ối với hoạt động tư pháp
Xem xét trách nhiệm, việc chấp hành
Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội của
những người đứng đầu các cơ quan tư pháp
như Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng
VKSND tối cao; Quốc hội ra nghị quyết về
việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh
đó, hoặc việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu
tín nhiệm (Điều 70 Hiến pháp năm 2013).
Trong việc giám sát văn bản có quyền
đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, hủy bỏ các
văn bản của TAND tối cao, VKSND tối cao
khi các văn bản này trái với Hiến pháp, luật
và Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh và
nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội
(Điều 70, Điều 74 Hiến pháp năm 2013);
Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp
luật trong hoạt động tư pháp, Quốc hội có
quyền kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức
hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết
để kịp thời chấm dứt, khắc phục ngay hành
vi trái pháp luật.
Như vậy, hậu quả pháp lý hay còn gọi
là chế tài của hoạt động giám sát của Quốc
hội được trực tiếp áp dụng đối với những
người đứng đầu, các cơ quan tư pháp có vị
trí pháp lý cao nhất. Còn đối với các cơ quan
tư pháp khác thì chế tài không được trực
tiếp áp dụng mà thông qua các kiến nghị,
yêu cầu đối với các cơ quan tư pháp có thẩm
quyền để các cơ quan này có trách nhiệm
xem xét thực hiện, khi cần thiết phải áp dụng
các biện pháp do luật định, kể cả việc áp
dụng các chế tài để thực hiện các yêu cầu,
kiến nghị đó. Việc quy định hậu quả pháp lý
trong hoạt động giám sát của Quốc hội như
vậy là xuất phát từ nguyên tắc tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước, tránh được
sự chồng chéo về chức năng giám sát giữa
Quốc hội và chức năng của các cơ quan nhà
nước khác, nhất là với các hoạt động kiểm
sát, giám đốc.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của viện kiểm sát và chức năng giám đốc của tòa án nhân dân tối cao đối với tòa án nhân dân các cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Để góp phần vào việc hoàn thiện chức năng và tổ chức thực hiện
tốt chức năng giám sát của Quốc hội đối với hoạt động của các cơ
quan tư pháp, cần phân biệt giữa giám sát của Quốc hội đối với
hoạt động của các cơ quan tư pháp với chức năng kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án của Viện kiểm sát và chức năng giám đốc của Tòa án nhân
dân tối cao đối với Tòa án nhân dân các cấp.
TS. Nguyễn Đình Quyền*
* Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII
Abstract
It is necessary to seperately identify the supervision by the
National Assembly against the performance of the judiciary
agencies and the observance functions for the lawful compliance
in the investigation, prosecution, adjudication and judgment
execution by the Procuracy and the directoring function of the
Supreme People's Court to the lower-level People's Courts so that
it would provide further improvements of the National Assembly’s
functioning development and its effective supervision towards the
performance of the judiciary agencies.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: giám sát; giám sát của Quốc
hội; giám sát hoạt động tư pháp
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 30/07/2018
Biên tập : 12/08/2018
Duyệt bài : 20/08/2018
Article Infomation:
Keywords: supervision; supervision
by the National Assembly; supervision
towards performance of the judiciary
agencies.
Article History:
Received : 30 Jul. 2018
Edited : 12 Aug. 2018
Approved : 20 Aug. 2018
PHÂN BIỆT GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC CƠ QUAN TƯ PHÁP VỚI CHỨC NĂNG KIỂM SÁT VIỆC
TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA, TRUY TỐ, XÉT XỬ, THI HÀNH ÁN
CỦA VIỆN KIỂM SÁT VÀ CHỨC NĂNG GIÁM ĐỐC CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
ĐỐI VỚI TÒA ÁN NHÂN DÂN CÁC CẤP
1. Đặt vấn đề
Việc bảo đảm cho Hiến pháp và pháp
luật được thi hành nghiêm chỉnh, thống nhất
trong cả nước trước hết thuộc trách nhiệm
của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Các
hoạt động kiểm tra, kiểm sát, giám sát, giám
đốc có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc
bảo đảm tính đúng đắn, có hiệu lực và hiệu
quả trong hoạt động của các cơ quan, cán bộ
công chức, viên chức nhà nước, tôn trọng và
phát huy quyền dân chủ của công dân. Các
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
3Số 17(369) T9/2018
hoạt động này do nhiều cơ quan nhà nước
có vị trí, vai trò, thẩm quyền khác nhau tiến
hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của mỗi cơ quan do luật định, nhưng giám
sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước
thuộc chức năng riêng có của Quốc hội,
mang tính quyền lực nhà nước do nhân dân
trực tiếp giao qua bầu cử.
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới
đất nước, bên cạnh thành tựu, kết quả đạt
được trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và ngoại
giao, tổ chức và hoạt động của các cơ quan
trong bộ máy nhà nước cũng bộc lộ một số
hạn chế, tồn tại cần được khắc phục, đó là
biên chế, tổ chức bộ máy cồng kềnh; thủ tục
hành chính nặng nề, phiền hà và hiệu quả
hoạt động còn thấp; chức năng, nhiệm vụ,
trách nhiệm, mối quan hệ giữa một số cơ
quan còn chưa rõ, trùng lặp; tình trạng tham
nhũng, lãng phí xảy ra khá nghiêm trọng. Vì
vậy, Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành
quyết liệt công cuộc cải cách hành chính, cải
cách tư pháp, đổi mới tổ chức và hoạt động
của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân
(TAND), Viện kiểm sát nhân dân (VKSND)
và chính quyền địa phương, toàn thể bộ máy
nhà nước, phúc đáp yêu cầu, nhiệm vụ của
việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam. Theo Hiến pháp
năm 2013, các hoạt động kiểm tra, kiểm sát,
giám sát, giám đốc là một trong những hoạt
động quan trọng cần được đổi mới để thực
hiện nhiệm vụ này. Do đó, về mặt khoa học,
xuất phát từ nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà
nước, tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước
cũng cần nghiên cứu đầy đủ và kỹ lưỡng
hơn về lý luận cũng như thực tiễn hoạt động
giám sát, một chức năng rất quan trọng của
Quốc hội.
Để góp phần vào việc nghiên cứu
hoàn thiện chức năng và tổ chức thực hiện
tốt chức năng giám sát của Quốc hội đối với
hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong
khuôn khổ bài viết, chúng tôi đề cập một số
vấn đề về việc phân biệt giữa giám sát của
Quốc hội đối với hoạt động của các cơ quan
tư pháp với chức năng kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong hoạt động điều tra, truy
tố, xét xử, thi hành án của VKSND và chức
năng giám đốc của TAND tối cao đối với
TAND các cấp.
2. Quan niệm về hoạt động của các cơ
quan tư pháp
Là một bộ phận của quyền lực nhà
nước, quyền tư pháp gắn bó chặt chẽ với
quyền lập pháp và quyền hành pháp trong
tổng thể quyền lực nhà nước thống nhất. Hoạt
động tư pháp là một trong những phương
thức thực hiện quyền lực nhà nước, được
hiểu là hoạt động xét xử của Tòa án, hoạt
động của các cơ quan khác của Nhà nước và
các tổ chức trực tiếp liên quan đến hoạt động
xét xử như điều tra, công tố, thi hành án, bổ
trợ tư pháp (luật sự, công chứng, giám định
tư pháp, tư vấn pháp luật...). Trong các cơ
quan, tổ chức đó thì Tòa án là nơi biểu hiện
tập trung quyền tư pháp, là cơ quan thực hiện
quyền tư pháp, nơi mà kết quả các hoạt động
điều tra, truy tố, xét xử, bào chữa, giám định
tư pháp, tranh tụng, thẩm vấn... được tiến
hành một cách công khai thông qua các thủ
tục tố tụng chặt chẽ để đưa ra phán quyết
cuối cùng mang tính quyền lực nhà nước,
nhân danh nhà nước; nơi thể hiện sự thượng
tôn pháp luật, công lý, sự công bằng và bình
đẳng, đồng thời cũng thể hiện chất lượng
hoạt động và uy tín của các cơ quan tư pháp
trong tổ chức bộ máy nhà nước.
Các cơ quan tư pháp đặc biệt là Tòa
án, Viện kiểm sát, cơ quan điều tra, cơ quan
thi hành án là những cơ quan bảo vệ và giữ
gìn pháp luật, thông qua hoạt động của mình
áp dụng các biện pháp cần thiết do pháp
luật quy định nhằm phát hiện chính xác,
nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời,
đúng pháp luật mọi hành vi vi phạm, phục
vụ cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm,
phục vụ việc giải quyết các tranh chấp phát
sinh trong đời sống xã hội, bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
4 Số 17(369) T9/2018
tổ chức, cá nhân, góp phần bảo vệ chế độ,
bảo vệ pháp chế XHCN, quyền con người,
quyền công dân, giữ vững trật tự kỷ cương,
bảo đảm công bằng xã hội.
Xét từ phía công dân thì hoạt động của
các cơ quan tư pháp là phương tiện hữu hiệu
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Hoạt động của các cơ quan tư pháp có liên
quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp
của công dân. Do vậy, người dân đòi hỏi các
cơ quan tư pháp, đặc biệt là Tòa án, Viện
kiểm sát, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành
án phải là biểu tượng của việc tuân thủ Hiến
pháp và pháp luật, phải thể hiện trực tiếp
tính dân chủ, công khai và yêu cầu khách
quan bảo vệ công lý trong hoạt động.
3. Tính chất quyền giám sát của Quốc hội
đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp
Trước hết phải khẳng định, giám sát
của Quốc hội đối với hoạt động của các cơ
quan tư pháp là giám sát mang tính chất
quyền lực nhà nước, quyền lực do nhân dân
giao cho Quốc hội thông qua chế độ bầu cử
trực tiếp và Hiến định. Quyền lực đó mang
tính tối cao, được bắt nguồn từ vị trí, vai
trò của Quốc hội trong bộ máy nhà nước
mà Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định
“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của
nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.
Đối tượng chịu sự giám sát tối cao
của Quốc hội trước hết trực tiếp là những cơ
quan tư pháp có vị trí pháp lý cao nhất, đó
là TAND tối cao, VKSND tối cao, Bộ Công
an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp (điểm a,
Khoản 1, Điều 4 Luật Hoạt động Giám sát
của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân năm
2015 - Luật HĐGS của QH và HĐND). Tuy
nhiên, là cơ quan có chức năng giám sát tối
cao đối với hoạt động của Nhà nước, nên
phạm vi đối tượng giám sát của Quốc hội
không chỉ duy nhất bó hẹp đối với các cơ
quan này (mặc dù đây là các cơ quan chịu
sự giám sát trực tiếp và chủ yếu) mà còn có
thể đối với bất kỳ Tòa án, Viện kiểm sát, cơ
quan điều tra, cơ quan thi hành án ở cấp nào
khi xét thấy cần thiết trong việc làm rõ trách
nhiệm của những người đứng đầu các cơ
quan tư pháp ở cấp cao nhất; những người
do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn (Khoản 2,
Điều 4 Luật HĐGS của QH và HĐND).
Thực hiện quyền giám sát tối cao của
Quốc hội đối với hoạt động của các cơ quan
tư pháp không có nghĩa Quốc hội can thiệp
trực tiếp vào hoạt động điều tra, truy tố, xét
xử, thi hành án; vào việc ra các bản án của
Tòa án, quyết định của Thủ trưởng cơ quan
điều tra, cơ quan công tố, cơ quan thi hành
án, mà nội dung của quyền giám sát là theo
dõi, kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp, tính
tuân thủ pháp luật đối với các văn bản quy
phạm pháp luật và các hoạt động của TAND,
VKSND, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành
án; xử lý những người có hành vi vi phạm
Hiến pháp và pháp luật trong hoạt động
tư pháp bằng việc miễn nhiệm, bãi nhiệm
người giữ các chức vụ cao nhất, người đứng
đầu các cơ quan tư pháp; bãi bỏ các văn bản
trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc
hội và ra Nghị quyết khi xét thấy cần thiết để
yêu cầu các cơ quan tư pháp tuân thủ đúng
pháp luật (Điều 70 Hiến pháp năm 2013).
Giám sát tối cao của Quốc hội đối
với hoạt động của các cơ quan tư pháp là
giám sát mang tính chất vĩ mô để hoạch định
chính sách phù hợp với vị trí, tính chất của
cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Trên
thực tế, Quốc hội thường tổ chức các Đoàn
công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy
ban Tư pháp của Quốc hội để tiến hành giám
sát trực tiếp ở một số cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát, Tòa án, cơ quan thi hành án đối với
một số vụ việc, vụ án cụ thể. Tuy nhiên, phải
khẳng định rằng hoạt động giám sát trực tiếp
của các đoàn không can thiệp vào các hoạt
động, việc giải quyết các vụ án, vụ việc của
các cơ quan tư pháp, không ra quyết định để
hủy bản án của Tòa án này, đình chỉ hoặc bãi
bỏ quyết định của Thủ trưởng cơ quan điều
tra, cơ quan công tố, cơ quan thi hành án
kia, mà trên cơ sở hoạt động của các đoàn ở
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
5Số 17(369) T9/2018
cơ sở để Quốc hội xác định chất lượng hoạt
động, làm rõ trách nhiệm của những người
đứng đầu các cơ quan tư pháp trong việc thi
hành, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật trong
hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành
án...; đồng thời, có những căn cứ thực tiễn
trong việc hoạch định chính sách cho phù
hợp với yêu cầu mà thực tế cuộc sống đặt
ra. Trong trường hợp thấy có sai phạm trong
hoạt động, nhất là trong việc giải quyết các
vụ án thì kiến nghị, yêu cầu các cơ quan tư
pháp có thẩm quyền chỉ đạo, xem xét giải
quyết theo đúng quy định của pháp luật.
4. Phân biệt giữa giám sát của Quốc hội
đối với hoạt động của các cơ quan tư
pháp với chức năng kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong hoạt động điều tra,
truy tố, xét xử, thi hành án của Viện kiểm
sát và chức năng giám đốc của Tòa án
nhân dân tối cao đối với Tòa án nhân dân
các cấp
Hoạt động giám sát, kiểm sát, giám
đốc thuộc trách nhiệm của nhiều cơ quan
trong việc thực thi pháp luật nhằm bảo đảm
và tăng cường pháp chế XHCN ở nước ta.
Tuy có chung mục đích như vậy, song mỗi
hoạt động đều mang nội dung, tính chất đặc
thù riêng về chủ thể, phạm vi đối tượng,
phương thức và hậu quả pháp lý, đồng thời
lại bao gồm các yếu tố có quan hệ và tác
động qua lại lẫn nhau. Do vậy, việc nghiên
cứu để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của
hoạt động này, không thể tách rời việc nâng
cao hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động
khác. Với cách đặt vấn đề như vậy, chúng
tôi cho rằng, việc làm rõ về nội dung, tính
chất của mỗi hoạt động giám sát, kiểm sát,
giám đốc là một vấn đề có ý nghĩa cả về mặt
lý luận và thực tiễn, tránh trùng lặp làm thay
hoặc bỏ trống đối tượng, lĩnh vực hoạt động
không ai chịu trách nhiệm.
4.1 Chủ thể thực hiện quyền giám sát, kiểm
sát và giám đốc
Xuất phát từ vị trí của Quốc hội trong
bộ máy nhà nước do nhân dân trực tiếp bầu
ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng,
trực tiếp bỏ phiếu kín (Điều 7 Hiến pháp
năm 2013) và nguyên tắc tập trung, thống
nhất phân công, kiểm soát quyền lực nhà
nước (Điều 2 Hiến pháp năm 2013), có thể
khẳng định rằng, Quốc hội là cơ quan duy
nhất thực hiện quyền giám sát tối cao đối
với hoạt động của Nhà nước, đó là quyền
chủ thể riêng của Quốc hội. Tuy nhiên, hiểu
Quốc hội theo quy định của Hiến pháp và
các luật về tổ chức bộ máy nhà nước phải
bao gồm tất cả các bộ phận cấu thành của
nó được tổ chức thành một thiết kế bộ máy
hoàn chỉnh. Do đó, hoạt động giám sát tối
cao đối với hoạt động tư pháp phải bao gồm
hoạt động giám sát của Quốc hội tại kỳ họp,
hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội,
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, các Đoàn đại
biểu Quốc hội (ĐBQH) và ĐBQH. Tất cả
các hoạt động này tạo nên một phạm vi khá
bao quát khái niệm về Quốc hội với tính chất
là chủ thể thực hiện quyền giám sát tối cao
đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp.
Có ý kiến nghiên cứu cho rằng, Quốc
hội thực hiện quyền giám sát bằng hai cách
trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp chính là hoạt
động của Quốc hội, còn gián tiếp là thông
qua hoạt động của một số cơ quan nhà nước
bằng cách thành lập, giao chức năng giám
sát và quyền hạn tương ứng cho các cơ quan
này như giao cho VKSND tối cao, TAND
tối cao thực hiện các hoạt động kiểm sát
việc tuân theo pháp luật và giám đốc xét xử.
Nếu theo quan niệm như vậy thì ở phương
diện nào đó, các cơ quan tư pháp cũng thực
hiện các hoạt động giám sát do Quốc hội
giao bằng cách quy định trong các đạo luật.
Theo chúng tôi, quan niệm như vậy là không
đúng, dễ dẫn đến trùng lặp chức năng hoặc
làm thay trong các hoạt động của các cơ
quan nhà nước, vì đây là các cơ quan nhà
nước có vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và nguyên tắc tổ chức hoạt động
rất khác nhau.
Hiểu Quốc hội là chủ thể duy nhất
thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
6 Số 17(369) T9/2018
động của Nhà nước không thể tách rời các
bộ phận cấu thành trong một chỉnh thể thống
nhất, đó là các cơ quan của Quốc hội, các
Đoàn ĐBQH, từng ĐBQH. Tính cao nhất ở
đây thể hiện ở hậu quả pháp lý cao nhất mà
Quốc hội thực hiện đối với các cơ quan tư
pháp, người đứng đầu các cơ quan tư pháp
có vị trí pháp lý cao nhất trong bộ máy theo
từng hệ thống, đó là TAND tối cao, VKSND
tối cao.
Nếu tách rời hoạt động giám sát của
Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy
ban Tư pháp của Quốc hội, các Đoàn ĐBQH
và ĐBQH thì hoạt động giám sát tối cao của
Quốc hội đối với các cơ quan tư pháp tại kỳ
họp sẽ thiếu cơ sở thực tiễn và căn cứ pháp
luật cần thiết.
Theo quy định tại Điều 107 của Hiến
pháp năm 2013 và Điều 2 Luật Tổ chức
VKSND năm 2014 thì Viện kiểm sát có chức
năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt
động tư pháp nhằm bảo đảm cho pháp luật
được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Trong lĩnh vực tư pháp, bên cạnh chức năng
thực hiện quyền công tố, VKSND còn có
nhiệm vụ tiến hành kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố,
xét xử và thi hành án (Điều 4 Luật Tổ chức
VKSND). Chủ thể thực hiện quyền kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư
pháp được tổ chức và hoạt động theo nguyên
tắc tập trung, thống nhất dưới sự lãnh đạo
thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao
(Điều 109 Hiến pháp năm 2013). Người
đứng đầu cơ quan thực hiện quyền kiểm sát
hoạt động tư pháp do Quốc hội bầu, chịu
trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc
hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội (Điều 70,
Điều 108 Hiến pháp năm 2013).
Như vậy, chủ thể thực hiện quyền
kiểm sát trong hoạt động tư pháp là một cơ
quan tư pháp chịu trách nhiệm và báo cáo
công tác trước Quốc hội và là đối tượng chịu
sự giám sát của Quốc hội.
Với vị trí là cơ quan xét xử cao nhất
của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, cơ
quan thực hiện quyền tư pháp - TAND tối
cao thực hiện chức năng giám đốc xét xử
Tòa án địa phương và các Tòa án quân sự;
giám đốc hoạt động của Tòa án đặc biệt và
Tòa án khác trừ các trường hợp Quốc hội quy
định khác khi thành lập Tòa án đó (Điều 20
Luật Tổ chức TAND năm 2014). Như vậy,
chủ thể thực hiện quyền giám đốc là một cơ
quan tư pháp, người đứng đầu là Chánh án
TAND tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo
công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ
Quốc hội (Điều 27 Luật Tổ chức TAND) và
là đối tượng chịu sự giám sát của Quốc hội,
sự kiểm sát của VKSND tối cao. Mối quan
hệ giữa chủ thể thực hiện quyền giám đốc
với đối tượng chịu sự giám đốc là mối quan
hệ về tố tụng tư pháp.
4.2 Phạm vi đối tượng chịu sự giám sát,
kiểm sát và giám đốc
Về mặt chủ thể thì Chủ tịch nước,
Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao
là các đối tượng chịu sự giám sát trực tiếp
nhất của Quốc hội (Điều 70 Hiến pháp năm
2013). Tuy nhiên, khi xét thấy cần thiết,
Quốc hội có quyền giám sát đối với bất kỳ
hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
Hiến pháp không hạn chế quyền này của
Quốc hội. Do đó, mọi hoạt động điều tra,
truy tố, xét xử, thi hành án của các cơ quan
tư pháp đều chịu sự giám sát của Quốc hội
và các cơ quan này đều có thể trở thành đối
tượng chịu sự giám sát của Quốc hội.
Có ý kiến nghiên cứu cho rằng, khi
Quốc hội đã giao cho VKSND chức năng
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt
động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án,
giao cho TAND tối cao giám đốc việc xét
xử của TAND các cấp thì đối tượng chịu
sự kiểm sát và giám đốc không còn là đối
tượng chịu sự giám sát của Quốc hội. Theo
chúng tôi, quan niệm như vậy là chưa phù
hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp
năm 2013 và các luật về tổ chức bộ máy nhà
nước, các luật, bộ luật về tố tụng, theo đó đối
tượng chịu sự kiểm sát, giám đốc, chủ thể
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
7Số 17(369) T9/2018
thực hiện quyền kiểm sát, giám đốc đều là
đối tượng giám sát của Quốc hội.
Việc xác định cụ thể đối tượng chịu sự
giám sát của Quốc hội có ý nghĩa quan trọng
trong việc xác định phạm vi và nâng cao
hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội,
nhất là giám sát hoạt động của các cơ quan
tư pháp. Vì mỗi đối tượng chịu sự giám sát
có vị trí pháp lý, cơ cấu tổ chức, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau, do vậy khi
Quốc hội thực hiện quyền giám sát sẽ phát
sinh trách nhiệm và hậu quả pháp lý khác
nhau đối với từng đối tượng chịu sự giám
sát. Đây là cơ sở để Quốc hội xem xét, đánh
giá chất lượng hoạt động của đối tượng chịu
sự giám sát để Quốc hội tiến hành chất vấn
tại kỳ họp hoặc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu
tín nhiệm đối với những người do Quốc hội
bầu hoặc phê chuẩn; đồng thời là căn cứ để
chính Quốc hội đánh giá chất lượng hoạt
động của mình.
Đối tượng chịu sự kiểm sát của
VKSND trong hoạt động tư pháp
Hoạt động của các cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát, Tòa án, cơ quan thi hành án
ở các cấp trong công tác điều tra, truy tố, xét
xử, thi hành án đều là đối tượng chịu sự kiểm
sát việc tuân theo pháp luật do VKSND tiến
hành theo chức năng, nhiệm vụ do luật định
(Điều 4 Luật Tổ chức VKSND). Mối quan
hệ giữa chủ thể thực hiện quyền kiểm sát và
chịu sự kiểm sát là mối quan hệ giữa các cơ
quan tư pháp, mối quan hệ về mặt tố tụng
trong việc giải quyết các vụ án, vụ việc ở tất
cả các giai đoạn từ khởi tố, khởi kiện, điều
tra, truy tố, xét xử, thi hành án giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Đây là các mối quan hệ giữa các cơ quan tư
pháp và chủ yếu là quan hệ về mặt tố tụng.
Đối tượng chịu sự giám đốc của TAND
tối cao
Theo quy định của Hiến pháp và
1 Điều 102, 104 Hiến pháp năm 2013, Điều 20 Luật Tổ chức TAND.
2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013.
Luật Tổ chức TAND, các luật tố tụng thì
đối tượng chịu sự giám đốc của TAND tối
cao là TAND các cấp, các Tòa án quân sự,
trong một số trường hợp còn là Tòa án đặc
biệt, Tòa án khác (trừ trường hợp Quốc hội
có quy định khác khi thành lập)1. Đặc điểm
quan hệ giữa đối tượng chịu sự giám đốc và
cơ quan thực hiện quyền giám đốc cùng nằm
trong hệ thống tổ chức TAND, quan hệ giữa
các cơ quan này chủ yếu là quan hệ về tố
tụng. Hoạt động xét xử bao gồm thẩm phán
và hội thẩm thuộc các Tòa án độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật, không chịu sự chỉ đạo,
ràng buộc của Chánh án hoặc bất kỳ cơ quan
quản lý nào2. Do đó, chỉ phát sinh mối quan
hệ giữa TAND tối cao là cơ quan thực hiện
quyền giám đốc và đối tượng chịu sự giám
đốc là TAND các cấp, Tòa án quân sự về
mặt tố tụng và về việc hướng dân áp dụng
thống nhất pháp luật.
4.3 Phương thức thực hiện quyền giám sát,
kiểm sát, giám đốc
Phương thức thực hiện quyền giám sát
của Quốc hội
ĐBQH chất vấn Chánh án TAND tối
cao, Viện trưởng VKSND tối cao tại các
kỳ họp Quốc hội (Điều 80 Hiến pháp năm
2013);
Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc
hội giám sát tính hợp hiến, hợp pháp đối với
các văn bản quy phạm pháp luật của TAND
tối cao, VKSND tối cao (Điều 4 Luật HĐGS
của QH và HĐND);
Xét báo cáo của Chánh án TAND tối
cao, Viện trưởng VKSND tối cao tại các
kỳ họp Quốc hội (Điều 70 Hiến pháp năm
2013; Điều 11, Điều 13 Luật HĐGS của QH
và HĐND);
Tổ chức các Đoàn giám sát của Ủy
ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tư pháp
của Quốc hội để tiến hành giám sát trực
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
8 Số 17(369) T9/2018
tiếp việc thi hành và áp dụng pháp luật của
cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, thi
hành án ở các cấp trong việc giải quyết các
vụ án, vụ việc cụ thể (Điều 16, Điều 41 Luật
HĐGS của QH và HĐND).
Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm, bỏ
phiếu tín nhiệm đối với Chánh án TAND tối
cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Bộ trưởng
Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
Bộ trưởng Bộ Tư pháp (Điều 70 Hiến pháp
năm 2013).
Phương thức thực hiện quyền kiểm sát
trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án của VKSND
VKSND thực hiện kiểm sát trực tiếp
việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tư
pháp trong hoạt động điều tra, truy tố, xét
xử và thi hành án. Khi thực hiện phương
thức kiểm sát này, Viện kiểm sát với tư cách
là người tiến hành tố tụng hoặc tham gia tố
tụng trong việc giải quyết các vụ án, vụ việc
ở các giai đoạn tố tụng và sử dụng các nhiệm
vụ, quyền hạn do luật định để can thiệp trực
tiếp vào việc giải quyết các vụ án, chẳng hạn
VKSND có thể phê chuẩn hoặc không phê
chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra;
quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ
các biện pháp ngăn chặn, hủy bỏ các quyết
định trái pháp luật của cơ quan điều tra,
kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm... (Điều
4 Luật Tổ chức VKSND).
Phương thức thực hiện quyền giám
đốc của TAND tối cao
Phương thức thực hiện quyền giám
đốc của TAND tối cao là kiểm tra, xem xét
hiệu lực, tính có căn cứ pháp luật, tính hợp
pháp của các bản án, quyết định của TAND
các cấp để tiến hành kháng nghị hay không
kháng nghị và xét xử theo thủ tục giám đốc
thẩm. Nếu như quyền kiểm sát việc tuân
theo pháp luật của Viện kiểm sát có thể tác
động trực tiếp đối với việc giải quyết các vụ
án trong các giai đoạn tố tụng, thì hoạt động
giám đốc của TAND tối cao chỉ ở giai đoạn
xét xử của TAND các cấp.
4.4 Hậu quả pháp lý của hoạt động giám
sát, kiểm sát, giám đốc
Hậu quả giám sát tối cao của Quốc
hội đối với hoạt động tư pháp
Xem xét trách nhiệm, việc chấp hành
Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội của
những người đứng đầu các cơ quan tư pháp
như Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng
VKSND tối cao; Quốc hội ra nghị quyết về
việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh
đó, hoặc việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu
tín nhiệm (Điều 70 Hiến pháp năm 2013).
Trong việc giám sát văn bản có quyền
đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, hủy bỏ các
văn bản của TAND tối cao, VKSND tối cao
khi các văn bản này trái với Hiến pháp, luật
và Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh và
nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội
(Điều 70, Điều 74 Hiến pháp năm 2013);
Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp
luật trong hoạt động tư pháp, Quốc hội có
quyền kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức
hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết
để kịp thời chấm dứt, khắc phục ngay hành
vi trái pháp luật.
Như vậy, hậu quả pháp lý hay còn gọi
là chế tài của hoạt động giám sát của Quốc
hội được trực tiếp áp dụng đối với những
người đứng đầu, các cơ quan tư pháp có vị
trí pháp lý cao nhất. Còn đối với các cơ quan
tư pháp khác thì chế tài không được trực
tiếp áp dụng mà thông qua các kiến nghị,
yêu cầu đối với các cơ quan tư pháp có thẩm
quyền để các cơ quan này có trách nhiệm
xem xét thực hiện, khi cần thiết phải áp dụng
các biện pháp do luật định, kể cả việc áp
dụng các chế tài để thực hiện các yêu cầu,
kiến nghị đó. Việc quy định hậu quả pháp lý
trong hoạt động giám sát của Quốc hội như
vậy là xuất phát từ nguyên tắc tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước, tránh được
sự chồng chéo về chức năng giám sát giữa
Quốc hội và chức năng của các cơ quan nhà
nước khác, nhất là với các hoạt động kiểm
sát, giám đốc. (Xem tiếp trang 18)
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
9Số 17(369) T9/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuan_theo_phap_luat_trong_hoat_dong_dieu_tra_truy_to_xet_xu.pdf