Thứ tư, phong trào chuẩn tôn giáo. Đó là các giáo phái: Nhóm Bạn bè
Kết giao (Encounter Groups), Huấn luyện Giác ngộ Geststal (Gestalt
Awareness Training), Siêu giác Tĩnh tọa (Transcendental Meditation),
Tâm lý Trị liệu (Psychie Healing), Phản hồi Sinh vật, Khống chế Tư
tưởng. Nhóm này có thái độ tích cực với khoa học, luôn cho mình là chân
chính và dùng thiết bị phản hồi sinh vật để cải thiện phương pháp tĩnh
tọa, tin vào dự cảm, ánh sáng của cơ thể con người và các hiện tượng
thần kỳ khác, xem đó là công năng tự nhiên mà khoa học đang quan tâm.
Tín đồ của nhóm này tự thay đổi bản thân để vượt qua áp lực văn hóa
hiện thực hoặc chú trọng quá trình suy nghĩ và thể nghiệm bản thân, tập
luyện cho bản thân hòa hợp với vũ trụ hoặc nhận thức được cái bản ngã
chân chính hay cái tồn tại siêu việt, đó là sự thể nghiệm nội tâm. Mục
đích tham gia các giáo phái này của tín đồ là để chữa bệnh, thể nghiệm
bản thân và hòa nhập với vũ trụ.
10 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 758 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Triết học - Một số quan điểm phân loại hiện tượng tôn giáo mới trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014 101
VŨ VĂN CHUNG *
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM PHÂN LOẠI
HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI TRÊN THẾ GIỚI
Tóm tắt: Bài viết phân tích quan điểm phân loại hiện tượng tôn
giáo mới của một số nhà nghiên cứu ở Phương Tây và Trung
Quốc. Mỗi quan điểm đều chỉ ra những tiêu chí khác nhau làm căn
cứ phân loại các hiện tượng tôn giáo mới như: nguồn gốc lịch sử,
truyền thống, chiều hướng tác động, v.v... Việc khái quát và tổng
kết các quan điểm phân loại cùng với hệ tiêu chí phân loại nà y có ý
nghĩa trong việc đưa ra cách nhìn hệ thống cũ ng như giúp cho việc
đưa ra ứng xử phù hợp với các hiện tượng tôn giáo mới trên thế
giới và ở Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: Nguồn gốc, luân lý, phân loại, tác động, tiêu chí, tôn
giáo mới, truyền thống.
1. Đặt vấn đề
Hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ
XX ở nhiều quốc gia và châu lục trên thế giới . Sự ra đời, phát triển và
ảnh hưởng của chúng đối với nhân loại đã nhanh chóng thu hút được sự
quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành
khác nhau như Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học, Chính trị học, Triết
học, Nhân học, Sử học. Trong đó, một vấn đề được quan tâm là phân loại
hiện tượng tôn giáo mới, giúp cho việc nhận thức và ứng xử với những
hiện tượng này một cách phù hợp.
2. Quan điểm phân loại hiện tượng tôn giáo mới của các nhà
nghiên cứu Phương Tây
Để tiến hành phân loại hiện tượng tôn giáo mới, các nhà nghiên cứu
nước ngoài đã sử dụng lý thuyết loại hình học (Typology). Theo tổng kết
của Yoshilliko Masuda trong bài A Reappraisal of Typologies of New
Religious Movements and Characteristics of the Unification Church có
* ThS., Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
102 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014
rất nhiều quan điểm phân loại hiện tượng tôn giáo mới1. Trong đó, mỗi
quan điểm dựa trên một góc nhìn và tiêu chí cụ thể.
Thứ nhất, quan điểm phân loại của nhà lịch sử tôn giáo Robert S.
Ellwood trong cuốn Religious and Spiritual Groups in Modern America
(Các nhóm tâm linh và tôn giáo ở nước Mỹ hiện đại). Tiêu chí chủ đạo
phân loại hiện tượng tôn giáo mới của R. S. Ellwood dựa trên nguồ n gốc
lịch sử của các hiện tượng này. Theo đó, R. S. Ellwood đã phân các hiện
tượng tôn giáo mới làm sáu nhóm:
Một là, nhóm có nguồn gốc từ các truyền thống của Hội Thập tự Hoa
hồng và Thông Thiên học (Theosophical and Rosicrucian Traditions),
gồm: New Vessels for the Ancient Wisdom: The Theosophical Society in
America, The Full Moon Meditation Groups, Anthroposophy
Rosicrucianism, The “I Am” Movement, The Liberal Catholic Church.
Hai là, nhóm thờ cúng UFO (Vật thể bay không xác định) và Chủ
nghĩa Tâm linh (Spiritualism), gồm: “The Descent of the Mighty Ones”
The Spiritualist Church, Giant Rock Space Convention, Understanding,
Amalgamated Flying Saucer Clubs of America, The Aetherius Society.
Ba là, nhóm Khởi đầu Hội kín (Initory Group), gồm: The Crystal
Within Gurdjieff Groups, The Prosperos, Scientology, Abilitism, Buiders
of the Adytum, The Church of Light.
Bốn là, nhóm Tân Ngoại giáo (Neo-Paganism), gồm: The Edenic
Bower Feraferia, Church of All Worlds, Ceremonical Magic and
Witchcraft, Satanism.
Năm là, các phong trào Ấn Độ giáo ở Mỹ (Hindu Movements in
America), gồm: “The Ganges Flows West” The Ramakrishna Mission and
Vedanta Societies, The SelfRealization Fellowship, The Maharishi Mahesh
Yogi’s Transcendental Meditation Movement, International Sivananda Yoga
Society, The International Society for Krishna Consciousness.
Sáu là, các phong trào có nguồn gốc từ Phương Đông, gồm: “The East
in the Golden West” Western Zen, Esoteric Buddhism in America,
Nichiren Shoshu of America, The Baha'i Faith, The Lovers of Meher
Baba, Subud, The Unified Family.
Thứ hai, quan điểm phân loại của nhà nhân học David F. Aberle trong
cuốn The Peyote Religion among the Navaho. Tiêu chí phân loại hiện
tượng tôn giáo mới của D. F. Aberle dựa trên chiều kích tác động đến cá
Vũ Văn Chung. Một số quan điểm phân loại... 103
103
nhân, siêu cá nhân như các tổ chức kinh tế, kỹ thuật, chính trị, luật pháp,
tổng thể xã hội hay văn hóa . Theo đó, các hiện tượng tôn giáo mới được
chia thành bốn loại:
Một là, hiện tượng mang tính thay đổi (transformative movements)
nhằm thay đổi tổng thể các hệ thống siêu cá nhân. Hai là, hiện tượng cải
cách (reformative movements) nhằm thay đổi một phần trong các hệ
thống siêu cá nhân. Ba là, hiện tượng cứu thế (redemptive movements)
nhằm thay đổi toàn bộ cá nhân. Bốn là, hiện tượng thay thế (alternative
movements) nhằm thay đổi một phần cá nhân.
Thứ ba, quan điểm phân loại của nhóm tác giả trong công trình The
New Religious Consciousness, do Charles Glock và Robert Bellah chủ
biên2. Quan điểm phân loại này dựa trên việc xem xét các hiện tượng tôn
giáo mới thuộc về truyền thống tôn giáo hay không thuộc về truyền thống
tôn giáo nào. Theo đó, các hiện tượng tôn giáo mới được chia ra làm ba
loại: Một là, các hiện tượng tôn giáo mới dựa vào truyền thống tôn giáo
Châu Á. Hai là, các hiện tượng tôn giáo mới dựa vào truyền thống tôn
giáo Phương Tây. Ba là, các hiện tượng cận tôn giáo (New Quasi -
Religious Movements).
Trong đó, loại hiện tượng thứ ba được cho là không dễ dàng xếp vào
loại các truyền thống tôn giáo Châu Á hay Phương Tây. Chúng xuất phát
chủ yếu từ sự phát triển trong văn hóa thế tục thời hiện đại nhưng lại dính
với một ý nghĩa tối hậu nào đó, thường kết nối những người theo với cái
thiêng nhưng lại được hiểu như là thứ quan trọng nhất đối với tồn tại
người3. Cách phân loại này, theo Yoshilliko Masuda, tuy có thể đem lại
sự thuận tiện nhất định, nhưng lại quá đơn giản để có thể tạo thành một
sự phân loại hệ thống được.
Thứ tư, quan điểm phân loại của Dick Anthony trong cuốn
Sociological Analysis (Phân tích xã hội học). Cách phân loại của D.
Anthony dựa trên tiêu chí xem xét thái độ của các hiện tượng tôn giáo
mới đối với các giá trị luân lý truyền thống. Theo đó, các hiện tượng tôn
giáo mới được phân ra làm hai loại: Một là, h iện tượng nhị nguyên
(Dualistic movement) tái khẳng định các yếu tố của chủ nghĩa tuyệt đối
luân lý truyền thống. Hai là, hiện tượng nhất nguyên xác nhận tính tương
đối và khách quan của các hệ thống luân lý.
104 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014
Thứ năm, quan điểm phân loại của nhà xã hội học Canada Fr ederick
Bird, xem xét mối quan hệ giữa những người tin theo với người lãnh đạo
của giáo phái. Theo đó, các hiện tượng tôn giáo mới được chia làm ba
loại, gồm: Một là, hiện tượng tôn giáo mới mà người tin theo sùng kính
và phó thác toàn bộ bản thân cho lãnh đạo tâm linh. Hai là, n hững người
tin theo một nguyên tắc tâm linh và dần làm chủ được sự giác ngộ của
bản thân. Ba là, những người học theo thầy phù thủy hoặc khoa học
huyền bí, ma thuật để có thể làm chủ được các kỹ năng tâm linh.
Thứ sáu, quan điểm phân loại của Barbara Hargrove dựa vào chức
năng và đặc điểm của người tin theo các giáo phái. Theo đó, các hiện
tượng tôn giáo mới được chia ra thành hai loại: các hiện tượng tôn giáo
tích hợp (integrative religions) và các hiện tượng tôn giáo biến đổi
(transformative religions).
Thứ bảy, quan điểm phân loại của Frances Westley trong cuốn The
Complex Forms of the Religious life: A Durkheimian View of New
Religious Movements. Theo đó, các hiện tượng tôn giáo mới được chia
làm hai loại dựa vào xem xét hiện tượng đó đặt cái thiêng vào cá nhân
con người hay ngoài cá nhân con ng ười.
Ngoài ra, còn có một số cách phân loại khác, như quan điểm của Roy
Wallis trong cuốn The Elementary Forms of the New Religious Life,
Routledge & Kegan Paul, New York, 1984, chia hiện tượng tôn giáo mới
thành ba loại: Một là, hiện tượng chối bỏ thế giới (world-rejecting. Hai
là, hiện tượng thừa nhận thế giới (world affirming). Ba là, hiện tượng
đồng hành cùng thế giới (world accommodating).
Hoặc quan điểm của nhà xã hội học người An h, Bryan Wilson (1926
- 2004) khi nghiên cứu các hiện tượng tôn giáo mớ i xuất hiện trong hai
thập niên sau Chiến tranh Thế giới II. Cách phân loại này dựa trên
phương thức hoạt động của các giáo phái và con đường cứu độ cho tín
đồ của chúng. Theo đó, các hiện tượng tôn giáo mới được chia thành:
Nhóm tôn giáo theo chủ trương cải đạo (conversionist). Nhóm tôn giáo
theo chủ trương cách mạng (revolutionist). Nhóm tôn giáo theo chủ
trương hướng vào nội tâm (introversionist). Nhóm tôn giáo theo chủ
trương lôi kéo (manipulationist). Nhóm tôn giáo theo chủ trương sử
dụng phép thần thông (thaumaturgical). Nhóm tôn giáo theo chủ trương
cải cách (reformist). Nhóm tôn giáo theo chủ trương không tưởng
(utopian)4.
Vũ Văn Chung. Một số quan điểm phân loại... 105
105
Nhà xã hội học tôn giáo người Pháp, F. Champion, trên cơ sở khảo sát
các nhóm tôn giáo mới với các tín đồ như những cộng đồng tâ m linh (les
communotés spirituelles) và các vị giáo chủ (gourous) đã phân loại chúng
thành hai nhóm:
Nhóm thần bí (tune mystique), còn gọi là n hững giáo phái thần bí/ bí
truyền (Les nouvelles religiosities mystiques - esotériqué). Nhóm này hơi
giống loại Giáo hội, phản ánh sự phân rã của tôn giáo truyền thống và
như một đám hỗn mang tính thần bí - bí truyền (Cette nébuleuse
mystique - estérique) với các đặc tính: đặt niềm tin vào cái thể nghiệm;
biến đổi bản thân bằng kỹ thuật thân thể hay tâm lí (yoga, thiền định, múa
thiêng); sự cứu rỗi gắn với hạnh phúc thực tại; lạc quan có mức độ;
đạo đức tình yêu đủ đảm bảo ứng xử đạo đức 5.
Nhóm dân gian (religion populaire) có xu hướng quay trở lại với
truyền thống và tích hợp những yếu tố tôn giáo trong dân chúng để xây
dựng định hình niềm tin mang tính pha tạp và dung hòa theo phong trào
hợp lí hóa tín ngưỡng (Rationalisation).
Tiếp cận từ góc độ sử học, Elmer Clark, khi khảo cứu các nhóm tôn
giáo mới ở Mỹ đã phân loại chúng như sau: Nhóm tôn giáo mới có cái
nhìn bi quan về thế giới (pessimistic), như Cơ Đốc Phục Lâm
(Adventist). Nhóm tôn giáo mới theo thuyết cầu toàn hay chủ nghĩa chủ
quan (perfectionist or subjectivist). Nhóm tôn giáo theo hấp lực
(charismatic) hoặc theo phong trào Ngũ tuần (Pentecostal). Nhóm tôn
giáo theo chủ trương tuân thủ pháp luật tuyệt đối (legalistic), tiêu biểu là
các nhóm Tư tưởng mới (The New Thought groups). Nhóm tôn giáo
theo chủ nghĩa khách quan (objectivist). Nhóm tôn giáo theo chủ nghĩa bí
truyền hay thần bí (esoteric or mystical)6.
Như vậy, các nhà nghiên cứu Phương Tây đã đưa ra nhiều cách phân
loại khác nhau về hiện tượng tôn giáo mới. Sự đa dạng trong quan điểm
phân loại xuất phát từ bản thân hiện tượng tôn giáo mới đa dạng về
nguồn gốc, tính chất, xu hướng tác động cũng như cách thức tổ chức và
mục đích ra đời. Đồng thời, mỗi nhà nghiên cứu lại dựa trên mỗi chuyên
ngành khoa học và căn cứ vào hệ tiêu chí nhất định để đưa ra cách phân
loại của mình.
106 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014
3. Quan điểm phân loại hiện tượng tôn giáo mới của các nhà khoa
học Trung Quốc
Xét từ mối quan hệ giữa hiện tượng tôn giáo mới với tôn giáo truyền
thống và xã hội hiện đại, Trác Tân Bình7 đã chia tôn giáo mới thành năm
loại hình cơ bản sau đây:
Một là, những đoàn thể sùng bái diễn biến từ truyền thống Kitô giáo,
ví như giáo phái Những đứa con của Chúa (Children of God), giáo phái
Ngôi đền Nhân dân (People’s Temple), giáo phái Thống nhất
(Unification Church), giáo phái Con đường Quốc tế (Way International).
Hai là, giáo phái mới thoát thai từ Islam giáo, tiêu biểu nhất là Baha’i giáo.
Ba là, những đoàn thể thần bí chủ nghĩa liên quan với Ấn Độ giáo và
Sikh giáo, có sắc thái trầm tư mặc tưởng của tôn giáo Phương Đông,
chẳng hạn như phong trào Hare Krishna, Shinkokai (Thần quang hội),
Healthy - Happy - Holy.
Bốn là, những tôn giáo mới được hình thành do sự phân hóa từ Phật
giáo, Thần đạo, chẳng hạn như Soka Gakkai (Sáng giá Học hội),
Reiyukai (Linh hữu hội), Rissho Kosei Kai (Lập chính giáo Thành hội),
Bussho Goenekai (Phật sở hộ Niệm hội), Honmon Butsuryushu (Bổn
môn Phật lập tông), Gedatsukai (Giải thoát hội), Shinnyoen (Chân như
uyển), Kodo Kyodan (Hiếu đạo Giáo đoàn), Nenpo Shinkyo (Niệm pháp
Chân giáo), Aum Shinrikyo (Chân lý Tối thượng).
Năm là, những đoàn thể mới n ổi lên kết hợp nhân tố thần bí Phương
Đông với tâm lý học hiện đại, để chữa bệnh bằng niềm tin tôn giáo,
chẳng hạn như giáo phái Khoa học luận, Hội Nghiên cứu Huấn luyện
Erhard (Erhard Seminars Training), Hội Khống chế Tư tưởng Silva (Silva
Mind Control), Hội Tái sinh (Rebirth Society).
Từ sự phân loại đó, tác giả cho rằng, các hiện tượng tôn giáo mới có
đặc điểm cơ bản là nổi lên trong quan hệ với xã hội và có sự phân hóa
thành hai cực. Một loại nhấn mạnh đời sống tôn giáo cách biệt tuyệt đối
với xã hội, thực hành tồn tại xã hội độc lập và lấy giáo c hủ làm hạt nhân,
chẳng hạn giáo phái Ngôi đền Nhân dân, giáo phái David đã phát triển
đến cực đoan. Điều này gây tổn thất về sinh mạng và tài sản của nhân dân
hoặc gây nguy hại cho xã hội nên bị mọi người gọi là tà giáo. Loại khác
chủ trương kết hợp mật th iết với đời sống xã hội, tích cực tham gia vào
cuộc sống nhân sinh hiện thực, triển khai đối thoại với các tôn giáo khác
Vũ Văn Chung. Một số quan điểm phân loại... 107
107
và với chính trị xã hội, chẳng hạn như giáo phái Thống nhất (The
Unification Church), Soka Gakkai (Sáng giá Học hội). Những giáo phái
này đã thành công nhất định trong tồn tại hiện thực, tạo ảnh hưởng khá
quan trọng trong các lĩnh vực thế tục như kinh tế, chính trị.
Đặc điểm chủ yếu của những tôn giáo mới này là vứt bỏ hoặc phản đối
truyền thống, hoài nghi quyền uy truyền thống và lại qu ay lại chủ nghĩa thần
bí. Thần bí hóa toàn bộ thế giới và sự sống, có xu hướng quay trở lại của duy
linh luận, từ đó hình t hành nên lối sống theo đuổi sự giao cảm thông linh, hội
nhóm bí mật, chẳng hạn như phong trào Thời đại mới.
Tác giả Trần Hà 8 lại dựa trên những tính chất và đặc thù của các hiện
tượng tôn giáo mới mà chia thành bốn loại:
Thứ nhất, phong trào thờ cúng (cult). Đó là các giáo phái Siêu giác
tĩnh tọa (Transcendental Meditation), Merher Baba (Meher Baba
Moverment) đều bắt nguồn từ Ấn Độ giáo; Nichiren Shoshu, Soka
Gakkai bắt nguồn từ Phật giáo Nhật Bản; Subud bắt nguồn từ giáo phái
Sufi truyền thống thần bí của Islam giáo. Đặc điểm của các giáo phái này
là lấy bản thân con người làm trung tâm với mục đích thanh trừ đau khổ
cho con người và nhân loại.
Thứ hai, phong trào thánh linh mới giáng lâm. Đó là các giáo phái
được thai nghén và nảy sinh từ Kitô giáo như Khoa học Kitô (Christian
Science), Chứng nhân Giêhôva (The Jehovah’s Witnesses), Nghỉ ngày
Thứ bảy (The Seventh - Day Adventist), Giáo hội các Thánh ngày sau
của Giêsu Kitô (The Church of Jesus Christ the Latter - Day Saints), Dân
Chúa Giêsu (Jesus People), Người Do Thái theo Giêsu (Jews for Jesus),
Phong trào Phục hưng Mầ u nhiệm Công giáo (Catholic Charismatic
Renewal), Giáo đoàn Thống nhất, Phong trào Mầu nhiệm (Charismatic)
hoặc Thánh linh mới giáng lâm (New - Pentecostal Moverment), v.v
Đặc điểm của những giáo phái này hoặc kêu gọi quay trở lại truyền thống
đã bị lãng quên, không tiếp nhận những khải thị mới, hoặc thông qua
những phương thức như lời nói linh thiêng, xuất thần nhập hóa, chữa
bệnh, làm những động tác kỳ quặc để t iến hành giao lưu đặc biệt với
thánh linh. Một số giáo phái trốn tránh tổ chức tôn giáo truyền thống,
muốn đưa ra một loại thể nghiệm và sùng bái tôn giáo có t ính nội tại,
không cưỡng chế theo tinh thần cá nhân, v.v
Thứ ba, phong trào tà giáo Phương Tây đương đại. Đó là giáo phái
Ngôi đền Nhân dân (The People’ Temple) và giáo phái David (The
108 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014
Davidians) ở Mỹ, Ma đen (Hy Lạp) hay Hội Những người Anh em Da
trắng (Ucraina), Thành vệ mới, Những đứa con của Chúa, Giáo đoàn Thế
giới Thần thánh, Giáo hội Những người May mắn Sống sót. Đặc điểm
của nhóm giáo phái này là những tổ chức cực đoan, cho rằng g iáo chủ là
người tài năng siêu phàm và quyền uy nhất, tín đồ phải ph ục tùng giáo
chủ tuyệt đối. Phương pháp thu hút tín đồ là lừa gạt và tẩy não để khống
chế về mặt tư tưởn g. Đôi khi các giáo phái này còn có hành vi bạo lực,
ngược đãi và hành hạ trẻ em, dâm loạn, quần hôn và đồi bại (Ma đen), tự
sát tập thể (Ngôi đền Nhân dân và David, Hội Những người Anh em D a
trắng). Những tôn giáo mới này thường thù địch với xã hội hiện thực, rêu
rao ngày tận thế sắp đến, tín đồ bi quan, mất phương hướng sống và hy
vọng thoát khỏi thế giới vô vị để được tái s inh, kêu gọi tín đồ li khai gia
đình, sống tập thể. Tổ chức các tôn giáo mới này nghiêm ngặt, lợi dụng
lòng tin của tín đồ để quyên góp tiền bạc hay sức lao động, thậm chí
cưỡng bức lao động.
Thứ tư, phong trào chuẩn tôn giáo. Đó là các giáo phái: Nhóm Bạn bè
Kết giao (Encounter Groups), Huấn luyện Giác ngộ Geststal (Gestalt
Awareness Training), Siêu giác Tĩnh tọa (Transcendental Meditation),
Tâm lý Trị liệu (Psychie Healing), Phản hồi Sinh vật, Khống chế Tư
tưởng. Nhóm này có thái độ tích cực với khoa học, luôn cho mình là chân
chính và dùng thiết bị phản hồi sinh vật để cải thiện phương pháp tĩnh
tọa, tin vào dự cảm, ánh sáng của cơ thể con người và các hiện tượng
thần kỳ khác, xem đó là công năng tự nhiên mà khoa học đang quan tâm.
Tín đồ của nhóm này tự thay đổi bản thân để vượt qua áp lực văn hóa
hiện thực hoặc chú trọng quá trình suy nghĩ và thể nghiệm bản thân, tập
luyện cho bản thân hòa hợp với vũ trụ hoặc nhận thức được cái bản ngã
chân chính hay cái tồn tại siêu việt, đó là sự thể nghiệm nội tâm. Mục
đích tham gia các giáo phái này của tín đồ là để chữa bệnh, thể nghiệm
bản thân và hòa nhập với vũ trụ.
Từ cách phân loại trên , các nhà nghiên cứu Trung Quốc đúc kết về đặc
điểm chung của các tôn giáo mới trên thế giới : Một là, trái nghịch với
hiện thực, mượn tôn giáo để trốn tránh hiện thực hay vượt qua hiện thực,
xa lạ với hiện thực và trở nên kỳ quái, trái với hành vi thông thường. Hai
là, cường điệu kinh nghiệm trực tiếp, theo đuổi thể nghiệm tâm lý siêu
bình thường. Ba là, mang khuynh hướng mạt thế học, dựa vào thuyết tận
thế luận, trở thành cực đoan, tà giáo. Bốn là, sùng bái giáo chủ, thể hiện
Vũ Văn Chung. Một số quan điểm phân loại... 109
109
ma lực siêu phàm thu hút tín đồ của thủ lĩnh tôn giáo mới. Năm là, tính
hàng hóa cao, tổ chức, kết cấu lỏng lẻo, giải thích giáo lý tùy tiện và thực
dụng, tranh giành tín đồ, biến tôn giáo thành thương phẩm giống như
hàng hóa; sinh hoạt tôn giáo phi pháp, đôi khi là vô nhân đạo (lợi dụng
vật chất của tín đồ, chà đạp phụ nữ, hủy hoại tính mạng con người),
chống lại chính phủ9.
4. Kết luận
Những gì đã đề cập cho thấy có nhiều cách phân loại hiện tượng tôn
giáo mới, mỗi cách có những ưu thế và dựa vào những tiêu chí nhất định.
Tuy nhiên, từng cách phân loại vẫn chưa đạt được sự nhìn nhận tổng thể
về hiện tượng tôn giáo mới. Nếu phân loại dựa vào nguồn gốc sẽ rất khó
để bóc tách vấn đề, bởi có những hiện tượng tôn giáo mới có nguồn gốc
pha tạp từ rất nhiều tôn giáo và các hình thức thờ cúng truyền thống. Nếu
dựa vào đặc điểm và sự tác động của hiện tượng tôn giáo mới thì có
những giáo phái khá tích cực, có những giáo phái khá cực đoan, cũng có
những giáo phái đan xen. Nếu dựa vào cách tiếp cận sử học thì khó phân
loại được những hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện và tồn tại trong thời
gian rất ngắn.
Ở Việt Nam, việc vận dụng các quan điểm để phân loại cũng không
phải dễ dàng, bởi tính phức hợp của các hiện tượng tôn giáo mới. Cho
nên, việc phân loại các hiện tượng tôn giáo m ới sẽ trở nên hữu dụng nếu
tìm ra được yếu tố c hủ lưu và góc nhìn của người phân loại. Nếu đứng ở
cách nhìn nhận vai trò của các tôn giáo mới trong xã hội , thì việc xem xét
dựa trên các tiêu chí như xu hướng tác động, thái độ đối với t hế giới.
Trong khi đó, nếu đứng ở góc nhìn tôn giáo học, thì việc xem xét cái
thiêng trong các hiện tượng tôn giáo mới là cần thiết. /.
CHÚ THÍCH:
1 Xem: Yoshilliko Masuda, “A Reappraisal of Typologies of New Religious
Movements and Characteristics of the Unification Church”, Journal of
Unification Studies, Vol. 2,
2 Xem: Charles Y. Glock và Robert N. Bellah chủ biên (1976), The New Religious
Consciousness, University of California Press.
3 Charles Y. Glock và Robert N. Bellah chủ biên (1976), The New Religious
Consciousness, sđd: 73.
4 Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,
Quan điểm của các học giả Âu - Mỹ về phong trào tôn giáo mới , Nxb. Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: 43.
110 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2014
5 Đỗ Quang Hưng chủ nhiệm (2001), Những hiện tượng tôn giáo mới ở nước ta :
thực trạng và xu hướng , Đề tài cấp nhánh Đề tài cấp Nhà nước, Viện Nghiên cứu
Tôn giáo, Hà Nội: 94-128.
6 Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,
Quan điểm của các học giả Âu - Mỹ về phong trào tôn giáo mới , sđd: 44.
7 Trác Tân Bình (Trần Nghĩa Phương dịch , 2007), Lý giải tôn giáo, Nxb. Hà Nội:
202-203.
8 Trần Hà (2005), “Phong trào tôn giáo mới của xã hội đương đại ”, Nghiên cứu
Tôn giáo, số 2: 13-18.
9 Trần Nghĩa Phương (2001), “Tôn giáo mới trong các công trình nghiên cứu của
các học giả Trung Quốc”, trong Đỗ Quang Hưng chủ nhiệm, Những hiện tượng
tôn giáo mới ở nước ta : thực trạng và xu hướng , Đề tài cấp nhánh Đề tài cấp
Nhà nước, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Hà Nội: 94-128.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trác Tân Bình (Trần Nghĩa Phương dịch , 2007), Lý giải tôn giáo, Nxb. Hà Nội
2. Trần Hà (2005), “Phong trào tôn giáo mới của xã hội đương đại ”, Nghiên cứu
Tôn giáo, số 2.
3. Đỗ Quang Hưng chủ nhiệm (2001), Những hiện tượng tôn giáo mới ở nước ta:
thực trạng và xu hướng , Đề tài cấp nhánh Đề tài cấp Nhà nước, Viện Nghiên cứu
Tôn giáo, Hà Nội.
4. Yoshilliko Masuda, “A Reappraisal of Typologies of New Religious Movements
and Characteristics of the Unification Church”, Journal of Unification Studies,
Vol. 2,
5. Charles Y. Glock và Robert N. Bellah chủ biên (1976), The New Religious
Consciousness, University of California Press.
Abstract
VIEWS ON CLASSIFYING THE NEW RELIGIOUS
MOVEMENTS IN THE WORLD
This text analysed the view on classifying the new religious
movements of some Chinese and western researchers. Each view
pointed the different criteria for classifying the new religious
movements such as historical origin, tradition, tendency impact, etc
Generalizing and summarizing the views in categories and the system
of criteria for classifying help to point systematic perspectives and
suitable behavior with the new religious movements in the world and
in Vietnam at present.
Keywords: Classify, criteria, impact, morality, new religions,
origin, tradition.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_quan_diem_phan_loai_hien_tuong_ton_giao_moi_tren_the_gioi_3541.pdf