TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU:
Trong những giai đoạn phát triển tốt đẹp, niềm lạc quan khi thị trường tăng trưởng nhanh chóng cùng với doanh thu và lợi nhuận cứ tăng dần, người ta rất dễ quên đi rủi ro. Các ngân hàng sẽ thuê thêm nhân công, tăng quy mô hoạt động, tìm kiếm những cơ hội mới và mạo hiểm tăng trưởng. Bên cạnh những chuyển biến tích cực, vấn đề rủi ro trong các NHTM Việt Nam cũng đang diễn ra hết sức phức tạp. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, tình trạng kinh tế suy thoái và hàng loạt các ngân hàng lớn trên thế giới thua lỗ, bị phá sản, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước diễn ra gay gắt, hoạt động ngân hàng ngày càng trở nên khó khăn, nhiều rủi ro hơn. Trong năm 2007, 2008 Việt Nam đã phải đối mặt với lạm phát tăng cao, cùng những chấn động từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, đã tác động đến ổn định hoạt động của các ngân hàng, các rủi ro tiềm ẩn bắt đầu bộc lộ. Vì vậy, đánh giá thực trạng hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng, đồng thời xây dựng lại một chương trình quản trị rủi ro là vô cùng cần thiết. Chính vì nhận thức được vấn đề trên, đề tài “Từ cuộc khủng hoảng tài chính hướng đến xây dựng hệ thống quản trị rủi ro cho ngân hàng thương mại Việt Nam” được lựa chọn trong bối cảnh hiện tại.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
- Nhận thức về các nhóm rủi ro: rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
- Thông qua khảo sát thực tế, đánh giá về thực trạng quản trị rủi ro trong các NHTM thời gian qua.
- Đề xuất mô hình quản trị rủi ro và những biện pháp nhằm hạn chế các loại rủi ro đã được đề cập.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu này nhằm phân tích để đánh giá về tình hình hoạt động và quản lý rủi ro của NHTM để xây dựng mô hình quản trị rủi ro hiệu quả. Vì vậy phương pháp nghiên cứu ở đây vừa mang tính lý thuyết, vừa mang tính thực tiễn, chủ yếu dựa vào kiến thức các môn học kinh tế, đặc biệt là chuyên ngành tài chính. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp mô tả, phương pháp điều tra chọn mẫu. Số liệu được thu thập qua sách báo, tạp chí, báo cáo tổng kết ngành nói chung và một số ngân hàng nói riêng.
Đề tài sử dụng khảo sát thực tế làm cơ sở đánh giá. Kết quả khảo sát sử dụng phần mềm SPSS để phân tích.
4. NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bố cục thành 4 chương:
- Chương 1: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các công cụ phòng ngừa và quản trị rủi ro trong NHTM.
- Chương 2: Phân tích những tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, tình hình kinh tế Việt Nam và những nguyên nhân từ nội tại đến rủi ro trong kinh doanh của các NHTM.
- Chương 3: Thực trạng và nguyên nhân rủi ro trong hoạt động của NHTM Việt Nam giai đoạn hiện nay. Thảo luận kết quả khảo sát.
- Chương 4: Giải pháp quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Chú trọng ở 3 nhóm rủi ro: rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động.
93 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1905 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Từ khảo sát thực trạng hướng đến đề xuất mô hình quản trị rủi ro cho ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiểu: chưa từng nghe nói đến.
2: Có biết: đã từng đọc qua trong tài liệu tham khảo, có tìm hiểu qua sách, báo, tạp chí, nhưng
hiểu biết không sâu, và không có hệ thống
3: Am hiểu: có tham gia hoạt động thực tế liên quan đến Basel, hoặc có tham gia khóa học
chuyên sâu về lĩnh vực này
- 4 - A
4: Am hiểu khá nhiều: hoạt động thực tiễn hàng ngày liên quan đến Basel
5: Am hiểu rất rõ: là chuyên gia về lĩnh vực này, tham gia giảng dạy, hoặc có đề tài nghiên cứu,
hay dự án nghiên cứu, hoặc có trên 5 năm làm việc liên quan đến Basel.
Hiệp ứơc Basel Mức độ am hiểu
Cấp độ 1:quy định về yêu cầu tỷ lệ vốn tối thiểu
đối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động
1 2 3 4 5
Cấp độ 2: Đưa ra các hướng dẫn liên quan đến
quá trình giám sát
1 2 3 4 5
Cấp độ 3: yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin
cơ bản liên quan đến vốn, rủi ro để đảm bảo các
nguyên tắc của thị trường
1 2 3 4 5
2. Theo sự đánh giá của anh/chị, các yếu tố trong quy trình quản trị rủi ro vận hành ở ngân hàng
của anh/chị hiện đang ở mức nào
Mức độ: 1: Chưa có yếu tố này trong quy trình; 2: đã có nhưng chưa phát uy tác dụng 3: cần có
sự thay đổi cho phù hợp với giai đoạn hiện nay; 4: đã hoàn thiện
Các thành phần Tầm quan trọng
Phân định vai trò và trách nhiệm 1 2 3 4
Tự đánh giá rủi ro 1 2 3 4
Các chỉ tiêu rủi ro then chốt 1 2 3 4
Các tiêu chuẩn kiểm soát 1 2 3 4
Kế hoạch hành động đối với rủi ro hoạt
động
1 2 3 4
PHẤN 4: KHẢO SÁT VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG VÀ NHẬN THỨC
VỀ SẢN PHẨM PHÁI SINH
1. Anh/chị vui lòng cho biết mức độ am hiểu của mình đối với các sản phẩm phái sinh
(forwards, futures, options, swaps …)
- 5 - A
1: Hoàn toàn không am hiểu: chưa từng nghe nói đến, chưa từng đọc qua trong tài liệu, sách,
báo, chưa từng tham gia khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn (trường đại học, các khóa đào tạo ngắn
hạn, nghiệp vụ .v.v)
2: Có biết: đã từng đọc qua trong tài liệu tham khảo, có tìm hiểu qua sách, báo, tạp chí, nhưng
hiểu biết không sâu, và không có hệ thống
3: Am hiểu: có tham gia hoạt động thực tế liên quan đến nghiệp vụ phái sinh, hoặc có tham gia
khóa học chuyên sâu về lĩnh vực này (những môn học trong đại học, sau đại học, những khóa
nghiệp vụ)
4: Am hiểu khá nhiều: hoạt động thực tiễn hàng ngày liên quan đến nghiệp vụ phái sinh, nghiên
cứu sâu về lĩnh vực này
5: Am hiểu rất rõ: là chuyên gia về lĩnh vực này, tham gia giảng dạy, hoặc có đề tài nghiên cứu,
hay dự án nghiên cứu, hoặc có trên 5 năm làm việc liên quan đến lĩnh vực phái sinh.
Các loại sản phẩm phái sinh Mức độ am hiểu
Hợp đồng kỳ hạn (Forward) 1 2 3 4 5
Hợp đồng giao sau (futures) 1 2 3 4 5
Hợp đồng quyền chọn (options) 1 2 3 4 5
Hợp đồng hoán đổi (swaps) 1 2 3 4 5
2. Anh/chị vui lòng cho biết mức độ thường xuyên sử dụng các sản phẩm phái sinh
(forward, futures, options, swaps):
1: Chưa từng sử dụng; 2: Đã sử dụng chỉ 1 lần; 3: Đã sử dụng ít hơn 5 lần; 4: Sử dụng thường
xuyên; 5: Áp dụng sản phẩm phái sinh là một phần trong chính sách quản trị rủi ro của NH
Các loại sản phẩm phái sinh Mức độ thường xuyên sử dụng
Hợp đồng kỳ hạn (Forward) 1 2 3 4 5
Hợp đồng giao sau (futures) 1 2 3 4 5
Hợp đồng quyền chọn (options) 1 2 3 4 5
Hợp đồng hoán đổi (swaps) 1 2 3 4 5
- 6 - A
3. Anh/chị vui lòng cho biết mức độ quan tâm của ngân hàng các anh/chị đang công tác
đối với các sản phẩm phái sinh (forward, futures, options, swaps):
1: Không hề quan tâm đến việc sử dụng các công cụ này trong tương lai;
2: Có quan tâm nhưng không hiểu cách sử dụng.
3: Có quan tâm đến việc sử dụng và sẽ sử dụng trong tương lai
4: Rất quan tâm và thường xuyên sử dụng, nhưng chưa có chính sách qui định khi nào thì cần sử
dụng sản phẩm phái sinh, chỉ sử dụng theo nhu cầu
5: Rất quan tâm và có qui trình, chính sách quản trị rủi ro bằng sản phẩm phái sinh, qui định khi
nào phải áp dụng sản phẩm phái sinh
Các loại sản phẩm phái sinh Mức độ quan tâm
Hợp đồng kỳ hạn (forwards) 1 2 3 4 5
Hợp đồng giao sau (futures) 1 2 3 4 5
Hợp đồng quyền chọn (options) 1 2 3 4 5
Hợp đồng hoán đổi (swaps) 1 2 3 4 5
5.Theo anh/chị, đâu là nguyên nhân chính (chỉ chọn một nguyên nhân lớn nhất) khiến ngân
hàng của anh/chị gặp khó khăn trong việc phòng ngừa rủi ro bằng sản phẩm phái sinh.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của quý anh/chị và ngân hàng.
- 7 - A
PHỤ LỤC 1B
Kết quả khảo sát phân tích bằng phần mềm SPSS
¾ Những rủi ro nào sau đây có khó khăn đáng kể như thế nào đến
doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng
¾ Mức độ am hiểu về hiệp ước an toàn vốn Basel II
¾ Các yếu tố trong quy trình quản trị rủi ro vận hành ở ngân hàng của
anh/chị hiện đang ở mức nào
One-Sample Statistics
N Mean Std. Deviation
Std. Error
Mean
phan dinh vai tro trach nhiem den quy trinh quan tri
rr van hanh 57 3.1404 .85437 .11316
tu danh gia rui ro 57 3.1228 .84664 .11214
cac chi tieu then chot 57 3.1228 .92717 .12281
cac tieu chuan kiem soat 57 3.0877 .80801 .10702
ke hoach hanh dong 57 3.2105 .72548 .09609
One-Sample Statistics
N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
rr tin dung 60 3.4333 1.14042 .14723
rr ve quoc gia, chinh tri, chinh sach va moi
truong
60 2.8500 .97120 .12538
rr ve thanh khoan 60 2.8667 .94719 .12228
rr ve ty gia 60 2.7333 .77824 .10047
rr ve lai suat 60 3.0500 .85222 .11002
rr ve nhan luc 60 2.5500 .96419 .12448
rr ve cong nghe 60 2.6500 1.05485 .13618
rr ve uy tin, rua tien, lua dao 60 2.7333 1.14783 .14818
One-Sample Statistics
N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
hiep uoc Basel o cap do 1 58 1.7759 .85928 .11283
hiep uoc Basel o cap do 2 58 1.7241 .69568 .09135
hiep uoc Basel o cap do 3 58 1.6897 .65446 .08593
- 8 - A
¾ Mức độ am hiểu của mình đối với các sản phẩm phái sinh (forwards,
futures, options, swaps …)
¾
¾
¾
¾
¾
One-Sample Statistics
N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
Muc do am hieu doi voi hop dong ky han 59 2.6271 .88859 .11568
Muc do am hieu doi voi hop dong giao sau 59 2.4407 .93350 .12153
Muc do am hieu doi voi hop dong quyen
chon
59 2.7627 .91612 .11927
Muc do am hieu doi voi hop dong hoan doi 59 2.4915 .91676 .11935
¾ Mức độ thường xuyên sử dụng các sản phẩm phái sinh (forward,
futures, options, swaps)
One-Sample Statistics
N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
Muc do thuong xuyen su
dung hop dong ky han
59 2.1186 1.41525 .18425
Muc do thuong xuyen su
dung hop dong giao sau
59 1.5763 1.05378 .13719
Muc do thuong xuyen su
dung hop dong quyen chon
59 1.9661 1.29942 .16917
Muc do thuong xuyen su
dung hop dong hoan doi
59 1.9322 1.24380 .16193
¾ Mức độ quan tâm của ngân hàng các anh/chị đang công tác đối với
các sản phẩm phái sinh (forward, futures, options, swaps)
One-Sample Statistics
N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
Muc do quan tam ve hop dong ky han 58 3.1552 .89446 .11745
Muc do quan tam ve hop dong giao sau 58 3.1552 .93286 .12249
Muc do quan tam ve hop dong quyen chon 58 3.2586 .90922 .11939
Muc do quan tam ve hop dong hoan doi 58 3.2414 1.06475 .13981
- 9 - A
PHỤ LỤC 2
Khủng hoảng tài chính, nguyên nhân và hệ quả
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từ khủng hoảng hệ thống
Ngân hàng Mỹ đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực cho kinh tế toàn cầu,
trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân, diễn biến cuộc khủng hoảng cóthể hình dung
một cách ngắn gọn như sau:
Từ năm 1998, khi người dân Mỹ tin rằng bất động sản sau cuộc khủng
hoảng những năm 90 vẫn chưa hồi phục đang là một khoảng đầu tư béo bỡ. Lại
thêm các chính sách cho vay để mua từ phố Wall đã kích thích thị trường cho vay
mua bất động sản thế chấp nở rộ. Cộng thêm vào là sự cắt giảm lãi suất của FED
từ 6,5% tháng 12/2000 xuống mức 1% vào tháng 3/2003 và giữ ổn định ở mức đó
trong suốt 1 năm tiếp theo. Lãi suất cho vay quá thấp đã kích thích làn sóng đầu
tư. Những nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới nhảy vào thị trường đang béo bở
này và tạo ra một cơn sốt nhà đất, đẩy giá bất động sản ở Mỹ tăng lên hơn 50%
vào khoảng năm 2005, bong bóng bất động sản đang phình lên nhanh chóng.
Các ngân hàng đẩy mạnh cho vay cầm cố bất động sản mà không hề quan
tâm đến khả năng trả nợ của khách hàng. Tính đến quý 3 năm 2007, nợ thế chấp
bất động sản của Mỹ đã lên đến 25% tín dụng, tức khoảng 11.027,9 nghìn tỷ USD.
Nhưng trong khoảng thời gian từ tháng 6/2004 đến tháng 6/2006, FED đã
tăng dần lãi suất, mỗi lần 0,25 điểm phần trăm lên mức 5,25%. Lãi suất tăng làm
tăng gánh nặng cho những người vay mua nhà. Thị trường bất động sản bắt đầu hạ
nhiệt và đóng băng. Ước tính đến quý 3/2008, giá trị thị trường nhà đất Mỹ có hơn
1/2 là các khoản tiền vay, trong đó khoản 1/3 là nợ khó đòi. Hơn thế, những tổ
chức cho vay còn tạo ra những hợp đồng vay bắt đầu với lãi suất rất thấp, sau đó
điều chỉnh tăng dần với thị trường, hậu quả là làm tăng lên những khoản nợ khó
thu hồi.
Trước tình hình đó, các ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức tài chính…
đã mua lại các hợp đồng thế chấp và biến chúng lại thành tài sản đảm bảo để phát
hành trái phiếu ra thị trường.
Các tổ chức tài chính phố Wall đã gom những hợp đồng cho vay bất động
sản lại thành tài sản đảm bảo, để phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính quốc
- 10 - A
tế. Những loại trái phiếu này có tên là MBS_ Mortgage backed securities, một sản
phẩm tài chính phái sinh được bảo đảm bằng những hợp đồng cho vay bất động
sản có thế chấp. Được đánh giá cao bởi các tổ chức giám định hệ số tính nhiệm
_credit rating agencies, những sản phẩm phái sinh này được các ngân hàng, công
ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí trên toàn thế giới mua mà không biết rằng các
hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm là không đủ tiêu chuẩn.
CDO (collaterized debt obligation) có thể dịch tạm là trái phiếu hay nghĩa
vụ nợ có thế chấp. Thế chấp có thể là trái phiếu (bonds) hay các khoản nợ cho vay
mua nhà (mortgage). Trường hợp sau được gọi là CMO (collaterized mortgage
obligation hay security) có thể tạm dịch là trái phiếu hay chứng khoán thế chấp
bằng nợ cho vay mua nhà, nói chung là địa ốc.
Loại sản phẩm phái sinh này ban đầu tưởng chừng như có thể cung cấp tín
thanh khoản cho thị trường do được các tổ chức tín dụng đánh giá cao. Nhiều
công ty bảo hiểm , thậm chí AIG, còn sẵn sàng bảo lãnh cho những hợp đồng
hoán đổi này. Chiến lược này đưa ra nhằm giảm rủi ro cho những khoản vay bất
động sản, các ngân hàng Mỹ bằng việc chứng khoán hóa này sẽ chuyển rủi ro cho
những nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhưng thực tế do những chứng khoán này
có nguồn gốc từ những khoản nợ dưới chuẩn, nên chiến lược trên đã làm cho rủi
ro tăng lên cùng với những yếu kém trong kiến thức, kinh nghiệm hạn chế rủi ro,
sự quản lý lỏng lẻo của nhà nước,….
Khi giá cổ phiếu của những công ty tài chính vốn tăng trưởng cao trong
giai đoạn trước này bỗng nhiên mất giá thê thảm do có nguy cơ thua lỗ cao, khiến
các nhà đầu tư hoang mang, họ bắt đầu bán tháo những chứng khoán, vàng,.. để
cắt lỗ từ những khoảng đầu tư, càng làm cho tình hình tồi tệ hơn. Những ngân
hàng đã từng tham gia vào mảng thị trường đầu tư sinh lợi cao liên quan đến nợ
dưới chuẩn cũng đồng loạt bị kéo theo.
Vậy là, rủi ro tăng cao và hiệu ứng dây chuyền từ sự bất ổn trong hoạt động
cho vay dưới chuẩn làm cho bong bóng nhà đất xì hơi lan đến thị trường tín dụng.
Kết cục là dẫn tới khủng hoảng tài chính Mỹ, lan sang các thị trường lớn ở các
nước khác như Nasdaq, Amex và cả Châu Âu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
kinh tế thế giới.
- 11 - A
Hình vẽ PL2.1 : Mô hình về nguyên nhân và diễn biến cuộc khủng hoảng tài
chính/kinh tế thế giới hiện nay.
Chính
sách tiền
tệ thả nổi
2003-2005
Bong
bóng TT
chứng
khoán
Rủi ro thấp
trong thị trường
tài chính
Thất bại
trong quản
trị
Chính sách
tiết kiệm
quá ít, vay
quá nhiều
Sử dụng đòn
bẩy quá mức
ở các tổ chức
tài chính
Bong
bóng TT
nhà đất
Khủng hoảng
tài chính 07-08
Bong
bóng nhà
đất nổ
tung
Bong bóng
thị trường
chứng
khoán đổ vỡ
Tình trạng suy thoái
2008-2009
CDSs
MBS
CDO
Sự phức
tạp quá
Cho vay
mạo hiểm Dự trữ
quốc gia
thấp
Nợ
nước
ngoài
Kinh tế
tăng
trưởng
thấp
trong
dài hạn
Thiếu hụt
ngân sách
NN
- 12 - A
PHỤ LỤC 3
Bảng PL3.1: Các chỉ tiêu kinh tế Việt Nam và dự báo cho 2009
Các chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 (E)
GDP thực tế (% thay đổi cùng kỳ) 8,4 8,2 8,5 6,2 5,5
Thất nghiệp (%) 5,3 4,8 4,6 4,7 5,5
Chỉ số giá tiêu dùng (% thay đổi cùng kỳ) 8,3 7,5 12,6 19,9 8,0
Cân bằng ngân sách chính phủ (% GDP) -0,1 1,1 -2,2 -1,6 -4,0
Cán cân thương mại (triệu USD) -4.314 5 21 52 44 -5.06 -14.1 -18.4 -17.0
Cán cân tài khoản vãng lai(triệu USD) -561 -229 -6.901 -9.135 -5.210
Nợ nước ngoài ( % GDP) 32,5 31,5 33,3 29,8 30,9
Dự trữ ngoại tệ (triệu USD) 8.557 11.485 21.000 22.400 22.962
Tín dụng nội địa (% thay đổi cùng kỳ) 31,17 25,4 53,9 21,0 20,0
Nguồn: Ngân hàng thế giới
- 13 - A
Bảng PL3.2 : Vốn pháp định cho các tổ chức tín dụng theo NĐ số 141/2006/NĐ-CP
(22/11/2006)
Ngân hàng Năm 2008 Năm 2010
NHTM
NHTM Nhà nước 3.000 tỷ VND 3.000 tỷ VND
NHTM cổ phần 1.000 tỷ VND 3.000 tỷ VND
Ngân hàng liên doanh 1.000 tỷ VND 3.000 tỷ VND
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 1.000 tỷ VND 3.000 tỷ VND
Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài 15 triệu USD 15 triệu USD
Ngân hàng chính sách 5.000tỷ VND 5.000 tỷ VND
Ngân hàng đầu tư 3.000 tỷ VND 3.000 tỷ VND
Ngân hàng phát triển 5.000 tỷ VND 5.000 tỷ VND
Ngân hàng hợp tác 1.000 tỷ VND 3.000 tỷ VND
Quỹ tín dụng nhân dân
Quỹ tín dụng nhân dân TW 1.000 tỷ VND 3.000 tỷ VND
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 0,1 tỷ VND 0,1 tỷ VND
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Công ty tài chính 300 tỷ VND 500 tỷ VND
Công ty cho thuê tài chính 100 tỷ VND 150 tỷ VND
Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam
- 14 - A
Hình vẽ PL3.3 : Mô hình những tác động đến việc hình thành lãi suất
Lãi suất
tái chiết
khấu
NHNN
Tỷ suất lợi nhuận
bình quân
Tác động của các
định chế tín dụng
phi ngân hàng
Cán cân thanh
toán và tỷ giá hối
đoái
Cạnh tranh tín
dụng
Những ưu tiên
đối với khách
hàng
Chính sách tiền tệ
Tác động từ thị
trường thế giới
Quan hệ cung cầu
vốn tín dụng của
nền kinh tế
Quy mô vốn, năng
lực quản lý, uy tín
của các NHTM
Cung cầu vốn tín
dụng trong phạm
vi NHTM Tác động của thị
trường chứng
khoán
Lãi suất
thị trường
NHTM
Sự thay đổi thể
chế kinh tế
Ảnh hưởng của %
dự trữ bắt buộc
- 15 - A
PHỤ LỤC 4
Các chuẩn mực, định tính và định lượng rủi ro tín dụng
Bảng PL 4.1 : Những biểu hiện của 1 khoản tín dụng xấu và một chính sách
tín dụng kém hiệu quả
Các biểu hiện của tín dụng có vấn đề Các biểu hiện của chính sách tín
dụng kém hiệu quả
1. Trả nợ vay không đúng kỳ hạn hoặc
thất thường
1. Sự lựa chọn khách hàng không
đúng với cấp độ rủi ro của họ
2. Thường xuyên sửa đổi thời hạn, gia
hạn tín dụng
2. Chính sách cho vay phụ thuộc vào
những sự kiện có thể xảy ra trong
tương lai (vd: sự sáp nhập)
3. Có hồ sơ đảo nợ (mỗi lần vay mới
thì nợ gốc giảm xuống một ít)
3. Cho vay trên cơ sở lời hứa của
khách hàng duy trì số dư tiền gửi lớn
4. Lãi suất tín dụng cao không bình
thường (để bù đắp rủi ro tín dụng)
4. Thiếu kế họach rõ ràng để thanh lý
từng khoản tín dụng
5. Tài khoản phải thu hay hàng tồn kho
tăng không bình thường
5. Tỷ lệ tín dụng cao cho khách hàng
có trụ sở ngoài khu vực họat động
của ngân hàng
6. Tỷ lệ “nợ/vốn chủ sở hữu” tăng (hệ
số đòn bẩy tăng)
6. Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu
sót, và không đồng bộ
7. Thất lạc hồ sơ (đặc biệt là các báo
cáo tài chính của khách hàng)
7. Tỷ lệ cho vay nội bộ cao (cán bộ
công nhân viên, hội đồng quản trị,
ban tổng giám đốc, các cổ đông…)
8. Chất lượng bảo đảm tín dụng thấp 8. Có xu hướng thoái hóa trong cạnh
tranh (cấp tín dụng xấu để giữ khách
hàng)
9. Dựa vào đánh giá lại tài sản để tăng
vốn chủ sở hữu của khách hàng
9. Cho vay hỗ trợ các mục đích đầu
cơ
10. Thiếu báo cáo lưu chuyển dòng
tiền hay dự báo dòng tiền
10. Không nhạy cảm với sự thay đổi
của các điều kiện môi trường kinh tế
- 16 - A
11. Khách hàng dựa vào nguồn thu bất
thuờng để trả nợ (vd bán nhà xưởng
hay máy móc, thiết bị)
Nguồn: FDIC, bank examination policies, Washington, D.C
1. 5 yếu tố cần xem xét trong xác định rủi ro tín dụng
Tư cách người vay (Character): tiếng tăm của khách hàng vay, thiện ý trả
nợ, lịch sử tín dụng của khách hàng vay.
Vốn (Capital) Đóng góp của các chủ sở hữu và các tỷ số nợ
Nâng cao năng lực trả nợ (Capacity): trước hết phải xác định được nguồn
trả nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu thập, từ tiền
bán thanh lý tài sản, hay tiền phát hành chứng khoán…Sau đó cần phân tích tình
hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn để đánh giá năng lực trả nợ của khách
hàng.
Bảo đảm tiền vay (Collateral): đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng
và là nguốn tài sản thứ hai có thể trả nợ vay cho ngân hàng.
Chu kỳ hoặc các điều kiện kinh tế (Cycle, Conditions): ngân hàng quy
định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng theo từng thời kỳ như cho vay
xuất khẩu với điều kiện thâu ngân hàng phải qua ngân hàng.
2. Những chuẩn mực và thước đo trong xác định rủi ro tín dụng
a/ Quản trị rủi ro dựa trên Hiệp ước an toàn vốn Basel
Theo yêu cầu của Basel 2, các ngân hàng sẽ sử dụng các mô hình dựa trên
hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng. Các ngân hàng sẽ
xác định các biến số như PD (Probability of Default): xác suất khách hàng không
trả được nợ; LGD (Loss Given Default): tỷ trọng tổn thất ước tính; EAD
(Exposure at Default): tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không
trả được nợ. Thông qua các biến số trên, ngân hàng sẽ xác định được EL:
Expected Loss – tổn thất có thể ước tính.
Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể ước tính được toán dựa trên công
thức sau:
EL = PD x EAD x LGD
- 17 - A
Chúng ta sẽ xem xét 3 chỉ tiêu cấu thành công thức trên.
Thứ nhất: PD – xác suất không trả được nợ: cơ sở của xác suất này là các
số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả,
khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được. Theo yêu cầu của Basel 2,
để tính toán được nợ trong vòng 1 năm của khách hàng, ngân hàng phải căn cứ
vào số liệu dư nợ của khách hàng ít nhất là 5 năm trước đó. Những dữ liệu được
phân theo 3 nhóm sau:
- Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng
cũng như các đánh giá của các tổ chức xếp hạng.
- Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả
năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng
của ngành ….
- Những dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các dữ liệu báo hiệu khả
năng không trả được nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi…
Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập vào một số liệu định sẵn, từ đó tính được
xác suất không trả được nợ của khách hàng. Đó là mô hình tuyến tính, mô hình
probit… và thường được xây dựng bởi các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp.
Thứ hai: EAD: Exposure at Default – tổng dư nợ của khách hàng tại thời
điểm khách hàng không trả được nợ. Đối với các khoản vay kỳ hạn, EAD được
xác định không quá khó khăn.
Tuy nhiên, đối với khoản vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng tuần hoàn thì
vấn đề lại khá phức tạp. Theo thống kê của uỷ ban Basel, tại thời điểm không trả
được nợ, khách hàng thường có xu hướng rút vốn vay tới mức gần xấp xỉ hạn mức
được cấp. Do đó, uỷ ban Basel 2 yêu cầu tính EAD như sau:
EAD=Dư nợ bình quân+LEQx Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân
Trong đó, LEQ (Loan Equivalent Exposure) là tỷ trọng phần vốn chưa sử
dụng có khả năng sẽ được khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ.
“LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân” chính là phần dư nợ của
khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ ngoài mức dư nợ bình quân.
- 18 - A
Việc xác định LEQ – tỷ trọng phần vốn rút thêm có ý nghĩa quyết định đối
với độ chính xác của ước lượng về dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả
được nợ. Cơ sở xác định LEQ là các số liệu quá khứ. Điều này dẫn đến những khó
khăn lớn trong tính toán.
Ví dụ: khách hàng uy tín, trả nợ đầy đủ thướng hiếm khi rơi vào tình trạng
này, do đó, không thể tính chính xác được LEQ của một khách hàng tốt. Ngoài ra,
một số vấn đề dẫn đến sự phức tạp của LEQ có thể còn gồm: loại hình kinh doanh
của khách hàng, khả nănh khách hàng tiếp cận với thị trường tài chính, quy mô
hạn mức tín dụng, tỷ lệ dư nợ đang sử dụng so với hạn mức.
Thứ 3, LGD: tỷ trọng tổn thất ước tính – đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn
thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD không chỉ
bao gồm tổn thất về khoản vay mà còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi
khách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không được thanh
toán và các chi phí hành chính có thể phát sinh như: chi phí sử lý tài sản thế chấp,
các chi phí dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan.
Tỷ trọng tổn thất ước tính có thể tính toán theo công thức sau đây:
LGD = ( EAD – Số tiền có thể thu hồi)/ EAD
Trong đó, số tiền có thể thu hồi bao gồm các khoản tiền mà khách hàng trả
và các khoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. LGD cũng có thể
được coi là 100 % - tỷ lệ vốn có thể thu hồi được. Theo thống kê của uỷ ban
Basel, tỷ lệ thu hồi vốn thường mang giá trị rất cao ( 70% - 80%) hoặc rất thấp (
20% - 30%). Do đó, chúng ta không nên sử dụng tỷ lệ thu hồi vốn bình quân.
Cũng theo nghiên cứu của uỷ ban Basel, hai yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất
quyết định khả năng thu hồi vốn của ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ
là tài sản bảo đảm của khoản vay và cơ cấu tài sản của khách hàng. Cơ cấu tài sản
của khách hàng được nhắc đến ở đây với ý nghĩa thứ tự ưu tiên trả nợ khác nhau
của các khoản phải trả trong trường hợp doanh nghiệp phải phá sản. Trên thực tế,
khi một doanh nghiệp phá sản, tỷ lệ thu hồi vốn từ các khoản vay của ngân hàng
thường cao hơn tỷ lệ thu hồi vốn từ trái phiếu bởi ngân hàng có quyền được ưu
tiên trả nợ trước các nhà đầu tư trái phiếu. Bên cạnh đó, khi kinh tế trong tình
trạng suy thoái, tỷ lệ thu hồi vốn cũng sụt giảm. Ngành nghề kinh doanh cũng ảnh
hưởng nhất định đến tỷ lệ thu hồi vốn: các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực
- 19 - A
công nghiệp nặng thường cho tỷ lệ thu hồi vốn cao hơn các khách hàng kinh
doanh trong lĩnh vực dịch vụ. Hiện nay, tồn tại 3 phương pháp chính để tính
LGD:
Một là, Market LGD – tỷ trọng tổn thất căn cứ vào thị trường. Phương
pháp này được sử dụng khi các khoản tín dụng có thể được mua bán trên thị
trường. Ngân hàng có thể xác định tỷ trọng tổn thất của một khoản vay căn cứ vào
giá của khoản vay đó một thời gian ngắn sau khi nó được xếp vào hạng không trả
được nợ. Gía này được tính trên cơ sở ươc tính của thị trường bằng phương pháp
hiện tại hoá tất cả các dòng tiền có thể thu hồi được bằng khoản vay trong tương
lai.
Hai là, Workout LGD – tỷ trọng tổn thất căn cứ vào việc xử lý các khoản
tín dụng không trả được nợ. Ngân hàng sẽ ước tính các luồng tiền trong tương lai,
khoảng thời gian dự kiến thu hồi được luồng tiền và chiết khấu các dòng tiền này.
Việc xác định lãi suất chiết khấu phù hợp là vấn đề mấu chốt và nan giải nhất.
Ba là, Implied Market LGD – xác định tỷ trọng tổn thất căn cứ vào giá
các trái phiếu rủi ro trên thị trường.
Như vậy, thông qua các biến số LGD, PD và EAD, ngân hàng sẽ xác định
được EL- tổn thất ước tính của các khoản cho vay. Nếu ngân hàng tính chính xác
được tổn thất ước tính của khoản cho vay thì sẽ mang lại cho ngân hàng rất nhiều
ứng dụng chứ không chỉ đơn thuần giúp cho ngân hàng xác định chính xác hơn hệ
số an toàn vốn tối thiểu trong mối quan hệ giữa vốn tự có với rủi ro tín dụng.
Trước hết, việc áp dụng phương pháp IRB sẽ xác định đúng thực tế mức độ
rủi ro của từng trạng thái rủi ro gồm các khoản cho vay doanh nghiệp, cho vay các
doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), cho vay bán lẻ, cho vay thế chấp bất động sản,
chứng khoán hoá, góp vốn cổ phần và các trạng thái không cân bằng khác.
Như vậy, khi ngân hàng cho vay các khách hàng tốt, hệ số rủi ro giảm
xuống và tất yếu dẫn tới tài sản rủi ro tín dụng giảm. Kết quả là hệ số an toàn vốn
tăng, điều này dẫn đến hính ảnh ngân hàng trở nên đẹp hơn đối với thị trường và
các cơ quan giám sát.
Với việc xác định được tổn thất ước tính của một khoản cho vay, ngân
hàng sẽ thực hiện được thêm các mục tiêu sau:
- 20 - A
Thứ nhất: giúp ngân hàng tăng cường khả năng quản trị nhân sự, cụ thể là
quản trị đội ngũ cán bộ tín dụng. Theo lý thuyết quản trị, quản trị nhân sự bao
gồm bốn vấn đề chính: tuyển dụng; đào tạo lại; hệ thống lương thưởng; vấn đề
thăng tiến. Trên thực tế, nhiều ngân hàng trên thế giới đã xây dựng hệ thống chấm
điểm kết quả công việc của cán bộ tín dụng để xác định mức lương và lộ trình
thăng tiến phù hợp. Với cán bộ tín dụng, lương và thưởng thường dựa vào số dư
nợ, số lượng khách hàng và chất lượng tín dụng. Nếu cán bộ tín dụng có dư nợ
cao nhưng chất lượng tín dụng thấp thì lương, thưởng sẽ thấp, và đương nhiên là
không thể thăng tiến được. Vậy, việc xác định mức tổn thất ước tính với từng
danh mục cho vay của từng cán bộ tín dụng sẽ giúp phân loại chất lượng tín dụng
của từng cán bộ. Do vậy, mỗi cán bộ sẽ phải nâng cao trách nhiệm và nỗ lực để
tránh rủi ro nếu không muốn nhận mức lương thấp.
Thứ hai, Ngân hàng sẽ xây dựng Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng hiệu quả
hơn nếu xác định được tổn thất ước tính. Theo quy định của NHNN hiện nay, các
NHTM chủ yếu xác định “tuổi nợ” làm tiêu chí để áp dụng trong trích lập dự
phòng, rất ít ngân hàng có đượ hệ thống xếp hạng hiệu quả và sử dụng phương
pháp định tính để xác định mức độ rủi ro của các khoản tín dụng, từ đó trích lập
dự phòng theo tỷ lệ thích hợp. Tuy nhiên, việc ngân hàng ước tính được tổn thất
càng chính xác thì công việc trích lập dự phòng sẽ càng đơn giản và chính xác hơn
rất nhiều.
Thứ ba, việc xác định tổn thất ước tính, mà nhất là xác định được PD – xác
suất khả năng vỡ nợ của khách hàng sẽ giúp cho các ngân hàng thuận lợi hơn
trong nâng cao chất lượng của việc giám sát và tái xếp hạng khách hàng sau khi
cho vay. Theo khảo sát, hiện nay, các NHTM Việt Nam hiện nay đều có hệ thống
xếp hạng khách hàng, và dựa vào đấy để làm căn cứ cho thẩm định tín dụng và ra
quyết định cho vay.
VD: Bảng xếp hạng tín dụng của Vietcombank
TỔNG ĐIỂM CUỐI
CÙNG
XẾP
LOẠI
92.4 – 100 AAA
84.8 – 92.3 AA
77.2 – 84.7 A
- 21 - A
69.6 – 77.1 BBB
62 – 69.5 BB
54.4 – 61.9 B
46.8 – 54.3 CCC
39.2 – 46.7 CC
31.6 – 39.1 C
< 31.6 D
Thực tế, nếu chúng ta coi hạng khách hàng là biến kết quả, thì các biến
nguyên nhân để xác định được biến kết quả trên chính là các đánh giá về tìn hình
tài chính, phi tài chính của doanh nghiệp hoạc cá nhân vay tiền. Như vậy, việc làm
này sẽ tương đương với việc xác định kết quả PD. Điểm khác biệt quan trọng là
trong trường hợp thứ nhất được xác định theo phương pháp “rời rạc”, trường hợp
thứ hai được xác định theo phương pháp “liên tục” dựa trên các mô hình toán.
Nghĩa là các NHTM có thể dựa vào kết quả của PD để tai xếp hạng khách hàng.
Điều này có thể đảm bảo tính logic và khoa học cho các tính toán.
Thứ tư, việc xác định chính xác tổn thất có thể dự tính sẽ giúp ngân hàng
xác định được hạn mức cho vay đối với khách hàng. Điều này sẽ phục vụ hiệu quả
cho việc hực hiện quy trình swaps tín dụng, hay chứng khoán các khoản vay của
các NHTM sau này. Đây là một xu thế tất yếu mà các NHTM Việt Nam sẽ hướng
tới vì swap tín dụng, chứng khoán hoá là những công cụ hiệu quả nhất để san sẻ
rủi ro và tạo tính linh hoạt trong quản lý doanh mục các khoản cho vay đối với
mỗi NHTM.
Như vậy, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ-IRB trong việc
xây dựng hệ thống ước tính tổn thất tín dụng, sẽ là xu hướng tất yếu trong giai
đoạn hiện nay.
Tuy nhiên việc tính toán các chỉ tiêu PD, LGD hay EAD rất phức tạp. Các
NHTM cần phải có một cơ sơ dữ liệu đầy đủ, được lưu trữ khoa học với những
chương trình phần mềm xử lý dữ liệu hiện đại. Tất cả những vấn đề trên đây đòi
hỏi các NHTM Việt Nam phải đầu tư hơn nữa cho nguồn lực về tài chính, con
người, thời gian theo một lộ trình có khoa học với khối lượng rất lớn.
- 22 - A
b/ Mô hình điểm số Z
Đại lượng z là thước đo tổng hợp để phân lọai rủi ro tín dụng đối với ngừơi
vay và phụ thuộc vào:
- Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj)
- Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người
vay trong quá khứ
Z=1,2X1 + 1,4 X2 + 3,3X3 + 0,6X4+0,99X5
X1=TSLĐ/ Tổng TSC
X2= Lợi nhuận tích luỹ/ tổng TSC
X3= LNTT& L/ Tổng TSC
X4= giá thị trường VTC/ giá trị kế toán của khoản nợ
X5= doanh thu/ Tổng TSC
Chỉ số z càng cao thì ngừơi vay có xác suất vỡ nợ càng thấp, như vậy khi
chỉ số z thấp họăc là một số âm thì sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có
nguy cơ vỡ nợ cao.
Z> 3: Người vay không có khả năng vỡ nợ
1,8>Z>3: Không xác định được
Z < 1,8: Người vay có nguy cơ tín dụng cao
Các chỉ tiêu trên được lượng hoá vì ngân hàng căn cứ vào đó để quyết định
cho vay hay không. Để đảm bảo an toàn cho vay, hạn chế rủi ro và thất thoát NH
của các nước phát triển thường lựa chọn đối tượng cho vay và theo dõi sát sao quá
trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Khách hàng mới hay khách hàng không đủ
độ tin cậy muốn vay thì phải có tài sản thế chấp hay ký quỹ có tính thanh khoản
cao.
c/ Xây dựng hệ thống kiểm soát nợ:
Nên áp dụng kỹ thuật phân loại nợ và theo dõi trên bảng xếp hạng nợ, trong
đó các khoản nợ được xếp hạng theo mức độ rủi ro dựa trên cơ sở tình hình tài
chính của bên đi vay. Cần tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý
nợ, sử dụng các phần mềm chuyên dụng theo dõi nợ và nối mạng thông tin để trao
đổi thông tin về khả năng thanh toán để có có phản ứng kịp thời.
- 23 - A
Bảng PL 4.2 : Xếp hạng và đánh giá nợ doanh nghiệp
XẾP HẠNG NỢ
DOANH NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ
A+
Khách nợ là doanh nghiệp lớn, vững chắc về tài chính, về tổ
chức và thương hiệu-sử dụng các biện pháp kiểm soát nợ
thông thường duy trì mối quan hệ tốt với khách nợ.
A- Nợ chất lượng tốt, độ tin cậy cao
B+
Tình hình tài chính của khách nợ khá tốt, khách nợ truyền
thống, có độ tin cậy cao
B- Nợ chưa đến hạn, rủi ro thấp, cần chú ý theo dõi
C+ Tình trạng tài chính cuả khách nợ không ổn định hoặc có
khó khăn nhỏ nhưng có triển vọng phát triển hoặc cải thiện.
Có thể áp dụng hỗ trợ có chọn lọc để thu hồi nợ
C- Nợ quá hạn nhưng có thể thu hồi, có thể gây tổn thất
D+
Tình trạng tài chính của khách nợ rất xâú, không có triển
vọng rõ ràng. Hoặc khách nợ cố ý không thanh toán nợ.
Nhóm này có thể cải thiện.
D-
Nợ ít có khả năng thu hồi và nợ quá hạn khó đòi. Phải áp
dụng các biện pháp đặc biệt, theo dõi chặt chẽ, tận dụng các
cơ hội thu nợ
E
Nợ không thể thu hồi được, khách nợ phá sản hoặc chuẩn bị
phá sản, không có khả năng trả nợ hoặc không tồn tại. Nợ
thuộc nhóm này phải xoá sổ, không làm phát sinh thêm chi
phí kiểm soát nợ. Xác định chi phí nợ tổn thất trong kinh
doanh.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Các NHTM có thể tự xây dựng mô hình xếp hạng nợ của doanh nghiệp dựa
trên những chỉ tiêu đề xuất trên, kết hợp với đặc điểm riêng biệt của từng ngân
hàng.
- 24 - A
PH Ụ L ỤC 5
Hợp đồng phái sinh,
công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá hiệu quả
1. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng các hợp đồng phái sinh:
a/ Lãi suất kỳ hạn:
Là thõa thuận mang tính tràng buộc pháp lý giữa hai bên để xác định mức
lãi suất sẽ phải áp dụng đối với khoản vay hoặc cho vay để nhận hoặc đầu tư một
khoảng giá trị thõa thuận trong tương lai với một kỳ hạn cụ thể. Trong hợp đồng
kỳ hạn, người mua là người đổng ý thõa thuận vay một khoản tiền theo lãi suất kỳ
hạn. Tại ngày thanh toán, chênh lệch giữa lãi suất kỳ hạn và lãi suất liên ngân
hàng sẽ được hai bên thanh toán. Cả hai đều có thể sử dụng hợp đồng lãi suất kỳ
hạn để phòng ngừa rủi ro biến động lãi suất trong tương lai. Thông thường một
bên sẽ là ngân hàng, bên còn lại là doanh nghiệp, hoặc ngân hàng khác. Lãi suất
kỳ hạn có thể được tính bằng kỳ hạn cộng với lợi nhuận thích hợp. Hợp đồng kỳ
hạn chỉ được giao dịch trên thị trường phi tập trung OTC và được niêm yết giá bởi
các ngân hàng. Tuy nhiên, cần chú ý là, hai bên khi ký hợp đồng chỉ là vay và cho
vay trên danh nghĩa chứ không giao dịch một khoản tiền cụ thể nào cho đến ngày
thực hiện hợp đồng.
b/ Quyền chọn lãi suất:
Quyền chọn lãi suất cho phép người mua quyền, không bắt buộc, dùng để
chốt cố định lãi suất khoản vay hoặc cho vay danh nghĩa với giá trị thõa thuận
vào/hoặc trước một ngày cụ thể trong tương lai. Bên mua trả phí cho bên bán.
Đối với trường hợp mua quyền chọn mua: nếu ngân hàng ở vào vị thế
mua quyền chọn mua, thì khi lãi suất thị trường giảm, giá của trái phiếu tăng, thì
sẽ thu được lợi nhuận, và ngược lại trong trường hợp lãi suất thị trường tăng, tuy
nhiên trường hợp này, ngân hàng có thể cắt lỗ. Đối với các hợp đồng quyền chọn
mua, thì khả năng thu lợi nhận (hoặc lỗ) sẽ ngược chiều với lãi suất.
Bán quyền chọn mua trái phiếu: ngân hàng trong vị thế bán quyền chọn
mua sẽ thu được lợi nhuận khi lãi suất thị trường tăng, tuy nhiên lợi nhuận là có
giới hạn và bị giới hạn bởi mức phí khi bán quyền chọn.
- 25 - A
Mua quyền chọn bán trái phiếu: ngân hàng ở vào vị thế mua quyền
chọn bán, lãi suất giảm, giá trái phiếu tăng, sẽ chịu khoản lỗ giới hạn là khoản phí
mua quyền. Trong trường hợp lãi suất tăng, ngân hàng sẽ được lợi.
Bán quyền chọn bán trái phiếu: khi lãi suất thị trường giảm, giá trái
phiếu tăng thì ngân hàng sẽ thu được lợi trong vị thế bán quyền chọn bán.
Nếu nhìn từ khía cạnh quản trị rủi ro, NHTM quy mô nhỏ thì sẽ thích hợp
với chiến lược mua quyền chọn, do khả năng lỗ sẽ được giới hạn. Còn đối với các
ngân hàng quy mô lớn hơn thì cả hai loại chiến lược đều thích hợp.
c/ Hoán đổi lãi suất:
Trong giao dịch Swaps , các ngân hàng có thể đóng vai trò là người quản
trị rủi ro cho chính mình hoặc là nhà môi giới nhằm mục đích thu phí. Hợp đồng
swaps tại những ngày giá trị giao dịch, người mua thanh toán lãi suất cố định cho
người bán và người bán thanh toán lãi suất thả nổi cho người mua. Bên thanh toán
lãi suất cố định (thường là người mua) là ngân hàng có lợi thế trong việc thanh
toán lãi suất cố định với vốn huy động, để phù hợp với tính chất cố định của
nguồn thu từ tài sản Có. Bên thanh toán lãi suất thả nổi, là ngân hàng có lợi thế
tương đối trong việc thanh toán lãi suất thả nổi để phù hợp với tính chất thả nổi
của nguồn thu từ tài sản Có.
Thực hiện hoán đổi lãi suất trong quản trị rủi ro sẽ giúp cho các NHTM cơ
cấu lại tài sản Nợ và tài sản Có trên bảng cân đối tài sản của mình nhằm hạn chế
tác động của rủi ro lãi suất.
d/ Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng tương lai
Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng tương lai thường có hai xu
hướng.
Thứ nhất, ngân hàng sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro cho
từng bộ phận tài sản (Có hoặc Nợ) một cách riêng biệt. Khi đó, nhà phòng ngừa
rủi ro đã xếp các trái phiếu thành một danh mục độc lập và tiến hành các nghiệp
vụ phòng ngừa. Ví dụ về phòng ngừa đối với tài sản Nợ, trường hợp khi lãi suất
huy động vốn dự tính tăng trong tương lai, thì để chi phí huy động vốn trong
tương lai không tăng, các nhà quản trị rủi ro sẽ bán các kỳ phiếu của ngân hàng
thông qua các hợp đồng tương lai.
- 26 - A
Trong xu hướng phòng ngừa rủi ro loại này, các nhà quả trị ngân hàng phải
tìm kiếm các hợp đồng tương lai hay hợp đồng kỳ hạn sao cho giá trị hợp đồng
càng sát với giá trị cần phòng ngừa rủi ro. Trong phòng ngừa dạng này, thông
thường có chênh lệch giữa giá trị cần phòng ngừa và giá trị được phòng ngừa bằng
hợp đồng tương lai. Rủi ro với giá trị ko được phòng ngừa (unhedgable risk) này
gọi là những loại rủi ro cơ bản (basis risk).
Thứ hai, nhà quản trị ngân hàng sử dụng hợp đồng tương lai để phòng
ngừa cho toàn bộ danh mục tài sản Có và Nợ của bảng cân đối tài sản, do đó nó
cho phép tồn tại trạng thái ròng tài sản về mức độ nhạy cảm lãi suất, sự không cân
xứng về thời lượng đi với từng bộ phận riêng lẻ.
2. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các hợp đồng phái sinh
Giao dịch kỳ hạn (Forward): Trường hợp trạng thái ngoại hối của ngân
hàng là âm, nếu USD tăng giá so với VND thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro
ngoại hối. Ví dụ nếu ngân hàng hiện có khoản tín dụng bằng tiền đồng 3 tháng, thì
rủi ro sẽ phát sinh khi khoản tín dụng ấy đến hạn. Vì vậy để đảm bảo rủi ro này,
ngay khi cấp tín dụng, các ngân hàng sẽ thực hiện hợp đồng kỳ hạn bán cả gốc lẫn
lãi thu được từ khoản tín dụng VND để lấy USD theo tỷ giá kỳ hạn. Như vậy ngân
hàng sẽ tự đảm bảo sự lỗ vốn một khi khoản tín dụng bằng VND đến hạn.
Hợp đồng tương lai (Future): các hợp đồng tương lai được giao dịch trên
sàn giao dịch có tổ chức. Tuy nhiên, những quy định ràng buộc của NHNN về thời
hạn áp dụng hợp đồng này chỉ có 1 năm, nên tạo ra chi phí lớn và bất ổn trong các
lần hợp đồng tuần hoàn tiếp theo. Chính vì vậy mà khối lượng sử dụng hợp đồng
này trong quản trị rủi ro tại ngân hàng là khá ít.
Hợp đồng quyền chọn (Option): Dựa vào thực tế trạng thái ngoại hối của
ngân hàng là trường hay đoản, và dựa vào những phân tích dự đoán tỷ giá tăng
hay giảm mà ngân hàng sẽ quản trị rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng quyền chọn mua
hoặc quyền chọn bán tiền tệ với các tổ chức tài chính khác để giảm bớt thiệt hại
do sự biến động của tỷ giá.
Giao dịch hoán đổi tiền tệ (Swaps): giao dịch này chính là sự phối hợp từ
mua bán giao ngay và mua bán có kỳ hạn giữa hai ngân hàng với nhau. Chênh
lệch giữa tỷ giá có kỳ hạn và tỷ giá giao ngay gọi là phí giao dịch điểm Swaps.
- 27 - A
PHỤ LỤC 6
Rủi ro vận hành,các nguyên tắc đo lường và đánh giá
1. Các phương pháp ước lượng thiệt hại trong đo lường rủi ro hoạt động
a/ Phương pháp chỉ số cơ bản BIA
Các ngân hàng sử dụng phương pháp này phải duy trì mức vốn để đối phó
với rủi ro hoạt động bằng mức trung bình qua ba năm trước đó với một tỷ lệ phần
trăm cố định (gọi là anpha) trên lợi nhuận gộp hàng năm. Công thức tính hệ số
vốn KBIA như sau:
KBIA=
GI1..n *α
n
KBIA: yêu cầu vốn tính theo phương pháp BIA
GI: lợi nhuận gộp hàng năm (>0), qua 3 năm trước đó
n: số lần 3 năm có lợi nhuận gộp (>0)
α: 15%, do Uỷ ban Basel quy định liên quan đến quy mô ngành công nghiệp
Lợi nhuận ròng được định nghĩa là phần thu nhập ròng rừ lãi vay cộng với thu
nhập ròng ngoài lãi.
b/ Phương pháp chuẩn
Áp dụng theo phương pháp chuẩn, hoạt động ngân hàng được chia làm tám
nhóm nghiệp vụ bao gồm: tài trợ doanh nghiệp, bán hàng và giao dịch, nghiệp vụ
ngân hàng bán lẻ, nghiệp vụ NHTM, dịch vụ thanh toán, dịch vụ đại lý, quản trị
tài sản và môi giới. Trong mỗi nhóm, lợi nhuận gộp là một chỉ số phổ biến coi như
một thước đo cho hoạt động và đồng thời cũng là căn cứ xác định mức độ rủi ro
hoạt động. Yêu cầu vốn được tính toán bằng cách nhân lợi nhuận gộp này với một
hệ số (gọi là beta) tương ứng với từng nhóm. Hệ số beta này đại diện cho mối
quan hệ về độ mở của ngành công nghiệp giữa thiệt hại từ rủi ro hoạt động với
từng nhóm nghiệp vụ và tổng thể lợi nhuận gộp của nhóm đó. Cần chú ý rằng
trong phương pháp chuẩn, lợi nhuận gộp được đo cho từng loại nghiệp vụ chứ
không phải theo từng loại tổ chức.
Tổng yêu cầu vốn được tính theo phương pháp cộng giản đơn yêu cầu vốn
trung bình từng 3 năm một cho mỗi loại nghiệp vụ trong mỗi năm. Tổng yêu cầu
vốn có thể mô tả như sau:
- 28 - A
KTSA= { nam1-3max[ (GI1-8* 1-8),0]}/3
KTSA là yêu cầu vốn theo phương pháp chuẩn
GI1-8 lợi nhuận gộp trong năm cho trước, định nghĩa giống như phương
pháp BIA đối với từng nhóm nghiệp vụ trong số tám nhóm
1-8: tỷ lệ phần trăm cố định do Ủy ban Basel đưa ra liên quan đến mức độ
vốn yêu cầu cho từng mức độ lợi nhuận ròng đối với mỗi nhóm nghiệp vụ.
Gía trị của được cho ở bảng 4.3.
Bảng PL 6.1 : Hệ số trong phương pháp chuẩn đối với rủi ro hoạt động
Nghiệp vụ Hệ số beta( )
Tài trợ doanh nghiệp ( 1) 18%
Giao dịch và bán hàng ( 2) 18%
Ngân hàng bán lẻ ( 3) 12%
Nghiệp vụ NHTM ( 4) 15%
Dịch vụ thanh toán ( 5) 18%
Dịch vụ đại lý ( 6) 15%
Quản trị tài sản ( 7) 12%
Môi giới ( 8) 12%
Nguồn: theo Basel 2004
Bảng PL 6.2 : Các chỉ số tài chính cho từng nhóm nghiệp vụ
Nghiệp vụ Hệ số rủi ro (% )
Tài trợ doanh nghiệp Lợi nhuận gộp
Giao dịch và bán hàng Lợi nhuận gộp
Ngân hàng bán lẻ Bình quân tài sản hàng năm
Nghiệp vụ NHTM Bình quân tài sản hàng năm
Dịch vụ thanh toán Doanh số thanh toán hàng năm
Quản trị tài sản Tổng nguồn quỹ quản lý
Môi giới Lợi nhuận gộp
Nguồn: Operational Risk 2001
- 29 - A
Hệ số trong phương pháp chuẩn cũng có thể được tính doán dựa trên
20% tổng yêu cầu vốn hoạt động tối thiểu hiện tại (MRC) từ mẫu của ngân hàng
(đại diện cho tổng vốn để đối phó với rủi ro hoạt động) và trọng số của từng
nghiệp vụ trong tổng hoạt động ngân hàng, chia cho tổng của chỉ số tài chính đại
diện cho nghiệp vụ, như công thức sau:
Beta = [(20% tổng MRC hiện tại ($)* (trọng số nghiệp vụ(%))}/(chỉ số tài
chính của từng nghiệp vụ từ mẫu ngân hàng($)
Từ bảng 4.3 trên, có thể tính hệ số rủi ro liên quan cho từng nhóm nghiệp
vụ như sau:
Bảng PL 6.3 : hệ số rủi ro cho từng nhóm nghiệp vụ
Nghiệp vụ Hệ số rủi ro (% )
Tài trợ doanh nghiệp 8-12
Giao dịch và bán hàng 15-23
Ngân hàng bán lẻ 17-25
Nghiệp vụ NHTM 13-20
Dịch vụ thanh toán 12-18
Quản trị tài sản 8-12
Môi giới 6-9
Tổng cộng 80-120
Nguồn: theo Basel, Operational risk
c/ Phương pháp nâng cao
Sự lựa chọn hiện đại nhất cho đến ngày nay khi tính toán nhu cầu vốn đối
phó với rủi ro hoạt động chính là sử dụng phương pháp nâng cao (AMA). Theo
phương pháp này, yêu cầu vốn được tính dựa trên hệ thống nội bộ đánh giá rủi ro
hoạt động cơ bản của ngân hàng. Hệ thống không chỉ thống kê thiệt hại bên trong
và bên ngoài thực tế mà còn phân tích theo trình tự thời gian các yếu tố liên quan
đến môi trường kinh doanh cũng như môi trừơng kiểm soát nội bộ của ngân hàng.
Hơn thế nữa, phương pháp AMA còn đạt đến chuẩn mực có thể so sánh
tương đương với phương pháp IRB nâng cao về yêu cầu thống kê cũng như cơ sở
dữ liệu khi mà yêu cầu vốn dựa vào đồ thị thời gian theo độ tăng 1 năm và độ tin
cậy 99.9%. Các ngân hàng được tự do phát triển phương pháp riêng của mình.
- 30 - A
Thêm vào đó, việc một ngân hàng muốn sử dụng AMA cần phải được cơ quan
giám sát chủ quản đồng ý và được sự hỗ trợ của cơ quan này đã làm cho phương
pháp trở nên ít thông dụng hơn so với phương pháp chuẩn.
d/ Các chỉ số then chốt trong quản lý rủi ro vận hành
Đây là các chỉ số về số liệu thống kê liên quan đến vận hành hoạt động,
dùng để nhận biết các lĩnh vực kiểm soát rủi ro hoạt động còn yếu
- Chỉ số về con người: gồm có mức độ thay đổi nhân viên, thời gian làm ngoài
giờ, nghỉ ốm và nghỉ việc nhà, nghỉ phép.
- Chỉ số quản lý kinh doanh: gồm mức độ dao động lỗ lãi, các phát hiện bất lợi
của kiểm toán.
- Chỉ số mở rộng và sử dụng tự động hoá: gồm thời gian hệ thống bị gián đoạn
hoạt động và thời gian chạy chương trình xử lý cuối tháng.
- Chỉ số về quy trình xử lý giao dịch: gồm kiến nại của khách hàng, quá nhiều cân
đối sổ sách, lừa đảo và tổn thất, thống kê khối lượng.
2. 10 nguyên tắc trong Basel về rủi ro hoạt động trong ngân hàng được tóm
tắt như sau:
1- Ban Giám đốc cần nhận thức được về những khía cạnh chủ yếu của rủi ro
hoạt động, thông qua chiến lược về rủi ro hoạt động và cơ cấu cơ bản cho việc
quản lý rủi ro hoạt động, cũng như đảm bảo chắc chắn rằng các nhà quản lý điều
hành cấp cao sẽ là những ngừơi chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro.
2- Các nhà quản lý cấp cao có trách nhiệm thực hiện chiến lược quản lý rủi ro
hoạt động trong toàn bộ tổ chức, phát triển những chính sách và hệ thống liên
quan.
3- Các báo cáo cần phải giúp ban quản lý có thể giám sát hiệu quả của hệ
thống quản lý rủi ro và cho phép ban Giám đốc kiểm soát được công việc quản lý.
4- Các ngân hàng cần phải nhận biết đựơc rủi ro hoạt động trong tất cả các sản
phẩm, hoạt động, quy trình cũng như hệ thống của mình đối với không chỉ các
hoạt động hiện thời mà đối với cả các sản phẩm mới.
5- Các ngân hàng cần phải thiết lập những quy trình cần thiết nhằm đo lường
rủi ro hoạt động.
- 31 - A
6- Các ngân hàng cần phải vận hành một hệ thống giám sát mức độ cọ xát đối
với rủi ro hoạt động và những trường hợp tổn thất của các dòng kinh doanh chủ
yếu.
7- Các ngân hàng cần có các chính sách, quy trình và quy chế để kiểm soát và
giảm nhẹ rủi ro. Họ cần phải đánh giá chi phí và lợi ích của các chiến lược có thể
lựa chọn và điểu chỉnh sự cọ xát với rủi ro của mình một cách phù hợp.
8- Những người giám sát ngân hàng cần yêu cầu ngân hàng phải có một chiến
lược quản lý rủi ro hoạt động hiệu quả như một phần trong việc tiếp cận với quản
lý rủi ro.
Những ngừơi giám sát điều hành thường xuyên có những đánh giá độc lập
đối với các chiến lựơc quản lý rủi ro hoạt động của ngân hàng có liên quan.
Các ngân hàng cần phải công khai đầy đủ trước công chúng để cho phép
những người tham gia trên thị trừơng có thể đánh giá được mức độ cọ xát với rủi
ro hoạt động của họ cũng như chất lượng của việc quản lý rủi ro đó.
3. Mục đích của tự đánh giá trong quy trình QTRR hoạt động:
Tạo ra trách nhiệm giữa các cấp trong tổ chức. Mỗi lĩnh vực kinh doanh
trong Ngân hàng là nơi gánh nhận những rủi ro hoạt động và là nơi tác động cũng
như chịu tác động từ kết quả kinh doanh lãi hay lỗ. Quá trình tự đánh giá giúp cho
việc phân tích rủi ro được rõ ràng và các nhà quản lý trong từng lĩnh vực kinh
doanh sẽ phải có trách nhiệm đối với kết quả hoạt động có được.
Việc tự đánh giá sẽ tạo ra diễn đàn để thảo luận tất cả mọi vấn đề. Vì vậy
việc củng cố văn hoá cởi mở và công khai là cần thiết. Rủi ro cần phải có sự thảo
luận cởi mở để nâng cao nhận thức và phân bổ nguồn lực một cách hợp lý.
Các Ngân hàng sẽ vận hành tốt hơn khi họ dự tính và chủ động giái quyết
các vấn đề trước khi nó xảy ra. Tự đánh giá sẽ cung cấp một phương pháp để nhận
biết các điểm yếu trong kiểm soát của quy trình hiện tại và phát triển các kế hoạch
hành động để loại bỏ các điểm yếu đó.
Các rủi ro hoạt động động chạm đến tất cả các bộ phận của tổ chức, giữa
các lĩnh vực dòng kinh doanh và lĩnh vực hỗ trợ như công nghệ thông tin có sự
phụ thuộc lẫn nhau rất lớn. Tự đánh giá giúp cho các vấn đề về rủi ro có thể được
thảo luận xuyên suốt tổ chức cũng như xem xét các mảng phụ thuộc lẫn nhau đó.
- 32 - A
Để có thể trở thành công cụ hữu ích cho tổ chức, mô hình quản trị rủi ro
phải được thiết kế để hoạt động như một quá trình tiếp diễn liên tục chứ không
phải là một sự kiện đơn lẻ. Chương trình tự đánh giá phải có sự tham gia của hầu
hết các bộ phận chức năng trong tổ chức. Ban quản lý rủi ro hoạt động thường dẫn
dắt quá trình bằng việc xác định quy trình tạo điều kiện thuận lợi và tổng hợp lại
kết quả. Để bảo đảm sự nhất quán và công bằng, các bản tự đánh giá của các bộ
phận kinh doanh cần phải đựơc kiểm tra lại. Ban quản lý rủi ro hoạt động là bộ
phận để ngăn chặn các tự đánh giá chất lượng yếu, tiến hành kiểm soát bước đầu
đối với kết quả của các bản tự đánh giá và sẽ xem xét lại kết quả của các bản tự
đánh giá để kiểm tra sự đầy đủ cũng như nhất quán của chúng.
4. Vai trò của kiểm toán nội bộ trong QTRR
Khi việc tự đánh giá được phát triển lên thì chuyên môn của bộ phận kiểm
toán nội bộ là rất hữu ích trong việc phát hiện ra các vấn đề về kiểm soát trong quá
khứ mà mỗi phòng ban đã từng gặp phải. Khi quá trình tự đánh giá kết thúc, bộ
phận kiểm toán nội bộ sẽ là một phần trong quá trình chấp nhận. Kiểm toán cần
phải xem xét lại toàn bộ chương trình tự đánh giá như một quá trình, đánh giá xem
chương trình như vậy đã đầy đủ và nhất quán chưa, mọi người có cùng tham gia
vào đó không cũng như liệu có thể dựa vào chương trình đó như một công cụ quản
lý hiệu quả hay không.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. TS. Nguyễn Minh Kiều, chủ biên (2007), “ Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại”,
Nhà xuất bản Thống kê.
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang, chủ biên (2007), “ Quản trị rủi ro tài chính”,
Nhà xuất bản Thống kê.
3. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, chủ biên (2006), “ Quản trị rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng”, Nhà xuất bản Thống kê.
4. Tạp chí phát triển kinh tế, số 217, tháng 11/ 2008
5. Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 28, tháng 07/ 2008
6. Nghị định NĐ 141/2006/NĐ-CP ban hành có hiệu lực từ 22/11/2006 quy định
về mức vốn pháp định của ngân hàng
II. Tài liệu tiếng Anh
1. Risk managemant in Banking, Joel Bessis, Copyright_2002 by John Wiley&
Sons Ltd, Banffins Lane, Chichester, West Sussex, PO19 1UD, England.
2. Creating an Operational Risk culture, Peter Donald – Group Head of
Operational & Technology Risk
3. Own Risk and Solvency Assessment, CEIOPS – IGSRR- 09/08.
III. Thông tin tham khảo trên các Websites
1. Ngân hàng nhà nước: www.sbv.gov.vn
2. Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn
3.
4. www.cafef.vn
5. www.marketobservation.com