Tương quan giữa nền sọ và xương hàm dưới
Anderson và Popovich (1983)(1), Jarvinen (1984)(8), Segner (1989)(17) đã cho thấy có mối
tương quan chặt giữa góc nền sọ và phức hợp hàm mặt(2,3,5,16).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy có mối tương quan khá chặt giữa góc nền sọ với
xương hàm dưới theo chiều đứng và chiều trước sau.
Góc nền sọ (BaSN) có tương quan nghịch với góc hàm dưới (SBaMe) (r = - 0,744). Điều
này có nghĩa khi nền sọ gập góc ra trước (góc nền sọ giảm), góc hàm dưới sẽ tăng hay hàm
dưới có khuynh hướng phát triển theo hướng mở. Ngược lại khi nền sọ duỗi ra sau (góc nền
sọ tăng), góc hàm dưới giảm hay hàm dưới có khuynh hướng phát triển theo hướng đóng.
Điều này hợp lý theo quy luật của tự nhiên đó là đạt đến sự hài hòa. Không những
khuôn mặt bên ngoài của con người tăng trưởng và phát triển theo một tỉ lệ hài hòa, những
cấu trúc bên trong xương sọ- mặt cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nếu góc nền sọ và
góc hàm dưới tạo thành ba cạnh của một tứ giác thì cạnh còn lại của tứ giác sẽ là tầng trước
mặt. Để khuôn mặt đạt đến sự hài hòa trong quá trình tăng trưởng và phát triển, những cấu
trúc bên dưới (xương, răng) cũng có những sự bù trừ. Như chúng ta thấy có hiện tượng bù
trừ răng – xương ổ răng theo chiều đứng và chiều trước sau để giảm sự bất hòa giữa hai20
xương nền hàm trên và hàm dưới theo chiều trước sau và chiều đứng. Trong nghiên cứu
này chúng ta lại thấy có cả hiện tượng bù trừ giữa góc hàm dưới và góc nền sọ khi góc nền
sọ tăng, góc hàm dưới giảm ngược lại khi góc nền sọ giảm, góc hàm dưới tăng. Điều này
giúp giảm thiểu sự thay đổi của tầng mặt trước.
Độ nhô hàm dưới được đánh giá trong nghiên cứu này qua góc SNB. Góc nền sọ BaSN
có tương quan nghịch với góc SBaMe và cả với góc SNB. Điều này có nghĩa khi góc nền sọ
tăng, cả độ nhô và độ mở của hàm dưới đều giảm, ngược lại khi góc nền sọ giảm, cả độ nhô
và độ mở hàm dưới đều tăng. Hiện tượng tăng hoặc giảm của cả độ nhô và độ mở của hàm
dưới khi góc nền sọ giảm hoặc tăng giúp hạn chế sự thay đổi nhiều của tầng trước mặt.
Điều này khẳng định thêm tính chất hài hòa trong sự phát triển.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 191 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tương quan giữa góc nền sọ và xương hàm dưới: Nghiên cứu dọc trên phim đo sọ ở trẻ từ 3-13 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16
TƯƠNG QUAN GIỮA GÓC NỀN SỌ VÀ XƯƠNG HÀM DƯỚI:
NGHIÊN CỨU DỌC TRÊN PHIM ĐO SỌ Ở TRẺ TỪ 3-13 TUỔI
Đống Khắc Thẩm*, Hoàng Tử Hùng*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu sự thay đổi do tăng trưởng của góc nền sọ và mối tương quan
giữa góc nền sọ và xương hàm dưới ở trẻ từ 3 đến 13 tuổi.
Phương pháp: Mẫu nghiên cứu bao gồm 503 phim sọ nghiêng của trẻ 3-13 tuổi (60 trẻ 3 tuổi, 87 trẻ 5 tuổi, 71
trẻ 7 tuổi, 130 trẻ 9 tuổi, 94 trẻ 11 tuổi và 61 trẻ 13 tuổi), được lấy từ nhóm mẫu của dự án nghiên cứu hình thái sọ
mặt răng của trẻ từ 3-18 tuổi tại khoa Răng Hàm Mặt- ĐHYD. Dựa vào bản vẽ nét của phim sọ nghiêng, đo đạc góc
nền sọ (BaSN) và góc đánh giá độ nhô và độ mở của xương hàm dưới (SNB, SBaMe). Các đặc điểm nghiên cứu được
đo đạc số trung bình và độ lệch chuẩn ở tại các thời điểm cắt ngang lúc 3 tuổi, 5 tuổi, 7 tuổi, 9 tuổi, 11 tuổi và 13 tuổi
đồng thời phân tích mối tương quan của các đặc điểm từ 3 đến 13 tuổi.
Kết quả và kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt của góc nền sọ từ 3- 13 tuổi. Tuy nhiên
có mối tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê (p<0,001) giữa góc nền sọ với độ nhô và độ mở của xương hàm dưới.
ABSTRACT
RELATIONSHIP BETWEEN THE CRANIAL BASE ANGLE AND THE MANDIBLE IN CHILDREN
AGED 3-13 YEARS OLD: A STUDY ON LATERAL CEPHALOGRAM.
Dong Khac Tham, Hoang Tu Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 16 - 20
The aim of this study was to evaluate the changes of the cranial base angle and its relationship with the mandible
in children from 3 to 13 years old.
Method: The study included 503 lateral cephalograms of children at age 3 (60); 5 (87); 7 (71); 9 (130); 11 (94) and
13 (61). Tracing landmarks (S, Ba, Me, N, B) and meaasuring cranial base angles was done by an orthodontic expert
from the Faculty of Odonto-Stomatology at Ho Chi Minh city VietNam. The study measured the degree of protrusion
and divergence of mandibular components (SNB and SBaMe) in relation to the cranial base angle (BaSN).
Results and Conclusion: The results of the study demonstrated that the cranial base angle (BaSN) remained
relatively constant from age 3 to 13. On the other hand, the protrusion and divergence of mandibular components
(SNB and SBaMe) showed a statistically significant negative correlation to the cranial base angle (BaSN).
MỞ ĐẦU
Sự tăng trưởng của khối sọ – nền sọ và ảnh
hưởng của nó đến sự tăng trưởng và phát triển
của phức hợp hàm trên- hàm dưới là vấn đề
quan tâm và đã được nhiều tác giả trên thế giới
và trong nước đề cập đến. Các tác giả đã nghiên
cứu và đưa ra các số liệu trung bình của các
nhóm dân tộc, chủng tộc khác nhau cũng như
mối liên quan giữa các đặc điểm sọ mặt.
Theo Bjork (1955)(2), sự thay đổi hình dạng rõ
rệt của nền sọ trong giai đoạn phôi thai có vẻ liên
quan rõ rệt với độ nhô của xương hàm dưới
nhưng mối liên quan này chưa được phân tích
chi tiết. Jarvinen (1984)(8) đã chứng minh sự thay
đổi của góc nền sọ NSAr có liên quan với sự
thay đổi của góc SNA. Enlow và cộng sự
(1971)(6); Enlow và Mc Namara (1973)(7) đã cho
thấy nền sọ như là nền tảng cho sự phát triển
* Khoa RHM – ĐHYD Tp. Hồ Chí Minh
17
của phức hợp hàm mặt và kích thước hộp sọ
giữa ảnh hưởng đáng kể đến tương quan của
phức hợp mũi – hàm trên và hàm dưới.
Anderson và Popovich (1983)(1) ghi nhận những
trường hợp góc nền sọ mở (góc nền sọ tăng) có
khuynh hướng tương quan khớp cắn hạng II
Angle. Như vậy dựa theo các tài liệu nghiên cứu
của các tác giả rõ ràng cấu trúc nền sọ ảnh
hưởng đến hình thể và sự phát triển của phức
hợp hàm mặt(3,4,11,13,22).
Thordarson và cộng sự (2006)(19) đã khuyên
sử dụng các số liệu phân tích trên phim sọ
nghiêng của trẻ trong thời kỳ răng sữa có thể
giúp chẩn đoán sớm và thiết lập kế hoạch điều
trị những bất hài hòa hàm mặt.
Các nghiên cứu về sự tăng trưởng của người
nói chung đa số được nghiên cứu cắt ngang tại
một số thời điểm ở các lứa tuổi khác nhau. Các
nghiên cứu dọc sự tăng trưởng tương đối hiếm.
Ở Việt Nam, Hoàng Tử Hùng (1991)(9,10); Trần
Thúy Nga (1999)(21) đã nghiên cứu các đặc điểm
sọ mặt ở trẻ em từ 3-5 (6) tuổi theo phương pháp
nghiên cứu dọc trên phim sọ nghiêng đã cho
thấy có mối tương quan giữa góc nền sọ và độ
nhô mặt.
Trong nghiên cứu này chúng tôi nghiên cứu
đặc điểm góc nền sọ với xương hàm dưới và mối
tương quan của hai đặc điểm này của trẻ em từ
3- 13 tuổi.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu gồm các nghiên cứu cắt
ngang 503 trẻ em từ 3 – 13 tuổi tại các thời điểm
3 tuổi (60 trẻ); 5 tuổi (87 trẻ); 7 tuổi (71 trẻ); 9 tuổi
(130 trẻ); 11tuổi (94 trẻ) và 13 tuổi (61 trẻ). Các
đối tượng được chụp phim sọ nghiêng, vẽ nét và
đo đạc để xác định sự phát triển của nền sọ và hệ
thống sọ mặt.
- Tiêu chuẩn chọn mẫu
+ Còn đủ răng trên cung hàm.
+ Có ông-bà, cha-mẹ là người Việt Nam, dân
tộc Kinh.
+ Mặt nhìn nghiêng chấp nhận được với hai
môi khép kín ở tư thế tự nhiên.
Trang thiết bị
Loại phim sử dụng: Phim tia X hiệu Kodak
Dental Film cỡ 8 x 10 (T.MartTM CAT 2589852)
(20,3 x 25,4cm) được tăng cường độ nhạy của
phim với tia X bằng cassette hiệu Kodak Lanex
Regular Screen 8x10 inch có chứa cửa sổ để ghi
mã số của đối tượng nghiên cứu.
Máy chụp phim: Hiệu PANEX – EX số hiệu
X100 EC-9405, với loại ống đầu dài 65KVP,
10mA trong thời gian từ ½ đến 1½ giây.
Kỹ thuật chụp phim
Đối tượng đuợc chụp phim ở tư thế đứng,
với đầu ở tư thế tự nhiên, hai môi khép kín, răng
ở cắn khít trung tâm. Đầu bên trái của đối tượng
nghiên cứu tiếp xúc với phim để giảm độ phóng
đại và độ méo lệch. Chùm tia X đi qua tai ngoài
vào thẳng góc với phim. Khoảng cách từ đầu côn
đến mặt phẳng dọc giữa của đối tượng nghiên
cứu là 1,52m.
Tất cả các phim được chụp bởi duy nhất một
kỹ thuật viên tại bộ môn tia X, khoa RHM,
ĐHYD TP.HCM. Điều này giúp giảm thiểu sai
số do thay đổi kỹ thuật chụp phim.
Vẽ nét trên phim sọ nghiêng
Tất cả các phim sọ nghiêng đạt yêu cầu
nghiên cứu (phim chụp phải rõ nét, chụp đúng
kỹ thuật, khớp cắn ở tư thế cắn khít trung tâm)
đều do một người vẽ nét trên giấy vẽ nét chuyên
dùng trong chỉnh hình răng mặt với viết chì
đường kính nhỏ 0,5 mm.
Để vẽ nét: đặt phim lên hộp xem phim với mặt
quay sang phải; sử dụng giấy can 0,003 matte và
viết chì đầu nhọn 0,5mm vẽ lại các cấu trúc cần
nghiên cứu theo phương pháp vẽ nét đã được
thống nhất trên thế giới (nếu cấu trúc có hai hình
ảnh, vẽ theo đường giữa của hai hình ảnh).
Các điểm chuẩn
- Điểm S: tâm của hố yên xương bướm.
- Điểm N: điểm trước nhất của đường khớp
trán-mũi.
- Điểm Ba: điểm dưới nhất của bờ trước
lổ chẫm.
18
- Điểm B: điểm lõm nhất của bờ xương ổ
răng hàm dưới.
- Điểm Me: điểm dưới nhất của cằm trên mặt
phẳng dọc giữa.
Các số đo góc
- BaSN: góc nền sọ.
- Góc S-Ba-Me: mô tả độ phát triển về phía
dưới của cằm hay hàm dưới so với nền sọ sau.
- SNB: mô tả độ nhô của xương hàm dưới so
với nền sọ.
Cách đo trên phim
+ Tổng cộng 503 phim của 60 trẻ 3 tuổi ; 87
trẻ 5 tuổi; 71 trẻ 7 tuổi; 130 trẻ 9 tuổi; 94 trẻ 11tuổi
và 61 trẻ 13 tuổi. Tất cả các phim được vẽ và scan
vào máy vi tính.
+ 10% của 503 phim được chọn ngẫu nhiên
để vẽ và đo lại với phương pháp như trên. Nếu
sai số do 2 lần thực hiện được đánh giá là 0,5
mm cho các số đo kích thước và 0,5° cho các số
đo về góc thì các sai số này chấp nhận được
trong phân tích phim sọ nghiêng.
Xử lý số liệu
Các số liệu, dữ kiện thu thập được nhập vào
máy vi tính và được lưu giữ lại:
+ Các số liệu được phân tích thống kê theo
chương trình SPSS for Window để tính số trung
bình, độ lệch chuẩn, các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất.
+ Tính hệ số tương quan giữa góc nền sọ (Ba-
S-N) và hướng phát triển (độ mở) của xương
hàm dưới (S-Ba-Me) và độ nhô của xương hàm
dưới (SNB)bằng hệ số tương quan Pearson.
Hình 1: Bảng vẽ nét: điểm chuẩn S, Ba, Me, N, B.
Các góc BaSN, SBaMe, SNB.
KẾT QUẢ
Sự thay đổi các giá trị trung bình của các số
góc nền sọ, độ mở và độ nhô của xương hàm
dưới trên phim sọ nghiêng của trẻ 3, 5, 7, 9, 11 và
13 tuổi được trình bày trong bảng 1 và biểu đồ 1.
Góc BaSN là 128,810 ở trẻ 3 tuổi và 127,810 ở trẻ
13 tuổi; góc SBaMe là 100,420 ở trẻ 3 tuổi và
100,410 ở trẻ 13 tuổi; và tương tự góc SNB là
78,040 ở trẻ 3 tuổi và 80,410 ở trẻ 13 tuổi.
Không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về số đo góc BaSN và SBaMe giữa các
nhóm tuổi (p>0,05). Tuy nhiên, có sự khác biệt
đáng kể về giá trị trung bình của góc SNB giữa
các nhóm tuổi, trong đó sự khác biệt thấy rõ
(p<0,001) giữa trẻ 13 tuổi với trẻ 3, 5, 7 và 9 tuổi
(Bảng 1).
Bảng 1: Giá trị trung bình của các số đo góc nền sọ, độ mở và độ nhô của xương hàm dưới trên phim sọ nghiêng
ở các lứa tuổi:
Tuổi (n) 3 (60) 5 (87) 7 (71) 9 (130) 11 (94) 13 (61)
M SD M SD M SD M SD M SD M SD
BaSN* 128,81 4,61 128,81 4,49 129,55 4,82 129,63 4,55 128,95 4,37 127,81 5,09
SBaMe* 100,42 4,63 99,81 4,12 99,22 5,23 98,86 4,77 99,17 4,98 100,41 5,10
SNB* 78,04 3,30 77,83 2,91 77,72 2,90 78,35 3,02 79,18 3,22 80,41 3,46
* Phân tích ANOVA một yếu tố (pBaSN= 0,171; pSBaMe= 0,174 và pSNB<0,001)
19
Có một sự tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê giữa góc nền sọ với hướng phát triển
(độ mở) và độ nhô của xương hàm dưới (p<0,001) (bảng 2).
Bảng 2: Kết quả tương quan giữa góc nền sọ với hướng phát triển (độ mở) và độ nhô của xương hàm dưới
Tương quan r* Giá trị p
BaSN và SbaMe -0,744 <0,001
BaSN và SNB -0,496 <0,001
* Pearson Correlation
40
60
80
100
120
140
3 tuổi 5 tuổi 7 tuổi 9 tuổi 11 tuổi 13 tuổi
BaSN
SBaMe
SNB
Biểu đồ 1: Sự thay đổi giá trị trung bình của các số đo góc nền sọ, độ mở và độ nhô của xương hàm
dưới trên phim sọ nghiêng theo các lứa tuổi
BÀN LUẬN
Giá trị trung bình góc nền sọ, độ mở và độ nhô của xương hàm dưới
Nghiên cứu đã cho thấy nhìn chung góc nền sọ hầu như không thay đổi trong quá trình
tăng trưởng và phát triển từ 3- 13 tuổi. Giá trị góc nền sọ trung bình lúc 3 tuổi là 128,680 và
127,890 lúc 13 tuổi. Độ mở hàm dưới SBaMe cũng không đổi từ 3-13 tuổi với giá trị trung
bình 1000. Tuy nhiên độ nhô hàm dưới lại tăng dần theo tuổi: lúc 3 tuổi SNB = 78,040 đến 13
tuổi tăng thành 80,410 . Rõ ràng, góc nền sọ và xương hàm dưới (SNB) hầu như không thay
đổi từ lúc trẻ 3 tuổi đến 11 tuổi. Giá trị của SNB này thực sự tăng khi trẻ trên 11 tuổi, điều
này có nghĩa là xương hàm dưới chỉ bắt đầu nhô ra trước đáng kể khi trẻ lớn hơn 11 tuổi.
Tương quan giữa nền sọ và xương hàm dưới
Anderson và Popovich (1983)(1), Jarvinen (1984)(8), Segner (1989)(17) đã cho thấy có mối
tương quan chặt giữa góc nền sọ và phức hợp hàm mặt(2,3,5,16).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy có mối tương quan khá chặt giữa góc nền sọ với
xương hàm dưới theo chiều đứng và chiều trước sau.
Góc nền sọ (BaSN) có tương quan nghịch với góc hàm dưới (SBaMe) (r = - 0,744). Điều
này có nghĩa khi nền sọ gập góc ra trước (góc nền sọ giảm), góc hàm dưới sẽ tăng hay hàm
dưới có khuynh hướng phát triển theo hướng mở. Ngược lại khi nền sọ duỗi ra sau (góc nền
sọ tăng), góc hàm dưới giảm hay hàm dưới có khuynh hướng phát triển theo hướng đóng.
Điều này hợp lý theo quy luật của tự nhiên đó là đạt đến sự hài hòa. Không những
khuôn mặt bên ngoài của con người tăng trưởng và phát triển theo một tỉ lệ hài hòa, những
cấu trúc bên trong xương sọ- mặt cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nếu góc nền sọ và
góc hàm dưới tạo thành ba cạnh của một tứ giác thì cạnh còn lại của tứ giác sẽ là tầng trước
mặt. Để khuôn mặt đạt đến sự hài hòa trong quá trình tăng trưởng và phát triển, những cấu
trúc bên dưới (xương, răng) cũng có những sự bù trừ. Như chúng ta thấy có hiện tượng bù
trừ răng – xương ổ răng theo chiều đứng và chiều trước sau để giảm sự bất hòa giữa hai
20
xương nền hàm trên và hàm dưới theo chiều trước sau và chiều đứng. Trong nghiên cứu
này chúng ta lại thấy có cả hiện tượng bù trừ giữa góc hàm dưới và góc nền sọ khi góc nền
sọ tăng, góc hàm dưới giảm ngược lại khi góc nền sọ giảm, góc hàm dưới tăng. Điều này
giúp giảm thiểu sự thay đổi của tầng mặt trước.
Độ nhô hàm dưới được đánh giá trong nghiên cứu này qua góc SNB. Góc nền sọ BaSN
có tương quan nghịch với góc SBaMe và cả với góc SNB. Điều này có nghĩa khi góc nền sọ
tăng, cả độ nhô và độ mở của hàm dưới đều giảm, ngược lại khi góc nền sọ giảm, cả độ nhô
và độ mở hàm dưới đều tăng. Hiện tượng tăng hoặc giảm của cả độ nhô và độ mở của hàm
dưới khi góc nền sọ giảm hoặc tăng giúp hạn chế sự thay đổi nhiều của tầng trước mặt.
Điều này khẳng định thêm tính chất hài hòa trong sự phát triển.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy:
1/ Góc nền sọ không đổi có ý nghĩa thống kê trong quá trình tăng trưởng và phát triển từ 3-13
tuổi.
2/ Độ nhô xương hàm dưới tăng dần theo tuổi.
3/ Không có sự khác biệt có ý nghĩa về độ mở xương hàm dưới (hướng phát triển của
xương hàm dưới) từ 3-13 tuổi.
4/ Có mối tương quan nghịch giữa góc nền sọ với độ nhô và độ mở của xương hàm dưới
trong quá trình phát triển từ 3-13 tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anderson D., Popovich F. (1983), “Relation of cranial base flexure to cranial form and mandibular position”, Am J Orthod Phys
Anthropol, 61, pp. 181-187.
2. Bjork A. (1955), “Cranial base development”, Am J Orthodontics, 41, pp.198-255.
3. Brodie A.G. (1955), “The behavior of the cranial base and its components as revealed by serial cephalometric
roentgenograms”, Angle Orthodontist, 25, pp.148-160.
4. Cousin M.R.P. (1966), “Remarques sur quelques correlations cranio-faciales”, Orthod. Francaise, 37, pp.675-686.
5. Donald H. (1983), “Enlow on craniofacial growth”, JCO, Oct, pp.669-679.
6. Enlow DH., Kuroda T., Lewis AB. (1971), “The morphological and morphogenetic basis for craniofacial form and pattern”,
Angle Orthodontist, 41, pp. 161-188.
7. Enlow DH., McNamara JA. (1973), “The neurocranial basis for facial formand pattern”, Angle Orthodontist, 43, pp.256-270.
8. Jarvinen S. (1984), “Saddle angle and maxillary prognathism: a radiological analysis of the association between the NSAr and
SNA angles”, Br J Orthod, 11, pp.209-213.
9. Hoàng Tử Hùng. (1991), “Một số đặc điểm hình thái nhân chủng ở đầu, mặt và răng người Êđê”, Tập san Hình Thái Học tập 1,
pp.24-29.
10. Hoàng Tử Hùng (2000),”Đặc điểm hình thái và sự phát triển của đầu-mặt-răng và cung răng ở độ tuổi từ 3 đến 6”, Báo Cáo
Tổng Kết – Đề Tài do Bộ Y Tế Quản Lý.
11. Kerr W. J. S., Dorth, Ian Ford. (1991), “The variability of some craniofacial dimensions”, Angle Orthodontist, (3), pp.205-210.
12. Lavelle CLB. (1979), “A study of craniofacial form”, Angle Orthodontist, 49,pp. 65-72.
13. Midy M.J. (1966), “ Etude statistique sur la relation entre l'angulation de la base du crâne, le profil facial et les rapports antero-
posterieurs du maxillaire et de la mandibule”, Orthod. Francaise, 37, pp.655-574.
14. Muller L.,Caillard P., Delaire J., Loreille J.P., Sarazin J. (1983), “Cephalometrie et orthodontie”, SNPMD editeur Paris.
15. Nguyễn Quang Quyền. (1974), Nhân trắc học và ứng dụng nghiên cứu trên người Việt Nam, Nhà xuất bản Y Học.
16. Sarhan O. A. (1997), “Rotational effects of S-N on the dentoskeletal pattern within the range of normal”, Angle Orthodontist, 1,
pp. 43-49.
17. Segner D., (1989) “Floating norms as a means to describe individual patterns”, Eur J Orthd, 11,pp. 214-220.
18. Steiner C. C. (1959), “Cephalometrics in clinical practice”, Amer. J. Ortho, Jan, 29(1), pp.8-29.
19. Thordarson A., Johannsdottir B., Magnusson T. E. (2006), “Craniofacial changes in Icelandic children between 6 and 16 years of
age – a longitudinal study”, European Journal of Orthodontics, 28, pp.152-165.
21
20. Tollaro I., Baccetti T., Franchi L. (1996), “Floating norms for the assessment of craniofacial pattern in the deciduous dentition”,
Eur J Orthod, 18, pp. 359-366.
21. Trần Thúy Nga. (1999), “Sự tăng trưởng của nền sọ ở trẻ em từ 3 đến 5 tuổi theo phương pháp nghiên cứu dọc trên phim sọ
nghiêng”, Tập san Hình Thái Học tập 9, số 2, pp. 59-63.
22. Virginia B., Knott. (1973), “Growth of the Mandible Relative to a cranial base line”, Angle Orthodontist, 43(3), pp.305-313.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuong_quan_giua_goc_nen_so_va_xuong_ham_duoi_nghien_cuu_doc.pdf