Thứ tư: Vận dụng tư tưởng thượng tôn
pháp luật của Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi
phải học tập theo phong cách, tấm gương tự
giác chấp hành pháp luật của Người. Đặc
biệt, đối với đội ngũ đảng viên, cán bộ, công
chức phải nêu gương sáng trong thực hiện
pháp luật. Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh
là tấm gương sáng ngời trong việc thực thi
pháp luật, trong việc đảm bảo tính hợp pháp
của các quyết định mà Người ban hành,
ngay cả trong sinh hoạt, công tác thường
ngày. Trong việc bảo vệ pháp luật, Người
theo nguyên tắc đã vi phạm phải xử lý; xử
lý hợp tình, thấu lý; cán bộ càng to vi phạm
thì xử lý phải càng nghiêm khắc. Muốn vậy,
cần quan tâm thực hiện một số giải pháp cụ
thể sau đây:
- Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục pháp
luật, nâng cao ý thức pháp luật đồng thời
coi trọng giáo dục đạo đức cho đội ngũ đảng
viên, cán bộ, công chức nhà nước.
- Quy định cụ thể danh mục quyền
hạn, trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán
bộ, công chức nhà nước; thực hiện đúng
nguyên tắc “cán bộ, công chức, cơ quan nhà
nước chỉ được làm những gì mà pháp luật
quy định”.
- Tăng cường chế độ quản lý cán bộ,
công chức bằng một mô hình hợp lý, có
kiểm tra, đánh giá, có phối hợp, kiểm soát
lẫn nhau. Đồng thời, thực hiện các chế độ,
chính sách đảm bảo cán bộ, công chức sống
được bằng chính đồng lương của mình.
- Xử lý nghiêm minh bất kỳ hành vi vi
phạm pháp luật nào của cán bộ công chức,
không để xử lý nội bộ hoặc xử nhẹ, xử không
đúng tính chất, mức độ vi phạm, thậm chí
bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng thượng tôn pháp luật của chủ tịch Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong xây dựng nhà nước pháp quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Bài viết phân tích những giá trị trong tư tưởng thượng tôn pháp luật
của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng của Người trong
quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.
TƯ TƯỞNG THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Tào Thị Quyên*
Abstract:
This article provides the analysis of the values in Ho Chi Minh’s
thoughts on ideological superiority and the proposed applicality of
his thoughts in the development of a socialist rule-of-law state of Viet
Nam today.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: tư tưởng Hồ Chí Minh, tôn
trọng pháp luật, Hiến pháp tối cao;
tuân thủ pháp luật.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 28/04/2017
Biên tập: 15/05/2017
Duyệt bài: 22/05/2017
Article Infomation:
Keywords: Ho Chi Minh's
thoughts, respect for law, supreme
Constitution; law compliance.
Article History:
Received: 28 Apr. 2017
Edited: 15 May 2017
Appproved: 22 May 2017
* PGS, TS, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
1. Tư tưởng thượng tôn pháp luật của
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Một là, thiết lập và thực hiện “chế độ
pháp trị” thống nhất trong phạm vi cả nước
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện
quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp
luật là đặc trưng của nhà nước kiểu mới, là
biện pháp quan trọng hàng đầu để xây dựng
1 Hồ Chí Minh, Nhà nước và pháp luật, Nxb. Pháp lý, Hà Nội, 1985, tr. 250.
và củng cố chính quyền nhân dân non trẻ
mới được thành lập. Người viết: "thực hiện
chế độ pháp trị, giữ vững và bảo vệ quyền
lợi nhân dân, bảo vệ chế độ dân chủ của ta.
Đó là nhiệm vụ tích cực"1. Chế độ pháp trị
theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
chính là chế độ trong đó pháp luật được đề
cao, được tôn trọng và triệt để tuân theo. Chỉ
VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
3Số 15(343) T8/2017
có thể thực hiện chế độ pháp trị đó thì Nhà
nước dân chủ mới có thể tồn tại và phát triển
bền vững. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp
phần quan trọng trong việc thực hiện "chế
độ pháp trị" ở Việt Nam. Người đã soạn thảo
Tám điều mệnh lệnh của Chính phủ dân chủ
cộng hoà Việt Nam, trong đó đặc biệt nhấn
mạnh yêu cầu tuân thủ pháp luật của tất cả
người dân Việt Nam. Người viết: "Toàn
thể nhân dân, không phân biệt giai cấp, tín
ngưỡng và nghề nghiệp, đều phải giữ gìn
trật tự và ra sức ủng hộ chính quyền nhân
dân, tuân theo pháp luật của Chính phủ và
mệnh lệnh của quân đội"2.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã
thấm nhuần sâu sắc quan điểm của V.I.
Lênin về tính thống nhất của pháp chế
XHCN. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, có
pháp chế thống nhất thì uy quyền của Nhà
nước mới mạnh. Sức mạnh đó thể hiện ở sức
mạnh thống nhất, ở hiệu lực hoạt động của
toàn bộ bộ máy nhà nước, ở sự nhịp nhàng,
ăn khớp trên nền tập trung dân chủ, chống
lại mọi biểu hiện phân tán, thiếu đồng bộ
trong áp dụng pháp luật. Người đã rất nhiều
lần phê phán tình trạng cục bộ, phân tán,
thiếu thống nhất từ trên xuống dưới, từ trung
ương đến địa phương và giữa các ngành và
các địa phương khác nhau. Trong Thông
tư số 155-TTg ngày 10/4/1952, nhân danh
Thủ tướng Chính phủ, Người chỉ rõ: "Một
khuyết điểm lớn hiện nay đang làm trở ngại
nhiều cho công tác chúng ta là tình trạng
thiếu thống nhất từ cấp trên xuống cấp dưới,
giữa các ngành ở mỗi cấp Đến mỗi cấp,
sự thực hiện công tác càng phân tán, càng
thiếu phối hợp. Phải thực hiện đúng nguyên
tắc tập trung dân chủ"3. Thực hiện nguyên
tắc tập trung dân chủ, thực hiện pháp luật
thống nhất, theo Người, thực chất cũng là
nhằm chống lại tư tưởng tự do chủ nghĩa.
Người chỉ rõ thế nào là tự do chủ nghĩa và
2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, T.6, tr. 564.
3 Hồ Chủ tịch và pháp chế, Hội Luật gia Việt Nam, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 1985, tr. 169.
4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 11, tr. 24.
5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 10, tr. 269.
những biểu hiện của tự do chủ nghĩa là:
"Không nghiêm chỉnh chấp hành đúng đắn
đường lối, chính sách của Đảng, không tôn
trọng pháp luật và thể lệ của Nhà nước, tự
cho mình là đúng, phát biểu theo ý riêng,
không báo cáo và xin chỉ thị cấp trên, xem
thường tổ chức và kỷ luật"4. Người đã kịch
liệt phê phán những cán bộ bị trói buộc bởi
chủ nghĩa cá nhân và thiếu ý thức pháp luật,
không triệt để tuân theo pháp luật. Trong
Bài nói chuyện tại Đại hội Đảng bộ Hà Nội
(ngày 1/2/1961), Người đã nêu những ví dụ
về tình trạng vi phạm pháp luật của cán bộ.
Đó là: "Đối với nhân dân thì quan liêu, mệnh
lệnh, xem thường pháp luật, không tôn trọng
quyền lợi của nhân dân (như có khi khám
xét nhà mà không báo trước cho chủ nhà).
Tự tiện ra mệnh lệnh lung tung (như
bán bánh ngọt không cho người mua mang
bánh về nhà, bắt người ta ăn tại chỗ)"5.
Đây chính là những biểu hiện vi phạm
pháp chế nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến
tính thống nhất và nghiêm minh của pháp
chế xã hội chủ nghĩa.
Hai là, đề cao vai trò và bảo đảm hiệu
lực tối cao của Hiến pháp và luật
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
về việc đề cao giá trị của Hiến pháp trong
đời sống chính trị - xã hội không chỉ thể hiện
khát vọng lớn lao của Người trên những bài
viết, lời nói, mà còn được thể hiện bằng
hành động cách mạng thực tế. Người cho
rằng, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
non trẻ mới được thành lập cần phải dựa
trên cơ sở pháp lý vững chắc thì mới tiếp tục
được duy trì và phát triển. Và cơ sở pháp lý
cao nhất ở đây chính là Hiến pháp. Do vậy,
ngay tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ
lâm thời (ngày 3/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách của
chính quyền cách mạng, trong đó có nhiệm
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
4 Số 15(343) T8/2017
vụ ban hành Hiến pháp. Người viết: "Trước
chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế
cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém
phần chuyên chế nên nước ta không có Hiến
pháp. Nhân dân ta không được hưởng các
quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một
Hiến pháp dân chủ"6.
Ủy ban dự thảo Hiến pháp đã được
thành lập theo Sắc lệnh của Chủ tịch Chính
phủ lâm thời ngày 20/9/1945. Dưới sự chỉ
đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau
một năm được soạn thảo khẩn trương, bản
Hiến pháp đã được hoàn thành. Tại phiên
họp Quốc hội thông qua Hiến pháp, Chủ tịch
Hồ Chí Minh phát biểu: "Sau khi nước nhà
mới tự do được 14 tháng đã làm thành được
bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước
nhà. Bản Hiến pháp đó còn là một vết tích
lịch sử đầu tiên trong cõi Á Đông này nữa.
Bản Hiến pháp đó chưa hoàn toàn nhưng
nó đã làm nên theo một hoàn cảnh thực tế.
Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước
Việt Nam đã độc lập. Hiến pháp đó tuyên
bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có
đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó tuyên bố
với thế giới: Phụ nữ Việt Nam đã được đứng
ngang hàng với đàn ông để hưởng chung
mọi quyền tự do của một công dân. Hiến
pháp đó đã nêu lên một tinh thần đoàn kết
giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần
liêm khiết, công bình của các giai cấp"7.
Theo Hiến pháp năm 1946, cơ chế
bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp ở Việt
Nam đã được biểu hiện rõ nét ở quy định
về thủ tục lập hiến và sửa đổi Hiến pháp.
Việc sửa đổi Hiến pháp phải tuân thủ những
quy định chặt chẽ và nghiêm ngặt, thông qua
hình thức phúc quyết của nhân dân. Điều 21
và Điều 70 Hiến pháp năm 1946 quy định:
"Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến
pháp"; "Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách
thức sau đây: a) Do hai phần ba tổng số nghị
viên yêu cầu. b) Nghị viện bầu ra một ban
6 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tập 4, tr. 8.
7 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tập 4, tr. 440.
dự thảo những điều thay đổi. c) Những điều
thay đổi khi đã được Nghị viện ưng thuận thì
phải đưa ra toàn dân phúc quyết".
Ba là, mọi chủ thể phải chấp hành
nghiêm chỉnh pháp luật, không có ngoại lệ
Đây là một trong những nguyên tắc
quan trọng của pháp chế XHCN và cũng
chính là tư tưởng nhất quán của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Nguyên tắc này đã được Người
nêu ra trong Tám điều mệnh lệnh của Chính
phủ dân chủ cộng hoà Việt Nam: Toàn thể
nhân dân Việt Nam, không phân biệt giai
cấp, tín ngưỡng và nghề nghiệp, đều phải giữ
gìn trật tự, tuân theo pháp luật của Chính
phủ và mệnh lệnh của quân đội. Như vậy,
yêu cầu tuân thủ pháp luật là mệnh lệnh, là
nguyên tắc đối với tất cả công dân, không
kể người đó là cán bộ, công chức hay là dân
thường, không kể người đó làm nghề nghiệp
gì, theo tín ngưỡng, tôn giáo gì. Nguyên
tắc này xuất phát từ luận điểm nổi tiếng mà
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố ngày
2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình và trước
toàn thể quốc dân đồng bào, đó là: "Tất cả
mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng".
Điều đó có nghĩa là, mọi công dân đều bình
đẳng về quyền và nghĩa vụ. Chính vì vậy,
việc tuân theo pháp luật là trách nhiệm của
mọi công dân. Đây cũng chính là một đặc
trưng của Nhà nước pháp quyền; theo đó,
nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp và pháp luật
không chỉ từ phía người dân mà cả từ phía
các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước.
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
về sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp
luật còn được thể hiện hết sức sinh động qua
hoạt động thực tiễn của Người. Bản thân Chủ
tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng luôn
sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp
luật. Năm 1951, tại Đại hội toàn quốc lần thứ
hai của Đảng họp ở Việt Bắc, khi Bác về nhà
nghỉ của mình, chiến sĩ công an được phân
công canh gác nhà của Bác nhưng không
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
5Số 15(343) T8/2017
nhận ra Bác vì Người ăn mặc quá giản dị,
nên đã yêu cầu Bác cho xem giấy ra vào. Bác
không trách móc người chiến sĩ ấy mà yêu
cầu đồng chí bảo vệ trực tiếp của Bác đi tìm
chỉ huy để lấy giấy ra vào và trình cho chiến
sĩ gác nhà. Bác lại còn khen người chiến sĩ
ấy đã nghiêm túc chấp hành đúng quy định.
Có lần, Bác đi thăm một công trường quân
đội. Sợ Bác mệt, các đồng chí đi cùng sửa
soạn máy bay cho Bác. Bác đã gạt đi và bảo:
"Các chú tưởng làm Chủ tịch nước thì muốn
làm gì cũng được à?".
Có lần Bác đi công tác xa về đến thủ
đô vào giữa trưa. Xe ô tô chở Bác đi đến
một ngã tư thì gặp đèn đỏ, phải dừng lại.
Thấy Người đi xe từ sáng sớm, đã mệt, đồng
chí lái xe bảo đồng chí bảo vệ đến đề nghị
cảnh sát giao thông cho bật đèn xanh lên.
Đồng chí bảo vệ vừa định mở cửa xe bước
ra thì Bác liền giữ lại và nói cho biết là phải
nghiêm chỉnh tuân theo tín hiệu giao thông
đã quy định, không nên giành ưu tiên cho
mình, để làm trở ngại trật tự chung.
Bốn là, kịp thời phát hiện và xử lý
nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp
luật và tội phạm
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách
mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
sâu sát thực tế, nắm vững tình hình triển
khai thực hiện chính sách, pháp luật bởi các
cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước. Người
hiểu rõ nguyên nhân của thực trạng vi phạm
pháp luật, vi phạm kỷ luật công tác của cán
bộ nhà nước, cơ quan nhà nước và chỉ đạo
về phương châm cũng như những biện pháp
cụ thể để phòng, chống những vi phạm pháp
luật đó. Trong bức thư gửi các đồng chí tỉnh
nhà (ngày 17/tháng/9/1945), Chủ tịch Hồ
Chí Minh viết:
"Ở các địa phương, những khuyết
điểm to nhất là:
a) Khuynh hướng chật hẹp và bao
biện
8 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 4, tr. 20-21
9 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 4, tr. 21.
b) Lạm dụng hình phạt
c) Kỷ luật không đủ nghiêm"8.
Bức thư nói trên tuy chỉ gửi cho các
cán bộ ở tỉnh Nghệ An nhưng nó cũng có tác
dụng giáo dục rất sâu sắc đối với nhiều địa
phương khác. Tình trạng vi phạm pháp chế,
vi phạm kỷ luật công tác, trái đạo đức cách
mạng của cán bộ được Bác nêu ra trong bức
thư này cũng là tình trạng xảy ra ở nhiều địa
phương. Với tinh thần cầu thị tiến bộ, Bác
nhắc nhở cán bộ:
"Chúng ta phải lập tức sửa đổi ngay,
Chúng ta không sợ có khuyết điểm,
Chúng ta chỉ sợ không có quyết tâm
sửa đổi,
Chúng ta phải lấy lòng "chí công vô
tư",
Chúng ta phải hiểu rõ và làm theo
đúng chính sách của Chính phủ thì những
khuyết điểm nói trên sẽ dễ sửa đổi và sự toàn
dân đoàn kết sẽ càng vững vàng"9.
Từ chỗ kịch liệt lên án tình trạng thi
hành kỷ luật không nghiêm, Chủ tịch Hồ Chí
Minh thể hiện quyết tâm đấu tranh chống
những biểu hiện lợi dụng chức quyền để vi
phạm pháp luật, hoặc dung túng, bao che
cho những hành vi phạm pháp. Theo Người,
nếu những hành vi vi phạm pháp luật không
bị trừng phạt, thì sự buông lỏng đó sẽ là tiền
đề gây ra những hành vi phạm pháp tiếp
theo. Hơn nữa, nó còn gây nên tâm lý coi
thường pháp luật, gây tổn hại cho pháp chế
và trật tự pháp luật. Trong Bức thư gửi các
đồng chí Bắc Bộ (ngày 1/3/1947), Chủ tịch
Hồ Chí Minh viết: "Nhiều nơi các đồng chí
phạm lỗi, nhưng không bị trừng phạt xứng
đáng, có đồng chí bị hạ tầng công tác nơi
này, đi nơi khác lại ở nguyên cấp cũ hay chỉ
bị hạ tầng công tác theo hình thức, nhưng
vẫn ở cấp bộ cũ làm việc.
Có đồng chí đáng phải bị trừng phạt,
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
6 Số 15(343) T8/2017
nhưng vì cảm tình, nể nang chỉ phê bình,
cảnh cáo qua loa cho xong chuyện. Thậm
chí còn có nơi che đậy cho nhau, tha thứ cho
nhau, lừa dối cấp trên, giấu diếm đoàn thể.
Thi hành kỷ luật như vậy làm cho các đồng
chí không những không biết sửa lỗi mình mà
còn khinh thường kỷ luật"10.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để thực
hiện xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với các
hành vi vi phạm pháp luật, trách nhiệm nặng
nề nhất thuộc về các cơ quan tư pháp. Người
đã rất nhiều lần tham dự và chỉ đạo hoạt
động của các cơ quan thanh tra và tư pháp.
Trong bức thư gửi Hội nghị Tư pháp tháng
2/1948, Người viết: "Các bạn là bậc trí thức.
Các bạn có trách nhiệm nặng nề và vẻ vang,
là làm gương cho dân về mọi việc Các bạn
là những người phụ trách thi hành pháp luật.
Lẽ tất nhiên các bạn phải nêu cao cái gương
"trọng công, thủ pháp, chí công vô tư" cho
nhân dân noi theo"11. Như vậy, theo Người,
đối với cán bộ tư pháp, ngoài những phẩm
chất cần thiết khác, trước hết họ phải vì lợi
ích chung, giữ gìn pháp luật, vô tư, không
được thiên vị, tư thù, tư oán, không được tự
cho mình đứng trên và đứng ngoài pháp luật.
Cán bộ tư pháp phải có được phẩm chất ấy
thì công tác xét xử mới đáp ứng được yêu
cầu cao nhất là bảo đảm tính nghiêm minh
và công bằng. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã chỉ đạo phải kiên quyết trong xét xử vụ
án Trần Dụ Châu, nguyên giám đốc Nha
Quân nhu, Bộ Quốc phòng, một cán bộ cao
cấp trong quân đội phạm tội "biển thủ công
quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng
chiến". Thông qua đó, chúng ta thấy rõ tư
tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tính
công bằng và nghiêm minh của công tác xét
xử. Công bằng ở đây là công bằng đối với
tất cả mọi người, bất kể người đó là ai và giữ
cương vị, chức vụ gì, nếu phạm tội thì phải
bị xử lý nghiêm minh theo đúng tội trạng và
10 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 5, tr. 73.
11 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 5, tr. 381-3
12 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996,
tr.129.
hậu quả của hành vi phạm tội.
2. Vận dụng tư tưởng thượng tôn pháp
luật của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây
dựng nhà nước pháp quyền
Việc thấm nhuần tư tưởng thượng tôn
pháp luật của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt
Nam.
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ
trương tăng cường pháp chế XHCN, đi liền
với quản lý xã hội bằng pháp luật và mục
tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền. Một
trong những phương hướng cơ bản nhằm
tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng
và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà XHCN
Việt Nam mà Đại hội VIII đề ra là: "Tăng
cường pháp chế XHCN, xây dựng Nhà nước
pháp quyền Việt Nam, quản lý xã hội bằng
pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng
cao đạo đức"12. Có thể nói, việc gắn yêu cầu
tăng cường pháp chế XHCN với mục tiêu
xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Đảng ta
trong việc đề cao pháp luật trong quản lý nhà
nước, quản lý xã hội. Vào thời điểm này, một
số dấu hiệu cơ bản của Nhà nước pháp quyền
đã được thừa nhận, đó là: 1/đề cao Hiến pháp
và pháp luật trong xã hội, bảo đảm hiệu lực
tối cao của Hiến pháp và luật; 2/ đòi hỏi các
cơ quan nhà nước, đơn vị, tổ chức chính trị
xã hội và mọi công dân đều phải chấp hành
nghiêm chỉnh pháp luật; 3/ tôn trọng quyền
và tự do của công dân. Việc Đảng ta gắn yêu
cầu tăng cường pháp chế XHCN với mục
tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền là một
chủ trương sáng suốt và phù hợp quy luật
phát triển của xã hội Việt Nam.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX
đã xác định rõ hơn mục tiêu xây dựng Nhà
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
7Số 15(343) T8/2017
nước pháp quyền XHCN Việt Nam gắn với
yêu cầu thượng tôn Hiến pháp và pháp luật.
Văn kiện Đại hội IX ghi rõ: "Nhà nước ta là
công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ
của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của
dân, do dân, vì dân. Nhà nước quản lý xã
hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức,
cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa
vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật"13.
Thể chế hóa quan điểm của Đảng, Điều
2 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Nhà nước
Cộng hoà XHCN Việt Nam là Nhà nước
pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân
dân, vì Nhân dân". Đồng thời, Điều 8 Hiến
pháp năm 2013 quy định rõ: “Nhà nước được
tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp
luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp
luật”. Với các quy định này, yêu cầu thượng
tôn Hiến pháp và pháp luật theo tư tưởng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh được Đảng và Nhà
nước ta phát triển đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Nhà nước phải bảo đảm các nguyên tắc pháp
quyền: Đó là một Nhà nước thực sự của dân,
do dân, vì dân; thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ
và bảo đảm quyền con người, quyền công
dân; tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp
và pháp luật, bảo đảm tỉnh tối cao của Hiến
pháp; tổ chức quyền lực nhà nước theo cơ
chế quyền lực nhà nước là thống nhất, có
sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa
các cơ quan trong việc thực hiện các quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp; và do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Để tiếp tục vận dụng một cách đúng
đắn tư tưởng thượng tôn pháp luật của Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN, cần lưu ý mấy vấn đề
sau đây:
Thứ nhất: Vận dụng tư tưởng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN ở Việt Nam phải đảm
bảo nguyên tắc “trăm điều phải có thần linh
pháp quyền”. Việc vận dụng tư tưởng này
của Người trong xây dựng pháp luật đòi
13 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 131.
hỏi phải đảm bảo xây dựng được một hệ
thống pháp luật đồng bộ, toàn diện và tính
pháp chế.
Tính đồng bộ, toàn diện của hệ thống
pháp luật đòi hỏi phải có đủ luật điều chỉnh
hầu hết các quan hệ, các lĩnh vực của đời
sống xã hội; hình thành đầy đủ các bộ phận
pháp luật như: pháp luật về tổ chức và hoạt
động của các thiết chế trong hệ thống chính
trị; pháp luật về đảm bảo quyền con người,
quyền tự do, dân chủ của công dân; pháp
luật về dân sự, kinh tế, trọng tâm là thể chế
kinh tế thị trường định hướng XHCN; pháp
luật về giáo dục - đào tạo, khoa học - công
nghệ, y tế, văn hoá- thông tin, thể thao, dân
tộc, tôn giáo, dân số, gia đình, trẻ em và
chính sách xã hội; pháp luật về quốc phòng
và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
pháp luật về hội nhập quốc tế.
Tính pháp chế của của hệ thống pháp
luật trong nhà nước pháp quyền XHCN
phải được thể hiện ở chỗ: 1/Sự thống nhất,
nhất quán về mục tiêu điều chỉnh của các
văn bản quy phạm pháp luật; 2/Sự chặt chẽ,
chính xác của các quy định pháp luật; 3/Tính
nghiêm minh của các chế tài xử lý; 4/ Bảo
đảm trật tự thứ bậc hiệu lực của các văn bản
quy phạm pháp luật, trong đó Hiến pháp
có hiệu lực cao nhất, các luật không được
trái với Hiến pháp; văn bản dưới luật không
được trái với văn bản luật; văn bản của chính
quyền địa phương không được trái với văn
bản của trung ương; văn bản của cấp dưới
không được trái với văn bản của cấp trên.
Điều kiện tiên quyết để đảm bảo tính
pháp chế của hệ thống pháp luật là đảm bảo
hoạt động xây dựng pháp luật phải được điều
chỉnh bằng luật; sự tuân thủ nghiêm minh
pháp luật của cơ quan có thẩm quyền xây
dựng pháp luật, đồng thời có chế tài xử lý
nghiêm đối với các vi phạm pháp luật trong
xây dựng pháp luật.
Thứ hai: Nghiên cứu tư tưởng thượng
tôn pháp luật của Chủ tịch Hồ Chí Minh
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
8 Số 15(343) T8/2017
để vận dụng trong quá trình xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam đòi hỏi
phải xuất phát từ những quan điểm có tính
chất phương pháp luận, khoa học để nhận
thức đúng đắn nội dung tư tưởng của Người,
tránh suy diễn, ngộ nhận hoặc gán ghép một
cách tùy tiện.
Thứ ba: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về pháp luật phải gắn với vận dụng
cả phương pháp Hồ Chí Minh thì mới
đưa được tư tưởng của Người vào trong
toàn bộ quá trình xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp
quyền XHCN ở Việt Nam. Trong phương
pháp Hồ Chí Minh cần đặc biệt chú ý đến
phương pháp khách quan, toàn diện, triệt
để, vừa có tính nguyên tắc vừa linh hoạt
mềm dẻo, với phương châm tôn trọng pháp
luật, tôn trọng nhân dân, học dân, hiểu dân;
coi trọng xây dựng pháp luật, tổ chức thực
hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật, đảm
bảo không một thiết chế quyền lực nào nằm
ngoài sự kiểm soát, hoạt động ngoài khuôn
khổ pháp luật.
Thứ tư: Vận dụng tư tưởng thượng tôn
pháp luật của Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi
phải học tập theo phong cách, tấm gương tự
giác chấp hành pháp luật của Người. Đặc
biệt, đối với đội ngũ đảng viên, cán bộ, công
chức phải nêu gương sáng trong thực hiện
pháp luật. Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh
là tấm gương sáng ngời trong việc thực thi
pháp luật, trong việc đảm bảo tính hợp pháp
của các quyết định mà Người ban hành,
ngay cả trong sinh hoạt, công tác thường
ngày. Trong việc bảo vệ pháp luật, Người
theo nguyên tắc đã vi phạm phải xử lý; xử
lý hợp tình, thấu lý; cán bộ càng to vi phạm
thì xử lý phải càng nghiêm khắc. Muốn vậy,
cần quan tâm thực hiện một số giải pháp cụ
thể sau đây:
- Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục pháp
luật, nâng cao ý thức pháp luật đồng thời
coi trọng giáo dục đạo đức cho đội ngũ đảng
viên, cán bộ, công chức nhà nước.
- Quy định cụ thể danh mục quyền
hạn, trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán
bộ, công chức nhà nước; thực hiện đúng
nguyên tắc “cán bộ, công chức, cơ quan nhà
nước chỉ được làm những gì mà pháp luật
quy định”.
- Tăng cường chế độ quản lý cán bộ,
công chức bằng một mô hình hợp lý, có
kiểm tra, đánh giá, có phối hợp, kiểm soát
lẫn nhau. Đồng thời, thực hiện các chế độ,
chính sách đảm bảo cán bộ, công chức sống
được bằng chính đồng lương của mình.
- Xử lý nghiêm minh bất kỳ hành vi vi
phạm pháp luật nào của cán bộ công chức,
không để xử lý nội bộ hoặc xử nhẹ, xử không
đúng tính chất, mức độ vi phạm, thậm chí
bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật
của mình và sớm trở về với cộng đồng.
Trường hợp bắt buộc phải tiến hành
việc xét xử đầy đủ thì Bộ luật TTHS cũ và
mới đều quy định các biện pháp ngăn chặn
áp dụng với người chưa thành niên phạm
26 Phạm Thị Thanh Nga, The Rights of the Child in Judicial Sector in Vietnam: Compliance with International Legal
Standards, University of Wollongong, (2015) p. 194.
tội, gồm: cấm đi khỏi nơi cư trú; bảo lãnh;
đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.
Về cơ bản, các biện pháp này đã được sử
dụng tương đối hiệu quả. Một số nghiên cứu
gần đây cho thấy, biện pháp cấm đi khỏi
nơi cư trú và bảo lãnh thường xuyên được
áp dụng nhiều hơn trong trường hợp người
chưa thành niên phạm tội26
NGUYÊN TẮC VÌ LỢI ÍCH ...
(Tiếp trang 36)
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
9Số 15(343) T8/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tu_tuong_thuong_ton_phap_luat_cua_chu_tich_ho_chi_minh_va_su.pdf