trình bày sự khảo sát biến động giá cả của ba mặt hàng khác nhau trên thị trường Việt Nam . Từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp bình ổn.Lời mở đầu
I. Sự biến động giá muối của thị trường trong thời gian gần đây
1. Thực trạng ngành muối
2. Nguyên nhân của sự biến động
2.1 Những nguyên nhân làm giá muối tăng cao vào cuối năm 2008 đầu 2009
2.2. Nguyên nhân làm giá muối hiện nay giảm mạnh
3. Các biện pháp bình ổn
II. Biến động thị trường xăng dầu.
1. Tình hình xăng dầu trong thời gian gần đây
2. Nguyên nhân của sự biến động
3. Biện pháp bình ổn
III/ Biến động thị trường gạo
1. Thực trạng giá gạo Việt Nam trong thời gian qua
2. Nguyên nhân của sự biến động:
3. Các biện pháp nhằm bình ổn giá
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
14 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2090 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trình bày sự khảo sát biến động giá cả của ba mặt hàng khác nhau trên thị trường Việt Nam - Từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp bình ổn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Lời mở đầu
I. Sự biến động giá muối của thị trường trong thời gian gần đây
1
1. Thực trạng ngành muối
1
2. Nguyên nhân của sự biến động
1
2.1 Những nguyên nhân làm giá muối tăng cao vào cuối năm 2008 đầu 2009
2
2.2. Nguyên nhân làm giá muối hiện nay giảm mạnh
2
3. Các biện pháp bình ổn
3
II. Biến động thị trường xăng dầu.
4
1. Tình hình xăng dầu trong thời gian gần đây
4
2. Nguyên nhân của sự biến động
5
3. Biện pháp bình ổn
6
III/ Biến động thị trường gạo
7
1. Thực trạng giá gạo Việt Nam trong thời gian qua
8
2. Nguyên nhân của sự biến động:
8
3. Các biện pháp nhằm bình ổn giá
9
Kết luận
11
Danh mục tài liệu tham khảo
LỜI MỞ ĐẦU
Sản xuất hàng hóa luôn gắn liền với thị trường. Cơ sở của giá cả là giá trị nhưng trên thị trường không phải lúc nào giá cả cũng phù hợp với giá trị mà nó thường biến động, lên xuống xoay quanh giá trị do nhiều nhân tố ảnh hưởng, trong đó cạnh tranh, cung – cầu, và sức mua của đồng tiền,… là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp. Trong bài luận này chúng em xin trình bày sự khảo sát biến động giá cả của ba mặt hàng khác nhau trên thị trường Việt Nam, chúng ta sẽ thấy được thị trường luôn luôn vận động. Từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp bình ổn. Bố cục bài viết gồm có:
Sự biến động của giá muối trên thị trường trong thời gian gần đây.
Biến động thị trường xăng dầu.
Biến động thị trường gạo.
Trong quá trình làm bài, nhóm em có tham khảo những tài liệu có liên quan nhưng do vốn kiến thức có hạn nên bài làm của chúng em có thể có sai sót, chúng em rất mong nhận sự góp ý của các thầy cô và các bạn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
I. Sự biến động của giá muối trên thị trường trong thời gian gần đây:
1. Thực trạng ngành muối:
Hiện nay tổng diện tích ruộng muối cả nước là 13.300 ha tập trung chủ yếu ở các tỉnh ven biển miền nam, đặc biệt là hai tỉnh Ninh Thuận và Bạc Liêu.
Tại Bạc Liêu năm 2008, giá muối liên tục tăng, giá muối đen đã lên đến 1.300 đồng/kg, muối trắng ở mức 3.600 đồng/kg (cao gấp 10 lần so với năm 2007). Đến đầu 2009, giá muối vẫn tăng vọt. Thương lái đổ xô đến tận ruộng đặt hàng mà vẫn hiếm. Muối tại Bến Tre được thương lái thu mua tận ruộng với giá 100 ngàn đồng/giạ (20 kg), giá muối đạt trên dưới 5.000 đồng/kg, tương đương giá lúa và cao gấp đôi so với cùng thời điểm này năm trước. Giá ruộng muối vì vậy cũng tăng cao.
Nhưng đến cuối vụ 2009, diêm dân mới vỡ lẽ rằng: Không có giá mặt hàng nào cứ cao mãi và nếu như dân cứ đuổi theo cái bóng giá cả thì có ngày xây xẩm mặt mày. Đặc biệt, giá muối thế giới tiếp tục giảm mạnh, tại Ấn Độ, có lúc muối chỉ 20-25USD/tấn, nếu cộng hết các chi phí thì về đến Việt Nam cao nhất cũng chỉ 800đ/kg. Cuối tháng 3/2009, giá muối tại các ruộng ở miền Nam cũng vẫn còn ở mức 2.200-2.600 đồng/kg. Vậy mà đến ngày 6/4, thương lái mua tại chân ruộng chỉ với giá 1.200-1.400đồng/kg muối trắng, 900-1.000 đồng/kg muối đen, giảm hơn 1.000 đồng/kg so với một tuần trước đó. Điều đáng nói là sau 3 trận mưa trái mùa đầu năm 2009, bà con ồ ạt đầu tư vào ngành này, những tưởng mất mùa sẽ làm giá càng tăng, không ngờ muối mất mùa mất luôn cả giá. Qua đây có thể thấy thị trường muối cũng rất bấp bênh, có nhiều biến động. Nhà nước, đặc biệt là người sản xuất cần có một cái nhìn nhận đúng đắn và nghiêm túc hơn về vấn đề này để khắc phục khó khăn và đưa ngành muối đi vào ổn định
2. Nguyên nhân của sự biến động:
Việc giá muối lên xuông thất thường là do sự tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau.
2.1 Những nguyên nhân làm giá muối tăng cao vào cuối năm 2008 đầu 2009:
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do giữa cung và cầu còn một khoảng cách lớn. Khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa sẽ lên cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy, lãi cao, thì người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành ấy. Do đó, tư liệu sản xuất được chuyển dịch vào ngành ấy tăng lên. Năm 2008, diện tích làm muối của diêm dân giảm đáng kể do mấy năm nay muối mất giá, không có nguồn đầu tư nên diêm dân không “mặn mà” với nghề muối. Số khác đã chuyển vốn và một phần diện tích khá lớn sang nuôi tôm vì mặt hàng này tăng giá. Mặt khác các doanh nghiệp ngành muối lại thiếu vốn đầu tư phát triển sản xuất, sản lượng sụt giảm làm cho nguồn cung thiếu hụt lớn đã dẫn đến việc muối đội giá lên cao.
Hơn nữa, từ đầu năm 2008, thời tiết diễn biến phức tạp, mưa sớm và mưa to ở các tỉnh phía Nam dã làm ảnh hưởng đến sản lượng muối của cả năm. Khả năng sản xuất thấp trong khi nhu cầu về muối ăn, muối cho công nghiệp dầu khí, hóa chất và muối dự trữ lại rất lớn đã làm cho gía muối trong nước tăng lên kỉ lục trong vòng 10 năm trở lại đây và cao gấp 5 lần so với thế giới.
Mặt khác do thấy lợi nhuận trước mắt nên nhiều diêm dân ghìm muối, tích trữ dẫn đến giá muối ngày càng leo thang.
2.2 Nguyên nhân làm giá muối hiện nay giảm mạnh:
Nếu không có chiến lược cụ thể cho sản xuất thì không một ngành nào phát triển bền vững, ngành muối cũng vậy. Việc giá muối lên cao còn tôm sú mất giá, người dân thi nhau san lấp ao tôm làm ruộng muối khiến diện tích nuôi tôm giảm đột ngột người dân tốn kém nhưng không mang lại hiệu quả lớn vì sản xuất theo kiểu thủ công, chất lượng muối không đạt tiêu chuẩn, nên giá thành thấp.
Tuy nhiên, nguyên nhân được coi là chủ yếu nhất làm cho tình trang giá muối xuống thấp trong nửa cuối năm nay là do việc nhập khẩu muối ồ ạt. Trước tình trạng mất mùa, cảnh báo nguy cơ thiếu muối đã làm lượng muối nhập khẩu tăng mạnh, kể cả nhập lậu. Hơn nữa muối trong nước cũng không đạt chất lượng cho việc sử dụng vào các ngành công nghiệp nên phải nhập từ ngoài vào. Đây chính là những yếu tố chủ quan của thị trường trong nước dẫn đến tình trạng muối mất mùa mà giá vẫn “rơi tự do”. Sự tác động của thị trường muối thế giới đã làm cho giá muối trong nước giảm mạnh. Hiện nay, trên thế giới , giá muối trung bình chỉ là 40USD/tấn…. đặc biệt ở Trung Quốc và Ấn Độ có lúc xuống còn 20-25USD/ tấn. Với giá đó, khi nhập về Việt Nam trừ hết mọi chi phí đi cũng không cao quá 800 đồng /kg. Thêm vào đó, ngành khai thác dầu đang trượt dốc ở nhiều quốc gia khiến cho nhu cầu sử dụng muối công nghiệp cũng trượt theo. Nhất là trong bối cảnh hội nhập như hiện nay thị trường muối nói riêng và thị trường hàng hóa nói chung của nước ta sẽ không tránh khỏi sự tác động của các yếu tố khách quan đó. Lúc này, cung vượt quá cầu dẫn đến giá muối trượt dốc nhanh chóng.
3. Các biện pháp bình ổn:
Trước thực trạng này, cần phải có giải pháp đúng đắn và hiệu quả để giúp ngành muối phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao để người dân sản xuất ổn định hơn. Làm gì để bình ổn giá muối là câu hỏi cần được sớm trả lời.
Chính phủ qui hoạch ngành muối mục tiêu đến năm 2010, diện tích sản xuất muối là 14.500 ha ; sản lượng muối đạt 1.500.000 tấn; đến năm 2020 cũng với 14.500 ha đất sản xuất muối nhưng dành 8.500 ha để sản xuất muối sạch công nghiệp, giảm lượng muối nhập khẩu nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào thị trường thế giới. Để chủ động điều tiết thị trường, giá cả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng kiến nghị Chính phủ tăng vốn dự trữ lưu thông cho ngành muối và đưa muối vào danh mục hàng nhạy cảm. Đối với muối ăn, sẽ áp dụng biện pháp tăng thuế để hạn chế nhập khẩu. Đối với muối công nghiệp, có thể áp dụng biện pháp cấp phép đối với các doanh nghiệp nhập khẩu nếu sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu. Nếu các doanh nghiệp này sử dụng sai mục đích sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Theo Quyết định số 980/1997/QĐ-TTg ngày 18/11/1997 của Thủ tướng Chính phủ, sản lượng muối năm 2010 sẽ đạt hơn 2,5 triệu tấn.... Để đạt được mục tiêu đề ra, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung chính sách về đầu tư, khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực, nhằm tăng năng suất và chất lượng muối trong nước, nhằm cân bằng cung cầu. Đồng thời, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho bà con diêm dân tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, tăng thêm tỷ lệ hỗ trợ của Nhà nước cho người dân thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo, xúc tiến thương mại; giao thẩm quyền cho UBND tỉnh, thậm chí cấp huyện thực hiện để chủ động trong tổ chức đầu tư những dự án xây dựng đồng muối với số vốn từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng. Bên cạnh đó, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang đề xuất một số chính sách để hỗ trợ nhiều hơn cho diêm dân, như hỗ trợ 50% vốn đầu tư thiết bị, công nghệ mới; đẩy nhanh tốc độ giao quyền sử dụng đất sản xuất muối; bố trí đủ nguồn vốn cho các dự án muối...
II. Biến động thị trường xăng dầu:
1. Tình hình xăng dầu trong thời gian gần đây:
Tình trạng mất ổn định của giá xăng dầu đang là một bài toán khó tìm lời giải với các chính phủ và giới phân tích. Sự biến động mạnh mẽ về giá trên thị trường dầu thô thế giới trong suốt 18 tháng qua chưa có dấu hiệu ngưng lại. Từ đầu năm tới nay, giá dầu đã tăng hơn gấp đôi, bất chấp sự suy yếu của tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Mùa hè năm ngoái (năm 2008), giá dầu đạt đỉnh trên 145 USD/thùng, sau đó, khi kinh tế toàn cầu lao dốc, giá dầu đã tuột về mức 33 USD/thùng vào tháng 12/2008. Tuy nhiên, từ đầu năm 2009, giá dầu ngọt nhẹ tại New York lại đã tăng 55%, lên ngưỡng 70 USD/thùng. “Sự lên xuống của giá dầu trong thời gian một năm rưỡi qua là chưa từng có tiền lệ” - bà Laura Wright, giám đốc tài chính tại hãng hàng không Southwest Airlines của Mỹ nhận định.
Trong những năm gần đây, các bộ, ngành Việt Nam cũng rất vất vả trong việc điều hành giá xăng, dầu. Điều này biểu hiện rõ nhất trong diễn biến giá cả 2007 và đợt tăng giá xăng dầu với biên độ rất lớn cuối năm 2008 khi giá xăng, dầu trên thế giới chạm ngưỡng 100 USD/thùng. Theo quyết định của Bộ Tài chính vào cuối năm 2008 giá dầu diezen 0,25S và dầu hoả tăng thêm 1.500-1.600đồng/lít. Thêm vào đó, số liệu của Bộ Công thương cũng cho biết, nếu tính bình quân từ giá 2006 và giá bình quân từ 1/1 đến 12/10/2007 thì tất cả các mặt hàng xăng dầu đều tăng giá rất mạnh. Cụ thể, dầu thô từ 64,04 USD/thùng lên 64,8 USD/thùng, tăng 6,2%; xăng 92 từ 72,3 USD/thùng lên 78,1 USD/thùng, tăng 8%; Diezel 0,25S từ 77,8 USD/thùng lên 81,5 USD/thùng, tăng 4,8%; Mazut từ 317,4 USD/tấn lên 350 USD/tấn, tăng 10,5%.
2. Nguyên nhân của sự biến động:
Theo các chuyên gia phân tích, sự không cân xứng về cung - cầu là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất. Nguồn cầu của các nền kinh tế đang phát triển là quá lớn, đặc biệt là Ấn độ hay Trung Quốc, trong khi đó nguồn cung cũng có giới hạn. Đồng thời cũng có những mối nguy về an ninh đe doạ nguồn cung, khiến những người buôn bán về dầu khí càng mua trữ dầu nhiều hơn nữa. Đồng đô la bị mất giá cũng có tác dụng một phần vào chuyện giá dầu lên cao. Ngoài các yếu tố chính vừa nêu, còn có một số nguyên do khác khiến thị trừơng xăng dầu tăng nhiệt. Trong số này phải kể đến vai trò của OPEC. Ghi nhận cho thấy Tổ chức các nước xuất khẩu dầu không chính thức tăng sản lựơng kể từ tháng 9 năm ngoái đến nay, mà chỉ đưa ra lời hứa hẹn rằng sản lựơng dầu đang khai thác đủ để giúp cân bằng thị trừơng thế giới. Ngoài ra, khả năng chế biến lọc dầu và tình hình chính trị bất ổn cũng đóng vai trò quan trọng trong tình trạng giá dầu tăng. Tuy nhiên, đến năm 2008, khi khủng hoảng tín dụng tại Mĩ bùng nổ và lan rộng ra toàn thế giới thì giá dầu lại tuột dốc không phanh, do nguồn cầu sụt giảm mạnh tại các nền kinh tế lớn. Hơn nữa, sự sụp đổ của các tổ chức tài chính lớn cũng làm cho giá dầu giảm mạnh. Các ngân hàng bán ra các hợp đồng dài kì để thoát nợ. Thị trường chứng khoán toàn cầu đi xuống cũng là một thủ phạm của sự giảm giá dầu. Các nhà đầu cơ buộc phải bán ra các hợp đồng vì các danh mục của giới đầu cơ đồng loạt co lại.
Giá dầu ở Việt Nam cũng chịu tác động của giá dầu thế giới. Các chính sách bù lỗ chưa được thực hiện hiệu quả. Độc quyền kinh doanh xăng dầu và cùng với đó là sự bảo hộ tuyệt đối của Nhà nước, trong khi không có đối trọng từ các nhà kinh doanh xăng dầu trong nước hoặc nước ngoài, đã làm tê liệt khả năng kinh doanh - ở mức tối thiểu cần có - của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước. Một nguyên nhân khác khiến doanh nghiệp chưa nhanh nhạy trong việc điều chỉnh giá một phần là do sự chậm trễ của các cơ quan quản lý trong cụ thể hóa chính sách liên quan đến cơ chế điều hành mới. Gần đây, lượng tiêu thụ xăng dầu cả nước giảm trung bình khoảng 50%, một phần do kinh tế tăng trưởng chậm lại, phần khác tâm lý tiêu dùng tiết kiệm gia tăng. Do vậy, lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp chậm được giải phóng khiến giá vốn xăng dầu vẫn ở mức cao. Khả năng chế biến lọc dầu của nước ta cũng còn rất hạn chế, chủ yếu là xuất khẩu dầu thô, dẫn đến sự phụ thuộc nặng nề vào thị trường thế giới. Cũng không thể không kể đến tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới đã thất thoát đáng kể nguồn dầu trong nước.
3. Biện pháp bình ổn
Bộ trưởng Tài chính cho rằng, việc điều hành giá cả sẽ phải quan tâm tới cả 2 mặt: vừa thúc đẩy sản xuất vừa bảo vệ người tiêu dùng, cũng như lợi ích của Nhà nước. Tuỳ điều kiện mà sử dụng biện pháp tăng hoặc giảm thuế, lãi suất, cho vay vốn... Đối với những mặt hàng Nhà nước còn định giá như xăng dầu thì thực hiện điều chỉnh mức hoặc giá định hướng phù hợp với điều kiện thực tế của nền kinh tế.
Tăng cường năng lực điều hành, quản lý thị trường, chống đầu cơ, độc quyền hoặc liên kết với nhau về giá là biện pháp quan trọng tiếp theo để bình ổn giá mà ngành tài chính đề ra. Hàng hoá thiết yếu như xăng dầu sẽ được bình ổn thông qua điều hành cung - cầu trên thị trường.
Thêm vào đó, việc xăng dầu Việt Nam bị “chảy máu” qua biên giới là rất nghiêm trọng. Việc buôn bán lậu xăng dầu không phải đến giờ mới xảy ra mà nó đã được cảnh báo từ rất lâu. Petrolimex sẽ nghiêm túc thực hiện quy định của nhà nước bằng cách cấm nhân viên bán hàng vào can hay các phương tiện vận chuyển để tiếp tay cho việc xuất lậu biên giới. Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường kiểm tra các khu vực giáp ranh biên giới để tránh tình trạng kinh doanh kiểu gian lận đang diễn ra, làm thất thoát ngân sách của nhà nước.
Việt Nam cũng đang tích cực áp dụng biện pháp sử dụng quỹ bình ổn - một trong những biện pháp được nhiều nước sử dụng cho nhiều loại ngành hàng khác nhau để giảm những chấn động quá lớn và quá thường xuyên của thị trường. Chính phủ đã ban hành Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu sửa đổi, bổ sung Nghị định 55. Nghị định mới quy định rất rõ là sẽ thiết lập quỹ bình ổn giá, để khi có biến động giá rất lớn doanh nghiệp sẽ sử dụng quỹ này điều chỉnh giá không cho biến động bất thường.
Ngoài ra, cần đẩy nhanh tốc độ xây dựng các công trình quan trọng của quốc gia mà chúng ta sẽ phải sản xuất để thay thế nhập khẩu như Lọc dầu Dung Quất. Nếu làm tốt vào khoảng 2010 trở đi chúng ta sẽ chủ động hơn nhiều trong việc tự thu xếp nguyên liệu cho sản xuất trong nước, tránh tình trạng phụ thuộc như hiện nay. Về mặt các doanh nghiệp cũng cần nâng cao khả năng thích ứng với những thay đổi về giá cả hàng hoá trên thế giới thông qua việc tham gia vào các hợp đồng kỳ hạn. Giải pháp lâu dài là phải giảm sự phụ thuộc của nền sản xuất vào các loại nguyên liệu hay biến động giá dầu. Đây là hướng mà các nước phát triển đã trải qua…
III/ Biến động thị trường gạo:
Việt Nam là nước trồng lúa có sức cạnh tranh và hiệu quả trên thị trường thế giới, đứng thứ hai chỉ sau Thái Lan, chiếm 18% thị trường thế giới về khối lượng và 13% về kim ngạch. Tuy nhiên trong thời gian gần đây thị trường gạo Việt Nam có rất nhiều, là đề tài nóng của nhiều tờ báo và diễn đàn.
1. Thực trạng giá gạo Việt Nam trong thời gian qua
Trước hết, các số liệu thống kê của Agroinfo cho thấy cùng gạo 5% tấm, giá xuất khẩu của nước ta từ tháng 6/2008 trở về trước nhìn chung tuy có thấp hơn Thái Lan, nhưng không quá nhiều. Thế nhưng, trong năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008, các khoảng cách này đã được thu hẹp đáng kể. Trong đó, thậm chí giá xuất khẩu của nước ta hai tháng cuối năm 2007 còn cao hơn và điều gần tương tự cũng lặp lại trong hai tháng 5 và 6 năm 2008. Thế nhưng, kể từ tháng 7/2008 trở lại đây, khoảng cách này lại càng ngày càng dãn rộng hơn rất nhiều, bởi 6 tháng cuối năm 2008 gía gạo nước ta đã bắt đầu tăng, còn chín tháng đầu năm nay đã đạt kỷ lục.
Sau khi thị trường gạo Việt Nam ổn đinh và có xu hướng giảm nhẹ trong những tháng đầu năm 2009 thì Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết giá gạo trong nước tháng 7 và tháng 8/2009 giảm rất mạnh. Sau đó, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) lại đăng tin nửa đầu tháng 11, giá gạo trong nước tăng do chịu tác động của thị trường thế giới và việc Việt Nam trúng thầu xuất khẩu gạo sang Philipines. Những tháng cuối năm, giá gạo trong nước được dự báo sẽ ổn định hoặc tăng nhẹ.
2. Nguyên nhân của sự biến động:
Trước hết, giá gạo trong nước ở thời điểm tăng là do chịu sự tăng của giá gạo thế giới bởi những biến động phức tạp về thời tiết, mùa màng và cả quan hệ cung cầu khi một số nước từ nước xuất khẩu gạo nay lại có động thái chuyển sang nhập khẩu gạo và nhu cầu nhập khẩu của những nước này đang tăng lên như Ấn Độ, Philippines... Cụ thể như sau:
Thứ nhất, liên tục trong một thời gian dài, việc bán gạo gặp nhiều thuận lợi cả về giá cả lẫn số lượng, thêm vào đó, các hợp đồng đặt trước ngày càng tăng khiến tình hình cung cấp gạo xuất khẩu toàn cầu trở nên căng thẳng, đẩy giá gạo trên thị trường quốc tế tăng vọt,đồng thời làm nảy sinh tâm lý lo ngại cung không đủ cầu.
Thứ hai, một số công ty thương mại đã tranh thủ đầu cơ tích trữ gạo để đợi tăng giá. Thời tiết khắc nghiệt, rét hại và nạn sâu bệnh ở nước ta đã góp phần làm giảm sản lượng lúa và đây cũng được coi là một trong các nguyên nhân khiến giá gạo tăng cao.
Bên cạnh đó, sở dĩ giá gạo giảm là do nhiều lý do: nhiều doanh nghiệp không chuyên sâu trong ngành lương thực, không kho bãi, không cơ sở chế biến cũng đã tham gia xuất khẩu gạo khi có lợi. Vì thế khi có hợp đồng xuất khẩu gạo, doanh nghiệp thông qua thương lái thu mua lúa gạo trong dân và không mua khi thị trường xuất khẩu khó khăn, việc thu mua chựng lại, đẩy nông dân lâm vào cảnh rớt giá, hoặc tồn đọng lúa gạo sau mùa thu hoạch.
Nói tóm lại, trong điều kiện “cơn sốt lạnh ” giá cả đang bao trùm nền kinh tế toàn cầu hiện nay, khi giá cả chỉ còn bị chi phối chủ yếu bởi quan hệ cung - cầu, đặc biệt là quan hệ cung cầu của mặt hàng nông sản chiến lược đang nuôi sống hơn một nửa dân số thế giới này đang có lợi cho các quốc gia nhập khẩu, việc giá gạo thế giới sẽ còn tiếp tục giảm trong những tháng cuối năm là điều chắc chắn. Điều này có nghĩa là, với lợi thế tồn kho tăng vọt vào cuối năm qua, cộng với việc thu hoạch lúa vụ đông xuân sớm, đẩy mạnh xuất khẩu sớm là bước đi đúng của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nước ta, bởi đây chính là thời đoạn "hạt vàng" này được giá nhất
3. Các biện pháp nhằm bình ổn giá:
Thực tế cho thấy cơ chế điều hành và quản lí không tốt đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nông dân và giảm năng lực cạnh tranh của gạo Việt Nam trên trường quốc tế. Vì thế cần có một hành lang pháp lý để Nhà nước thực hiện vai trò quản lý, đưa hoạt động kinh doanh, chế biến, xuất khẩu gạo đi vào nề nếp, xác định được trách nhiệm thương nhân trong thu mua, chế biến gạo xuất khẩu, đồng thời hài hòa được lợi ích của nông dân lẫn nhà thu mua, chế biến, xuất khẩu. Cụ thể như sau:
Theo kế hoạch, các lực lượng công an trong cả nước đã đồng loạt triển khai lực lượng theo tuyến và địa bàn để góp phần quan trọng vào việc bình ổn thị trường lúa, gạo trong nước. Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế tăng cường các biện pháp nghiệp vụ để chủ động nắm chắc tình hình trên các tuyến, địa bàn trọng điểm; phối hợp với các Bộ, ngành chức năng và chính quyền địa phương các cấp phát hiện, ngăn chặn kịp thời tình trạng lợi dụng mua vét đầu cơ lúa, gạo; lợi dụng chênh lệch giá gạo giữa trong và ngoài nước để buôn lậu qua biên giới. Các lực lượng Cảnh sát giao thông đường thuỷ, đường bộ, đường sắt trên cơ sở tuần tra, kiểm soát an toàn giao thông, chủ động phát hiện các đối tượng sử dụng phương tiện giao thông để vận chuyển lúa, gạo với số lượng lớn nhằm trục lợi
Kiểm tra quyết liệt về chất lượng gạo, chủng loại... trong đó tập trung phát hiện, ngăn chặn nạn đầu cơ, tuyên truyền cho các chủ đại lý và người tiêu dùng hiểu thực chất của việc gạo sốt giá trong những ngày vừa qua là ảo, do những tin đồn thổi thất thiệt, khiến các nhà cung cấp tạm thời dừng lưu thông hàng để nghe ngóng, gây khan hiếm giả tạo... Chỉ đạo các ngành thong tin truyền thông tăng cường thôn tin chính xác. Kịp thời góp phần ngăn chặn các thông tin sai lệch gây hoang mang cho tâm lí người tiêu dùng cũng như náo loạn thị trường.
Xây dựng các phương án cung ứng gạo cho thị trường, chỉ đạo các công ty cổ phần lương thực thực phẩm phụ trách bố trí mạng lưới cửa hàng, đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp thời, hợp lí
Bên cạnh đó, về mặt hợp tác quốc tế,Việt Nam hợp tác với Thái lan đưa ra biện pháp nhằm bình ổn giá cả. Những biện pháp cần thực hiện bao gồm kế hoạch đầu tư cải thiện kỹ thuật chọn tạo giống, xây dựng các vùng chuyên canh về giống, mở rộng diện tích trồng các giống lúa thơm hoặc giống lúa nổi trội nào đó như gạo Hom Mali (hương nhài) của Thái Lan để phục vụ xuất khẩu,…
KẾT LUẬN:
Thông qua việc khảo sát sự biến động giá cả của ba mặt hàng trên, chúng ta thấy rằng thị trường thế giới trong thời gian gần đây có nhiều biến động. Trong bối cảnh đó, một quốc gia đang phát triển như Việt Nam cũng không tránh khỏi những tác động có tính chất toàn cầu đó. Là thành viên mới của WTO, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc, từ đó đề ra những chiến lược phát triển kinh tế bền vững, chủ động đối phó với những biến động trên thị trường thế giới.
Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, Bộ Giáo dục và đào tạo, NXB Chính trị quốc gia, năm 2009.
Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lê nin, Bộ giáo dục và đào tạo, NXB chính trị quốc gia, năm 2004.
Giáo trình kinh tế học chính trị Mác – Lê nin, Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
www.vnn.vn
www.vnexpress.vn
www.khuyennong.vn
infoTV.vn
www.Dantri.com
www.visalco.com.vn
www.vneconomy.vn
www.xaluan.com
www.baomoi.com
www.laodong.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu luan 42.doc