Trích dẫn hợp lý tác phẩm - Thực tiễn trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập ở bậc Đại học

(4) Người phản biện, thẩm định, đánh giá. Đây là “cánh cửa” rất quan trọng, thậm chí “định đoạt” số phận của tác phẩm là phải sửa lại hay hủy bỏ. Bằng kinh nghiệm, kỹ năng của mình người giữ vai trò này có quyền đặt ra câu hỏi, truy vấn đến cùng những điều họ cho là bất thường hay những nội dung chưa thật sự thuyết phục, qua đó có thể phát hiện những sai sót trong trích dẫn mà phần mềm máy tính không thể phát hiện được. (5) Dư luận xã hội (thông qua mạng xã hội, báo chí, phát thanh, truyền hình ”. Đây là những kênh quan trọng, góp phần hỗ trợ đắc lực trong việc bảo vệ QTG nói chung. Bốn bậc ngăn ngừa trên mang tính nội bộ nhưng khi sản phẩm đến xã hội cũng đồng nghĩa là chịu sự phản biện, giám sát của dư luận nên khó vượt qua, nếu thực sự có vi phạm. Các vụ vi phạm trích dẫn, đạo văn trong thời gian qua bị phanh phui chủ yếu bởi truyền thông hay cư dân mạng. (6) Các biện pháp xử lý vi phạm QTG. Biện pháp xử lý trước hết mang tính chất trừng phạt người vi phạm QTG phải gánh chịu những hậu quả, tổn thất nhất định. Đồng thời, nếu vi phạm xảy ra liên quan nhiều người, phải thiết lập các biện pháp mang tính “Cộng đồng và liên đới trách nhiệm”. Chẳng hạn, trong trường hợp, nhóm đồng tác giả nghiên cứu có người vi phạm thì chủ biên và các đồng tác giả khác cũng phải chịu trách nhiệm ở những mức độ khác nhau; hoặc học viên thực hiện đề tài vi phạm, giáo viên hướng dẫn, hội đồng bảo vệ cũng phải có trách nhiệm, nếu chứng minh có dung túng, thiếu trách nhiệm. Như vậy, qua việc răn đe còn có tác dụng phòng, chống, ngăn ngừa, tức buộc người học phải trung thực, người dạy, người hướng dẫn phải nâng cao trách nhiệm.

pdf11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trích dẫn hợp lý tác phẩm - Thực tiễn trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập ở bậc Đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 14 (414) - T7/202032 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT 1. Đặt vấn đề Hoạt động nghiên cứu, giảng dạy ở bậc đại học Việt Nam hướng đến mục tiêu“Đào tạo người học có khả năng sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo”1. Nước ta hiện có 237 trường đại học, học viện; bao gồm: 172 trường công lập, 60 trường ngoài công lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài (ngoài ra còn có 37 Viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ) với 74.991 giảng viên (59.232 công lập và 15.759 ngoài công lập). Ở đó, có hơn 1,5 triệu sinh viên đại học hệ chính chính quy (chưa kể hàng trăm ngàn học viên hệ vừa học vừa làm)2. Để hướng đến mục tiêu sáng tạo, giảng viên và sinh TRÍCH DẪN HỢP LÝ TÁC PHẨM - THỰC TIỄN TRONG NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP Ở BẬC ĐẠI HỌC Trần Quang Trung ThS. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Thông tin bài viết: Từ khóa: Trích dẫn tác phẩm, trích dẫn hợp lý tác phẩm, môi trường giáo dục đại học. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 26/5/2020 Biên tập : 16/6/2020 Duyệt bài : 19/6/2020 Article Infomation: Key words: Quotations; appropriate quotations; higher education environment. Article History: Received : 26 May. 2020 Edited : 16 Jun. 2020 Approved : 19 Jun. 2020 Tóm tắt: Trong môi trường giáo dục đại học, trích dẫn là việc rất phổ biến trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, sinh viên, học viên, kể cả giảng viên thực hiện trích dẫn rất tùy tiện, nhất là vi phạm trích dẫn hợp lý. Điều này gây tác động tiêu cực và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, chất lượng giáo dục đại học. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích thực trạng, nguyên nhân vi phạm trích dẫn hợp lý trong môi trường giáo dục đại học và đề xuất một số giải pháp khắc phục tình trạng này. Abstract: The quotation is very common in scientific studies, teaching and learning in higher education. However, for different reasons, the students, the learners, even the teachers make quotations in a very arbitrary manner, especially in violation of quotation rules, which gives a negative impact on the reputation and quality of the higher education. Within the scope of this article, the author analyzes the current situation, the cause of violation of the quotation rules in higher education, and proposes recommendations to overcome this situation. 1 Điều 5 Luật Giáo dục đại học năm 2013 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018. 2 https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/nhung-con-so-noi-bat-cua-giao-duc-dai-hoc-viet-nam-post201566.gd. 33Số 14 (414) - T7/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT viên đều tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập. Các sản phẩm nghiên cứu trong giảng dạy, học tập ở bậc đại học có thể là tập bài giảng, giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo (gọi chung là sách) hoặc đề tài khoa học, đồ án, luận văn, luận án, báo cáo thuyết trình, tham luận khoa học hoặc một sản phẩm cụ thể khác (gọi chung là đề tài). Trong quá trình thực hiện, các chủ thể luôn tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi lẫn nhau nên việc trích dẫn nội dung từ tác phẩm này vào tác phẩm khác là việc hết sức bình thường. Để tránh việc trích dẫn gây ra những hệ lụy tiêu cực (như gian dối, chiếm đoạt tri thức) xâm hại quyền và lợi ích chính đáng của tác giả, pháp luật có những quy định điều chỉnh hành vi trích dẫn. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, các quy định này vẫn chưa phát huy hết hiệu quả, khiến môi trường giáo dục đại học rất dễ rơi vào tình trạng kém chất lượng. Vi phạm trích dẫn có nhiều cách thức, mức độ khác nhau như: trích dẫn không hợp lý, không ghi tên tác giả, nguồn gốc xuất xứ tác phẩm 2. Quy định của pháp luật về trích dẫn hợp lý tác phẩm Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019 (Luật SHTT) dành 57/ 222 Điều quy định về quyền tác giả (QTG) và cùng với đó, nhiều văn bản dưới luật cũng được ban hành. Tuy các văn bản này có quy định về “trích dẫn” nhưng không định nghĩa thế nào trích dẫn? Có thể hiểu nôm na rằng, trích dẫn là việc lấy nội dung, ý tưởng ngôn ngữ, dữ liệu hay các thông tin từ tác phẩm hình thành trước đưa vào tác phẩm hình thành sau. Mặc dù không định nghĩa nhưng Luật SHTT có 05 quy định về trích dẫn, trong đó hai lần quy định “trích dẫn hợp lý”. Điểm b khoản 1 Điều 25 Luật SHTT quy định: “Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình”; và điểm c khoản 1 Điều 32 cho phép việc trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Để thi hành những điều khoản này, Điều 23 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP3 quy định: Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT phải đáp ứng đủ hai điều kiện sau: - Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình; - Phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích dẫn không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn. Từ những luận cứ trên, có thể thấy, trích dẫn hợp lý tác phẩm là hành vi hợp pháp, được pháp luật cho phép và có một số nội dung cơ bản sau: Về mặt nội dung, việc trích dẫn lại một đoạn, một phần văn bản (mà không phải toàn bộ) tác phẩm hoặc ý tưởng nhưng phải bảo đảm tính chính xác tuyệt đối. Về mặt kỹ thuật, việc trích dẫn phải tạo ra sự khác biệt đoạn văn bản được trích dẫn với các nội dung xung quanh bằng các hình thức định dạng cụ thể. Về mục đích, việc trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của 3 Nghị định số: 22/2018/NĐ-CP được ban hành ngày 23/02/2018 nhằm quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan. Số 14 (414) - T7/202034 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT mình. Có thể hiểu rằng, phần trích dẫn không được trở thành phần chính hay nội dung trọng tâm của tác phẩm mới. Về yêu cầu, việc trích dẫn không làm sai ý tác giả, không gây phương hại quyền tác giả có tác phẩm được trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn. Như vậy, hành vi trích dẫn hợp lý tác phẩm chịu sự điều chỉnh của pháp luật và phải tuân theo những chuẩn mực nhất định. Trong môi trường giáo dục đại học, tuân thủ các quy định trích dẫn hợp lý có ý nghĩa cự kỳ quan trọng, cụ thể: Một là, bảo đảm tính khoa học của tác phẩm cũng như uy tín, đạo đức của người thực hiện tác phẩm: một cuốn sách, đề tài hàng chục, hàng trăm trang mà không có bất kỳ nguồn tài liệu tham khảo, trích dẫn hay trích dẫn mơ hồ thì liệu có bảo đảm tính khoa học? Tác phẩm đó liệu có tạo ra sự tin tưởng đối với người đọc, người học không, nhất là đối với các tác phẩm có tính hàn lâm hoặc chứa đựng nhiều thông tin mang tính dữ liệu? Do đó, việc công khai minh bạch những nội dung trích dẫn không những nâng cao giá trị khoa học cho chính tác phẩm, mà còn bảo đảm nguồn kiểm chứng rõ ràng. Bên cạnh đó, hành vi trích dẫn hợp lý thể hiện ý thức pháp luật, thái độ làm việc nghiêm túc, đạo đức và trung thực; phản ánh trình độ, năng lực của người nghiên cứu cũng như, thể hiện sự tôn trọng đối với tác giả có tác phẩm được trích dẫn. Hai là, đối với người sử dụng tác phẩm là sinh viên, khi được tiếp xúc với tác phẩm có giá trị về mặt khoa học, bao gồm những trích dẫn hợp lý sẽ giúp sinh viên được định hướng kỹ năng nghiên cứu khoa học. Qua đó, biết cách trích dẫn, khai thác, sử dụng thông tin tư liệu trong sách, đề tài phục vụ việc học tập, nghiên cứu. Ngoài ra, việc trích dẫn hợp lý còn định hình tính trung thực trong học tập, thi cử cũng như việc hành nghề sau này. Bởi lẽ, tính trung thực trong môi trường giáo dục đại học phải được bắt đầu từ những hành vi cụ thể, mà trước hết là thông qua việc trích dẫn. Ba là, đối với tác phẩm cũng như tác giả có tác phẩm được trích dẫn: Việc trích dẫn hợp lý tác phẩm góp phần bảo đảm quyền và lợi ích vật chất, tinh thần cũng như uy tín khoa học và thành quả lao động, sáng tạo của tác giả có tác phẩm được trích dẫn. Để dễ hình dung hơn, chúng ta thử đặt vào bối cảnh khi mình có một tác phẩm nhưng được nhiều, rất nhiều tác giả khác trích dẫn hợp lý ở những khía cạnh, mức độ khác nhau sẽ thấy rất rõ ý nghĩa của việc trích dẫn đối với tác giả có tác phẩm được trích. Nói cách khác, tác phẩm có chỉ số, tỷ lệ được trích dẫn khác nhau phản ánh được nhiều vấn đề của tác phẩm cũng như tác giả4. 4 “Chỉ số trích dẫn (citation index) của một ấn phẩm, do Eugene Garfield đề xuất năm 1995, là số lần ấn phẩm này được trích dẫn, được tham khảo trong tất cả các ấn phẩm khác. Từ đó đến nay, chỉ số trích dẫn đã được dùng làm một độ đo quan trọng để đánh giá các công trình nghiên cứu, là cơ sở để định nghĩa các độ đo khác cho các tạp chí và nhà khoa học. Câu hỏi có thể làm ta ngạc nhiên là tại sao một chỉ số đơn giản như vậy lại được dùng rộng rãi cho đến nay để đo chất lượng và giá trị các công trình khoa học? Có thể nói, chỉ số trích dẫn được “tin dùng” do dựa trên một giả định được thừa nhận rộng rãi, là các nhà khoa học có ảnh hưởng hơn, các công trình quan trọng và có giá trị sử dụng hơn thường được trích dẫn nhiều hơn. Nói nôm na, chỉ số trích dẫn đo mức độ “Hữu xạ tự nhiên hương” của các ấn phẩm”. Xem thêm: Hồ Tú Bảo: bài viết “Đánh giá định lượng kết quả nghiên cứu khoa học”, đăng trên trang thông tin điện tử của “Hội đồng giáo sư Nhà nước” ngày 12/03/2019 (đường link nghien-cuu-khoa-hoc-425). 35Số 14 (414) - T7/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT Bốn là, đối với các cơ sở giáo dục đại học cũng như nền giáo dục đại học. Trước hết, khác với giáo dục phổ thông, ở bậc học đại học vừa giáo dục, vừa đào tạo nên đề cao tính chủ động, tinh thần sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu với yêu cầu:“Sinh viên, học viên có nhiệm vụ học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện theo quy định”5. Đối với giảng viên không chỉ thực hiện việc giảng dạy thuần túy mà còn có nghĩa vụ “Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất lượng đào tạo”6. Ngoài ra, theo Nghị định số 73/2015/NĐ-CP7, một trong những tiêu chí quan trọng nhất để xếp hạng cơ sở giáo dục đại học là hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên. Như vậy, trong bối cảnh pháp luật đề cao vai trò nghiên cứu khoa học trong giáo dục đại học, việc nâng cao nhận thức và tuân thủ pháp luật QTG trở nên cấp thiết. Bởi lẽ, hoạt động nghiên cứu khoa học luôn đòi hỏi tư duy độc lập, sáng tạo kết hợp tham khảo, kế thừa, phát triển những tri thức đã có nhưng tuyệt nhiên phải bảo đảm tôn trọng pháp luật QTG bằng những hành vi cụ thể, trong đó có hành vi trích dẫn. Nền giáo dục liêm chính và khai phóng phải tuyệt đối ngăn chặn những kiểu hành vi “Sáng tạo lại trên sự sáng tạo của người khác” bằng những thủ thuật bất chấp đạo lý, đạo đức, pháp luật. Qua đó, chúng ta tạo dựng được niềm tin với bạn bè quốc tế, nâng cao vị thế của nền giáo dục đại học Việt Nam trên trường quốc tế; thu hút vào Việt Nam các nguồn lực giáo dục quốc tế có chất lượng, trình độ cao. 3. Thực trạng vi phạm trích dẫn hợp lý trong nghiên cứu, giảng dạy ở bậc đại học Như trên đã đề cập, trích dẫn trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập ở bậc đại học là việc cần thiết, phổ biến. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc trích dẫn vi phạm quy định về QTG, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả. Có thể điểm qua thực trạng vi phạm trích dẫn hợp lý với một số biểu hiện cụ thể như sau: Thứ nhất, trích dẫn nội dung là thành phần chính trong tác phẩm khác để hình thành tác phẩm mới. Nghiên cứu khoa học có hai dạng, gồm nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Kết quả nghiên cứu cơ bản có thể hình thành các lý thuyết, những quan niệm, định nghĩa mới về bản chất của sự vật, hiện tượng. Trong khi đó, nghiên cứu ứng dụng thường có kết quả bao gồm các giải pháp, biện pháp do tác giả đề xuất nhằm hoàn thiện lĩnh vực nào đó trong đời sống xã hội. Những quan niệm, lý thuyết mới hay các giải pháp, kiến nghị luôn là nội dung trọng tâm, thành phần chính của đề tài/tác phẩm nghiên cứu. Do vậy, sẽ là trích dẫn không hợp lý, nếu một người “Chiếm đoạt” cơ sở lý thuyết, giải pháp từ tác phẩm khác đưa vào tác phẩm mình đang thực hiện và xem đó là của mình, trừ khi những nội dung trích dẫn đó nhằm minh họa cho những giải pháp, kiến nghị do mình nghĩ ra. Mặt khác, cần lưu ý thêm, vi phạm trích dẫn hợp lý trong trường hợp trên thường đi kèm với vi phạm không ghi rõ tác giả, nguồn gốc tác phẩm có nội dung được trích. Tháng 1/2017, Nội san của Trường Đại học Sư phạm kỹ 5 Khoản 2 Điều 5 Luật Giáo dục đại học năm 2013 đã được sửa đổi , bổ sung năm 2018. 6 Khoản 2 Điều 55 Luật Giáo dục đại học năm 2013 đã được sửa đổi , bổ sung năm 2018. 7 Nghị định số 73/2015/NĐ-CP ban hành ngày 08 tháng 09 năm 2015 về “Tiêu chuẩn phân tầng khung xếp hạng tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học”. Số 14 (414) - T7/202036 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT thuật thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) đăng bài viết của học viên cao học với tựa đề “Khảo sát đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do khí thải của mô tô xe máy tại TP. HCM”. Tuy nhiên, sự việc ngay sau đó được phát hiện là một nửa bài báo này lấy lại phần đề xuất giải pháp trong văn luận văn thạc sĩ khác (của trường Đại học Bách khoa TP. HCM bảo vệ năm 2015) nhưng không ghi nguồn tham khảo8. Một ví dụ khác, cuốn “Xây dựng và bảo vệ Hiến pháp – Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam” do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản năm 2010 cũng bị một tác phẩm vi phạm trích dẫn 153 dòng, trong đó rất nhiều kiến nghị, đề xuất được trích dẫn nhưng không ghi rõ tác giả, nguồn gốc, xuất xứ tác phẩm9. Để chống lại thực trạng vi phạm này, quy chế thư viện nhiều trường đại học không cho phép sinh viên/học viên sao chép, photo kiến nghị, đề xuất trong các tác phẩm, nhất là luận văn, luận án, đề tài khoa học... Thứ hai, tác phẩm có tỷ lệ nội dung trích dẫn quá lớn, dẫn đến không tương quan giữa lượng nội dung do tác giả sáng tạo, tự nghĩ ra với phần trích dẫn. Trong trường hợp này, phần nội dung trích dẫn không còn mang tính bình luận, minh họa mà nghiễm nhiên trở thành thành phần chính của tác phẩm. Trường Đại học Lạc Hồng đã từng ban hành Quyết định số 841/QĐ – ĐHLH10 thi hành kỷ luật cùng lúc đối với 15 sinh viên nghiên cứu khoa học, vì có hành vi trích một lượng lớn thông tin từ tác phẩm của tác giả khác, chiếm từ một nửa đến hai phần ba đề tài nghiên cứu. Để hạn chế vi phạm như những trường hợp này, quy chế chống đạo văn nhiều trường đại học giới hạn tỷ lệ nội dung trích dẫn trong sản phẩm khoa học, kể cả trích dẫn có ghi nguồn. Quy chế trường Đại học Lạc Hồng11 và trường Đại học Khoa học xã hội 8 Hồng Nhung: Sao chép trong khoa học, được không? Bài đăng trên Báo Tuổi trẻ, số ra ngày 11/01/2017 09:36 GMT+7 (https://tuoitre.vn/sao-chep-trong-khoa-hoc-duoc-khong-1250308.htm): “Tháng 1 năm 2017, Nội san của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP. HCM đăng bài viết của học viên cao học Võ Thành Nhân với tựa đề “Khảo sát đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do khí thải của mô tô xe máy tại TP. HCM”. Bài viết gồm 10 trang khổ A4, (đăng trên trang 41 đến trang 50 của Nội san. Trong đó, trang đầu giới thiệu tóm tắt bài viết, trang cuối dẫn nguồn tài liệu tham khảo, còn lại 8 trang trình bày nội dung nghiên cứu khảo sát và giải pháp kỹ thuật cùng với các sơ đồ, biểu đồ, hình minh họa. Tuy nhiên, sự việc ngay sau đó được phát hiện là một nửa bài báo này (từ trang 46 đến trang 49) là lấy nguyên văn luận văn thạc sĩ của một học viên trường Đại học Bách khoa TP. HCM bảo vệ thành công năm 2015. Trưởng khoa đào tạo chất lượng cao ĐH Sư phạm kỹ thuật TP. HCM, xác nhận: trong bài báo này, học viên Nhân chỉ làm phần khảo sát đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do khí thải của mô tô xe máy tại TP. HCM, sau đó sao chép phần đề xuất giải pháp của một học viên trường Đại học Bách khoa TP. HCM mà không ghi nguồn tham khảo”. Như vậy, việc trích dẫn trong tình huống này vi phạm khoản 1 Điều 23 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP. Bởi lẽ, việc trích dẫn ở đây không còn nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình mà toàn bộ phần trích dẫn (chiếm tỷ lệ 50%) nghiễm nhiên trở thành thành phần chính nhất trong tác phẩm – đó là những giải pháp. 9 Các tác giả Vũ Văn Nhiêm, Nguyễn Mạnh Hùng và Lưu Đức Quang viết cuốn “Cơ chế giám sát Hiến pháp với việc bảo đảm quyền con người” (Nxb. Giáo dục Việt Nam, năm 2012) đã trích tổng cộng 153 dòng (tương ứng khoảng 7 trang) từ phần viết của PGS.TS. Trương Đắc Linh trong cuốn “Xây dựng và bảo vệ Hiến pháp – kinh nghiệm thế giới và Việt Nam” nhưng hoàn toàn không có bất kỳ chú thích nào về nguồn trích dẫn, tức không thể hiện đoạn này là trích dẫn. Sách sau đó bị thu hồi. 10 Quyết định số 841/QĐ – ĐHLH của Hiệu trưởng trường Đại học Lạc Hồng ký ngày 15/06/2010 về việc thi hành kỷ luật đối với sinh viên đạo văn trong nghiên cứu khoa học sinh viên lần thứ 14. 11 Quyết định Số 1130/QĐ-ĐHLH ngày 31/12/2016 của trường Đại học Lạc Hồng ban hành “Quy định về việc kiểm soát và xử lý đạo văn trong các sản phẩm học thuật” (xem khoản 2 Điều 4) 37Số 14 (414) - T7/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT 12 Quyết định số 02/QĐ ĐHLHNV-TTPC-SHTT ngày 19/1/ 2018 về việc ban hành Quy định về trích dẫn và chống đạo văn của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (khoản 3 Điều 5). 13 Quyết định số 250/QĐ-ĐHL ngày 03/03/ 2015 của Trường Đại học Luật TP.HCM quy định về trích dẫn và chống đạo văn (khoản 3 Điều 5). 14 Quyết định số 291/QĐ-UEF ngày 30/8/2015 ban hành Quy định về trích dẫn và chống đạo văn của Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh (khoản 3 Điều 5). và Nhân văn12 khống chế dưới 20% (Điều 4); trong khi đó, trường Đại học Luật TP. HCM13 và trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM14 khống chế dưới 50%... Sản phẩm khoa học có tỷ lệ nội dung trích dẫn vượt quá giới hạn đó bị xác định trích dẫn không hợp lý. Để kiểm soát quy định này, nhiều trường trang bị phần mềm kiểm tra tỷ lệ trùng lắp trích dẫn. Tuy nhiên, biện pháp này không phải là giải pháp tối ưu, nếu người thực hiện sản phẩm khoa học trích dẫn từ những tác phẩm không nằm trong dữ liệu của phần mềm. Thứ ba, trích dẫn làm sai ý tác giả. Khoản 1 Điều 25 Luật SHTT liệt kê các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố tuy không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao nhưng không làm sai ý tác giả, trong đó quy định rõ: Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình (điểm b); trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại (điểm d). Trong môi trường giáo dục đại học, trích dẫn trong giáo trình, tập bài giảng làm sai ý tác giả không chỉ khiến thông tin bị nhiễu, người học hoang mang, mà còn gây phương hại uy tín khoa học của tác giả. Do vậy, trích dẫn hợp lý phải bảo đảm tính chính xác tuyệt đối nội dung nguyên tác, ngược lại là trích dẫn không hợp lý theo khoản 2 Điều 22 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP. Người thực hiện tác phẩm có thể đồng tình, phản biện nội dung trích dẫn, nhưng tuyệt nhiên không được suy diễn sai ý tác giả đối với phần trích dẫn. Mỗi câu trong tác phẩm thể hiện một ý nào đó của tác giả; nhiều câu tạo thành một đoạn và nhiều đoạn tạo thành tác phẩm trong một chỉnh thể logic về nội dung, ý tưởng. Tuy nhiên, nhiều người trích dẫn cố tình ngắt một phần câu/đoạn nên không truyền tải hết logic nội dung, ngữ cảnh phần trích dẫn, cũng như ý tưởng của tác giả có tác phẩm được trích; thậm chí chèn thêm hoặc bớt một vài từ trong phần trích dẫn để tăng tính thuyết phục. Trong trường hợp, trích dẫn ý tưởng có thể viết lại nội dung trích dẫn theo ngôn ngữ của mình, nhưng vẫn phải bảo đảm không làm sai lệch ý tưởng của tác giả. Thứ tư, sản phẩm khoa học được hình thành trên cơ sở cóp nhặt từ nhiều tác phẩm khác. Trong môi trường giáo dục đại học, khi thực hiện sản phẩm khoa học, tác giả phải xác định nội dung và mục tiêu vấn đề cần giải quyết; thậm chí đối với đề tài khoa học, luận văn, luận án... còn yêu cầu phải có tính mới. Những điều này tạo nên nội dung chính của tác phẩm và phải do tác giả giả thực hiện bằng chính lao động trí tuệ, nghiên cứu của mình. Nếu cần, có thể trích dẫn tác phẩm khác để làm nổi bật kết quả nghiên cứu của mình. Do vậy, không thể gọi là sản phẩm khoa học, nếu nó được hình thành bằng cách chắp vá, cóp nhặt mỗi tác phẩm một ít; những nội dung tự nghiên cứu rất mờ nhạt, thậm chí không có. Nhất là trong điều kiện hiện nay, việc tải và sao chép quá dễ dàng thông tin đa dạng từ mạng internet, cộng thêm thiếu ý thức tuân thủ pháp luật Số 14 (414) - T7/202038 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT QTG, dẫn đến vi phạm trích dẫn không hợp lý dạng này. Không quá khó để thấy vi phạm trích dẫn dưới hình thức này trong các bài tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thuyết trình của sinh viên, kể cả luận văn cao học, luận án tiến sỹ, thậm chí sách do giảng viên biên soạn. Như vậy, vi phạm trích dẫn hợp lý có bốn biểu hiện cơ bản nêu trên và phổ biến nhất trong môi trường giáo dục đại học hiện nay. Thực hiện nghiêm túc việc trích dẫn hợp lý tránh tình trạng nhập nhèm “vàng thau lẫn lộn” thể hiện sự mập mờ, thiếu minh bạch nên không thể xác định nội dung do tác giả sáng tạo là thành phần chính của tác phẩm, với nội dung trích dẫn mang tính minh họa, giới thiệu, bình luận Thực tế có sự nhầm lẫn giữa hai hành vi trích dẫn với sao chép tác phẩm. Khoản 10 Điều 4 Luật SHTT định nghĩa: “Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử”. Như vậy, sao chép được hiểu là lấy lại một phần hoặc toàn bộ nội dung tác phẩm để tạo ra bản sao và có thể nhằm tiếp tục thực hiện hành vi trái pháp luật QTG khác như: phân phối, lưu trữ hay sử dụng. Trong khi đó, trích dẫn là lấy thông tin, dữ liệu từ tác phẩm này đưa vào tác phẩm khác. Vì không phân biệt sự khác nhau giữa hai hành vi này nên việc xử lý không thỏa đáng trong trường hợp xảy ra vi phạm. Cụ thể, một nhóm giảng viên Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM lấy nguyên xi tác phẩm của một học viên, lồng ghép thêm một số nội dung trong các tác phẩm khác để hình thành đề tài nghiên cứu khoa học với tên gọi mới nhưng bị xử lý hành vi sao chép trái pháp luật15. Chúng tôi cho rằng, không thể xem hành vi của nhóm này là sao chép tác phẩm bởi họ không có ý tạo ra bản sao tác phẩm của học viên. Mặt khác, việc lấy toàn bộ nội dung tác phẩm của tác giả khác lồng ghép nhiều tác phẩm của nhiều tác giả khác một cách có hệ thống và chủ ý để hình thành tác phẩm mới thì không thể cho rằng đó là hành vi vi phạm trích dẫn hợp lý. Trong trường hợp này, định danh hành vi này thuộc loại vi phạm gì là câu hỏi còn bỏ ngỏ, nhưng nhà trường xử lý vi hành vi sao chép trái pháp luật! 4. Kiến nghị Thứ nhất, hoàn thiện quy định của pháp luật về SHTT Một là, sửa đổi Luật SHTT theo hướng bổ sung định nghĩa “trích dẫn”; theo đó, “trích dẫn là việc tái tạo chính xác hoặc sử dụng lại nguyên văn một câu, đoạn văn bản, thông tin từ tác phẩm này vào tác phẩm khác”. Trước hết, trích dẫn là tái tạo chính xác nội dung từ tác phẩm khác vào tác phẩm của tác giả đang thực hiện. Tức người trích dẫn có thể diễn giải, sắp xếp ý câu hoặc lấy ý tưởng từ tác phẩm khác và sử dụng vốn ngôn ngữ, kỹ năng trình bày của mình để diễn đạt. Ở đây, chỉ tái tạo mà không lấy nguyên văn phong, thông tin nhưng phải đảm bảo nội dung chính xác tuyệt đối. Quy định như vậy nhằm tránh trường hợp, lấy ý tưởng của tác phẩm khác, “xào nấu” văn phong và cho đó là nội dung sáng tạo của mình, nên không ghi rõ nguồn. - Trích dẫn còn có thể là sử dụng chính xác một câu, một đoạn văn bản, thông tin. Sử dụng chính xác ở đây được hiểu là lấy 15 https://baovephapluat.vn/van-hoa-xa-hoi/giao-duc/ung-vien-dat-chuan-pho-giao-su-2017-bi-to-sao-chep- luan-van-50787.html, truy cập ngày 02/03/2018. 39Số 14 (414) - T7/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT nguyên nội dung, văn phong, thông tin mà không có bất kỳ thay đổi nào về câu chữ, cấu trúc, ngôn ngữ Mặt khác, “Một câu, một đoạn văn bản thông tin” trong định nghĩa này cũng có nghĩa là, khi sử dụng nhiều câu, nhiều đoạn, thông tin vẫn được xem là trích dẫn, tức là những lần trích dẫn khác nhau, độc lập nhau. Do vậy, một tác phẩm mới có thể trích dẫn nhiều lần, nhiều câu, nhiều đoạn khác nhau trong cùng một tác phẩm hình thành trước. Sở dĩ phải giới hạn một câu, một đoạn nhằm loại bỏ trường hợp hành vi lấy toàn bộ nội dung của tác phẩm này đưa vào tác phẩm khác thì không thể xem là trích dẫn. Nhiều định nghĩa dừng lại đối tượng trích dẫn là nội dung văn bản nên chưa sát thực tế. Theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam “trích dẫn” là “Rút từ tác phẩm khác một câu hay một đoạn để làm sáng tỏ lý luận của mình”16. Theo Đại từ điển tiếng Việt “Trích dẫn” là “Dẫn nguyên văn một câu hay một đoạn văn để làm bằng”17. Theo định nghĩa của một tác giả, “Trích dẫn là việc sử dụng một tác phẩm (không đáng kể) của người khác để nêu bật ý tác giả”18. Một định nghĩa khác, “Trích dẫn là dẫn nguyên văn một câu hay một đoạn văn”19. Trong khi đó, Từ điển Việt – Vietgle định nghĩa, “Trích dẫn là dẫn nguyên văn một câu hoặc một đoạn để làm bằng”20. Tuy nhiên, nội dung được trích dẫn có thể thể hiện dưới hình thức phi văn bản, nên chúng tôi mở rộng hơn thông tin từ tác phẩm khác. Cụ thể, chúng ta vẫn có thể trích dẫn nội dung trên bản tin truyền hình, truyền thanh, băng ghi âm, ghi hình bài giảng, lời phát biểu trong hội thảo, tọa đàm Tuy không thể hiện thành văn bản nhưng các loại hình này vẫn là tác phẩm, được bảo hộ QTG. Điểm b khoản 1 Điều 14 Luật SHTT xác định bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác thuộc loại hình tác phẩm được bảo hộ QTG. Do vậy, việc giới hạn đối tượng trích dẫn chỉ bao gồm các nội dung trong văn bản là hạn hẹp và chưa tương thích với thực tế. Hai là, sửa đổi Điều 23 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP theo hướng quy định điều kiện cụ thể “trích dẫn hợp lý”. Trước đây Điều 12 Nghị định số 76/1996/NĐ-CP21 quy định:“Phần trích dẫn tác phẩm đã công bố của người khác không trở thành phần chính của tác phẩm mới; phần trích dẫn này chỉ giới hạn trong phạm vi giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề trong tác phẩm của mình và phải ghi rõ tên tác giả và nguồn gốc tác phẩm được trích dẫn”. Quy định này hàm chứa nhiều nội dung súc tích hơn, gồm 03 điều kiện: Nội dung trích dẫn không được trở thành phần chính của tác phẩm mới (tức nghiêm cấm việc lấy phần trích dẫn làm nội dung chính của tác phẩm mới); Phần trích dẫn chỉ giới hạn trong phạm vi giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề trong tác phẩm của mình (tức xác định mục đích trích dẫn); Phải ghi rõ tên tác giả và nguồn gốc tác phẩm được trích dẫn (nhằm tạo ra sự minh 16 Nguyễn Lân, Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb. Tổng Hợp Tp. Hồ Chí Minh, năm 2006, tr.1906. 17 Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại từ điển tiếng Việt (tái bản lần thứ 13), Nxb. Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, năm 2013, tr.1977. 18 Lê Nết: Quyền SHTT, Đại học Quốc gia, năm 2006, tr.72. 19 Viện Ngôn ngữ học: Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nxb. Phương Đông, 2002, tr.952. 20 21 Nghị định số 76/1996/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29/11/1996 “Hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự 1995”. Số 14 (414) - T7/202040 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT bạch, bảo đảm cơ sở kiểm chứng và trên hết là tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của tác giả có tác phẩm được trích). Như vậy, so với Nghị định số 76/1996/NĐ-CP, quy định của Nghị định số 22/2018/NĐ-CP vừa thiếu, vừa thừa. Thiếu là vì không có yêu cầu “trích dẫn phải ghi rõ tác giả, nguồn, xuất xứ tác phẩm” và không làm sai ý tác giả có tác phẩm được trích”. Khoản 2 thừa đoạn “Phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn”, bởi không dễ trả lời câu hỏi “Thế nào là tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm?”. Từ những lập luận trên, chúng tôi đề xuất sửa đổi Điều 23 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP như sau: Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm; Nội dung trích dẫn không được trở thành trở thành phần chính của tác phẩm; Trích dẫn không được làm sai ý của tác giả có tác phẩm được trích dẫn; Phải ghi rõ tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ tác phẩm được trích dẫn. Ngoài ra, cần quy định hành vi vi phạm trích dẫn hợp lý là xâm phạm QTG. Điều 28 Luật SHTT liệt kê 34 hành vi xâm phạm QTG nhưng không có quy định nào về trích dẫn. Trong môi trường giáo dục đại học, hành vi trích dẫn không hợp lý có thể gây ảnh hưởng tiêu cực uy tín khoa học, danh dự của tác giả, xâm phạm quyền được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng (khoản 2 Điều 19 Luật SHTT). Ba là, sửa đổi Nghị định số 22/2018/NĐ-CP theo hướng bổ sung quy định về hình thức và phương pháp trích dẫn, giới hạn tỷ lệ nội dung trích dẫn hợp lý trong tác phẩm. Quy định tỷ lệ tối thiểu buộc người thực hiện đề tài phải tăng cường tìm đọc, tham khảo, nghiên cứu trích dẫn; quy định tỷ lệ tối đa sẽ giảm thiểu tình trạng lạm dụng trích dẫn với mục đích làm cho tác phẩm hoành tráng hơn, tăng số trang nhiều hơn nhưng sản phẩm ít có tính sáng tạo, kém chất lượng. Hiện nay, tùy đặc thù mỗi trường sẽ quy định tỷ lệ này khác nhau tạo ra sự không công bằng cho sinh viên/học viên, bởi cùng một chuyên ngành đào tạo nhưng nghiên cứu, học tập ở những cơ sở khác nhau, tỷ lệ nội dung trích dẫn khác nhau. Hiện một số trường đã có quy định nhưng không giống nhau và chủ yếu quy định mức tối đa như đã nêu ở trên. Bên cạnh đó, cần quy định “Một tác phẩm có thể được trích dẫn nhiều lần nhưng không quá 10% nội dung tác phẩm mới; vượt quá có thể xem là trích dẫn không hợp lý”. Quy định này sẽ bảo đảm phần trích dẫn không thể trở thành thành phần chính trong tác phẩm mới; tránh trường hợp tác phẩm hình thành sau có quá nhiều điểm tương đồng về nội dung với tác phẩm được trích. Thứ hai, tăng cường giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền tác giả cho sinh viên, giảng viên. Đối với sinh viên, trước hết cần đa dạng hóa các hình thức nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức pháp luật QTG, trong đó tập trung vào hai trụ cột chính là giáo dục và tuyên truyền pháp luật QTG. Giáo dục pháp luật QTG có thể hiểu là nhà trường thông qua các hình thức, phương pháp khác nhau tác động lên người học một cách có hệ thống, kế hoạch với những định hướng, nguyên tắc nhất định; qua đó hình thành ở họ tri thức, tình cảm đối với pháp luật QTG. Trong khi đó, tuyên truyền pháp luật QTG thông qua các hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên nhận thức đúng đắn, đầy đủ hơn pháp luật QTG, đồng thời làm chuyển biến thái độ theo chiều hướng tích cực, thúc đẩy họ hành động theo những điều đã nhận thức. Một trong những ưu thế của hoạt động giáo dục, 41Số 14 (414) - T7/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT tuyên truyền pháp luật QTG trong môi trường giáo dục đại học là mặt bằng nhận thức khá đồng đều, các điều kiện vật chất và nguồn nhân lực thực hiện sẵn có, có thể lồng ghép vào chương trình đào tạo, giảng dạy, ngoại khóa Bên cạnh đó, đối với sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện đề tài tốt nghiệp hay sinh viên các ngành đào tạo thiên về xu hướng nghiên cứu, nhà trường cần tổ chức tập huấn, giảng dạy trang bị kỹ năng nghiên cứu, thực hành việc trích dẫn. Đây là điều gần như còn bỏ ngỏ, chưa được sự quan tâm đúng mức ở các trường đại học. Trong khi đó, hiện nay nhiều trường chỉ tập trung nguồn lực xây dựng phần mềm, ban hành quy chế... kiểm soát đạo văn, trích dẫn không ghi rõ nguồn. Đối với đội ngũ giảng viên, cần nêu cao tinh thần “liêm chính và đạo đức học thuật” bằng những cơ chế cụ thể. Giảng viên đại học có 02 nhiệm vụ trọng tâm là giảng dạy và nghiên cứu nên không thể cho rằng nhiệm vụ nào quan trọng hơn mà cả hai quan trọng như nhau. Tuy nhiên, lâu nay chúng ta gần như tập trung vào nhiệm vụ giảng dạy, chẳng hạn quy định để trở thành giảng viên bắt buộc phải tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng giảng dạy. Trong khi đó, hiện không có bất kỳ điều luật nào quy định điều kiện để trở thành giảng viên phải được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về kỹ năng nghiên cứu. Do vậy, tuy là giảng viên nhưng không phải ai cũng có thể nhận thức đầy đủ ý nghĩa, vai trò của hoạt động nghiên cứu, kỹ năng và ứng dụng kỹ năng nghiên cứu. Năng lực nghiên cứu của mỗi giảng viên được hình thành do sự trải nghiệm bản thân, khả năng lĩnh hội kinh nghiệm từ các thế hệ trước, được hun đúc và hình thành qua thực tiễn, thời gian, qua quá trình tôi luyện... Nhưng không ít giảng viên bỏ qua sự hun đúc này lại mau chóng muốn khẳng định tên tuổi, thể hiện năng lực của mình cộng với việc thiếu hiểu biết phương pháp nghiên cứu, trích dẫn nên sẵn sàng sao chép, cóp nhặt một cách tùy tiện, cẩu thả hình thành nên những tác phẩm, ẩn trong đó sự lừa dối người đọc, chiếm đoạt tri thức của thầy, cô, đồng nghiệp, thậm chí của học trò mình. Mặt khác, một bộ phận giảng viên chạy theo “danh và lợi” nên bất chấp đạo đức, liêm chính học thuật. Những trường hợp này dứt khoát phải có cơ chế mạnh mẽ, thậm chí kỷ luật cho thôi việc và cấm vô thời hạn quyền hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, tức cho ra khỏi ngành vĩnh viễn. Thậm chí những người tiếp tay, hỗ trợ cũng phải xem xét xử lý một cách nghiêm minh. Thứ ba, cần xác định các mức độ bảo đảm ngăn ngừa hành vi trích dẫn trái pháp luật cũng như sự tuân thủ pháp luật quyền tác giả trong môi trường giáo dục đại học. Mặc dù trong thời gian qua, nhiều trường đã nổ lực bảo vệ QTG, chống nạn đạo văn, vi phạm trích dẫn nhưng vẫn chưa tạo ra sự thay đổi đột biến, mới giải quyết phần ngọn của vấn đề và cho thấy sự lúng túng trong việc tìm những giải pháp, định hướng căn cơ bảo vệ QTG. Chẳng hạn, thay vì nỗ lực ngăn ngừa hành vi vi phạm trích dẫn ngay từ đầu thì lại tập trung vào việc kiểm tra, xử lý việc đã rồi. Chúng tôi cho rằng, việc bảo vệ QTG nói chung, nhất là đối với hành vi vi phạm trích dẫn nói riêng, cần ngăn ngừa theo các bậc với thứ tự ưu tiên sau: (1) Dựa vào cam kết tính trung thực, thành thật của sinh viên, giảng viên. Chẳng hạn, cần quy định, sinh viên, giảng viên khi viết sách, đề tài phải cam kết mạnh mẽ trong lời dẫn nhập/mở đầu rằng: “Sản phẩm này là kết quả nghiên cứu nghiêm túc, trung thực của tôi/chúng tôi; hoàn toàn không có bất kỳ sự gian lận nào, không vi phạm về trích dẫn cũng như pháp luật QTG và sẽ chịu mọi trách nhiệm nếu cam kết này không đúng sự thật”. Để những dòng này thể hiện ngay lời nói đầu cũng là cách nhắc nhở sinh viên, giảng viên khi sử dụng tác phẩm của tác giả khác với sự tôn trọng, trung thực nhất. (2) Người chủ biên (đối với sách có nhiều tác giả) và người hướng dẫn (đối với đề tài). Thường những giảng viên có kinh nghiệm, có học hàm, học vị nhất định mới có thể thực hiện những vai trò này. Do vậy, bằng uy tín khoa học, đạo đức nghề nghiệp, liêm chính học thuật họ tạo ra sự ảnh hưởng rất lớn đến các đồng tác giả hoặc sinh viên/học viên họ hướng dẫn. Bằng kinh nghiệm, năng lực của mình và thông qua một trao đổi, nghi vấn sẽ không khó phát hiện những “bất thường” hay ”bình thường” trong nội dung nghiên cứu. Qua đó, có thể xác định những nội dung do sinh viên/học viên, đồng tác giả nghiên cứu nghiêm túc hay vay mượn, cóp nhặt. (3) Sử dụng các công cụ phần mềm kiểm tra. Tuy nhiên, các công cụ này không phải là giải pháp hoàn toàn tối ưu mà vẫn còn những hạn chế nhất định, nhất là vi phạm trích dẫn, đạo văn ngày càng tinh vi và từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau nên không thể phát hiện hết. Các phần mềm này chỉ nhận diện những thông tin trùng lắp với tác phẩm đã được mã hóa trước. Việc tác phẩm vi phạm trích dẫn đối với những tài liệu chưa được mã hóa hoặc trích dẫn không cụ thể, mơ hồ các phần mềm không thể phát hiện được. (4) Người phản biện, thẩm định, đánh giá. Đây là “cánh cửa” rất quan trọng, thậm chí “định đoạt” số phận của tác phẩm là phải sửa lại hay hủy bỏ. Bằng kinh nghiệm, kỹ năng của mình người giữ vai trò này có quyền đặt ra câu hỏi, truy vấn đến cùng những điều họ cho là bất thường hay những nội dung chưa thật sự thuyết phục, qua đó có thể phát hiện những sai sót trong trích dẫn mà phần mềm máy tính không thể phát hiện được. (5) Dư luận xã hội (thông qua mạng xã hội, báo chí, phát thanh, truyền hình”. Đây là những kênh quan trọng, góp phần hỗ trợ đắc lực trong việc bảo vệ QTG nói chung. Bốn bậc ngăn ngừa trên mang tính nội bộ nhưng khi sản phẩm đến xã hội cũng đồng nghĩa là chịu sự phản biện, giám sát của dư luận nên khó vượt qua, nếu thực sự có vi phạm. Các vụ vi phạm trích dẫn, đạo văn trong thời gian qua bị phanh phui chủ yếu bởi truyền thông hay cư dân mạng. (6) Các biện pháp xử lý vi phạm QTG. Biện pháp xử lý trước hết mang tính chất trừng phạt người vi phạm QTG phải gánh chịu những hậu quả, tổn thất nhất định. Đồng thời, nếu vi phạm xảy ra liên quan nhiều người, phải thiết lập các biện pháp mang tính “Cộng đồng và liên đới trách nhiệm”. Chẳng hạn, trong trường hợp, nhóm đồng tác giả nghiên cứu có người vi phạm thì chủ biên và các đồng tác giả khác cũng phải chịu trách nhiệm ở những mức độ khác nhau; hoặc học viên thực hiện đề tài vi phạm, giáo viên hướng dẫn, hội đồng bảo vệ cũng phải có trách nhiệm, nếu chứng minh có dung túng, thiếu trách nhiệm. Như vậy, qua việc răn đe còn có tác dụng phòng, chống, ngăn ngừa, tức buộc người học phải trung thực, người dạy, người hướng dẫn phải nâng cao trách nhiệm. Tóm lại, những giải pháp nêu trên góp phần chấn chỉnh vấn nạn đạo văn, trích dẫn tùy tiện trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu ở bậc đại học. Vấn đề còn lại là chúng ta cần phải khẩn trương: (1) sửa đổi, bổ sung pháp luật QTG sát thực tế nhất và (2) thực thi pháp luật QTG một cách nghiêm túc, triệt để nhất có thể. Trong môi trường giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, cần chú ý đến các bậc ngăn ngừa vi phạm trích dẫn nói riêng, pháp luật QTG nói chung để có lộ trình, định hướng chiến lược và giải pháp cụ thể n Số 14 (414) - T7/202042 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftrich_dan_hop_ly_tac_pham_thuc_tien_trong_nghien_cuu_giang_d.pdf
Tài liệu liên quan