A. Phần mở đầu
Trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình xây dựng và phát triển đất nước, nhân dân luôn giữ một vị trí hết sức quan trọng. Từ khi đất nước được hình thành, nhân dân là những người đặt nền móng đầu tiên, giúp đất nước có đủ kiều kiện tồn tại và được công nhận. Hình thành thôi chưa đủ mà quá trình phát triển của đất nước mới thực sự là chặng đường dài. Một đất nước hưng, thịnh, suy, yếu cốt là ở dân. Nếu cho rằng bộ máy lãnh đạo có vai trò đặc biệt quan trọng, đây là những người lãnh đạo, người khởi xướng, chính những người này đứng đầu một đất nước, đưa ra những quyết định, những chủ trương, chính sách để phát triển đất nước theo kế hoạch đã định sẵn nhưng những chủ trương chính sách đó phải hợp lòng dân, phải phù hợp với điều kiện của dân, phải giúp cho cuộc sống của dân được tốt hơn mới thực sự làm đất nước phát triển được. Từ xưa đến nay, luôn tồn tại quan điểm, dân có giàu nước mới mạnh. Người dân phải được sống ấm no, đầy đủ mới có thể dồn tâm trí vào lao động, làm việc, đưa đất nước tiến thêm những bước mới trên chặng đường vươn ra với thế giới. Hiểu được tầm quan trọng của nhân dân, các vị lãnh tụ, người lãnh đạo đất nước ta từ trước đến giờ luôn coi trọng dân, coi tư tưởng thân dân làm gốc, phải luôn gắn chặt với dân, hiểu dân mới có được lòng dân, mới tìm ra cách tốt nhất đưa đất nươc phát triển.
Bởi những điều lệ, chính sách mà người đứng đầu đưa ra âu cũng chỉ là lý thuyết, việc thực hiện nó nằm hoàn toàn ở dân, định hướng có cải thiện cuộc sống của dân, giúp dân được sống yên bình mới thực sự có hiệu quả, nhân dân mới dồn hết sức đóng góp cho hoạt động của đất nước. “Chèo thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”, dù việc có dễ nhưng không được dân ưng thuận cũng không thể thực hiện suôn sẻ được, nhưng việc có khó khăn, vất vả nhưng dân chúng một lòng ủng hộ, nghe theo thì với sức dân to lớn có thể vượt qua được mọi sóng to gió lớn, mọi cửa ải, đánh tan mọi kẻ thù để đi tới bến bờ tốt đẹp.
Tư tưởng thân dân là dòng tư tưởng tiến bộ của Nho gia thời Xuân Thu- Chiến quốc của Trung Quốc trong đó những đại biểu lỗi lạc là Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, theo đó phải luôn quý trọng, quan tâm tới đời sống của nhân dân. Tư tưởng thân dân cũng đã ăn sâu vào tâm khảm các vị vua, bậc nghĩa sĩ của nước ta, từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Quốc Tuấn , tư tưởng đó như một triết lý sâu sắc, cốt lõi bao trùm. Qua từng thời kỳ, tư tưởng thân dân ngày càng được mở rộng, phát triển hơn, tạo nên dấu ấn đặc sắc trong lịch sử. Hồ Chí Minh đã vận dụng, sáng tạo và phát huy tư tưởng thân dân của các bậc tiền bối đi trước để hình thành nên tư tưởng thân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Người đã sớm nhận thức được vai trò to lớn của nhân dân, luôn tin tưởng và đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, cả cuộc đời Người chỉ muốn làm sao nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Tư tưởng thân dân đã suyên suốt trong cả cuộc đời của Hồ Chí Minh, trong từng cách sống, cách làm việc của Người. Đến thời đại ngày nay tư tưởng đó vẫn đang được duy trì và giữ vững, càng ngày nó càng được trau dồi, hun đúc để được mở rộng hơn.Việc hiểu và vận dụng bản chất cốt lõi của tư tưởng thân dân không bao giờ là thừa, nó luôn đặc biệt quan trọng đối với mỗi thời đại, mỗi quốc gia.
21 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2517 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tư tưởng thân dân của chủ tịch Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yền, lật thuyền”. Như triều đại Lê Lợi lập nên vẫn là một trong những triều đại có tiếng tăm lừng lẫy, các vua Lê còn làm được nhiều việc hơn thế, vua Lê Thánh Tông soạn thảo bộ luật Hồng Đức, các vua Lê đã thể nghiệm và xác định được vị trí con người trong tổng thể các mối quan hệ. Bộ luật Hồng Đức đã thể hiện sâu sắc tư tưởng “lấy dân làm gốc”. “Trong kinh thành và phường ngõ, làng xóm có kẻ ốm đau mà không ai nuôi, nằm ở đường sá, chùa quán thì xã quan ở đó phải dựng lều lên mà chawmc sóc, cơm cháo, thuốc men cốt sao cứu sống họ, nếu không may họ chết phải trình lên quan trên và tổ chức chôn cất, không được để lộ thi hài, nếu phạm tội này thì quan làng xã bị tội hay bãi chức”. Thương nước tức là thương dân, đối với văn hóa truyền thống của Việt Nam, lòng thương dân của nhà vua xuất phát từ đức thương người mà thương người thì trước hết những nhà lãnh đạo phải sống trọn đạo làm người, phải đối nhân xử thế, tu thân tề gia trước khi trị quốc, bình thiên hạ.
Giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là giai đoạn lịch sử Việt Nam có những bước chuyển đổi hết sức to lớn. Thực dân Pháp xâm lược và biến nước ta thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. chế độ phong kiến Việt Nam cùng hệ tư tưởng Nho giáo ngày càng tỏ ra bất lực trước yêu cầu của công cuộc chống ngoại xâm vì nền độc lập dân tộc. Trong bối cảnh đó, nhiều nhà yêu nước tiêu biểu, từ Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch đến Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh… đã thực hiện một bước chuyển tư tưởng chính trị có ý nghĩa lịch sử to lớn. Đặng Huy Trứ đã đề xuất những tư tưởng canh tân đất nước. Trong tư tưởng của ông, quan niệm về dân là một nét mới nổi bật trong tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Ông coi “dân là gốc của nước, là chủ của thần”, “khí mạnh của nước là lấy dân làm gốc. Bồi bổ cái gốc đó mới là thầy thuốc giỏi”. Các nhà tư tưởng như Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch… đã nắm bắt được xu thế đó và bước đầu tạo ra một bước chuyển trong tư tưởng chính trị, từ tư tưởng quân chủ sang tư tưởng dân chủ, từ vương quyền sang dân quyền. Về mục đích Cách mạng, các nhà tư tưởng đều thống nhất mục đích là cứu nước, cứu dân, giành độc lập dân tộc. Phan Bội Châu viết “lấy việc cứu quốc làm chủ nghĩa, cho nên muốn cho nước ta độc lập; lại lấy việc cứu dân làm chủ nghĩa, cho nên không muốn ngó thấy dân ta phải lầm than”. Về phương pháp Cách mạng theo Phan Châu Trinh bạo động là chết bởi nhân dân không có chỗ nương thân, khong có khí giới mà dùng, không có tiền của mà tiêu… quyết không thể sống nổi trong cái thế giới này, lại còn chống cự được với ai nữa. Ông chủ trương sử dụng phương pháp đấu tranh hòa bình không gây ra tổn thất về tính mạng và vật chất của nhân dân, làm cho nhân dân thức tỉnh, vươn lên làm cách mạng. Cuối thế kỷ XIX, trong tư tưởng canh tân, Đặng Huy Trứ coi dân là gốc của nước, là chủ của thần, khí mạnh của nước là lấy dân làm gốc. Tư tưởng này là một trong những cơ sở tiền đề giúp Phan Bội Châu phát triển quan điểm: dân là chủ nước, nước là của dân. Ông cho rằng vua phải lấy dân làm trời, dân chính là trời của kẻ đứng đầu cai trị nước, một nước có ba điều quan trọng là nhân dân, đất đai, chủ quyền, trong đó nhân dân đứng thứ nhất. Phan Bội Châu nhấn mạnh: “dân ta là chủ nước non”, “ nước ta hẳn là gia tài tổ nghiệp của dân ta rồi, bỏ mất nó là do dân ta, thì thu phục lại nó tất cũng phải do dân ta làm” và “nước được cường thịnh là nhờ có nhân dân”. Tương tự, Nguyễn An Ninh cũng đã khẳng định “chính nhân dân tạo lập nhà vua, và không phải vua lập ra dân, trên mảnh đất An Nam này dân là vua chứ không phải người ngồi trên ngai vàng”. Quan điểm dân là chủ nước, nước là nước của dân là một bước chuyển tư tưởng căn bản từ quân chủ sang dân chủ, các nhà tư tưởng chủ trương: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Theo Phan Châu Trinh, khai dân trí là phải bỏ lối học tầm chương trích cú, thơ văn phù phiếm của người xưa, phải mở trường dạy chữ quốc ngữ, kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa. Ông viết “ ước học hàh mở cho xứng đáng, đừng vẽ hình, vẽ dạng cho qua; công thương, kỹ nghệ chuyên khoa; trí tri, cách vật cho ta theo cùng”. Để mở mang dân trí, Phan Bội Châu cho rằng phải phát triển giáo dục, bởi giáo dục là gốc rễ để xây dựng nền chnhs trị. Chấn dân khí là làm cho mọi người thức tỉnh tinh thần tự lực tự cường, giác ngộ được quyền lợi của mình. Hậu dân sinh tức là phải làm cho mọi người biết phát triển kinh tế, mở mang ngành nghề, làm cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Phan Bội Châu cho rằng phải xóa bỏ chính thể quân chủ, xây dựng chính thể dân chủ cộng hòa gồm có ba việc do dân làm chủ, quyền lực ở nơi dân và được thực hiện thông qua các đại biểu, mọi việc do dân định liệu. Ông viết “Bao nhiêu việc đều do công chúng quyết định. Phàm nhân dân nước ta không cứ là sang hè, giàu nghèo, lớn bé đều có quyền bỏ phiếu bầu cử”, Phan Bội Châu coi cái gốc tạo nên họa phúc của nhân dân chính là ở nền chính trị.
3. Hồ Chí Minh đã thực hiện và phát triển tư tuởng thân dân
Tiếp nhận dòng chảy văn hóa truyền thống của dân tộc và thời đại, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được vai trò to lớn của nhân dân, không chỉ dừng lại ở đó, Người còn luôn tôn trọng, tin tưởng và đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. Chính vì vậy cả cuộc đời của Người chỉ có một ham muốn tột bậc là là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Theo Hồ Chí Minh: dân là gốc của nước, dân là người đã không tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nước không có dân thì không thành nước, nước do dân xây dựng nên, do dân đem xương máu ra bảo vệ, do vậy dân là chủ của nước. Dân như nước, cán bộ như cá, cá không thể sinh tồn và phát triển được nếu như không có nước. Người yêu cầu cán bộ từ Chủ tịch nước trở xuống đều phải là đày tớ trung thành của nhân dân. Bác đã thẳng thắn phê phán nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao khi xuống cấp dưới triển khai công việc thì khệnh khạng như ông quan và nội dung truyền đạt thì rất đại khái, hình thức vì vậy mà quần chúng không hiểu và rất sợ đi họp. Đó là bệnh xa quần chúng, bệnh hình thức, không phải vì lợi ích của quần chúng. Là người phục vụ nhân dân, cán bộ Đảng, nhà nước đồng thời là người lãnh đạo, người hướng dẫn của nhân dân. Người không bao giờ đối lập vai trò người lãnh đạo với người đày tớ của nhân dân trong bản thân người cán bộ của Đảng và Nhà nước mà trái lại Người yêu cầu phải làm thế nào để xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân. Thân dân, coi dân là gốc là đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự đặt mình vào địa vị của người dân mà mình đại diện để hiểu, suy xét, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất, mong muốn của họ. Có lắng nghe, thấu hiểu nguyện vọng chính đáng của dân thì đại biểu dân cử mới thực hiện tốt việc. Tháng 10-1945, trong thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “...Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì... Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. Việc đặt ra chương trình làm việc, kế hoạch hành động, tuyên truyền, nhiều cán bộ cũng không hỏi xem quần chúng cần cái gì, muốn nghe, muốn biết cái gì, “chỉ mấy ông cán bộ đóng cửa lại mà làm, ngồi ỳ trong phòng giấy mà viết, cứ tưởng những cái mình làm ra là đúng, mình viết là hay. Nào có biết, cách làm chủ quan đó, kết quả là “đem râu ông nọ chắp cằm bà kia”, không ăn thua, không thấm thía, không lợi ích gì cả”. Là người phục vụ nhân dân, cán bộ Đảng, Nhà nước, đoàn thể đồng thời là người lãnh đạo, người hướng dẫn của nhân dân. Theo Người: Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng, nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường.
Ngay từ cuộc sống thường ngày, cách ăn ở, làm việc với dân của Bác đã thể hiện sự quan tâm, gần gũi với nhân dân. Dù ở bất kỳ cương vị nào Bác vẫn giữ trong mình nếp sống giản dị. Việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tieu hàng ngày của Bác đều hết sức tiết kiệm. Mỗi bữa Bác luôn qui định có không quá ba món ăn và thường là những món dân tộc như tương cà, cá kho… Khi đi công tác ở địa phương Bác thường dặn các đồng chí chuẩn bị nắm cơm từ nhà, thậm chí liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Một tuần lễ Bác nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Trong trang phục hàng ngày của Bác có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki, đôi dép được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các qui hay bị tuột phải đóng đinh giữ, còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác nói: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”. Nơi ở của Bác cũng hết sức giản dị, những nơi ở từ Pác Bó đến Phủ Chủ tịch là một phần trong cuộc sống đời thường của Bác. Ngôi nhà vừa là nơi Bác ở, làm việc, tiếp khách, đồ dùng trong phòng rất giản dị, tiện lợi. Bác không muốn sống xa cách cuộc sống của nhân dân.
Bác sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho nhưng là nhà ngo có nguồn gốc từ nông dân. Từ tấm bé Bác sống giữa những người nghèo khổ ột nắng hai sương ngoài đồng nên Người hiểu sâu sắc nỗi khổ của những người nông dân, việc nhà nông với Bác không có gì xa lạ. Cùng đổ mồ hôi với người nông dân mới quí hạt gạo, củ khoai, mới xót lòng khi bão lụt ập đến cướp đi thành quả lao động vất vả của người dân trên ruộng đồng. Ngay sau khi giành được chính quyền, tuy bận trăm công nghìn việc Bác vẫn dành nhiều thời gian, không chỉ nhắc nhở các địa phương đắp đê chống bão lụt mà còn trực tiếp xuống các xã để đôn đốc, kiểm tra công việc. Biết tin đê sông Hồng ở khu vực Hưng Yên, Thái Bình bị vỡ, Bác trựa tiếp xuống kiểm tra việc khắc phục hậu quả để có biện pháp kịp thời cùng chính quyền địa phương vận động giúp đỡ nhân dân vượt qua khó khăn. Khi đắp đê xong bác xuống thăm, Bác đi xem kiểm tra một lượt, nhìn chỗ giáp ranh đê mới đê cũ, Người nhắc nhở phải tăng cường gia cố mới an toàn, Bác khen đắp nhanh nhưng chưa lèn chặt, cần tăng cường thêm lực lượng để đầm thật kỹ mới bảo đảm lâu dài. Hậu quả nạn đối năm 1945 như một bóng ma ghê rợn phủ lên cuộc sống đói rách của người nông dân, càng làm không khí ảm đạm khó khăn thêm, Bác đi xuống các địa phương để đôn đốc việc cứu đó, tổ chức gia tăng sản xuất, đắp đê phòng chống thiên tai. Năm 1955, nghe tin lũ lụt lớn ở Kiến An gây thiệt hại lớn về người và của cho nhân dân, Bác gọi cho đồng chí có trách nhiệm lên hỏi cụ thể. Bác rất lo lắng và rơm rớm nước mắt nhất là biết có nhiều gia đình chết người và trôi nhà cửa. Bác căn dặn phải có phương án tỉ mỉ khắc phục hậu quả thiệt hại, người chỉ thị Tỉnh ủy phải trực tiếp chỉ đạo và dặn đi dặn lại “trước hết phải lo cái ăn, nơi ở cho người bị nạn, tuyệt đối không để một người bị đói”. Cứ đến mùa nước lũ, hay kỳ hạn hán Bác thường trực tiếp xuống địa phương tham gia chống trời cùng nhân dân. Lần về công trường Đại thủy nông Bắc- Hưng- Hải, trên đường đi thấy một chị đang đẩy chiếc xe cút kít nặng nề lên dốc, Bác vội chạy đến đẩy giúp chị. Bác hòa vào không khí lao động khẩn trương của công trường như tăng thêm sức mạnh cho mọi người hăng say quên mình trong không khí vui vẻ. Lần về Hải Hưng tham gia chống hạn với nông dân, nghe tin các đồng chí cán bộ tỉnh tổ chức đón Bác long trọng, Bác phê bình ngay “Bác về là đi chống hạn chứ có phải đi chơi đâu mà đón tiếp”. Bác ăn mặc quần áo như một lão nông thực sự, Bác đi rất nhanh đến chỗ nhân dân đang đào mương, vội xắn quần tay áo xuống cùng đào đất với bà con để lại phía sau các quan cách mạng trong những bộ quần áo bảnh bao đang lúng túng hổ thẹn trước dân chúng, cuối cùng tất cả cùng ào xuống đào đất với bà con theo gương Bác. Bác không nói, không hô hào nhưng Người đã làm cuộc cách mạng cho các quan trước muôn dân. Bác ăn cơm chung với mọi người tại nơi đang đào mương. Bác lo lắng quan tâm đến sự tiến bộ của cán bộ từ những việc làm bình thường nhất nhưng chính đó là những xuất phát điểm của đạo đức chân chính, mà mọi người cán bộ muốn dân tin thì dõi vào để tự xem xét, rèn luyện mình. Bác về Hà Đông chống hạn, khi đến một con mương chắn ngang đường, đồng chí Chủ tịch mời Bác đi vòng đến chỗ dễ qua hơn. Nhìn xuống thấy đồng chí Chủ tịch đi đôi giày bóng lộn, Bác bảo: “Chú cứ đi đường ấy”, bác cởi dép lội tắt qua cho nhanh để đến với nông dân đang tát nước chống hạn, Bác bảo mọi người tát nước cùng dân. Mỗi người dân ai cũng được xem hình ảnh Bác đang đạp nước trên guồng chống úng, ghi nhận hình ảnh Bác hòa mình vào với nỗi vất vả một nắng hai sương của người nông dân. Khắc sâu trong tâm trí người đân Chủ tịch nước cũng là một nông dân, một người lao động trong triệu triệu người không có gì cách biệt. Năm 1963, Bác về chống hạn ở Nghiêm Xuân, Bác xuống khu dân cư hỏi thăm dân. Bác vào một nhà dân thăm và hỏi tết vừa qua gia đình đón tết có vui không. Cụ già hơn 60 tuổi thưa với Bác là ăn tết không vui bởi gia đình cụ từ xưa có ngôi nhà gần đường, vừa qua huyện có lệnh đuổi cụ đi để mở đường không bồi thương, cũng không chỉ cho gia đình chuyển đi đâu, người ra lệnh ấy là ông chủ tịch huyện. Bác lắng nghe mà sắc mặt không vui, Bác bảo làm người cán bộ như vậy là không xứng đáng không khác gì cường hào xưa. Hôm đó Bác tham gia chống hạn với dân, trời nắng to có đồng chí cầm ô che cho Bác, Bác bảo: “Dân chịu được thì Bác cũng chịu được, chú làm như Bác là ông quan thời xưa”. Từ nhỏ, trước cảnh người nông dân làng quê khổ cực vì bị áp bức, bóc lột mà nghè đói, từ đó mới có nhận thức do mất nước, không có tự do và động cơ ra đi tìm đường cứu nước một phần cũng được xuất phát từ vấn đề nông dân. Những năm tháng cuối đời Bác, tuy sức khỏe yếu nhưng Bác vẫn dành nhiều thời gian làm việc với các đồng chí phụ trách nông nghiệp. Với Bác muốn hiểu được nguyện vọng của dân, biết được cuộc sống thực tại của dân không phải chỉ nghe qua báo cáo từ cấp dưới lên cấp trên, nhanh nhất và thực nhất là phải đi sâu đi sát, tiếp xúc với dân, tự đặt mình trong hoàn cảnh của dân mới có thể hiểu hết được.
Tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” và kế thừa tư tưởng của phương Đông “Nước lấy dân làm gốc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhìn ra sức mạnh của con người trong sự cố kết với cộng đồng dân tộc, giai cấp với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Theo Bác “Trong bầu trời không gì quý bằng dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. Sự đồng tâm của đồng bào đúc thành một bức tượng đồng xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn xảo quyệt đến mức nào đụng đầu nhằm bức tường đó chúng cũng phải thất bại”. Những ngày đầu xây dựng chính quyền từ sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ vai trò to lớn của nhân dân, đồng thời vạch ra 12 điều răn dạy rất cụ thể để giáo dục bộ đội, cán bộ “khi tiếp xúc và chung sống với nhân dân” ,cần thắt chặt hơn nữa quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, chính Đảng cũng từ nhân dân, là một bộ phận tiên tiến của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân thực sự là người chủ, trực tiếp tham gia công việc quản lý đất nước, quản lý xã hội trong giai đoạn mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh phê phán nghiêm khắc những hành vi xem thường nhân dân của một số cán bộ, đảng viên. Bệnh quan liêu mệnh lệnh của cán bộ có là do xa nhân dân, không hiểu tâm lý, nguyện vọng của nhân dân; khinh nhân dân cho là “dân ngu khu đen” bảo sao làm vậy, không hiểu được lý luận chính trị; sợ nhân dân khi có sai lầm khuyết điểm sợ nhân dân phê bình, sợ mất thể diện, sợ phải sửa chữa; không tin cậy nhân dân. Họ quên rằng không có nhân dân thì việc nhỏ mấy làm cũng không xong. Phải mau chóng chữa căn bệnh đó bằng cách đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết; liên hệ chặt chẽ với nhân dân; việc gì cũng bàn với dân, giải thích cho dân hiểu rõ; có khuyết điểm thì phải thật thà tự phê bình trước dân và hoan nghênh nhân dân phê bình; sẵn sàng học hỏi nhân dân; tự mình làm gương cần, kiệm, liêm, chính để nhân dân noi theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra phải lấy dân làm gốc, phải gần gũi nhân dân, dựa vào lực lượng của nhân dân, xa rời nhân dân thì tài tình mấy cũng không làm gì được.
Cả một đời vì nước vì dân, Bác không quan tâm đến bản thân mà lúc nào cũng lo cho dân sống sao cho đủ no, đủ ấm, dân không phải chịu đói khổ, lúc nào Người cũng canh cánh trong lòng khi nước nhà chưa được độc lập, đất nước còn bị chia cắt, Người đau trước nỗi đau của nhân dân. Trước lúc ra đi, trong di chúc Người vẫn luôn nhấn mạnh luận điểm phải ưu tiên hàng đầu là vấn đề con người. Dân ta đã bao đời chịu đựng gian khổ do chế độ phong kiến, thực dân áp bức, bóc lột và qua nhiều năm chiến tranh truy vậy nhân dân ta vẫn rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù, một lòng đi theo Đảng. Tư tưởng của Hồ Chí Minh còn được thể hiện trong quan điểm phải bồi dưỡng sức dân, chăm lo cho đời sống của toàn dân. Người yêu cầu phải làm cho mỗi đảng viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao cho, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, mỗi cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần đạo đức cách mạng để xứng đáng là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Đối với những người đã dũng cảm hi sinh một phần xương máu của mình phải tìm cách cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn. Đối với các liệt sĩ phải tôn vinh sự hi sinh anh dũng của họ để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân. Đối với chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và thanh niên xung phong cần lựa chọn những người ưu tú nhất, đào tạo họ thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, lập trường cách mạng vững vàng làm đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đặc biệt là đối với tầng lớp nhân dân, đây là lực lượng đóng góp nhiều nhất cho cách mạng, cũng là tầng lớp chịu nhiều hi sinh gian khổ nhất, Người đề xuất miễn thuế nông nghiệp 1 năm để họ thêm niềm phấn khởi đẩy mạnh sản xuất. Khi đi về cõi vĩnh hằng Người vẫn hết lòng lo cho dân. Người dặn lại: “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức cúng phiếu linh đình để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân”, phần mộ của Người để trên ba quả đồi thấp ở Bắc, Trung, Nam để đồng bào đến thăm viếng không phải trèo cao, không phải đi xa, trên đồi trồng nhiều cây để có bóng mát cho mọi người.
Theo Người, biểu hiện trước hết của dân là gốc là phải tin ở dân, gần gũi dân và biết dựa vào dân. Muốn hoàn thành nhiệm vụ, muốn biến đường lối chủ trương của Đảng thành phong trào quần chúng, thành sức mạnh cách mạng thì cán bộ đảng viên phải liên lạc mật thiết với quần chúng nhân dân, xa rời dân chúng là cô độc, cô độc thì nhất định thất bại, phải thực hiện dân chủ với dân để phát huy tinh thần làm chủ của dân. Theo Hồ Chí Minh, thiết thực nhất của việc bồi dưỡng cái gốc là phải thường xuyên chăm lo đời sống cho dân, chăm lo lợi ích chính đáng của dân. Người thường nhắc đến câu chuyện của người xưa “có thực mới vực được đạo”, “dân dĩ thực vi thiên”. Người luôn nhắc nhở: “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi. Nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi”. Hồ Chí Minh đã sớm nhìn ra sức mạnh của con người trong sự cố kết với cộng đồng, dân tộc, giai cấp, giải phóng con người. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ miền Nam, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân, sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân, chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương là do dân cử ra, đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Trong lịch sử nước ta Hồ Chủ tịch là một tấm gương luôn yêu nước, thương dân, vì dân vì nước, cả đời gắn bó với nhân dân, coi nhân dân đồng bào như máu mủ ruột già của mình, là kim chỉ nam cho cách đối nhân xử thế của các bậc lãnh đạo sau này.
4. So sánh tư tuởng thân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các bậc tiền bối
Tư tưởng thân dân của Hồ Chí Minh đã tiếp thu dòng chảy tư tưởng thân dân của Nho gia và từ thời đại phong kiến. Trước hết những tư tưởng đó gặp nhau ở thái độ quý trọng dân, thấy được sức mạnh to lớn của dân. Nho gia đã thấy được “Dân là gốc nước, gốc vững, nước yên”. Hồ Chí Minh cũng có quan điểm tương tự khi cho rằng “Trong bầu trời không có gì quí bằng nhân dân, trong thế gian không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Tư tưởng thân dân ấy còn thể hiện ở việc quan tâm tới đời sống của dân. Nho gia yêu cầu các bậc trị quốc phải bảo đảm cho người dân có đời sống tối thiểu để họ ngẩng lên đủ để phụng dưỡng cha mẹ, cúi xuống đủ để nuôi sống vợ con, trong khi Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói Đảng và chính phủ có lỗi, nếu dân rét, dân dốt, dân ốm Đảng và Chính phủ có lỗi. Vì vậy cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân”. Đặc biệt quan trọng là phải gần dân, đối xử đúng mức với dân. Khổng Tử nhắc nhở những người cầm quyền “Sai khiên dân phải cẩn thận như điều hành một cuộc tế lễ lớn”. Còn với Chủ tịch Hồ Chí Minh, người luôn gần gũi với nhân dân. Lúc còn sống, Người thường xuyên đi thăm hỏi đồng bào, tìm hiểu đời sống nhân dân ở các địa phương, cuộc sống của người từ ăn mặc, nơi ở đều hết sức giản dị để phù hợp với hoàn cảnh đất nước, để không có sự khác biệt nào so với người dân. Tư tưởng thân dân còn ở chỗ phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Từ những nhà nho đến Bác Hồ đều coi trọng tư tưởng này, dù làm việc gì, Bác cũng luôn nghĩ tới nhân dân đầu tiên.
Tuy có những quan điểm trùng lặp, tương đồng do Hồ Chí Minh đã tiếp nhận từ những bậc tiền bối đi trước nhưng tư tưởng thân dân của Người đã được mở rộng hơn. Nho giáo và các triều đại phong kiến nói đến dân cũng chỉ là thứ dân trong mối quan hệ với quân tử và là thần dân đối với vua. Tuy có quan niệm dân là quí, dân là gốc nhưng không hề nói cụ thể làm gì và làm thế nào để dân thực sự là gốc, các triều đại phong kiến cũng chỉ xem dân là “Dân đen con đỏ”, có chăng cũng chỉ được sự quan tâm của triều đình theo kiểu ban phát từ trên xuống chứ không có quyền hạn gì. Vua chúa ban lệnh, bắt dân chúng nghe theo, ban phát cho dân chúng như những người ở tầng lớp dưới, không hề được coi trọng. Khi có việc hiểm nguy, vua chúa đâu tự mình đích thân xông pha, lại lấy dân ra thay thế, lúc khó khăn, bỏ mặc dân sống trong cảnh lầm than, chịu sự hành hạ về thể xác và tinh thần của kẻ thù mà vua chúa thì bỏ chạy, mặc cho số phận con dân của mình đang thoi thóp trong tay những kẻ hung tàn, thử hỏi lúc đó đâu mới là quí dân, thân dân. Dân chúng biết bao lần phải chịu cảnh “người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng; kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc” hay như” Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”, những gì khổ cực mà dân ta phải chịu đâu chỉ nói hết được trong vài ba câu thơ, đó là cả một quá trình lịch sử, những lúc ấy dân mới thực sự cần được quan tâm, cần được giải thoát để có được một cuộc sống bình yên. Trước hết phải nói tới đó là thái độ đối với nhân dân, nhất là người dân lao động. Nho gia miệt thị người dân lao động, họ phân biệt nghề sang, nghê hèn, đề cao lao động trí óc bằng quan điểm “Vạn cái nghề đều thấp hèn, duy chỉ có đọc sách là cao cả”. Ngược lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại rất tôn trọng nhân dân. Người tôn trọng tất cả mọi người, tất cả các nghề trong xã hội. Người nói “Người đầu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kỹ sư, nếu làm tròn trách nhiệm cũng đều vẻ vang như nhau”. Nho gia và các bậc vua chúa thời phong kiến thương dân nhưng vẫn thuộc cử chỉ của người trên, của những ông quan phụ mẫu. Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “ Trong bộ máy Cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch nước đều là sự phân công làm đầy tớ cho dân. Đó là vinh dự cao nhất. Cán bộ, đảng viên thương dân chưa đủ mà còn phải hiếu với dân, như con cái giữ tròn chữ hiếu đối với cha mẹ”. Thân dân là phải sống gần với dân để hiểu được cuộc sống của dân. Nhưng vua chúa, quan lại sống trong lầu son gác tía, sống cuộc sống vương giả đầy nhung lụa trong khi người dân sống trong bần hàn, cơ cực. Còn Bác đối với mọi người như người cha, người bác, người anh gần gũi. Bác ở trong căn nhà giản dị, Bác cũng dùng món ăn dân dã trong bữa cơm, Bác thường đi dép cao su, mặc bộ quần áo kaki bạc màu khi đi công tác, kể cả đi nước ngoài Bác vẫn ăn mặc như một lão nông khi ở nhà, điều bác muốn nói là cán bộ lãnh đạo mà biết sống giản dị, tiết kiệm, biết nghĩ đến dân và vì dân mà sống thì đó là cái phúc của dân. Sự khác nhau trong tư tưởng thân dân của Bác và những bậc tiền bối đi trước còn ở mục đích lấy dân làm gốc. Mục đích của Nho gia là để làm dịu mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và tầng lớp bị trị, giai cấp thống trị mong muốn nếu người dân được bề trên quan tâm thì yên bề ở vị trí nô lệ của mình, không động chạm đến quyền lợi, địa vị của chúng. Còn mục đích lấy dân làm gốc của Bác là để giải phóng người dân thoát khỏi tình trạng bị nô lệ về chính trị, bị kiệt quệ về kinh tế, bị tối tăm về tinh thần, tư tưởng, văn hóa, giáo dục do xã hội cũ gây nên, niềm mong mỏi của Người là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Trong thời xưa uan điểm lấy dân làm gốc không được giới cầm quyền thi hành vì đụng chạm đến quyền lợi của chúng, người dân vẫn sống trong cảnh bần hàn, đói rách vì bị bóc lột thậm tệ, họ còn không có đủ thu nhập ổn định để sống, tuyệt đại bộ phận người dân sống trong ngu dốt, hưởng thụ văn hóa, giáo dục là đặc quyền đặc lợi của giai cấp thống trị. Nhưng Hồ Chí Minh đã thể hiện tư tưởng lấy dân làm gốc bằng chính hành động của Người. Người không chỉ nói mà còn làm. Người đã tổ chức, lãnh đạo nhằm phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân trong các giai đoạn của cách mạng và đã đưa Cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nho gia và các vua chúa thời phong kiến đứng trên lập trường của giai cấp bóc lột, tư tưởng của họ có tính chất an dân, nhằm điều hòa mâu thuẫn giai cấp, bênh vực quyền lợi và địa vị bọn thống trị. Hồ Chí Minh đã đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, Người bênh vực cho quyền lợi của nhân dân lao động. Cơ sở tư tưởng của Người là chủ nghĩa Mác- Lenin, học thuyết về cách mạng xóa bỏ áp bức giai cấp, đưa người dân từ địa vị nô lệ, bị áp bức bóc lột thành chủ nhân của xã hội mới- xã hội được xây dựng trên cơ sở bình đẳng giữa người với người và mục tiêu lý tưởng của xã hội là mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho tất cả mọi người. Tư tưởng thân dân được hình thành, đúc kết qua từng thế hệ, trong suy nghĩ của những người lãnh đạo, cầm quyền luôn tồn tại tư tưởng này, từng thế hệ, từng thời kỳ sau tư tưởng ấy lại được trau dồi thêm, được mở rộng để thực sự đi sâu vào với quần chúng.
5. Tư tuởng thân dân đuợc Đảng và nhà nuớc ngày nay thực hiện
Trong thời đại ngày nay, khi xã hội ngày một phát triển, đất nước đang ngày càng lớn mạnh, vươn lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tư tưởng thân dân vẫn lại thực sự cần thiết. Xã hội càng phát triển, căn bệnh quan liêu của cán bộ càng trở nên nặng hơn, phát ra nhiều hơn, cùng với đó sự phân cấp trong xã hội người giàu người nghèo càng trở nên rõ rệt, vì vậy nói và thực hành “thân dân” càng đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải gần dân, sát dân, luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu mọi tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của dân nhằm giải quyết kịp thời những nhu cầu và lợi ích chính đáng, thiết thực và cụ thể của quần chúng, phải từ trong dân, từ ý chí và tâm trạng của dân để phục vụ nhân dân. Ngày nay, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa của toàn dân ta đã có những thuận lợi mới, thời cơ mới, thực lực mới và sức mạnh mới, đưa dân tộc lên vị thế chưa từng có. Bạn bè tăng lên, kẻ thù giảm bớt, đói nghèo lạc hậu từng bước được đẩy lùi, đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa không ngừng được cải thiện, do đó phải phát huy được hiệu quả của mọi thành phần kinh tế, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trong công cuộc chống lại đói nghèo và lạc hậu, phát huy được sức mạnh, trí tuệ của cả dân tộc trong thời kỳ đổi mới đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Tư tưởng lấy dân làm gốc hơn lúc nào hết cần được kế thừa và phát triển một cách sáng tạo trong xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân vững chắc để nhanh chóng đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, cần làm cho mỗi người dân nâng cao ý thức quốc phòng, thực sự chăm lo, góp phần xây dựng, củng cố sức mạnh quốc phòng toàn dân, cần tạo dựng được thế trận lòng dân vững chắc. Như nói đến xã Phú Sơn, lãnh đạo đã thực hiện kế hoạch chuyển diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang đào ao thả cá, toàn xã hiện có 15 hồ nuôi với diện tích 1.2ha giúp bà con cải thiện bữa ăn, già đình có thêm nguồn thu. Tính đến đầu năm 2004, toàn xã đã không còn hộ đói, hộ nghèo giảm từ 41% (năm 2002) còn 31.5%, công tác giáo dục còn được quan tâm và đang từng bước được nâng lên ở cả chất lượng đào tạo và điều kiện trường, lớp, trang thiết bị dạy học. Tình hình trật tự trị an trên địa bàn xã cũng được giữ vững, ổn định. Từ một xã nghèo, lãnh đạo Phú Sơn đã biết khơi dậy và phát huy sức mạnh tinh thần đoàn kết của người dân để cùng xây dựng quê hương ngày một vững mạnh. Trong những năm qua, chi bộ Phú Sơn đã rất nỗ lực và chú trọng trong công tác xây dựng Đảng, coi công tác xây dựng cơ sở Đảng vững mạnh là động lực quan trọng nhất để phát triển xã nhà trên mọi lĩnh vực. Chi bộ một mặt đã tạo điều kiện thuận lợi để các đảng viên không ngừng học tập, bồi dưỡng thêm trình độ lý luận chính trị, làm tốt công tác tư tưởng, mặt khác yêu cầu thực hiện nghiêm túc qui chế dân chủ ở cơ sở, tạo niềm tin trong lòng dân. Thực hiện đúng nội dung qui chế dân chủ tại cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tất cả những vấn đề liên quan đến quyền lợi của người dân đều được chi bộ công khai trước dân, từ mức đóng góp cho các nguồn quĩ an ninh- quốc phòng, quĩ đền đáp… đến việc phân cấp đất đai cho các hộ gia đình… Ngay cả trong quá trình phát triển đảng viên, chi bộ phải thông qua ý kiến ủng hộ quần chúng ưu tú của đa số nhân dân sở tại. Để hiểu được tâm tư, nguyện vọng của bà con, chi bộ xã Phú Sơn đã thành lập Ban Dân vận với thành viên là những đảng viên ưu tú. Định kỳ, Ban Dân vận có những buổi tham gia sinh hoạt trực tiếp với dân, để vừa phổ biến nội dung những chủ trương, chính sách của Đảng đến bà con, vừa lắng nghe sự phản ánh từ phía nhân dân, kịp thời sửa đổi những bất cập trong chỉ đạo, chấn chỉnh tư cách từ những đảng viên chưa gương mẫu. Nhờ vậy, những chương trình hành động của Phú Sơn trong mọi lĩnh vực đều thống nhất với tinh thần tự nguyện của bà con rất cao, trong một tương lai không xa, Phú Sơn sẽ thoát khỏi sự nghèo đói, tiến lên lớn mạnh mọi mặt.
Hơn 80 năm qua, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua bao gian khổ, hi sinh không có mục đích nào khác là giành độc lập, tự do cho dân tộc, ấm no cho nhân dân. Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng đã chỉ rõ, Ðảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Ðảng. Phải xây dựng các thiết chế mở rộng và phát huy dân chủ, bảo đảm các chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều có sự tham gia xây dựng của nhân dân, phản ánh ý chí, lợi ích của nhân dân, của quốc gia, dân tộc. Thời gian qua, công tác dân vận đã chú trọng hướng về cơ sở, gần dân và sâu sát dân hơn. Công tác dân vận của hệ thống chính trị đã có những đổi mới và tiến bộ, góp phần quan trọng vào công tác xây dựng Ðảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Ðảng và sự quản lý của Nhà nước. Trong giai đoạn cách mạng mới, công tác dân vận của Ðảng cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả, nhất là công tác nắm tình hình diễn biến tư tưởng của quần chúng nhân dân và công tác tập hợp, vận động quần chúng. Tăng cường công tác dân vận của chính quyền, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân. Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các biểu hiện tiêu cực khác. Ðội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức ở các cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể từ trung ương đến địa phương, cơ sở cần nhận thức sâu sắc nhiệm vụ công tác dân vận của Ðảng trong giai đoạn hiện nay là, tập hợp, động viên mọi tầng lớp nhân dân đoàn kết, giữ vững ổn định chính trị, tích cực tham gia xây dựng, phát triển đất nước; bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Công tác dân vận phải góp phần vào việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng kinh tế hợp lý; cải thiện môi trường đầu tư, phát triển các thành phần kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo thêm việc làm, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; tăng cường quốc phòng, an ninh. Cần thường xuyên sơ kết, tổng kết nội dung phong trào thi đua 'Dân vận khéo', 'Năm dân vận của chính quyền', rút ra những bài học kinh nghiệm và đề ra giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém, nhằm đổi mới phương thức vận động, tập hợp quần chúng. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các cấp ủy Ðảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể đối với công tác dân vận, thấu suốt quan điểm 'Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân', phát huy mọi nguồn lực sáng tạo và vai trò làm chủ của nhân dân. Công tác dân vận gắn liền với Cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh'. Tổ chức thực hiện tốt Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị trong thời kỳ mới. Công tác vận động quần chúng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, đặc biệt chăm lo củng cố tăng cường mối liên hệ gắn bó mật thiết giữa Ðảng, Nhà nước với nhân dân.
Hiện nay vẫn tồn tại những ung nhọt ở đất nước ta, tham nhũng từ trên tham nhũng xuống hạ tầng cơ sở thì người trên làm sao bảo được người dưới phải tuân thủ. Người thanh liêm vì dân vì nước muốn xoay chuyển tình thế thì sợ rút dây động rừng chỉ mang họa vào thân khi mà tham nhũng đã mọc rễ chằng chịt trong cả guồng máy công quyền từ trên xuống dưới. Muốn có một xã hội ổn đinh, nhà nước chỉ cần thật tâm yêu nước thương dân, trước lo cho quyền lợi của xã hội ổn định, kế đến lo cho đời sống toàn dân thì việc chấn hưng kỷ cương, đạo đức và phát huy truyền thống dân tộc, tái thiết quốc gia tự nhiên sẽ được giải quyết một cách tốt đẹp. Hiện nay, một bộ phận cán bộ đang làm ngược lại những điều Bác răn dạy về phẩm chất, đạo đức của người cán bộ cách mạng. Họ quan liêu, quan cách chứ đâu phải gần dân để lo trước cái lo của dân, vui sau cái vui của dân. Họ sống xa hoa, phè phỡn thậm chí vương giả bằng những nguồn thu nhập bất chính trong khi còn nhiều người dân chưa thoát khỏi đói nghèo. Những đức tính như cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư đã dần xa lạ với họ.
Phong trào học tập đạo đức Bác Hồ đã đạt được một số tiến bộ nhất định nhưng xét về mặt gần dân và hiểu dân, sửa đổi lối làm việc quan liêu, mệnh lệnh thì còn rất xa và có nguy cơ còn xa hơn nữa. Tại một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, trên con đường mới khánh thành, hai lần đường rộng, có vườn hoa ngăn đôi nhưng tốc độ tối đa cho phép ô tô là 40km/giờ. Khi phóng viên về làm việc với chủ tịch có thắc mắc tại sao đường rộng, dân cư không đông mà lại hạn chế tốc độ như vậy, chủ tịch tỉnh giật mình thú nhận cá nhân không hề biết có biển đó vì xe của chủ tịch biển xanh, cứ đi thoải mái tốc độ cần thiết, không cần quan tâm đến biển hạn chế tốc độ nào cả. Một ví dụ nhỏ vậy thôi nhưng cho thấy vị chủ tịch tỉnh sống ở đây nhưng hoàn toàn không biết đến sự tồn tại của cái biển đó, suy rộng ra không biết vị chủ tịch có biết kẹt xe ở đâu, úng lụt chỗ nào, chợ họp ra sao, bệnh viện quá tải ra sao… vì chủ tịch bận, không có thì giờ cho những việc đó và xe chạy theo chế độ đặc biệt nên không tiếp cận được với thực tế. Hay tại những nơi khác, các vị thủ trưởng đi xe có biển ưu tiên, luôn chạy với tốc độ thoải mái, mỗi khi còi hú các xe tải, xe khách đều phải sang một bên để nhường đường, như vậy hạn chế tốc độ chỉ dành cho dân và xe khác còn những vị thủ trưởng, lãnh đạo thì không cần quan tâm. Đành rằng các vị lãnh đạo, thủ trưởng cấp cao bận trăm công nghìn việc nhưng đến mức vì thế mà mất liên hệ với cuộc sống thực của dân thì cần phải xem xét lại. Hàng ngày, phương tiện thông tin đại chúng đưa tin bài các đồng chí lãnh đạo về thăm và làm việc với địa phương, xí nghiệp chỉ thấy chủ yếu quan trên gặp quan dưới, ngồi trong hội trường có biển hoan nghênh các đồng chí cấp cao về làm việc, ít thấy có cảnh đến thăm tận nhà dân, ngồi xuống đất ăn củ khoai như Bác Hồ đã làm ngày trước. Trong thực tế , ít thấy có vị chủ tịch phường nào đi bộ đến thăm dân phố, lắng nghe ý kiến tại chỗ của dân để gần dân và hiểu dân hơn nữa là các quan chức cấp cao hơn như huyện, tỉnh. Trong khi đó lại thấy quá nhiều quan chức mất thời gian đi động thổ, bấm nút khai trương tượng trưng, không còn thì giờ xem xét tình hình ô nhiễm, vệ sinh ăn ở của công nhân ra sao. Muốn hiểu rõ thực tiễn thì phải tiếp xúc với người dân, muốn hiểu được họ thì cần những chuyến đi thực địa được tổ chức hợp lý và không được mang tính hình thức. Mỗi chuyến đi địa phương của lãnh đạo đều tiêu tốn nhiều của cải vật chất của xã hội, vậy nên việc tuyên truyền chỉ đề cao uy tín của cá nhân lãnh đạo mà không tạo nên yếu tố cộng hưởng tích cực cho người dân. Lãnh đạo khi xuống địa phương không nhất thiết phải nghe báo cáo thành tích, quan trọng là phải tranh thủ thời gian tranh luận với dân từ đó nắm bắt đúng thông tin mà lãnh đạo còn đang thiếu.
Dưới tác động mặt trái của cơ chế thị trường và mở cửa, hội nhập cùng những thiếu sót, khuyết điểm chủ quan của chúng ta trong lãnh đạo, quản lý cũng như trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước nên thời gian qua ở nước ta, các hiện tượng tiêu cực xã hội phát triển, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống. Tệ tham nhũng diễn ra nghiêm trọng, có nguy cơ làm biến chất Đảng, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào Nhà nước và chế độ, làm giảm sút mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân, gây nguy hại cho sự nghiệp cách mạng. Trong quan hệ giữa Đảng với nhân dân, những biểu hiện như quan liêu, cửa quyền, vô cảm với nhân dân, xa dân, sách nhiễu dân đang có nguy cơ phát triển. Sự tha hóa của một bộ phận cán bộ có chiều hướng phát triển, thể hiện ở xa dân, sách nhiễu dân, tệ quan liêu, tham nhũng… Cán bộ lãnh đạo một số nơi còn lúng túng trước nhiệm vụ đặt ra, hội họp nhiều nhưng giải quyết công việc chưa hiệu quả, không sâu sát thực tế…Đối thoại giữa chính quyền và người dân chưa thường xuyên. Còn đùn đẩy, né tránh trách nhiệm nên giải quyết khiếu nại, tố cáo chậm. Bệnh che giấu khuyết điểm, nơi này đổ lỗi cho nơi kia còn khá phổ biến...Tình trạng hành dân, khinh dân, thậm chí lợi dụng quyền hành để bắt dân cống nạp, vẫn xảy ra ở nơi này nơi kia trong bộ máy chính quyền các cấp, kể cả cấp cơ sở, ở các vùng nghèo, vùng sâu. Nhiều cơ quan công quyền thường có thói quen ra những mệnh lệnh, những quyết định bắt người dân phải thi hành mà không tham khảo ý kiến của nhân dân. Ở nhiều địa phương việc xây dựng Quy chế dân chủ còn hình thức, trên thực tế người dân chưa được thực hiện quyền chính đáng của mình. Chính quyền một số nơi, nhất là ở cơ sở, nơi trực tiếp với nhân dân nhưng lại xa dân, ít quan tâm đến đời sống của nhân dân, không chú ý tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc và tâm tư, nguyện vọng của dân, phong cách chỉ đạo, quản lý nặng về quan liêu, mệnh lệnh, vô cảm trước khó khăn, vất vả của dân. Những chủ trương liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của dân không được đưa ra bàn bạc, thảo luận, lấy ý kiến của nhân dân hoặc giải thích cho nhân dân hiểu rõ để nhân dân tự giác chấp hành. Vì vậy, một số quyết định của chính quyền cấp cơ sở không được nhân dân đồng tình, có nơi khiến nhân dân bất bình, là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh tình trạng khiếu kiện vượt cấp, kéo dài. Để khắc phục được tình trạng đó, đòi hỏi những “đày tớ”, “công bộc” của dân, có bổn phận phục vụ nhân dân, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của dân giao, chịu sự kiểm soát của dân và sẽ bị tước quyền nếu đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Để phục vụ nhân dân, người cán bộ, đảng viên phải không ngừng tu dưỡng, nêu gương, bền bỉ, kiên định, rèn luyện trong thực tiễn. Để làm được điều đó thì phải có giác ngộ sâu sắc về mục đích sống, mục đích hành động và việc làm của mỗi người. Tinh thần tận tụy phục vụ nhân dân chỉ có được khi cán bộ, đảng viên thực sự thân dân.
6. Giải pháp, khắc phục của bản thân
Đất nước chúng ta giàu có về tài nguyên thiên nhiên, người dân lao động cần cù, sang tạo nhưng hàng năm vẫn luôn phải gánh chịu những nỗi đau do thiên tai gây ra. Có lẽ mỗi năm những cơn bão đổ vào Việt Nam đâu chỉ nghe chốc lát, vài đợt, năm nào cũng phải nghe tới cơn bão thứ mười mấy may ra mới thôi, bảo sao người Việt ta, nhất là người miền Trung không nghèo. Dải đất miền Trung khắc nghiệt, mùa nắng thì nóng cháy đen người, những đợt gió cát thổi sạm cả da, hạn hán, cây cối khô cằn, đến mùa nước lên thì cả vùng ngập trong bể nước, không phân biệt được đường với sông. Người miền Trung kiên cường, bất khuất, trong chiến tranh miền Trung hi sinh nhiều nhất, biết bao người con của mảnh đất ấy đã ngã xuống để đem lại bình yên cho đất nước, để đất nước ta có được hòa bình như ngày nay, họ không tiếc xương máu của mình, những người mẹ già mấy đứa con đều ra đi nơi chiến trường nhưng các mẹ đâu trách ai vì nỗi đau chung của nước nhà. Ấy vậy mà ngày nay khi cuộc sống ngày càng phát triển, cả đất nước sôi sục khí thế của những tháng ngày mới, sống sôi động, tấp nập, điều kiện vật chất ngày càng được nâng cao, cuộc sống được cải thiện thì những con người nơi mảnh đất miền Trung ấy vẫn luôn thường trực phải gánh chịu những nỗi đau, lớn nhất là do thiên tai, bão bùng, do sự khắc nghiệt của chính thời tiết.
Điều kiện địa hình gắn mảnh đất miền Trung với biển lớn, nghề chính của người dân nơi đây là ra khơi đánh bắt nhưng biển lớn kia đâu có bình lặng cho người dân sống qua ngày, những đợt bão bùng vẫn dồn dập kéo đến, hàng năm hại biết bao ngư dân. Bão còn đi vào sâu tận trong đất liền, tàn phá nhà cửa, đồng ruộng, khiến biết bao người không có nhà để ở, không có cái để ăn, mất đi gia đình của mình. Mỗi đợt lũ về, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh… lại lo ngay ngáy, lo sao đi tránh lũ cho kịp. Đợt lũ vừa qua lớn quá, khiến cả dải đất Hà Tĩnh chìm trong biển nước, người dân chỉ còn biết sống trên những mái nhà chờ người tới cứu. Những cụ già, những đứa trẻ thơ đang bơ vơ giữa dòng nước, cố gắng gượng qua ngày với mong muốn bão giảm bớt để những người cứu hộ còn có cơ hội tới được với họ. Hình ảnh ông cụ gần 70 tuổi sống trong mấy ngày mưa bão dù sức chẳng còn bao nhiêu nhưng khi thấy đoàn cứu hộ tới phát lương thực đã nhanh chóng chạy ra đón lấy đã làm nức lòng biết bao người, bởi ông lo nếu không chạy nhanh người khác sẽ lấy hết, lại không còn gì để ăn. Hàng ngày trên báo đài, ti vi những hình ảnh mưa trắng trời, nước mênh mông vẫn hiện lên đánh thức trong mỗi người dân Việt Nam lòng thương cảm, nỗi đau chung với đồng bào của mình. Sẽ chẳng thể hiểu được hết nỗi khổ cực của những con người ấy, lũ đến rất nhanh mang đi của họ tất cả, đến lúc lũ đi rồi thì những hậu quả nó để lại mới thật khủng khiếp. Khi ấy người dân đâu còn nhà để sống, họ sẽ sống nhờ đâu, nhà không còn, ruộng vườn không còn, làm gì để ăn, liệu trông vào những đợt tiếp tế sống được qua mấy bữa, lại chưa nói đến nỗi đau mất đi người thân, gia đình tan nát, chỉ sau một đêm thiên tai đã lấy đi của họ tất cả. Đây là lúc những vị lãnh đạo thể hiện tình yêu thương dân chúng, tư tưởng thân dân của mình. Tuy ở cương vị cao nhưng các bậc lãnh đạo vấn hết sức quan tâm tới dân chúng, đi đôn đốc nhắc nhở mọi người phòng tránh bão lũ sao cho giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và của, khi lũ xảy ra, các đồng chí ấy còn đến từng vùng bị thiệt hại nặng nề, những vùng nằm trong rốn lũ để động viên, thăm hỏi bà con. Người dân tuy đã bị mất mát nhiều trong cơn hoạn nạn nhưng cũng ấm lòng khi được các vị lãnh đạo quan tâm, chia sẻ vì khi đó họ biết họ không cô độc, những người đứng đầu vẫn luôn ở cạnh, giúp đỡ họ. Khó khăn nào cũng sẽ vượt qua khi cuộc sống của người dân luôn được chú trọng hàng đầu. Mỗi đợt thiên tai, bão lũ, dịch bệnh, các đồng chí lãnh đạo đều lo lắng cho dân, tìm đủ cách để dân tránh khỏi mất mát, tổn hại , đôn đốc các cấp các ngành làm khẩn trương thực hiện những biện pháp giúp đỡ dân, quyên góp, ủng hộ hướng tới những vùng gặp khó khăn, trong những hoàn cảnh như vậy sự thân dân mới thực sự được thể hiện rõ và thấy được vai trò to lớn của tư tưởng này.
Trải qua bao nhiêu năm lịch sử, từ thời kỳ dựng nước, qua các triều đại phong kiến, từ thời chiến tranh cho đến khi hòa bình, từ các bậc Nho gia tiền bối, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tới cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay, tư tưởng thân dân vẫn luôn được thấm nhuần và ngày càng được phát triển. Tiếp thu sâu sắc nhất là của tư tưởng Hồ Chí Minh- một con người vĩ đại của dân tộc, một tấm gương tiêu biểu cho sự hi sinh cả cuộc đời vì nước vì dân, lo cho nỗi lo của dân, đau trước cái đau của dân. Đời nào cũng vậy, tư tưởng thân dân không bao giờ là không cần thiết, luôn luôn dân là gốc, dân có mạnh thì nước mới giàu, dân làm nên gốc rễ của đất nước, phải gần dân, thân dân mới hiểu được dân, hiểu được ý nguyện chung của toàn thể những con người đang sống trên đất nước này, mới có thể đưa ra những huóng đi phù hợp nhất cho sự phát triển đất nước. Tư tưởng thân dân vẫn đang được vận dụng hết sức sáng tạo, từng bước được đổi mới cho phù hợp với dòng chảy không ngừng của thời đại nhưng không bao giờ mất đi bản chất giá trị vốn có của nó là phải hiểu được dân, gần gũi, gắn bó máu thịt với nhân dân như cá với nước. Tuy nhiên cũng không ít trường hợp vận dụng tư tưởng thân dân một cách hời hợt, quan liêu, đi sai lệch với bản chất của nó như sự răn dạy của các bậc tiền bối và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những cán bộ, lãnh đạo là người có bằng cấp, học thức nhưng ngày nay không ít người đang chạy, làm đủ mọi cách để vào được những vị trí trọng yếu đó. Nhưng trình độ học vấn cao chưa chắc đã hoạt động tốt vì có thể họ hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc có kiến thức về lý luận nhưng thiếu thực tiễn. Có thể họ phát biểu về vấn đề có tính lý luận rất bài bản nhưng phản ánh thực tiễn nhất là tiếng nói của cử tri ở địa phương, của người lao động thì có khi lại quan liêu không nắm được. Ngược lại có những đại biểu là công nhân, chưa có trình độ đại học hay trên đại học nhưng lại lăn lộn va chạm với thực tiên, gần dân, nắm bắt được nguyện vọng của dân, nên có những kiến nghị rất xác đáng. Càng ngày chúng ta càng cần hơn những người cán bộ đi sâu đi sát được với quần chúng, biết chia sẻ, đặt mình vào trong hoàn cảnh cuộc sống của dân để phản ánh cho chân thực, chính xác. Thế hệ trẻ ngày nay được hưởng cuộc sống hiện đại, văn minh, tiếp xúc với những nền khoa học tiên tiến nhưng không chỉ biết nhận, mà còn phải biết nhìn lại từ đâu mà có được cơ hội đó cho mình. Cũng từ dân mình mà ra, từ những giọt mồ hôi, xương máu đổ xuống, đánh đổi lấy một đất nước hòa bình, đang trên đà đi lên phát triển công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu. Những con người trẻ tuổi được học thức nhiều, tiếp xúc với nhiều tinh hoa nhân loại nhưng phải luôn ghi lòng tạc dạ tới người dân quê mình. Đâu phải được học nhiều mà khinh thường những người dân lao động nghèo khổ, những nông dân nhà quê chân lấm tay bùn, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời cho rằng họ không có học thức, họ không được học hành đầy đủ nhưng những phẩm chất trong họ không phải người có học nào cũng có được. Thế hệ nay muốn tìm đường đi mới, sáng tạo mới để phát triển đất nước thì trước hết hãy hòa mình vào với dân, từ những con người bình thường nhất trong đời sống để biết được vị trí của đất nước mình, hoàn cảnh của chúng ta đang ở đâu, biết được rằng cái mà đồng bào chúng ta đang thực sự cần là gì.
C. Phần kết luận
Có lẽ cho tới bây giờ và những năm về sau, tư tưởng thân dân của các bậc tiền bối, Hồ Chủ tịch sẽ mãi luôn là một bài học đạo đức cho từng thế hệ. Những người sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt này sẽ được nhắc tới tư tưởng thân dân, luôn được nhắc nhở phải tôn trọng, giữ gìn, phát huy nó bởi đời nào cũng vậy “chèo thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”. Tư tưởng ấy là một điểm sáng trong đạo đức lối sống của người Việt, đặc biệt là đối với những cán bộ, đảng viên, những người có vai trò lãnh đạo, trọng trách to lớn với vận mệnh của cả đất nước, nắm trong tay số phận của dân tộc mình. Một niềm mong mỏi là những hiện tượng quan tham, quan cách sẽ bị thanh luc dần để mỗi người cán bộ, đảng viên đúng là người đầy tớ trung thành của nhân dân như Bác mong đợi, như vậy việc học tập và làm theo tấm gương đạo đưc của Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở học thuật mà còn được các lực lượng lãnh đạo xã hội thực hiện có hiệu quả trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tài liệu tham khảo:
Trang web của Ủy ban Nhân dân mặt trận Tổ quốc Việt Nam www.mattran.org.vn, trang web của báo văn nghệ quân đội www.vannghequandoi.com.vn
Trích Hồ Chí Minh toàn tập, sách Đại học Nxb Khoa học xã hội
Trang chủ báo điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam www.cpv.org.vn
Thông tin từ các trang báo, đài, diễn đàn, tin tức truyền hình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BX657.DOC