Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐẠO GIA
1. Lịch sử hình thành và phát triển
2. Vài nét về cuốn “Đạo đức kinh”
3. Nội dung chính trong hệ tư tưởng Đạo gia
3.1. Luận về vũ trụ
3.2. Lý luận về đạo đức
3.3. Học thuyết vô thần
3.4. Phác
3.5. Tự nhiên
3.6. Luật phản phục
3.7. Triết lý Vô
3.8. Thuyết Vô vi
3.9. Xây dựng một quốc gia lý tưởng
CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG VÔ VI CỦA ĐẠO GIA
1. Tư tưởng vô vi của Đạo gia
1.1. Lý luận chung về thuyết vô vi của Lão Tử
1.1.1. Định nghĩa “vô vi”
1.1.2. Cơ sở lý luận của “thuyết vô vi”
1.2. Tư tưởng vô vi của Đạo gia
1.2.1. Vô vi trong đối nhân xử thế
1.2.2. Vô vi trong đạo đấu tranh
1.2.3. Vô vi trong phương xử kỷ
1.3. Tư tưởng vô vi – Góc nhìn từ Đạo Phật
1.3.1. Tư tưởng vô vi của Đạo Phật
1.3.2. So sánh về vô vi của Đạo gia và vô vi của Đạo Phật
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG VÔ VI LÊN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI NGÀY NAY
1. Trong thái độ, quan niệm sống và hành động
2. Trong hệ thống chính trị, pháp luật, các quy tắc xã hội
3. Trong lĩnh vực quân sự - quốc phòng
4. Trong nền kinh tế
5. Trong hoạt động đối ngoại
6. Trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp
7. Trong quan điểm bảo tồn sinh thái – môi trường tự nhiên
8. Trong hoạt động đầu tư – khai thác
9. Trong lĩnh vực Văn học – Nghệ thuật – Hội họa
10. Trà đạo
11. Y học
12. Phong thủy
13. Ẩm thực
14. Dưỡng sinh
15. Võ thuật
LỜI MỞ ĐẦU
Thời Xuân Thu của Trung Hoa kéo dài từ năm 722 tới năm 481 trước công nguyên với tình trạng chiến tranh liên miên, dân chúng lâm than, xã hội bị suy đồi đạo đức. Chính trong bối cảnh lịch sử ấy đã xuất hiện nhiều triết gia với nhiều lý thuyết khác nhau, được gọi là Bách gia chư tử. Nổi bật là cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử, Ông là người đầu tiên đưa ra một quan niệm về vũ trụ, làm cốt lõi cho nền văn hóa Trung Hoa, vừa tạo thú sống cho tao nhân quân tử, vừa như một tôn giáo cho giới bình dân ngưỡng vọng.
Nền minh triết của Đạo Đức Kinh cũng được khai triển bởi các danh gia tự xem là môn đệ của Lão Tử, về sau trở thành một nền học thuật rồi dần dà biến thành một tôn giáo thần bí. Trang Tử, một ẩn sĩ họ Trang, tên Chu đã phát triển học thuyết Lão Tử thành một hệ thống tư tưởng sâu sắc thể hiện trong cuốn Nam Hoa Kinh.
Quan niệm Vô Vi là tư tưởng triết học độc đáo và đặc sắc của Đạo gia. Vô vi là khuynh hướng đưa con người trở về nguồn gốc để sống với tự nhiên, tức hợp thể với Đạo.
Tại phương Tây, từ khoảng một trăm năm nay, Triết học Lão – Trang ngày càng có mặt trong phạm vi nghiên cứu của nhiều học giả thuộc bộ môn triết ở các đại học, cho tới các trí thức muốn tìm cho mình một lối suy tư và sống thanh thoát giữa lòng xã hội bị cơ khí hóa và mê thích tiêu thụ. Hơn bao giờ hết xã hội càng văn minh thì con người càng đánh mất chính mình. Sự tranh giành về quyền lợi, vật chất đã làm cho con người ngày càng mất dần những giá trị đạo đức. Quan niệm vô vi của Đạo gia đã trở nên quan trọng, đã góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn. “Vô vi nhi bất vô vi nhi” – Đề tài nghiên cứu sẽ đi sâu tìm hiểu tư tưởng vô vi của Đạo gia và những ảnh hưởng của tư tưởng này lên đời sống xã hội ngày nay./
32 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2146 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
truyền thống. Ảnh hưởng Tam giáo trong lĩnh vực tôn giáo và
văn hoá vượt khỏi biên giới Trung Quốc, được truyền đến các nước Đông Nam
Á lân cận như Việt Nam,Hàn Quốc và Nhật Bản.
Tại Trung Quốc, Đạo giáo đã ảnh hưởng đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, triết
học, văn chương, nghệ thuật, âm nhạc, dưỡng sinh, y khoa, hoá học, vũ
thuật và địa lí.
Vì xuất hiện dưới nhiều trạng thái khác biệt và sự khó phân ranh rõ ràng với
những tôn giáo khác nên người ta không nắm được số người theo Đạo giáo. Đặc
biệt có nhiều người theo Đạo giáo sinh sống tại Đài Loan, nơi nhiều trường phái
Đạo gia đã lánh nạn Cách mạng văn hoá tại Trung Quốc lục địa. Hiện nay, Đạo
giáo có khỏang 400 triệu tín đồ tập trung tại các nước Trung
Quốc, Singapore, Malaysia và cộng đồng người Hoa hải ngoại.
2. Vài nét về cuốn “Đạo đức kinh”
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 5
Đạo đức kinh là cuốn sách chỉ khoảng 5000 chữ, gồm hai phần. Thượng là Đạo
Kinh gồm 37 chương, bàn về Đạo lớn của vũ trụ. Hạ là Đức Kinh gồm 44
chương bàn về Đức. Lão Tử đã viết theo hình thức câu dài ngắn khác nhau, giàu
âm điệu và đọc lên nghe như thơ tự do thời nay. Súc tích. Không chấm câu.
Không lý luận. Không chứng minh dài dòng. Thể được dùng là cổ văn, một loại
văn ngắn gọn, dễ thuộc lòng nhưng không dễ hiểu. Vì thế, nó có vẻ như chỉ gợi
ý và bắt người đọc phải ngẫm nghĩ, tưởng tượng, lắng nghe tiếng dội lại từ lòng
mình. Và người đọc có rất nhiều cơ hội tiếp nối quá trình sáng tạo, tư duy, cho
tác phẩm sinh động, thấm sâu, được triển khai thêm theo mỗi lần đọc.
Ngoại trừ hai vấn đề chính là Đạo và Đức, sách còn trình bày kiến thức sơ lược
về binh pháp, thiên văn, dưỡng sinh... Có người dựa vào nội dung, cắt nghĩa
rằng mục đích của Lão Tử là truyền thông điệp trị quốc, một loại triết lý chính
trị. Có người lại nhấn mạnh tới phẩm chất tâm linh đạo học của nó.
Các bản lưu truyền từ hơn hai ngàn năm nay có khác nhau đôi chút về một số
chữ hoặc cách chấm câu. Năm 1973, tại Trường Sa, ngành khảo cổ học tìm thấy
một bản bạch thư dưới một mộ cổ đời Hán, trong đó phần Đức Kinh được đem
lên trước phần Đạo Kinh. Bản khai quật này có giá trị tham khảo rất lớn vì hơi
khác các bản hiện hành.
Cho tới nay, Đạo Đức Kinh có tới cả trăm bản dịch ra các thứ tiếng Anh, Pháp,
Đức, Tây Ban Nha, v.v. Riêng trong tiếng Việt có các bản dịch của Nguyễn Duy
Cần, Nghiêm Toản, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Tôn Nhan…
3. Nội dung chính trong hệ tư tưởng Đạo gia
3.1. Luận về vũ trụ
Lão Tử tiếp nhận tư tưởng của Dương Chu, của Âm Dương Ngũ hành và phép
biện chứng của Kinh dịch để sáng lập nên đạo gia. Ông cho rằng vũ trụ có khởi
“thủy” và cơ hồ không có “chung”. Những tư tưởng của ông về sự hình thành
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 6
vạn vật trong trời đất được tổng hợp trong tác phẩm “ Kinh dịch”. : vũ trụ được
hình thành từ Âm – Dương, ngũ hành (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ).
Người đời sau dựa vào đó để phát triển các môn võ thuật, dưỡng sinh, chữa
bệnh theo y học cổ truyền – bắt mạch, địa lý phong thủy…
3.2. Lý luận về đạo đức
Đạo là phạm trù triết học vừa để chỉ bản nguyên vô hình phi cảm tính, phi ngôn
từ, sâu kín, huyền diệu của vạn vật vừa để chỉ con đường, quy luật chung của
mọi sự sinh thành biến hóa xảy ra trong thế giới.
Đạo được tạm hiểu như là cái tự nhiên tĩnh mịch, yên lặng, mộc mạc, hỗn độn,
mập mờ, thấp thoáng, không có đặc tính, không có hình thể; là cái mắt không
thấy, tai không nghe, tay không nắm bắt, ngôn ngữ không thể diễn đạt, tư duy
không thể nhận thức được; là cái năng động tự sinh sôi, nảy nở, biến hóa … .
Lão Tử viết: Có một vật hỗn mang thành tựu giữa trời đất, yên lặng, mênh
mông, một mình độc lập, tản mác khắp nơi, không ngừng ở đâu, là mẹ của thế
gian, … cái hỗn mang chưa được đặt tên nên tạm gọi là Đạo.
Đạo vừa là cái có trước vừa là cái nằm trong bản thân sự vật. Đạo sinh nhất –
nhất sinh nhị – nhị sinh tam – tam sinh vạn vật.
Đức là phạm trù triết học dùng để thể hiện sức mạnh tiềm ẩn của Đạo, là sự
trưởng thành của vạn vật, là cái hình thức nhờ đó vạn vật định hình và phân biệt
được với nhau, là cái lý sâu sắc để nhận biết vạn vật.
Quan niệm về đạo, đức của trường phái đạo gia thể hiện một trình độ khái quát
cao của tư duy biện chứng khi giải quyết vấn đề bản nguyên thế giới.
3.3. Học thuyết vô thần
Theo Lão Tử “Đạo tượng đế chi tiên” tức Đạo sinh ra thượng đế, Đạo là mẹ của
vạn vật.
Lão Tử không lớn tiếng mạt sát, hay chỉ trích tín ngưỡng của người đương thời
mà miệt mài đi tìm căn nguyên của vũ trụ đó là Đạo và Đức.
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 7
3.4. Phác
Theo Lão Tử sinh vật càng nhỏ, càng thấp như con sâu thì đời sống càng đơn
giản, chất phác. Cũng như loài người thời nguyên thủy, sơ khai thì xã hội đơn
giản, tính tình chất phác. Càng ngày con người ta càng hóa ra mưu mô, xảo
quyệt, gian trá, đời sống càng ngày càng rắc rối, tổ chức xã hội càng phức tạp
mà sinh ra loạn lạc, chiến tranh. Từ đó mà ông nhận xét loài người cũng như
vạn vật do đạo sinh ra đều phải giữ được chữ Phác (mộc mạc, chất phác) thì mới
có hạnh phúc, mới hợp đạo.
3.5. Tự nhiên
Tự nhiên là một quan điểm quan trọng bậc nhất của học thuyết Lão Tử, chương
25 có viết “Đạo phác tự nhiên” có nghĩa là đạo theo tự nhiên, đạo với tự nhiên là
một. Hãy để cho vạn vật được sinh ra được vận hành theo luật riêng, theo bản
năng của nó, không nên can thiệp vào.
3.6. Luật phản phục
Theo Lão Tử, luật phản phục của Đạo tức là luật tuần hoàn của Vũ trụ: mặt trời
mọc rồi lặn rồi hôm sau lại mọc, trăng tròn rồi lại khuyết rồi đến rằm sau lại tròn
lại, bốn mùa thay phiên nhau. Luật vận hành của Đạo là trở lại lúc đầu, vạn vật
trong thiên hạ từ “có” sinh ra, “có” lại từ “không” mà sinh ra. Đó là quy luật
vĩnh cữu và bất biến.
3.7. Triết lý Vô
Có thể nói học thuyết của Đạo Lão gia là học thuyết Vô. Theo ông, Vạn vật khi
đã phát triển đến cực điểm thì bị “tổn” dần dần cho đến khi trở về “vô”. “Vô” là
chung cục của một giai đoạn mà cũng là khởi điểm của giai đoạn sau, nó còn là
“bản thủy của trời đất”. Vô không có nghĩa là hoàn toàn không có gì, vô là vô
sắc, vô thanh, vô hình đối với cảm quan của ta. Vô sinh ra hữu, rồi hữu trở về
vô.
3.8. Thuyết Vô vi
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 8
Vô vi là sống và hành động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không giả tạo, không
gò ép trái với bản tính của mình và ngược với bản tính của tự nhiên; là từ bỏ
tính tham lam, vị kỷ để không làm mất đức. Chỉ khi nào từ bỏ được thói tư lợi
thì mới nhận thấy đạo, và chỉ khi nhận thấy đạo mới có thể vô vi được.
3.9. Xây dựng một quốc gia lý tưởng
Trở về chế độ bộ lạc dân chủ, tự túc, tự lập thời thượng cổ, mọi người sống theo
tự nhiên, tuy có vua (lãnh tụ) nhưng lãnh tụ cũng sống như người khác và không
can thiệp vào đời sống của ai cả.
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 9
Chương 2
TƯ TƯỞNG VÔ VI CỦA ĐẠO GIA -
ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG NÀY LÊN XÃ HỘI THỜI ẤY
1. Tư tưởng vô vi của Đạo gia
1.1. Lý luận chung về thuyết vô vi của Lão Tử
1.1.1. Định nghĩa “vô vi”
Vô vi: là sống và hành động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không giả tạo, không
gò ép trái với bản tính của mình và ngược với bản tính của tự nhiên. Là từ bỏ
tính tham lam, vị kỷ để không làm mất đức.
Chỉ khi nào từ bỏ được thói tư lợi thì mới nhận thấy đạo; và chỉ khi nhận thấy
đạo mới có thể vô vi được.
1.1.2. Cơ sở lý luận của “thuyết vô vi”
Có thể nói những tư tưởng triết học cơ bản của trường phái Đạo gia được thể
hiện chủ yếu qua tác phẩm Đạo Đức kinh của Lão Tử. Đây cũng là một trong
hai bộ sách kinh điển của trường phái Đạo gia thể hiện qua những lý luận về
Đạo và Đức. Những lý luận này vừa thể hiện quan niệm biện chứng về thế giới
của Lão Tử, vừa là cơ sở lý luận để Lão Tử xây dựng “thuyết vô vi”.
1.2. Tư tưởng vô vi của Đạo gia
Vô vi không phải là không làm gì cả, mà đừng làm cái gì đến thái quá, vì “vật
cùng tắc biến, vật cực tắc phản”. Cái gì mà thái quá cũng đều nguy hại cả. Mục
đích của bất cứ một hành vi nào là cũng để đi đến một kết quả. Nhưng nếu lại
đi vào chỗ thái quá, thì kết quả có khi lại còn nguy hiểm cho ta hơn là không
làm gì cả. Cho nên vô vi, cũng có nghĩa là bớt đi những gì thái quá: “khứ thậm,
khứ xa, khứ thái”. Theo Lão Tử, thì phải để cho con người trở về với cái sống
tự nhiên giản dị của họ... Cho nên vô vi là đừng dụng tư tâm mà xen vào cái
sống tự nhiên của mọi vật, càng ít can thiệp đến việc người được bao nhiêu
càng quý bấy nhiêu. Từ những lý luận của Lão Tử về vô vi được thể hiện khá
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 10
nhiều trong tác phẩm ĐẠO ĐỨC KINH của người ta có thể nhận thấy tư tưởng
của Lão Tử nói riêng hay của Đạo gia nói chung về vô vi như:
1.2.1. Vô vi trong đối nhân xử thế
Lão Tử cho rằng trong đối nhân xử thế chúng ta nên: “Từ”; “Kiệm” và “Bất cảm
vi thiên hạ tiên”:
“Từ”: là yêu tất cả mọi người bất luận đối với người tốt hay kẻ xấu... Người
đời không phải thế: Người đời bảo: “dĩ oán báo oán”. Nho gia bảo: “dĩ trực
báo oán”, đó là đạo hữu vi. Trái lại, Lão Tử nói: “dĩ ân báo oán”. Do đó,
Từ là dám xem kẻ thù như người bạn, không lấy oán mà báo oán, cũng
không lấy “trực” mà báo oán, nghĩa là không dám châm thêm vào ngọn lửa
oán thù đến nỗi gần như không dám biết đến hai chữ thù oán là gì.
“Kiệm”: Thiên hạ hạ thì lấy xa xỉ, khoa trương làm mục đích tiến thủ,
tranh nhau đua đòi trong sự xa hoa lộng lẫy càng nhiều bao nhiêu càng hay
bấy nhiêu... Lão Tử trái lại khuyên ta: “khứ thậm, khứ xa, khứ thái” và lấy
kiệm ước làm căn bản cho người trị nước.
“Bất cảm vi thiên hạ tiên”: Lão Tử còn khuyên ta “tri chỉ, tri túc”. Người
đời đều lấy sự ăn ngồi trên trước làm vinh, và suốt đời chạy mãi theo cái bả
vinh hoa phú quý... thì Lão Tử lại bảo ta không nên “đứng trước thiên hạ”,
cần phải khiêm khu, từ tốn... và luôn luôn đứng dưới và ngồi sau.
Lão Tử còn dạy: “Bất ngôn chi giáo, vô vi chi ích, thiên hạ hi cập chi.”. Có thể
hiểu là cách dạy mà không dùng đến lời, cũng như ích lợi của “vô vi”, ít người
có thể hiểu thấu:
“Không nói vẫn làm thầy thiên hạ,
Không làm nhưng kết quả ngàn muôn.
Nào ngờ không nói, không làm,
Chứa chan ích lợi, người phàm đâu hay.”
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 11
1.2.2. Vô vi trong đạo đấu tranh
Theo đạo hữu vi, thì phải lấy mạnh mà thắng mạnh, còn đạo vô vi thì trái lại lấy
nhu mà chế cương, lấy nhược mà thắng cường... và hơn nữa Lão Tử còn viết:
“bất tranh nhi thiện thắng”. Nghĩa là Lão Tử chủ trưởng lấy “cái không tranh
mà thắng được một cách vẹn toàn”.
Lão Tử viết: “Dĩ nhu khắc cương”. Ông tin rằng: "Nhu nhược thắng cương
cường", và giải thích rằng: "Thiên hạ mạc nhu nhược ư thủy, nhi công kiên
cường giả mạc chi năng thắng". (Dưới bầu trời này, còn thứ gì yếu mềm hơn
nước, thế mà kẻ mạnh phá được thành trì kiên cố, cũng chẳng thể thắng nổi
nước). Thuyết "Nhu khắc cương", hẳn là một trong những đặc điểm của triết lý
Lão Tử. Đạo đức kinh, chương 43 Biến dụng, Lão Tử viết tiếp: “Thiên hạ chi
chí nhu, trì sính thiên hạ chi trí kiên. Vô hữu nhập vô gián. …”. Được hiểu là:
Cái mềm nhất trong trời đất chi phối được cái cứng nhất trong trời đất. Cái
“không có” lọt được vào chỗ “không có kẽ hở”.
1.2.3. Vô vi trong phương xử kỷ
Để tiêu diệt cái “bản ngã” của mình. Người đời thường bảo “biết người là Trí”,
Lão Tử lại bảo “biết mình là sáng”. Người đời thường bảo “thắng người là có
sức”, ông bảo “thắng mình là sức mạnh”. Biết người, thắng người là hữu vi, biết
mình và thắng mình đó là vô vi.
Người đời tranh nhau để làm cho cái bản ngã của mình càng thêm lớn mạnh
bằng sự gom góp của cải, tạo dựng quyền thế cho mình càng nhiều càng tốt; trái
lại Lão Tử khuyên ta: “kiến tố bảo phác, thiểu tư quả dục”. Nghĩa là phải biết ăn
ở giản dị, tự nhiên, ít riêng tư, ít tham dục, nhất định “không nên tích trữ cho
mình” và “lo riêng cho mình” gì cả. Và hơn nữa “đừng tự xem mình là sáng”,
“đừng tự cho mình là phải”, “đừng tự cho mình là có công”, “đừng tự cho mình
là trên hết”... nhưng phải là “đừng” một cách thành thật, tự nhiên.
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 12
Tư tưởng của Lão Tử rất thích hợp với những ai, là kẻ ưa sống gần gũi thiên
nhiên, lại có phần tương thông với đức tính khiêm nhường, dung thứ, nhẫn nại
của nhà Nho. Do đó, người theo Đạo học thích sống vào nơi thâm sơn cùng cốc,
tĩnh tịch, xa lánh bụi trần tự tay kiếm ăn, tự mình chữa bệnh, người đời gọi đó là
"Tu Tiên", mang sắc thái huyền bí như một tôn giáo, cho nên thường gọi là
"Đạo giáo".
1.2.4. Vô vi trong chính trị- “đạo trị nước an dân”
Cũng giống như Khổng Tử, Lão Tử nhận rằng cấn phải có một bậc Thánh quân
đứng đầu trị nước, thì thiên hạ mới hạnh phúc. Nhưng khác với Khổng Tử, bao
giờ cũng cho rằng bậc quân tử cần phải “tu thân” để rồi “hành đạo” nghĩa là
phải “tề gia – trị quốc – bình thiên hạ” ... . Lão Tử tin rằng càng ít “làm”
chừng nào thì càng tốt bấy nhiêu, và nếu có thể vô vi được thì lại càng hay.
Theo ông, càng dùng cái trị để mà trị nước thì nước dễ loạn, càng không dùng
đến cái trị để mà trị nước thì nước càng dễ trị.
Lão Tử viết: “Dĩ chính trị quốc. Dĩ kỳ dụng binh. Dĩ vô sự thủ thiên hạ... Thiên
hạ đa kỵ húy, nhi dân di bần; dân đa lợi khí, quốc gia tư hôn. Nhơn đa kỹ xảo,
kỳ vật tư khởi. Pháp lệnh tư chương, đạo tặc đa hữu”. Nghĩa là cần phải lấy sự
ngay thẳng thực thà mà trị nước. Trái lại nếu trị nước mà làm như dụng binh,
dùng trá ngụy mà trị thì nguy, vì “lấy trí mà trị nước, là cái vạ cho nước”.
Huống chi bậc trị nước mà ban hành nhiều điều cấm kỵ thì dân chúng càng
nghèo khổ, bởi thiếu tự do hành động và ngôn ngữ, ... mà dân chúng trở nên đa
mưu xảo kế để trục lợi thì nước nhà phải sa vào hỗn loạn tăm tối. Người dân cần
thực thà, ít dục vọng, thì nước mới dễ trị. Bậc trị nước mà quá khắt khe, đem
pháp lệnh mà áp đặt trên đầu dân để đề phòng, thì chúng dân cũng tìm đủ mánh
khóe thủ đoạn để trốn tránh; gây ra mưu mô gian trá càng ngày càng thêm; dân
càng khó trị thì bọn đạo tặc càng nhiều. Dùng vô vi mà trị thì ít can thiệp đến
việc người, không dùng tư tâm mà hành động, dùng “bất ngôn chi giáo” mà dạy
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 13
dân, lấy gương mẫu của mình mà sửa dân... thì dân không hay là mình có làm
gì, nhưng rồi chúng tự sửa đổi lấy mình mà không cần đến sự bắt buộc hay cấm
đoán, ban hành pháp lệnh: “Ngã vô vi nhi dân tự hóa”. Chính phủ yên tĩnh vô vi
thì dân sẽ biến thành chất phác. Chính phủ tích cực làm việc thì dân đầy tai họa.
Theo Lão Tử hành động hay nhất là đừng can thiệp đến việc đời; nhưng nếu đời
cần ta phải làm thì ta hãy làm cái không làm một cách kín đáo, khéo léo. Do đó
mà Lão Tử mới viết: “thiện hành vô triệt tích” và Ông gọi đây là giải pháp an
bang tế thế.
Lão Tử viết: “vi nhi vô bất vi, thủ thiên hạ thường dĩ vô sự. Cập kỳ hữu sự bất
túc dĩ thủ thiên hạ.” Theo ý đó, không làm mà không gì không làm; muốn được
thiên hạ phải dùng vô vi; dùng hữu vi không đủ để được thiên hạ:
“Vô vi huyền diệu khôn bì,
Không làm mà chẳng việc chi không làm.
Vô vi mà được thế gian,
Càng xoay xở lắm đời càng rối beng.”
Bậc thánh nhân trị vì thiên hạ phải bằng lẽ tự nhiên của đạo vô vi, và chủ trương
xóa bỏ hết mọi ràng buộc về mặt đạo đức, pháp luật đối với con người để trả lại
cho con người cái bản tính tự nhiên vốn có của nó.
Lão Tử mơ ước đưa xã hội trở về thời đại nguyên thủy chất phác, mơ ước cô lập
cá nhân với xã hội để hòa tan con người vào đạo (tự nhiên). Xã hội lý tưởng
theo Lão Tử là xã hội của những nước nhỏ, dân ít, có thuyền xe nhưng không đi,
có gươm giáo nhưng không dùng, bỏ văn tự, từ tư lợi, không học hành… . Dân
hai nước ở cạnh nhau, dù cách nhau bởi một bờ dậu nhỏ hay một con mương
cạn, cùng nghe tiếng chó sủa tối, tiếng gà gáy sáng … , nhưng đến già, đến chết
họ không bao giờ qua lại thăm nhau.
Chương 80 trong quyển Đạo đức kinh Lão Tử viết:
“Nước ta bé nhỏ dân thưa,
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 14
Vài mươi tôi giỏi, ta chưa hề dùng.
Dạy dân sợ chết làm lòng,
Cho nên dân chẳng vẫy vùng phiêu lưu.
Xe kia thuyền nọ đìu hiu,
Nào ai muốn cưỡi, muốn chèo mà chi.
Binh kia giáp nọ ủ ê,
Chẳng ai dở dói nghĩ khoe, nghĩ bày.
Dạy dân trở lại thắt dây,
Sống đời thuần phác tháng ngày tiêu dao.
Cho dân ăn uống thanh tao,
Cho dân ăn mặc bảnh bao, chững chàng.
Cho dân đời sống bình an,
Cho dân phong tục dịu dàng đẹp tươi.
Liên bang nào cách mấy mươi,
Gà kêu, chó cắn đòi nơi rõ ràng.
Tuy rằng gần gũi tấc gang,
Suốt đời dân chúng nào màng tới nơi.”
Lão Tử viết: “Bất thượng hiền, sử dân bất tranh. Bất quí nan đắc chi hóa, sử
dân bất vi đạo. Bất kiến khả dục, sử dân tâm bất loạn”. Tạm dịch là: “Không
sùng thượng hiền tài, khiến cho dân không tranh. Không quí của khó được,
khiến cho dân không trộm cướp. Không phô trương những gì kích thích lòng
ham muốn, khiến cho lòng dân không loạn.” Hay: “Thị dĩ thánh nhân chi trị, hư
kỳ tâm, thực kỳ phúc, nhược kỳ chí, cường kỳ cốt. Thường sử dân vô tri vô dục.
Sở phù trí giả bất cảm vi dã.”. Nghĩa là bậc thánh nhân trị nước là phải làm cho
dân: Trống lòng; No dạ; Yếu chí; Mạnh xương. Thường khiến cho dân không
biết, không ham. Khiến cho kẻ trí không dám làm gì cả.
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 15
Vô vi về đạo trị nước, cũng có nghĩa là: “phi dĩ minh dân, tương dĩ ngu chi”,
nghĩa là không làm cho dân khôn lanh, mà làm cho dân trở nên thực thà. Chữ
“ngu” ở đây không phải có nghĩa là ngu si, mà là “thực thà”... tức là cái “ngu”
của những bậc thánh trí: “minh đạo nhược muội”.
Chúng ta có thể thấy rằng ngày nay các nhà cầm quyền vì bày vẽ quá nhiều luật
pháp, lễ nghi, hình thức, nên đã làm cho dân con mất thiên chân thiên tính, để
rồi chạy theo những văn minh, những kiến thức kiến văn giả tạo bên ngoài.
Những cái đó không đem lại hạnh phúc, an bình cho con người được; trái lại
chúng chính là mầm loạn lạc chia ly. Vì thế, cho nên theo Lão tử chủ trương
không can thiệp vào đời sống dân, không đem kiến văn, kiến thức dạy dân. Có
thể lý giải:
Vì con người là một nghệ phẩm tối cao, không được nhào nắn bậy bạ.
Đạo Đức kinh chương 29 viết:
“Những muốn nặn muốn nhào thiên hạ,
Suy cho cùng chẳng khá được nào.
Lòng người nghệ phẩm tối cao.
Ai cho ta nặn ta nhào tự do?
Lòng người ai nắm giữ hoài,
Già tay nặn bóp bao đời tiêu ma…”
Vì thánh nhân chỉ giúp cho vạn vật sống tự nhiên theo thiên chân, thiên
lý mà thôi. Đạo Đức kinh chương 64 viết:
“Cho nên hiền thánh trên đời,
Chỉ say Đạo cả chơi vơi ngàn trùng.
Của khan, vật hiếm chẳng mong,
Của đời người tế đèo bòng mà chi.
Học là học đạo siêu vi,
Dạy đời lầm lạc hướng đi tuyệt vời.
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 16
Giúp ai thanh thả đường trời,
Chứ không chọc nước quấy trời uổng công.
Vì đem điều xảo trá, đem kiến văn kiến thức dạy dân, là làm hại dân,
làm cho họ trở nên xa Đạo, xa trời, trở nên bất trị, chứ không làm lợi
cho họ. Đạo Đức kinh chương 65 viết:
“Nên những kẻ am tường đạo cả,
Chẳng đem điều xảo trá dạy dân,
Muốn dân chất phác ôn thuần...”
Kết luận về tư tưởng vô vi:
Tóm lại, vô vi là hành động trở về nguồn cội, từ bỏ tất cả những gì phiền phức đa
đoan của văn minh giả tạo... đã làm che lấp chân Tánh, cái Đạo nơi lòng. “Vi học
nhật ích, vi đạo nhật tổn, tổn chi hựu tổn dĩ chí ư vô vi”. Theo học thì ngày một
thêm, còn theo đạo thì càng ngày càng bớt… bớt rồi lại bớt nữa, bớt cho đến vô vi.
Tuy nhiên, đạo vô vi không phải là không làm gì cả, mà thực sự: “Vi vô nhi vô bất
vi” nghĩa là không làm mà không có gì là không làm, làm một cách hết sức tự nhiên
và kín đáo (thiện hành vô triệt tích), đem cái tự nhiên mà giúp một cách tự nhiên,
không tư tâm, không vị kỷ. Người thi ân không biết là thi ân, người thọ ân cũng
không dè là thọ ân. Bậc trị nước mà dùng đến cái đạo vô vi, dân không hay là mình
bị trị... dĩ nhiên được thiên hạ, mà tự mình cũng không bao giờ bị hại.
1.3. Tư tưởng vô vi – Góc nhìn từ Đạo Phật
1.3.1. Tư tưởng vô vi của Đạo Phật
Nếu nhận định nghiêm túc thì khái niệm vô vi chỉ có ở Lão học, nó
không giống với với khái niệm “vô của tánh không trung đạo duyên
khởi”. “Vô của tánh không trung đạo duyên khởi” của triết lý Trung
Quốc có nguồn gốc từ tư tưởng kinh “Bát Nhã” và luận “Duy thức” của
Phật giáo Đại thừa Ấn Độ và được truyền vào Trung Quốc. Tư tưởng “vô
của tánh không trung đạo duyên khởi” ở Trung Quốc được duy trì và
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 17
phát triển mạnh để sau đó trở thành một thái độ và triết sống của con
người Trung Quốc. Triết lý mà người ta hay nói là “vô vi của đạo Phật”
đó là triết lý “tánh không của Bát Nhã”, tánh không này chẳng phải
không làm gì cả mà là tánh không trung đạo duyên khởi, không để cho
các vọng niệm sai lầm mê chấp của con người ảnh hưởng và tác đọng
đến sự tồn tại của vạn sự vạn vật mà tiếp nhận sự tồn tại và không tồn tại
của vạn vật theo các nhân duyên sanh khởi và hoại diệt của bản thân sự
vật. Khi nhân duyên hòa hợp đủ thi các pháp sanh thì gọi là hữu nhưng
tánh chất của pháp được gọi là hữu đó là không thật, nó chịu sự chi phối
của luật “sanh – trụ – dị – diệt” và biến đổi tùy theo nhân duyên. Khi các
nhân duyên không đầy đủ thì không có sự xuất hiện của các pháp và cái
không xuất hiện này không phải là “vô” là “không” trống rỗng mà không
có tác dụng tạo tác của ý thức và cũng không có sự hòa hợp của các nhân
duyên nên pháp không xuất hiện. Sự xuất hiện tồn tại của vạn vật trong
mối tương quan của tánh không trung đạo duyên khởi này không phải là
“vô” và “ không” mà là không có tánh chất cố định thật mà tùy theo nhân
duyên mà sanh hay diệt. Cái bản chất duy trì huệ mạng của con người và
vạn vật để vận hành và tồn tại theo quy luật “ vô của tánh không trung
đạo duyên khởi” đó không phải là ý thức mà là trí tuệ của Như Lai Tạng.
Mọi con người đều có sẵn trí tuệ này nhưng mạt na thức chấp trước sanh
ra các thứ ngã chấp về thâm căn con người, trần cảnh của thế giới mà
sanh ra vô số sanh vọng ảo tưởng. Khi con người nhận thức được bản
chất vạn pháp là không thật có, là duyên khởi thì các thức điên đảo được
chuyển thành trí tuệ sáng suốt và cứu cánh viên mãn của tầm nhìn về trí
tuệ đó là Phật tánh, là Như Lai Tạng, là Niết Bàn.
Tuy nhiên, cần kết hợp nội dung “bát nhã tánh không trung đạo” và quá
trình vận hành của các pháp theo chiều thuận và nghịch từ tâm sanh chấp
có ra vạn pháp, ngay từ vạn pháp có cái nhìn sáng suốt không chấp trước
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 18
để đưa thức trở lại với bản tánh thanh tịnh của Như Lai, quá trình kết hợp
không của “bát bất trung đạo” và “bách pháp duy thức” để triển khai ý
“vô của tánh trung đạo duyên khởi”. Triển khai được “vô của tánh không
trung đạo” thì mới rõ được điểm gần giống và khác nhau của vô vi của
Lão Tữ và vô vi trong “vô của tánh không trung đạo duyên khởi” của
Phật học.
1.3.2. So sánh về vô vi của Đạo gia và vô vi của Đạo Phật
Tư tưởng vô vi của Lão giáo vẫn ở trong cuộc đời dù không bon chen,
tranh dành, nhưng còn tư tượng Phật Giáo bắt đầu từ chữ “Không” và có
khuynh hướng xuất thế.
Phật - Lão - Nho là 3 triết thuyết lớn ảnh hưởng quan trọng tới đời sống
tinh thần của người phương đông trong đó có người Việt chúng ta. Ngã
Phật từ bi, Lão chủ vô vi, Nho dụng hữu vi mà độ, mà răn, mà tế thế. Chủ
thể của Nho là người quân tử, đối tượng của Lão là các bậc đế vương,
còn Phật gia chỉ mong độ chúng sanh đạt thành Phật đạo. Bàn về vô vi thì
luận trong tư tưởng của Lão giáo và Phật giáo đều có đề cập. Thật sự có
khác nhau về cơ bản trong tư tưởng vô vi của hai giáo, đó là sự chấp
nhận “cái nguyên lý ban đầu” của Lão không giống “nhân duyên” của
Phật còn “hành xử vô vi” thì giống nhau.
Lão viết : “Đại Đạo phế hữu nhân nghĩa” , lại viết: “hành vô vi chi Đạo”
tức là Lão tin rằng có một quyền năng rất lớn bao trùm thế giới đó là
Đạo, Đạo có sức mạnh lan tỏa khắp vũ trụ ảnh hưởng tới thịnh suy của
mọi đời người, mọi thời cuộc. Đó là “cái nguyên lý ban đầu” mà Lão Tử
đã đưa ra như là một đấng Toàn năng điều khiển thế giới, đó là nguyên lý
“hữu thần” trong hầu hết giáo lý của các tôn giáo ngoại trừ Phật giáo.
Phật chỉ ra rất nhiều thế giới thần linh nhưng tất cả đều bị chi phối của
“luật nhân quả” , nên dưới góc nhìn của Phật giáo chúng thần, thiên,
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 19
nhơn, atula ... cũng chỉ là quảng đại chúng sanh cần phải tu tập, tuyệt
nghiệp mới thành Phật đạo. Phật nói “ta là Phật, các ngươi sẽ là Phật” tức
chỉ ra nhơn duyên sanh quả Phật do tu đắc mà thành, chứ không có vị
Phật nào của các vị Phật điều khiển sự “thành Phật” của chúng sanh, hay
nói khác đi là sự thịnh suy của mọi đời người, mọi thời cuộc do chính
nhân duyên của đời người đó, thời cuộc đó quyết định. Đây là nguyên lý
“vô thần” của Phật giáo và nó là sự khác nhau cơ bản về tư tưởng so với
các tôn giáo khác trong đó đó Lão giáo.
“Hành vô vi chi Đạo” nghĩa đen là không làm gì cả, có nghĩa là bảo ta
“không làm cái không nên làm” chứ không phải là bảo ta làm biếng, các
bậc đế vương thấy được cái không nên làm để không làm tức là Thánh
đế, nhưng lẽ thường người đời thường xảo biện nên Đạo lớn của Lão tử
khó thành.
Lão Tử than: “Đại Đạo phế hữu nhân nghĩa, huệ trí xuất hữu đại ngụy”.
Loài người càng khôn ngoan hơn thì sự dối trá càng nhiều hơn và dùng
“Lễ” để che đậy khéo léo hơn , và cái sự làm “cái không nên làm” ngày
càng nhiều hơn , chính vì thế mà Lảo Tử vô cùng khinh “Lễ” đặt nó
xuống cùng trong trật tự xếp đặt của Ngài đó là Đạo-Đức-Nhân-Nghĩa-
Lễ. Có lẽ không đắc thời để phổ biến thuyết Đại Đạo của mình nên Lão
làm cái nên làm của mình là mất đi, mặc cho hậu thế bình phẩm. Cũng
đúng thôi vì Lão chỉ dùng vô vi để dạy cách làm vua, mong trên đời xuất
hiện nhiều Thánh đế - một chuyện khó xảy ra vì mấy ai không tư lợi hám
giành quyền lực - nhờ Nho học hữu vi các vị quân vương mới được bảo
vệ bằng bình phong lễ giáo rất hữu hiệu, nào là Tam cương, Ngũ thường,
thuyết Thiên mệnh ... Nói như vậy không có nghĩa là không tồn tại Đạo
gia, mà tư tưởng Đạo gia luôn phát triển, góp phần giáo dục nhân sinh
quan cho từng cá nhân, luôn tự răn mình phải làm người tốt, không để ảo
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 20
ảnh hữu vi lôi kéo cám dỗ, lịch sử đã minh chứng có nhiều tấm gương
hành vô vi chi sự mà tên tuổi lưu mãi nghìn thu. Đạo Phật thường bảo
“không gây nghiệp chướng thì không phải trả nghiệp”, lời răn này thấy
sao giống lời của Lão bảo “đừng làm cái không nên làm” vì thế nói về lối
hành xử vô vi thì Phật - Lão tương đối giống nhau , có khác chăng chỉ là
mục đích cuối cùng của hai đạo.
Không những thế đạo Lão còn quan niệm về cái tâm của con người:
“Tướng do tâm sanh
Tâm tịnh Thần sáng
Thần sáng Trí minh
Tâm bất tịnh, Thần suy
Thần bất tịnh Trí bất minh”.
Cũng tương tự như Phật giáo với quan niệm “Nhất thiết duy tâm tạo” , tất
cả đều do tâm này làm chủ tạo tác những thiện nghiệp hoặc ác nghiệp.
Nó tương ứng với những hành nghiệp mà chúng sanh đó đã tạo thiện hay
bất thiện mà hiện tướng “thần minh trí sáng”. Có thể nói hai quan điểm
về tâm của hai tư tưởng tương tự nhau, đó là điểm tương đồng. Ông
khuyên “tri nhân giả trí, tự tri giả minh”, nghĩa là biết người khác chỉ
mới là trí, nhưng tự biết mình thì mới là sáng. Như vậy ông chú trọng đến
việc tự chinh phục bản thân hơn là chinh phục kẻ khác. Nên bằng lòng
với cái mình có, “tri túc chi túc hà thời túc, tri nhàn chi nhàn hà thời
nhàn”, nghĩa là biết đủ thì đủ và lúc nào cũng đầy đủ cả, biết nhàn thì
nhàn và lúc nào cũng nhàn cả. Một đặc tính căn bản của sách lược vô vi
của Lão Tử là tiết kiệm. Thánh nhân không phí sức, phí công thi triển tài
năng, mà ngược lại thì tằn tiện trong mọi trường hợp để bồi bổ, nuôi
dưỡng ngay cả trong lúc phải thi thố tài năng. Sự sung mãn, dồi dào đến
từ nỗ lực tiết kiệm lâu dài sẽ đem đến thắng lợi. Đạo Phật cũng khuyên
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 21
người nên biết đủ với những gì mình đã có, không lãng phí mà biết giữ
gìn phước về sau. Sự tạo phước rất khó khăn nên phải biết tích trữ phước,
nếu không khi phước không còn thì ắt phải bị đọa lạc.
2. Ảnh hưởng của Tư tưởng vô vi của Đạo gia lên xã hội thời này
Đạo của Lão Tử vạch một lối thoát cho những ai, là kẻ bất mãn thế cuộc nhiễu
nhương, đầy cạm bẫy như thời Xuân Thu Chiến Quốc, có được một lẽ sống
riêng, hợp với bản chất chân thật của mình. Đồng thời tránh được lối phản
kháng bằng hành động phạm pháp cá nhân, hoặc bạo lực tập thể, khiến cho xã
hội mà mình đã bất mãn càng thêm hỗn loạn, rối ren.
Tuy nhiên, thuyết "vô vi" của Lão Tử dễ bị người ta mượn cớ trốn tránh trách
nhiệm, nhất là những người công chức ăn lương nhà nước, lại có tâm lý tiêu
cực, họ bảo nhau: "Ít làm ít lỗi, chẳng làm thì không có lỗi".
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 22
Chương 3
ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG VÔ VI LÊN
ĐỜI SỐNG XÃ HỘI NGÀY NAY
Tư tưởng Vô vi là hành động được tiến hành theo hai nguyên tắc:
Không hành động cố sức, để khỏi phung phí năng lực;
Không hành động ngược lại với tự nhiên.
1. Trong thái độ, quan niệm sống và hành động
Tư tưởng vô vi giúp con người nhận thức tự nhiên, xã hội và ứng xử phù hợp
với quy luật của tự nhiên và sự phát triển của xã hội. Đồng thời, giúp con người
nhận thức bản thân mình trong mối quan hệ với đời sống tâm linh, giúp con
người cân bằng tâm hồn mình.
Vô vi là kỹ năng làm cho mọi sự trông có vẻ dễ dàng. Nó là nghệ thuật hành
động hoàn toàn không tự ý thức. Vô vi là sống tự tin và hồn nhiên. Trong trạng
thái vô vi, “làm mà như không làm”, tâm trí thao tác rất nhanh và rất hữu hiệu,
tới độ ta không có thời giờ bắt kịp nó, và như thế, ta hoàn toàn tín nhiệm vào
những gì đang xảy ra.
Ảnh hưởng tích cực: con người liên tục rèn dũa để hoàn thiện bản thân, cải thiện
các kỹ năng: ví dụ như Lúc mới tập đi xe đạp, ta càng cố vặn người giữ thăng
bằng thì chiếc xe càng nghiêng, dễ ngã. Ta cố tránh hòn đá nhỏ giữa đường
nhưng sao bánh xe lại cứ xăm xăm chạy tới cán lên trên nó. Khi đã đạp xe thành
thạo, ta chỉ cần ý động là xe chuyển. Thậm chí đạt tới mức “đi xe”, buông hai
tay khỏi “ghi-đông”, ta vẫn có thể dùng ý để chuyển hông, cho xe lạng lách theo
ý muốn của mình.
Trong thời đại ngày nay, con người đôi lúc phải dùng trực giác để ra quyết định.
Cũng như theo quan niệm của vô vi, hành động là tự phát hoặc tự nhiên, không
phải là kết quả sự toan tính, cân nhắc. Đặc biệt trong những hoàn cảnh bế tắc,
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 23
con người thời hiện đại đã suy tính tất cả mọi phương án và lựa chọn nhưng
không thể đưa ra kết luận cuối cùng, chính việc hành động và quyết định theo
bản năng sẽ giúp giảm bớt áp lực cho người đó, và nội tâm sẽ không phải ray rứt
khi đứng giữa ngã ba đường.
Thái độ đánh giá tính khả thi trước khi thực hiện: cũng như Trang Tử đã lập
luận rằng nếu cảm thấy không thể hành động có hiệu quả thì đừng làm, nếu
chẳng thể làm được gì thì cứ ở yên, đừng làm gì cả.
Ảnh hưởng tiêu cực: cũng chính do sự ảnh hưởng của tư tưởng này mà con
người phương Đông thường thụ động hơn người phương Tây, không có ý chí
chinh phục, cố gắng để đạt được mục tiêu đề ra. Mọi sự vật, hiện tượng đều
thường được đánh giá một cách trực quan rồi gán ghép cho nó rằng khó hay dễ,
hành động một cách tự nhiên không suy tính, từ đó gây ra nhiều hậu quả nghiêm
trọng, hoặc kết quả đạt được không như mong muốn, đẩy lùi sự phát triển của
xã hội.
Thuyết "vô vi" của Lão Tử dễ bị con người mượn cớ trốn tránh trách nhiệm,
nhất là những người công chức ăn lương nhà nước, lại có tâm lý tiêu cực, họ bảo
nhau: "Ít làm ít lỗi, chẳng làm thì không có lỗi".
“Việc khó trong đời, khởi nơi chỗ dễ.
Việc lớn trong đời, khởi nơi chỗ nhỏ.”
Trước khi tiến hành bất cứ việc gì, con người nên suy xét, đánh giá vấn đề, lựa
chọn phương cách và trình tự thực hiện từ dễ đến khó, từ lớn đến nhỏ. Thời kỳ
đầu quá độ lên CNXH ở Việt Nam là một ví dụ điển hình khi không đi theo con
đường từ Phong kiến – TBCN – XHCN, đã đưa đến không ít sai lầm và thất bại
khi chủ quan, duy ý chí, phủ định sạch trơn chủ nghĩa tư bản.
Sự phân biệt giữa thiện và ác: Nho gia và Ðạo gia có hai lối tiếp cận đạo đức
học khác nhau triệt để. Là người nhập thế, Nho gia luôn luôn ở trong tư thế sẵn
sàng can thiệp vào cuộc đời để xác định cách ta nên ứng xử theo các đường
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 24
hướng hành động nhất định. Nói cách khác, đối với người Nho giáo, “chính
nhân quân tử” có những hành động nên được thể hiện vì cái thiện của xã hội, kẻ
tiểu nhân thì không cần phải như vậy. Ngược lại, đối với người Ðạo học,
“không nệ chính tà”; Theo họ, một sự can thiệp trong tinh thần phân biệt như
thế sẽ khiến cho con người không thể tri giác trật tự tự nhiên của Ðạo.
Tư tưởng này của Đạo gia đã hình thành nên quan niệm: ẩn sâu bên trong của
một con người vẫn luôn là một trái tim biết yêu thương, rung động trước những
cảnh đời; cần phải biết khơi gợi nó lên không kể đó là người giàu hay người
nghèo, đàn ông hay phụ nữ, để họ hành thiện một cách tự nhiên, không vì chủ ý.
Tạo sự “đồng nhất” để giảm thiểu sự tác động: Cuộc sống gây nên cho mọi
người những vấn đề khá giống nhau, nhưng Ðạo học gợi ý rằng bằng cách sống
tự nhiên, ta có thể giảm thiểu tối đa những tác động của chúng. Ví dụ: cùng một
sự cố té xe, người đang say rượu thường bị thương nhẹ hơn người đang tỉnh táo
do người say rượu té xe theo bản tính, có khả năng “đồng nhất” với sự cố nên
phản ứng tự nhiên, trong khi đó người tỉnh táo ra sức điều chỉnh tư thế một cách
có ý thức.
Tự phát và mộc mạc: theo Ðạo học, sống lý tưởng là sống mộc mạc, không
tham vọng và thoát ra ngoài mọi ham muốn. Tuy nhiên, trạng thái thoát khỏi
mọi ham muốn đó có thể bị lâm nguy vì giáo dục: mức độ gia tăng tri thức có
khuynh hướng đưa tới gia tăng lòng ham muốn và tham vọng. Bởi thế, trong
Ðạo học, có triển khai một bộ phận tư tưởng chống lại sự thăng tiến tri thức và
giáo dục.
Ảnh hưởng tích cực: con người hướng tới một xã hội cộng sản, không tranh
chấp, thù địch, đề cao địa vị cao cả của loài người trong thiên nhiên.
Ảnh hưởng tiêu cực: lối sống bảo thủ, thích an nhàn, không cầu tiến là những
nhân tố làm chậm sự phát triển của xã hội.
2. Trong hệ thống chính trị, pháp luật, các quy tắc xã hội
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 25
Lão Tử chủ trương rằng người lãnh đạo quốc gia phải áp dụng sách lược vô vi
để trở về (phản phục) với đạo hay cái gốc tự nhiên ban đầu thì mới có thể an
bang tế thế. Tư tưởng này đã có những ảnh hưởng rất tích cực đến chế độ chính
trị ngày nay: Lãnh tụ quốc gia phải biết thương dân, không thể chỉ đặt ra luật lệ
và đợi dân làm sai rồi xử phạt. Lãnh tụ quốc gia có nhiệm vụ chỉ bảo nhân dân
hướng thiện theo đạo chứ không thể đem những đạo luật, hình phạt ra hăm dọa
nhân dân. Bộ máy lãnh đạo quốc gia chăm lo cho đời sống của nhân dân, để
người người có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, hướng thiện, không tranh
chấp, trộm cướp…Các lãnh đạo cấp cao có sứ mệnh phải là tấm gương sáng để
nhân dân noi theo, dùng cái thanh liêm của mình để dạy dỗ dân bỏ đi lòng tham
dục cũng như các hành động xấu; dần dần nhân dân trở thành thuần hậu và sống
theo tự nhiên, chất phác mà không bị phép tắc chính trị gò bó.
Bảo vệ lợi ích của toàn thể nhân dân, vì một cộng đồng tốt đẹp hơn: Dương Chu
– một nhà tư tưởng Đạo học tiền phong thuộc thế hệ thứ nhất và là nhà tư tưởng
“thủ thân chủ nghĩa” của Ðạo học. Ông quả quyết rằng thật lầm lạc khi ta có
hành động làm thương tổn bản thân cho dù hành động ấy mang lại lợi ích cho
toàn thể thế gian, vì cuộc sống có hai mục đích: một là giữ cho bản thân đừng bị
tổn hại và hai là sống hết sức lâu dài có thể được.
Ảnh hưởng tiêu cực: tư tưởng này của đạo gia đã vô tình tạo nên một tầng lớp
cổ vũ cho chủ nghĩa cá nhân, chỉ nghĩ đến lợi ích cục bộ mà không chăm lo cho
lợi ích của tập thể, của cộng đồng, của xã hội.
Trong “Thiên tề vật luận” Trang Tử viết hễ hai người tranh luận không thể phân
định ai đúng – ai sai, ai hơn – ai thua thì khó có khả năng phân xử công bằng, vì
dù có người thứ ba phân xử thì cũng hoặc sẽ theo quan điểm của bên này, bên
nọ hoặc theo quan điểm của riêng họ. Vì vậy hệ thống luật pháp ra đời, quy định
rõ những quy tắc ứng xử, những chuẩn mực đạo đức, xem như một tiêu chuẩn
để đánh giá đúng sai, hơn thua một cách khách quan.
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 26
Ảnh hưởng tiêu cực: tư tưởng này dẫn đến thái độ không chịu thỏa hiệp trong
các cuộc tranh luận, và không tin tưởng vào phán xét của người thứ ba.
3. Trong lĩnh vực quân sự - quốc phòng
Lão Tử chủ trương không dùng sức mạnh quân sự để “trị quốc, bình thiên hạ'.
Sinh trưởng trong giai đoạn chiến tranh triền miên cho nên Lão Tử rất ghét binh
lửa. Quân đội đi đến đâu thì mang đau thương đến đó, và còn gây ra nhiều hậu
quả tác hại cho tương lai như nạn mất mùa. Nếu lãnh tụ quốc giả sử dụng sức
mạnh đao binh thì sớm muộn gì cũng sẽ bị thất bại dưới vó ngựa của một đạo
quân mạnh hơn. Không có sức mạnh quân sự nào trường cửu vĩnh viễn.
Trong thời đại ngày nay, tư tưởng này càng phát huy giá trị, các quốc gia chủ
trương giải quyết các vấn đề xung đột, tranh chấp trên bàn đàm phán.
Tuy vậy, cũng theo Lão Tử, quốc gia chỉ điều động sức mạnh quân sự khi cần
phải cứu người. Khi dấy quân cứu người, lãnh tụ cũng không được kiêu căng
hay khoe khoang. Trong trường hợp bức bách, không thể dùng đạo để thu phục
lòng người, không thể thỏa hiệp hay giải quyết vấn đề trên bàn đàm phán, ắt sẽ
phải sử dụng đến vũ lực vì mục tiêu vĩ đại của dân tộc, vì nhân sinh nhân loại.
Ví dụ như cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta; hoặc việc huy
động lực lượng quân sự để giải cứu người bị nạn trong các vụ bắt cóc, cướp
của…sau khi đã tìm đến với các phương án như thuyết phục, thỏa hiệp mà
không đi đến kết quả thì việc sử dụng vũ lực, vũ khi vũ trang là một lẽ tất yếu.
Khi dụng binh, lãnh tụ không thể khinh địch bởi vì 'tai họa không gì lớn bằng
khinh địch'. Song song, lãnh tụ cũng phải biết thương dân khi điều động binh
quân. Khi biết thương dân thì ít khi dấy quân gây chiến (làm chủ) mà chỉ thủ
quân để bảo vệ đất nước (làm khách).
Khi nắm giữ binh quân, lãnh tụ phải cẩn thận, tự chủ, không khinh xuất, không
hung hăng, không giận dữ, tránh võ đoán, và luôn luôn khiêm nhường hạ mình
để tôn hiền nhân thì hiền nhân sẽ tự nhiên theo mà giúp.
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 27
4. Trong nền kinh tế
Ngày nay với sự vận động của nền kinh tế thị trường, Nhà nước không can thiệp
quá nhiều vào các hoạt động kinh tế mà phải để quy luật của tự nhiên (cung cầu)
quyết định; điều chỉnh các sắc thuế cho phù hợp để không làm méo mó nền kinh
tế. Đây là hành động theo xu hướng vô vi vi của Đạo Gia.
Muốn cho việc trị nước, hay quản trị công ty đạt hiệu quả thì mục tiêu quản trị
phải được xác định rõ. Đó là phải làm theo Đạo: “Tổn hữu dư, bổ bất túc” (lấy
chỗ dư, đắp chỗ thiếu). Nghĩa là phải từ bỏ những gì thái quá, nâng đỡ cho
những gì bất cập, đem lại công bằng cho xã hội. Muốn giảm lạm phát thì phải
xem tiền, hàng cái nào thiếu, cái nào thừa. Còn thị trường bất động sản, muốn
phát triển bền vững cũng phải xem cung cầu, thu nhập, năng lực sản xuất, nguồn
vốn phát triển, hành lang pháp lý, cái nào tăng cái nào giảm. Từ đó hình thành
nên những nguyên tắc bất di bất dịch trong cơ chế vận hành của nền kinh tế.
5. Trong hoạt động đối ngoại
Lão Tử chủ trương bất tranh: “Dĩ kỳ bất tranh cố thiên hạ mạc năng dữ chi
tranh” (Không tranh với ai cho nên thiên hạ không ai tranh với mình). Nước lớn
phải biết khiêm nhường để khiến các dân tiểu quốc mến phục. Khi dân tiểu quốc
tự nhiên tuân phục đại quốc thì không làm gì (vô vi) mà họ cũng hướng về và
quy phục đại quốc. Ngược lại, nếu dùng sức mạnh để xâm lăng tiểu quốc thì dân
bị trị sớm muộn gì cũng nổi dậy lật đổ guồng máy ngoại bang.
Ảnh hưởng tích cực: các quốc gia trên toàn cầu cùng nhau xây dựng những mối
quan hệ bình đẳng trong cùng một tổ chức quốc tế, các nước lớn hỗ trợ những
nước nghèo phát triển kinh tế - khoa học kỹ thuật bằng các gói đầu tư (ODA,
FDI, FBI), hay cứu trợ, hỗ trợ các nước gặp thiên tai, bão lụt; các quốc gia cùng
chung tay bảo vệ một hành tinh xanh, vì hòa bình và phát triển bền vững.
6. Trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 28
Con người luôn mong muốn được làm những gì mà họ thích, hành động theo
những gì mà họ tin tưởng vì vậy, các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp
Việt Nam luôn tích cực nghiên cứu, học hỏi, xây dựng một văn hóa doanh
nghiệp thể hiện được tinh thần bảo vệ lợi ích của người lao động, vì lợi ích của
người lao động, cổ vũ cùng lao động sáng tạo, vì sự đam mê của cá nhân và vì
sự phát triển chung của toàn tổ chức, doanh nghiệp.
7. Trong quan điểm bảo tồn sinh thái – môi trường tự nhiên
Thiên nhiên trời đất vốn đã vận hành thành chu kỳ tự nhiên, nếu chúng ta tác
động vào một yếu tố nào đó thì cũng là làm đảo lộn chu trình trên, lý thuyết Vô
vi giải thích lý do tại sao phải bảo tồn thiên nhiên, đảm bảo sự cân bằng sinh
thái. Hạn chế chặt phá rừng để bảo vệ đất, bảo vệ làng, hạn chế thiên tai lũ lụt.
Ví dụ như khi chứng kiến cảnh con hổ vồ con hưu để ăn thịt, nếu chúng ta bắn
chết con hổ để cứu con hưu thì chúng ta đã có thể giết hại cả đàn hổ con đang ở
nhà chờ miếng ăn của hổ mẹ. Nếu chúng ta giúp con hổ bắt con hưu dễ dàng
hơn thì lại có lỗi với con hưu. Nếu chúng ta cứ để cho sự việc xảy ra tự nhiên thì
là phải đạo nhất.
8. Trong hoạt động đầu tư – khai thác
Theo quan điểm của tư tưởng Vô vi, thiên nhiên vận hành theo một quy tắc nhất
định, nếu có sự tác động (khai thác, xây dựng, đầu tư cơ sở hạ tầng) làm mất đi
sự cân bằng thì sẽ làm đảo lộn chu trình tự nhiên ấy.
Tuy nhiên, xã hội phát triển đòi hỏi khách quan phải không ngừng cải thiện, đầu
tư cơ sở vật chất, hạ tầng, các đơn vị kinh doanh đầu tư dự án để thu lợi, dân số
đông làm gia tăng nhu cầu nhà ở. Không thể theo quan điểm vô vi mà không có
bất kỳ tác động nào đến tự nhiên. Trong quá trinh xây dựng, tác động cần phải
tính toán kỹ lưỡng, chi tiết, xem trọng yếu tố tự nhiên để hạn chế làm đảo lộn
cân bằng sinh thái.
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 29
Ví dụ như việc xây dựng các đập thủy điện trong điều kinh tế - xã hội ngày càng
phát triển không tính tới các dòng chảy tự nhiên đã gây nên hiện tượng nước lũ
dâng cao.
9. Trong lĩnh vực Văn học – Nghệ thuật – Hội họa
Tư tưởng văn nghệ dùng phương pháp hư cấu và tượng trưng để biểu hiện
cảnh giới tinh thần siêu hiện thực này, một cách tự nhiên nó hướng gần đến chủ
nghĩa lãng mạn. Tư tưởng văn nghệ lão Trang hình thành nên bản sắc văn hóa
dân tộc Trung Hoa.
Hội họa: Thanh thoát và không cố hữu một bản ngã. Ðặt chính xác và đúng chỗ
một nét chấm phá trong bức tranh phong cảnh hoặc gợi lên tính mộc mạc thi vị
của trải nghiệm trong mấy câu thơ, vài con chữ hoặc một hình ảnh; cả hai cái ấy
đều xuất phát từ sự nhạy cảm mang thiên hướng tự nhiên. Trong nghệ thuật
Trung Hoa hiện hữu nhiều khía cạnh của quân bình. Khi vẽ tranh phong cảnh,
có nhu cầu quân bình giữa sơn (dương) và thuỷ (âm). Ðôi khi nhà hoạ sĩ đưa ra,
rất cân nhắc, ấn tượng về quá trình biến đổi liên tục trong phong cảnh, thí dụ
những vết rạn do bởi quá trình len lỏi của rễ cây trong kẽ đá qua bao nhiêu thời
đại. Ðặc biệt con người nhỏ nhoi và nhà cửa lác đác, được đặt rất cẩn trọng trên
một nền phong cảnh bao quát, như thể theo một qui tắc phong thuỷ nhất định, để
phản ánh sự cân bằng hợp lý trong dòng năng lượng đang tuôn chảy. Nói chung,
nghệ thuật thi hoạ mang cảm giác hài hoà và có tính tổng thể của một dòng biến
dịch.
Thư pháp: là lối viết tự nhiên không gượng ép, cái tự nhiên của trời đất. Những
nét bút trên trang giấy như rồng bay, phượng múa, như gió thoảng mây bay; lúc
im lìm lắng đọng, lại có khi cuồng phong bão tố, đó là cái tự nhiên của đất trời.
Muốn nắm lấy cái hư không tuyệt đối, nhà thư pháp phải phá các hình thức hữu
danh để tạo những hình thức mỹ thuật vô danh, một lối cấu tạo tự do, không lề
lối nhất định gì cả.
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 30
10. Trà đạo
Trà đạo là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách
hòa mình với thiên nhiên.
Khi uống trà phải có một không gian thanh tịnh và hài hòa với cảnh sắc thiên
nhiên. Trong trà đạo, có 2 không gian thưởng trà chính: Trà Viên là một khu
vườn được thiết kế phù hợp với việc ngắm hoa, và thưởng thức trà. Trà viên đòi
hỏi bố cục khu vườn phải tinh tế, làm cho khu vườn vẫn giữ được nét tự nhiên
và Trà Thất là một căn phòng nhỏ dành riêng cho việc uống trà, nó còn được gọi
là "nhà không". Trà thất làm ta nghĩ đến cái vô thường và trống rỗng của mọi
sự. Không có một vẻ gì là chắc chắn hay cân đối trong lối kiến trúc, vì đối với
Thiền, sự cân đối là thiếu tự nhiên, nó quá toàn bích không còn chỗ nào cho sự
phát triển và đổi thay. Điều thiết yếu là ngôi Trà thất phải hòa nhịp với cảnh vật
chung quanh, tự nhiên như cây cối và những tảng đá.
11. Y học
Phương pháp bắt mạch theo Quan, Xích và Thốn trên cổ tay người bệnh chủ yếu
là thăm dò sự vận hành của Khí trong nội thể với lục phủ ngũ tạng của người
bệnh và mức thiên lệch Âm Dương để định bệnh. Các vị thuốc thảo mộc làm
thành thang thuốc cũng dựa trên sự quân bình Âm và Dương. Một thí dụ cụ thể
nhất cho khía cạnh này là ngành châm cứu nhằm khai thông các huyệt đạo của
người bệnh để Khí chu lưu thông suốt.
12. Phong thủy
Xem xét môi trường tự nhiên và các nỗ lực làm cho nó phù hợp với năng lượng
tự nhiên của Khí.
13. Ẩm thực
Một số thực phẩm, thí dụ thịt, được xem là Dương, và những thức khác, thí dụ
rau củ quả, là Âm; thí dụ đường là dương, muối là âm. Người Việt thường dùng
ba hoặc bốn món trong một bữa ăn: canh, kho, luộc hay xào, có thịt cá và có rau
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 31
hay củ quả. Ngay cả trong một món ăn, điển hình món canh chua của người
Nam bộ, đã có sự hài hoà giữa chua ngọt, nóng lạnh, âm dương.
14. Dưỡng sinh
Trong cuộc sống thường ngày, không để cho quá nóng hoặc quá lạnh, quá khô
hoặc quá ẩm. Luôn luôn bảo dưỡng và điều hoà Khí lực, không để xúc động thái
quá. Thái cực quyền trong trình độ luyện tập để bảo vệ sức khỏe, được gọi là võ
dưỡng sinh. Nếu quan sát người diễn tập thành thạo một bài Thái cực quyền, ta
sẽ thấy nó đặt trên hai nguyên tắc. Một là giữ cho chuyển động liên tục để vận
hành của Khí không bị ách tắc hoặc gián đoạn. Hai là trong mỗi tư thế đều có
khinh có trọng, giữ đúng quân bình Âm Dương. Người luyện tập Thái cực
quyền chuyển động theo một chuỗi liên tục các cử động, tránh tuyệt đối sự vận
dụng tư duy hoặc ý thức, để bản thân thẩm thấu dòng tuôn chảy tự nhiên của
năng lượng vật lý và cảm xúc. Ra đời từ khoảng thế kỷ 14, Thái cực quyền của
họ Dương đã và đang cùng với của các họ Trần, Triệu, v.v… đã chứng tỏ sự
linh nghiệm của nó qua quá trình luyện tập của hàng chục thế hệ trong và ngoài
Trung Hoa từ sáu bảy trăm năm nay.
15. Võ thuật
Cũng giữ hai nguyên tắc về Khí và Âm Dương của Thái cực quyền, nhưng
người luyện tập càng nhiều, võ công càng cao thì từ những cử động mộc mạc,
thanh thoát và như nhất, sẽ nâng võ thuật lên mức võ đạo. Âm được hiểu là thủ,
thoái, tấn… Dương được hiểu là công, tiến, chuyển… Ngay trong quá trình của
một đòn thế cũng bao hàm quá trình diễn biến Âm và Dương. Thêm nữa, khái
niệm về Khí có ảnh hưởng sâu sắc lên võ thuật trong phương pháp luyện nội
công. Nếu không có khí công, người luyện võ không thể đạt tới trình độ cao
đẳng. Với các võ phái gốc Ðạo học như Võ Ðang, một bài thảo quyền cước hay
binh khí Bát quái hay Ngũ hành, Thái cực, v.v... là sự liên tục của các “đường
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 32
thảo”, chứ không phải chỉ là sự kết hợp các “thế võ” như của Thiếu Lâm vốn có
gốc tích từ Kerala, Ấn Ðộ./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- VO VI DAO GIA.pdf