Đây là bài học có ý nghĩa xã hội. Ngôn ngữ học ngày nay đã có rất nhiều thành tựu
nghiên cứu về hành động ngôn từ, thể diện, ph-ơng châm hội thoại v.v. Các nghiên cứu
tập trung chủ yếu vào chức năng giao dịch (truyền thông tin) và t-ơng tác (tạo quan hệ) của
ngôn ngữ. Nh- GS. Nguyễn Lai đã khẳng định: “với Hồ Chí Minh, chức năng nhận thức và
chức năng giao tiếp không có mục đích tự thân, trái lại nó phải chuyển hoá lẫn nhau để cùng
h-ớng tới cái đích cuối cùng cụ thể hơn và xác đáng hơn, đó là kích thích hành động xã hội của con
ng-ời”23
Bài học thứ ba: chú ý đến khả năng giao tiếp
Đây là bài học về rèn luyện ngữ năng, năng lực diễn ngôn, năng lực ngôn ngữ-xã hội,
năng lực chiến l-ợc của ng-ời sản sinh ngôn ngữ. Cũng nh- hai bài học trên, bài học này
còn mãi giá trị. Nó có ý nghĩa trong việc rèn luyện không những chỉ tiếng Việt, mà cả ngoại
ngữ. Nó có ý nghĩa không chỉ với những ng-ời mới học tiếng Việt và ngoại ngữ, mà còn có ý
nghĩa với cả những ng-ời đã học ở trình độ t-ơng đối cao (nh- cử nhân) và trình độ cao (nh-
trình độ sau đại học). Có những khoá luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ, trích dẫn dài dài,
ông này ông nọ (một kiểu mới của “tình hình thế giới, tình hình Đông D-ơng” trong nghiên
cứu), nh-ng tìm mãi chẳng thấy ý t-ởng của tác giả đâu.
Đây cũng là bài học trong xây dựng các ch-ơng trình giảng dạy ngoại ngữ lấy ng-ời học
làm trung tâm. Nó đòi hỏi ng-ời làm ch-ơng trình l-ợng hoá tri thức và kỹ năng ngôn ngữ
cung cấp cho ng-ời học để đảm bảo một khả năng giao tiếp thực sự. Đây cũng là bài học cho
những ng-ời phiên dịch để tự hoàn thiện mình cả về hai thứ tiếng, bấy lâu nay, trong giới
phê bình, cụm từ “ngô nghê nh- văn dịch” nghe đã quen tai. Phải chăng khả năng giao tiếp
bằng tiếng Việt của dịch giả có vấn đề???
9 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Từ phương châm lấy quần chúng làm gốc đến chiến lược ngôn từ của chủ tịch Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ ph−ơng châm lấy quần chúng làm gốc
đến chiến l−ợc ngôn từ của chủ tịch hồ chí minh
Nguyễn Xuân Thơm
1. Đặt vấn đề
Nghiên cứu ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh là một h−ớng tiếp cận tầm cao t− t−ởng Hồ
Chí Minh, vì, nh− các Giáo trình ngôn ngữ học đại c−ơng th−ờng nói, ngôn ngữ là khả năng
có tính con ng−ời cao nhất, đặc thù nhất trong tất cả các khả năng sẵn có (và có thể sẽ có) của
con ng−ời. A-ri-xtốt cho rằng “Lời nói là sự thể hiện những kinh nghiệm của trí tuệ, còn chữ
viết là sự thể hiện của lời nói”1. Nói cách khác, ngôn ngữ (gồm nói và viết) là sự thể hiện
kinh nghiệm của trí tuệ của một con ng−ời. Tuy vậy, nghiên cứu, tiếp cận chiến l−ợc ngôn từ
của Chủ tịch Hồ Chí Minh là công việc không đơn giản, mặc dù ngôn ngữ của Ng−ời rất
bình dị. Sự bình dị ngôn từ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là kết tinh của một cơ chế điều hành
ngôn ngữ, hình thành từ một chiến l−ợc ngôn từ do Ng−ời đặt ra một cách t−ờng minh: viết
gì? viết nh− thế nào? viết cho ai? Cái “h−ớng t−ơng thích”2 (direction of fit) của Ng−ời là h−ớng
cách mạng về quần chúng và h−ớng quần chúng về cách mạng.
2. Ph−ơng châm lấy quần chúng làm gốc
Trong các nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở ta, đã có hẳn một mảng đề tài
nghiên cứu chuyên về phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh. Nếu một danh mục các tài liệu
tham khảo nh− đã trình bày trong “Tiếng Việt và nhà văn hoá lớn Hồ Chí Minh”3 là đầy đủ,
thì ở Việt Nam hiện có trên 40 công trình nghiên cứu về ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong bài viết này chúng tôi không đặt vấn đề xem xét phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh
nh− một sản phẩm nghệ thuật, mà đặt vấn đề tiếp cận chiến l−ợc ngôn từ của Chủ tịch Hồ
Chí Minh trên cơ sở h−ớng t−ơng thích của ngôn từ trong hoạt động giao tiếp. Theo GS.
Nguyễn Lai:
“Lâu nay chúng ta nói nhiều đến mô hình điều hành ngôn ngữ viết gì, viết cho ai, viết
nh− thế nào của Bác. Theo tôi, khi nghiên cứu, nếu không đặt mô hình này vào quỹ đạo của
sự thực thi đ−ờng lối quần chúng trong ngôn ngữ một cách toàn diện của Ng−ời thì có lẽ ta
khó đánh giá đúng mức quyết tâm chiến l−ợc trong t− t−ởng ngôn ngữ Hồ Chí Minh. Đồng
thời, mặt khác, nếu đặt mô hình trên vào quỹ đạo của đ−ờng lối quần chúng trong ngôn
ngữ, nh−ng về mặt ph−ơng pháp, ng−ời nghiên cứu không nhìn nó d−ới ánh sáng mới của lý
thuyết tiếp nhận, thì tính định h−ớng triệt để vào đối t−ợng tiếp nhận (vốn là cái cốt lõi của
mô hình để thực thi đ−ờng lối quần chúng trong t− t−ởng ngôn ngữ của Ng−ời) sẽ không có
điều kiện nhận dạng thấu đáo. Và phải chăng đây cũng là tiền đề có thể dẫn đến việc dung tục
hoá theo h−ớng xã hội học những vấn đề lý thuyết chuyên sâu...” (Nguyễn Lai, “Diễn đàn của các
nhà khoa học”, Văn nghệ, số 48 (29-11-2003)).
1 Robins, L−ợc sử Ngôn ngữ học, Hoàng Văn Vân dịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.42.
2 Xem: Searle (1976), Derect and Indirect Speech Acts, CUP.
3 Nguyễn Lai, Tiếng Việt và nhà văn hoá lớn Hồ Chí Minh, sđd, tr.205-208.
Nh− vậy, muốn nhìn nhận cơ chế viết gì? viết nh− thế nào? viết cho ai? cho thật đúng
đắn thì, bên cạnh những thứ khác, phải đặt nó (cơ chế này) vào trong khung cảnh thực thi
đ−ờng lối quần chúng trong ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây thực sự là một “sự mở
rộng có dụng ý gắn với quá trình điều chỉnh về một cách nhìn” (Phạm Đình Ân, Văn nghệ,
số 48 (29-11-2003)), ít nhất ở hai khía cạnh. Thứ nhất, cơ chế viết gì? viết nh− thế nào? viết
cho ai? là một cơ chế không chỉ đ−ợc biểu hiện trên bình diện hình thức của văn bản hay
diễn ngôn, trong cơ chế bên trong diễn ngôn, mà là một cơ chế động, h−ớng về đối t−ợng tiếp
nhận, h−ớng về toàn dân, về dân chúng, về đông đảo quần chúng cách mạng. Thứ hai, nh−
một hệ quả, việc mở rộng cách nhìn từ tính quần chúng sang đ−ờng lối quần chúng trong
ngôn ngữ, nghĩa là từ cách nhìn tĩnh sang cách nhìn động, từ đánh giá định tính sang đánh
giá vận động, về h−ớng t−ơng thích của ngôn từ, về mặt ph−ơng pháp luận, là sự điều chỉnh
từ cách nhìn của ngữ pháp văn bản, sang cách nhìn của lý thuyết giao tiếp. Lý thuyết giao
tiếp phân biệt ba yếu tố có tác động trực tiếp đến nhau, hình thành quá trình giao tiếp xã hội,
đó là:
Ng−ời sản sinh ngôn ngữ-Thông điệp-Ng−ời tiếp nhận ngôn ngữ
Ng−ời sản sinh ngôn ngữ (hay còn gọi là ng−ời gửi thông điệp, chủ thể giao tiếp) là ng−ời
nói, ng−ời viết. Thông điệp là nội dung thông tin đ−ợc hiện thức hoá d−ới hình thức văn bản
hay diễn ngôn (kích cỡ vật chất một văn bản, một diễn ngôn có thể từ một từ đến một
tr−ờng thiên tiểu thuyết). Đôi khi thông điệp cũng đ−ợc hiện thực hoá bằng những ph−ơng
tiện cận ngôn, hay ngôn ngữ cử chỉ. Ng−ời tiếp nhận ngôn ngữ ở đây là ng−ời nghe, ng−ời
đọc. Quá trình giao tiếp sẽ bị phá vỡ nếu nh− ng−ời tiếp nhận không hiểu đ−ợc thông điệp
của ng−ời gửi, hoặc sẽ bị giảm hiệu quả nếu ng−ời tiếp nhận hiểu không hết thông điệp hoặc
hiểu sai thông điệp. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học cho rằng khi thông điệp bị hiểu sai
tình hình sẽ dẫn theo hai h−ớng: hiểu sai theo h−ớng tích cực (hiện t−ợng làm tốt nghĩa) và
hiểu sai theo h−ớng tiêu cực (hiện t−ợng làm xấu nghĩa), nh−ng dù theo h−ớng nào thì nó
cũng là cơ sở của sự bất đồng, và vì thế rất nguy hiểm. Nguy hiểm hơn cả khi chính bản
thân quá trình giao tiếp không đ−ợc thực hiện.
Ba yếu tố của quá trình giao tiếp hoạt động luân chuyển. Khi tiếp nhận ngôn ngữ, ng−ời
tiếp nhận sẽ có những phản hồi và để thực hiện phản hồi đó, ng−ời tiếp nhận lại trở thành
ng−ời sản sinh ngôn ngữ. Nh−ng dù ng−ời sản sinh/ng−ời tiếp nhận đổi vai, thông điệp đ−ợc
hiện thân trong văn bản/diễn ngôn luôn là yếu tố kết nối, và là cốt lõi của quá trình giao tiếp.
Nh− vậy, nói đến ph−ơng châm lấy quần chúng làm gốc trong chiến l−ợc ngôn từ Chủ
tịch Hồ Chí Minh chính là nói đến một hệ nguyên tắc sản sinh ngôn ngữ phù hợp với đối
t−ợng tiếp nhận, và để đ−ợc nh− vậy, nó phải tính đến các đặc điểm của đối t−ợng tiếp nhận.
Trong bối cảnh lịch sử cụ thể của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đối t−ợng đó là quần
chúng cách mạng. Nói cách khác, chính quần chúng là tiền đề nội dung cho hoạt động ngôn
ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đi chệch khỏi tiền đề này, quá trình giao tiếp sẽ khó đạt
hiệu quả mong đợi (và tệ hại hơn, có thể gây hiểu lầm! Và nếu có sự hiểu lầm, sự thể còn tồi
tệ hơn khi quá trình giao tiếp không đ−ợc thực hiện, vì hiểu lầm có thể dẫn đến bất đồng).
Chúng tôi chia sẻ nhận định của GS. Nguyễn Lai: “Ta không bao giờ đ−ợc quên rằng sức
mạnh ngôn ngữ nơi Ng−ời là sức mạnh ngôn ngữ luôn h−ớng về quần chúng, lấy sự kích
thích hành động cách mạng chân chính của quảng đại quần chúng làm tiền đề”
Bác căn dặn (trong Sửa đổi lối làm việc, tháng 10/1947):
“Nhiều ng−ời t−ởng rằng viết gì, nói gì, ng−ời khác cũng đều hiểu đ−ợc cả. Thật ra hoàn
toàn không nh− thế”4
Bác l−u ý phải tính đến trình độ ng−ời tiếp nhận khi viết:
“Mình viết ra cốt là để giáo dục, cổ động, nếu ng−ời xem mà không hiểu đ−ợc, không nhớ
đ−ợc, là viết không đúng, nhằm không đúng mục đích. Mà muốn cho ng−ời xem hiểu
đ−ợc, nhớ đ−ợc, làm đ−ợc, thì phải viết cho đúng trình độ ng−ời xem”5
Muốn thế, phải tránh lấy mình làm trung tâm:
“Phải học cách nói, tiếng nói của quần chúng. Có nhà thơ nào nói “Tóc c−ời, tay hát” thì
thật là “hoang vu”! Có nhà văn nói: “Cặp mắt ông cụ già đĩnh ngộ” thì thật là “ngộ nghĩnh”!6
Chúng tôi xin đ−ợc mạo muội nghĩ rằng nếu có một lý thuyết hội thoại mang tên Bác,
trong lý thuyết ấy, chắc chắn sẽ có ph−ơng châm: Lấy quần chúng làm gốc. Ph−ơng châm
này sẽ có các tiêu chí của ph−ơng châm cần yếu và xác thực (relevance) trong lý thuyết hội
thoại hiện đại. Nh− GS. Nguyễn Lai đã khẳng định: “Trong khoa học, đặc biệt trong khoa
học xã hội, nhiệt tình và triệt để cách mạng đôi khi bao hàm trong bản thân nó sự trùng lặp
khách quan về những tiền đề chung nào đó nh− một sự lồng ghép tự nhiên giữa khoa học và
cách mạng. Và trong sự lồng ghép tự nhiên vốn lúc đầu không dễ nhận biết ấy, theo quy
luật chung, đối t−ợng đ−ợc tạo ra từ tầm nhìn triệt để của nhiệt tình cách mạng trở thành
đối t−ợng mới cho sự phát triển của tầm nhìn khoa học chuyên sâu, cũng là lẽ đ−ơng
nhiên”7. Vâng, đúng nh− vậy. Vì nếu, nh− Lênin đã chỉ ra, nhiệt tình đi với sự dốt nát sẽ tạo
thành sự phá hoại, không tạo ra cách mạng. Vì bản thân cách mạng, bao hàm trong nó một
ẩn dụ về sự xoay vần trong vận động vũ trụ, luôn là sự vận động theo quy luật lên phía
tr−ớc, một vận động h−ớng đích, và khoa học luôn là cuộc khám phá thú vị các quy luật và
lý giải chúng. Cách mạng có một tiền đề sức mạnh, đó là lực l−ợng toàn dân và khoa học có
một tiền đề khám phá, đó là đặc điểm của khối sức mạnh toàn dân đó. Trong tr−ờng hợp
cách mạng dậm chân tại chỗ, nghĩa là sự vận động lên phía tr−ớc bị đ−a về tốc độ bằng
không, khoa học vẫn có một tiền đề về đối t−ợng (không vận động ấy), và đến l−ợt nó, khoa
học, bằng khám phá và lý giải, trở thành lực l−ợng khởi động cho vận động cách mạng. Lúc
này, phải chăng chính sức mạnh khoa học là lực l−ợng cách mạng?
Nh−ng trong tr−ờng hợp đang xét, Bác đến với khoa học từ cách mạng, đúng nh− GS.
Nguyễn Lai đã nhận định; tầm nhìn cách mạng của Bác đã tạo ra tầm nhìn ngôn ngữ, tạo
ra một chiến l−ợc ngôn ngữ h−ớng về toàn dân, về phía “quần chúng” nh− tr−ớc nay vẫn
quen nói, nghĩa là h−ớng về đối t−ợng tiếp nhận, mang thông tin, mang t− t−ởng cách mạng
đến cho đối t−ợng tiếp nhận. Nói nh− Chomsky: “Ngôn ngữ đ−ợc sử dụng để truyền tải
thông tin, nh−ng nó (ngôn ngữ) cũng phục vụ nhiều mục đích khác: thiết lập quan hệ ng−ời-
ng−ời, biểu đạt hay làm t−ờng minh t− t−ởng, để vui chơi, để hoạt động sáng tạo về tinh
4 Hồ Chí Minh, Về Văn hóa, Văn nghệ, trong Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Tr−ờng Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn
Chí Thanh, Nhà Xuất Bản Văn hoá, H 1976, tr 57.
5 Hồ Chí Minh, Về Văn hoá Văn nghệ, sđd, tr.72.
6 Hồ Chí Minh, Về Văn hoá Văn nghệ, sđd, tr.72.
7 Nguyễn Lai, Văn nghệ số 48, tr 15
thần, để thu nhận hiểu biết, và để v.v... và v.v... Theo ý kiến tôi, không có lý do gì để giành
địa vị −u ái cho ph−ơng thức này hay ph−ơng thức kia. Song nếu buộc phải lựa chọn, tôi sẽ
nói một điều thật kinh điển và t−ơng đối khuôn sáo: ngôn ngữ phục vụ chủ yếu cho mục
đích biểu đạt t− t−ởng”. (Chomsky, 1988). Với Bác, ngôn ngữ trở thành cây cầu nối về t−
t−ởng, và hơn nữa, là ph−ơng tiện hành động.
3. Quan điểm ngôn ngữ là ph−ơng tiện hành động
Tr−ớc khi bàn tiếp về việc tính đến đối t−ợng giao tiếp nh− là xuất phát điểm cho một
đ−ờng lối quần chúng trong ngôn ngữ của Bác, chúng tôi muốn có một đoạn tạm gọi là
“ngoại đề”, có thể làm tiền giả định cho sự ngạc nhiên của chúng tôi (sẽ nêu d−ới đây).
Năm 1954, Abraham H. Maslow, giáo s− Đại học Brandeis (Mỹ), xuất bản cuốn sách nổi
tiếng, “Động cơ và Nhân cách”8, trong đó ông nêu ra một thang bậc nhu cầu, gồm 7 bậc:
1. Các nhu cầu về thể chất, gồm nhu cầu sinh tồn, ăn, uống, nghỉ ngơi, thở không khí,
vui chơi, giải trí
2. Các nhu cầu về sự an toàn, nhu cầu đ−ợc bảo vệ, đ−ợc che chở
3. Các nhu cầu về yêu th−ơng và gắn bó
4. Các nhu cầu đ−ợc quý trọng, bao gồm (i) các nhu cầu về tự do và độc lập, các nhu cầu
về sức mạnh, năng lực và lòng tin cậy, (ii) −ớc muốn về vị thế xã hội, về sự kính nể của
ng−ời khác
5. Nhu cầu tự thể hiện bản thân, bao gồm khát vọng và nỗ lực để thực hiện mơ −ớc của
con ng−ời
6. Các nhu cầu nhận thức, nhu cầu hiểu biết và khám phá
7. Các nhu cầu về thẩm mỹ, có thể thấy nhu cầu của con ng−ời trải ra trên một phạm vi
rất rộng, và làm cơ sở cho mỗi hành vi con ng−ời, trong đó có hành vi ngôn ngữ, thậm chí
nghệ thuật sử dụng ngôn từ9. Ngôn ngữ học cuối thế kỷ XX cho rằng hai chức năng chính
của ngôn ngữ là t−ơng tác (biểu đạt thái độ) và giao dịch (truyền tải thông tin). Một cách tỉ
mỉ hơn, trên cơ sở nhu cầu, các chức năng của ngôn ngữ đ−ợc xác định nh− sau10:
Chức năng thông tin (truyền tải thông tin)
Chức năng biểu cảm (truyền tải các trạng thái tình cảm)
Chức năng cầu khiến (tìm cách tác động đến hành vi của đối t−ợng giao tiếp)
Chức năng xã giao (tìm cách tác động đến quan hệ với đối t−ợng giao tiếp)
Chức năng nghệ thuật (tìm cách biểu hiện t− t−ởng và tình cảm theo lối độc đáo riêng)
Chức năng siêu ngôn ngữ (dùng ngôn ngữ để nói về chính ngôn ngữ)
Chức năng ngữ cảnh (tạo tình huống giao tiếp)
Lịch sử ngôn ngữ học cho thấy, những nhận thức trên về đối t−ợng giao tiếp và chức
năng ngôn ngữ mới có ở nửa sau của thế kỷ XX, còn trong nửa đầu thế kỷ XX, ngôn ngữ học
8 Abraham H. Maslow, Motivation and Perrsonality , Harper and Row, New York, 1964.
9 Nierenberg, dựa trên thuyết nhu cầu, đã viết một cuốn sách nổi tiếng “Nghệ thuật th−ơng l−ợng
10 Theo Dell Hymes (1972), Roman Jakobson (1960).
chủ yếu xoay quanh hình thức của ngôn từ, từ một langue t−ơng đối tĩnh tại sang một
parole mang tính cá nhân. Mãi đến những năm 1940, các khái niệm về tình huống, ngữ
cảnh tình huống mới đ−ợc nhắc đến, nh− một phát hiện tình cờ của dịch thuật. Mãi đến
những năm 1960, Austin11, nhà triết học ng−ời Anh mới nói đến thuyết hành động ngôn ngữ
và cũng phải chọn Đại học Harvard là nơi trình bày (Có nghĩa là đến thời điểm này lý
thuyết hành động ngôn ngữ còn có thể khó đ−ợc chấp nhận ở những nơi khác, kể cả n−ớc
Anh, quê h−ơng của nhà triết học. Ngày nay, thuyết hành động ngôn ngữ đ−ợc nói đến trong
hầu hết các giáo trình ngôn ngữ học. Nh−ng đó là ngày nay).
Với Bác, tr−ớc sau ngôn ngữ phải là ph−ơng tiện hành động. Bác khẳng định trong
Đ−ờng Cách Mạng: “Văn ch−ơng và hi vọng của sách này chỉ ở trong hai chữ cách mạng,
cách mạng và cách mạng, và sách này chỉ −ớc ao sao cho đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ
lại rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết làm cách mạng”.
Bác nói với văn nghệ sỹ và trí thức Nam Bộ, ngày 22/5/1947: “Ngòi bút của các bạn cũng
là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà, mà anh em văn hoá và trí thức
phải làm cũng nh− là những chiến sỹ anh dũng trong công cuộc kháng chiến để giành lại
quyền thống nhất và độc lập cho Tổ quốc”12
Điều đáng ngạc nhiên là, Bác, đúng nh− GS. Nguyễn Lai đã nhận định “không phải là
nhà ngôn ngữ học. Nh−ng vì chủ tr−ơng dựa vào quần chúng để vận động cách mạng nên
Ng−ời luôn luôn trong t− thế sử dụng và tìm cách định h−ớng để mọi ng−ời sử dụng sao cho
tiếng Việt có thể phát huy tối đa hiệu lực của nó trong hoạt động thực tiễn cách mạng”13. Với
Bác, ngôn từ là vũ khí, là ph−ơng tiện để mang cách mạng đến với quần chúng đang bị lầm
than và áp bức và mang quần chúng đến với cách mạng, đang đ−ợc nhen lên, đang cháy lên,
xua tan đêm tr−ờng nô lệ và đau khổ. Ph−ơng châm lấy quần chúng làm gốc có gốc tích từ
đó, có động lực từ đó; nó không phải là một thuộc tính nằm trọn trong phạm trù hình thức;
nó là một đặc điểm đ−ợc hình thành trong một tập hợp các mối quan hệ phức tạp giữa ng−ời
sản sinh ngôn ngữ-ngôn ngữ, giữa ng−ời sản sinh ngôn ngữ-mục tiêu phát ngôn, và giữa
ng−ời sản sinh ngôn ngữ-ng−ời tiếp nhận ngôn ngữ.
Nói cách khác, ph−ơng châm lấy quần chúng làm gốc trong sử dụng ngôn ngữ của Bác
một mặt “tiền giả định” một cách hiểu rằng nghĩa của từ không nằm trong từ mà nằm trong
nhận thức của mỗi chúng ta với t− cách ng−ời sản sinh, ng−ời tiếp nhận ngôn ngữ, mặt
khác, phản ánh mối quan hệ giữa ngôn ngữ và t− duy, ngôn ngữ và phản ánh thực tại, một
đặc điểm nội dung. Hay nói nh− GS. Nguyễn Lai “Từ góc độ ngôn ngữ, nghĩ cho cùng, không
có hành động cải tạo nào mà không bắt đầu từ nhận thức. Và do vậy khi trao một định
h−ớng nhận thức mới cho cộng đồng là những nhà cách mạng, nhà t− t−ởng, nhà văn hoá
lớn, đồng thời cũng đã trao luôn một định h−ớng hành động mới cho cộng đồng thông qua
ngôn ngữ”14.
11 Austin (1975), How to Do Things with Words, OUP.
12 Hồ Chí Minh, Về Văn hoá Văn nghệ, sđd , tr.53.
13 Nguyễn Lai, Sđd, tr.9.
14 Nguyễn Lai, Văn nghệ, số 48, tr.15.
4. Quan điểm giao tiếp
Hành động ngôn từ, cũng giống nh− bất kỳ một kiểu hành động thực tiễn nào khác, đòi
hỏi ng−ời hành động phải có năng lực. Bên cạnh ngữ năng (linguistic competence, thuật ngữ
của Noam Chomsky, nhà ngôn ngữ học lớn thế kỷ XX), tri thức về ngôn ngữ còn cần phải có
dụng năng (pragmatic competence, thuật ngữ của Noam Chomsky), hay năng lực giao tiếp
(communicative competence, thuật ngữ của Dell Hymes). Năng lực giao tiếp bao gồm:
Khả năng ngữ pháp (grammatical competence), hay ngữ năng (linguistic competence) theo
thuật ngữ của Chomsky. Ngữ năng là toàn bộ tri thức ngôn ngữ của một cá nhân, gồm khả
năng làm chủ các quy tắc ngữ pháp, các đơn vị từ vựng, các quy tắc ngữ âm, các đơn vị ngữ
nghĩa (nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ngôn, nghĩa từ nguyên học v.v...), các biện pháp tu từ.
Khả năng ngôn ngữ học xã hội (sociolinguistic competence). Đây là khả năng làm chủ
các quy tắc sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với bối cảnh xã hội trong đó ngôn ngữ đ−ợc
sử dụng. Đây còn là khả năng lựa chọn phong cách ngôn từ, sử dụng các yếu tố cận ngôn,
nhằm tạo ra hiệu quả tối −u cho các nội dung đ−ợc chuyển tải.
Khả năng diễn ngôn (discoursal competence). Đây là khả năng kết hợp các đơn vị ngôn
ngữ (từ, ngữ, cú, câu) thành một chỉnh thể thông báo thống nhất, có sự gắn bó chặt chẽ,
lôgíc giữa nội dung và hình thức qua sử dụng các ph−ơng tiện kết nối hình thức và kết nối
lôgíc, các biện pháp lập luận, chuyển ý, cấu trúc đoạn, cấu trúc bài, sự dẫn dắt và bám sát
chủ đề v.v...
Khả năng chiến l−ợc (strategic competence). Đây là khả năng làm rõ nội dung thông tin
cần truyền đạt trong giao tiếp, qua sử dụng các biện pháp “chiến l−ợc” thông qua cách viết,
cách nói, tuỳ từng đặc điểm đối t−ợng. Nói cách khác, khả năng chiến l−ợc là khả năng, căn
cứ trên cơ sở đặc điểm của đối t−ợng tiếp nhận, tìm ra những thủ thuật, cách thức làm rõ
nội dung thông tin cần truyền đạt một cách hiệu quả (sử dụng ít nhất l−ợng từ ngữ (tiết
kiệm ngôn từ), ít nhất l−ợng thời gian (tiết kiệm thời gian) v.v)
Đ−ơng nhiên, Bác không dùng các thuật ngữ của ngôn ngữ học, dụng học ngôn ngữ, và
giao tiếp quản lý nh− các chuyên gia ngôn ngữ và giao tiếp ngày nay th−ờng dùng. Song
những lời khuyên của Bác trong sử dụng ngôn từ luôn nhắc nhở cán bộ của Ng−ời về
một “khả năng giao tiếp”
Ng−ời quan tâm đến ngữ năng của cán bộ. Rất nhiều lần Ng−ời nhắc nhở cán bộ về cách
dùng từ, đặc biệt các từ vay m−ợn. Bác phê bình tệ sính dùng từ ngoại
“Tiếng ta có thì không dùng, mà cứ ham dùng chữ Hán. Dùng đúng đã là một cái hại, vì
quần chúng không hiểu. Nhiều ng−ời biết không rõ, dùng không đúng, mà cũng ham dùng,
cái hại lại càng to. Thí dụ Pháp và việt gian bắt buộc đồng bào đi biểu tình mà một tờ báo
nọ của đoàn thể viết là những cuộc biểu tình “tự động”. Dùng quân đội quét một vùng, tiếng
Trung Quốc gọi là tảo đãng, mà một tờ báo đoàn thể viết là “tảo đảm”. Lại có tờ viết là “tảo
đảng”15.
15 Hồ Chí Minh, Về Văn hóa Văn nghệ, sđ d, tr. 62-63.
Bác căn dặn:
“Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới. Có những chữ ta không có sẵn và khó
dịch đúng thì cần phải m−ợn chữ n−ớc ngoài. Còn những tiếng ta có, vì sao không dùng mà
cũng m−ợn tiếng n−ớc ngoài? Thí dụ, không gọi xe lửa mà gọi “hoả xa”, máy bay thì gọi là
“phi cơ”, n−ớc nhà thì gọi là “quốc gia”, đ−ờng lớn thì gọi là “đại lộ”, vẻ vang - “quang vinh”,
giúp nhau - “hỗ trợ”, và có hàng vạn cái m−ợn nh− vậy. Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu
đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ
biến ngày càng rộng khắp”16
Giao tiếp bằng một thứ tiếng Việt trong sáng và phong phú là điều Bác luôn khuyến
khích và g−ơng mẫu thực hiện. GS. Nguyễn Kim Thản nhận định: “Tiếng Việt đã cung cấp
những ph−ơng tiện phong phú để Hồ Chủ Tịch diễn đạt t− t−ởng, tình cảm, còn Ng−ời thì
đã có công lớn là góp phần làm cho tiếng Việt thêm phong phú [...]. Suốt cuộc đời Ng−ời đã đấu
tranh cho sự phát triển lành mạnh, thống nhất cao độ tiếng Việt”17.
Đi qua biên giới của từ ngữ là biên giới của câu và qua biên giới của câu là biên giới của
diễn ngôn, đơn vị trên câu. Ng−ời phê phán gay gắt sự yếu kém về khả năng diễn ngôn:
“Nhiều anh em hay viết dài. Viết dòng này qua dòng khác. Nh−ng không có ích cho
ng−ời xem. Khác nào vải băng bó mụn lở, đã thối lại dài”18
Ng−ời căn dặn phải rèn luyện khả năng diễn ngôn qua học hỏi quần chúng:
“Chúng ta muốn tuyên truyền quần chúng, phải học cách nói của quần chúng, mới nói
lọt tai quần chúng. Tục ngữ có câu; “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Nói cũng phải học mà
phải chịu khó học mới đ−ợc. Vì cách nói của dân chúng rất đầy đủ, rất hoạt bát, rất thiết
thực mà lại rất giản đơn”19
Ng−ời phê phán sự yếu kém về năng lực ngôn ngữ-xã hội:
“Đảng th−ờng kêu gọi khoa học hoá, dân tộc hoá, đại chúng hoá. Khẩu hiệu đó rất đúng.
Tiếc vì nhiều cán bộ, đảng viên có hoá gì đâu! Vậy cứ chứng cũ, nếp cũ đó. Thậm chí miệng
càng hô “đại chúng hoá”, mà trong lúc thực hành thì lại “tiểu chúng hoá”. Vì những lời các
ông ấy nói, những bài các ông ấy viết, đại chúng không xem đ−ợc, không hiểu đ−ợc, vì họ
không học quần chúng, không hiểu quần chúng”20.
Ng−ời phê phán sự yếu kém về khả năng chiến l−ợc trong sử dụng ngôn từ, trong cách
viết:
“Có những khẩu hiệu viết rất to, nh−ng Hồ Chủ Tịch cũng không hiểu vì viết tắt cả một
đống. Không ai đọc đ−ợc, có lẽ chỉ có anh viết khẩu hiệu ấy đọc đ−ợc thôi. Hồ Chủ Tịch
không hiểu thì chắc dân cũng ít ng−ời hiểu”21
Hoặc trong cách nói, cách trình bày diễn ngôn:
16 Hồ Chí Minh, Về Văn hóa Văn nghệ, sđd, tr.108.
17 Nguyễn Kim Thản, trong: Hồ Chí Minh, Tác giả, Tác phẩm, Nghệ thuật ngôn từ, NXB Giáo dục, H. 1975, sđd, tr. 209.
18 Hồ Chí Minh, Về Văn hoá Văn nghệ, sđd, tr.55.
19 Hồ Chí Minh, Về Văn hoá Văn nghệ, sđd, tr.57.
20 Hồ Chí Minh, Về Văn hoá Văn nghệ, sđd, tr.61-62.
21 Hồ Chí Minh, Về Văn hoá Văn nghệ, sđd, tr.74.
“Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, cũng kh− kh− giữ theo nếp cũ:
1. Tình hình thế giới
2. Tình hình Đông d−ơng
3. Báo cáo công tác
4. Thảo luận
5. Phê bình
6. Giải tán
Hiểu biết tình hình thế giới và trong n−ớc, cố nhiên là việc hay, việc cần. Nh−ng khổ
thay! Nếu có đại biểu cấp cao đến, thì ông ấy kéo hàng giờ nào kế hoạch Mác-san, nào xứ
Pa-ra-goay, nào gì gì mà bà con không hiểu chi hết... Kết quả là việc thiết thực, việc đáng
làm thì không bàn đến”22
Trong các phát biểu của Ng−ời, có nhiều ví dụ về các uốn nắn của Ng−ời cho cán bộ để
cán bộ của Ng−ời có một khả năng giao tiếp phù hợp với ph−ơng châm lấy quần chúng, lấy
đối t−ợng tiếp nhận làm gốc và t−ơng xứng với nhiệm vụ của cách mạng biến đổi từng ngày.
5. Những bài học từ chiến l−ợc ngôn từ của Bác
Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến một cách tiếp cận động chiến l−ợc ngôn
từ của Bác. Chúng tôi đã xem xét chiến l−ợc ngôn từ của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ph−ơng
châm lấy dân làm gốc, lấy đối t−ợng tiếp nhận làm xuất phát điểm. Chúng tôi không nhìn
nhận tính quần chúng trong ngôn ngữ của Bác nh− một thuộc tính đứng yên, nh− một đặc
điểm của một sản phẩm nghệ thuật ngôn từ dùng cho ngâm ngợi, từ đó chúng tôi rút ra một
số bài học.
Bài học thứ nhất: lấy đối t−ợng tiếp nhận làm xuất phát điểm
Đây là bài học có ý nghĩa lâu dài. Đối t−ợng tiếp nhận trong giao tiếp là ng−ời nghe, ng−ời
đọc. Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập và mở cửa kinh tế, chúng ta không chỉ có đối t−ợng
tiếp nhận là ng−ời Việt. Trong giao tiếp, lấy đối t−ợng tiếp nhận làm xuất phát điểm là nói
tiếng n−ớc ngoài thì chuẩn nh− ng−ời chính quốc và không gây sốc văn hoá, còn giao tiếp với
ng−ời Việt thì phù hợp với trình độ của ng−ời tiếp nhận của hôm nay (họ không còn là ng−ời
tiếp nhận của 50, 60 năm tr−ớc, khi trên 90% dân số mù chữ); nghĩa là có những cái tự ta
phải tự rèn luyện, tự v−ơn lên để t−ơng xứng trình độ ng−ời tiếp nhận. Vấn đề này đặc biệt
trong giáo dục ngoại ngữ. Trong giáo dục, lấy đối t−ợng tiếp nhận làm xuất phát điểm chính
là chấp nhận ph−ơng thức giáo dục lấy ng−ời học làm trung tâm, biên soạn ch−ơng trình,
giáo trình phù hợp với đối t−ợng. Trong kinh tế, lấy đối t−ợng tiếp nhận làm xuất phát điểm
là chú ý đến nhu cầu chất l−ợng và giá cả của ng−ời tiêu dùng, là nắm vững hoạt động của
luật cầu, tạo ra sản phẩm có chất l−ợng cao, giá thành hạ, có sức cạnh tranh khu vực và thế
giới. Trong nghệ thuật, giải trí, lấy đối t−ợng tiếp nhận, làm ra các sản phẩm nghệ thuật
đ−ợc yêu thích, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khu vực và thế giới.
Bài học thứ hai: ngôn ngữ là ph−ơng tiện hành động
22 Hồ Chí Minh, Về Văn hoá Văn nghệ, sđd, tr.61.
Đây là bài học có ý nghĩa xã hội. Ngôn ngữ học ngày nay đã có rất nhiều thành tựu
nghiên cứu về hành động ngôn từ, thể diện, ph−ơng châm hội thoại v.v... Các nghiên cứu
tập trung chủ yếu vào chức năng giao dịch (truyền thông tin) và t−ơng tác (tạo quan hệ) của
ngôn ngữ. Nh− GS. Nguyễn Lai đã khẳng định: “với Hồ Chí Minh, chức năng nhận thức và
chức năng giao tiếp không có mục đích tự thân, trái lại nó phải chuyển hoá lẫn nhau để cùng
h−ớng tới cái đích cuối cùng cụ thể hơn và xác đáng hơn, đó là kích thích hành động xã hội của con
ng−ời”23
Bài học thứ ba: chú ý đến khả năng giao tiếp
Đây là bài học về rèn luyện ngữ năng, năng lực diễn ngôn, năng lực ngôn ngữ-xã hội,
năng lực chiến l−ợc của ng−ời sản sinh ngôn ngữ. Cũng nh− hai bài học trên, bài học này
còn mãi giá trị. Nó có ý nghĩa trong việc rèn luyện không những chỉ tiếng Việt, mà cả ngoại
ngữ. Nó có ý nghĩa không chỉ với những ng−ời mới học tiếng Việt và ngoại ngữ, mà còn có ý
nghĩa với cả những ng−ời đã học ở trình độ t−ơng đối cao (nh− cử nhân) và trình độ cao (nh−
trình độ sau đại học). Có những khoá luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ, trích dẫn dài dài,
ông này ông nọ (một kiểu mới của “tình hình thế giới, tình hình Đông D−ơng” trong nghiên
cứu), nh−ng tìm mãi chẳng thấy ý t−ởng của tác giả đâu.
Đây cũng là bài học trong xây dựng các ch−ơng trình giảng dạy ngoại ngữ lấy ng−ời học
làm trung tâm. Nó đòi hỏi ng−ời làm ch−ơng trình l−ợng hoá tri thức và kỹ năng ngôn ngữ
cung cấp cho ng−ời học để đảm bảo một khả năng giao tiếp thực sự. Đây cũng là bài học cho
những ng−ời phiên dịch để tự hoàn thiện mình cả về hai thứ tiếng, bấy lâu nay, trong giới
phê bình, cụm từ “ngô nghê nh− văn dịch” nghe đã quen tai. Phải chăng khả năng giao tiếp
bằng tiếng Việt của dịch giả có vấn đề??? .
Trên đây là một vài bài học rút từ chiến l−ợc ngôn từ của Bác.
Tài liệu tham khảo
1. Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Tr−ờng Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí
Thanh, Về Văn hoá Văn nghệ, NXB Văn hoá, H. 1976.24
2. Nguyễn Lai, Diễn đàn các nhà khoa học, Văn nghệ, số 48, 2003.
3. Nguyễn Lai, Tiếng Việt và nhà văn hoá lớn Hồ Chí Minh, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 2003.
4. Nguyễn Kim Thản, trong Hồ Chí Minh, Tác giả, Tác phẩm, Nghệ thuật ngôn từ, NXB Giáo dục,
H. 1975.
5. Austin J., How to do things with Words, OUP, 1975.
6. Maslow, A.H., Motivation and Personality, Harper and Row, New York, 1964.
7. Robin (Hoàng Văn Vân dịch), L−ợc sử ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H.
2003.
8. Searle J., Direct and Indirect Speech, CUP, 1976.
23 Nguyễn Lai, tiếng Việt và nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh, sđd, tr.199.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai1_1_5641.pdf