Với các tài liệu nêu trên, có thể đưa ra các kết luận sau
đây:
1. Tuổi thành tạo zircon trong andesit hệ tầng Nha Trang
khu vực đèo Rù Rì (Nha Trang) xác định bằng phương pháp
U-Pb zircon, LA-ICP-MS là 100,9±1,7 tr.n tương ứng với
Creta sớm.
2. Với các giá trị εHf(t) dao động từ (-)0,6 đến (+)10,7,
các đá phun trào đèo Rù Rì được kết tinh chủ yếu từ magma
có nguồn gốc manti, và có sự tham gia một phần vật chất
vỏ lục địa. Vật liệu thành tạo chúng khá tương đồng với các
thành tạo granitoid Định Quán - Đèo Cả.
LỜI CẢM ƠN
Quá trình lấy mẫu và khảo sát thực địa có sự giúp đỡ của
các thầy, cô thuộc Bộ môn Khoáng thạch và địa hóa (Khoa
Khoa học và kỹ thuật địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa
chất). Quá trình thực hiện thí nghiệm có sự giúp đỡ của GS
Liu YongSheng, Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, Đại
học Địa chất Trung Quốc (Vũ Hán). Các tác giả xin trân
trọng cảm ơn.
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuổi u-Pb zircon la-icp-ms và thành phần đồng vị hf trong andesit khu vực đèo Rù Rì - Nha Trang và ý nghĩa địa chất - Nguyễn Hữu Trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
160(3) 3.2018
Khoa học Tự nhiên
Mở đầu
Các thành tạo phun trào andesit phân bố ở khu vực đèo
Rù Rì - Nha Trang, Khánh Hòa đới Đà Lạt được nhiều nhà
địa chất trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Trong
công tác đo vẽ bản đồ địa chất 1:200.000 loạt Nha Trang -
Đà Lạt [1, 2], A. Belouxov và nhóm nghiên cứu lần đầu tiên
xác lập hệ tầng Nha Trang, trong đó các đá andesit đèo Rù
Rì được xếp vào tuổi Creta muộn. Trên quy mô khu vực,
các đá của hệ tầng Nha Trang phân bố nhiều ở Nam Trung
Bộ và Đông Nam Bộ, trên địa bàn các tỉnh Khánh Hoà,
Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thành phần thạch học của mặt cắt hệ tầng Nha Trang khu
vực này chủ yếu bao gồm andesit, ryolit, ryolit phân dải,
tuf dacit, tuf felsit, ryolit phân dải và ryolit porphyr. Chúng
được xem như là sản phẩm thuộc đai núi lửa - pluton Nha
Trang - Đà Lạt trong khoảng tuổi Mesozoi muộn.
Các tài liệu điều tra khảo sát địa chất cho thấy, các đá
phun trào Mesozoi muộn Nha Trang - Đà Lạt có liên quan
với nhiều khoáng sản kim loại đa kim và vàng bạc. Tiêu biểu
nhất là các điểm quặng vàng Đá Bàn (xã Ninh An, Ninh Hòa)
và điểm quặng vàng đèo Rù Rì (xã Vĩnh Phương, thành phố
Nha Trang), tỉnh Khánh Hòa [1]. Điểm Rù Rì, vàng phân
bố trong các đá phun trào andesit, andesitodacit bị biến chất
nhiệt dịch thạch anh hóa, epidot hóa, chlorit hóa và propylit
hóa. Trong các đới biến chất nhiệt dịch chiều rộng 0,2 đến
5 m, phát triển nhiều gân mạch, chuỗi mạch thạch anh dày
vài cm đến 0,7 m. Thành phần khoáng vật quặng từ 10 đến
30%, gồm hematit, magnetit, pyrit, chalcopyrit, limonit;
hàm lượng Au từ 3 đến 10 g/t; trung bình đến 6 g/t [1, 2].
Đối tượng nghiên cứu trong công trình này là các đá
andesit, nằm trong cùng mặt cắt địa chất với các đá phun
trào ryolit trong khu vực đèo Rù Rì. Đây là một bộ phận nhỏ
nằm trong đai xâm nhập - núi lửa Mesozoi Nha Trang - Đà
Lạt. Các thành tạo magma xâm nhập và phun trào có thành
phần chủ yếu từ trung tính đến acid.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp
phân tích U-Pb zircon LA-ICP-MS và thành phần đồng vị
Hf để xác định tuổi thành tạo và nguồn gốc vật liệu hình
thành nên andesit. Đây là kết quả nghiên cứu định lượng về
đồng vị đầu tiên được thực hiện cho các thành tạo phun trào
hệ tầng Nha Trang, hy vọng sẽ mang lại những hiểu biết mới
về quá trình thành tạo chúng.
Mẫu và phương pháp phân tích
Vị trí lấy mẫu
Các đá andesit được lấy trong moong khai thác đá
ngay tại khu vực đèo Rù Rì, có tọa độ địa lý 12°18’ 30”;
Tuổi U-Pb zircon LA-ICP-MS
và thành phần đồng vị hf trong andesit
khu vực đèo Rù Rì - Nha Trang và ý nghĩa địa chất
Nguyễn Hữu Trọng1*, Lê Tiến Dũng1, Phạm Trung Hiếu2
1Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội
2Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài 2/1/2018; ngày chuyển phản biện 5/1/2018; ngày nhận phản biện 6/2/2018; ngày chấp nhận đăng 26/2/2018
Tóm tắt:
Zircon được tuyển từ các đá phun trào andesit khu vực đèo Rù Rì - Nha Trang, Khánh Hòa, được xác định tuổi bằng
phương pháp LA-ICP-MS U-Pb. Các kết quả phân tích thành phần đồng vị U-Pb trên các hạt zircon cho thấy tuổi
kết tinh của andesit là 100,9±1,7 triệu năm (tr.n), tương ứng với Creta muộn. Giá trị εhf(t) dao động trong phạm vi
từ (-)0,6 đến (+)10,7, chủ yếu cho giá trị dương, chỉ có một giá trị âm là (-)0,6 cho thấy nguồn vật liệu thành tạo các
đá phun trào andesit chủ yếu từ manti, trong quá trình hình thành có sự tham gia của vật liệu vỏ lục địa.
Từ khóa: Andesit, đồng vị Hf, hệ tầng Nha Trang, tuổi U-Pb zircon.
Chỉ số phân loại: 1.5
*Tác giả liên hệ: Email: huutronghumg@gmail.com
260(3) 3.2018
Khoa học Tự nhiên
109°10’19”; cách thành phố Nha Trang khoảng 5 km về
phía Bắc (hình 1). Andesit có mầu xanh lục, lục đậm, điểm
mịn, kiến trúc porphyr với nền kiến trúc hyalopilit hoặc
pilotacid; cấu tạo khối. Các ban tinh 15% gồm plagioclase,
pyroxen, hornblend. Nền gồm các vi tinh plagioclas,
hornblend, pyroxen, biotit và thủy tinh núi lửa bị chlorit
hóa. Khoáng vật phụ có magnetit, zircon. Khoáng vật thứ
sinh gồm carbonat, zosit, epidot (hình 2 và 3).
Phương pháp phân tích
Các hạt zircon được tuyển tách từ mẫu nghiên cứu tại
Công ty TNHH kỹ thuật phân tích Thượng Phổ (Vũ Hán,
Trung Quốc). Mẫu đá andesit số hiệu PY13/2 được nghiền
tới cấp hạt 0,27-0,10 mm; đãi lấy các khoáng vật nặng bằng
bàn đãi; phân loại các khoáng vật theo tỷ trọng; tuyển từ để
tách các khoáng vật nhiễm từ; tách chọn zircon ở hợp phần
không từ tính bằng dung dịch nặng Bromoform (CHBr3);
lựa chọn phân loại zircon dưới kính hiển vi soi nổi. Dưới
Hình 1. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu (a); sơ đồ địa chất, vị trí
lấy mẫu theo bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 tờ Nha Trang (b).
Hình 2. Ban tinh plagioclas trong andesit, lát mỏng PY13/2,
(+), X10.
Hình 3. Ban tinh pyroxen trong andesit (+), X10.
Các ký hiệu Px: Pyroxen, Hb: Horblend, Pl: Plagioclas.
U-Pb zircon LA-ICP-MS
and Hf composition in andesite
of Ru Ri pass - Nha Trang
and its geological significance
Huu Trong Nguyen1*, Tien Dung Le1, Trung Hieu Pham2
1Hanoi University of Mining and Geology
2University of Science, VNU-HCM city
Received 2 January 2018; accepted 26 February 2018
Abstract:
Zircons separated from an andesite sample in the Nha
Trang formation, in the Khanh Hoa province were dated
to determine the protolith age for the complex. Thirty
LA-ICP-MS U-Pb zircon analyses gave concordant ages
concentrated at 100.9±1.7 Ma, corresponding to the late
cretaceous period. These results indicated the protolith
age of the ryolite (primary magma crystallization age).
The εhf(t) component values ranged from (-)0.6 to
(+)10.7, mainly for positive value and only one negative
value (-)0.6. It showed that the source of the material
forming the andesite eruptions was mainly from mantle,
and the continental crust material took part in the
formation of the involvement.
Keywords: Andesite, Hf isotope, Nha Trang formation,
U-Pb zircon age.
Classification number: 1.5
360(3) 3.2018
Khoa học Tự nhiên
kính hiển vi soi nổi, chọn các hạt zircon hoàn chỉnh về hình
dạng có kích thước từ lớn đến nhỏ, loại bỏ những hạt zircon
chứa bao thể, zircon có vết nứt trên bề mặt.
Các hạt zircon sau khi tuyển chọn, có số lượng trên 150
hạt, được dán lên mặt tấm thuỷ tinh bằng băng dính 2 mặt,
sau đó dùng vòng tròn nhựa PVC (đường kính khoảng 13
mm dầy 7-10 mm) dính bao lại tất cả những hạt zircon đó,
phần rỗng trong vòng tròn nhựa PVC được lấp đầy bằng
một hỗn hợp dung dịch pha trộn theo tỷ lệ nhất định gồm
chất keo công nghiệp và Triethanolamine (C
6
H
15
NO3). Tiếp
theo, mẫu được đưa vào tủ sấy ở nhiệt độ 40-60°C, thời gian
từ 2-3 ngày với mục đích làm cho hỗn hợp dung dịch gắn
kết và gắn chặt với hạt zircon. Sau thời gian trên, loại bỏ
tấm kính dính ở một mặt ra và tiến hành mài mòn hạt zircon
bằng giấy nháp có độ hạt khác nhau với mục đích làm lộ
phần trung tâm hạt để tiến hành nghiên cứu cấu trúc bên
trong zircon, đồng thời lựa chọn các hạt phân tích.
Mẫu zircon sau khi mài tới phần trung tâm và được đánh
bóng, lựa chọn những hạt tự hình, không có khuyết tật để
phân tích tuổi. Các phân tích LA-ICP-MS U-Pb được tiến
hành ở các vùng phân đới khác nhau trong từng tinh thể
zircon, thiết bị gồm có ICP-MS và thiết bị bào mòn bề mặt
bằng Laser. Trong quá trình thực hiện thí nghiệm sử dụng
He hoặc Ar làm vật chất tải khí mài mòn, sử dụng phương
pháp bào mòn đơn điểm, trong quá trình phân tích sử dụng
điểm bào mòn có đường kính 34 µm. Quá trình phân tích
tuổi zircon sử dụng mẫu chuẩn 91500, tỷ số đồng vị của
mẫu dùng phần mềm Glitter (ver4.0, Macquarie University)
để tính tuổi và dùng Isoplot (ver2.49) để hoàn thành biểu đồ
tuổi chỉnh hợp. Đồng vị Hf trong đơn khoáng zircon được
phân tích trùng với vị trí phân tích tuổi U-Pb zircon, thiết
bị bao gồm khối phổ kế đẳng ly tử Neptune nhiều đầu tiếp
nhận và hệ thống lấy mẫu laser chuẩn phân tử Geolas 193
nm. Các phân tích tuổi đồng vị zircon U-Pb và đồng vị Hf
đều được thực hiện tại Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc
gia, Đại học Địa chất Trung Quốc (Vũ Hán). Đường kính
bào mòn của điểm phân tích đồng vị Hf là 44 µm, thời gian
bào mòn cho phân tích một điểm khoảng 25 giây, độ sâu bào
mòn của 1 điểm khoảng 40-50 µm. Trước mỗi lần phân tích
đều phân tích mẫu chuẩn 91500 và GJ-1 để kiểm tra mức độ
ổn định của thiết bị và dựa vào đó hiệu chỉnh sai số có tính
quy luật [3, 4].
Kết quả và thảo luận
Ảnh chụp âm cực phát quang (CL)
Ảnh âm cực phát quang (CL) chụp các khoáng vật zircon
đại diện từ mẫu PY13/2 (hình 4). Tổng quan hình ảnh các
khoáng vật zircon cho thấy các hạt zircon có kích thước vừa
và lớn từ 80-200 µm, có dạng lăng trụ dài và lăng trụ ngắn,
với cấu tạo phân đới rõ ràng, cấu trúc phân đới điển hình,
bên trong khá rõ nét, cấu trúc phân đới với nhân zircon như
các hạt 16, 23, 25, 30, hay cấu trúc phân đới thông thường
với các hạt còn lại. Với cấu trúc bên trong những hạt zircon
này cho thấy chúng có cấu trúc điển hình kiểu magma.
Tuổi đồng vị U-Pb zircon
Kết quả phân tích đồng vị U-Pb zircon được tổng hợp
trong bảng 1, các hạt phân tích được thực hiện trên 30 hạt
đơn khoáng zircon khác nhau cho thấy, tỷ số Th/U >0,1,
dao động từ 0,48-0,81 (bảng 1), chứng tỏ zircon được hình
thành từ dung thể magma [5, 6]. Hầu hết các hạt zircon được
phân tích cho mức tuổi từ 98 tr.n (hạt 11) đến 109 tr.n (hạt
27). Các giá trị tuổi đều nằm sát với đường cong Concordia
(hình 5a). Giá trị tuổi trung bình 206Pb/238U là 100,9±1,7 tr.n
(hình 5b). Các kết quả phân tích và tính toán chứng tỏ tất
cả các hạt zircon đều được kết tinh đồng thời từ một dung
thể magma, không có các hạt zircon di sót tuổi cổ hơn. Theo
các nghiên cứu địa chất trước đây cho thấy, các đá andesit
dạng khối khu vực đèo Rù Rì và andesit đã được mô tả trong
hệ tầng Nha Trang xuyên cắt hoặc phủ lên trên các đá trầm
tích lục nguyên tuổi Jura sớm - giữa loạt La Ngà, tại đập Ba
Ra, sông Lòng Sông, andesit Nha Trang bị granit Đèo Cả
tuổi Creta muộn xuyên cắt và gây biến chất tiếp xúc nhiệt
[1, 2], thêm vào đó trong nghiên cứu này chúng được xác
định bằng phương pháp U-Pb zircon LA-ICP-MS cho tuổi
100,9±1,7 tr.n, tuổi này có thể coi là tuổi kết tinh của chúng
vào giai đoạn Creta sớm. Tuổi này gần gũi với tuổi của các
thành tạo xâm nhập granitoid phức hệ Định Quán - Đèo Cả
khu vực đới Đà Lạt mà các tác giả trước đã công bố [7-10].
Hình 4. Ảnh CL các tinh thể zircon được lấy từ mẫu đá andesit
PY13/2. Các vòng tròn nhỏ (đường kính 34 µm) là vị trí phân
tích LA-ICP-MS U-Pb và chữ số tương ứng trong vòng tròn là các
điểm phân tích mẫu.
460(3) 3.2018
Khoa học Tự nhiên
Bảng 1. Kết quả phân tích tuổi đồng vị zircon U-Pb của andesit hệ tầng Nha Trang, khu vực đèo Rù Rì.
SHM Th/U
Tuổi đồng vị Tuổi tr.n
207Pb/206Pb 1σ 207Pb/235U 1σ 206Pb/238U 1σ 206Pb/238U 1σ 207Pb/206U 1σ
PY13/2-1 0,547 0,0496 0,0023 0,1075 0,0048 0,0157 0,0002 101 1,0 104 4,4
-2 0,496 0,0467 0,0030 0,1004 0,0060 0,0158 0,0002 101 1,3 97,2 5,5
-3 0,493 0,0535 0,0030 0,1156 0,0060 0,0160 0,0002 102 1,3 111 5,4
-4 0,543 0,0517 0,0024 0,1093 0,0049 0,0156 0,0002 99,6 1,2 105 4,5
-5 0,706 0,0525 0,0024 0,1153 0,0051 0,0160 0,0002 103 1,2 111 4,6
-6 0,609 0,0537 0,0034 0,1150 0,0068 0,0159 0,0002 102 1,4 111 6,2
-7 0,674 0,0526 0,0026 0,1131 0,0055 0,0157 0,0002 100 1,1 109 5,0
-8 0,594 0,0535 0,0028 0,1154 0,0056 0,0159 0,0002 102 1,4 111 5,1
-9 0,567 0,0479 0,0026 0,1048 0,0054 0,0160 0,0002 103 1,2 101 5,0
-10 0,498 0,0518 0,0026 0,1102 0,0054 0,0157 0,0002 100 1,2 106 5,0
-11 0,499 0,0535 0,0023 0,1129 0,0048 0,0153 0,0002 97,9 1,2 109 4,4
-12 0,813 0,0561 0,0033 0,1225 0,0072 0,0159 0,0002 101 1,4 117 6,5
-13 0,725 0,0522 0,0026 0,1128 0,0057 0,0157 0,0002 100 1,2 108 5,2
-14 0,579 0,0503 0,0029 0,1080 0,0058 0,0158 0,0002 101 1,4 104 5,3
-15 0,610 0,0470 0,0024 0,1001 0,0050 0,0154 0,0002 98,7 1,0 96,8 4,6
-16 0,738 0,0579 0,0033 0,1268 0,0071 0,0161 0,0002 103 1,4 121 6,4
-17 0,541 0,0464 0,0026 0,0992 0,0053 0,0159 0,0002 102 1,3 96,0 4,9
-18 0,481 0,0432 0,0024 0,0956 0,0053 0,0161 0,0002 103 1,2 92,7 4,9
-19 0,508 0,0536 0,0025 0,1135 0,0050 0,0155 0,0002 99,2 1,4 109 4,6
-20 0,555 0,0597 0,0028 0,1335 0,0061 0,0164 0,0002 105 1,3 127 5,5
-21 0,510 0,0525 0,0029 0,1155 0,0061 0,0161 0,0002 103 1,4 111 5,6
-22 0,633 0,0531 0,0030 0,1172 0,0061 0,0161 0,0002 103 1,4 113 5,5
-23 0,583 0,0489 0,0025 0,1123 0,0057 0,0166 0,0002 106 1,3 108 5,2
-24 0,574 0,0552 0,0027 0,1223 0,0058 0,0161 0,0002 103 1,3 117 5,3
-25 0,503 0,0514 0,0023 0,1170 0,0052 0,0165 0,0002 106 1,2 112 4,7
-26 0,659 0,0527 0,0025 0,1191 0,0054 0,0165 0,0002 106 1,2 114 4,9
-27 0,462 0,0484 0,0023 0,1142 0,0054 0,0171 0,0002 109 1,2 110 4,9
-28 0,690 0,0539 0,0026 0,1244 0,0058 0,0168 0,0002 107 1,2 119 5,3
-29 0,507 0,0551 0,0033 0,1273 0,0074 0,0169 0,0002 108 1,5 122 6,7
-30 0,577 0,0565 0,0027 0,1271 0,0061 0,0164 0,0002 105 1,4 122 5,5
560(3) 3.2018
Khoa học Tự nhiên
Thành phần đồng vị Hf và nguồn vật liệu
hình thành andesit khu vực đèo Rù Rì
Thành phần đồng vị Hf được phân tích trực
tiếp từ các hạt đơn khoáng zircon đồng thời
với phân tích đồng vị U-Pb (bảng 2). Kết quả
phân tích cho thấy tỷ lệ đồng vị 176Lu/177Hf
dao động trong phạm vi từ 0,000706 đến
0,002537. Đa số các kết quả phân tích cho giá
trị <0,002, với kết quả này cho thấy nguồn vật
liệu nóng chảy có cùng nguồn manti. Tỷ số
176Hf/177Hf tương đối đồng đều, từ 0,282692
đến 0,283011. Nếu như sử dụng thời gian t =
100,9 tr.n để tính giá trị ε
Hf
(t) thì kết quả dao
động trong phạm vi từ (-)0,6 đến (+)10,7 (hình
6), chủ yếu cho giá trị dương, chỉ có duy nhất
một giá trị âm là (-)0,6 chứng tỏ rằng nguồn
magma thành tạo các đá phun trào andesit hệ
tầng Nha Trang chủ yếu là từ các đá có nguồn
gốc manti hoặc có sự tham gia chủ yếu của bộ
phận mới sinh thành của vỏ lục địa, giá trị âm
có thể minh chứng thời gian thành tạo hệ tầng
có sự tham gia của vật chất vỏ lục địa (hình 7).
Các giá trị ε
Hf
(t) andesit đèo Rù Rì khá tương
đồng với giá trị ε
Hf
(t) phức hệ Định Quán -
Đèo Cả [9], nhiều khả năng chúng có chung
nguồn gốc thành tạo.
Tuổi mô hình giai đoạn 1 (T
dm
1) dao động
trong khoảng từ 342 tr.n đến 805 tr.n (trung
bình 600±25 Ma), tuổi mô hình giai đoạn
2 (T
dm
2) dao động từ 429 tr.n đến 1064 tr.n
(trung bình 792±34 Ma). Kết quả này cho
thấy vật liệu có thành phần manti ban đầu có
tuổi Neoproterozoi. Theo các nghiên cứu gần
Hình 5. Biểu đồ biểu diễn kết quả phân tích zircon U-Pb mẫu PY13/2 andesit hệ tầng Nha Trang bằng phương pháp LA-ICP-MS
(a); sơ đồ phân bố tuổi trung bình (b).
Bảng 2. Thành phần đồng vị Hf trong zircon mẫu PY13/2 đá andesit khu vực
đèo Rù Rì.
SHM 176Yb/177hf 176Lu/177hf 176Hf/177hf
176Hf/177hf
(t=100,9 tr.n)
εhf(t)
T
dm
1
(Tr.n)
T
dm
2
(Tr.n)
PY13/2-1 0.046170 0.001381 0.282805 0.282803 3.3 639 844
-2 0.061525 0.001734 0.282695 0.282692 -0.6 805 1064
-3 0.036950 0.001165 0.282815 0.282812 3.6 623 818
-4 0.029645 0.000941 0.282813 0.282811 3.6 621 826
-5 0.033044 0.001113 0.282807 0.282805 3.4 632 842
-6 0.036112 0.001109 0.282823 0.282821 3.9 610 808
-7 0.024501 0.000865 0.282822 0.282820 3.9 608 811
-8 0.037015 0.001297 0.282864 0.282862 5.4 554 728
-9 0.037978 0.001175 0.282828 0.282826 4.1 604 799
-10 0.021859 0.000706 0.282807 0.282805 3.4 626 840
-11 0.029115 0.000909 0.282828 0.282827 4.1 599 798
-12 0.082758 0.002537 0.282744 0.282739 1.0 751 970
-13 0.032948 0.001058 0.282835 0.282833 4.4 592 785
-14 0.021309 0.000756 0.282859 0.282857 5.2 554 737
-15 0.027529 0.000925 0.282845 0.282843 4.7 576 765
-16 0.040460 0.001325 0.282758 0.282756 1.6 706 936
-17 0.029600 0.001010 0.282826 0.282824 4.0 605 803
-18 0.023495 0.000750 0.282825 0.282824 4.1 601 802
-19 0.046819 0.001323 0.282798 0.282796 3.1 649 859
-20 0.042458 0.001202 0.282807 0.282804 3.4 635 840
-21 0.035383 0.001087 0.282823 0.282821 3.9 610 808
-22 0.064191 0.001728 0.282836 0.282833 4.4 601 784
-23 0.055358 0.001560 0.282872 0.282869 5.6 547 712
-24 0.037522 0.001290 0.282893 0.282891 6.4 513 670
-25 0.052696 0.001486 0.282919 0.282916 7.3 479 619
-26 0.041839 0.001220 0.282928 0.282926 7.7 461 599
-27 0.056723 0.001607 0.283014 0.283011 10.7 342 429
-28 0.037567 0.001072 0.282967 0.282965 9.0 405 521
-29 0.026057 0.000827 0.283008 0.283006 10.5 344 439
660(3) 3.2018
Khoa học Tự nhiên
đây cho thấy đới Đà Lạt không xuất hiện giai đoạn hoạt
động magma Neoproterozoi, giai đoạn hoạt động magma
này trước kia có thể tồn tại, tuy nhiên chúng bị xóa nhòa
hoặc tái nóng chảy hoàn toàn trong giai đoạn Yến Sơn.
Kết luận
Với các tài liệu nêu trên, có thể đưa ra các kết luận sau
đây:
1. Tuổi thành tạo zircon trong andesit hệ tầng Nha Trang
khu vực đèo Rù Rì (Nha Trang) xác định bằng phương pháp
U-Pb zircon, LA-ICP-MS là 100,9±1,7 tr.n tương ứng với
Creta sớm.
2. Với các giá trị ε
Hf
(t) dao động từ (-)0,6 đến (+)10,7,
các đá phun trào đèo Rù Rì được kết tinh chủ yếu từ magma
có nguồn gốc manti, và có sự tham gia một phần vật chất
vỏ lục địa. Vật liệu thành tạo chúng khá tương đồng với các
thành tạo granitoid Định Quán - Đèo Cả.
LỜI CẢM ƠN
Quá trình lấy mẫu và khảo sát thực địa có sự giúp đỡ của
các thầy, cô thuộc Bộ môn Khoáng thạch và địa hóa (Khoa
Khoa học và kỹ thuật địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa
chất). Quá trình thực hiện thí nghiệm có sự giúp đỡ của GS
Liu YongSheng, Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, Đại
học Địa chất Trung Quốc (Vũ Hán). Các tác giả xin trân
trọng cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Đức Thắng và nnk (1998), Bản đồ địa chất và khoáng sản Việt
Nam, tỷ lệ 1:200.000.
[2] A.P. Belouxov, Nguyễn Đức Thắng, Bùi Phú Mỹ, Vũ Hùng (1984),
“Về sự phân chia các thành tạo núi lửa Mesozoi muộn Nam Trung Bộ”, Địa
chất Khoáng sản Việt Nam, II, tr.92-100.
[3] Y.S. Liu, S. Gao, Z.C. Hu, C.G. Gao, K. Zong, and D. Wang (2010),
“Continental and oceanic crust recycling-induced melt-peridotite interactions
in the Trans-North China Orogen: U-Pb dating, Hf isotopes and trace elements
in zircons from mantle xenoliths”, Journal of Petrology, v51, pp.537-571.
[4] Y.S. Liu, Z.C. Hu, S. Gao, D. Gunther, J. Xu, C.G. Gao and H.H. Chen
(2008), “In situ analysis of major and trace elements of anhydrous minerals
by LA-ICP-MS without applying an internal standard”, Chemical Geology,
v257, pp.34-43.
[5] Y.B. Wu, Y.F. Zheng (2004), “Genesis of zircon and its constraints
on interpretation of U-Pb age”, Chinese Science Bulletin, v49, pp.1554-1569.
[6] Pham Trung Hieu, Y.Z. Yang, D.Q. Binh, T.B.T. Nguyen, L.T. Dung
& F. Chen (2015), “Late Permian to Early Triassic crustal evolution of the
Kontum massif, central Vietnam: zircon U-Pb ages and geochemical and Nd-
Hf isotopic composition of the Hai Van granitoid complex”, International
Geology Review, v57(15), pp.1877-1888.
[7] Nguyen Thi Bich Thuy, Muharrem Satir, Wolfgang Siebel, Torsten
Vennemann, Trinh Van Long (2004a), “Geochemical and isotopic constraints
on the oetrigenesis of granitoids from Dalat zone, southern Vietnam”, Journal
of Asian Earth Sciences, v23, pp.467-482.
[8] Nguyen Thuy Thi Bich, Muharrem Satir, Wolfgang Siebel, Fukun
Chen (2004b), “Granitoid in the Dalat zone, Southern Vietnam age constraints
on magmatism and regional geological implications”, J. Earth Sci. (Geol.
Rusndsch), v93, pp.329-340.
[9] J.G. Shellnutt, C.Y Lan, T. Van Long, et al. (2013), “Formation of
Cretaceous Cordilleran and post-orogenic granites and their microgranular
enclaves from the Dalat zone, southern Vietnam: Tectonic implications for the
evolution of Southeast Asia”, Lithos, v182, pp.229-241.
[10] Phạm Trung Hiếu (2015), “Tuổi đồng vị U-Pb zircon granodiorit
phức hệ Định Quán - Đèo Cả khu vực Trường Xuân, Khánh Hòa và ý nghĩa
địa chất”, Tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ, 18(T6), tr.5-11.
Hình 6. Biểu đồ phân bố giá trị εHf(t) mẫu PY13/2.
Hình 7. Biểu đồ tương quan giữa giá trị εHf(t) và tuổi
206Pb/238U
mẫu PY13/2.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36063_116444_1_pb_9113_2098477.pdf