Tư tưởng "Thân dân - Trọng dân" trong luật bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân năm 2015

Mở rộng diện cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu ĐBQH, ĐB HĐND cấp tỉnh, nơi người đó đang bị tạm giam, đang được giáo dục bắt buộc, cai nghiện bắt buộc (khoản 5 Điều 29 Luật Bầu cử năm 2015). Ai cũng hiểu tự do, bình đẳng là những quyền cơ bản của công dân và “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (Điều 72 Hiến pháp năm 1992). Tuy nhiên, các luật bầu cử trước đây đã chưa ghi nhận quyền bầu cử của những người bị khởi tố, bị tạm giam hoặc người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính về giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đang bị quản lý tại cơ sở giáo dục và cơ sở chữa bệnh bắt buộc (Điều 23 Luật Bầu cử ĐBQH năm 2001 và Điều 25 Luật Bầu cử ĐB HĐND năm 2003). Với tinh thần đề cao quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp năm 2013: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (khoản 1 Điều 31), Luật Bầu cử năm 2015 đã mở rộng và ghi nhận quyền cử tri của những người nêu trên - khẳng định thông suốt chính sách thân dân, trọng dân nhằm phát huy tối đa sức mạnh và trí tuệ của đại đa số nhân dân trong việc thiết lập nên bộ máy nhà nước. Với những định chế mới và kỳ vọng đặt ra của Luật Bầu cử ĐBQH và ĐB HĐND năm 2015, chúng ta mong ước và tin rằng, trong ngày hội toàn dân tới đây (22/5/2016), thực sự mỗi lá phiếu sẽ là một trọng trách, là vinh dự đặt lên đôi vai và trái tim mỗi người đại biểu nhân dân

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng "Thân dân - Trọng dân" trong luật bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Tư tưởng thân dân, trọng dân truyền thống Thuật ngữ “thân dân” thường được hiểu là chính sách gần gũi, gắn bó của nhà nước với nhân dân; đồng thời, được xem như là một hình thái tư duy dân chủ đặc sắc của nhà cầm quyền dựa trên nền tảng lấy dân làm gốc, dựa vào nhân dân để phát huy sức mạnh của chế độ. Trong lịch sử các nhà nước phong kiến Việt Nam, không hiếm triều đại đã thể hiện khá rõ tư tưởng thân dân, trọng dân, hoặc nhìn ở góc độ chính trị là “lấy dân làm gốc”. Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá cao “tính dân chủ” của mô hình chính quyền điển hình, như thời Khúc Thừa Dụ, tuy thời gian nắm quyền bính ngắn ngủi (năm 905 - 907) nhưng ông đã sớm thi hành chính sách “khoan, giản, an, lạc” đối với người dân. Ở thời Lý, trong Chiếu dời đô về Thăng Long của Lý Công Uẩn (năm 1010), ý dân được xem như gắn với mệnh trời: “Muốn mưu việc lớn, tính kế muôn đời cho con cháu thì trên phải vâng mệnh trời, dưới theo ý dân”. Cùng với quan điểm “ý dân - thiên mệnh”, chính sách thân dân, trọng dân của nhà Lý còn thể hiện bởi chế độ “Ngự binh ư nông” - không duy trì lực lượng quân đội thường trực mà xây dựng chủ yếu lực lượng dân đinh thường trực, thường nhật hòa bình vừa 3 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 09(313) T5/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT TÛ TÛÚÃNG “THÊN DÊN - TROÅNG DÊN” TRONG LUÊÅT BÊÌU CÛÃ ÀAÅI BIÏÍU QUÖËC HÖÅI VAÂ ÀAÅI BIÏÍU HÖÅI ÀÖÌNG NHÊN DÊN NÙM 2015 Hoàng MinH KHôi* * ThS. Học viện Hành chính Quốc gia - cơ sở TP. Hồ Chí Minh. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu Hội đồng nhân dân (ĐB HĐND) - Luật Bầu cử năm 2015 - đã được Quốc hội thông qua ngày 25/06/2015. Cấu trúc và nội dung cơ bản của Luật này được xây dựng chủ yếu dựa trên hai Luật trước đây: Luật Bầu cử ĐBQH năm 1997 đã được sửa đổi, bổ sung và Luật Bầu cử ĐB HĐND năm 2003 đã được sửa đổi, bổ sung. Luật Bầu cử năm 2015 gồm 10 chương, 98 điều, có một số điểm mới được sửa đổi, bổ sung theo tinh thần Hiến pháp năm 2013, thể hiện tính dân chủ nổi bật. Nội dung bài viết đề cập về sự kế thừa tư tưởng thân dân, trọng dân hơn trong những điểm mới của Luật Bầu cử năm 2015. làm ruộng, sản xuất, vừa tập luyện quân sự, khi chiến tranh xảy ra toàn dân có thể tham gia quân đội. Đó chính là kế sách: tĩnh vi nông, động vi binh - vừa xây dựng được lực lượng quốc phòng đủ mạnh và sẵn sàng chiến đấu, đồng thời nhà nước không phải tốn kém nhiều tiền của để nuôi dưỡng quân đội thường trực. Nhà Lý còn cho đặt chuông trong thành Thăng Long để “Dân chúng ai có việc kiện tụng oan uổng thì đánh chuông lên”, một định chế pháp lý bảo vệ quyền con người rất hiệu quả thời bấy giờ1. Thời nhà Trần (năm 1225 - 1400), chính quyền thân dân, trọng dân thông qua chính sách đề cao vai trò của các bô lão - điển hình như tại Hội nghị Diên Hồng - được xem là nền tảng quan trọng trong đường lối cai quản quốc gia. Từ nguyên lý “lấy dân làm gốc”, lấy sức mạnh từ nhân dân mà nhà Trần đã 03 lần chiến thắng quân Nguyên - Mông hung hãn ở thế kỷ XIII. Có thể nói, thời nhà Trần, tư tưởng “Chúng chỉ thành thành” (ý chí của dân chúng là bức thành giữ nước) của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn là nét đặc sắc về tư tưởng thân dân, trọng dân trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Khi sắp qua đời, vua Trần hỏi ông kế giữ nước, Trần Quốc Tuấn nói: “Thần nghĩ... khoan thứ sức dân làm kế gốc rễ bền, ấy là thượng sách giữ nước”2. Thời Nhà Lê, người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi đã kế thừa truyền thống và tiếp tục đưa ra những tư tưởng sâu sắc về thân dân, trọng dân: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” (Bình Ngô đại cáo) và đề cao vai trò cũng như sức mạnh của dân, nâng tư tưởng an dân và trừ bạo ngược. Quan điểm dân chủ của ông là coi dân như nước, nước có thể chở thuyền và lật thuyền “Chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân”. Tóm lại, lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam đã cho thấy: trong mọi hình thức, cách thức cai trị đất nước, dù ở bất cứ thời kỳ nào, nhà cầm quyền muốn tồn tại mạnh mẽ, lâu dài, chống được giặc ngoại xâm và phát triển kinh tế, cũng đều phải xem xét đến lợi ích của nhân dân, phát huy sức mạnh của nhân dân. 2. Tư tưởng thân dân, trọng dân hiện nay Kế thừa sâu sắc suối nguồn văn hóa truyền thống của dân tộc và thời đại, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được vai trò to lớn của nhân dân. Không chỉ dừng lại ở đó, Người còn luôn tôn trọng, tin tưởng và đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, trước hết. Chính vì vậy, Người từng nói, cả đời Người chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Về thực chất, đây cũng chính là tư tưởng thân dân, trọng dân. Người làm chính quyền giữ được cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, là người có ý thức phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc, của Đảng lên trên hết, đó là thân dân, trọng dân. Người giải thích vì sao phải thân dân, trọng dân, vì dân là gốc của nước. Người không chỉ khẳng định dân là gốc của nước, mà còn tôn vinh nhân dân: ‘’Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân’’. Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại, có công lao to lớn trong sáng lập và rèn luyện Đảng ta. Vì vậy, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt 4 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 09(313) T5/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 1 Lịch sử Việt Nam - tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000. 2 Lịch sử Việt Nam, tlđd. Nam từ phần mở đầu đã nhấn mạnh: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào dân để xây dựng Đảng”. Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, ngày 3/9/1945, Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Phải bầu ngay Quốc hội, càng sớm càng tốt. Bên trong thì nhân dân tin tưởng thêm vào chế độ mình. Trước thế giới, Quốc hội do dân bầu ra sẽ có một giá trị pháp lý không ai có thể phủ nhận được”; và, “Chỉ có Tổng tuyển cử mới để cho dân chúng có dịp muốn nói hết những ý muốn của họ và chỉ có Chính phủ lập ra bởi Tổng tuyển cử mới là đại diện chân chính và trung thành của toàn thể quốc dân”. Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, được soạn thảo dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người mang tư tưởng dân chủ sâu sắc, đã được nhiều thế hệ đánh giá là một bản Hiến pháp “vang vọng tiếng dân”. Chế độ bầu cử theo Hiến pháp năm 1946 quy định: “Chế độ bầu cử là phổ thông đầu phiếu. Bỏ phiếu phải tự do, trực tiếp và kín” (Điều 17). Có thể thấy, hơn 80 năm dưới ách đô hộ của người Pháp thực dân, người dân An Nam3 còn chưa bao giờ được xem là công dân, chứ làm sao dám mơ ước đến quyền bầu cử, ứng cử. Hiến pháp năm 1946 không chỉ đã khẳng định người dân Việt Nam là công dân tự do của một nước Việt Nam độc lập - mà bằng việc ghi nhận quyền bầu cử, ứng cử - đã khẳng định và Hiến định một cơ chế đầy tính thân dân, trọng dân đó là: cơ sở pháp lý thiết lập toàn bộ quyền lực nhà nước phải do đại đa số nhân dân quyết định. Tuyên ngôn Nhân quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1948 (khoản 3 Điều 21) cũng nêu rõ: “Ý chí của nhân dân là cơ sở tạo nên quyền lực của chính quyền; ý chí này được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự, theo nguyên tắc bỏ phiếu phổ thông và bình đẳng và được thực hiện qua bỏ phiếu kín hoặc qua các thủ tục bỏ phiếu tự do tương tự”4. Tuyên ngôn được công bố ở thời điểm sau hai năm so với Hiến pháp năm 1946, điều này khẳng định sự nhận thức, tư duy lập pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng lãnh đạo là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp xu thế phát triển chung của nhân loại tiến bộ; cũng là minh chứng trong suốt con đường 70 năm qua, Đảng và nhân dân ta vẫn trung thành với lý tưởng và nguyên tắc xây dựng quyền lực nhà nước mà Đảng, nhân dân đã lựa chọn từ những ngày đầu lập quốc. Từ đó đến nay, tinh thần “ý dân - thiên mệnh” luôn tiếp tục được khẳng định qua các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 và 2013; đồng thời, từ các Luật Bầu cử ĐBQH năm 1959 đến Luật Bầu cử ĐBQH và ĐB HĐND hiện nay, đều xác lập rõ: Việc bầu cử tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc cam kết thừa nhận5. 3 Từ thực dân Pháp dùng để chỉ người Việt Nam thuộc địa. 4 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948 tại Paris, Pháp. 5 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights - ICCPR) do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 16/12/1966 và có hiệu lực từ ngày 23/03/1976, nêu tổng quan các quyền dân sự và chính trị cơ bản của con người. Cụ thể, các bên tham gia ký kết sẽ phải tôn trọng các quyền dân sự và chính trị của từng cá nhân, bao gồm quyền sống, quyền tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do hội họp, quyền bầu cử và quyền được xét xử bình đẳng và theo đúng trình tự pháp luật. Tính tới ngày 19/12/2010, đã có 72 nước ký vào Công ước và 167 bên tham gia. Trung Quốc, Cuba, Comoros, Nauru, và São Tomé và Príncipe đã ký nhưng chưa thông qua công ước. 5 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 09(313) T5/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 3. Tư tưởng thân dân, trọng dân thể hiện trong các điểm mới của Luật Bầu cử năm 2015 3.1. Tiêu chuẩn của người ứng cử ĐBQH và người ứng cử ĐB HĐND luôn được xem là một trong những nội dung trụ cột của chế định bầu cử. Tuy nhiên, tiêu chuẩn đại biểu từ trước tới nay chỉ được quy định ở Luật Bầu cử mà không quy định ở Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001 và Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2004. Việc quy định như trên là không phù hợp vì cơ quan Quốc hội và cơ quan HĐND là tập hợp của các ĐBQH, ĐB HĐND mà bỏ trống về tiêu chuẩn đại biểu là vừa thiếu về cơ sở pháp lý, vừa sót về kỹ thuật lập pháp. Luật Bầu cử năm 2015 đã khắc phục vấn đề này rất rõ ràng bằng cách thức bố cục theo quy phạm dẫn chiếu từ Luật Bầu cử năm 2015 (Điều 2) đến tiêu chuẩn ĐBQH quy định ở Luật Tổ chức Quốc hội (Điều 22) và tiêu chuẩn ĐB HĐND quy định trong Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (Điều 7). Tuy nhiên, cái mới về kỹ thuật lập pháp của luật chỉ là một vấn đề, điều mới quan trọng ở đây là đề cao hơn nội hàm trách nhiệm đối với người được đề cử, ứng cử làm đại biểu nhân dân. Cụ thể, tiêu chuẩn cơ bản của ĐBQH theo Luật Bầu cử ĐBQH được sửa đổi, bổ sung năm 2001 là: “Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liên chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật” (khoản 2 Điều 3). Tiêu chuẩn cơ bản của ĐB HĐND theo Luật Bầu cử ĐB HĐND được sửa đổi, bổ sung năm 2003 là: “Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành pháp luật, tích cực đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các hành vi vi phạm pháp luật khác, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân” (khoản 2 Điều 3). So sánh với Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, một trong những tiêu chuẩn đối với người ĐBQH, là: “Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác” (khoản 2 Điều 22). Và, so sánh với Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, một trong những tiêu chuẩn tương tự của người ĐB HĐND, là: “Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác” (khoản 2 Điều 7). Tiêu chuẩn người đại biểu nhân dân theo các luật hiện nay vẫn kế thừa về cơ bản tiêu chuẩn: là người có độ tuổi thích hợp, có đủ đức, đủ tài để cử tri lựa chọn. Song, điểm mới sửa đổi, bổ sung của Luật Bầu cử năm 2015 đòi hỏi đối với người đức, tài đó còn phải là người “có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí”. Phẩm chất “bản lĩnh” và tinh thần “kiên quyết đấu tranh” ấy còn được xem là yêu cầu tiên quyết, đặt trên các phẩm chất khác đối với người đại biểu nhân dân. Người đại biểu nhân dân thực sự không chỉ dừng ở “cái tâm, cái tầm” lo lắng, đồng cảm với nguyện ước chính đáng của cử tri, mà còn phải hiểu biết, 6 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 09(313) T5/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT Điều 25 của Công ước này khẳng định: “Mọi công dân, không có bất kỳ sự phân biệt nào và không có bất kỳ sự hạn chế bất hợp lý nào, đều có quyền và cơ hội để: Tham gia điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện do họ tự do lựa chọn; Bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín, nhằm đảm bảo cho cử tri được tự do bày tỏ ý nguyện của mình. Nguồn: từ điển wikipedia. kịp thời nắm bắt cái khổ, cái khó của dân, có đủ dũng khí, nghị lực để vượt lên lợi ích cá nhân, nhìn thẳng vào tham nhũng hại dân, hại nước và đấu tranh không khoan nhượng để bảo vệ quyền con người, quyền lợi hợp pháp của nhân dân, của xã hội. Đó mới thực là tinh thần của người đại biểu nhân dân: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, tiếp nối truyền thống khí phách Đông A, “xả thân” vì hạnh phúc của muôn dân. Đây cũng sẽ là tâm huyết, là niềm tin trên từng lá phiếu lựa chọn của mỗi cử tri trong ngày hội bầu cử 22/5/2016 tới đây. 3.2. Ngày bầu cử luôn được xem là ngày hội của toàn dân, vì vậy việc lựa chọn “ngày bầu cử” không đơn thuần chỉ là việc lựa chọn một ngày thích hợp cho đa số cử tri tham gia bầu cử, mà còn thể hiện là ý chí của đại đa số nhân dân cả nước thông qua đại diện là toàn thể ĐBQH. Trước đây, Luật Bầu cử ĐBQH năm 2001 quy định: “Ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật, do Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ấn định và công bố” (Điều 54), là chưa thể hiện đầy đủ nội hàm thân dân, trọng dân khi mà quy định một ngày trọng đại, một ngày hội của toàn dân chỉ do một bộ phận đại diện quyết định là làm giảm tính trọng đại của sự kiện đặc biệt này. Luật Bầu cử năm 2015 sửa đổi quy định thẩm quyền do: “Quốc hội quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử ĐBQH, bầu cử ĐB HĐND các cấp; quyết định việc bầu cử bổ sung ĐBQH trong thời gian giữa nhiệm kỳ; quyết định, thành lập Hội đồng Bầu cử quốc gia” (khoản 1 Điều 4). Quy định này đã khẳng định vị trí pháp lý tối cao của cơ quan đại diện của toàn thể cử tri, đồng thời, còn khẳng định cơ chế tổ chức, tạo dựng quyền lực cũng thuộc về cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân thể hiện ở thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng Bầu cử quốc gia - một thể chế mới về tổ chức bầu cử của nhà nước pháp quyền. 3.3 Số lượng người dân tộc thiểu số. Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Bầu cử năm 2015, số lượng người dân tộc thiểu số được giới thiệu ứng cử ĐBQH do UBTVQH dự kiến trên cơ sở đề nghị của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, bảo đảm có ít nhất 18% (bằng 90 người trong tổng số tối đa 500 ĐBQH) trong danh sách chính thức những người ứng cử. Việc quy định số lượng người dân tộc thiểu số được giới thiệu ứng cử ít nhất phải có 90 người trong tổng số tối đa 500 ĐBQH dự kiến đã phản ánh rõ việc thực thi chính sách đại đoàn kết các dân tộc anh em cùng chung sức tham gia gánh vác trọng trách phát triển quốc gia, đồng thời cũng là thực hiện đúng theo tư tưởng thân dân, trọng dân của Hồ Chí Minh: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế gian không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Để có thể phát huy sức mạnh của nhân dân, Người nhấn mạnh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”6. 3.4 Số lượng phụ nữ. Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Bầu cử năm 2015, số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử ĐBQH do UBTVQH dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn chủ tịch Ban chấp hành trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử. Trên những chặng đường xây dựng và phát triển nhà nước ta, người phụ nữ luôn có vai trò to lớn. Tuy nhiên, phải thẳng thắn thừa nhận rằng, không phải lúc nào, cấp nào cũng đều có tư tưởng trọng thị xứng đáng 7 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 09(313) T5/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 6 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. với người phụ nữ, nếu không muốn nói quan niệm truyền thống “trọng nam, khinh nữ” vẫn lẩn quất đâu đó, dai dẳng trong nhận thức của nhiều thế hệ, nhiều người. Thậm chí, nhiều năm qua, đa phần nạn nhân của tình trạng bạo lực gia đình vẫn là người phụ nữ. Song, thử nhìn lại trong suốt chiều dài lịch sử “dựng nước và giữ nước”, đã có biết bao kỳ tích chói lọi được tạo nên từ những người phụ nữ, hơn nữa là từ những người phụ nữ rất đời thường: trải qua trăm năm dân tộc ta phải sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, người đầu tiên dám đứng lên quật khởi thành công, giành được nền độc lập đầu tiên cho dân tộc vào mùa xuân năm 43 lại là hai người phụ nữ: Chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị (thường gọi là Hai Bà Trưng). Sử gia Lê Văn Hưu viết trong Đại Việt sử ký toàn thư: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương. Tiếc rằng nối sau họ Triệu cho đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đàn bà hay sao? Ôi ! Có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy”7. Có thể nói, khí thiêng sông núi kết hợp với truyền thống và tinh thần bất khuất của dân tộc đã sản sinh ra hai vị nữ anh hùng kiệt xuất; đồng thời, dưới thời hai Bà còn có hơn hai mươi vị nữ tướng tài giỏi, đảm lược mà tên tuổi vẫn sống mãi quanh ta như: Lê Chân, Bát Nạn, Lê thị Hoa... Gần hai trăm năm sau, sông núi nước Nam lại một phen bừng lên khí thế của người nữ tướng Triệu Thị Trinh, cưỡi voi xông trận, đánh cho quân Đông Ngô tháo chạy tơi bời. Sông núi như còn vang vọng lời oanh liệt của người nữ anh hùng: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!” 8. Phụ nữ Việt Nam, qua các thời kỳ vẫn tiếp nối truyền thống đó với bao chân dung sáng ngời của những người em, người chị, người mẹ anh hùng: Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Út Tịch, Mẹ Suốt, Nguyễn Thị Định... Ngày nay, trên các lĩnh vực dựng xây, phát triển đất nước, sánh vai với “cường quốc năm châu, bốn biển” đâu đâu cũng thấy tấm gương hăng hái đi đầu của người phụ nữ, xứng đáng với tám chữ vàng của Bác Hồ đã tặng “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”. Lịch sử và thành tựu qua hơn nghìn năm là bằng chứng hùng hồn về khả năng đảm lược gánh vác trọng trách quốc gia của người phụ nữ Việt Nam. Thế nhưng, trong từng giai đoạn nhất định, các định chế pháp lý vẫn còn hạn chế điều kiện cho người phụ nữ tham gia vào Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của đất nước. Tuy rằng, trong 6 nhiệm kỳ Quốc hội gần đây, tỷ lệ phụ nữ được bầu vào Quốc hội đã cao hơn, trung bình hơn 20%, có nhiệm kỳ đạt được 27,31% (Quốc hội khóa X)9, và nhiều người đã đảm trách tốt những vị trí cao trong hệ thống lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chứng tỏ sự tin tưởng, trọng thị ngày một tăng hơn đối 8 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 09(313) T5/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 7 Sách Đại Việt sử kí toàn thư (ngoại kỷ, quyển 3); Nxb. Khoa học Xã hội; Hà Nội, 1993. 8 Ghi theo Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, in lần thứ nhất, Trung Bắc Tân Văn, Hà Nội, 1920. 9 Chủ tịch Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, mặc dù tỷ lệ nữ ĐBQH ở từng nhiệm kỳ có tăng nhưng chưa thật bền vững. Cụ thể: nữ ĐBQH ở khóa VII chiếm 21,77%; khóa VIII: 18,84%; khóa IX: 26,2%; khóa X: 27,31%; khóa XII: 25,76%. Nguồn: 9 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 09(313) T5/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT với vai trò của người phụ nữ đại biểu nhân dân; nhưng với tỷ lệ phụ nữ chiếm khoảng 50% dân số quốc gia thì tỷ lệ bình quân chỉ với hơn 20% số người được tham gia “gánh vác giang sơn”, là chỉ số còn khiêm tốn và chưa tương quan. Chính vì vậy, điểm mới của Luật Bầu cử năm 2015 là đã ấn định tỷ lệ số người phụ nữ được giới thiệu ứng cử ít nhất là 35%; cũng có nghĩa là: tối thiểu có thể có 175 người phụ nữ trên tổng số 500 đại biểu dự kiến được bầu vào Quốc hội. Đây là một định chế rộng mở cho người phụ nữ cơ hội bình đẳng hơn để tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Tóm lại, chỉ nhìn từ góc độ tỷ lệ cơ cấu thành phần được giới thiệu ứng cử ĐBQH đối với người dân tộc thiểu số (ít nhất là 18%) và phụ nữ (ít nhất là 35%), tổng cộng tỷ lệ đã chiếm đến 53% tổng số ĐBQH dự kiến10, có thể là tấm gương phản chiếu chính sách thân dân, trọng dân hơn bao giờ hết của tư tưởng: “Dân là nước. Nước có thể chở thuyền, cũng có thể lật thuyền” (Hồ Chí Minh)11. Nguyên tắc dân chủ và nguyên tắc bình đẳng trong kiến tạo quyền lực nhà nước pháp quyền cũng chính là sự đòi hỏi phải có sự phân bổ hợp lý cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu để bảo đảm tiếng nói đại diện của các vùng, miền, địa phương, các tầng lớp xã hội, các dân tộc thiểu số và phụ nữ phải có tỷ lệ đại biểu thích đáng. 3.5 Mở rộng diện cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu ĐBQH, ĐB HĐND cấp tỉnh, nơi người đó đang bị tạm giam, đang được giáo dục bắt buộc, cai nghiện bắt buộc (khoản 5 Điều 29 Luật Bầu cử năm 2015). Ai cũng hiểu tự do, bình đẳng là những quyền cơ bản của công dân và “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (Điều 72 Hiến pháp năm 1992). Tuy nhiên, các luật bầu cử trước đây đã chưa ghi nhận quyền bầu cử của những người bị khởi tố, bị tạm giam hoặc người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính về giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đang bị quản lý tại cơ sở giáo dục và cơ sở chữa bệnh bắt buộc (Điều 23 Luật Bầu cử ĐBQH năm 2001 và Điều 25 Luật Bầu cử ĐB HĐND năm 2003). Với tinh thần đề cao quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp năm 2013: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (khoản 1 Điều 31), Luật Bầu cử năm 2015 đã mở rộng và ghi nhận quyền cử tri của những người nêu trên - khẳng định thông suốt chính sách thân dân, trọng dân nhằm phát huy tối đa sức mạnh và trí tuệ của đại đa số nhân dân trong việc thiết lập nên bộ máy nhà nước. Với những định chế mới và kỳ vọng đặt ra của Luật Bầu cử ĐBQH và ĐB HĐND năm 2015, chúng ta mong ước và tin rằng, trong ngày hội toàn dân tới đây (22/5/2016), thực sự mỗi lá phiếu sẽ là một trọng trách, là vinh dự đặt lên đôi vai và trái tim mỗi người đại biểu nhân dân n 10 Ở Quốc hội khóa XIII hiện nay: tỷ lệ đại biểu là dân tộc thiểu số là 15,6%; đại biểu phụ nữ là 24,4%. So sánh với một số quốc gia khác, như: Bangladet trong số 330 ghế ĐBQH có 30 ghế dành cho nữ giới do Quốc hội trực tiếp bầu; Butan, trong số 150 ghế ĐBQH có 10 ghế dành cho đại diện của Nhà thờ; Ở Pháp, trong số 577 ghế ĐBQH (Hạ nghị viện) có 32 ghế dành cho đại biểu lãnh thổ hải ngoại, các liên vùng địa phương và các vùng hải ngoại. Nguồn: 41012015101413464.html. 11 Một số vấn đề trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftu_tuong_than_dan_trong_dan_trong_luat_bau_cu_dai_bieu_quoc.pdf
Tài liệu liên quan