Tư duy mới về phát triển thương mại

1.3.6. Kinh tế tư nhân là động lực chủ yếu của phát triển thương mại Trong tất cả các nền kinh tế, không phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của quốc gia, kinh tế tư nhân luôn tồn tại. Sự khác biệt chỉ là vị trí, vai trò của khu vực tư nhân trong nền kinh tế. Ở Việt Nam, sự yếu kém của khu vực tư nhân được coi là điểm nghẽn lớn của nền kinh tế trong quá trình phát triển. Để phát triển kinh tế nói chung, thương mại nói riêng phải coi kinh tế tư nhân là động lực chủ yếu của phát triển kinh tế. Kinh tế tư nhân ngày càng có đóng góp lớn trong huy động các nguồn lực xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, khu vực kinh tế tư nhân thu hút khoảng 51% lực lượng lao động của cả nước và tạo khoảng 1,2 triệu việc làm cho người lao động mỗi năm, góp phần không nhỏ tái cấu trúc nền kinh tế, tăng thu nhập cho người dân. Thay đổi tư duy về vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân, xây dựng thể chế đồng bộ, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển trong lĩnh vực thương mại là vấn đề trọng yếu. Thực tế chỉ ra rằng, ở đâu kinh tế tư nhân phát triển thì ở đó thương mại phát triển. Vấn đề là phát triển đội ngũ thương nhân có tri thức, có đạo đức và khát vọng làm giàu chân chính.86 1.3.7. Phát triển tiêu dùng xanh Tiêu dùng xanh đã trở thành một xu thế ở nhiều nước trên thế giới. Tiêu dùng xanh được Chính phủ Việt Nam đề cập lần đầu tiên trong chiến lược về tăng trưởng xanh vào tháng 9/2012. Để đáp ứng yêu cầu tiêu dùng xanh, các doanh nghiệp trong nước phải sản xuất các sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn gắn nhãn xanh. Đây là dấu hiệu để người tiêu dùng nhận biết và phân biệt các sản phẩm thông thường khác. Để tạo ra xu hướng tiêu dùng xanh đòi hỏi sự nỗ lực về chính sách khuyến khích của Chỉnh phủ; Đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; và đổi mới tư duy, nhận thức, hành động của nguời tiêu dùng.

pdf14 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư duy mới về phát triển thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
73 TƢ DUY MỚI VỀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI GS.TS. Hoàng Đức Thân Trường Đại học Kinh tế quốc dân TÓM TẮT: Thương mại Việt nam phát triển mạnh m và có những đóng góp to lớn vào phát triển kinh tế hội của đất nước. Tuy nhiên, thương mại về qui mô còn nhỏ, phát triển chưa bền vững và còn nhiều tiềm năng. Nhiều tư duy cũ đ hạn chế sự phát triển của thương mại như: Hạn chế về tầm nhìn và tư duy chiến lư c phát triển thương mại; Tư duy sản uất hàng hóa nhỏ; Hạn chế trong ác định động lực phát triển thương mại; Tư duy quản lý hành chính trong lĩnh vực thương mại; Bảo thủ, ngại đổi mới công nghệ kinh doanh. Cần có những tư duy mới trong phát triển thương mại của Việt Nam. Một số tư duy mới là Chuyển t tư duy chiến lư c tĩnh sang tư duy động, bền vững trong phát triển thương mại; Tư duy quản lý phát triển và phòng ng a rủi ro trong lĩnh vực thương mại; Chuyển t tư duy mua đứt bán đoạn sang tư duy liên kết, h p tác phát triển; Xuất khẩu đến thị trường đích và nhập khẩu t thị trường nguồn; Kinh tế tư nhân là động lực chủ yếu của phát triển thương mại ; Phát triển tiêu dùng anh. Từ khóa: Tư duy mới phát triển thương mại; Tư duy phát triển 1.1. Đánh giá thực trạng phát triển thƣơng mại Việt Nam 1.1.1. Đánh giá thực trạng phát triển thƣơng mại trong nƣớc Một là, Thương mại trong nước tăng trưởng mạnh m . Giai đoạn 2011- 2017, mức tăng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng là 10%/năm, đạt 3.568,1 nghìn tỷ đồng vào năm 2016 và đạt 3.234,2 nghìn tỷ đồng vào năm 2017 (4 tháng đầu năm 2018, ước đạt 1.399,4 nghìn tỷ đồng, tăng 9,85% so với cùng kỳ 2017). Mặc dù ở giai đoạn sau (từ 2011 trở lại đây), tốc độ tăng trưởng có chậm lại, nhưng tính chung từ 2006 - 2016, tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa luôn cao gấp 1,5-2 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP cùng thời kỳ. So với thời điểm Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, năm 2007, thương mại trong nước sau 10 năm đã tăng gần năm lần. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2007 là 746 nghìn tỷ đồng thì con số này năm 2016 đạt 3,5 triệu tỷ đồng, tăng gần 4,7 lần. 74 Hai là, Đóng góp ngày càng cao trong tăng trưởng kinh tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và quá trình hội nhập, ngành thương mại Việt Nam đã có sự tang trưởng mạnh mẽ và ngày càng phát triển, thúc đẩy mở rộng thị trường hàng hóa. Thương mại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, là một trong những lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất trong thời gian qua. Bảng 1: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong GDP Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng mức bán lẻ và DTDV Tỷ đồng 2079523,5 2369130,6 2615203,6 2906233,9 3223202,6 3568149,5 GDP Tỷ đồng 2779880,0 3245419,0 3584262,0 3937856,0 4192862,0 4502733,0 Tỷ lệ TMBL/GDP % 74,81 72,99 72,96 73,80 76,87 79,24 Nguồn: Tổng cục thống kê Qua số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ trọng tiêu dùng của Việt Nam trong GDP liên tục tăng cao trong giai đoạn 2005 – 2009, từ 52,5% năm 2005 tăng lên đỉnh điểm 77,7% năm 2009. Đây cũng là giai đoạn GDP tiếp tục tăng trưởng khá. Giai đoạn 2010 – 2012, tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giảm mạnh xuống còn 72,9% năm 2012. Từ sau năm 2010 đến năm 2012 tốc độ tăng GDP cũng giảm và ở mức khoảng 5% / năm. Từ năm 2013 tỷ lệ tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trưởng cao trở lại và đạt 79,24% năm 2016. Sự phục hồi của sức mua, qui mô tiêu dùng trong nước phát triển mạnh đã làm cho GDP tăng trưởng ở mức 6,68% năm 2015 và dự báo năm 2017 là 6,7%. Ba là, Hệ thống thương mại phát triển theo nhu cầu của thị trường. Các loại hình hạ tầng thương mại bán buôn, bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại đã được quan tâm đầu tư và có sự tăng trưởng nhanh chóng, tập trung chủ yếu ở các đô thị và thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp (DN) nước ngoài. Chợ truyền thống tuy tốc độ gia tăng chững lại trong thời gian gần đây nhưng vẫn giữ được vai trò quan trọng, duy trì sự cạnh tranh với các kênh phân phối hiện đại với lưu lượng hàng hóa qua chợ cao. Tính đến hết năm 2017, cả nước có 8.539 chợ, trong đó gần 75% là chợ nông thôn. Đa phần là các chợ hoạt động hiệu quả (97%) và thiên về chức năng kinh doanh bán lẻ. Số lượng chợ đầu mối trên cả nước còn khiêm tốn với 83 chợ, chiếm 0,97%. Bên cạnh đó, cả nước có 957 siêu thị tại 62/63 tỉnh, thành phố (Hà Giang là tỉnh chưa có siêu thị) và 189 trung tâm thương mại tại 51/63 tỉnh, thành phố. Phần lớn các siêu thị và trung tâm thương mại chỉ tập trung tại các thành phố lớn và khu vực nội thành; tại các khu vực nông thôn, ngoại thành 75 thì chưa phát triển. 189 trung tâm thương mại tại 51/63 tỉnh, thành phố. Riêng số lượng siêu thị và trung tâm thương mại tại 5 thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ lần lượt chiếm 47% và 50% so với số lượng siêu thị và trung tâm thương mại cả nước. Bốn là, Thương mại trong nước về cơ bản vẫn phát triển thiếu bền vững. Thị trường bán lẻ tăng trưởng thiếu ổn định và quy mô cung cầu nhỏ, phân tán. Khu vực nông thôn, miền núi chậm phát triển cả sản xuất hàng hóa và mức độ thỏa mãn nhu cầu. Tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm, nạn hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng trong lưu thông làm giảm sút niềm tin của người tiêu dùng. Tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động thương mại luôn trong tình trạng báo động. Dịch vụ hỗ trợ các hoạt động thương mại còn chưa phát huy hiệu quả như mong muốn, các hoạt động thương mại truyền thống chưa bắt kịp sự phát triển của thương mại điện tử, thương mại số hóa. Bên cạnh đó, hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại bán lẻ (chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm logistics, cửa hàng tiện lợi, chuyên doanh...) tăng nhanh nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu và phát triển mạnh ở các thành phố, thị xã, thị trấn. Ở nông thôn, miền núi, mạng lưới chợ còn thưa thớt; siêu thị, trung tâm thương mại còn ít. Hệ thống chợ, siêu thị chủ yếu thiên về chức năng bán lẻ và đa số chợ có qui mô nhỏ. Nguồn vốn đầu tư phát triển chợ còn chưa thỏa đáng, cơ chế phân bổ chưa hợp lý. Thực hiện chủ trương xã hội hoá đầu tư phát triển hạ tầng thương mại còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở địa bàn nông thôn, miền núi. Việc đầu tư nước ngoài chủ yếu phát triển các loại hạ tầng thương mại văn minh, hiện đại ở các thành phố lớn, còn chợ và địa bàn nông thôn chưa có đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài (do quy mô nhỏ, sinh lợi ít...). Thống kê của A.T. Kearney cho thấy, với dân số hơn 90 triệu, Việt Nam hiện có trên 1,760 cửa hàng tiện lợi, trung bình có 1 cửa hàng trên 54.400 người dân. Trong khi đó, ở nước láng giềng Trung Quốc, cứ khoảng 24.900 dân lại có 1 cửa hàng. Còn con số ở Nhật Bản là 1 cửa hàng/2.300 người dân, ở Hàn Quốc là 1 cửa hàng/2.100 người dân. Theo ước tính của Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, khoảng 50% thị phần bán lẻ Việt Nam thuộc về doanh nghiệp nước ngoài. Trong tương lai, hoạt động của các DN bán lẻ nội có khả năng bị thu hẹp hơn do thiếu kinh nghiệm, quy mô đầu tư và nguồn nhân lực. Nhiều thương hiệu nổi tiếng trong nước đã doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm. Nguy cơ mất thị trường vào doanh nghiệp nước ngoài là hiện hữu. Ở một góc độ khác là những bất cập về phát triển hệ thống logistics. Hội nhập quốc tế đồng nghĩa gia tăng trao đổi thương mại với thế giới. Điều này buộc các doanh 76 nghiệp phải nâng sức cạnh tranh bằng cách hạ giá thành sản phẩm và dịch vụ logistics đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu giảm chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) - ông Ousmane Dione phân tích, tính theo tỉ trọng GDP, chi phí logistics của Việt Nam là 18%, cao gần gấp đôi so với các nền kinh tế phát triển và cao hơn mức bình quân toàn cầu 14%. Nghiên cứu báo cáo về dịch vụ tư vấn hỗ trợ cho Bộ Giao thông Vận tải về phát triển vận tải đa phương thức của Tổ chức tư vấn ALG cũng cho thấy, chi phí logistics của Việt Nam chiếm khoảng 20% và các chi phí chính của logistics Việt Nam gồm chi phí vận tải chiếm khoảng 60%, chi phí lưu kho/xử lý hàng chiếm khoảng 32%. Chính điều này đang kéo giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp và đồng thời hạn chế sự tăng trưởng của nền kinh tế. 1.1.2. Đánh giá phát triển thƣơng mại quốc tế Một là, Xuất khẩu vẫn là trụ cột của tăng trưởng kinh tế Việt nam. Xuất khẩu, với quy mô và tốc độ tăng trưởng cao, tỷ trọng đóng góp ngày càng lớn, có tác động mạnh theo hướng tích cực tới tổng cầu của nền kinh tế, kích thích gia tăng tiêu dùng và đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng. Tác động này là nhân tố quan trọng góp phần đưa Việt Nam thoát khỏi xu hướng đình trệ, hệ lụy của vòng xoáy suy giảm kinh tế bắt đầu từ cuối năm 2008. Thúc đẩy tổng cầu dường như không chỉ có ảnh hưởng tích cực trong ngắn hạn, bởi một bộ phận doanh nghiệp xuất khẩu cũng đã đầu tư mở rộng sản xuất khi nhu cầu gia tăng, yếu tố sẽ giúp doanh nghiệp phát triển trong dài hạn và ngày càng gia tăng, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Hình 1. Quy mô xuất khẩu trong GDP Nguồn: Tổng cục thống kê 77 Xuất khẩu hàng hóa đã góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đáp ứng, tốt các nhu cầu của sản xuất và đời sống, gián tiếp góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Có thể nói, giải quyết vấn đề việc làm là một trong những hiệu ứng tích cực và nổi bật nhất của xuất khẩu hàng hóa đến tăng trưởng kinh tế thời gian qua. Với vai trò này, xuất khẩu hàng hóa đã đáp ứng được yêu cầu toàn dụng nguồn lực của một quốc gia có lợi thế về lao động và nhân công giá rẻ như Việt Nam. Xuất khẩu hàng hóa trở thành một trong những nguồn tích lũy vốn vật chất chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế. Thu nhập ngoại tệ từ xuất khẩu đã cơ bản bù đắp và tài trợ cho nhập khẩu hàng hóa vốn, nhập khẩu công nghệ, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu cần thiết cho sự phát triển các ngành công nghiệp, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất nội địa, tăng tiềm năng của quốc gia, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực và thế giới. Trong điều kiện mô hình tăng trưởng đang chủ yếu dựa vào tăng trưởng đầu tư với tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư xã hội luôn cao hơn tốc độ tăng GDP, xuất khẩu trở thành kênh dẫn quan trọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy mở cửa nền kinh tế và hội nhập quốc tế. Hai là, Tăng trưởng uất khẩu ở mức cao Cách nay hơn 10 năm, năm 2007, tổng giá trị xuất nhập khẩu cả nước chỉ đạt 100 tỷ USD; 5 năm sau, năm 2012, cán mốc 200 tỷ USD và năm 2015 cán mốc 300 tỷ USD. Năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt 350,74 tỷ USD, gấp 4 lần so với năm 2006. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong 11 tháng năm 2018 ước đạt hơn 440 tỷ USD, tăng hơn 13% cùng kỳ năm 2017. Tốc độ tăng giá trị xuất nhập khẩu lần lượt qua các năm 2006 - 2007, gấp 1,2 lần, từ năm 2007 - 2012 gấp 2 lần, từ 2012 đến 2015 gấp 1,5 lần và từ 2015 - 2016 gấp 1,16 lần. Tốc độ tăng giá trị xuất nhập khẩu giai đoạn 2006 - 2007 chỉ tăng 1,2 lần, giai đoạn 2015 - 2017 tăng 1,26 lần. Những số thống kê xuất khẩu hàng hóa từ năm 2015 đến 2018 cho chúng ta thấy kết quả tích cực của xuất khẩu hàng hóa. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2015 đạt 162,4 tỷ USD, tăng khoảng 8,1% so với năm 2014, tương đương 12,2 tỷ USD, ghi nhận 23 nhóm hàng hóa có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt 175,9 tỷ USD, tăng gần 9% so với năm 2015. Tăng trưởng xuất khẩu đạt được ở hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Năm 2016, cả nước có 25 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD so với 23 mặt hàng của năm 2015. Các doanh nghiệp trong nước chiếm tỷ trọng 28,4%, ước đạt 50,04 tỷ USD, tăng 4,8%, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước 78 ngoài (không kể dầu thô) chiếm tỷ trọng 70,22% ước đạt 123,55 tỷ USD, tăng 11,8% so với năm 2015. Năm 2017 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 21%, cao hơn 7 điểm phần trăm so với tốc độ tăng bình quân 14% của 10 năm qua (giai đoạn 2007-2017). Trong đó, xuất khẩu tăng 21,2%, nhập khẩu tăng 20,8%, khá cao so với tốc độ tăng 9% của xuất khẩu và 5,6% của nhập khẩu năm 2016. Năm 2017, Việt Nam có trên 200 đối tác thương mại khắp toàn cầu, trong đó có 28 thị trường xuất khẩu và 23 thị trường nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Năm 2017 cũng là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam có xuất siêu trong thương mại hàng hóa, với mức thặng dư 2,92 tỷ USD, cao hơn mức thặng dư 1,78 tỷ USD của năm 2016. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm 2018 đến hết ngày 15/11/2018 tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 418,45 tỷ USD, tăng 13,7% (tương ứng tăng 50,49 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2017. Với kết quả này, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11 năm 2018 có mức thâm hụt 414 triệu USD. Tuy nhiên, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam từ đầu năm đến hết ngày 15 tháng 11 năm 2018 vẫn thặng dư 6,83 tỷ USD. Hình 2. Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam Nguồn: Tổng cục Hải quan (Lũy kế t đầu năm đến 15/11/2018 so với cùng kỳ năm 2017) 79 Trong đó xuất khẩu: Tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2018 đạt 10,63 tỷ USD, giảm 13,8% (tương ứng giảm 1,7 tỷ USD) so với 15 ngày cuối tháng 10/2018. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2018, tổng trị giá xuất khẩu của cả nước đạt 212,64 tỷ USD, tăng 15,1% (tương ứng tăng 27,82 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2017. Về nhập khẩu: Trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2018 đạt 11,05 tỷ USD, giảm 4,4% (tương ứng giảm 510 triệu USD) so với 15 ngày cuối tháng 10/2018. Tính đến hết ngày 15/11/2018, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 205,81 tỷ USD, tăng12,4% (tương ứng tăng 22,67 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2017. Hình 3. Trị giá nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam Nguồn : Tổng cục Hải quan (Lũy kế t đầu năm đến 15/11/2018 so với cùng kỳ năm 2017) Nguyên nhân tang trưởng xuất khẩu cao là do sự hồi phục của các dòng thương mại trong khu vực châu Á và nhu cầu NK ở Bắc Mỹ tăng trở lại sau khi bị đình trệ trong năm 2016. Bên cạnh đó, tăng trưởng GDP ở hầu hết các nền kinh tế lớn, đặc biệt là ở Trung Quốc, Hoa Kỳ và EU đã kéo theo sự gia tăng nhu cầu NK và thúc đẩy thương mại trong khu vực. Sự phục hồi kinh tế và gia tăng nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường lớn này đã tạo điều kiện để các ngành sản xuất trong nước tiếp tục mở rộng thị 80 trường chủ lực và tìm kiếm các thị trường mới. Ngoài sự thuận lợi mang yếu tố khách quan từ thị trường, một trong những yếu tố thúc đẩy XK tăng mạnh là năng lực cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam đang ngày được nâng cao. Theo Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), năm 2017 Việt Nam đứng ở vị trí thứ 55 trên thế giới, tăng 5 bậc so với năm 2016 và 20 bậc so với 5 năm trước. Việt Nam đã có những cải thiện đáng chú ý về lĩnh vực công nghệ và hiệu quả của thị trường lao động. Bên cạnh đó, việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các cam kết cắt giảm thuế quan của các đối tác FTA đối với hàng có xuất xứ Việt Nam cũng làm tăng khả năng cạnh tranh và giúp hàng hóa của Việt Nam mở rộng thị phần tại các thị trường đối tác. Ba là, Xuất khẩu đ có những thay đổi về chất Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chuyển biến tích cực theo đúng định hướng đã đề ra tại Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011- 2020, tầm nhìn đến 2030. Cụ thể, nhóm hàng nông- lâm- thủy sản hiện chiếm khoảng 12,6% tỷ trọng hàng xuất khẩu; nhóm hàng nhiên liệu- khoáng sản chiếm 3,1% và nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tới 79%. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất cũng đang dịch chuyển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tăng trưởng xuất khẩu không còn phụ thuộc vào xuất khẩu dầu thô. Thị trường xuất khẩu tiếp tục được duy trì và mở rộng, thể hiện chủ trương đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của Chính phủ mà Bộ Công Thương và các bộ, ngành tích cực phối hợp triển khai trong thời gian qua đã mang lại những hiệu quả nhất định. Trong giai đoạn 2015-2018, xuất khẩu sang các thị trường và khu vực thị trường trọng điểm đều đạt tăng trưởng dương, đồng thời hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng đã bắt đầu vươn ra các thị trường tiềm năng, thị trường mới. Bốn là, Nhập siêu đ đư c kiếm soát Triển khai thực hiện các giải pháp, nhằm quản lý nhập khẩu, kiểm soát nhập siêu một cách bền vững theo định hướng của Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu giai đoạn 2011- 2010, định hướng đến 2030 đã đạt được những kết quả tích cực. Kết quả đó là do chính phủ, các bộ đã xây dựng và thực thi các chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu trong nước, hạn chế đầu tư vào khu vực phi sản xuất; đẩy mạnh đầu tư sản xuất những mặt hàng Việt Nam có lợi thế cạnh tranh; ban hành các quy chuẩn kỹ thuật hàng hóa phù hợp với các cam kết quốc tế để kiểm soát nhập khẩu hàng hóa kém chất lượng, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người dân; tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu phù hợp với cam kết quốc tế và các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhằm quản lý nhập khẩu nhóm hàng tiêu dùng, hàng không khuyến khích nhập 81 khẩu, những mặt hàng trong nước đã sản xuất, đáp ứng nhu cầu nhằm hỗ trợ hợp lý cho sản xuất trong nước. Từ năm 2012, nền kinh tế đã chấm dứt chuỗi thời gian dài nhập siêu lớn, có xuất siêu từ năm 2012 đến năm 2014, sau đó nhập siêu trở lại năm 2015 (3,6 tỷ USD). Tuy nhiên, hết năm 2016, nền kinh tế quay trở lại trạng thái xuất siêu với 2,5 tỷ USD và 11 tháng năm 2018 Việt Nam xuất siêu 6,8 tỷ USD. Năm là, Độ mở nền kinh tế ở mức cao. Độ mở của nền kinh tế phản ành mức độ hội nhập quốc tế về kinh tế. Chủ trương mở cửa, hội nhập quốc tế của Việt nam đã được hiện thực hóa. Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, tốc độ tăng trưởng thương mại lớn và tăng nhanh là điều đáng mừng và đó là minh chứng của độ mở của nền kinh tế Việt Nam đang rất cao. Đây là minh chứng, chúng ta đang khai thác được cả lợi thế về điểm mạnh của nền kinh tế trong nước và tranh thủ được các thị trường thế giới. Dẫn chứng sau 10 năm gia nhập WTO, Tổng cục Hải quan khẳng định, độ mở nền kinh tế Việt Nam đã tăng từ 144% (2017) lên 173% (năm 2016). Sáu là, Những hạn chế chủ yếu trong thương mại quốc tế. Tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị thương tổn bởi các cú sốc từ bên ngoài. Điển hình của sự phụ thuộc này là khi giá cả thị trường thế giới biến động tăng thì xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng và khi giá cả thị trường thế giới giảm sút thì xuất khẩu cũng trì trệ. Sự phụ thuộc lớn cũng được thể hiện qua sự lúng túng và bị động trong ứng phó với các rào cản thương mại mới của nước ngoài (tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, dư lượng kháng sinh, nhất là các vụ kiện chống bán phá giá, kết quả là đối với những mặt hàng bị kiện chống phá giá thời gian qua chúng ta hầu như đều bị thua kiện và xuất khẩu giảm sút mạnh. Mặc dù có những thay đổi về chất nhưng chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua chủ yếu chuyển dịch theo chiều rộng mà chưa đi vào chiều sâu, xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng các ngành công nghiệp gắn bó, liên kết chặt chẽ với nhau hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn. Khả năng đa dạng hóa thị trường, thâm nhập thị trường mới và duy trì, mở rộng thị phần trên các thị trường hiện có còn nhiều yếu kém. Xuất khẩu thời gian qua chưa khai thác hết được tiềm năng của mọi thành phần kinh tế và các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước năng lực vẫn còn yếu kém. Hiện nay nước ta chưa có được các tập đoàn xuất khẩu mạnh tầm cỡ và uy tín quốc tế để làm đầu tầu cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam... 82 1.2. Những hạn chế về tƣ duy phát triển thƣơng mại của nƣớc ta Một là, Hạn chế về tầm nhìn và tư duy chiến lược phát triển thương mại. Tầm nhìn gần hay xa không phải do chủ quan mà phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tiễn. Tư duy nhiệm kỳ; giải quyết vấn đề chậm so với thực tiễn phát triển thương mại; Tư duy phát triển thương mại trên cơ sở nguồn lực hiện có; Giải quyết vấn đề riêng lẻ hoặc ứng phó các phát sinh trong thương mại. Đây là vấn đề cản trở lớn đến tầm nhìn và tư duy chiến lược. Hai là, Tư duy sản xuất hàng hóa nhỏ. Sản xuất hàng hóa nhỏ luôn xuất phát từ cung không phải hướng đến thỏa mãn cầu. Đầu tư hướng tới lợi ích trước mắt không cho lâu dài,không nghiên cứu đầu tư phát triển. Sự tách biệt sản xuất và lưu thông, không có năng lực tham gia và cũng thấy được chuỗi liên kết và tinh thần hợp tác. Ba là, Hạn chế trong xác định động lực phát triển thương mại. Tư tưởng thúc đẩy xuất khẩu nên không quan tâm đúng mức đến thương mại trong nước. Bản thân thương mại trong nước mà cốt lõi là tiêu dùng không được coi là trụ cột, là động lực chủ yếu của tăng trương kinh tế nói chung, tăng trưởng thương mại nói riêng. Khu vực tư nhân chưa được coi là động lực chủ yếu cho phát triển thương mại. Bốn là, Tư duy quản lý hành chính trong lĩnh vực thương mại. Tư duy này thể hiện trong hoạch định thể chế, chinh sách thương mại. Tư tưởng sửa đổi, bổ sung chính sách là phổ biến mà ít tư duy thay đổi chính sách, thay đổi phương thức quản lý. Vấn đề làm thế nào để quản lý được lấn át quản lý thế nào để chủ thể phát triển. Năm là, Bảo thủ, ngại đổi mới công nghệ kinh doanh. Thông tin tiếp cận cái mới bị hạn chế. Tiềm lực hạn chế nên ít đầu tư cho đổi mới công nghệ nói chung và năng lực hấp thụ công nghệ hiện đại ở mức thấp. Nghiên cứu và phát triển rất ít doanh nghiệp thực hiện. Công nghệ kinh doanh trên nền tảng kinh tế số, kinh doanh số, thương mại điện tử chưa được chú ý. 1.3. Tƣ duy mới về phát triển thƣơng mại trong những năm tới 1.3.1. Chuyển từ tư duy chiến lược tĩnh sang tư duy động, bền vững trong phát triển thương mại Trước hết phải có tư duy chiến lược trong xây dựng chiến lược phát triển thương mại. Tư duy chiến lư c là cách đặt vấn đề bao quát, logic, hợp lý, nhiều tầng nấc, sáng tạo, nhằm đạt những kết quả lớn, có tác động đáng kể, lâu dài. Chiến lươcj phát triển thương mại phải bảo đảm tính tổng thể của nền kinh tế chứ không biệt lập chỉ lĩnh vực thương mại. Chiến lược phải khai thác cả hiện hữu và tiếm năng. Vấn đề không chỉ là khai thác nguồn lực mà phải bao gồm cả tạo dựng các nguồn lực 83 cho phát triển thương mại. Chiến lược tang trưởng xanh và bao trùm trong phát triển thương mại là qui mô hợp lý, cơ cấu hiện đại gắn với phát triển bền vững. 1.3.2. Phát triển thương mại trên nền tảng kinh tế số và phát triển thương mại điện tử Phát triển thương mại bao gồm cả thương mại truyền thống và thương mại phi truyền thống. Kinh tế số ảnh hưởng đến cả thương mại truyền thống và thương mại phi truyền thống. Kinh tế số đem đến cả cơ hội và thách thức, đòi hỏi những chuyển đổi lớn trong cơ cấu kinh tế. Khảo sát mới của Bộ Công thương thực hiện cuối năm 2017 có tới 82% doanh nghiệp Việt đang ở vòng ngoài của luồng cách mạng 4.0 và chỉ 21% trong đó có những bước đi cụ thể bước đầu. Nhiều chuyên gia nhận định ngành nội dung số của nước ta hiện mới chỉ tập trung vào khía cạnh liên lạc, giải trí và thông tin, còn những mảng khác quan trọng không kém là giáo dục, thương mại vẫn còn nhiều thách thức.Điều đó cho thấy thách thức lớn nhất đối với Chính phủ là tăng cường nhận thức của các doanh nghiệp và người dân. Kinh tế số là bước phát triển tất yếu, phù hợp với xu thế mới, mang lại hiệu quả và giá trị lợi nhuận cao trong khi nền kinh tế truyền thống đang dần bão hoà. Trong lĩnh vực thương mại từ truy xuất nguồn gốc của các yếu tố đầu vào, nguồn gốc sản phẩm đến tổ chức lưu kho, vận chuyển, bán hàng và tới người tiêu dung nếu áp dụng kinh tế số sẽ đảm bảo hiệu quả, nâng cao năng suất lao động và niềm tin của khách hàng. Kinh tế số thực sự là công cụ hữu hiệu trong tổ chức hoạt động thương mại. Khi thay thế quản lý và quản trị kinh doanh từ phương pháp truyền thống sang phương pháp công nghệ số hóa sẽ tác động toàn diện đến tổ chức bộ máy, tổ chức hoạt động và con người. Theo nghiên cứu của Trung tâm kinh doanh toàn cầu của Đại học Tufts (Mỹ), hiện Việt Nam xếp hạng 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số hóa nhanh trên thế giới, đồng thời xếp hạng 22 về tốc độ phát triển số hóa. Điều đó chứng tỏ Việt Nam đang trong nền kinh tế số hóa và lĩnh vực thương mại điện tử có triển vọng tiến xa hơn. Với một quốc gia có đến 53% dân số sử dụng internet và gần 50 triệu thuê bao sử dụng smartphone, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam được dự đoán sẽ bùng nổ trong thời gian tới. Thực tế thời gian qua cũng cho thấy, tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam rất lớn. Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) đưa ra trong Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018, tốc độ tăng trưởng năm 2017 so với năm trước ước tính trên 25%. Nhiều DN cho biết tốc độ tăng trưởng năm 2018 sẽ duy trì ở mức tương tự. Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 cũng cho thấy, tốc độ tăng trưởng trong một số lĩnh vực cụ thể rất ngoạn mục. Đối với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn website thương 84 mại điện tử cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35%. Khảo sát gián tiếp qua một số DN chuyển phát hàng đầu cho thấy, tốc độ tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ chuyển phát từ 62% đến 200%. Để phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam cần hệ thống giải pháp đồng bộ. Xây dựng môi trường Thương mại điện tử hiện đại, đồng bộ. Vấn đề quan trọng là xây dựng thể chế đồng bộ cho phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam. Phát triển mạnh mẽ hệ thống thanh toán điện tử; Bảo đảm an ninh, an toàn trong giao dịch thương mại điện tử; Khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực thương mại điện tử. Đẩy mạnh truyền thông và đào tạo thương mại điện tử cho các doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý, hiệp hội cần xây dựng các chuyên đề tuyên truyền về thương mại điện tử để nâng cao nhận thức và hiểu biết cho doanh nghiệp, người dân. Bộ Công Thương cần xây dựng chiến lược, chương trình từ bồi dưỡng kiến thức cơ bản đến đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử cho các doanh nghiệp. Phối hợp chặt chẽ với các trường đại học có đào tạo ngành thương mại điện tử để đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn hoặc liên kết trong đào tạo, tuyển dụng nhân lực thương mại điện tử. 1.3.3. Tư duy quản lý phát triển và phòng ngừa rủi ro trong lĩnh vực thương mại Quản lý phát triển là quản lý trong trạng thái động của đối tượng và bảo đảm cho nó phát triển chứ không kìm hãm, không đưa vào khuôn mẫu. Quản lý ở đây vừa bảo đảm sự điều tiết của nhà quản lý vừa tạo lập môi trường, điều kiện cho thương mại phát triển. Tư tưởng đưa đối tượng vào vòng quản lý hoặc không quản lý được thì cấm là một tư duy quản lý hành chính, tiêu cực. Trong lĩnh vực thương mại cũng như các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh khác phải chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Khi thay đổi phương thức quản lý nhất là sang chế độ hậu kiểm phải xây dựng hệ thống phòng ngừa rủi ro. Khi đó sẽ tạo thông thoáng cho hoạt động thương mại nhưng cũng sẽ chủ động phòng ngơaf và ứng phó các sự cố không mong muốn hoặc các nguy hiểm cho xã hội. 1.3.4. Chuyển từ tư duy mua đứt bán đoạn sang tư duy liên kết, hợp tác phát triển. Tỉ phú George Soros từng nhận định trên tờ The Atlantic Monthly: “Quá nhiều cạnh tranh và quá ít hợp tác có thể dẫn đến bất bình đẳng không thể chịu đựng nổi”. Theo ông, hợp tác có tầm quan trọng không kém gì cạnh tranh và tư duy “phải thích nghi giỏi nhất để sống sót” khiến hợp tác không được ưu tiên. Các chuyên gia cho rằng cuộc chiến mới sẽ trải dài trên nhiều mặt trận gồm thị trường, nhân lực, vốn đầu tư Chiến thuật được khuyến nghị dành cho bất cứ doanh nghiệp nào là phải thay đổi tư duy cạnh tranh từ "đối đầu" sang hợp tác cùng có lợi. Liên kết kinh tế giúp doanh nghiệp khắc phục được những hạn chế về quy mô, thì ở một khía cạnh 85 khác, liên kết kinh tế còn giúp cho doanh nghiệp phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường. Tư duy kiểu “Đền nhà ai nhà ấy rạng”, “ăn cây nào rào cây ấy” không phù hợp trong môi trường mở cửa, hội nhập. Cạnh tranh chỉ thu được lợi ích trước mắt, hợp tác, liên kết sẽ bảo đảm phát triển lâu dài. Muốn tham gia mạng sản xuất, mạng phân phối khu vực và quốc tế thì phải từ bỏ phương thức mua đứt bán đoạn. Liên kết để tạo khả năng tham gia chuỗi gia trị toàn cầu. Sự khủng hoảng trong tiêu thụ nông sản của Việt Nam nhiều năm qua nguyên nhân chính là thiếu sự liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng. 1.3.5. Xuất khẩu đến thị trường đích và nhập khẩu từ thị trường nguồn Xuất khẩu hàng hóa của Việt nam phần lớn qua trung gian để chế biến hoặc trung gian trước khi đến hệ thống bán lẻ trên thị trường nước ngoài. Nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn lại từ các nước đang phát triển. Khi đặt mục tiêu xuất khẩu đến thị trường đích phải thay đổi từ phương thức sản xuất đến tổ chức xuất khẩu và phương thức thâm nhập thị trường bán lẻ của nước ngoài. Một số mặt hang nông nghiệp của Việt nam xuất khẩu được vào thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, OOtraylia, Newzeland là những ví dụ điển hình cho một nền thương mại hiện đại. Tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng hiện đại và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn môi trường là cơ sở để nhập khẩu từ thị trường nguồn. 1.3.6. Kinh tế tư nhân là động lực chủ yếu của phát triển thương mại Trong tất cả các nền kinh tế, không phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của quốc gia, kinh tế tư nhân luôn tồn tại. Sự khác biệt chỉ là vị trí, vai trò của khu vực tư nhân trong nền kinh tế. Ở Việt Nam, sự yếu kém của khu vực tư nhân được coi là điểm nghẽn lớn của nền kinh tế trong quá trình phát triển. Để phát triển kinh tế nói chung, thương mại nói riêng phải coi kinh tế tư nhân là động lực chủ yếu của phát triển kinh tế. Kinh tế tư nhân ngày càng có đóng góp lớn trong huy động các nguồn lực xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, khu vực kinh tế tư nhân thu hút khoảng 51% lực lượng lao động của cả nước và tạo khoảng 1,2 triệu việc làm cho người lao động mỗi năm, góp phần không nhỏ tái cấu trúc nền kinh tế, tăng thu nhập cho người dân. Thay đổi tư duy về vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân, xây dựng thể chế đồng bộ, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển trong lĩnh vực thương mại là vấn đề trọng yếu. Thực tế chỉ ra rằng, ở đâu kinh tế tư nhân phát triển thì ở đó thương mại phát triển. Vấn đề là phát triển đội ngũ thương nhân có tri thức, có đạo đức và khát vọng làm giàu chân chính. 86 1.3.7. Phát triển tiêu dùng xanh Tiêu dùng xanh đã trở thành một xu thế ở nhiều nước trên thế giới. Tiêu dùng xanh được Chính phủ Việt Nam đề cập lần đầu tiên trong chiến lược về tăng trưởng xanh vào tháng 9/2012. Để đáp ứng yêu cầu tiêu dùng xanh, các doanh nghiệp trong nước phải sản xuất các sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn gắn nhãn xanh. Đây là dấu hiệu để người tiêu dùng nhận biết và phân biệt các sản phẩm thông thường khác. Để tạo ra xu hướng tiêu dùng xanh đòi hỏi sự nỗ lực về chính sách khuyến khích của Chỉnh phủ; Đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; và đổi mới tư duy, nhận thức, hành động của nguời tiêu dùng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công Thương (2016, 2017), Báo cáo xuất nhập khẩu thường niên 2. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2018), Báo cáo chỉ sổ Thương mại điện tử Việt Nam 2018. 3. Hoàng Đức Thân (2015), Phục hồi và kích thích phát triển thị trường hàng hóa trong nước của Việt Nam hiện nay, Tạp chí kinh tế và phát triển số tháng 07/2013 4. Tổng cục Hải Quan (2018), Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 và 11 tháng năm 2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftu_duy_moi_ve_phat_trien_thuong_mai.pdf
Tài liệu liên quan