Từ múa rô băm đến diễn xướng dù kê của người khmer Tây Nam Bộ

Là những cư dân lâu đời ở Đồng bằng sông Cửu Long, người Khmer Nam Bộ trong suốt hành trình lịch sử của mình đã không ngừng dung nạp các yếu tố văn hóa từ Ấn Độ, người Kinh, người Hoa để hình thành một nét văn hóa rất riêng thậm chí khác biệt với những nét văn hóa ở Campuchia mà nghệ thuật Dù kê là một minh chứng. Dù kê ra đời từ nhu cầu thiết thực của người bình dân. Họ muốn truyền tải tình cảm, tâm sự, ước mơ của mình vào các vở diễn. Nhiều yếu tố từ sân khấu, diễn xướng, nhạc cụ, đến diễn viên, đều mang đậm sắc thái dân gian. Cũng từ thực tế sinh động, phong phú và đa dạng đó nên việc bảo tồn gìn giữ và phát triển loại hình nghệ thuật thuật đặc sắc này hiện cũng gặp không ít trở ngại. Cần lắm những công trình lí luận nghiên cứu chuyên sâu hoàn chỉnh về Dù kê, song song với đó là những chính sách hợp lí để truyền dạy, gìn giữ giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc này của đồng bào dân tộc Khmer

pdf3 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Từ múa rô băm đến diễn xướng dù kê của người khmer Tây Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014182 Soá 13, thaùng 3/2014 183 TỪ MÚA RÔ BĂM ĐẾN DIỄN XƯỚNG DÙ KÊ CỦA NGƯỜI KHMER TÂY NAM BỘ Thạch Ba Xuyên1 Tóm tắt Người Khmer là dân tộc thiểu số duy nhất ở Việt Nam có loại hình diễn xướng sân khấu độc đáo, đó là nghệ thuật Dù kê. Trên sân khấu Dù kê, những diễn viên dù chuyên nghiệp hay không chuyên cũng đã kế thừa từ giá trị văn hóa truyền thống. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của nghệ thuật Rô băm đến sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ. Từ khóa: nghệ thuật diễn xướng, Dù kê, Rô băm, Tây Nam Bộ, Khmer Abstract The Khmer is the unique ethnic group in Vietnam which owns the original stage performance. That is Du ke art. On the stage the actors, either professional or unprofessional, heritage the traditional cutural value. In this report, we find out the influence of Ro bam art to the Southern Khmer Du ke art. Key words: performing arts, Du ke, Ro bam, Southwest of Viet Nam, Khmer 1 Trường THPT Mai Thanh Thế - Sóc Trăng 1. Mở đầu Diễn xướng Dù kê là loại hình nghệ thuật đặc trưng của người Khmer Tây Nam Bộ. Song, việc tìm hiểu tường tận loại hình này đến nay vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Loại hình nghệ thuật cổ điển trong diễn xướng của người Khmer là Rô băm. Việc ảnh hưởng từ nghệ thuật Rô băm hay cách hát A day trong dân gian Khmer có tác động như thế nào đến Dù kê. Điều đó, chưa được các nhà nghiên cứu đi sâu lý giải. Trong bài viết này, chúng tôi bước đầu tìm hiểu vấn đề vừa đặt ra nêu trên. 2. Nội dung 2.1. Diễn xướng là thuật ngữ được dùng khá quen thuộc trong nghiên cứu văn học nghệ thuật, đặc biệt là trong nghiên cứu văn học, văn hoá dân gian. Song, trong quá trình nhận diện, nhiều vấn đề liên quan đến thuật ngữ này còn chưa thật sự thống nhất. Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) định nghĩa diễn xướng một cách ngắn gọn là: trình bày các sáng tác dân gian bằng lời lẽ, âm thanh, nhịp điệu. Nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên thấy cần phải: Điều chỉnh đối với quan niệm quen thuộc về tính truyền miệng và tính diễn xướng của văn học dân gian nói riêng, đồng thời cần phải tìm những điều kiện mới của sự lưu truyền và sự tiếp nhận các sản phẩm văn học dân gian (Folklore) nói chung... Khi ghi chép tác phẩm văn học dân gian cần có những ghi chú về hình thức diễn xướng của nó. Tác giả Tô Ngọc Thanh trong bài viết Trình diễn dân gian Việt Nam đặt vấn đề sử dụng thuật ngữ trình diễn thay cho thuật ngữ diễn xướng bởi theo ông “Thuật ngữ diễn xướng” dễ dẫn đến liên tưởng về các loại hình nghệ thuật như âm nhạc, múa, sân khấu, trong đó bao gồm các yếu tố diễn xuất và ca xướng, tức là các nghệ thuật biểu diễn (Performing arts) (...). Để có một hàm nghĩa rộng hơn, thuật ngữ trình diễn (Presentation) tỏ ra thích hợp, theo đó, diễn xướng là một dạng của trình diễn. Những năm gần đây, khái niệm diễn xướng dân gian vẫn được sử dụng để chỉ sự “hiện thực hoá” các tác phẩm văn học dân gian nói riêng, các sinh hoạt văn hoá dân gian nói chung. Điểm cần lưu ý là, các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến nội hàm khái niệm diễn xướng; đã ít nhiều nhận ra sự khác biệt giữa diễn xướng truyền thống và diễn xướng hiện đại; đã lưu tâm đến việc ghi chép, miêu tả diễn xướng bằng nhiều hình thức khác nhau để lưu giữ. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi quan niệm rằng: Nghệ thuật Dù kê hay kịch hát Dù kê được hình thành và phát triển dựa trên nền tảng của múa Rô băm và hát A day. 2.2. Người Khmer là dân tộc duy nhất trong số các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có nghệ thuật sân khấu riêng. Trước khi đạt đến một nền sân khấu Dù kê hoàn chỉnh, người Khmer Nam Bộ đã có những loại hình nghệ thuật diễn xướng sơ khai như hát đối đáp A day, và đỉnh cao của hình thức diễn xướng cổ nhất mà người Khmer Đồng bằng sông Cửu Long còn bảo lưu được là Rô băm. Chúng tôi xin điểm qua vài nét hai loại hình một mang tính dân gian, một mang tính chất cung đình này. Hát A day: là loại hò hát đối đáp do một trai gái thách đố nhau bằng lời thơ, có nhạc đệm. Người trả lời phải dùng thơ đúng số chữ của người hỏi và vần phải đúng khi bắt vào chữ cuối cùng. Mỗi người hát bốn hoặc tám câu. Lối diễn xướng này giống như lối hò đối đáp của người Kinh. Người Khmer bình dân rất thích lối hát A day trong các buổi sinh hoạt vui chơi tại các phum sróc hay tại sân chùa, Rô băm còn có tên gọi là hát rằm hay hát Ream kê, nhưng tên gọi quen thuộc nhất là Rô băm (múa hát Rô băm). Có thể liên tưởng Rô băm của người Khmer với nghệ thuật hát Tiều của người Hoa, hát Bội của người Kinh. Nhiều người gọi sân khấu Rô băm là sân khấu kịch múa, bởi loại vũ kịch mặt nạ này sử dụng múa như một ngôn ngữ chính yếu, hát chỉ là phần phụ. Các điệu múa trong Rô băm vừa sinh động vừa mềm mại. Các điệu múa cơ bản của Rô băm là Rom yeak (múa Chằn), Apsara (múa Tiên), Txu txai (điệu kết hợp của 12 động tác múa), múa khỉ Hanuman, Diễn viên múa trên nền tiếng hát ở hậu trường, múa trên nền nhạc không lời. Lúc đối thoại thì không có nhạc và cũng không có múa. Riêng vai Hề thì không có múa và cũng không có hát, hề chỉ pha trò theo khẩu ngữ hoặc ứng diễn. Rô băm có hai tuyến nhân vật: chính diện và phản diện. Phái chính diện thường là vua, hoàng hậu, công chúa và các nhân vật tài giỏi văn, võ, các loại vật như khỉ, voi, Phái ác tập trung ở nhân vật Chằn. Chằn nữ không mang mặt nạ. Chằn nam mang mặt nạ miệng rộng, nhe nanh, mắt trợn. Chằn thường hò hét, các điệu múa của chằn như Patchơnlơnxách (chân khuỳnh), Mục caxách (đi ngang, ngông nghênh), chiêng-rụn (đi xéo), trơtômpong (múa gậy), chayvơaysét (phản ngựa), 2.3. Người Khmer ở Campuchia gọi loại hình diễn xướng Dù kê của người Khmer miền Tây Nam Bộ là Loukhon Bassăk – tức là kịch múa của vùng Hậu Giang. Loukhon trong ngôn ngữ Khmer bắt nguồn từ chữ lakhou của người Java có nghĩa là bước đi, là chậm rãi, là giản dị. Cả ba nét nghĩa này đều đúng cho một loại hình nghệ thuật biết dung hòa này. Dù kê đã ra đời như một sự kế thừa và phân tích nghệ thuật Rô băm bằng cách thu thập các yếu tố nghệ thuật Việt, Hoa. Tên gọi “dù” trong tiếng Khmer có nghĩa là gom góp, vớt vát, sửa đổi; còn “kê” là kế thừa, là sợi dây nối dài. Tóm lại, Dù kê giống như loại hình nghệ thuật Cải lương của người Kinh. Do phát xuất từ cung đình với những với quy trình chặt chẽ và ổn định, kịch bản của các vở diễn Rô băm đều lấy trong chuyện xưa tích cũ. Khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy các vở diễn của đoàn Rô băm ở ấp Bưng Chông, xã Tài Văn, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) thường biểu diễn các kịch bản về trường ca Ream kê, Sângsalachi, Preleakchinavong, Tứp sangva... được biên soạn sẵn trong lá buông (satra slâc rith). Điều đó vô tình đã làm cho Rô băm không thể chuyển tải các đề tài đương đại và mất dần sức hấp dẫn. Dù kê ra đời nhiều vở diễn ca ngợi đạo lý nhưng đậm chất trữ tình biểu hiện qua những cung bậc cảm xúc của tình yêu đôi lứa trong sáng, cao đẹp. Các đoàn Dù kê thường thể hiện các kịch bản dân gian như Chao Sanh - Chao Thung (cùng motif với Thạch Sanh - Lý Thông của người Kinh), Chao Sro Tôp Chêc (cùng motif với Trần Minh khố chuối), Neang Kòntuốc, Neang Chôngângkam (cùng motif với Tấm Cám), Neang Sê Đa, Ratanavông, ... Về lối biểu diễn của sân khấu Rô băm bắt buộc phải theo một nguyên tắc nhất định như hình thể uốn cong, vừa múa vừa hát và các nhân vật phụ như Chằn (yeak), các con thú như chim đại bàng, ngựa, khỉ, rồng... phải đeo mặt nạ. Trước khi diễn vở tuồng, các đoàn Rô băm phải khai diễn thường là điệu hum rôn (gồm 4 nam, 4 nữ) và múa tính cách chằn (yeak rom gồm một hoặc nhiều chằn tùy vào vở tuồng)... Đây được xem là màn múa bắt buộc để cổ vũ tinh thần cho diễn viên, đồng thời thu hút khán giả bằng những động tác múa uyển chuyển, dịu dàng của các diễn viên với trang phục sặc sỡ đẹp như nàng tiên giáng trần. Và không quá khi nói rằng từ múa Rô băm hành trình của những đường cong là một trong những nhan sắc uyển chuyển sinh động cho nghệ thuật biểu diễn Dù kê. Với khoảng một triệu ba trăm ngàn người, dân tộc Khmer đông thứ hai sau người Kinh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Người Khmer sống xen kẽ Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014182 Soá 13, thaùng 3/2014 183 TỪ MÚA RÔ BĂM ĐẾN DIỄN XƯỚNG DÙ KÊ CỦA NGƯỜI KHMER TÂY NAM BỘ Thạch Ba Xuyên1 Tóm tắt Người Khmer là dân tộc thiểu số duy nhất ở Việt Nam có loại hình diễn xướng sân khấu độc đáo, đó là nghệ thuật Dù kê. Trên sân khấu Dù kê, những diễn viên dù chuyên nghiệp hay không chuyên cũng đã kế thừa từ giá trị văn hóa truyền thống. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của nghệ thuật Rô băm đến sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ. Từ khóa: nghệ thuật diễn xướng, Dù kê, Rô băm, Tây Nam Bộ, Khmer Abstract The Khmer is the unique ethnic group in Vietnam which owns the original stage performance. That is Du ke art. On the stage the actors, either professional or unprofessional, heritage the traditional cutural value. In this report, we find out the influence of Ro bam art to the Southern Khmer Du ke art. Key words: performing arts, Du ke, Ro bam, Southwest of Viet Nam, Khmer 1 Trường THPT Mai Thanh Thế - Sóc Trăng 1. Mở đầu Diễn xướng Dù kê là loại hình nghệ thuật đặc trưng của người Khmer Tây Nam Bộ. Song, việc tìm hiểu tường tận loại hình này đến nay vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Loại hình nghệ thuật cổ điển trong diễn xướng của người Khmer là Rô băm. Việc ảnh hưởng từ nghệ thuật Rô băm hay cách hát A day trong dân gian Khmer có tác động như thế nào đến Dù kê. Điều đó, chưa được các nhà nghiên cứu đi sâu lý giải. Trong bài viết này, chúng tôi bước đầu tìm hiểu vấn đề vừa đặt ra nêu trên. 2. Nội dung 2.1. Diễn xướng là thuật ngữ được dùng khá quen thuộc trong nghiên cứu văn học nghệ thuật, đặc biệt là trong nghiên cứu văn học, văn hoá dân gian. Song, trong quá trình nhận diện, nhiều vấn đề liên quan đến thuật ngữ này còn chưa thật sự thống nhất. Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) định nghĩa diễn xướng một cách ngắn gọn là: trình bày các sáng tác dân gian bằng lời lẽ, âm thanh, nhịp điệu. Nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên thấy cần phải: Điều chỉnh đối với quan niệm quen thuộc về tính truyền miệng và tính diễn xướng của văn học dân gian nói riêng, đồng thời cần phải tìm những điều kiện mới của sự lưu truyền và sự tiếp nhận các sản phẩm văn học dân gian (Folklore) nói chung... Khi ghi chép tác phẩm văn học dân gian cần có những ghi chú về hình thức diễn xướng của nó. Tác giả Tô Ngọc Thanh trong bài viết Trình diễn dân gian Việt Nam đặt vấn đề sử dụng thuật ngữ trình diễn thay cho thuật ngữ diễn xướng bởi theo ông “Thuật ngữ diễn xướng” dễ dẫn đến liên tưởng về các loại hình nghệ thuật như âm nhạc, múa, sân khấu, trong đó bao gồm các yếu tố diễn xuất và ca xướng, tức là các nghệ thuật biểu diễn (Performing arts) (...). Để có một hàm nghĩa rộng hơn, thuật ngữ trình diễn (Presentation) tỏ ra thích hợp, theo đó, diễn xướng là một dạng của trình diễn. Những năm gần đây, khái niệm diễn xướng dân gian vẫn được sử dụng để chỉ sự “hiện thực hoá” các tác phẩm văn học dân gian nói riêng, các sinh hoạt văn hoá dân gian nói chung. Điểm cần lưu ý là, các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến nội hàm khái niệm diễn xướng; đã ít nhiều nhận ra sự khác biệt giữa diễn xướng truyền thống và diễn xướng hiện đại; đã lưu tâm đến việc ghi chép, miêu tả diễn xướng bằng nhiều hình thức khác nhau để lưu giữ. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi quan niệm rằng: Nghệ thuật Dù kê hay kịch hát Dù kê được hình thành và phát triển dựa trên nền tảng của múa Rô băm và hát A day. 2.2. Người Khmer là dân tộc duy nhất trong số các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có nghệ thuật sân khấu riêng. Trước khi đạt đến một nền sân khấu Dù kê hoàn chỉnh, người Khmer Nam Bộ đã có những loại hình nghệ thuật diễn xướng sơ khai như hát đối đáp A day, và đỉnh cao của hình thức diễn xướng cổ nhất mà người Khmer Đồng bằng sông Cửu Long còn bảo lưu được là Rô băm. Chúng tôi xin điểm qua vài nét hai loại hình một mang tính dân gian, một mang tính chất cung đình này. Hát A day: là loại hò hát đối đáp do một trai gái thách đố nhau bằng lời thơ, có nhạc đệm. Người trả lời phải dùng thơ đúng số chữ của người hỏi và vần phải đúng khi bắt vào chữ cuối cùng. Mỗi người hát bốn hoặc tám câu. Lối diễn xướng này giống như lối hò đối đáp của người Kinh. Người Khmer bình dân rất thích lối hát A day trong các buổi sinh hoạt vui chơi tại các phum sróc hay tại sân chùa, Rô băm còn có tên gọi là hát rằm hay hát Ream kê, nhưng tên gọi quen thuộc nhất là Rô băm (múa hát Rô băm). Có thể liên tưởng Rô băm của người Khmer với nghệ thuật hát Tiều của người Hoa, hát Bội của người Kinh. Nhiều người gọi sân khấu Rô băm là sân khấu kịch múa, bởi loại vũ kịch mặt nạ này sử dụng múa như một ngôn ngữ chính yếu, hát chỉ là phần phụ. Các điệu múa trong Rô băm vừa sinh động vừa mềm mại. Các điệu múa cơ bản của Rô băm là Rom yeak (múa Chằn), Apsara (múa Tiên), Txu txai (điệu kết hợp của 12 động tác múa), múa khỉ Hanuman, Diễn viên múa trên nền tiếng hát ở hậu trường, múa trên nền nhạc không lời. Lúc đối thoại thì không có nhạc và cũng không có múa. Riêng vai Hề thì không có múa và cũng không có hát, hề chỉ pha trò theo khẩu ngữ hoặc ứng diễn. Rô băm có hai tuyến nhân vật: chính diện và phản diện. Phái chính diện thường là vua, hoàng hậu, công chúa và các nhân vật tài giỏi văn, võ, các loại vật như khỉ, voi, Phái ác tập trung ở nhân vật Chằn. Chằn nữ không mang mặt nạ. Chằn nam mang mặt nạ miệng rộng, nhe nanh, mắt trợn. Chằn thường hò hét, các điệu múa của chằn như Patchơnlơnxách (chân khuỳnh), Mục caxách (đi ngang, ngông nghênh), chiêng-rụn (đi xéo), trơtômpong (múa gậy), chayvơaysét (phản ngựa), 2.3. Người Khmer ở Campuchia gọi loại hình diễn xướng Dù kê của người Khmer miền Tây Nam Bộ là Loukhon Bassăk – tức là kịch múa của vùng Hậu Giang. Loukhon trong ngôn ngữ Khmer bắt nguồn từ chữ lakhou của người Java có nghĩa là bước đi, là chậm rãi, là giản dị. Cả ba nét nghĩa này đều đúng cho một loại hình nghệ thuật biết dung hòa này. Dù kê đã ra đời như một sự kế thừa và phân tích nghệ thuật Rô băm bằng cách thu thập các yếu tố nghệ thuật Việt, Hoa. Tên gọi “dù” trong tiếng Khmer có nghĩa là gom góp, vớt vát, sửa đổi; còn “kê” là kế thừa, là sợi dây nối dài. Tóm lại, Dù kê giống như loại hình nghệ thuật Cải lương của người Kinh. Do phát xuất từ cung đình với những với quy trình chặt chẽ và ổn định, kịch bản của các vở diễn Rô băm đều lấy trong chuyện xưa tích cũ. Khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy các vở diễn của đoàn Rô băm ở ấp Bưng Chông, xã Tài Văn, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) thường biểu diễn các kịch bản về trường ca Ream kê, Sângsalachi, Preleakchinavong, Tứp sangva... được biên soạn sẵn trong lá buông (satra slâc rith). Điều đó vô tình đã làm cho Rô băm không thể chuyển tải các đề tài đương đại và mất dần sức hấp dẫn. Dù kê ra đời nhiều vở diễn ca ngợi đạo lý nhưng đậm chất trữ tình biểu hiện qua những cung bậc cảm xúc của tình yêu đôi lứa trong sáng, cao đẹp. Các đoàn Dù kê thường thể hiện các kịch bản dân gian như Chao Sanh - Chao Thung (cùng motif với Thạch Sanh - Lý Thông của người Kinh), Chao Sro Tôp Chêc (cùng motif với Trần Minh khố chuối), Neang Kòntuốc, Neang Chôngângkam (cùng motif với Tấm Cám), Neang Sê Đa, Ratanavông, ... Về lối biểu diễn của sân khấu Rô băm bắt buộc phải theo một nguyên tắc nhất định như hình thể uốn cong, vừa múa vừa hát và các nhân vật phụ như Chằn (yeak), các con thú như chim đại bàng, ngựa, khỉ, rồng... phải đeo mặt nạ. Trước khi diễn vở tuồng, các đoàn Rô băm phải khai diễn thường là điệu hum rôn (gồm 4 nam, 4 nữ) và múa tính cách chằn (yeak rom gồm một hoặc nhiều chằn tùy vào vở tuồng)... Đây được xem là màn múa bắt buộc để cổ vũ tinh thần cho diễn viên, đồng thời thu hút khán giả bằng những động tác múa uyển chuyển, dịu dàng của các diễn viên với trang phục sặc sỡ đẹp như nàng tiên giáng trần. Và không quá khi nói rằng từ múa Rô băm hành trình của những đường cong là một trong những nhan sắc uyển chuyển sinh động cho nghệ thuật biểu diễn Dù kê. Với khoảng một triệu ba trăm ngàn người, dân tộc Khmer đông thứ hai sau người Kinh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Người Khmer sống xen kẽ Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014184 Soá 13, thaùng 3/2014 185 với các tộc người khác và cũng trống lúa nước, nhưng với hình thức sống tập trung trong phum sróc, người Khmer vẫn bảo lưu được bản sắc văn hóa vốn có. Mỗi phum sróc của người Khmer không thể thiếu ngôi chùa, nơi thờ Phật, gửi cốt tổ tiên mà còn là nơi bảo tổn thư tích cổ, là trung tâm văn hóa giáo dục. Trong một môi trường văn hóa được bảo tồn chặt chẽ như vậy, người Khmer có điều kiện phát huy loại hình nghệ thuật đại chúng như Dù kê. Các quy chuẩn nghệ thuật sẵn có với những motif ổn định cho phép việc thiết kế sân khấu, đạo cụ bằng bàn tay nghiệp dư. Nếu Rô băm đòi hỏi diễn viên múa chuyên nghiệp, tổ chức sân khấu quy phạm và phức tạp thì với bản chất không chuyên cho phép nghệ thuật Dù kê sống trong đời sống người Khmer Tây Nam Bộ. Biểu hiện sinh động nhất là nguồn diễn viên có thể được huy động từ một phum sróc nào đó. Và thế là trong vài đêm có cô thôn nữ chăm trồng hành, trồng cải đã sống đời hoàng hậu giữa cung đình. Còn người nông dân giỏi cày cấy đã thành hoàng tử nhiều quyền phép sẵn sàng vượt hiểm nguy để đón nhận sự trầm trồ thán phục từ khán giả. Lễ hội đóng một vai trò quan trọng trong đời sống người Khmer. Mỗi năm, người Khmer tổ chức khoảng 22 lễ hội Phật giáo và tín ngưỡng dân gian chưa kể số lễ tết theo phong tục tập quán cổ truyền. Các lễ hội dân gian trước là để làm phước như cách gọi Bean của người Khmer, sau là cơ hội để thỏa sức múa hát và bao giờ cũng phải có A day, Rô băm, Dù kê. Ngoài những lễ hội cố định hành năm như Phật Đản, nhập hạ, xuất hạ, dâng y, đắp núi cát, đặt cơm vắt, Cũng có những lễ hội vài năm mới tổ chức một lần như Bean Chol Sama. Hệ thống lễ hội dày đặc đã lưu giữ vững chắc bản sắc văn hóa Khmer. Vì lời nhắc nhở ngàn đời luôn được gửi trong những âm sắc rực rỡ, trong những nghi thức cổ truyền trang trọng và trong những vở Dù kê mà quá khứ dân tộc luôn ẩn hiện sau những tuồng tích ngợi ca nhân nghĩa và niềm tin vào cái thiện Là một dân tộc sùng bái đạo Phật, người Khmer đưa luật nhân quả vào hầu hết các vở diễn. Như vở Hoàng tử Linh Thum, nhân vật có nhiều loại người, loại thú, nhiều tình tiết đan xen nhưng vẫn lấy tư tưởng Phật giáo làm chủ đạo để cuối cùng dù khó khăn trắc trở đến mấy thì thiện vẫn thắng ác đúng như sự chờ đợi của người xem. 3. Kết luận Là những cư dân lâu đời ở Đồng bằng sông Cửu Long, người Khmer Nam Bộ trong suốt hành trình lịch sử của mình đã không ngừng dung nạp các yếu tố văn hóa từ Ấn Độ, người Kinh, người Hoa để hình thành một nét văn hóa rất riêng thậm chí khác biệt với những nét văn hóa ở Campuchia mà nghệ thuật Dù kê là một minh chứng. Dù kê ra đời từ nhu cầu thiết thực của người bình dân. Họ muốn truyền tải tình cảm, tâm sự, ước mơ của mình vào các vở diễn. Nhiều yếu tố từ sân khấu, diễn xướng, nhạc cụ, đến diễn viên, đều mang đậm sắc thái dân gian. Cũng từ thực tế sinh động, phong phú và đa dạng đó nên việc bảo tồn gìn giữ và phát triển loại hình nghệ thuật thuật đặc sắc này hiện cũng gặp không ít trở ngại. Cần lắm những công trình lí luận nghiên cứu chuyên sâu hoàn chỉnh về Dù kê, song song với đó là những chính sách hợp lí để truyền dạy, gìn giữ giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc này của đồng bào dân tộc Khmer. Tài liệu tham khảo Chu Xuân Diên. 2002. Văn hóa dân gian và những biến đổi văn hóa – xã hội hiện nay in trong Văn hóa dân gian và sự phát triển văn hóa đô thị. NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội. Hoàng Phê. 1994. Từ điển Tiếng Việt. NXB Giáo dục. Hà Nội. Nhiều tác giả. 1977. Kỷ yếu Hội nghị khoa học chuyên đề: Mối quan hệ giữa diễn xướng dân gian và nghệ thuật sân khấu. Viện Nghệ thuật - Bộ Văn hóa. Hà Nội. Nguyễn Hằng Phương. 2010. Diễn xướng ca dao theo dòng thời gian. Tạp chí Nghiên cứu văn học. số 6. Tô Ngọc Thanh. 2007. Trình diễn sân khấu dân gian Việt Nam in trong Ghi chép về văn hóa và âm nhạc. NXB. Khoa học xã hội. Hà Nội. Trần Minh Thương. 2012. Nghệ thuật hát Dù kê của người Khmer Sóc Trăng, Văn hóa Phật giáo. ngày 15 tháng 6 năm 2012. Trần Minh Thương. 2013. Văn hóa dân gian phi vật thể của người Khmer Sóc Trăng. Công trình đạt giải Ba của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam. NGHỆ THUẬT DÙ KÊ VÀ SỰ GIAO THOA VỚI CÁC LOẠI HÌNH SÂN KHẤU CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á Tài Lê Khanh 1 Tóm tắt Bài viết giới thiệu khái quát những điểm chung của nền nghệ thuật Đông Nam Á và một số loại hình sân khấu truyền thống tiêu biểu của Đông Nam Á. Trên cơ sở đó, bước đầu tìm hiểu những nét giao thoa giữa nghệ thuật Dù kê Khmer Nam Bộ và các loại hình nghệ thuật sân khấu Đông Nam Á. Từ khóa: tính độc nhất của sân khấu Dù kê, loại hình nghệ thuật đặc biệt, sân khấu truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ, nghệ thuật âm nhạc truyền thống - dàn dựng biểu diễn. Abstract This paper is to introduce general points between the art of Southeast Asia and some typical types of traditional theatre of Southeast Asia. On that basis, this paper is also to find out interference between Southern Khmer Du ke and Southern Asia art. Keys work: the unique of Du ke theater, distinctive form of art, the Southern Khmer’s traditional theatre, traditional musical art- choreograph performance. 1 Bộ môn Quản trị Văn phòng - Trường Đại học Trà Vinh 1. Đặt vấn đề Ở Nam Bộ, người Khmer cư trú ở hầu hết các tỉnh thành nhưng tập trung đông nhất là ba tỉnh miền Tây Nam Bộ: Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang. Người Khmer rất thân thiện, vui vẻ và có năng khiếu về âm nhạc, diễn ca. Người Khmer là dân tộc thiểu số duy nhất có hình thức sân khấu riêng còn hoạt động cho đến ngày nay, đó là hai loại hình sân khấu dân gian cổ truyền nổi tiếng: Dù kê và Rô băm độc đáo với nhiều đoàn hát hàng năm lưu diễn theo mùa. Vị trí của nền văn nghệ dân gian trong lịch sử dân tộc là rất lớn, không chỉ bởi giá trị tự thân mà còn vì đó là nguồn cảm hứng, là “bầu sữa” nuôi dưỡng nghệ thuật ca múa nhạc, sân khấu chuyên nghiệp Khmer đương đại. Trong nền sân khấu truyền thống Khmer, Dù kê trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống người Khmer Nam Bộ. Lịch sử hàng trăm năm của sân khấu truyền thống đã khẳng định cái gì do nhân dân sáng tạo ra, thì cái đó có chỗ đứng trong đời sống tinh thần của họ. Vấn đề văn hóa nói chung, nghệ thuật nói riêng, nhất là nghệ thuật truyền thống Đông Nam Á đang được các nhà quản lí nhà nước, nhà nghiên cứu quan tâm bởi tính đa dạng, phong phú và vai trò, vị trí quan trọng của nó. Phân tích làm rõ nét tính độc đáo của nghệ thuật truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đặc biệt là nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer Nam Bộ, đồng thời rút ra những nét khác biệt về văn hóa, nghệ thuật khu vực gắn với điều kiện kinh tế- xã hội- lịch sử đặc thù của mỗi dân tộc sẽ nâng cao hiểu biết, tăng mối giao lưu và đề cao sự tôn trọng lẫn nhau. Bài viết đề cập đến nhiều nói nét tương đồng, điểm sáng tạo của nghệ thuật Dù kê của đồng bào Khmer. 2. Điểm chung của nền nghệ thuật truyền thống Đông Nam Á 2.1. Văn hóa lúa nước là điểm chung của các nền văn hóa truyền thống Đông Nam Á Đông Nam Á là một trong những khu vực có nền văn hóa cổ xưa của thế giới. Nền văn hóa ở đây vừa được hội tụ những nét văn hóa Đông-Tây, vừa mang sắc thái độc đáo, muôn hình muôn vẻ. Đặc biệt là nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Sự ra đời của văn minh nông nghiệp lúa nước một phần do môi trường qui định, mặt khác là do cách lựa chọn và ứng xử của cư dân tại đây. Cũng chính nền văn hóa lúa nước này đã chi phối đến tất cả các mặt đời sống của cư dân trong khu vực: Do yêu cầu sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là công tác thủy lợi, đắp đê và bảo vệ vùng đất màu mỡ, các tộc người đã liên kết lại trong một hệ thống chính trị gồm nhiều “mường” do một tù trưởng của mường lớn có ưu thế về quân sự, kinh tế hay tôn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftu_mua_ro_bam_den_dien_xuong_du_ke_cua_nguoi_khmer_tay_nam_b.pdf