ngạt của cuộc sống đô thị thì chuyển
sang “phượt”. Phượt là những chuyến đi hành xác đến nơi “thâm sơn cùng
cốc”, không định hướng và đôi khi không xác định thời gian; mục đích lớn
nhất mà “phượt” đem lại là giải thoát tinh thần bằng cách hành hạ thể xác
trong những chuyến đi xa.
Xét về bản chất thì “đi phượt” là một dạng của đi du lịch, nhưng
không có nghĩa “phượt” chỉ đơn thuần là du lịch. Nếu “đi phượt” bạn sẽ tự
chọn cho mình phương tiện và lộ trình riêng, bằng thời gian không hạn chế,
lúc đó bạn có cơ hội khám phá những địa điểm mới lạ, thậm chí còn chưa có
trên bản đồ du lịch, đến những nơi mà chưa có tour du lịch nào có thể đặt
chân tới. “Phượt” cũng có thể hiểu như một kiểu du lịch “Tây ba lô” nhưng
đôi khi không theo một lịch trình cụ thể, không theo một không gian và thời
gian nào hết. Phượt có nghĩa là “thích là đi”
2. Xu hướng “Phượt” của giới trẻ hiện nay
Những người thích “phượt” có thể là bất kỳ ai, song đa phần đều là
những người trẻ tuổi, có lối sống hiện đại và thích chia sẻ. Họ là những
người thích phiêu lưu mạo hiểm bằng xe máy (đôi khi là ô tô) hay bất cứ
phương tiện gì tới những vùng núi non hiểm trở, những địa danh kỳ thú mà
chưa có nhiều người đặt chân tới, còn giữ được những nét nguyên sơ của
thiên nhiên. Đơn giản trong hành trang, giản dị trong phong cách, năng động
trong phiêu du là những người vẫn tự gọi mình là dân phượt hay phượt gia.
Họ không đặt ra mục tiêu gì cao cả trong mỗi chuyến đi, cũng chẳng cần một
quy chuẩn nào hết. Họ chỉ muốn thực hiện một cuộc chơi về miền đất lạ;
cùng với bạn bè đi đến những vùng xa xôi khắp đất nước, họ đi để làm mới
bản thân, đi để thử thách chính mình. Với họ, hạnh phúc là cả một quá trình
chứ không phải là điểm đến. Chính những gì họ nhận được xuyên suốt cuộc
hành trình ấy mới là điều quan trọng nhất.
Ở Việt Nam hiện nay có nhiều nhóm phượt. Trong các nhóm phượt ấy
có lẫn lộn những người “đi phượt” đích thực và những người đi du lịch đơn
thuần-nhưng tưởng mình là “phượt gia”. Cũng có rất nhiều những “phượt
gia” chỉ thích đi đơn lẻ và thỉnh thoảng nhập tạm thời với một nhóm nào đó.
Ai cũng có thể tham gia nếu có đam mê. Dù không có quy định cụ thể,
nhưng tham gia phượt phải có ý thức bảo vệ mình, bảo vệ môi trường và có
sức khỏe. Sức khỏe là yếu tố quan trọng nhất để có thể trải qua những hành
trình dài đôi khi vô cùng vất vả. Xu hướng “phượt” của giới trẻ hiện nay có
thể chia ra hai khuynh hướng.
*Phượt trong nước
Đất nước Việt Nam chúng ta “rừng vàng biển bạc”, non sông kỳ thú,
từ Nam ra Bắc, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng lên miền núi hay
miền xuôi đến miền ngượcđâu cũng là địa điểm dừng chân lý tưởng cho
dân phượt khám phá. Là người con đất Việt, các phượt gia cũng luôn tự hào
về cảnh đẹp của quê hương, trào lưu phượt trong nước hiện nay rất phổ biến
và được yêu thích cuồng nhiệt. Địa điểm phượt cũng rất đa dạng, nhưng nổi
tiếng là vùng Tây Bắc với Hà Giang, Bắc Hà (Lào Cai), Lai Châuhay Mai
Châu (Hòa Bình) Tây Nguyên, Cần Thơ, Kiên Giang
Dân phượt trong nước chủ yếu chọn phương tiện là xe máy; có người,
có nhóm chọn ô tô rồi luân chuyển giữa ô tô và xe máy ở những nơi có
người quen. Những chuyến khám phá bằng xe máy thường hấp dẫn giới trẻ
hơn vì sự tiện lợi và những ưu việt của nó: bạn có thể chạm vào từng cành
cây ngọn cỏ ven đường, cảm nhận được sự chuyển mình của cảnh vật, ngắm
nhìn trời mây, hít thở hương thơm của cây cỏ, khí trời; hòa mình vào thiên
nhiên và cảm nhận bằng mọi giác quan. Khi nhìn thấy một phong cảnh đẹp,
dân phượt hoàn toàn có thể tự do dừng lại ngắm nhìn, chụp ảnh, nghỉ ngơi,
thậm chí, tìm thấy một địa điểm thích hợp, còn có thể dừng lại đun nước,
uống caffe dọc đường. Đi xe máy cũng tạo cảm giác gần gũi hơn với người
dân địa phương trên những mảnh đất mình đi qua. Dân “phượt” trước mỗi
chuyến đi đều tuyển các cặp “xế-ôm”: thường xế là nam (người cầm lái) và
ôm là nữ ngồi cùng xe. Cá biệt cũng có những chị em phụ nữ có cá tính
mạnh sẵn sàng cầm lái trong các chuyến đi dài hàng ngàn kilômét. Những
“bóng hồng” trên đường phượt cũng rất giản dị, hồn nhiên và yêu đời; sự
chu đáo với bàn tay con gái đảm nhiệm việc nấu nướng cũng mang lại
hương vị gia đình trong mỗi chuyến đi xa.
Để đảm bảo an toàn cho mỗi chuyến đi ở những vùng đồi núi hiểm trở
hẻo lánh, mỗi nhóm phượt cũng phải tổ chức đội hình rất chặt chẽ để tránh
không thất lạc và hỗ trợ được nhau. Thường đội hình chia thành 3 nhóm:
Tiền đội là những người dày dạn kinh nghiệm, đi trước tiền trạm, quyết định
hành trình và lo sắp xếp chỗ ăn, nghỉ cho cả nhóm. Trung đội là đội hay la
cà, lang thang thích chụp ảnh, gồm những người chưa có kinh nghiệm.
Nhóm này có thể rẽ ngang rẽ dọc thoải mái, miễn là không vượt trước tiền
đội và tụt sau hậu đội. Hậu đội luôn phải đi sau cùng, giữ hết đồ sửa xe và
khóa đuôi đoàn.
Xuất phát điểm ban đầu của dân phượt là những người trẻ trên những
chiếc xe máy đã đổ đầy bình xăng, trong lòng là bầu nhiệt huyết và sự đam
mê khám phá, chạy từ khu núi này sang khu núi khác, khám phá những
mảnh đất ít người lui tới hay tìm tới những địa danh lâu nay chỉ biết đến cái
tên trên bản đồ đất nước hay trong những phóng sự tài liệu chiếu trên ti vi;
họ đi để biết thêm một vùng đất trong lãnh thổ Việt Nam. Rồi dần dần,
những chuyến đi kèm theo khám phá đã lôi cuốn bước chân những người
trẻ, nên giờ họ đi với những dụng cụ đầy đủ hơn. Không phải là những cuộc
chơi đơn thuần mà giờ là những cuộc khám phá. Bản thân người đi phượt
cũng phải hoàn thiện những kỹ năng chuyên nghiệp từ xe cộ, cho đến phụ
tùng để leo núi, đi biển hay các hoạt động khác.
*Phượt nước ngoài
Đối với những “phượt gia” đích thực thì những cung đường trong
nước giờ đã không còn làm họ thỏa mãn. Họ bắt đầu mở rộng tấm bản đồ thế
giới và tích vào đó nhiều điểm đến thú vị trên hành trình khám phá của
mình. Đầu tiên là những nước trong khu vực Đông Nam Á như Lào,
Campuchia, Myanmar, Indonexia, Malayxia Xa hơn nữa là Trung Quốc,
Ấn Độ, Mông CổThế giới bắt đầu nhỏ bé hơn với những người Việt trẻ.
Điều hấp dẫn của những chuyến “phượt” là bạn không thể biết trước điều gì
bạn sẽ gặp trên đường, những điều bạn biết qua sách vở, truyền hình chỉ là
một phần rất nhỏ so với thực tế.
Tiêu chí đầu tiên khi đi “phượt” nước ngoài là săn vé máy bay rẻ, săn
nhà trọ giá rẻ, dịch vụ giá rẻvì hầu hết dân phượt muốn phượt thường
xuyên phải biết tiết kiệm bằng cách tận dụng các dịch vụ giá rẻ. Thậm chí có
những dân phượt là nam còn cắm trại ngủ ngoài đường mà không sử dụng
dịch vụ nhà nghỉ.
Du lịch vòng quanh thế giới đang là xu hướng của các bạn trẻ bản lĩnh
và khao khát được mở rộng tầm nhìn. Với sự năng động của mình, nhiều bạn
đã thực hiện được niềm đam mê bằng cách nắm bắt cơ hội từ cuộc sống hoặc
tự tạo cơ hội cho chính mình.
3. Ý nghĩa của “Phượt” với những người Việt trẻ
“Phượt” trước hết mang trong mình tư tưởng mới mẻ, tiến bộ và tác
động tích cực. Chính những ý nghĩa, giá trị đích thực của “phượt” với cộng
đồng đã mang lại cho nó sức hút đặc biệt thu hút đông đảo giới trẻ tham gia
“Phượt” có thể đem đến cho người tham gia rất nhiều điều thú vị bổ
ích mà trước hết là sự hưởng thụ cá nhân, là cảm nhận, khám phá cho bản
thân về cảnh đẹp đất nước, về văn hóa, con người xung quanh ta.
Phượt giúp ta khám phá chính bản thân mình; làm cho mình kiên
cường rắn rỏi hơn, có tính tự lập, có tinh thần tập thể. Không gì có thể đánh
thức những khả năng tiềm ẩn của chính bạn tốt hơn một chuyến du lịch mạo
hiểm. Khi đó bạn phải tự chịu trách nhiệm về chính sự sinh tồn của mình,
bạn sẽ đột ngột trở nên dũng cảm hơn, thông minh, gan góc, linh hoạt hơn
chính bạn hàng ngày khi giam mình trong bốn bức tường thành phố, đôi khi
một chuyến đi sẽ dậy cho bạn thật nhiều kỹ năng sống để vượt lên bản thân
mình.
“Phượt” cũng được coi là lối thoát cho stress. Nếu lấy con số những
người trẻ tìm đến cái chết hàng năm để giải thoát bế tắc mà kể tội sức ép của
cuộc sống hiện đại thì dường như sự tồn tại đang ngày càng khó khăn hơn.
Các lớp yoga, các khoa tâm thần ở bệnh viện, các khóa học thiền, các buổi
nói chuyện tâm lý không đủ để kéo người ta ra khỏi vũng lầy của sự chán
chường không lý do. Sự loanh quanh chật hẹp “tới hay lui cũng chừng ấy
mặt người” khiến giới công chức, giới trung niên và đặc biệt là lớp thanh
niên mười tám đôi mươi chán chường. Họ có nhu cầu tìm đến những miền
đất mới, thậm chí chưa từng có dấu chân người thành thị để thay đổi, để tìm
ra những lý do sống và để thử thách con người mình.
Bên cạnh đó, song song với “phượt”, cộng đồng phượt đã kết hợp
làm từ thiện, quyên góp sách vở cũ, quần áocho các em nhỏ có hoàn cảnh
khó khăn khi họ đi đến những vùng núi xa xôi héo lánh. Như vậy ngoài việc
thỏa mãn nhu cầu cá nhân thì đó còn là một hành động mang tính cộng đồng.
Chia sẻ không làm họ nghèo đi, mà ngược lại, làm giàu hơn kiến thức và
cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày và trong từng chuyến đi.
4. “Phượt” và những tồn tại
Chưa bao giờ số lượng người trẻ tham gia “đi phượt” hay tự nhận
mình là “phượt gia” có nhiều như bây giờ. Từ “phượt” ban đầu chỉ mang
những ý ngĩa đơn giản, giờ trở thành to tát và hoa mỹ. Đối tượng tham gia
“đi phượt” ngày càng trẻ; nửa cuối thế hệ 8X đến đầu thế hệ 9X chiếm
khoảng hơn 30%; cá biệt có cả những em học sinh phổ thông cũng tham gia.
Không ít bạn trẻ thành phố hiện nay coi “phượt” là sành điệu, là một cách
để khẳng định bản thân; thay cho việc đi vũ trường hay đua xe một thời.
Thậm chí nhiều bạn trẻ có gia đình không hạnh phúc, bố mẹ không quan tâm
đến con cái lại coi “đi phượt” như một hình thức để “dạt vòm” chạy trốn
cuộc sống căng thẳng, chán chường trong gia đình. Những bạn trẻ đi
“phượt” vì mục đích này thường rất hời hợt. Họ thường đổ xăng thật nhiều,
đi thật nhiều theo kiểu đi lấy được, thực chất thì những nơi họ đặt chân đến
không hề để lại cho họ những ấn tượng gì cụ thể. Họ thường đến một nơi
nào đó duy nhất một lần rồi không bao giờ trở lại đó lần thứ hai. Khi về nhà
trưng đầy ảnh lên mạng và khoe khoang, hay đưa ra những tuyên bố rất hùng
hồn. Điều đó trái ngược với những người đi phượt nghiêm túc, thường trở lại
có khi rất nhiều lần cùng một địa điểm, trong mỗi mùa khác nhau, vào nhiều
dịp khác nhau. Và bên cạnh việc thỏa mãn bản thân với những tấm ảnh
phong cảnh đẹp mắt, họ thường hiểu và cảm thông với những vất vả thiếu
thốn của người dân nơi họ đã đặt chân. Chính vì sự hời hợt nên với dân
phượt trẻ tuổi, nhiều người chỉ tham gia vài ba chuyến đã thấy chán, thấy
không có cảm xúc, rồi sau đó chính họ sẽ phải rời bỏ cuộc chơi. Những
chuyến đi không hề giúp họ lớn lên, mà chỉ kéo dài thêm sự khủng hoảng,
vô lối của họ trước cuộc sống hiện tại và trước tương lai của chính họ
Với dân “phượt”, những cung đường càng sâu, càng xa, càng hiểm
trở, càng có sức hấp dẫn. Nhưng cũng chính tại những cung đường đó, họ
cũng phải đối mặt với những bất trắc, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng.
Những sự cố như ngã xe, xây xát, hỏng xe, gặp mưa lũkhông chuyến đi
nào là không có.Vì thế đoàn “phượt” nào cũng chuẩn bị đầy đủ bông băng,
thuốc, dụng cụ sửa xe và luôn sẵn sàng với mọi tình huống. Trưởng đoàn
phải lập cung đường quyết đi trong một ngày, bố trí lịch trình hợp lý về số
kilômét chạy trong ngày, về thời gian nghỉ. Việc phân xe chốt, xe dẫn phải là
những người có kinh nghiệm và phải ép được các thành viên khác tuân thủ
quy tắc. Phải đảm bảo an toàn cả những lúc dừng chân ngắm cảnh, chụp ảnh,
vui chơi nữa vì rất nhiều tai nạn thương tâm xảy ra đối với các bạn trẻ thiếu
kinh nghiệm, không phải trên hành trình đi mà là tại điểm đến.
Những cung đường gần sát biên giới thường hấp dẫn dân “phượt” bởi
vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ nhưng cũng tiềm ẩn nhiều loại “bẫy” rất tinh vi.
Những khu vực biên giới nóng về buôn bán hàng cấm như vũ khí,ma túy,
dân phượt có thể bị lợi dụng khi bị nhét hàng cấm vào tư trang hành lý ; có
trường hợp dân buôn hàng cấm trà trộn vào các nhóm phượt lợi dụng bạn
đồng hành để vận chuyển hàng cấm; hay bọn buôn lậu còn có những thủ
đoạn tinh vi như dùng nam châm hút chặt một cục hàng vào dưới gầm xe ô
tô của dân du lịch. Sau đó đóng giả công an chặn đường để lấy lại hàng khi
xe đã qua vùng kiểm soát. Đôi khi chúng còn đánh lạc hướng công an bằng
cách “chỉ điểm” xe du lịch chở hàng cấm, còn bọn chúng ung dung đi qua
chốt chặn. Nếu dân phượt không cảnh giác, rất dễ rơi vào cảnh “tình ngay lý
gian”
“Phượt” là thú xê dịch tự do ngày càng được nhiều bạn trẻ lựa chọn
như một cách khám phá khả năng bản thân và có thêm những kiến thức về
đất nước, con người ở nhiều vùng miền. Trong những chuyến du lịch tự do
ấy, người tham gia đôi khi vì quá mải vui chơi mà quên đi ý thức bảo vệ môi
trường và giữ gìn cảnh quan sạch sẽ. Họ tổ chức ăn uống nấu nướng dọc
đường đi, hay cắm trại, dừng chân, đốt lửa, hát hò nhảy múahọ mặc sức
thả mình theo những cuộc vui ấy mà không để ý đến việc dọn dẹp “hậu quả”
để lại. Sau mỗi lần tụ tập như thế, rác rưởi bừa bãi làm xấu đi mỹ quan xung
quanh, và vài lần như thế thì rất đáng báo động cho vấn đề môi trường.
5. Lời kết
“Phượt”-một khái niệm đang dần trở thành xu hướng trong giới trẻ,
tượng trưng cho một kiểu du lịch bụi bặm mang tính khám phá và phiêu lưu.
Đến với “phượt”, điều cần nhất là một khát khao khám phá. “Phượt” không
đơn thuần là một cuộc hành xác, mà đó là quá trình tìm hiểu, tích lũy văn
hóa, lối sống, đạo đức ở mỗi vùng đất họ đặt chân đến. Chính vì thế, cùng
một địa điểm nhưng ở mỗi chuyến đi, tại mỗi thời điểm, những ấn tượng của
họ về vùng đất ,con người nơi đó rất khác nhau và vẫn sâu sắc. Có những
người lớn không hiểu vì sao lớp trẻ lại chạy hàng nghìn km bám đường chỉ
để đặt chân đến một nơi nào đó. Và những người trẻ đôi khi cũng chẳng hiểu
nổi vì sao mình lại có những đam mê bất tận đến vậy- hội chứng mà nhiều
người gọi đó là “say đường”. Cuộc hành trình của những người đam mê đích
thực sẽ kéo dài cho đến khi chân không còn bước vững trên mặt đường bằng
phẳng và sẽ kết thúc sớm với những kẻ chỉ đi để điểm mặt chỗ nọ chỗ kia.
Để phát triển theo hướng tích cực trào lưu này của giới trẻ, thiết nghĩ
cần nâng cao nhận thức của cộng đồng về trào lưu này bằng cách quảng bá
rộng rãi, làm cho mọi người hiểu đúng về “phượt”. Những tờ báo dành cho
giới trẻ như Tiền Phong, Sinh viên Việt Nam, Tuổi trẻhay các kênh truyền
hình như VTV6, VCTVnên có những bài báo, chương trình về trào lưu
này và định hướng cho những hoạt động tích cực trong mỗi chuyến đi phượt.
Những phượt gia kỳ cựu, những nhóm phượt nổi tiếng nên có những buổi
gặp mặt truyền bá kinh nghiệm cho các bạn trẻ mới tham gia để gia tăng tình
đoàn kết, giao lưu học hỏi của cộng đồng phượt.
“Phượt” theo đúng nghĩa của nó đang thay đổi về bản chất; không còn
là một cuộc chạy trốn bởi sự ích kỷ để thỏa mãn những sở thích nhất thời cá
nhân nữa; giờ đây nó đã trở thành một nhu cầu văn hóa, nhân văn. Rất nhiều
lần, khi nghe tin người dân ở đâu đó bị thiên tai đang cần sự trợ giúp, những
nhóm phượt đích thực lại rủ nhau quyên góp tiền, sách vở, quần áo và mỗi
người một xe chở lên tận nơi phân phát cho người dân vùng bị thiên tai.
Những bạn trẻ tự đặt chân mình vào những thách thức để tìm thấy những
thỏa mãn và trải nghiệm lớn lao, thật đáng cổ vũ. Hãy lựa chọn cách
sống; hãy cứ say mê đi và háo hức sống, bởi với chúng ta cả thế giới này là
nhà và cuộc đời là những chuyến đi./.
M.Q.H
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- trao_luu_phuot_trong_gioi_tre_viet_nam_hien_nay.pdf