Triết học - Từ ngôi đền mariamman tại thành phố Hồ Chí Minh suy nghĩ về tục thờ nữ thần của người Việt

Hoạt động cúng tế tại ngôi đền Mariamman diễn ra hằng ngày, chủ yếu vào 8-9 giờ sáng và 7-8 giờ tối. Lễ trọng vào thứ sáu hằng tuần (ngày của nữ thần Shakti, hóa thân của Mariamman, theo truyền thống Ấn Độ giáo), mồng một và rằm hằng tháng (theo truyền thống của người Việt) tại ngôi đền Mariamman có thêm một thời điểm hành lễ vào 10-11 giờ trưa. Lễ hội chính của ngôi đền Mariamman là Vía Bà, được tổ chức vào khoảng tháng 9-10 dương lịch hằng năm. Trong lễ này, nhà đền làm nhiều hình mũi tên ngược bằng lá dừa non treo khắp nơi trong di tích xen lẫn với lá xoài. Đối chiếu với văn hóa Ấn Độ, đây là thời điểm diễn là lễ hội Navratri tôn sùng những hóa thân của Durga và ngày cuối là ngày nữ thần trở lại trong hóa thân hoàn thiện nhất: Parvati. Do vậy, chúng tôi nghĩ rằng, nữ thần Mariamman được thờ phụng trong ngôi đền này là dạng hóa thân hoàn thiện nhất của nữ thần Parvati. Đây là tục thờ nữ thần trong văn hóa Ấn Độ. Một điều thú vị nữa là, sau khi dâng hương và lễ vật, người viếng đền Mariamman thường được nhận một phần lộc từ nhà đền, chủ yếu là hoa nhài, thường được kết thành vòng cổ. Người nhận lộc thường đặt hoa trên bàn thờ hoặc ngâm nước tắm như một nghi thức cầu may.

pdf7 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Triết học - Từ ngôi đền mariamman tại thành phố Hồ Chí Minh suy nghĩ về tục thờ nữ thần của người Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 – 2014 113 NGUYỄN THỊ TÂM ANH* TỪ NGÔI ĐỀN MARIAMMAN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SUY NGHĨ VỀ TỤC THỜ NỮ THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT Tóm tắt: Đền Mariamman vốn là cơ sở thờ tự của cộng đồng người Ấn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ khi đến định cư ở Sài Gòn, người Ấn đã xây dựng nhiều cơ sở thờ tự. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh còn lại ba cơ sở thờ tự của người Ấn theo Ấn Độ giáo là đền Mariamman (còn gọi là Chùa Bà, chùa Bà Ấn giáo, chùa Bà Đen), đền Subramaniam Swami (còn gọi là Chùa Ông) và đền Sri Thenday Yutthapani. Trong số ba cơ sở thờ tự kể trên, đền Mariamman thờ nữ thần thu hút sự chiêm bái và thờ cúng đông đảo của cả cộng đồng người Ấn lẫn người Việt, trong khi hai ngôi đền còn lại thờ nam thần thì vắng lặng, chủ yếu là người Ấn đến cầu nguyện. Phải chăng điều này xuất phát từ tâm thức thờ nữ thần đã in dấu ấn đậm nét trong văn hóa Việt? Bài viết góp phần giải đáp vấn đề nêu trên. Từ khóa: Chùa Bà, chùa Bà Ấn giáo, chùa Bà Đen, đền Mariamman, thờ nữ thần. 1. Khái quát lịch sử hình thành ngôi đền Mariamman Năm 1867, thực dân Pháp chiếm đóng khu vực Nam Bộ và xây dựng một thành phố ngay cửa khẩu Sài Gòn. Sau đó, vào cuối thế kỷ XIX, giai đoạn Công ty Đông Ấn Pháp kiểm soát một số bang ở Ấn Độ, thực dân Pháp đã đưa người Tamil từ thuộc địa Pondicherry và Karaikal nằm dọc theo duyên hải phía Nam Ấn Độ tới Sài Gòn. Ở Sài Gòn, bộ phận người Ấn này đã tham gia vào công cuộc kinh doanh ở nhiều lĩnh vực, nhất là tín dụng, địa ốc và vải sợi. Theo thời gian cư trú tại Việt Nam, họ lập nên một số ngôi đền Ấn Độ giáo để làm nơi thực hành tôn giáo1. Theo tài liệu của Ban Quản trị đền Mariamman, ngôi đền này được cộng đồng người Ấn xây dựng vào đầu thế kỷ XX. Ban đầu, nó chỉ là * ThS., Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. 114 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 - 2014 một ngôi đền nhỏ lợp mái tôn dành cho những tín đồ Ấn Độ giáo. Năm 1950, ngôi đền được những người Tamil trong Hội Ấn kiều sinh sống tại Sài Gòn xây dựng lại theo kiến trúc của một ngôi đền Ấn Độ giáo miền Nam Ấn Độ. Nhiều vật liệu và các tượng thờ trong ngôi đền đều nhập từ Ấn Độ. Ngôi đền Mariamman từng có thời kỳ bị bỏ hoang. Đến năm 1990, ngôi đền này hoạt động trở lại dưới sự quản trị của một thương gia người Ấn Độ là cháu ruột của vị cai quản trước (qua đời năm 2005). Hiện nay, ngôi đền được quản lý bởi một Ban Quản trị do chính quyền quận 1 cử ra. 2. Vài nét về nữ thần Mariamman Mariamman, tiếng Tamil hay tiếng Marathi, đều có nghĩa là Mẹ Mari, có nghĩa là mưa, cũng có nghĩa là thay đổi. Bà được tôn thờ như là nữ thần của sự phì nhiêu và tươi tốt, có khả năng đem lại mưa thuận gió hòa; còn là nữ thần của bệnh đậu mùa và bệnh sởi, của con đàn cháu đống; là người se duyên cho những ai muốn kiếm được vợ hoặc chồng ưng ý. Nữ thần Mariamman rất được tôn sùng ở Nam Ấn, đặc biệt là vùng nông thôn các bang Tamil Nadu, Karnataka, Andhra Pradesh và Maharashtra. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Mariamman là một nữ thần cổ đại của những bộ lạc người Dravidian trước khi người Aryan xuất hiện. Người Dravidian tôn thờ vị nữ thần này để cầu mong mưa thuận gió hòa, vì đời sống của họ khi ấy lệ thuộc vào nông nghiệp2. Đến ngày nay, nữ thần Mariamman được thờ phụng khắp nơi trên toàn Ấn Độ và những nơi có cộng đồng người Ấn sinh sống. Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc thờ phụng nữ thần Mariamman. Truyền thuyết thứ nhất cho rằng, Mariamman là vợ của Thiruvalluvar, một nhà thơ người Tamil hạ đẳng nên mọi người ruồng rẫy. Bà mắc bệnh đậu mùa và đi xin thức ăn từ nhà này sang nhà khác, dùng lá cây neem (margosa)3 để ngăn đuổi ruồi bu vào những vết lở loét trên người. Sau đó, bà bình phục một cách kỳ diệu. Người ta bắt đầu tôn thờ bà như nữ thần của bệnh đậu mùa. Từ đó, để đuổi bệnh đậu mùa, người Ấn có tục lệ treo lá cây neem trên cửa ra vào4. Truyền thuyết thứ hai đề cập đến nàng Nagavali xinh đẹp và đức hạnh, vợ của Piruhu, một trong chín Rishi5. Một ngày nọ, Rishi đi xa và Trimuti (tam vị nhất thể Brahma, Vishnu, Shiva) đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp nổi tiếng và đức hạnh của nàng. Nagavali không biết họ, tức giận vì Nguyễn Thị Tâm Anh. Từ ngôi đền Mariamman 115 sự xâm nhập, liền biến họ thành trẻ con. Các vị thần bị xúc phạm và nguyền rủa nàng. Vì vậy, vẻ đẹp của nàng biến mất và trên mặt xuất hiện những đốm đậu mùa. Rishi trở về, thấy nàng bị biến dạng liền đuổi đi, đồng thời nói rằng, kiếp sau nàng sẽ sinh ra một con quỷ dữ. Nó sẽ lây lan căn bệnh đậu mùa và khiến mọi người mắc bệnh sẽ giống như nàng6. Vì vậy, nàng được gọi là Mari, có nghĩa là thay đổi. Mariamman thường được mô tả là một phụ nữ trẻ đẹp với khuôn mặt đỏ, mặc váy đỏ. Đôi khi bà được mô tả có nhiều tay cầm nhiều vũ khí để biểu thị quyền năng. Tóm lại, bà thường được mô tả với hai phong thái, một phong thái hiền hòa dễ chịu, còn phong thái kia thì đáng sợ và dữ tợn với răng nanh và tóc tai bờm xờm. Nữ thần Mariamman có ba đặc tính cơ bản sau đây: Thứ nhất, Mariamman là nữ thần của làng xã. Ấn Độ là một quốc gia nông nghiệp, nền văn hóa ra đời trong bối cảnh của đời sống nông thôn. Trong các ngôi làng, cư dân tôn thờ các vị thần làng (gramadevata). Một làng có thể có nhiều thần làng, mỗi vị có chức năng riêng. Một trong những nữ thần được thờ cúng nhiều nhất ở Nam Ấn là Mariamman. Bà thường được thờ đại diện bằng một tảng đá. Bà là vị thần giám hộ ranh giới các ngôi làng với nhau. Làng được xem như một vũ trụ đầy đủ, quyền năng trung tâm của làng thuộc về nữ thần. Thứ hai, Mariamman là nữ thần của bệnh tật. Người Ấn tin rằng, nữ thần Mariamman chữa được bệnh đậu mùa và bệnh sởi. Trong các tháng mùa hè (từ tháng ba đến tháng sáu) ở Nam Ấn, người dân mang theo chậu nước trộn với bột nghệ và lá neem để tránh bệnh đậu mùa và bệnh sởi. Theo cách này, nữ thần Mariamman rất giống với nữ thần Shitala ở Bắc Ấn. Thứ ba, Mariamman là nữ thần sinh sản. Tín đồ Ấn Độ giáo thường cầu cúng Mariamman về những vấn đề gia đình như khả năng sinh sản, con cháu khỏe mạnh hoặc lấy được chồng/ vợ phù hợp. Người dân Ấn Độ thường dâng pongal (gạo nấu với đậu xanh) lên vị nữ thần này7. Ngày nay, tại đền Mariamman ở Thành phố Hồ Chí Minh, người Ấn vẫn làm lễ vật này để dâng cúng bà. 3. Kiến trúc và hoạt động tôn giáo tại ngôi đền Mariamman Đền Mariamman được xây dựng quy mô khá lớn gồm nhiều dãy nhà có mái vòm và cột đặc trưng kiến trúc của Ấn Độ. Điện thờ chính thờ 116 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 - 2014 thần Parvati, hiện thân của nữ thần Mariamman. Bên cạnh nữ thần Mariamman là hai bảo vệ Maduraiveeran (bên trái) và Pechiamman (bên phải). Trước mặt nữ thần Mariamman là hai linga (biểu tượng sinh thực khí nam) được đặt trên bệ yoni (biểu tượng sinh thực khí nữ), một để nổi trên bệ đá thấp, một nằm trong vuông lõm dưới nền gạch có chiều cao hơn một mét. Khu cấm địa này được rào sắt bao quanh, chỉ có người làm lễ mới được vào. Bên ngoài rào ngay chính giữa sảnh rộng là nơi cúng dường các vật phẩm như hương đèn, hoa quả, gạo muối, dầu đốt... Ngay phía trên tượng Mariamman là tượng hai người con của bà là Ganesha và Murugan trong tư thế tôn kính. Hai điện thờ nhỏ còn lại thờ Cô và Cậu (theo cách gọi của người Việt). Cả ba tượng Mariamman, Cô và Cậu đều được làm bằng đá sơn đen, tay tượng và cổ tượng đeo đồ trang sức bằng vàng bạc, đá quý. Phần nóc của ba điện thờ này có tượng thần và thú chạm trổ công phu và đẹp mắt với nhiều màu sắc. Phần sân ngoài là khu nhà hậu có hình chữ U. Đáng chú ý là trên tường của khu nhà hậu này là tượng của 18 vị thần với tư thế và phong thái khác nhau đặt trong vòm tròn, được thiết kế tỉ mỉ và sơn phết màu sắc tươi sáng. Dưới mỗi tượng đều có tên kèm theo: Nadarajar, Paramsiva, Brahman, Mahavishu, Kaliamman, Biaramasakthi, Samundi, Thirumagal, Mageswari, Meenadchi, Vaslambigai, Andal, Kamadchiamman, Karumariamman, Sivagami, Parvathy và Murgan. Tại ba góc là vị trí của tượng ba vị thần tối cao trong Ấn Độ giáo gồm: Brahma, Vishnu và Shiva. Xin xem sơ đồ cụ thể dưới đây: Đền trung tâm Brahma Vishnu Shiva Vị trí các vị thần được thờ trong ngôi đền Mariamman Khu nhà hậu hình chữ U có chạm khắc xung quanh tường 18 vị thần Nguyễn Thị Tâm Anh. Từ ngôi đền Mariamman 117 Ngoài 18 bức tượng, trong ngôi đền Mariamman còn có một con sư tử (Simha vahanam) rất lớn, đặt ngay ở cổng chính điện, là vật cưỡi của nữ thần Mariamman. Vì vậy, hầu như mọi người tới ngôi đền đều dừng lại bái lạy và vuốt ve con sư tử này cầu mong điều an lành, tiêu trừ phiền muộn trong lòng. Hoạt động cúng tế tại ngôi đền Mariamman diễn ra hằng ngày, chủ yếu vào 8-9 giờ sáng và 7-8 giờ tối. Lễ trọng vào thứ sáu hằng tuần (ngày của nữ thần Shakti, hóa thân của Mariamman, theo truyền thống Ấn Độ giáo), mồng một và rằm hằng tháng (theo truyền thống của người Việt) tại ngôi đền Mariamman có thêm một thời điểm hành lễ vào 10-11 giờ trưa. Lễ hội chính của ngôi đền Mariamman là Vía Bà, được tổ chức vào khoảng tháng 9-10 dương lịch hằng năm. Trong lễ này, nhà đền làm nhiều hình mũi tên ngược bằng lá dừa non treo khắp nơi trong di tích xen lẫn với lá xoài. Đối chiếu với văn hóa Ấn Độ, đây là thời điểm diễn là lễ hội Navratri tôn sùng những hóa thân của Durga và ngày cuối là ngày nữ thần trở lại trong hóa thân hoàn thiện nhất: Parvati. Do vậy, chúng tôi nghĩ rằng, nữ thần Mariamman được thờ phụng trong ngôi đền này là dạng hóa thân hoàn thiện nhất của nữ thần Parvati. Đây là tục thờ nữ thần trong văn hóa Ấn Độ. Một điều thú vị nữa là, sau khi dâng hương và lễ vật, người viếng đền Mariamman thường được nhận một phần lộc từ nhà đền, chủ yếu là hoa nhài, thường được kết thành vòng cổ. Người nhận lộc thường đặt hoa trên bàn thờ hoặc ngâm nước tắm như một nghi thức cầu may. 4. Kết luận Đền Mariamman vốn là nơi phục vụ nhu cầu tôn giáo và tụ họp của cộng đồng người Ấn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rõ sự giao lưu tiếp biến văn hóa ở cơ sở thờ tự này. Trong quá trình cộng cư lâu dài với người Việt, văn hóa Ấn Độ đã chịu sự tác động của nhiều yếu tố theo quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội. Ngôi đền này thu hút sự cúng bái của không chỉ người Ấn, mà còn của nhiều tộc người khác. Nguyên nhân của hiện tượng này, theo chúng tôi chủ yếu do ngôi đền Mariamman không còn là cơ sở thờ tự chỉ dành cho cộng động người Ấn. Ngay từ khi xây lại vào năm 1950, ngôi đền này đã mở cửa tiếp đón cả người Việt, thậm chí người Hoa hay người Khmer. Mọi người đều thành tâm dâng vật phẩm lên những vị thần được thờ trong ngôi đền 118 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 - 2014 Mariamman vốn khá xa lạ với nền văn hóa của mình. Điều này phải chăng do trong văn hóa Việt, thờ nữ thần có lịch sử lâu đời. Loại hình thờ cúng này hướng đến cuộc sống thực tại của con người như sức khỏe, tài lộc, may mắn. Vì lẽ đó, thờ cúng nữ thần của người Ấn nhanh chóng hội nhập vào văn hóa Việt và trở thành nét văn hóa độc đáo tại Việt Nam. Bên cạnh đó, việc tiếp nhận nữ thần Mariamman vào đời sống tâm linh người Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh nhiều khả năng còn do vị trí ngôi đền này trước đây từng là ngôi miếu nhỏ mà người Việt thờ Linh Sơn Thánh Mẫu. Vì vậy, khi đền xây xong, cư dân sống quanh khu vực ngôi đền vẫn đến lễ bái, cầu nguyện. Việc thờ nữ thần Mariamman trong văn hóa Ấn hay thờ nữ thần trong văn hóa Việt đều được hình thành và phát triển từ hàng nghìn năm trong trong quan niệm của con người về vũ trụ quan, nhân sinh quan. Điều đó thể hiện sự kính ngưỡng đối với người sinh ra, nuôi dưỡng, bảo lưu các thế hệ giống nòi, là điểm tựa về vật chất và tinh thần, là sự ấp ôm che chở bao la cho mỗi người trước mọi sự khó khăn. Những hiện tượng siêu nhiên dần được gắn với người mẹ, từ người mẹ cụ thể đến người mẹ siêu phàm. Người mẹ được thần tượng hóa trong đời sống con người. Việc thờ nữ thần do vậy cũng tự nhiên và đáng tự hào về tính nhân văn của người Việt./. CHÚ THÍCH: 1 2 3 Lá sầu đâu, thường được người Ấn dùng để chữa các bệnh về da. 4 5 Nhà hiền triết có cái nhìn thông suốt, tự tu luyện yoga để đạt đến cảnh giới hợp nhất với vạn vật. 6 7 Đoàn Hoài Nam (2013), Tìm hiểu về đền Mariamman tại Thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo thực tập tốt nghiệp, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Nguyễn Thị Tâm Anh (2013), Tài liệu thực địa chép tay. 2. Đoàn Hoài Nam (2013), Tìm hiểu về đền Mariamman tại Thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo thực tập tốt nghiệp, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Ngô Đức Thịnh (2014), Đạo thờ Mẫu ở Việt Nam, Nxb. Thời đại. 4. 5. Nguyễn Thị Tâm Anh. Từ ngôi đền Mariamman 119 6. 7. 8. A/226684.vov Abstract FROM THE MARIAMMAN TEMPLE IN HỒ CHÍ MINH CITY THINKING OF THE CULT OF GODDESS OF VIETNAMESE Mariamman temple was the place of worship for Indian community in Hồ Chí Minh City. They constructed many places of worship since they have settled in Sài Gòn. At present, there are three places of worship for the Hindu Indian such as Mariamman temple (called Chùa Bà, Chùa Bà Ấn giáo, Chùa Bà Đen), Subramaniam Swami temple (called Chùa Ông), Sri Thenday Yutthapani temple. The Goddess Mariamman temple is an attractive place for worship of Vietnamese and Indian while two other male God temples are solitary which intended for the Hindu Indian. The differences derived from the cult of goddess that imprinted in Vietnamese culture? This text tries to answer this question. Keywords: Chùa Bà, Chùa Bà Ấn giáo, Chùa Bà Đen, Mariamman temple, cult of goddess.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftu_ngoi_den_mariamman_tai_thanh_pho_ho_chi_minh_suy_nghi_ve_tuc_tho_nu_than_cua_nguoi_viet_5057.pdf