Thứ nhất, theo xu hướng của thế giới,
hiện nay các nước phát triển và đang phát
triển đều rất ưa chuộng tổ chức chính quyền
địa phương theo hướng tự quản. Năm 1985,
bản HCTQĐPEC được thông qua, có hiệu
lực từ ngày 01/9/1988 và hiện nay đã được
30 nước châu Âu phê chuẩn. Hiến chương
này là cơ sở của Dự thảo HCQTTQĐP của
Liên hiệp quốc. Bên cạnh đó, các quốc gia
ASEAN cũng đang thực hiện ở các mức độ
khác nhau các nội dung tự quản địa phương
và trong phạm vi ASEAN cũng đã thành lập
Hiệp hội các chính quyền địa phương11.
Tự quản địa phương không còn là một
mô hình để các nước nghiên cứu, mà nó đã
trở thành hiện thực, một đòi hỏi bức thiết
của các nước dân chủ thực sự, nên “Việt
Nam cũng sẽ không thể nằm ngoài quỹ đạo
chung đó, bởi lẽ Việt Nam đã cam kết và
trên thực tế đang chủ động và tích cực tham
gia vào quá trình hội nhập khu vực và quốc
tế mà ở đó mẫu số chung của phân chia
quyền lực theo chiều dọc là xu hướng tự
quản địa phương”
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tự quản địa phương và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ QUẢN ĐỊA PHƯƠNG VÀ VẤN ĐỀ BẢO ĐẢM
QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN
NGUYỄN THỊ THIỆN TRÍ*
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
1. Khái quát về tổ chức tự quản địa
phương
1.1. Cơ sở của tổ chức tự quản địa phương
Khi nhà nước chưa ra đời, loài người
cũng tự biết tổ chức lại và sống thành các tổ
chức xã hội đầu tiên như thị tộc, bộ lạc hay
các công xã theo giáo phận ở phương Tây,
công xã nông thôn ở phương Đông. Đó là
các tổ chức tự quản đầu tiên của xã hội loài
người. Khi chế độ công xã nguyên thủy tan
rã, nhà nước ra đời, thì các công xã theo giáo
phận ở phương Tây, công xã nông thôn ở
phương Đông vẫn tồn tại và nó là các tổ
chức tự quản đầu tiên trong các nhà nước.
Sự bền vững của các công xã theo giáo phận
ở phương Tây cao đến nỗi, chế độ tự quản
địa phương đang được áp dụng trong các
nước này ngày nay đa phần đều được xây
dựng trên cơ sở các giáo phận, như ở Pháp,
Anh, Thụy Điển, Nga Còn sự bền vững
của các công xã nông thôn ở phương Đông
biểu hiện qua sự tồn tại lâu đời của chế độ
tự trị làng xã, ở phương Đông nói chung,
Việt Nam nói riêng.
Tuy nhiên, quyền lực nhà nước vốn luôn
có nhu cầu được tập trung và cơ quan hành
chính là thiết chế thể hiện tập trung bản chất
cai trị của nhà nước. Khi xã hội phát triển,
dân chủ được thừa nhận rộng rãi ở các cộng
đồng dân cư thì mới đặt ra nhu cầu phải có
các hình thức quản lý dân chủ. Do đó, bên
cạnh bộ máy hành chính là sự ra đời của các
cơ quan đại diện làm nhiệm vụ tư vấn hay
tự quản dưới hình thức Hội đồng tự quản
hay Hội nghị nhân dân và khi đó, khái niệm
bộ máy chính quyền địa phương không còn
bó hẹp trong phạm vi cơ quan hành chính
địa phương mà còn có cả tổ chức tự quản địa
phương1.
Cách thức tổ chức chính quyền tự quản
địa phương của mỗi nhà nước gắn liền với
việc phân chia lãnh thổ quốc gia. Thông
thường, có hai loại đơn vị lãnh thổ trong một
nhà nước là đơn vị lãnh thổ tự nhiên và đơn
vị lãnh thổ nhân tạo.
Tổ chức tự quản địa phương được hình
thành theo các đơn vị lãnh thổ tự nhiên là
chủ yếu, nói cách khác, tổ chức tự quản địa
phương khó có thể hình thành được trên cơ
sở là đơn vị lãnh thổ nhân tạo. Với đơn vị
lãnh thổ nhân tạo - là lãnh thổ do chính nhà
cầm quyền thiết lập nên phần nhiều với mục
đích “chia để trị” - sự phân chia lãnh thổ ấy
phụ thuộc vào ý chí chủ quan và nhận thức
cá nhân của nhà cầm quyền với mục đích cai
trị là chủ yếu, dĩ nhiên từ bộ máy, nhân sự
đến nguyên tắc quản lý của các vùng địa
phương nhân tạo ấy đều được xây dựng như
một bộ phận thuộc trung ương, do đó cơ sở
cho nhân tố tự quản hình thành gần như
không có. Ngược lại với đơn vị lãnh thổ
nhân tạo, đơn vị lãnh thổ tự nhiên là các
* ThS, GV Khoa Luật Hành chính, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
1 Bùi Xuân Đức, “Tự quản địa phương - vấn đề nhận thức và vận dụng ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật, số 1/2007.
23NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 12 (268) T6/2014
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
vùng địa giới hình thành một cách tự nhiên,
lâu dài trong lịch sử, dân cư quy tụ lại thành
cộng đồng theo lối quần cư, có quan hệ chặt
chẽ, lâu đời, thường là theo dấu hiệu huyết
thống, nghề nghiệp, dân tộc, các đặc điểm
chung về địa lý tự nhiên, truyền thống văn
hóa, lịch sử Không có một khuôn mẫu
chung cho các lãnh thổ này về số lượng
cũng như mật độ dân cư, diện tích lãnh thổ
và đặc điểm địa lý, có thể là đô thị hay nông
thôn, miền núi hoặc miền xuôi, đất liền hoặc
hải đảo2... Vì là lãnh thổ tự nhiên nên việc
tổ chức quản lý lãnh thổ này rất cần tính đến
nguyện vọng và ý chí của dân cư địa phương
để tránh những thương tổn về tâm lý, chính
trị mà chắc chắn sẽ phát sinh nếu trung ương
áp đặt những khuôn mẫu chung mà không
tính đến cũng như không thấy được những
đặc thù vốn có của địa phương. Vì thế tổ
chức chính quyền địa phương nơi đây cần
mang nhiều tính tự quản và nó gắn liền với
sự ra đời của tổ chức tự quản địa phương.
2.2. Khái niệm tổ chức tự quản địa phương
Từ rất sớm, nhiều quốc gia trên thế giới
đã sử dụng các tổ chức tự quản địa phương
ở các cấp chính quyền khác nhau, đặc biệt
là ở các nước tư bản phương Tây, nơi mà các
thiết chế về tự do, dân chủ, bình đẳng được
khai sinh và phát triển khá sớm. Sự phát
triển của tự quản địa phương và những giá
trị của nó đã không còn bó hẹp trong phạm
vi một quốc gia. mà cả phải thừa nhận. Nhận
thức về xây dựng một cơ sở pháp lý rõ ràng,
vững chắc cho chính quyền địa phương là
cần thiết cho việc hình thành vị trí của chính
quyền địa phương như là một đối tác trong
hệ thống điều hành nhà nước đã được thừa
nhận ở tất cả các nước cộng đồng Châu Âu.
Vì lẽ đó năm 1985, Hội đồng Châu Âu đã
thông qua Hiến chương về chính quyền tự
quản địa phương (HCTQĐPEC) như là một
hiệp ước Châu Âu được đa số các nước
thành viên Cộng đồng châu Âu (EC) ký và
công nhận, do đó, nó trở thành bắt buộc đối
với tất cả các nước thành viên của EC. HC-
TQĐPEC có nêu định nghĩa về tự quản địa
phương như sau: “Tự quản địa phương được
hiểu là quyền và khả năng thực sự của cơ
quan tự quản địa phương được quyết định
và quản lý một phần lớn các công việc xã
hội, trong khuôn khổ pháp luật và phải chịu
trách nhiệm nhằm phục vụ lợi ích của dân
cư địa phương”3.
Việc EC thông qua HCTQĐPEC là tiền
đề để Liên hiệp quốc cho khởi thảo Hiến
chương quốc tế về chính quyền tự quản địa
phương (Dự thảo HCQTTQĐP). Dự thảo
này cũng đã đưa ra định nghĩa về tổ chức tự
quản địa phương: “Chính quyền tự quản địa
phương biểu thị quyền và khả năng của
chính quyền địa phương, trong giới hạn của
luật pháp điều tiết và quản lý một phần đáng
kể các hoạt động công cộng theo đúng trách
nhiệm của mình và vì lợi ích của nhân dân
địa phương”4.
2. Vai trò của chính quyền tự quản địa
phương và việc phát huy dân chủ, đảm
bảo quyền con người
Nguyên tắc chính quyền tự quản địa
phương được coi là một yếu tố quan trọng
của các nguyên tắc cơ bản về dân chủ, cao
hơn nữa là đảm bảo quyền con người; sự
bảo đảm về tính độc lập chính trị, hành
chính và tài chính của chính quyền địa
phương là những viên đá tảng đầu tiên của
một nền dân chủ thực thụ5.
Thứ nhất, tổ chức tự quản địa phương
sẽ đảm bảo thực hiện nguyên tắc “quyền lực
nhân dân” trên thực tế. Nhân dân là nguồn
gốc của quyền lực nhà nước, nếu vì lý do
khách quan hay chủ quan nào đó mà nhân
2 Nguyễn Cửu Việt, “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức đơn vị hành chính”, kỷ yếu hội thảo “Lý luận và thực
tiễn xác lập đơn vị hành chính các cấp đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển đất nước”, Bộ Nội vụ tổ chức, TP.Hồ Chí
Minh, 2007.
3 Bùi Xuân Đức, “Tự quản địa phương – vấn đề nhận thức và vận dụng ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật, số 1/2007.
4 Dự thảo của Liên hiệp quốc về Hiến chương quốc tế về chính quyền tự quản địa phương.
5 Nguyễn Như Phát, “Mô hình chính quyền địa phương ở một số nước Châu Á – Thái bình dương”, Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, số 10/2002.
Söë 12 (268) T6/2014
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP24
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
dân không tự mình thực hiện được thì quyền
lực sẽ được ủy quyền cho thiết chế đại diện
nhân dân và chính quyền trung ương là cấp
đại diện cao nhất. Càng về cấp cơ sở thì tính
đại diện càng thực chất và rõ ràng hơn,
người dân thấy được quyền lực của mình
đang được trực tiếp thực hiện. Theo đó, tự
quản địa phương là mô hình tối ưu để thực
hiện một cách hợp lý nguyên tắc “nhân dân
là gốc của quyền lực nhà nước”. Cụ thể: (i)
khi có tự quản, người dân sẽ có quyền thể
hiện quan điểm, có quyền tự quyết các vấn
đề ở địa phương, nói cách khác, đó là quyền
quyết định các công việc gắn liền với đời
sống của mỗi người dân một cách trực tiếp
hoặc thông qua cơ quan tự quản địa phương
của mình. Ví dụ như, theo Luật “Về những
nguyên tắc chung tổ chức tự quản địa
phương ở Liên bang Nga” năm 1993 thì “tự
quản địa phương là việc nhân dân địa
phương trực tiếp hoặc thông qua cơ quan tự
quản địa phương quyết định một cách tự chủ
và tự chịu trách nhiệm các vấn đề có ý nghĩa
địa phương xuất phát từ lợi ích của nhân
dân địa phương với sự tính đến các truyền
thống lịch sử và các truyền thống khác của
địa phương đó”6; (ii) người dân có quyền
trực tiếp lựa chọn người đại diện cho mình
để đề ra các chính sách phát triển cho cộng
đồng địa phương, được tự do trực tiếp lựa
chọn người điều hành cuộc sống hàng ngày
tại địa phương của mình. Đó là các cơ quan
riêng để giải quyết các công việc thuộc về
địa phương, những cơ quan này không nằm
trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước.
Đóng vai trò quan trọng nhất là cơ quan đại
diện do nhân dân địa phương bầu ra theo
nhiệm kỳ. Ngoài ra, còn có các cơ quan
hành chính địa phương, là cơ quan chấp
hành của cơ quan đại diện, có thể do nhân
dân trực tiếp bầu ra hoặc do cơ quan đại diện
bầu ra. Cơ quan hành chính này chỉ trực
thuộc và chịu trách nhiệm trước cơ quan đại
diện, trước nhân dân địa phương chứ không
trực thuộc hay chịu trách nhiệm trước cơ
quan hành chính cấp trên. Cấu trúc của các
cơ quan của chính quyền tự quản địa
phương sẽ được quyết định bởi cư dân của
địa phương một cách độc lập7. Ngoài ra, tính
phi nhà nước của cơ quan tự quản địa
phương cũng góp phần chứng minh tính dân
chủ của mô hình này8; (iii) quyền lực và
tham nhũng luôn đi đôi với nhau và tự quản
địa phương chính là phương thức kiểm soát
và hạn chế tham nhũng một cách hiệu quả,
cho phép ngăn chặn mọi nguy cơ hỗn loạn.
Lịch sử đã chứng minh rằng, nếu hoạt động
của các quan chức địa phương không được
kiểm soát thì nông dân ở các làng xã sớm
muộn cũng tấn công lại các quan chức địa
phương. Giải pháp duy nhất là hình thành
các chính quyền tự quản để nhân dân có cơ
hội lựa chọn và kiểm soát cán bộ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng chấp
nhận mô hình tự quản vì họ cho rằng, “dân
chủ như là món đồ trang sức” không cần
thiết, nhất là đối với nông dân vì nông dân
chưa hiểu thế nào là dân chủ dù là ở mức
6 Bùi Xuân Đức, “Tư quản địa phương – vấn đề nhận thức và vận dụng ở Việt Nam hiện nay”, tlđd.
7 Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Nga 1985.
8 Tư tưởng về tính phi nhà nước của cơ quan tự quản địa phương bắt đầu manh nha từ thời trung cổ ở châu Âu và trở
thành một học thuyết có tính lý luận từ giữa thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX với sự xuất hiện của các nhà tư tưởng lớn
như Emayo, OlaBand, Oxretxlo Tuy nhiên, tính phi nhà nước của tự quản địa phương cho đến nay cũng bị phê phán
ngay cả trong những nước đang áp dụng chế độ tự quản địa phương. Từ sau thế kỷ XIX, khi chủ nghĩa tư bản phát triển
mạnh thành tư bản độc quyền thì học thuyết về tính độc lập và tính phi nhà nước của tự quản địa phương đã bị lên án
nhằm tránh nguy cơ đối lập giữa quyền lực nhà nước và quyền tự quản địa phương.
Ở các nước XHCN trước đây, việc thừa nhận tính phi nhà nước của cơ quan tự quản địa phương lại càng không thể, vì lý
luận về tính thống nhất của quyền lực nhà nước của nhân dân và đó còn là nguyên lý cơ bản để tổ chức chính quyền địa
phương trong nhà nước XHCN. Ở Liên Xô, ngay sau khi chế độ nhà nước XHCN Xô viết sụp đổ thì tính phi nhà nước của
tự quản địa phương của chính quyền Enxin đã bị phê phán vì việc thừa nhận tính phi nhà nước của cơ quan tự quản địa
phương đã tước bỏ tính quyền lực nhà nước của các Xô viết địa phương do dân bầu.
Tuy nhiên, dù bị phê phán và cho rằng việc thừa nhận tính phi nhà nước của tự quản địa phương là quan niệm đã lỗi thời
với hàng loạt những nguy cơ, nhưng Hiến pháp và Luật về tự quản địa phương của Cộng hòa Liên bang Nga - đặc biệt
sau khi Putin lên cầm quyền - vẫn tiếp tục khẳng định tính phi nhà nước của cơ quan tự quản địa phương. Xem Trương
Đắc Linh, “HĐND trên chặng đường đổi mới tổ chức chính quyền điạ phương”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 9/2001.
Söë 12 (268) T6/2014
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP 25
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
đơn giản nhất. Nhưng thực tế lại đòi hỏi dân
chủ như một phương thức duy trì trật tự ở
nông thôn, nông dân dù không hiểu lý luận
về dân chủ nhưng cần dân chủ để sống và
lao động.
Thứ hai, tự quản địa phương sẽ đáp ứng
nhu cầu xây dựng một nhà nước phục vụ.
Một nhà nước phục vụ là cơ sở cho một nền
dân chủ đích thực, khi những giá trị của con
người được đề cao thì mọi phương thức tổ
chức chính quyền đều nhằm hướng đến phục
vụ con người được tốt hơn. Khi có tự quản
địa phương, người dân địa phương sẽ được
hưởng tốt nhất các loại dịch vụ ở địa
phương. Ý nghĩa này có vai trò quan trọng
nên thậm chí ở các đô thị tự quản việc cung
cấp dịch vụ được coi là mục đích cơ bản và
quan trọng nhất để trung ương quyết định
trao quyền tự quản cho địa phương. Từ phân
cấp theo ngành chuyển sang phân cấp mạnh
theo lãnh thổ nên các lãnh thổ ngày càng giữ
vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cung
cấp các dịch vụ công và các dịch vụ an sinh
xã hội, người dân được bảo vệ và có cuộc
sống thoải mái, tiện nghi tại địa phương. Ví
dụ, “Công xã đô thị Anh, với quyền tự chủ
mạnh mẽ của mình đã đạt được những thành
tựu tốt nhất trong lĩnh vực xây dựng tiện
nghi đô thị và ngược lại, không có một đô
thị nào lại kém tiện nghi hơn các đô thị Nga
vốn phụ thuộc hoàn toàn vào sự bao cấp của
Chính phủ”9.
Thứ ba, việc tổ chức địa phương tự
quản là phương thức tổ chức chính quyền
tốt nhất để “giải phóng” con người khỏi sự
bóc lột và cai trị của quyền lực nhà nước.
Nhà nước càng có nhiều cấp chính quyền thì
mức độ cai trị càng nhiều, cấp chính quyền
này chồng lên cấp chính quyền kia. Khi có
tự quản địa phương thì cấp trên của địa
phương tự quản chỉ là pháp luật và nhà nước
trung ương, sẽ giải phóng cho người dân
khỏi sự cai trị nhiều tầng, nhiều cấp. Ngoài
ra, giữa địa phương và nhà nước trung ương
lại có những quy định ràng buộc đảm bảo
quyền tự chủ của địa phương.
Mục đích cuối cùng của mỗi nhà nước
là cư dân phát triển, pháp luật được tôn
trọng, tự do, dân chủ được đảm bảo và trên
hết, quyền con người không bị xâm hại bởi
các thiết chế của nhà nước. Tự quản địa
phương sẽ đáp ứng được những điều đó vì
tự địa phương sẽ làm cho mình phát triển,
cạnh tranh với các địa phương khác, biết
khai thác thế mạnh của địa phương mình, có
tự quản sẽ không sinh ra ỷ lại, và hơn hết,
pháp luật của nhà nước sẽ được tôn trọng
một cách tự nhiên vì cái khung pháp lý đủ
lớn cho những sáng tạo hợp lý của các địa
phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị rõ
ràng thì tự quản địa phương cũng có các
hạn chế nhất định. Đó là tâm lý “tự quản”
dẫn đến sự co cụm của các cơ quan tự quản,
tâm lý thờ ơ của dân cư địa phương trước
những vấn đề chung của cả nước hay vấn đề
của địa phương khác. Đặc biệt là trong
trường hợp năng lực tự quản của các địa
phương phát triển đến mức không cần đến
sự hỗ trợ của trung ương hay các địa phương
khác thì ngoài tâm lý thờ ơ là sự phân biệt
khá lớn giữa các dân cư ở các địa phương tự
quản với nhau, dù cùng là công dân của một
nhà nước hay của một bang nhưng lại nhận
được các phúc lợi và các dịch vụ ở các mức
độ khác nhau10.
Những hạn chế trên có thể khắc phục,
như có thể biến cái hạn chế thành cái tích
cực, như biến tâm lý “địa phương chủ
nghĩa” thành “lòng tự hào địa phương”, tăng
tính chủ động, sáng tạo của địa phương, phát
huy quyền làm chủ của người dân.
Tuy vậy, những điều kể trên về chính
quyền tự quản địa phương không có nghĩa
khẳng định mô hình chính quyền tự quản địa
phương là tuyệt vời nhất, nếu một mô hình
có phù hợp với một nơi nào đó thì do trước
mắt chưa tìm được mô hình nào tốt hơn.
Nhưng xét dưới góc độ dân chủ và vì sự đảm
9 GS. L.Velikhốp, dẫn theo Bùi Xuân Đức, “Tự quản địa phương – vấn đề nhận thức và vận dụng ở Việt Nam hiện nay”, tlđd
10 David J. Mccarthy, Local governmental law, West, 2003
Söë 12 (268) T6/2014
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP26
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
bảo quyền con người, thì trước mắt, chưa có
mô hình tổ chức chính quyền địa phương
nào tốt hơn tổ chức tự quản địa phương.
3. Chính quyền địa phương Việt Nam với
vấn đề tự quản
Cũng như các nước khác trên thế giới,
Nhà nước ta luôn quan tâm đến tổ chức
chính quyền địa phương và chính quyền địa
phương là một nội dung quan trọng trong cải
cách bộ máy nhà nước. Cải cách chính
quyền địa phương ở nước ta ngày nay không
chỉ vì lý do tìm kiếm một mô hình triển khai
quyền lực nhà nước ở địa phương thật hiệu
quả mà còn vì mục tiêu phát triển dân chủ,
đảm bảo quyền con người và xây dựng một
nhà nước pháp quyền.
Việt Nam đã có truyền thống tự quản
lâu đời, nhưng vì những lý do lịch sử nên
truyền thống này dần mất đi, đặc biệt là
trong thời kỳ chiến tranh và sau đó là thời
kỳ thực hiện cơ chế quản lý tập trung, bao
cấp. Cho đến nay, mặc dù chúng ta đã cố
gắng tổ chức một chính quyền địa phương
linh hoạt và được phân quyền rộng rãi
nhưng vẫn còn nhiều bất cập từ quy định
pháp luật cho đến thực tiễn áp dụng pháp
luật, đặc biệt là chính quyền cấp xã. Về cơ
bản, mô hình tổ chức chính quyền địa
phương nước ta là mô hình tập trung dân
chủ, trong đó chứa đựng hỗn hợp các yếu tố
tập trung và phần nào là yếu tố tự quản. Đến
nay, dấu ấn của cơ chế tập trung bao cấp vẫn
còn khá đậm nét trong tổ chức bộ máy chính
quyền địa phương. Điều đó dẫn đến việc
chưa thật sự đặt chính quyền địa phương vào
thế phải tự chủ thực hiện các hoạt động một
cách tích cực, năng động và có trách nhiệm
đối với dân cư địa phương, vì thế vấn đề dân
chủ và đảm bảo quyền con người chưa được
đảm bảo.
Xét về truyền thống lịch sử, tình hình
hiện tại và xu hướng phát triển, nước ta có
nhu cầu và cơ sở để tổ chức chính quyền địa
phương theo mô hình phân quyền và tự
quản, vì những lý do sau:
Thứ nhất, theo xu hướng của thế giới,
hiện nay các nước phát triển và đang phát
triển đều rất ưa chuộng tổ chức chính quyền
địa phương theo hướng tự quản. Năm 1985,
bản HCTQĐPEC được thông qua, có hiệu
lực từ ngày 01/9/1988 và hiện nay đã được
30 nước châu Âu phê chuẩn. Hiến chương
này là cơ sở của Dự thảo HCQTTQĐP của
Liên hiệp quốc. Bên cạnh đó, các quốc gia
ASEAN cũng đang thực hiện ở các mức độ
khác nhau các nội dung tự quản địa phương
và trong phạm vi ASEAN cũng đã thành lập
Hiệp hội các chính quyền địa phương11.
Tự quản địa phương không còn là một
mô hình để các nước nghiên cứu, mà nó đã
trở thành hiện thực, một đòi hỏi bức thiết
của các nước dân chủ thực sự, nên “Việt
Nam cũng sẽ không thể nằm ngoài quỹ đạo
chung đó, bởi lẽ Việt Nam đã cam kết và
trên thực tế đang chủ động và tích cực tham
gia vào quá trình hội nhập khu vực và quốc
tế mà ở đó mẫu số chung của phân chia
quyền lực theo chiều dọc là xu hướng tự
quản địa phương”12.
Thứ hai, những bất cập của mô hình tổ
chức chính quyền địa phương tập trung hiện
nay cho thấy, nếu cứ giữ nguyên mô hình
này, chính những hạn chế của cơ chế tập
trung vốn không dễ cải thiện sẽ chống lại
chính chế độ chính trị mà chúng ta đang theo
đuổi. Kết hợp với cơ chế quản lý tập trung,
hàng loạt những vấn đề khác như: con
người, bộ máy, chính sách, thủ tục hiện
nay đã không tránh khỏi việc gây nên sự mất
niềm tin từ phía người dân. Họ không thật
sự tìm thấy sự an tâm, an toàn khi đặt mình
dưới sự quản lý của Nhà nước nếu như
không muốn nói là quá phiền hà. Nói rộng
ra, các vấn đề cực kỳ đáng mơ ước của công
dân sẽ có được trong chế độ tự quản địa
phương sẽ không bao giờ được thực hiện
trong cơ chế tập trung như: quyền tự quyết
11 Nguyễn Cửu Việt, “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức đơn vị hành chính”, kỷ yếu hội thảo “Lý luận và thực
tiễn xác lập đơn vị hành chính các cấp đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển đất nước”, Tlđd.
12 Nguyễn Như Phát, “Mô hình chính quyền địa phương ở một số nước Châu Á – Thái bình dương”, Tlđd.
(Xem tiÕp trang 35)
Söë 12 (268) T6/2014
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP 27
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tu_quan_dia_phuong_va_van_de_bao_dam_quyen_con_nguoi_quyen_c.pdf