Triết học trong đời sống

Triết học là hệ thống những quan điểm về thế giới và vai trò của con người trong thế giới đó. Hệ thống những quan điểm về thế giới: Quan điểm là những ý kiến, những chính kiến của một cá nhân hay một nhóm, một cộng đồng về một vấn đề nào đó. Do điều kiện lịch sử, do địa vị của các cá nhân, các nhóm, các cộng đồng mà cùng một vấn đề có thể có nhiều cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Vấn đề nào đó có thể có giá trị, hoặc không có giá trị, hoặc có giá trịở mức độ nào đó, thậm chí có thể không có lợi vẫn có thể tồn tại trong xã hội. Hệ thống những quan điểm về thế giới của triết học bao gồm những nhận định, đánh giá để trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phương pháp luận trong hoạt động của con người.

pdf230 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2136 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Triết học trong đời sống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giai cấp khác hoặc giữa các giai cấp, giữa có cộng đồng trong một chế độ xã hội. 3. Tính giai cấp của ý thức xã hội. - Tính giai cấp của ý thức xã hội thể hiện tính mục đích của ý thức xã hội. - Tính giai cấp của ý thức xã hội là thể hiện thái độ phản ánh trước tồn tại xã hội và xu hướng phát triển xã hội. - Trong xã hội có giai cấp, mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng vừa có địa vị khác nhau, vừa có quyền lợi khác nhau; ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội thông qua các cá nhân và cộng đồng đó nên đị vị và quyền lợi chi phối quá trình phản ánh của ý thức xã hội. - Trong xã hội có giai cấp, một số hình thái ý thức xã hội có thể được cả xã hội thừa nhận nhưng chúng vẫn mang tính giai cấp, chủ yếu chịu sự chi phối quyền lợi của giai cấp thống trị. - Ý thức cá nhân trong xã hội có giai cấp vẫn chịu sự chi phối quyền lợi địa vị của giai cấp nhưng chủ yếu chịu sự chi phối bởi quyền lợi và địa vị mà cá nhân đó quan tâm. II. QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI Xà HỘI VÀ Ý THỨC Xà HỘI. 1. Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định. a. Ý thức xã hội tồn phản ánh tồn tại xã hội, ý thức xã hội phù hợp với tồn tại xã hội. - Tồn tại xã hội quyết định nội dung phản ánh của ý thức xã hội. + Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị tuy chịu sự chi phối quyền lợi giai cấp nhưng vẫn là sự phản ánh tồn tại xã hội trong giai đoạn lịch sử nhất định. + Các hình thái ý thức xã hội khác mặc dù phản ánh tồn tại một cách gián tiếp nhưng vẫn chịu sự chi phối của tồn tại xã hội. - Tồn tại xã hội chi phối hình thức và phương tiện phản ánh của ý thức xã hội. + Sự phát triển của tồn tại xã hội làm biến đổi ngôn ngữ phản ánh của ý thức xã hội. 201 + Mỗi lĩnh vự của đời sống xã hội có hình thức phản ánh riêng, phù hợp với đặc thù của nó. + Sự phát triển của tồn tại xã hội sẽ làm biến đổi khả năng phản ánh của ý thức xã hội, tồn tại xã hội cung cấp phương tiện phản ánh của ý thức xã hội. b. Tồn tại xã hội thay đổi dẫn đến ý thức xã hội thay đổi. - Có những hình thái ý thức xã hội biến đổi nhanh như ý thức chính trị, ý thức pháp quyền… - Có những hình thái ý thức xã hội biến đổi chậm như đạo đức, tôn giáo… 2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội. a. Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. - Sự lạc hậu của ý thức xã hội là ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội không kịp với sự biến đổi của tồn tại xã hội. - Biểu hiện tính lạc hậu của ý thức xã hội: tâm lí, tình cảm, thói quen cũng như đạo đức được hình thành trong lịch sử chưa thay đổi kịp với sự thay đổi của tồn tại xã hội; thái độ nuối tiếc với đời sống tinh thần quá khứ lỗi thời hoặc tôn sùng thái quá quá khứ. - Nguyên nhân: + Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội do đó tồn tại xã hội phải biến đổi trước và được định hình thì ý thức xã hội mới có cơ sở để phản ánh. + Ý thức xã hội tồn tại trong các hình thái phản ánh tồn tại xã hội dưới hình thức thói quen, phong tục tập quán, tình cảm, biểu tượng… được hình thành lâu dài trong lịch sử nên chúng biến đổi chậm hơn. + Thế lực của tồn tại xã hội cũ cản trở quá trình thay đổi của ý thức xã hội. b. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội. - Tính vượt trước của ý thức xã hội là ý thức xã hội có thể phản ánh tồn tại xã hội trong tương lai dưới dạng dự báo. - Biểu hiện: + Các qui hoạch phát triển của một vùng, một khu vực hoặc ở phạm vi quốc gia. 202 + Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong những giai đoạn nhất định. + Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. + Những dự báo hình thành hình thái kinh tế - xã hội tương lai. - Nguyên nhân: ý thức xã hội là một trong những hình thái ý thức; nó có thể sử dụng các khái niệm, phạm trù để hình thành những dự báo như những phán đoán của tư duy, cũng như thao tác suy lí của quá trình nhận thức. Nhờ đó mà ý thức xã hội có thể dự báo được tồn tại xã hội trong tương lai. c. Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội. - Ý thức xã hội đương thời có thể tiếp nhận những yếu tố hợp lí của ý thức xã hội giai đoạn trước để cùng phản ánh tồn tại xã hội hiện tại. - Biểu hiện: + Những chuẩn mực đạo đức truyền thống + Những tư tưởng và nội dung tiến bộ của ý thức pháp luật + Những truyền thống dân tộc + Ý thức xã hội tồn tại dưới hình thức tri thức khoa học - Nguyên nhân: + Tồn tại xã hội của giai đoạn trước là nhân tố khách quan của giai đoạn sau. Khi ý thức xã hội phản ánh thì bao hàm phản ánh tồn tại xã hội của giai đoạn trước nên trong nội dung phản ánh đã bao hàm cả sự kế thừa. + Ý thức xã hội của giai đoạn trước đã được khẳng định là tri thức khoa học thì nó là thành quả của tư duy nhân loại. + Do hình thức phản ánh kế thừa hình thức của giai đoạn trước. d. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội. - Các hình thái ý thức xã hội hình thành mang tính độc lập nhưng chúng có mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau, chi phối nhau. - Biểu hiện: + Các hình thái ý thức xã hội phản ánh những lĩnh vực khác nhau nhưng không đối lập nhau, không trái với đạo đức, không trái với pháp luật, cũng như chịu sự chi phối của ý thức chính trị. 203 + Các hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội không trái với tri thức khoa học. - Nguyên nhân: + Các hình thái ý thức xã hội đều phản ánh cùng một tồn tại xã hội. + Tồn tại xã hội mang tính khách quan, tự nó; nó tồn tại vô tận trong không gian, vĩnh viễn trong thời gian. Mỗi hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội theo chức năng và tính đặc thù của nó nên chỉ phản ánh một bộ phận, một lĩnh vực của tồn tại xã hội mà không phản ánh toàn bộ tồn tại xã hội, nên mỗi hình thái ý thức xã hội đều tiếp thu thành tựu của các hình thái ý thức xã hội khác để phản ánh tồn tại xã hội đầy đủ hơn, sâu sắc hơn. + Tồn tại xã hội nào cũng tồn tại trong không gian và thời gian nhất định, mặc dù nó mang tính khách quan nhưng vẫn chịu sự chi phối của con người. Do đó, tổ chức xã hội tác động đến tồn tại xã hội bằng nhiều hướng, nhiều góc độ và nhiều hướng khác nhau, trong đó bao gồm cả tính định hướng. Chính vì vậy, các hình thái ý thức xã hội chịu sự chi phối trực tiếp của ý thức chính trị, ý thức pháp luật. e. Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội. - Ý thức xã hội tác động đến tồn tại xã hội theo hướng hoặc tích cực hoặc tiêu cực. - Biểu hiện: + Ý thức xã hội phản ánh trung thực tồn tại xã hội có tác dụng điều chỉnh hoặc kích thích các yếu tố của tồn tại xã hội phát triển. + Ý thức xã hội phản ánh sai tồn tại xã hội nó kìm hãm hoặc phá vỡ kết cấu của các yếu tố của tồn tại xã hội. - Nguyên nhân: Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội có thể bằng những hình ảnh rời rạc hoặc dưới dạng khái quát hoá, trừu tượng hoá, dưới dạng qui luật. Thông qua đó nó điều chỉnh, nó kích thích đồng thời nó cung cấp phương pháp hoạt động cho tồn tại xã hội phát triển. 204 III. CÁC HÌNH THÁI Ý THỨC Xà HỘI. 1. Ý thức chính trị a. Khái niệm ý thức chính trị. Ý thức chính trị phản ánh tồn tại xã hội thông qua các quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc giaĩc như trong tổng thể với nhà nước theo địa vị và quyền lợi giai cấp. - Hệ tư tưởng chính trị được thể hiện trong cương lĩnh, trong đường lối, chính sách; trong Hiến pháp, pháp luật; trong điều lệ hoạt động của các tổ chức chính trị. - Hệ tư tưởng chính trị thể hiện tập trung nhất quyền lợi của các giai cấp, đặc biệt là địa vị và quyền lợi của giai cấp thống trị b. Vai trò của ý thức chính trị. - Ý thức chính trị là cơ sở để hình thành và điều chỉnh các quan hệ chính trị, quan hệ xã hội. - Ý thức chính trị là ngọn cờ tư tưởng để tập trung các lực lượng xã hội trong các cuộc cách mạng xã hội cũng như trong các hoạt động xã hội. - Ý thức chính trị là cơ sở pháp lí để hình thành các mối quan hệ giữa các quốc gia. - Ý thức chính trị chi phối đời sống tinh thần của xã hội. - Ý thức chính trị tiến bộ là ngọn cờ tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, tạo nên sức mạnh của các dân tộc. - Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng để nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội. 2. Ý thức pháp quyền a. Khái niệm ý thức pháp quyền. Ý thức pháp quyền phản ánh tồn tại xã hội bằng các chuẩn mực bắt buộc theo quyền lợi của giai cấp thống trị để thống nhất suy nghĩ và hoạt động của tất cả thành viên xã hội. - Gồm bản chất và vai trò của pháp luật; quyền và nghĩa vụ của nhà nước, các tổ chức và công dân; về tính hợp pháp và không hợp pháp của hành vi con người. - Ý thức pháp quyền ra đời trong xã hội có giai cấp, có nhà nước. 205 - Ý thức pháp quyền chủ yếu mang tính giai cấp đồng thời vừa biểu hiện tính xã hội ở mức độ nhất định. b. Vai trò của ý thức pháp quyền - Cơ sở để thống nhất các thành viên của cộng đồng, thống nhất các giai cấp, dân tộc. - Cơ sở ứng xử bình đẳng trong xã hội. - Cơ sở để quản lí xã hội. - Cơ sở để điều chỉnh lợi ích và quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc. - Cơ sở để ổn định xã hội. - Cơ sở để bảo vệ quyền lợi của các giai cấp, đặc biệt là giai cấp thống trị. 3. Ý thức đạo đức a. Khái niệm ý thức đạo đức. Ý thức đạo đức là sự phản ánh tồn tại xã hội bằng những chuẩn mực được hình thành trong đời sống hàng ngày của nhiều thế hệ để các thành viên của cộng đồng tự giác thực hiện trong quá trình tồn tại và phát triển. - Ý thức đạo đức được hình thành có thể từ tự giác hoặc tự phát. - Ý thức đạo đức được điều chỉnh, bổ sung qua các giai đoạn luận án cho phù hợp với sự biến đổi của tồn tại xã hội. - Ý thức đạo đức điều chỉnh sự ứng xử của các thành viên cộng đồng mang tính tự giác, thông qua dư luận xã hội. - Ý thức đạo đức lấy giá trị chân, thiện, mỹ để đánh giá hành vi đạo đức. - Ý thức đạo đức cộng sản là sự kết tinh giá trị đạo đức truyền thống và đạo đức mới phản ánh bản chất của xã hội mới – xã hội lấy hạnh phúc con người làm mục đích của sự phát triển. - Ý thức đạo đức tuy mang bản chất giai cấp nhưng không đậm nét bằng một số hình thái ý thức xã hội khác. b. Vai trò của ý thức đạo đức - Cơ sở để mọi người cùng chung sống trong một xã hội ổn định và phát triển. 206 - Cơ sở để con người hình thành nhân cách, hình thành tính cách để tạo nên sự phong phú, đa dạng của xã hội. - Cơ sở để tạo nên trách nhiệm, lương tâm giữa các cá nhân trong xã hội. - Góp phần ngăn chặn những hành vi không phù hợp với lối sống của xã hội, củng cố ý thức thực thi pháp luật. - Góp phàn hình thành lí tưởng sống cao đẹp của xã hội. 4. Ý thức khoa học. a. Khái niệm khoa học. Khoa học phản ánh tồn tại xã hội thông qua quá trình trừu tượng hoá khái quát hoá dưới hình thức tri thức được thực tiễn kiểm nghiệm để nhận thức và hoạt động cải tạo tồn tại xã hội. - Đối tượng phản ánh của khoa học bao gồm tự nhiên, xã hội và tư duy. - Kết quả phản ánh là hệ thống phạm trù, qui luật, nguyên lí - Thâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội để thành các khoa học khác nhau. b. Phân loại khoa học. - Theo đối tượng phản ánh: + Khoa học tự nhiên – xã hội.. + Khoa học xã hội – nhân văn. - Theo vai trò tác động: + Khoa học cơ bản. + Khoa học ứng dụng - Khoa học liên ngành c. Chức năng khoa học. - Chức năng phản ánh. - Chức năng sáng tạo. - Chức năng phương pháp luận. - Chức năng nhận thức. - Chức năng là lực lượng sản xuất trực tiếp 207 d. Vai trò của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trong sự phát triển xã hội. - Khai thác tối ưu các nguồn lực cho sự phát triển của xã hội loài người. - Động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. - Hoàn thiện và phát triển con người hiện đại. - Góp phần đắc lực vào tiến trình phát triển của nền văn minh nhân loại. - Làm cho nhân loại xích lại gần nhau hơn, biết cùng chung sống. - Có điều kiện để bảo vệ môi trường sống của con người. 5. Ý thức thẩm mỹ a. Khái niệm ý thức thẩm mỹ. Ý thức thẩm mĩ là sự phản ánh tồn tại xã hội theo nhu cầu thưởng thức và sáng tạo Cái Đẹp. - Nghệ thuật được hình thành trong cuộc sống của con người nhưng dưới hình thái thăng hoa bằng các hình tượng, bằng có quan niệm. - Nghệ thuạt phản ánh tồn tại xã hội một cách gián tiếp. - Nghệ thuật tuy mang tính giai cấp nhưng tinh tế hơn thông qua các quan điểm nghệ thuật đối với cuộc sống. - Những thành tựu nghệ thuật phản ánh chân thực cuộc sống của nhân loại có ý nghĩa trường tồn. - Quan điểm về cái đẹp của nghệ thuật cũng vận động và biến đổi theo thời đại và theo quan niệm lợi ích. - Quan điểm thẩm mĩ của chủ nghĩa Mác - Lê-nin tiêu biểu cho quan niệm cái đẹp về một xã hội tiến bộ b. Vai trò của ý thức thẩm mỹ. - Tác động tích cực đến lí trí, tình cảm của con người, kích thích tính tích cực của con người để có những hành vi đạo đức tốt đẹp. - Góp phần hình thành những ý tưởng về xã hội tiến bộ, nhân văn cao cả. 208 - Cơ sở để hình thành những hình tượng trong văn học, nghệ thuật, kiến trúc… - Cơ sở để hình thành những sản phẩm của quá trình lao động phục vụ nhu cầu đích thực của con người. 6. Ý thức tôn giáo. a. Khái niệm ý thức tôn giáo. Ý thức tôn giáo phản ánh tồn tại xã hội bằng những niềm tin vào đấng tối cao để giải phóng con người khỏi hiện thực nặng nề, bất công và đau khổ. - Tôn giáo ra đời do con người chưa nhận thức được những trạng thái tồn tại khách quan của thế giới. - Tôn giáo ra đời còn do hiện tượng bất công, bất bình đẳng trong xã hội thế tục. - Tôn giáo ra đời có giá trị giải phóng con người khỏi hiện thực bi ai. - Lúc ban đầu, tôn giáo được quần chúng nhân dân đón nhận như những phương pháp, phương tiện giải phóng. - Qua các thời đại, chính quyền thé tục thường lợi dụng tôn giáo, có lúc biến tôn giáo khỏi những tín điều của họ. b. Đặc điểm phản ánh và kết cấu của ý thức tôn giáo. - Tôn giáo phản ánh hiện thực dưới hình thức hư ảo. “Tất cả tôn giáo chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người, của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sồng hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” t[1]. - Kết cấu của ý thức tôn giáo: + Tâm lí tôn giáo: toàn bộ những biểu tượng, tâm trạng, thói quen về tín ngưỡng tôn giáo. + Hệ tư tưởng tôn giáo là hệ thống giáo lí do các giáo sĩ, các nhà thần học tạo ra và truyền bá trong xã hội. t[1] C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t.20, tr.437. 209 + Ý thức tôn giáo tuy có ý nghĩa nhất định đối với xã hội song chủ yếu là mang tính hạn chế và khá phức tạp, c. Thái độ đối với tôn giáo. - Tôn giáo còn tồn tại lâu dài đối với đời sống tinh thần của một bộ phận nhân dân. - Khuyến khích tôn giáo tham gia vào hoạt động xã hội để nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân, đặc biệt là việc hình thành đạo đức mới, cũng như góp phần làm thư thái các trạng thái tâm lí căng thẳng trong nền kinh tế thị trường. - Tôn trọng tự do, tín ngưỡng của những người có tôn giáo và sự bình đẳng giữa các tôn giáo. - Tôn trọng và bảo vệ quyền của người không theo tôn giáo nào. - Tôn giáo hoạt động theo pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn, an ninh xã hội. - Lên án và xử lí nghiêm minh, đúng pháp luật đối với những người lợi dụng tôn giáo để gây rối, gây tác hại đến đời sống bình thường của nhân dân. - Phản đối chính trị hoá tôn giáo. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là gì? Phân tích tính chất giai cấp của ý thức xã hội? 2. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội? 3. Phân tích nội dung các hthd ý thức xã hội: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức khoa học, ý thức thẫm mỹ, ý thức tôn giáo? 210 Chương XIV VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN I - BẢN CHẤT CON NGƯỜI 1. Quan niệm về con người trong triết học trước Mác a - Quan niệm về con người trong triết học phương Đông - Thời kỳ cổ đại: các trường phái triết học phương Đông đều tìm cách lý giải vấn đề con người, quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh. + Quan niệm về con người của Phật giáo, Hồi giáo: nhận thức bản chất con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí hoặc nhị nguyên luận. + Một số trường phái triết học Trung Quốc cổ đại: ● Nho gia, Mặc gia: quan niệm về nguồn gốc và bản chất con người trên lập trường duy tâm, thần bí, thân phận của con người gắn với các quan hệ chính trị và đạo đức của xã hội. ● Âm dương gia (Âm dương - Ngũ hành), Đạo gia: quan niệm về nguồn gốc và bản chất của con người trên lập trường duy vật chất phác. - Nhìn chung, quan niệm về con người trong triết học phương Đông tuy đa dạng, phong phú song các quan niệm đó còn pha trộn các lập trường duy vật, duy tâm và mang đậm nét chất phác... b - Quan niệm về con người trong triết học phương Tây trước Mác - Triết học phương Tây trước Mác biểu hiện nhiều quan niệm khác nhau về con người. + Các trường phái triết học tôn giáo của phương Tây: coi con người là một kẻ có thể xác, thể xác có thể mất đi, nhưng linh hồn của con người còn tồn tại mãi mãi... + Người Hy Lạp cổ đại: coi con người và thế giới chung quanh là tấm gương phản chiếu lẫn nhau. ● Prôtagorơ (485 - 410 tr. CN): “Con người là thước đo của vũ trụ”. ● Aristốt (384 -322 tr.CN): “Con người là một động vật chính trị”. - Triết học Tây Âu trung cổ: Con người là sản phẩm của Thượng đế. 211 - Triết học thời kỳ phục hưng và cận đại đại: đặc biệt đề cao vai trò của trí tuệ, lý tính của con người, nhưng chỉ mới thấy được mặt sinh học mà chưa thấy được mặt xã hội trong bản chất con người. - Các nhà triết học cổ điển Đức, như Cantơ, Hêghen: phát triển quan niệm toàn diện về con người. Tuy nhiên, quan niệm đó lại được xây dựng trên lập trường duy tâm, thần bí. - Chủ nghĩa duy vật trước Mác: có công lớn trong việc phê phán các quan niệm duy tâm, tôn giáo về con người. Tuy nhiên, họ lại chưa thấy được bản chất xã hội của con người, con người trong quan niệm của họ là con người phi lịch sử, phi giai cấp và trừu tượng. 2. Quan niệm của triết học Mác - Lênin về bản chất con người a - Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt tự nhiên với mặt xã hội - Con người có nguồn gốc tự nhiên, mang bản chất tự nhiên: + Con người là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên. + Các giai đoạn mang tính sinh học mà con người trải qua, từ lúc sinh thành, phát triển và mất đi quy định bản tính sinh học trong đời sống con người. - Tuy nhiên, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất con người, mà đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người và thế giới loài vật là mặt xã hội.  Trong lịch sử, từng có những quan niệm khác nhau về sự khác biệt giữa con người với con vật. Chẳng hạn: • Aristốt: Con người là động vật chính trị. • Pascal: Con người là động vật biết chế tạo công cụ. • Franklin: Con người là cây sậy, nhưng là cây sậy biết suy nghĩ.  Triết học Mác - Lênin khẳng định: tính xã hội của con người biểu hiện bắt đầu trước hết từ trong lao động, sản xuất. Có thể nói, hoạt động sản xuất vật chất đã biểu hiện căn bản bản chất xã hội của con người. Bởi vì: Con người sống 212 Ð Hoạt động sản xuất vật chất Ð Quan hệ sản xuất (Là quan hệ vật chất xã hội cơ bản) Ð Các quan hệ vật chất xã hội khác Ð Các quan hệ tinh thần xã hội Ð Mặt xã hội trong bản chất con người  Nói cách khác, Con người sống (sản xuất vật chất) Î Quan hệ với nhau Î Phát triển ngôn ngữ và tư duy Î Xác lập quan hệ xã hội Î Bản chất xã hội của con người cũng được hình thành từ đó. - Là sản phẩm tự nhiên - xã hội nên quá trình hình thành và phát triển của con người luôn chịu sự tác động của cả ba nhóm quy luật khác nhau. Trong đó: + Nhóm các quy luật tự nhiên quy định phương diện sinh học của con người. + Nhóm các quy luật tâm lý - ý thức quy định nền tảng tâm lý của con người, như: hình thành các tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí... + Nhóm các quy luật xã hội quy định các quan hệ xã hội giữa người với người. - Cả ba nhóm quy luật này cùng tác động, tạo nên sự thống nhất hoàn chỉnh trong đời sống con người bao gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội, tạo ra Con người (Hómosapiens) viết hoa. b - Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội, có nghĩa là: - Không có con người trừu tượng, con người luôn là con người cụ thể. - Chỉ có trong toàn bộ các quan hệ xã hội con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình. 213 ¾ Lưu ý: Bản chất tự nhiên của con người được thể hiện trên nền tảng xã hội - tự nhiên. - Quan hệ giữa bản chất cá nhân con người cụ thể và con người nói chung là mối quan hệ giữa cái riêng với cái chung, giữa cái đặc thù và cái phổ biến. Điều đó cũng có nghĩa là: + Con người nói chung chỉ tồn tại thông qua con người cụ thể. + Con người cụ thể chỉ tồn tại trong mốiliên hệ dẫn tới con người nói chung. + Con người nói chung là cái phổ biến. Con người cụ thể là một cá thể hoàn chỉnh (cái đặc thù), không gia nhập hết vào con người nói chung. c - Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của lịch sử - Con người là kết quả của sự tiến hoá lâu dài của giới hữu sinh, đồng thời là sản phẩm lịch sử của chính mình. - Bằng việc tác động vào tự nhiên, bằng hoạt động thực tiễn, con người không chỉ cải biến giới tự nhiên mà còn thúc đẩy lịch sử xã hội phát triển. - Để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực cần phải tạo ra “hoàn cảnh mang tính Người” nhiều hơn. Quan hệ mang tính Người ở đây được hiểu là: + Là toàn bộ môi trường tự nhiên và xã hội tác động đến con người theo khuynh hướng tích cực nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự giác và có ý nghĩa định hướng giáo dục. + Trong môi trường tự nhiên - xã hội đó, con người có thể tiếp nhận và tác động tới hoàn cảnh trên nhiều phương diện: hoạt động thực tiễn, ứng xử, hành vi, phát triển phẩm chất trí tuệ, năng lực tư duy v.v.. II- QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VỚI Xà HỘI 1. Khái niệm cá nhân, khái niệm xã hội - Cá nhân là khái niệm chỉ cá thể người đã phát triển hoàn thiện, có tính độc lập tương đối để phân biệt với các cá thể khác. - Trong triết học và các khoa học về con người, khái niệm cá nhân được dùng để phân biệt với khái niệm con người, vì con người là khái niệm dùng để chỉ tính phổ biến, còn khái niệm cá nhân. dùng để chỉ cía riêng, cái đặc thù. 214 - Cần phân biệt khái niệm cá nhân với khái niệm cá thể người: ● Một con người mới lọt lòng chưa có ý thức, chưa có quan hệ xã hội thì chưa thể gọi là cá nhân. ● Chỉ khi nào con người có ý thức, có thế giới nội tâm riêng có những quan hệ xã hội riêng, con người đó mới trở thành cá nhân theo đúng nghĩa của từ này. - Xã hội do các cá nhân tạo nên. Trong quan hệ với xã hội, cá nhân được phân biệt bằng một số đặc trưng sau: + Cá nhân là phương thức tồn tại cụ thể của giống loài (người) một cách trực tiếp, cảm tính (vì không tồn tại con người nói chung mà chỉ tồn tại từng con người cụ thể - thông qua sự tồn tại của các cá nhân - của giống loài người). + Cá nhân là phần tử đơn nhất, riêng lẻ để tạo ra cộng đồng xã hội. + Cá nhân là một chỉnh thể toàn vẹn có nhân cách, biểu hiện bằng các phẩm chất sinh lý và đời sống tâm lý riêng biệt của mỗi người. + Cá nhân là một hiện tượng lịch sử. - Khái niệm xã hội được biểu hiện ở nhiều cấp độ khác nhau: ● Cao nhất là xã hội loài người (toàn thể nhân loại), ● Thấp hơn là những hệ thống xã hội như quốc gia, dân tộc, giai cấp, chủng tộc, cộng đồng, v.v.. 2. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội - Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội là mối quan hệ vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn. - Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội là mối quan hệ lợi ích (lợi ích kinh tế, chính trị...; lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần...). Trong mối quan hệ đó, xã hội luôn giữ vai trò quyết định đối với cá nhân. - Thực chất của việc tổ chức xã hội là giải quyết các quan hệ lợi ích nhằm tạo khả năng cao nhất cho mỗi cá nhân tác động vào mọi quá trình kinh tế - xã hội, cho sự phát triển được thực hiện. - Vì vậy, thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân là mục tiêu và là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. 215 - Sự thoả mãn các nhu cầu ngày càng tăng của cá nhân không mâu thuẫn với sự phát triển của xã hội và sự tác động của cá nhân đến xã hội tuỳ thuộc vào đời sống nhân cách của mỗi cá nhân. - Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội vừa có sự quy định của các yếu tố khách quan, vừa chịu sự quy định của các yếu tố chủ quan. + Mặt khách quan biểu hiện ở trình độ phát triển và năng suất lao động xã hội. + Mặt chủ quan thể hiện ở khả năng nhận thức và vận dụng quy luật xã hội phù hợp với mục đích của con người. - Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và ngay cả dưới chủ nghĩa xã hội, những mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội vẫn tồn tại. Do đó, để giải quyết đúng đắn quan hệ cá nhân và xã hội cần tránh hai thái độ cực đoan: + Một là, chỉ thấy cá nhân mà không thấy xã hội. + Hai là, chỉ thấy xã hội mà không thấy cá nhân. - Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trương theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay cần phải có thái độ biện chứng khi giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội. III - VAI TRÒ QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN VÀ CÁ NHÂN TRONG LỊCH SỬ 1. Khái niệm quần chúng nhân dân và vai trò của quần chúng nhân dân a - Khái niệm quần chúng nhân dân: - Quần chúng nhân dân là một bộ phận đông đảo dân cư có cùng chung lợi ích căn bản, bao gồm những thành phần, tầng lớp xã hội và giai cấp được liên kết lại thành một tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân, tổ chức đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất định. - Khái niệm quần chúng nhân dân được xác định bởi: + Là những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần - hạt nhân cơ bản của quần chúng nhân dân. + Là những bộ phận dân cư chống lại giai cấp thống trị phản bội lợi ích quần chúng nhân dân. 216 + Những giai cấp, tầng lớp thúc đẩy sự tiến bộ xã hội thông qua các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Quần chúng nhân dân là một phạm trù lịch sử. b - Vai trò của quần chúng nhân dân - Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định: quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo lịch sử chân chính của mình, có vai trò quyết định tới sự phát triển của lịch sử. Vai trò quyết định của quần chúng nhân dân được biểu hiện: + Thứ nhất, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, cơ sở để duy trì sự tồn tại và phát triển xã hội . + Thứ hai, quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của các cuộc cách mạng xã hội. + Thứ ba, quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra các giá trị văn hoá và tinh thần của xã hội. + Thứ tư, quần chúng là người thẩm định trung thành giá trị các sáng tạo vật chất và tinh thần. 2. Khái niệm lãnh tụ và vai trò của lãnh tụ a. Khái niệm - Trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân, lãnh tụ là những cá nhân kiệt xuất (vĩ nhân) trươngt thành trong phong trào của quần chúng nhân dân từ các lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học, nghệ thuật, v.v.. - Lãnh tụ là người có các phẩm chất cơ bản sau: + Có hiểu biết rộng và sâu một số lĩnh vực, nắm bắt được xu thế vận động của dân tộc, quốc tế và thời đại. + Có năng lực tập hợp quần chúng nhân dân, thống nhất được ý chí và hành động của quần chúng nhân dân vào việc giải quyết các nhiệm vụ của dân tộc, thời đại và quốc tế. + Gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, hy sinh quên mình vì lợi ích của dân tộc, thời đại và quốc tế. b. Vai trò của lãnh tụ 217 - Lãnh tụ là người có khả năng thúc đẩy phong trào của quần chúng nhân dân đi đến thắng lợi nhanh chóng. - Trong những trường hợp cụ thể, lãnh tụ có thể quyết định đến sự thắng lợi của phong trào quần chúng nhân dân. - Lãnh tụ là người sáng lập ra tổ chức chính trị, xã hội và là linh hồn của tổ chức chính trị, xã hội đó. - Lãnh tụ của mỗi thời đại chỉ có thể giải quyết được những nhiệm vụ do chính thời đại đó đặt ra. Không có lãnh tụ cho mọi thời đại, mà chỉ có lãnh tụ gắn với một thời đại nhất đinh. - Sau khi hoàn thành nhiệm vai trò của mình, lãnh tụ trở thành biểu tượng tinh thần và tồn tại mãi mãi trong tâm tưởng của quần chúng nhân dân. 3. Quan hệ giữa quần chúng nhân dân với lãnh tụ - Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lãnh tụ: + Thứ nhất, không có phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, không có các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội của đông đảo quần chúng nhân dân thì không thể xuất hiện lãnh tụ. + Thứ hai, quần chúng nhân dân là người tôn vinh lãnh tụ. - Lãnh tụ là người tổ chức, bồi dưỡng, giáo dục để quần chúng nhân dân trở thành sức mạnh vô địch. 4. Phê phán những quan điểm sai lầm: Khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân, đồng thời đánh giá cao vai trò của lãnh tụ, song cũng kiên quyết chống lại tệ nạn sùng bái cá nhân. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Triết học về con người là gì? Vai trò, vị trí và nội dung của triết học về con người trong triết học Mác - Lênin? 2. Phân tích các ưu và nhược điểm của các quan điểm triết học về con người trong các trào lưu triết học trước Mác? 218 3. Phân tích sự thống nhất giữa các yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội trong bản chất con người? Tại sao nói con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể sáng tạo ra lịch sử? 4. Phân tích mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Ý nghĩa của vấn đề này ở nước ta hiện nay? 5. Trình bày vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử? Ý nghĩa của vấn đề này trong việc quán triệt quan điểm “lấy dân làm gốc” của Đảng và Nhà nước ta hiện nay? 6. Tại sao nói quần chúng nhân dân là lực lượng chân chính sáng tạo ra lịch sử? Phê phán những quan điểm phi khoa học về vấn đề này? 219 Chương XV MỘT SỐ TRÀO LƯU TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI Từ đầu thế kỷ XX, nhất là sau chiến tranh thế giới lần thứ II, triết học phương Tây hiện đại không ngừng phân hoá thành nhiều trường phái khác nhau. Tuy vậy, nội dung triết học của các trường phái đó chỉ xoay quanh vấn đề chủ yếu là duy khoa học và nhân bản phi lý. Nguyên nhân của sự chuyển hướng trên là do những mâu thuẫn kinh tế-xã hội vốn có ngay chính trong lòng chủ nghĩa tư bản và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng kỹ thuật. Các trường phái triết học trong giai đoạn này gồm: Chủ nghĩa thực chứng cũ; chủ nghĩa Cantơ mới; chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa Freud, chủ nghĩa thực chứng mới; triết học cuộc sống Đức; triết học cuộc sống Pháp; chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối; chủ nghĩa Hêghen mới ở Đức và Ý; chủ nghĩa thực dụng Mỹ và các trào lưu của chủ nghĩa hiện thực, bao gồm chủ nghĩa hiện thực mới, bản thể luận phê phán, chủ nghĩa hiện thực phê phán và chủ nghĩa tự nhiên ở Mỹ[1]. Dưới đây là một số quan niệm cơ bản của một vài trường phái. 1. Chủ nghĩa thực chứng. - Giai đoạn I: Từ khi xuất hiện đầu thế kỷ XIX do A.Comte khởi x- ớng, các đại biểu là Spencer, J.M.Mill. chủ nghĩa thực chứng mới ra đời chống lại chủ nghĩa duy tâm tư biện của Hêghen bằng đề cao nguyên tắc "thực chứng". - Giai đoạn II: Từ cuối thế kỷ XIX, với các đại biểu chính như Makhơ, Avênarius, chủ nghĩa thực chứng mới giai đoạn này tuyệt đối hoá vai trò "cảm giác". Coi cảm giác là cái có trước quyết định sự vật hiện tượng (đó là phức hợp [1] Triết học tư sản giai đoạn bên thềm và bắt đầu chủ nghĩa đế quốc. Nxb. Đại học, Matxcơva 1977, tr.16. 220 cảm giác) đã bị V.I.Lênin phê phán trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (t.18. Nxb, Tiến bộ, Matxcơva. 1977). - Giai đoạn III: Chủ nghĩa thực chứng mới ra đời từ sau chiến tranh thế giới thứ I và phát triển vào những năm 50 của thế kỷ XX. a. Một số khái niệm và luận điểm cơ bản của: - Chủ nghĩa thực chứng thế kỷ XIX do Côngtơ (O. Comte, 1798-1857, Pháp); Dz.Stiuart Mill, 1806-1837, Anh; Gerbert Spenxer, 1820-1903 đề xướng. + Chủ nghĩa thực chứng cũ là một trào lưu triết học tư sản có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn được thành lập vào những năm 30 của thế kỷ XIX, đầu tiên xuất hiện ở Pháp, sau đó lan sang Anh rồi đến các nước Tây Âu trong hoàn cảnh, khi mà cuộc đấu tranh giành chính quyền của tư sản đã kết thúc thắng lợi và các nước tư bản chủ yếu trên thế giới đang đứng trước thềm của cuộc cải cách công nghiệp. + Sau hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển, có thể tóm tắt các quan điểm của chủ nghĩa thực chứng cũ vào các ý chính sau: 1) Nhận thức cần phải được giải phóng khỏi bất kỳ sự phân tích mang tính triết học nào (cả sự phân tích dưới góc độ thế giới quan). 2) Mọi triết học trước đây- triết học “truyền thống”, đều là triết học siêu hình, giáo điều-kinh viện, cần phải được thủ tiêu và được thay thế, hoặc bằng những khoa học trực tiếp (bởi vì khoa học chính là triết học), hoặc bằng học thuyết về mối quan hệ qua lại giữa các khoa học, về ngôn ngữ của chúng v.v. 3) Trong triết học cần tiếp tục con đường “trung lập”, với tư cách là phương tiện hữu hiệu khắc phục đề cao một cách “siêu hình” sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm. Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học và xung quanh sự giải quyết đó là “điểm tập hợp” của các học thuyết phải được hướng tới việc khắc phục phép song đề truyền thống, để có thể tập hợp, điều hoà những khác biệt giữa các học thuyết, tạo ra mọi quan niệm “trung lập” trong triết học, trong xã hội học và trong chính trị. - Chủ nghĩa thực chứng mới. + Theo các nhà triết học thực chứng mới, triết học không nên nghiên cứu những vấn đề như bản chất của sự vật, các quy luật chung của thế giới mà đi 221 tìm phương pháp khoa học có hiệu quả nhất, đáng tin cậy nhất cho nhận thức của con người và đó chính là mô hình các "khoa học thực chứng". + Đưa ra một số cơ sở cho sự chuyển đối tượng nghiên cứu của triết học. * Chống lại triết học tư biện của Hêghen; * Phát triển và ứng dụng rộng rãi toán học và lôgíc toán, như là phương pháp quan trọng trong khoa học tự nhiên. * Sự phát triển của khoa học tự nhiên tạo ra các kết quả mới: Hình học phi Ơcơlit, thuyết tương đối, cơ học lượng tử v.v đã tạo ra những đảo lộn về nhận thức của triết học. * Các nhà triết học triết học phân tích- chủ nghĩa thực chứng mới coi việc phân tích lôgíc ngôn ngữ là nội dung trọng tâm của triết học. + Chủ nghĩa thực chứng lôgíc (B.Russel, L.Wittgenstein). * Tuyệt đối hoá vai trò của lôgic, ký hiệu lôgic toán trong phát triển nhận thức. Ra đời những năm 20 của thế kỷ XX với các đại biểu R.Carnap, O.Newrath, trường phái này đã hoà nhập với chủ nghĩa thực dụng của C.Levis, W.Quine. Họ có luận điểm xuất phát thống nhất là nguyên tắc thực chứng bằng thực nghiệm và loại trừ siêu hình. * Các nhà triết học thực chứng lôgíc phủ nhận vấn đề đối tượng, nhiệm vụ và vai trò của triết học truyền thống với lý do: triết học truyền thống đã tạo nên tri thức không liên quan gì tới khoa học kinh nghiệm. * Chủ trương sử dụng những thành quả của toán học, đặc biệt là lôgíc toán để biểu thị toàn bộ các tri thức loài người đã đạt được. Đối tượng của triết học lúc này chỉ còn là phân tích kết cấu lô gíc của các mệnh đề khoa học dựa trên các tài liệu thực chứng (kinh nghiệm). Công thức khoa học = F + L (trong đó, F là những mệnh đề kinh nghiệm báo cáo quan sát tài liệu thực chứng. L là kết cấu lô gíc). + Chủ nghĩa ngôn ngữ học thường ngày. Triết học phân tích ngôn ngữ do Wittgenstein tiếp tục phát triển chủ nghĩa nguyên tử lôgic lên trình độ cao cùng với G.Mur. Trường phái này cho rằng, đối tượng của triết học là phân tích ngôn ngữ. 222 b. Nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa thực chứng mới. - Do các tác động của các mâu thuẫn kinh tế-xã hội trong các nước tư bản. - Do tác động của khoa học tự nhiên hiện đại. c. Đánh giá chủ nghĩa thực chứng. - Chủ nghĩa thực chứng lôgíc nhấn mạnh yêu cầu về tính rõ ràng, chặt chẽ của các mệnh đề là phù hợp với tư duy khoa học cũng như triết học. - Đề cao thực chứng chống triết học tư biện của Hêghen là một trong những đóng góp của chủ nghĩa thực chứng. - Các nhà thực chứng lôgíc đã thủ tiêu đối tượng, nhiệm vụ triết học truyền thống, hoà tan triết học vào lôgíc, thay lôgíc toán học cho triết học, về thực chất đây là sự hạ thấp vai trò của triết học Mác-Lênin. - Triết học thực chứng hoà tan triết học vào các khoa học, không phân biệt được vai trò của triết học khác với vai trò lô gíc, khoa học phân tích cấu trúc ngôn ngữ v.v. về thực chất đó là sự phản ứng tuyệt vọng của triết học tư sản trước vị thế triết học Mác-Lênin. Do vậy, chủ nghĩa thực chứng mới mới là chủ nghĩa duy tâm chủ quan, tuyệt đối hoá vai trò cảm giác kinh nghiệm. 2. Chủ nghĩa hiện sinh. a. Một số khái niệm và luận điểm của chủ nghĩa hiện sinh. - Bản thể luận. Chủ nghĩa hiện sinh coi nhiệm vụ của triết học là giải thích sự hiện hữu của con người. Con người là gì? con người là toàn bộ những gì mà nó biểu hiện ra trong sự tồn tại. Các nhà hiện sinh phân biệt hai khái niệm: Hữu thể và Hiện hữu. + Khái niệm hữu thể: Là để chỉ cái gì đó đang có mặt, tồn tại nhưng chưa có diện mạo, chưa có cá tính, chưa biểu hiện cá biệt khác cái khác. Đó chỉ là sự tồn tại vô hồn chưa hiện hữu. + Khái niệm hiện hữu: Là để chỉ cái gì đó đang tồn tại, đang có mặt, đang sống đích thực với những diện mạo, cá tính, biểu hiện sự khác biệt. Hiện sinh chỉ có ở con người. 223 Nhiệm vụ của triết học là phân tích về mặt bản thể luận hiện sinh. Triết học phải mô tả con người với bản chất của nó trong hoạt động ý thức phi lý của các cá nhân. - Nhận thức luận. Các nhà triết học hiện sinh cho rằng những tri thức thu được bằng khoa học dựa trên lý tính là hư ảo. Người ta càng dựa vào lý tính khoa học càng bị chi phối và tha hoá hơn. Con người để đạt tới hiện sinh chân chính chỉ có thể dựa vào trực giác phi lý tính. Chỉ có trong cuộc sống đau khổ, cô đơn, tuyệt vọng, sợ hãi v.v con người mới có thể trực tiếp cảm nhận được sự tồn tại của mình. Nhận thức luận của chủ nghĩa hiện sinh là duy tâm chủ quan. - Luân lý học. Các nhà triết học hiện sinh phủ nhận sự tồn tại các nguyên tắc đạo đức, coi tự do là bản chất hiện sinh của mỗi con người. Giá trị hiện sinh của cá nhân thể hiện trong sự lựa chọn tự do cá nhân. - Lịch sử-xã hội. Các nhà triết học hiện sinh coi tự do cá nhân là tuyệt đối, là hiện sinh chân thực. Xã hội là một phương thức hiện sinh không chân thực. Cá nhân bị ràng buộc bởi xã hội, bị tập thể hoá, bị người khác lấn át. Sự tồn tại xã hội đã đối lập và bóp chết hiện sinh của cá nhân. Xã hội là sự biểu hiện tha hoá của con người. Chủ nghĩa hiện sinh còn cho rằng xã hội là cái không thể nhận thức được. Như vậy quan điểm về lịch sử của chủ nghĩa hiện sinh là phản động về chính trị, cực đoan, phản khoa học, coi lịch sử loài người là một bi kịch không có kết thúc. b. Hoàn cảnh lịch sử và nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa hiện sinh. - Chủ nghĩa tư bản phát triển đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc trong sự chinh phục tự nhiên song lại tạo ra những hậu quả về môi trường sống, xã hội dần nghèo nàn về môi sinh, văn hoá, sức khoẻ, suy thoái đạo đức đẩy con người đến chỗ tha hoá toàn diện. Trong xã hội tràn lan tư tưởng bi quan. - Các nước phương Tây bại trận trong các cuộc chiến tranh thế giới. Tâm lý hoảng loạn, bi quan về sự tàn phá của chiến tranh. 224 - Do nhu cầu phát triển khoa học và công nghệ, các nước tư bản phương Tây tuyệt đối hoá vai trò khoa học và thiếu quan tâm đến con người. Triết học hiện sinh là sự phản ứng đối với chính sách của chế độ tư bản chủ nghĩa. - Các đại biểu chủ yếu: Kiếckêgô, Hayđơgơ, Xáctơpơ, Macxen (phát triển mạnh ở Đức, Pháp, Mỹ). c. Đánh giá về chủ nghĩa hiện sinh. - Các nhà hiện sinh coi sự hiện sinh của cá nhân là nội dung cơ bản trong triết học của mình. Theo họ hiện sinh là sự cảm thụ chủ quan, sự thể nghiệm tâm lý có tính chất phi lý tính của cá nhân. - Chủ nghĩa hiện sinh là sự phản ứng của con người trước trình trạng bất ổn về xã hội trong thời kỳ khủng hoảng toàn diện của chủ nghĩa tư bản, lo sợ chiến tranh, không tin vào khoa học, đau khổ, phiền não, tuyệt vọng có ảnh hưởng rộng lớn ở các nước phương Tây. 3. Chủ nghĩa Phơrớt. Chủ nghĩa nghĩa Phơrớt là một trường phái triết học có ảnh hưởng lớn tới các trào lưu triết học nhân bản phi lý tính trong triết học phương Tây hiện đại do nhà tâm thần học người Áo Sidmoud Frued (1856-1939) sáng lập vớí học thuyết “phân tâm học” (pyschó anasic) nổi tiếng. a. Một số khái niệm và luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Phơrớt. - Lý luận về vô thức. Ông chia quá trình tâm lý của con người ra làm ba bậc: ý thức, tiền ý thức và vô thức. Trong đó, ông khẳng định, vô thức (bản năng) là yếu tố quy định hành vi của con người. Khi xây dựng cấu trúc nhân cách của con người, ông cũng chia làm ba bậc: cái siêu tôi, cái tôi và cái ấy. Ông cũng khẳng định, nhân cách của con người được quyết định bởi Cái ấy (bản năng). Từ đó, ông kết luận, bệnh tật phát sinh chủ yếu là do rối loạn bởi ba yếu tố trong cấu trúc tâm lý, mà chủ yếu vẫn là do yếu tố bản năng bị “đè nén”. - Lý luận về nhân cách. Khái niệm “li bi đô”(bản năng bị đè nén). Phơrớt cho rằng, con người ai cũng có bản năng ham muốn (thuộc về cái vô thức). Bản năng này thường được thể hiện 225 thành các “khoái cảm tính dục” (sex- hiểu theo nghĩa rộng). Do sống trong xã hội, bản năng này luôn bị đè nén nên con người luôn có xu hướng “bùng nổ bản năng”. Kết quả của quá trình xung đột bản năng là cơ sở tạo ra hành vi của con người, và suy cho cùng cũng là động lực thúc đẩy lịch sử-xã hội phát triển. Do vậy, Phơrớt và những người theo quan điểm của ông sau này cho rằng, cần có giải pháp giải phóng bản năng, giải phóng các động lực tinh thần để giảm bớt hành vi có hại, cũng là đồng thời thúc đẩy lịch sử phát triển. b. Đánh giá về chủ nghĩa Phơrớt. - Những đóng góp tích cực về nghiên cứu ý thức con người. Ưu điểm lớn nhất của chủ nghĩa Phơrớt là đã đặt ra nghiên cứu về “cái vô thức”, một yếu tố có vai trò quan trọng trong các hoạt động tâm lý, ý thức của con người. - Những sai lầm. + Khái niệm “libido” là quan điểm duy tâm có tính chất cực đoan, siêu hình khi nghiên cứu về hành vi của con người. + Chủ nghĩa Phơrớt đã thổi phồng yếu tố vô thức, coi nhẹ vai trò của ý thức và các điều kiện xã hội. Nguy hiểm hơn, nó đã xuyên tạc các quy luật phát triển của lịch sử xã hội. 4. Chủ nghĩa thực dụng. Chủ nghĩa thực dụng là hệ tư tưởng của tập đoàn tư bản độc quyền và đã giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Mỹ và của thế giới tư bản trong thế kỷ XX. Đây là một trào lưu tư tưởng triết học thực chứng và triết học đời sống đặc biệt kiểu Mỹ được hình thành vào những năm 70 của thế kỷ XIX, nhưng phải đến những năm 20 của thế kỷ XX nó mới thực sự có ảnh hưởng rộng lớn ngay chính trên đất Mỹ. Những nhà sáng lập ra chủ nghĩa thực dụng là Piếcxơ (Charles Peirce 1833- 1914, Mỹ), Giêmxơ (William James 1842-1910, Mỹ) và Điâuy (John Dewey 1859- 1952, Mỹ). Chủ nghĩa thực dụng cũng được một số đông các nhà triết học châu Âu hưởng ứng và hoàn thiện thêm (Schiller, Husserl, Giovanni, Papini, Bergson v.v.) 226 Sơ bộ và vắn tắt, có thể gọi chủ nghĩa thực chứng là triết lý “chỉ chấp nhận giá trị thực tiễn làm tiêu chuẩn cho chân lý, chỉ có gì dẫn đến thành công của “tôi” mới là chân lý đáng tin cậy”. a. Một số luận điểm cơ bản. - Về nhận thức luận. + Phương pháp tư duy đặc thù. Chỉ nghiên cứu khái niệm khi được sử dụng thì sinh ra hậu quả gì. Ý nghĩa và giá trị của khái niệm chỉ được xác định khi nó được ứng dụng vào thực tế và mang lại hiệu quả cho “tôi”. + Phê phán triết học truyền thống ở chỗ triết học đó tách rời chủ thể nhận thức (con người có kinh nghiệm) với đối tượng nhận thức trong kinh nghiệm, tức là đã tách tinh thần và vật chất thành hai cái không thuộc một lĩnh vực. + Kinh nghiệm không có tính khách quan và cũng không có tính chủ quan mà là “kinh nghiệm thuần tuý” hoặc “kinh nghiệm nguyên thuỷ” gồm hai nghĩa: Kinh nghiệm bao gồm mọi cái thuộc về ý thức chủ quan và đồng thời cũng bao gồm mọi cái về sự vật, hiện tượng . - Về chân lý. + Tư duy của con người chỉ là một cách thức của kinh nghiệm, là hành vi thích ứng và chức năng phản ứng của con người mà không đa lại hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan, mà chỉ là mối quan hệ giữa các kinh nghiệm với nhau. + Một kinh nghiệm chỉ là sự liên hệ giữa quan niệm cũ với quan niệm mới, nếu nó đem lại lợi ích và hiệu quả cho con người thì đó là chân lý. + Tính chân lý của quan niệm, lý luận v.v. nằm ở chỗ chúng có là công cụ hữu hiệu cho hành vi của con người hay không. Một quan niệm, lý luận v.v. giúp con người loại trừ được khó khăn và đau khổ trong việc thích ứng với hoàn cảnh một cách thuận lợi thì chúng là thực, là chân lý. b. Đánh giá về chủ nghĩa thực dụng. - Những yếu tố gợi mở về nghiên cứu hoạt động của con người. - Những sai lầm chủ yếu. 227 + Dùng hiệu quả của kinh nghiệm để thẩm định tất cả nghĩa là phủ định thế giới và các quy luật khách quan, về thực chất là đi theo con đường kinh nghiệm luận duy tâm của Béccơli. + Cường điệu tính tương đối của chân lý nên đi vào sai lầm của chủ nghĩa tương đối, hoài nghi và không thể biết. 5. Một số đặc trưng chủ yếu của triết học phương Tây hiện đại. a. Tiếp tục có ý đồ vượt lên trên sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm. - Chủ nghĩa duy khoa học nhấn mạnh việc chống siêu hình, chủ nghĩa nhân bản nhấn mạnh việc chống nhất nguyên luận, coi lôgíc khoa học, phương pháp luận khoa học v.v là những vấn đề trung tâm của triết học, nghĩa là phủ nhận mối quan hệ giữa tư duy với tồn tại là vấn đề cơ bản của triết học. - Các trào lưu triết học phương Tây hiện đại coi trọng việc nghiên cứu nhiều vấn đề mới về con người, có khái quát một số thành tựu của khoa học tự nhiên, có những khám phá có giá trị trong lĩnh vực nhận thức khoa học. b. Phê phán và từ bỏ chủ nghĩa duy lý cực đoan, siêu hình của triết học để chuyển sang thế giới đời sống hiện thực với hai chủ đề chính là con người và khoa học. Đây là khuynh hướng tích cực và đúng đắn. c. Sớm đi vào các vấn đề toàn cầu và dự đoán tương lai của nhân loại, đưa ra những dự báo có giá trị. - Vạch ra mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật với con người, về tương lai của chủ nghĩa tư bản, về tiền đồ của nhân loại và đã phát hiện ra những thiếu sót của chủ nghĩa kỹ trị và triết học duy lý, chỉ ra được những mâu thuẫn, khủng hoảng và hiện tượng “tha hóa” mới của phương Tây. - Triết học phương Tây hiện đại đã đặt ra và giải quyết các vấn đề nh, phát kiến khoa học và chứng minh khoa học, lý luận khoa học và hoạt động khoa học v.v. là những vấn đề có quan hệ biện chứng với nhau. nhưng do duy tâm và không tự giác vận dụng phép biện chứng nên sự tổng kết và khái quát những vấn đề đó không đưa ra được quy luật phát triển của khoa học hiện đại. Tóm lại, các trào lưu triết học phương Tây hiện đại ngoài mácxít đã phản ánh được một số vấn đề mới của thời đại, có những tìm tòi và đạt được những thành 228 quả nhất định. Song do còn hạn chế về thế giới quan duy tâm và phương pháp siêu hình nên không giải quyết được những vấn đề mà họ đưa ra và càng không thể chỉ ra phương hướng tiến lên cho nhân loại. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Điều kiện kinh tế - xã hội và những quan điểm triết học chủ yếu của chủ nghĩa thực chứng? 2. Điều kiện kinh tế - xã hội và những quan điểm triết học chủ yếu của chủ nghĩa hiện sinh? 3. Điều kiện kinh tế - xã hội và những quan điểm triết học chủ yếu của trường phái chủ nghĩa Freud? 4. Điều kiện kinh tế - xã hội và những quan điểm triết học chủ yếu của chủ nghĩa thực dụng? 5. Khái lược những quan điểm chủ yếu của triết học phương Tây hiện đại? 229 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Triết học, t.1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Chính trị): Triết học Mác-Lênin; 2 tập (Chủ nghĩa duy vật biện chứng; Chủ nghĩa duy vật lịch sử), Nxb. Tuyên huấn, Hà Nội 1990. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002. 4. Câu hỏi và bài tập triết học, 2 tập, Nxb. Sách giáo khoa Mác-Lê-nin, Hà Nội 1985. 5. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình triết học Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. 6. Khoa Triết học Phân viện Hà Nội: Tập bài giảng triết học Mác-Lênin; 2 tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000. 7. V. I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva 1979. 8. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996. 9. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 10. Triết học Mác-Lênin, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2001. 11. Văn kiện Đảng Cộng sản Việt nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Vụ Giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp: Triết học Mác-Lênin: Hỏi và đáp, Nxb. Sự thật, Hà Nội 1986. 230 MỤC LỤC Trang Chương I: Triết học và vai trò của nó trong đời sống xã hội 1 Chương II: Khái lược về lịch sử triết học trước Mác 12 Chương III: Sự ra đời và phát triển của triết học Mác - Lênin 79 Chương IV: Vật chất và ý thức 93 Chương V: Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật 103 Chương VI: Những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật 116 Chương VII: Những qui luật cơ bản của phép biện chứng duy vật 127 Chương VIII: Lý luận nhận thức 142 Chương IX: Xã hội và tự nhiên 156 Chương X: Hình thái kinh tế - xã hội 166 Chương XI: Giai cấp và đấu tranh giai cấp – giai cấp, dân tộc, nhân loại 180 Chương XII: Nhà nước và cách mạng xã hội 190 Chương XIII: Ý thức xã hội 202 Chương XIV: Vấn đề con người trong triết học Mác - Lênin 214 Chương XV: Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại 223

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_i_6764.pdf
Tài liệu liên quan