Trong quá trình thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Thay cho lời kết Rõ ràng, với các phân tích nêu trên thì pháp luật Việt Nam hiện nay chưa tạo được một cách tiếp cận có hệ thống về sự tương quan giữa hai văn bản pháp luật này27. Bởi dưới góc độ thực thi pháp luật cạnh tranh, khía cạnh độc quyền có được từ việc nắm giữ quyền SHTT chưa được xem xét và chú trọng. Điều đó ít nhiều đã ảnh hưởng đến quyền của chủ sở hữu trong quá trình thực thi, khai thác các phát minh, sáng chế của mình. Bên cạnh sự thiếu kết nối đồng bộ về nội dung thì hiệu quả thực thi qua lại giữa hai văn bản pháp luật này còn kém hiệu quả28. Thực tế cho thấy, hoạt động quản lý nhà nước liên quan đến việc thực thi quyền SHTT liên quan đến cạnh tranh thuộc về các chủ thể khác nhau, trong khi đó, giữa cơ quan cạnh tranh với cơ quan quản lý về SHTT lại chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả. Mặc khác, thực tế đã chứng minh rằng, việc sử dụng các quy định của pháp luật cạnh tranh để đánh giá về hậu quả hạn chế cạnh tranh liên quan đến hoạt động thực thi quyền SHTT phải được xem xét dưới nhiều khía cạnh theo nguyên tắc cân bằng, hợp lý29. Vì vậy, để việc thực thi các quy định của pháp luật có hiệu quả thì nhất định cần có sự phối hợp giải quyết giữa các cơ quan có liên quan. Vì vậy, theo chúng tôi, cần bổ sung quy định về các căn cứ pháp lý để khẳng định rằng, trong một số trường hợp, pháp luật cạnh tranh cần phải thừa nhận sự hình thành và tồn tại hợp pháp của độc quyền có được từ quyền SHTT. Nghĩa là trong trường hợp này, với các đặc thù của quyền SHTT, pháp luật cạnh tranh cần phải thừa nhận sự độc quyền của chủ sở hữu trong việc khai thác, sử dụng cũng như cho phép hoặc ngăn cản chủ thể khác khai thác, sử dụng quyền SHTT của mình thậm chí là áp đặt các điều kiện, các điều khoản độc quyền trong hợp đồng chuyển giao quyền SHTT bởi các quy định mang tính chất ngoại lệ của các hành vi hạn chế cạnh tranh. Ngoại lệ này có thể được thể hiện thông qua các tiêu chí để xem xét tính hạn chế cạnh tranh của việc thực thi quyền SHTT không chỉ dựa trên yếu tố thị phần hoặc có thể thông qua các điều khoản mang tính chất miễn trừ cho việc thực thi quyền SHTT.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trong quá trình thực thi quyền sở hữu trí tuệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt: Đã có nhiều quan điểm cho rằng, giữa Luật Cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ luôn có sự mâu thuẫn với nhau. Bởi lẽ, nếu Luật Cạnh tranh hướng đến mục đích loại bỏ sự độc quyền trên thị trường thì Luật Sở hữu trí tuệ lại trao cho chủ sở hữu quyền độc quyền khai thác các tài sản sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, qua thực tế thi hành Luật Cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ thì quan điểm hiện nay được các nhà nghiên cứu thừa nhận là giữa Luật Cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ luôn tồn tại mối tương quan, giao thoa khi cùng hướng đến một mục đích: thúc đẩy sự sáng tạo và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA LUẬT CẠNH TRANH VÀ LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Bùi Thị Hằng Nga* Abstract: It is argued that there is always conflict between the Competition Law and Intellectual Property Law (IP Law). The key reason for this argument is that while the Competition Law aims to remove the monopoly on the market, the IP Law gives the owner the exclusive right to exploit its intellectual property. However, from practice of the enforcement of both the Competition Law and IP Law, several studies provide conclusions that there is an correlative interface between the Competition Law and IP Law because they have common purposes of promoting the innovation and bringing benefits to the consumers. Thông tin bài viết: Từ khóa: sự giao thoa, Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ Lịch sử bài viết: Nhận bài: 31/10/2017 Biên tập: 06/11/2017 Duyệt bài: 09/11/2017 Article Infomation: Keywords: the interface, Competition Law, Intellectual Property Law. Article History: Received: 31 Oct. 2017 Edited: 06 Nov. 2017 Appproved: 09 Nov. 2017 * Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh 1. Đặt vấn đề Xuất phát từ mục đích và đối tượng điều chỉnh của Luật Cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) thì một số quan điểm cho rằng, giữa Luật Cạnh tranh và Luật SHTT có sự mâu thuẫn với nhau. Bởi nếu Luật Cạnh tranh đang hướng đến loại bỏ sự độc quyền trên thị trường thì Luật SHTT lại trao cho chủ sở hữu quyền độc quyền đối với tài sản SHTT để nhằm mục đích ghi nhận, khuyến khích và thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo. Qua thực tế thi hành thì quan điểm của các nhà nghiên cứu hiện nay đã thừa nhận BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 33Số 23(351) T12/2017 rằng, giữa Luật Cạnh tranh và Luật SHTT đều có một điểm chung, giao thoa đó chính là cả hai hệ thống pháp luật này đều có chung một mục đích là thúc đẩy sáng tạo và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng1. Điều này cũng đã được hệ thống Tòa án của Hoa Kỳ thừa nhận: “Mặc dù ngay từ khi mới tiếp cận, Luật Cạnh tranh và luật SHTT có vẻ như hoàn toàn trái ngược nhau nhưng thực chất bản chất và mục đích của nó lại tương đồng nhau bởi cả hai đều hướng tới mục tiêu khuyến khích sự sáng tạo, phát triển công nghiệp và cạnh tranh2”. Do đó, trong hai hệ thống pháp luật cạnh tranh và pháp luật SHTT sẽ phải có những quy định mang tính tương quan, kết nối với nhau nhằm hạn chế yếu tố độc quyền có được từ quyền SHTT cũng như các quy định ngoại lệ đảm bảo yếu tố độc quyền đó. Những quy định đó nhằm hướng đến sự cân bằng về mặt lợi ích của chủ sở hữu quyền SHTT với quyền tiếp cận các phát minh, sáng chế, các quyền SHTT khác của các cá nhân, tổ chức cũng như của cả cộng đồng. Mối tương quan ấy được xây dựng dựa trên các luận thuyết sau: Luận thuyết về đòn bẩy Theo học giả Louis Kaplow, với việc sở hữu các bằng sáng chế thì chủ sở hữu sẽ có được lợi thế cạnh tranh hơn hẳn đối thủ và họ sẽ sử dụng các sáng chế này như là một công cụ để giành ưu thế độc quyền không những trên thị trường sản phẩm của họ mà còn trên thị trường liên quan khác. Do đó, các chủ sở hữu có khuynh hướng từ chối cấp phép quyền sử dụng các sáng chế này cho các chủ thể khác nhằm duy trì lợi thế của mình trên thị trường. Tuy nhiên, chính 1 Department Of Justice, Antitrust And Intellectual Property, January 24, 2003 p3. 2 Department Of Justice, Antitrust And Intellectual Property, January 24, 2003 p2. 3 Louis Kaplow (1985), Extention of Monopoly Power Through Leverage, Colombia Law Review, vol.85: 515. 4 Sally Van Siclen (1996), The Essential Facilities Concept, OECD. 5 Brendan Greally (2008), The Intersection of IPR and Competition Law Studies Of Recent Developments In European And U.S. Law, pp.179. điều này sẽ dẫn đến sự triệt tiêu việc tiếp cận các công nghệ sản phẩm mới của khách hàng hoặc của các quốc gia. Điều đó sẽ bóp méo môi trường cạnh tranh liên quan3. Luận thuyết điều kiện cần thiết Luận thuyết điều kiện cần thiết (The Essential Facility Doctrine) được phát triển dựa trên lý thuyết đòn bẩy nhưng với phân tích vào đối tượng cụ thể. Theo đó, việc một doanh nghiệp có sức mạnh thị trường khi sở hữu một điều kiện thiết yếu như cơ sở vật chất hay các quyền SHTT như là tiền đề để gia nhập thị trường sẽ ngăn cản các đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường bằng cách không cho chuyển giao hay tiếp cận chúng với mục đích mở rộng sức mạnh thị trường ở các thị trường liên quan khác. Theo luận thuyết này, trong một số trường hợp, pháp luật sẽ buộc các doanh nghiệp sở hữu điều kiện thiết yếu đó phải cung cấp quyền tiếp cận tới điều kiện thiết yếu đó với một cái giá hợp lý4 nhằm loại bỏ sự độc quyền có thể gây hại đến cạnh tranh của chủ sở hữu. Học thuyết này đã được đưa vào luật của Hoa kỳ, Liên minh châu Âu, Australia như là một biện pháp chống sự mở rộng độc quyền với những yêu cầu về chứng minh khác nhau5. Luận thuyết về lợi thế cạnh tranh Đối với một doanh nghiệp, việc nắm giữ các bí quyết kỹ thuật hoặc các sáng chế công nghệ mới sẽ giúp cho doanh nghiệp đó có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Với lợi ích to lớn mà sức mạnh thị trường mang lại thì không loại trừ chủ sở hữu sẽ lạm dụng độc quyền đối được luật SHTT ghi nhận và bảo vệ đối với các quyền SHTT để gây hại đến môi trường cạnh tranh. Ngoài BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 34 Số 23(351) T12/2017 ra, một điều dễ nhận thấy về ảnh hưởng của hạn chế cạnh tranh là gia tăng chi phí cho đối thủ6. Theo đó, việc các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh có thể sử dụng quyền SHTT để tạo ra các rào cản gia nhập thị trường và gia tăng các chi phí cho đối thủ cạnh tranh. Như thế, họ có thể tăng giá sản phẩm của mình bằng giá của đối thủ cạnh tranh và kiếm lợi nhuận từ đây và thực hiện sức mạnh thị trường qua sản lượng đầu ra, hoặc họ có thể bán giá thấp hơn giá của đối thủ một cách có lợi và khiến đối thủ phải rời khỏi thị trường qua đó thực hiện thâu tóm thị trường. Quyền SHTT có thể làm chiến lược gia tăng chi phí cho đối thủ trở nên dễ dàng nếu công nghệ tạo ra bởi quyền SHTT có giá trị. Phân tích nội dung những luận thuyết nêu trên cho chúng ta thấy rằng, độc quyền do quyền SHTT mang lại không phải là trường hợp miễn trừ mặc nhiên của luật cạnh tranh. Do đó, các chính sách, nguyên tắc của luật cạnh tranh áp dụng trong quá trình thực thi quyền SHTT dù có minh bạch hay không thì tất cả chúng ta đều chắc chắn rằng nó là hai nhánh của hệ thống pháp luật. Vì vậy, trong hệ thống pháp luật quốc gia, Luật Cạnh tranh và Luật SHTT là hai nhánh không thể thiếu nhằm xây dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, tùy vào cách thức tiếp cận, xây dựng và thực thi, sự giao thoa, tương đồng này sẽ được thể hiện ở các mức độ khác nhau nhằm tạo nên hiệu quả điều chỉnh pháp luật. 2. Tương quan giữa Luật Cạnh tranh năm 2004 và Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 trong hệ thống pháp luật Việt Nam Tại Việt Nam, Nghị định số 197/ HĐBT ngày 14/12/1982 của Hội đồng Bộ 6 Ioannis Lianos & Rochelle C. Dreyfuss (2013), New Challenges in the Intersection of Intellectual Property Rights trưởng ban hành về Điều lệ nhãn hiệu hàng hóa là văn bản pháp lý đầu tiên thể hiện sự bảo vệ của Nhà nước liên quan đến SHTT và sở hữu công nghiệp. Lần đầu tiên, một văn bản pháp lý đã đặt ra các quy định cụ thể liên quan đến chủ thể, điều kiện và cách thức để bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cũng như các quyền của chủ thể đối với nhãn hiệu được bảo hộ, kể cả quyền độc quyền sử dụng. Điều 15-1 Nghị định số 197/HĐBT quy định: “Bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào sử dụng nhãn hiệu hàng hoá của người khác mà không được phép hoặc sử dụng những dấu hiệu giống hoặc tương tự có khả năng làm người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác cho các loại hàng hoá đã được liệt kê trong danh mục đều bị coi là vi phạm độc quyền sử dụng của chủ nhãn hiệu hàng hoá”. Sau đó, Nhà nước đã ban hành thêm các văn bản pháp lý để điều chỉnh đa dạng các loại hình quyền SHTT như: Nghị định số 85/HĐBT ngày 13/5/1988 về Ban hành Điều lệ về Kiểu dáng công nghiệp; Nghị định số 200/HĐBT ngày 28/12/1988 quy định về Điều lệ bảo hộ giải pháp hữu ích; Nghị định số 201/HĐBT ngày 28/12/1988 quy định về mua bán quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích; Pháp lệnh về Chuyển giao Công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam ngày 5/12/1988; Pháp lệnh Bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp ngày 11/2/1989; Nghị định 49/HĐBT ngày 4/3/1991 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Chuyển giao công nghệ 1988 Nhưng nhìn chung, các văn bản này tồn tại dưới các hình thức có giá trị pháp lý không cao (chủ yếu dưới hình thức Nghị định), chưa đầy đủ và hiệu quả áp dụng thực tế chưa cao. Cùng với sự phát triển của nền kinh BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 35Số 23(351) T12/2017 tế thị trường, vai trò của SHTT ngày càng trở nên quan trọng với sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội quốc gia. Điều đó một lần nữa đòi hỏi hệ thống pháp luật phải có các quy định tương thích nhằm tạo ra cơ chế bảo hộ và đảm bảo quyền của các chủ thể có liên quan. Điều 60 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) đã khẳng định quyền đầu tư sáng tạo và quyền được bảo vệ các thành quả từ hoạt động đầu tư, sáng tạo là quyền hiến định của công dân. Quy định này tiếp tục được khẳng định tại Hiến pháp năm 2013 “Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền SHTT”7. Sau khi Hiến pháp năm 1992 ban hành, Bộ luật Dân sự năm 1995 đã chính thức nâng các quy định về SHTT lên thành luật. Tiếp theo đó là các văn bản dưới luật được ban hành để hướng dẫn các quy định của Bộ luật Dân sự về quyền SHTT như Nghị định số 63/1996/NĐ-CP ngày 24/10/1996 về sở hữu công nghiệp, Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 8/3/1999 về Xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Các văn bản này đã phát huy hiệu quả trên thực tế. Nhiều đối tượng sở hữu công nghiệp đã được đăng ký bảo hộ như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng xúc tiến đàm phán và xem xét để gia nhập các Điều ước quốc tế đa phương và song phương như Công ước Paris, Công ước Berne, Công ước Washington, Thỏa ước Madrid, Hiệp định thương mại song phương (BTA) với Hoa Kỳ Đến ngày 29/11/2005, Luật SHTT 7 Điều 62 Hiến pháp năm 2013 8 Điều 8 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009. 9 Khoản 1 Điều 92 Luật SHTT 2005. - văn bản luật độc lập đầu tiên quy định riêng về SHTT - được ban hành. Luật này chính thức có hiệu lực từ 01/7/2006. Ngày 19/6/2009, nhằm điều chỉnh một số vấn đề cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn cũng như đáp ứng yêu cầu của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT năm 2005. Với các quy định rõ ràng và phù hợp, Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã tạo ra một cơ chế điều chỉnh hiệu quả hơn. Cụ thể liên quan đến lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Luật SHTT đã một lần nữa khẳng định chính sách của Nhà nước về SHTT “Công nhận và bảo hộ quyền SHTT của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hoà lợi ích của chủ thể quyền SHTT với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng SHTT trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh”8. Đồng thời đã đưa ra các quy định về phạm vi bảo vệ của Nhà nước đối với các đối tượng khi thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể: (i) Văn bằng và hiệu lực của văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp Văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu (sau đây gọi là chủ văn bằng bảo hộ); tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; đối tượng, phạm vi và thời hạn bảo hộ9. “1. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. 2. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn. 3. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 36 Số 23(351) T12/2017 có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn. 4. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm. 5. Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây: a) Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn; b) Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới; c) Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí. 6. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. 7. Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp10”. (ii) Quyền của chủ sở hữu Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền tài sản sau đây: “a) Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 124 và Chương X của Luật SHTT 2005; b) Ngăn cấm người khác sử dụng đối 10 Điều 93 Luật SHTT năm 2005. 11 Khoản 1 Điều 123 Luật SHTT năm 2005. 12 “Tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền SHTT của mình và có trách nhiệm tôn trọng quyền SHTT của tổ chức, cá nhân khác” Điều 9 văn bản số 19/VBHN-VPQH hợp nhất Luật SHTT. 13 Khoản 2 Điều 7 Luật SHTT năm 2005. tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 125 của Luật SHTT 2005; c) Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Chương X của Luật SHTT 2005”11. Thông qua các quy định nêu trên, Luật SHTT ghi nhận cho chủ sở hữu các quyền độc quyền khai thác và ngăn cản các chủ thể khác xâm phạm đến các quyền SHTT đã được bảo hộ12. Chính điều đó đã giúp chủ sở hữu hình thành một lợi thế cạnh tranh, một quyền lực thị trường đối với những người muốn tiếp cận tài sản trí tuệ và sức mạnh thị trường lại chính là một trong những đối tượng điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh. Đó chính là nguyên nhân để các nhà nghiên cứu cho rằng, cần phải sử dụng các quy định của pháp luật cạnh tranh để can thiệp vào các quan hệ SHTT. Theo đó, việc thực hiện quyền SHTT không được phép xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan13. Vì những lý do nêu trên, trong quy định của mình, pháp luật không chỉ hướng đến bảo vệ quyền độc quyền của chủ sở hữu quyền SHTT mà còn hướng đến bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của người tiêu dùng, tức là pháp luật phải cân bằng được giữa lợi ích riêng của chủ sở hữu và lợi ích chung của cộng đồng. Trong trường hợp lợi ích công cộng lớn hơn lợi ích của chủ sở hữu thì pháp luật phải hướng đến bảo vệ lợi ích công cộng, điều đó dẫn đến các ngoại lệ của quyền độc quyền của chủ sở BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 37Số 23(351) T12/2017 hữu quyền SHTT. Trong một số trường hợp đặc biệt, pháp luật cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền SHTT thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền SHTT phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình14. Như vậy, trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh, quyền độc quyền của chủ sở hữu quyền SHTT có thể bị phá vỡ trong một vài trường hợp đặc biệt. Một trong những trường hợp đó là khi chủ sở hữu quyền SHTT thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm. Tuy nhiên, Luật SHTT không quy định cụ thể thế nào là hành vi hạn chế cạnh tranh15. Trong khi đó, thực tế việc thực thi quyền sở hữu có nhiều khả năng làm phát sinh, tồn tại một số hành vi hạn chế cạnh tranh nếu chủ sở hữu lạm dụng lợi thế cạnh tranh có được từ việc nắm giữ các tài sản SHTT16 với sức mạnh khó cưỡng của độc quyền, của quyền lực thị trường và siêu lợi nhuận. Luật Cạnh tranh được ban hành năm 2004, có hiệu lực từ tháng 7 năm 2005 được áp dụng cho tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam; hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam17 với phạm vi áp dụng liên quan đến các hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh18. 14 Xem khoản 4 Điều 3, Điều 10 Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 7 và khoản 1 Điều 8 Luật SHTT năm 2005. 15 Luật chỉ quy định cụ thể về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại Điều 130 16 Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. (khoản 4 Điều 4 Luật SHTT năm 2005). 17 Điều 2 Luật Cạnh tranh năm 2004. 18 Điều 1 Luật Cạnh tranh năm 2004. 19 Khoản 3 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2004. 20 Khoản 1 Điều 5 Luật Cạnh tranh năm 2004. Trong tương quan so sánh với các quy định của Luật SHTT thì có thể thấy rằng, hiện nay hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền SHTT chưa được ghi nhận và điều chỉnh một cách cụ thể bởi hai văn bản pháp luật này. Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế19. Được xác định với 3 nhóm hành vi cụ thể: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể (Điều 8); Lạm dụng vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền (Điều 13 và 14); Tập trung kinh tế gây hạn chế cạnh tranh (Điều 18). Như vậy, xét trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh thì các hành vi hạn chế cạnh tranh được các chủ thể quyền sở hữu thực hiện (nếu có) là mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng điều chỉnh về các hành vi hạn chế cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật Cạnh tranh với quy định của luật khác về hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh thì áp dụng quy định của pháp luật cạnh tranh20. Do đó, trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh, việc thực thi quyền SHTT phải tuân thủ các quy định của pháp luật cạnh tranh nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhưng cũng không thể loại bỏ đặc thù của quyền độc quyền trong SHTT của chủ sở hữu. BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 38 Số 23(351) T12/2017 Tuy nhiên, trên thực tế thì giữa hai văn bản pháp luật này chưa có sự kết nối đồng bộ dẫn đến các quy định dẫn chiếu trở nên dở dang, hiệu quả thực thi không cao21. Không chỉ ở khía cạnh cơ quan có thẩm quyền thực thi mà ngay các các quy định điều chỉnh cũng còn nhiều bất cập. Bởi lẽ, theo cách tiếp cận của Luật Cạnh tranh thì quyền SHTT nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng là một trong những yếu tố tạo nên khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của các doanh nghiệp nắm giữ22. Điều đó có nghĩa là việc thực thi quyền SHTT của các chủ sở hữu sẽ gây ra hành vi hạn chế cạnh tranh khi thị phần chiếm 30% trở lên, bất chấp đó là quyền đương nhiên của chủ sở hữu đã được Luật SHTT thừa nhận. Một ví dụ điển hình là hành vi từ chối chuyển giao quyền SHTT và hành vi bán kèm trong hợp đồng chuyển giao quyền SHTT. Từ chối chuyển giao quyền SHTT là việc chủ sở hữu quyền SHTT từ chối không cấp phép sử dụng quyền SHTT của mình cho bất kỳ chủ thể nào khác. Hiện nay, theo quy định của pháp luật cạnh tranh, chỉ cần chủ thể (doanh nghiệp) nắm giữ quyền SHTT có vị trí thống lĩnh trên thị trường (chiếm 30% thị phần liên quan) thực hiện hành vi từ chối chuyển giao quyền SHTT thì bị xem là hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh. Hay nói cách khác, hành vi từ chối chuyển giao quyền SHTT sẽ bị xem là hành vi vi phạm mặc nhiên theo quy định của Luật Cạnh tranh khi bên thực hiện có thị phần từ 30%23. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động đầu 21 Cục Quản lý cạnh tranh (2014), Báo cáo rà soát pháp luật cạnh tranh với pháp luật chuyên ngành, tr. 53. 22 Khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định dựa vào một hoặc một số căn cứ chủ yếu sau đây: 1. Năng lực tài chính của doanh nghiệp 5. Năng lực công nghệ. 6. Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. 7. Quy mô của mạng lưới phân phối (Nghị định số 116/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh năm 2004). 23 Bùi Thị Hằng Nga (2017), Từ chối chuyển giao quyền SHTT dưới góc nhìn của pháp luật cạnh tranh, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số tháng 04/2017 tr 7. tư sáng tạo của các chủ thể. Bởi lẽ, một trong những yếu tố tạo nên độc quyền cho chủ sở hữu quyền SHTT đó là quyền tự do lựa chọn đối tác kinh doanh và định đoạt tài sản của mình. Do đó, để xem xét tác động của hành vi từ chối chuyển giao chúng ta phải xem xét dưới cả 2 khía cạnh (i) ảnh hưởng của nó đến thị trường cạnh tranh (dưới góc độ của pháp luật cạnh tranh) và (ii) tác động của nó đối với hoạt động đầu tư, sáng tạo (dưới góc độ của luật SHTT). Do vậy, để cân bằng lợi ích của các chủ thể thì cần phải xem xét, đánh giá tính hạn chế cạnh tranh của hành vi từ chối chuyển giao trên nguyên tắc cân bằng hợp lý thay vì nguyên tắc vi phạm mặc nhiên theo cách thức tiếp cận của luật cạnh tranh hiện hành. Theo đó, chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm của Hoa Kỳ, của Châu Âu (EU) khi xem xét hành vi từ chối chuyển giao quyền SHTT trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh, phải được tiếp cận theo hướng thừa nhận quyền từ chối chuyển giao là một trong những quyền cơ bản của chủ thể nắm quyền SHTT và việc thực hiện quyền đó chỉ bị xem là hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh khi nó tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh, bóp méo thị trường và ảnh hưởng đến quá trình đầu tư sáng tạo cũng như lợi ích chung của người tiêu dùng thông qua các dấu hiệu: Hành vi của người nắm quyền cấu thành nên hành vi từ chối cấp phép (chuyển giao); Người nắm quyền có vị trí thống lĩnh trên thị trường liên quan; Quyền SHTT là hoàn toàn cần thiết để thực hiện hoạt động kinh tế trong thị trường thứ BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 39Số 23(351) T12/2017 cấp; Từ chối chuyển giao có tác động bóp méo thị trường thứ cấp; Từ chối chuyển giao không có cơ sở khách quan và yêu cầu trách nhiệm về nghĩa vụ chuyển giao không ảnh hưởng tiêu cực đối với việc khuyến khích đầu tư lâu dài và sáng tạo; Từ chối chuyển giao ngăn cản sự xuất hiện của sản phẩm mới mà khách hàng tiềm năng có nhu cầu hoặc bắt buộc chuyển giao là hoàn toàn cần thiết cho các hoạt động đổi mới, sáng tạo tiếp theo24. Tương tự, hành vi bán kèm trong chuyển giao quyền sử dụng quyền SHTT cũng sẽ là hợp lý, hiển nhiên khi mà sản phẩm chính và sản phẩm bán kèm được xác định là các thành phần không thể tách rời của một gói công nghệ. Nếu hai sản phẩm có liên hệ với nhau theo chiều dọc, sản phẩm này là nguyên liệu của quá trình sản xuất sản phẩm kia hoặc các sản phẩm được đính kèm, gắn liền nhau nhằm tạo thành chất lượng của sản phẩm hoặc tính đồng bộ của dây chuyền công nghệ thì việc ràng buộc đó là cần thiết nhằm duy trì hay tăng danh tiếng đối với chất lượng, độ tin cậy đối với hàng hóa, dịch vụ và tính nguyên vẹn của công nghệ. Do đó, trường hợp này pháp luật cần thừa nhận nó như một thỏa thuận cần có trong hợp đồng chuyển giao quyền SHTT. Ngược lại, nếu bên chuyển giao quyền lạm dụng điều đó nhằm đạt được vị trí độc quyền trên thị trường, tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh thì thỏa thuận đó phải bị nghiêm cấm25. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào yếu tố thị phần, hay mục đích thể hiện ra bên ngoài của các thỏa thuận bán kèm (đối với các trường hợp xin miễn trừ) theo cách tiếp cận hiện nay của Luật Cạnh tranh năm 2004 để xem xét chấp 24 Bùi Thị Hằng Nga (2017), Từ chối chuyển giao quyền SHTT dưới góc nhìn của pháp luật cạnh tranh, tlđd. 25 Bùi Thị Hằng Nga (2017), Thỏa thuận bán kèm trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền SHTT dưới góc nhìn pháp luật cạnh tranh, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số tháng 09/2017 tr. 31. 26 TS Nguyễn Thanh Tú (2010), Pháp luật cạnh tranh chuyển giao công nghệ và hiệp định TRIPs- Kinh nghiệm cho Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, tr. 189. thuận hoặc không chấp thuận đối với mọi thỏa thuận bán kèm là một quy định không khả thi, hợp lý, mà phải tùy vào từng trường hợp, vụ việc cụ thể với các phân tích, đánh giá tác động của các thỏa thuận đó trong mối quan hệ với lợi ích mà thỏa thuận ấy mang lại nhằm đưa ra quyết định cho phép hay không cho phép thỏa thuận bán kèm. Do vậy, chúng tôi cho rằng, pháp luật cần đưa ra các nguyên tắc, căn cứ để xem xét, kết luận trường hợp nào thỏa thuận bán kèm sẽ được chấp thuận, trường hợp nào sẽ bị ngăn cấm trong mối quan hệ tổng hòa giữa đặc trưng của quyền SHTT và pháp luật cạnh tranh. Còn cụ thể, thỏa thuận nào đó có vi phạm pháp luật, bị ngăn cấm hay không sẽ thuộc thẩm quyền của Cục Quản lý cạnh tranh. Tương tự như hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ và Châu Âu đang thực thi. Theo đó, trong mối quan hệ với pháp luật SHTT thì pháp luật cạnh tranh của Hoa Kỳ và Châu Âu chỉ ngăn cấm một thỏa thuận bán kèm nếu thỏa mãn cả 5 tiêu chí sau đây: Sản phẩm chính và sản phẩm được bán kèm là hai sản phẩm riêng biệt dưới góc độ người tiêu dùng; Doanh nghiệp thực hiện thỏa thuận bán kèm có vị trí thống lĩnh trên thị trường sản phẩm bán kèm; Thông qua hành vi bán kèm, doanh nghiệp đó không cho phép khách hàng được mua sản phẩm chính mà không phải mua sản phẩm bán kèm; Hành vi bán kèm hạn chế cạnh tranh; Hành vi này không thể biện minh một cách hợp lý26. Tóm lại, việc tiếp cận các hành vi hạn chế cạnh tranh dựa trên thị phần của chủ thể thực hiện hành vi trong mối tương quan với với Luật SHTT mà không tính đến các đặc BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 40 Số 23(351) T12/2017 thù của quyền SHTT là một quy định không hợp lý; việc ghi nhận và thực hiện các quy định đó về lâu dài có thể xóa bỏ động lực sáng tạo của các chủ thể khi mà quyền độc quyền của họ sẽ mặc nhiên bị xóa bỏ nếu họ có được sức mạnh thị trường - điều mà họ đã mặc nhiên có được từ việc nắm giữ quyền SHTT như một lợi thế cạnh tranh. 3. Thay cho lời kết Rõ ràng, với các phân tích nêu trên thì pháp luật Việt Nam hiện nay chưa tạo được một cách tiếp cận có hệ thống về sự tương quan giữa hai văn bản pháp luật này27. Bởi dưới góc độ thực thi pháp luật cạnh tranh, khía cạnh độc quyền có được từ việc nắm giữ quyền SHTT chưa được xem xét và chú trọng. Điều đó ít nhiều đã ảnh hưởng đến quyền của chủ sở hữu trong quá trình thực thi, khai thác các phát minh, sáng chế của mình. Bên cạnh sự thiếu kết nối đồng bộ về nội dung thì hiệu quả thực thi qua lại giữa hai văn bản pháp luật này còn kém hiệu quả28. Thực tế cho thấy, hoạt động quản lý nhà nước liên quan đến việc thực thi quyền SHTT liên quan đến cạnh tranh thuộc về các chủ thể khác nhau, trong khi đó, giữa cơ quan cạnh tranh với cơ quan quản lý về SHTT lại chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả. Mặc khác, thực tế đã chứng minh rằng, việc sử dụng các quy định của pháp luật cạnh tranh để đánh giá về hậu quả hạn chế cạnh tranh liên quan đến hoạt động thực thi quyền SHTT phải được xem xét dưới nhiều khía cạnh theo nguyên tắc cân bằng, hợp lý29. Vì vậy, để việc thực thi các quy định của pháp luật có hiệu quả thì nhất định cần có sự phối hợp giải quyết giữa các cơ quan có liên quan. 27 R Ian McEwin, Intellectual Property, Competition Law And Economics In Asia p. 315-319. 28 Cục Quản lý cạnh tranh (2014), Báo cáo rà soát pháp luật cạnh tranh với pháp luật chuyên ngành, tlđd. 29 Nguyên tắc cân bằng hợp lý (The rule of reason) là học thuyết tư pháp cho rằng một hành vi thương mại vi phạm luật Sherman chỉ khi hành vi thương mại đó là một “rào cản thương mại bất hợp lý”, dựa trên các yếu tố kinh tế cụ thể trong vụ việc được xem xét. Xem: Hằng Nga, Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, Nxb. Tổng hợp, 2009, tr. 21. Vì vậy, theo chúng tôi, cần bổ sung quy định về các căn cứ pháp lý để khẳng định rằng, trong một số trường hợp, pháp luật cạnh tranh cần phải thừa nhận sự hình thành và tồn tại hợp pháp của độc quyền có được từ quyền SHTT. Nghĩa là trong trường hợp này, với các đặc thù của quyền SHTT, pháp luật cạnh tranh cần phải thừa nhận sự độc quyền của chủ sở hữu trong việc khai thác, sử dụng cũng như cho phép hoặc ngăn cản chủ thể khác khai thác, sử dụng quyền SHTT của mình thậm chí là áp đặt các điều kiện, các điều khoản độc quyền trong hợp đồng chuyển giao quyền SHTT bởi các quy định mang tính chất ngoại lệ của các hành vi hạn chế cạnh tranh. Ngoại lệ này có thể được thể hiện thông qua các tiêu chí để xem xét tính hạn chế cạnh tranh của việc thực thi quyền SHTT không chỉ dựa trên yếu tố thị phần hoặc có thể thông qua các điều khoản mang tính chất miễn trừ cho việc thực thi quyền SHTT. Bên cạnh đó, cần phải xây dựng được cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý cạnh tranh với cơ quan quản lý về SHTT. Cơ chế phối hợp đó cần được xem xét và xây dựng trên nhiều khía cạnh từ xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan nhằm loại bỏ các xung đột, chồng lấn, đồng thời cũng cần có cơ chế phối hợp về việc trao đổi thông tin và xử lý các hành vi vi phạm có liên quan BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 41Số 23(351) T12/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftrong_qua_trinh_thuc_thi_quyen_so_huu_tri_tue.pdf
Tài liệu liên quan