Trình bày quá trình chỉ đạo chiến lược cách mạng của đảng trong thời kỳ 1930 - 1945

Trình bày quá trình chỉ đạo chiến lược cách mạng của đảng trong thời kỳ 1930 - 1945. ý nghĩa của sự điều chỉnh đóTrong bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược . Dưới ách thống trị của thực dân Pháp đời sống nhân dân ta vô cùng cực khổ .Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu minh chứng cho truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc ta trong suốt hơn 4000 ngàn năm dựng nước và giữ nước .Đảng cộng sản Việt Nam thành lập ngày 3-2-1930 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch xã hội Việt Nam chấm dứt thời kỳ phong kiến mở ra một trang sử mới đấu tranh đầy gian khổ nhưng rất đỗi vinh quang. Trong những bước đi đầu tiên của Đảng thời kỳ 1930-1945 Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành chính quyền với sự chỉ đạo chiến lược kịp thời và đúng đắn. MỤC LỤC I. ĐẢNG TRONG PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 - 1931 1 II.ĐẢNG LÃNH ĐẠO CUỘC ĐÂÚ TRANH KHÔI PHỤC PHONG TRÀO CÁCH MẠNG, KHÔI PHỤC ĐẢNG (1932-1935) 4 III - ĐẢNG LÃNH CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ , CHỐNG PHẢN ĐỘNG THUỘC ĐỊA VÀ TAY SAI CHỐNG PHÁT XÍT VÀ CHIẾN TRANH , ĐÒI TỰ DO CƠM ÁO HOÀ BÌNH(1936-1939) 5 IV- CAO TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC(1939-1945.CUỘC TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG 8-1945 THẮNG LỢI .

doc12 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 4924 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trình bày quá trình chỉ đạo chiến lược cách mạng của đảng trong thời kỳ 1930 - 1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề tài: trình bày quá trình chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng trong thời kỳ 1930 - 1945. ý nghĩa của sự điều chỉnh đó Trong bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược . Dưới ách thống trị của thực dân Pháp đời sống nhân dân ta vô cùng cực khổ .Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu minh chứng cho truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc ta trong suốt hơn 4000 ngàn năm dựng nước và giữ nước .Đảng cộng sản Việt Nam thành lập ngày 3-2-1930 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch xã hội Việt Nam chấm dứt thời kỳ phong kiến mở ra một trang sử mới đấu tranh đầy gian khổ nhưng rất đỗi vinh quang. Trong những bước đi đầu tiên của Đảng thời kỳ 1930-1945 Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành chính quyền với sự chỉ đạo chiến lược kịp thời và đúng đắn. I - Đảng trong phong trào cách mạng 1930-1931 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1923-1933 nổ ra ở các nước tư bản và các nước thuôc điạ , thực dân Pháp đã trút gánh nặng lên vai nhân dân Việt Nam bằng những chính sách tăng cường bóc lột thuộc địa và khủng bố trắng đẫm máu với nhân dân ta. Ngay sau khi ra đời Đảng đã động viên đông đảo quần chúng đứng lên đấu tranh như bãi công của 5000 cômng nhân đồn điền Phú Riềng(3-2-1930); 4000 công nhân nhà máy sợi Nam Định ;400 coong nhân nhà máy ,nhà máy cưa Bến Thuỷ (19-4-1930).Đến ngày 1-5-1930 cuộc đấu tranh đã thu hút đong đảo quần chúng tham gia từ công nhân , nông nhân đến học sinh,tiểu thuơng ở các nhà máy, xí nghiệp vùng mỏ Hà Nội , Hải Phòng, Nam Định. Chỉ từ tháng 2-1930 đến tháng 4-1931 có 1236 cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân đãbuộc thực dân Pháp phải nhượng bộ : trả tự do cho một số người bị bắt ,giảm giờ làm ,cải thiện điều kiện làm việc , hoãn thuế cho nông nhân . Trước tình hình địch ra sức đàn áp phong trào nhiều người bị giết và bị thương Đảng đè ra chủ trương hoà bình bảo vệ quần chúng tring đấu tranh lực lượng bảo vệ Xích đỏ ra đời là lượng vũ trang cách mạng đầu tiên với nhữngvũ khí thô sơ như giáo mác ,gậy gộc .Đỉnh cao của cách mạng là phing trào Xô Viết Nghệ Tĩnh .Từ bãi công biểu tình ôn hoà phát triển thành biểu tình có vũ trang ,từ giảm sưu thuế chuyển sang trừng trị bọn cường hào phản động ,đót phá huyện đường …làm tê liệt bộ máy lý hào đanh dấu sự ra đời của ban chấp hành hội nông đỏ đã thực hiện nhiệm vụ cách mạng :chia ruộng đất lại cho nông nhân ,thực hiện quyền bình đẳng.Nhưng dân nhân Nghệ Tĩnh đã không bảo vệ được thành quả cách mạng do bọn đế quốc và tay sai đàn áp dã man và nhân dân Nghệ Tĩnh còn gặp khó khăn do thiên tai. Trước những đòi hỏi của thực tiễn Đảng phải có đưòng lối đấu tranh đúng đắn .Hội nghị banchấp hành trung ương Đảng lần I (10-1930) tại Hương Cảng đã thông qua nghị quyết và tình hình của Đảng , điều lệ Đảng và điều lệ tổ chức quần chúng. Bản luận chính trị do tổng bí thư đồng chí Trần P hú soạn thảo đã được hội nghị thông qua.Bản luận cương chính trị đã chỉ ra : -Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến , mâu thuẫn giữa giai cấp tư bản Việt Nam với đế quốc -Tính chất cách mạng :Lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền có tính chất thổ địa và phản đế ,là cuộc cách mạng dự bị cho cách mạng xã hội .Sau khi cách mạng tư sản dân quyền giành thắng lợi thì tranh đấu thẳng lên conn đường cách mạng xã hội chủ nghĩa . -Sự cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền đánh đổ các di tích phong kiến , thực hành cách mạng ruộng đất triệt để ,đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc Pháp làm Đông Dương hoàn toàn độc lập . Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nhân dân nghèo . - Đánh giá về giai cấp :Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là lực lượng chính của cách mạng .Tư sản mại bản , tư sản dân tộc đứng về phía đế quốc . Tiểu tư sản có thể theo hoặc không theo cách mạng . Tiểu thương không tán thành cách mạng .Tiểu trí thức chỉ hăng hái chống đế quốc trong thời gian đầu -Sự cốt yếu để đưa cách mạng đến thắng lợi phải có Đảng tiên phong , Đảng của giai cấp công nhân (Đảng Lênin) -Luận cương quan tâm đến tình đoàn kết quốc tế liên lạc trực tiếp với vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. -Bạo lực Cách mạng : Con đường đấu tranh Cách mạng là phải dùng bạo lực Cách mạng. Bản luận cương chính trị đã có sự kế thừa và bổ sung các luận điểm trong các văn kiện thành lập Đảng , khẳng định con đường Cách mạng của cả dân tộc ta đã lựa chọn là đúng hướng .Tuy nhiên sự còn non trẻ của đội ngũ cán bộ Đảng viên không thể không có những khuyết điểm thể hiện trong bản luận cương như : không tập hợp mọi lực lượng quần chúng, không vạch được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc địa là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với bọn thực dân Pháp và tay sai,nặng về vấn đề đấu tranh giai cấp. II.Đảng lãnh đạo cuộc đâú tranh khôi phục phong trào Cách mạng, khôi phục Đảng (1932-1935) Sau cao trào Cách mạng 1930-1931, Đảng ta gặp nhiều khó khăn và tổn thất lớn . Thực dân Pháp bắt giam 246532 người , mở 21 phiên toà đại hình , xử 1094 án ,trong đó có 64 án tử hình , 114 án khổ sai. Bọn thực dân dùng mọi cách giết hại các chiến sĩ cộng sản. Ngoài ra chúng còn thực hiện hành động mị dân : phát triển văn hoá lãng mạng , tôn giáo… Tuy nhiên , các chiến sĩ cộng sản không ngừng nâng cao lý luận Mác Lênin, đường lối cách mạng, tổng kết kinh nghiệm vận động quần chúng. Trong hoàn cảnh mới , Đảng ta đã tổ chức các hội phổ thông công khai như: hội cấy , hội gặt…Vì vậy , phong trào chỉ tạm lắng xuống rồi lại bùng dậy. ở Nghệ An , Hà Tĩnh , Quảng Ngãi, Bến Tre, Vĩnh Long, Đảng ta còn sử dụng báo chí hợp pháp để tuyên truyền đường lối cách mạng. Mặc dù bị khủng bố ác liệt, Đảng vẫn tồn tại, tổ chức Đảng đã phục hồi và phát triển thêm ở nhiều nơi, ảnh hưởng của Đảng được mở rộng. Từ ngày 27 đến 31-3-1935 , tại Ma Cao, Đại hội đại biểu lần thứ nhất họp gồm có 13 đại biểu thuộc các Đảng bộ ở trong nước hoạt động ở nước ngoài . Đại hội đã nêu ra 3 nhiệm vụ trước mắt của Đảng: -Một là , củng cố , phát triển Đảng, tăng cường phát triển lực lượng Đảng vào các xí nghiệp , nhà máy , đồn điền . Đồng thời , phải đưa nông dân lao động trí thức Cách mạng đã qua thử thách vào Đảng. -Hai là , đẩy mạnh cuộc vận động thu phục quần chúng , chú ý các dân tộc ít người ,phụ nữ, binh lính . Củng cố các tổ chức quần chúng , Đoàn thanh niên cứu tế đỏ, Mặt trận dân tộc thống nhất. -Ba là, mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, tuyên truyền điều lệ Đảng. Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng là một sự kiện lịch sử quan trọng đánh dấu thắng lợi căn bản của cuộc đấu tranh giữ gìn và khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến cơ sở, từ trong nước ra nước ngoài , thống nhất được phong trào đấu tranh của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương , tạo thành sức mạnh, chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến đấu mới III - Đảng lãnh cuộc vận động dân chủ , chống phản động thuộc địa và tay sai chống phát xít và chiến tranh , đòi tự do cơm áo hoà bình(1936-1939) Chủ nghĩa phát xít ra đời và nguy cơ của nó do cuộc khủng hoảng kinh tế làm mẫu thuẫn tư bản trong xã hội trở lên gay gắt . Giai cấp tư sản đã chuyển sang chế đọ độc tài chuyên chế phát xít : cưỡng bức lao đọng ra sức bóc lột của cải của nhan dân thế giới ,các nước tư bản đang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh mới nhằm chia lại thị trường. Trước nguy cơ đó quốc tế cộng sản tổ chức đại hội quốc tế cộng sản lần thứ VII tại Matxcova từ ngày 25-7-1935 đến ngày 20-8-1935 .Đại hội đã vạch ra kẻ thù của giai cấp công nhân là chủ nghĩa phát xít , nhiệm vụ cách mạng của giai cấp là đấu tranh giữa chuyên chính phát xít và dân chủ tư sản . Toàn thể giai cấp công nhân trên thế giới tiến hành các mặt trận nhân dân chống phát xít và ngăn ngừa chiến tranh trên thế giới . Đối với nhân dân ta : đời sống hết sức khó khăn , kẻ thù lợi dụng cao trào đấu tranh trong thời kỳ thoái trào ra sức đàn áp và bóc lột nhân dân ta . Do đó nhân dân ta tha thiết với nguyện vọng tự do cơm áo hoà bình Trước tình hình mới Đảng đã chuyển hướng chiến lược chỉ đạo thể hiện trong nhiều văn kiện như nghị quyết trung ương tháng 7-1936, tháng 9-1937, tháng 3-1938. Đảng chỉ ra rằng kẻ thù trực tiếp trước mắt là bọn phản động thuộc địa (một bộ phận trong giới cầm quyền Pháp )thực hiện nền chuyên chế phát xít .Nhiệm vụ chiến lược không thay đổi ,nhưng nhiệm vụ trước mắt là đấu tranh đòi quyền dân sinh , dân chủ . Do đó tạm thời thay khẩu hiệu đấu tranh “Đánh đổ đế quốc Pháp ” và khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày ” thay vào đó là khẩu hiệu “ Đòi tự do dân chủ, cơm áo và hoà bình ” và tập hợp quần chúng vào trong mặt trận : mặt trận phản đế Đông Dương .Ngoài ra Đảng đã sử dụng hình thức tuyên truyền tổ chức đấ tranh công khai hợp pháp ,bán công khai nửa hợp pháp . Dưới sự lãnh đạo của Đảng cuộc vận động thành lập mặt trận dân chủ Đông Dương đã trở thành cao trào cách mạng. Năm 1937 hơn 4000 cuộc đấu tranh của công nhân thu hút 120000 thamgia đòi cải thiện đời sống , đòi tự do lập nghiệp đoàn và hội ái hữu . ở nông thôn các hình thức tổ chức phổ thông của nông dân càng phong phú , đa dạng .Không những thế Đảng chủ trương phát động phong trào truyền bá chữ quốc ngữ ,làm cho quần chúng hiểu rằng Đảng đấu tranh cho độc lập dân tộc mà còn mag lại quyền lợi cho nhân dân. Bằng những hình thức tổ chức linh hoạt, thích hợp tình hình và trình độ của mỗi giai cấp mỗi tầng lớp, Đảng ta đã đoàn kết được hàng triệu quần chúng . Đường lối của Đảng được quán triệt sâu rộng trong nhân dân . Uy tín và ảnh hưởng của Đảng ngày càng lan rộng .Nhân dân tin tưởng vào sức mạnh đoàn kết ở chính bản thân mình. Bước vào năm 1939 nguy cơ chiến tranh thế giới đến gần .Thực dân Pháp ra sức đàn áp phong trào cách mạng ,Đảng ta đã chủ trương chuyển dần vào hoạt động bí mật Thắng lợi của mặt trận dân chủ là thắng lợi của đường lối sáng suốt ,quán triệt sâu sắc tinh thần cách mạng tiến công của Đảng ,biết lợi dụng triệt để những khả năng hợp pháp để tập hợp, đọng viên và tổ chức đội quân chính trị to lớn .Chuẩn bị thế và lực tạo trận địa mới cho cao trào giải phóng dân tộc sau này. IV- Cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc(1939-1945.Cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 thắng lợi . Chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra (9-1939) ảnh hưởng mạnh mẽ ,trực tiếp đến Việt Nam .tực dân Pháp đã thủ tiêu các quyền tự do , dân chủ mà nhân dân ta đã giàng được trong thời kỳ mặt trận dân chủ, đàn áp khốc liệt phong trào cách mạng do Đảng ta lãnh đạo .Đồng thời , chúng ban bố lệnh tổng động viên ,ra sức bắt người cướp của để cung cấp cho chiến tranh đế quốc của chúng . Đảng ta sớm dự báo về cuộc chiến tranh này, ngay sau 29 ngày chiến tranh nổ ra , ngày 29-9-1939,Đảng có thông báo cho các cấp bộ Đảng ,vạch rõ “ hoàn cảnh Đông Dương sẽ tiến bước vấn đề dân tộc giải phóng ”và chỉ thị cho toàn Đảng rút vào hoạt động bí mật , chuyển trọng tâm công tác về nông thôn, Dựa vào nông thôn để tiến hành công tác phát triển mạnh lực lượng cách mạng ở cả thành thị và nông thôn. Tháng 11-1939, trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ VI (Hoóc Môn – Gia Định ) nhấn mạnh “giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Đông Dương”, “cách mạng phản đế và điền địa là hai mấu chốt của cách mạng tư sản dân quyền …” Hội nghị chủ trươngtạm gác khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của giai cấp địa chủ, chỉ đề ra chính sách chống tô cao , chống cho vay nặng lãi và tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc chia cho dân cày.; thay khẩu hiệu “Lạp chính quyền Xô Viết công binh ” bằng khẩu hiệu lập chính phủ cộng hoà .Hội nghị quyết định thành lập mặt trận dân tộc phản đế Đông Dương với mọi giai cấp trừ bọn Trofskytvà báo cải lương .Lựclượng chính của cách mạng công nhân, nông dân ,trí thức ;đoàn kết với tiểu tư sản thành thị và nông thị và nông thôn ;đòng minh hoặc tập trung lập giai cấp tư sản bản xứ ,trung và tiểu địa chủ ,do giaicấp công nhân lãnh đạo .Đảng sẵn sàng cho cuộc bạo động giành chính quyền khi thời cơ đến . Hội nghị nhấn mạnh sự thống nhất về ý chí và hành đọng dựa trên lý luận Mác -Lênin và đường lối chính trị của Đảng. Tháng 11-1940 ,Hội nghị trung ương Đảng lần thư VII họp tại Đình Bảng (Bắc Ninh) nhấn mạnh hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến là hai bộ phận khăng khít của cuộc cách mạng tư sản dân quyền.Hội nghị nhận định nhân dân Đông Dương đang ở thế “một cổ hai tròng ” là phát xít Nhật và phát xít Pháp và đổi tên mặt trận phản đế Đông Dương thành mặt trận chống phát xít Pháp và Nhật và cụ thể sự lãnh đạo của Đảng trong khởi nghĩa vũ trang. Tháng 11-1941 ,Hội nghị trung ương VIII họp tại Cao Bằng co đồng chí Nguyễn Ai Quốc chủ trì nhận định nếu tấn công Liên Xô , phát xít Đức sã bị tiêu diệt ; cách mạng nhiều nước sẽ thành công ; một loạt nước xã họi chủ nghĩa sẽ ra đời . Vì vậy , nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là chuẩn bị cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc , tập trung mũi nhọn vào bọn xâm lược Pháp –Nhật. Hội nghị chủ giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc trong khuôn khổ mỗi nước Đông Dương, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh hội bao gồm các hội cứu quốc của các tầng lơp nhân dânvà chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa dành chính quyền . Hội có ý nghĩa lịch sử to lớn :giải quyết triệt để sâu sắc mối quan hệ chống đế quốc và phong kiến , hoàn chỉnh việc chuyển hướng chiến lược cách mạng nước ta theo tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc ,nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc . Để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa khi có thời cơ , tháng 12-1943, Hội nghị thường vụ trung ương đã họp ở Võng La (Đông Anh ) , chủ trương mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất , liên minh với các đảng phái , các nhóm yêu nước chưa gia nhập Việt Minh,chú ý vận động tư sản , địa chủ yêu nước , đoàn kết đông đảo Hoa kiều . Năm 1943, Đảng đưa ra đè cương văn hoá Việt Nam đẻ hợp các nhà văn hoá, văn nghệ trí thức trong sự nghiệp giải phóng dân tộc .Đến cuối năm 1944 phong trào cách mạng sục sôi ở nhiều địa phương .Ngày 22-12-1944 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Chỉ vài ngày sau ,đội đã đánh thắng hai trận đầu tiên ở Phay Khắt và Nà Ngần. Ngày 9-3-1945 ,khi Nhật tiến hành đảo chính lật Pháp , ban thường vụ Trung ương Đảng đã họp hội nghị mở rộng ở Đình Bảng do đồng chí Trường Chinh chủ trì . Hội nghị khẳng định , sau đảo chính ,phát xít Nhật là kẻ thù chính . Khẩu hiệu “đánh đuổi Nhật – Pháp ” trước đây được thay bằng khẩu hiệu “ đánh đuổi phát xít Nhật ” và phát động cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ , thành lập Việt Nam giải phóng quân, thành lập uỷ ban nhân dân cách mạng . Giữa lúc phong trào đang sục sôi khí thế cách mạng , nạn đói diễn ra nghiêm trọng ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ ,Đảng đề ra khẩu hiệu “ phá kho thóc Nhật , giải quyết nạn đói ”.Hội nghị dự kiến thời cơ cách mạng có ba khả năng : -Quân đồng minh kéo vào Đông Dương đánh Nhật chờ quân đồng minh bám chắc vào Đông Dươn g thì mới đấu tranh . Cách mạng Nhạt nổ ra thì đấu tranh Nhật mất nước như kiểu Pháp Ngày 15-4-1945 , hội nghị quân sự Bắc Kỳ do Ban Thường vụ Trung ương triệu tập quyết định thống nhất Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với cứu quốc quân thành Việt Nam giải phóng quân . Ngày 4-6-1945 ,khu giải phóng bao goòm các tỉnh Cao Bằng , Bắc Cạn ,Lạng Sơn , Hà Giang … ra đời , trở thành căn cứ địa của cả nước . trong tháng 5 và tháng 6-1945 ,các cuộc khởi nghĩa từng phần liên tục nổ ra , hàng loạt chiến khu mới ra đời chính quyền nhân dân đã tồn tại song song với chính quyền tay sai Nhật . Ngày 9-5-1945 ,Đức ký văn bản đầu hàng Liên Xô và đồng minh khômg điều kiện. Ngày 9-8-1945 ,Liên Xô tuyên chiến với Nhật . Trước tình đó ,từ ngày 13 đến 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng đã họp ở Tân Trào khẳng định: điều kiện tổng khởi nghĩa đã chín muồi, Đảng phải lãnh đạo toàn dân nổi dật dành chính quyền trong cả nước trước khi quân đồng minh kéo vào Đông Dương .Việc khởi ngihã tiến hành theo nguyên tắc tập trung ,thống nhất , kịp thời .Hội ngịh đề ra đường lối đối nội đối ngoại , kiện toàn ban chấp hành trung ương để thích ứng với tình hình mới . Ngày 16-8-1945 tại Tân Trào ,Đại hội quốc dân khai mạc gồm hơn 60 đại biểu Bắc , Trung ,Nam tham dự đại diện cho tất cả các lực lượng chính trị liệt nhiệt tán dương n quyết định của Đảng tổng khởi nghĩa trong toàn quốc . Dưới sự lãnh đạo của Đảng 25 triệu đồng bào ta đã nhất tề vùng dậy “ đem sức ta giải phóng cho ta” . Từ ngày 14-8-1945 cuộc khởi nghĩa lần lượt nổ ra trong cả nước và giành thắng lợi vang dội , nơi giành chính quyền sớm 18-8-1945 Bắc Giang , Hải Dương ,Hà Tĩnh ,Quảng Nghãi ngày 19-8 ở Hà Nội ,23-8 ở Huế ,25-8 ở Sài Gòn, 28-8 ở Hà Tiên. Ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba Đình ,Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chỉ cộng hoà . Thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - một nhà nước cách mạng của dân do dân và vì dân- đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử tiến hoá dân tộc Việt Nam . Một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc được mở ra – kỷ nguyên độc lập tự do. ý nghĩa của sự chỉ đạo chiến lược của Đảng trong thời kỳ 1930-1945 Tuy mới thành lập nhưng Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc đánh dấu bằng sự kiện cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công lật đổ chế độ phong kiến mấy ngàn năm, đập tan sự thống trị của thực dân Pháp trong gần 90 năm .Đưa nhân dân ta từ những người sống dưới ách nô lệ trở thành chủ nhân của đất nước Góp phần xây dựng kho tàng lý luận về cách mạng dân tộc dân chủ dân chủ nhân dân . Thắng lợi cách mạng tháng Tám đà chọc thủng khâu yếu nhất của hệ thống thuộc địa góp phần cho sự sụp đổ của chủ ngihã thực dân cũ trên thới giới. Trong quá trình lãnh đạo Đảng đã có những sự chỉ đạo kịp thời đúng đắn , tất cả đấu tranh vì lợi ích của nhân dân lao động nên Đảng đã được quần chúng nhân dân tin tưởng và ủng hộ . Không những thế Đảng đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong lý luận thực tiễn . Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ sau này. _____________________________ Tài liệu tham khảo 1. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - NXB Giáo dục 2. Sách lịch sử 12 - NXB Giáo dục 3. Sách các cuộc đấu tranh trong lịch sử Việt Nam. 4. Hồ Chí Minh toàn tập - NXB Sự thật mục lục I. Đảng Trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 1 II.Đảng lãnh đạo cuộc đâú tranh khôi phục phong trào Cách mạng, khôi phục Đảng (1932-1935) 4 III - Đảng lãnh cuộc vận động dân chủ , chống phản động thuộc địa và tay sai chống phát xít và chiến tranh , đòi tự do cơm áo hoà bình(1936-1939) 5 IV- Cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc(1939-1945.Cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 thắng lợi . 6 ý nghĩa của sự chỉ đạo chiến lược của Đảng trong thời kỳ 1930-1945 10

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60087.DOC