Tương quan giữa nồng độ Testosteron huyết tương với tuổi và các chỉ số nhân trắc ở bệnh nhân nam đái tháo đường típ 2

Có sự tương quan nghịch mức độ yếu giữa nồng độ T huyết tương với BMI (r = -0,233), p < 0,05 ở BN nam ĐTĐ týp 2. Dhindsa và CS (2004) nghiên cứu trên 398 BN nam thấy nồng độ T giảm khác nhau theo BMI. Cụ thể, T giảm ở 44% BN gày, 44% BN thừa cân và 50% BN béo phì. Nghiên cứu cũng cho thấy có mối tương quan giữa nồng độ T với BMI (r = -0,18, p < 0,001) [5]. AA MacDonald và CS nghiên cứu trong vòng 4 năm (2008 - 2012) trên 511 nam giới ở New Zealand và đi đến kết luận BMI có tương quan chặt chẽ với nồng độ T huyết tương (r = -0,35, p < 0,001) [10]. Kết quả nghiên cứu trên 1.089 BN nam ĐTĐ týp 2 ở Amman, Jordan của Ayman. A, AI.Hayek và CS (2009) cho thấy BMI và nồng độ T có mối liên quan chặt chẽ với nhau [7]. Nghiên cứu của Lu. JC và CS trên 1.231 nam giới đã ghi nhận BMI, VB, tỷ lệ VB/VM có tương quan nghịch với nồng độ T huyết tương [9]. Nguyễn Thị Bạch Oanh và CS nghiên cứu 54 BN nam ĐTĐ týp 2 cũng kết luận có tương quan nghịch giữa nồng độ T với VB, BMI với hệ số tương quan r = -0,4242, p < 0,01 và r = -0,37, p < 0,01 [3]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự tương quan nghịch giữa nồng độ T với các chỉ số BMI (r = -0,233, p < 0,05), VB (r = -0,399, p < 0,001) và với tỷ lệ VB/VM (r = -0,391, p < 0,001). Như vậy, các nghiên cứu đều có chung nhận xét có sự tương quan nghịch giữa nồng độ T huyết tương với các chỉ số nhân trắc. Mô mỡ được coi à cơ quan điều hòa nội tiết, đặc biệt đối với T và estrogen. Một enzym quan trọng trong mô mỡ là aromatase có tác dụng chuyển T thành estradiol - một estrogen chủ yếu ở người. Do vậy, khi tăng khối ượng mô mỡ, đồng thời tăng hoạt tính của aromatase làm giảm nồng độ T và tăng estrogen. Ngược lại, T thấp cũng à yếu tố nguy cơ của béo phì, béo bụng và hội chứng chuyển hóa do T có vai trò trong điều hoà chuyển hóa mỡ, insulin và glucose.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 11 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tương quan giữa nồng độ Testosteron huyết tương với tuổi và các chỉ số nhân trắc ở bệnh nhân nam đái tháo đường típ 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015 54 TƯ QU ỒNG TESTOSTERON HUY T TƯ V TUỔI V C CH SỐ NHÂN TR C Ở B NH NHÂ M I TH O ƯỜ T P 2 Nguyễn Thị Phi Nga*; Hồ Thị Lê** T M T T Mục tiêu: xác định nồng độ testosterone (T) huyết tương và đánh giá mối tương quan giữa nồng độ T huyết tương với tuổi và các chỉ số nhân trắc ở bệnh nhân (BN) nam đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2. Phương pháp: 100 BN nam ĐTĐ và 58 nam giới khỏe mạnh được đo nồng độ T huyết tương và khảo sát tuổi, chỉ số khối cơ thể (BMI), vòng bụng (VB), tỷ lệ vòng bụng/vòng mông (VB/VM). Kết quả: nồng độ T huyết tương ở nhóm bệnh thấp hơn nhóm chứng (4,87 ± 1,92 ng/ml so với 5,81 ± 2,19 ng/ml, p < 0,01). Có mối tương quan nghịch giữa nồng độ T ở BN nam, ĐTĐ týp 2 với tuổi (r = -0,265, p < 0,01), với BMI (r = -0,233, p < 0,05), VB (r = -0,399, p < 0,001) và tỷ lệ VB/VM (r = -0,391, p < 0,001). * Từ khóa: Đái tháo đường týp 2; Nồng độ T huyết tương; Chỉ số nhân trắc; Nam giới. The Correlation Between Concentration of Plasma Testosterone and Anthropometric Indexes in Male Patients with Type 2 Diabetes Summary Objective: To assess the concentration of plasma testosterone in male patients with type 2 diabetes, and evaluate the relationship between plasma testosterone levels and age and anthropometric indexes. Method: 100 male patients with type 2 diabetes and 58 healthy males were assessed plasma testosterone and age, BMI, waist circumference (WC), waist to hip ratio (WHR). Results: The concentration of plasma testosterone in type 2 diabetic male patients was lower than that in normal males (4.87 ± 1.92 ng/ml vs 5.81 ± 2.19 ng/ml, p < 0.01). There was a negative correlation between plasma testosterone level with age (r = -0.265, p < 0.01), with BMI (r = -0.233, p < 0.05), with waist circumference (r = -0.399, p < 0.001) and waist to hip ratio (r = -0.391, p < 0.001). * Key words: Type 2 diabetes; Concentration of plasma testosterone; Anthropometric indexes; Males. * Bệnh viện Quân y 103 ** Học viện Quân y Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Phi Nga (ngabv103@yahoo.com.vn) Ngày nhận bài: 13/03/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/04/2015 Ngày bài báo được đăng: 04/05/2015 TẠP HÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015 55 ẶT VẤ Ề Đái tháo đường là một trong những bệnh lý nội tiết - chuyển hóa thường gặp nhất hiện nay. Bệnh ĐTĐ, chủ yếu à ĐTĐ týp 2 đang trở thành mối lo ngại của thế kỷ 21 với các đặc điểm: gia tăng nhanh số ượng người mắc bệnh, trẻ hóa tuổi khởi phát, gây ra biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến chất ượng cuộc sống, tuổi thọ của người bệnh, là gánh nặng cho bản thân, gia đình người bệnh và xã hội. Bệnh dẫn đến nhiều biến chứng nặng như biến chứng tim mạch, thận, mắt, thần kinh. Bên cạnh đó, các biến chứng khác không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất ượng cuộc sống, trong đó có giảm hormon sinh dục. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy giảm nồng độ các hormon sinh dục mà đại diện và chủ yếu là T ở BN nam ĐTĐ týp 2. Tr n thế giới và ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về nồng độ T ở BN nam ĐTĐ týp 2. Tuy nhiên, mối liên quan giữa nồng độ T với tuổi và các chỉ số nhân trắc ở đối tượng này chưa được đề cập nhiều. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu: Xác định nồng độ T và đánh giá mối tương quan giữa nồng độ T huyết tương với tuổi và các chỉ số nhân trắc (VB, tỷ lệ VB/VM, BMI) ở BN nam ĐTĐ týp 2. Ố TƯỢ V PHƯ NG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. ối tượng nghiên cứu. 158 BN nam, chia làm hai nhóm: - Nhóm bệnh: 100 BN nam ĐTĐ týp 2 điều trị tại Khoa Khớp - Nội tiết, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 5 - 2014 đến 1 - 2015. - Nhóm chứng: 58 nam giới bình thường đến khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện Quân y 103. * Tiêu chuẩn chọn nhóm bệnh: BN ĐTĐ týp 2 đồng ý tham gia nghiên cứu. Chẩn đoán ĐTĐ theo ti u chuẩn của Hiệp hội ĐTĐ Mỹ (1997) và WHO (1998). Chẩn đoán týp 2 dựa vào một số tiêu chuẩn của WHO (1985) có vận dụng cho phù hợp với điều kiện Việt Nam [2]. * Tiêu chuẩn chọn nhóm chứng: Nam giới khỏe mạnh, có độ tuổi tương đương nhóm bệnh. * Tiêu chuẩn loại trừ: - Nhóm nghiên cứu: + Mắc các rối loạn về chức năng sinh dục (không do ĐTĐ). + BN đang dùng các thuốc ảnh hưởng đến nồng độ T. + BN mắc các bệnh mạn tính: suy thận mạn (không do ĐTĐ), suy gan mạn, bệnh đa u tủy xương, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hội chứng kém hấp thu. + BN không thu thập đủ số liệu hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu. - Nhóm chứng: các trường hợp dùng thuốc ảnh hưởng đến nồng độ T hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2. Phương pháp nghiên cứu. * Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang, so sánh giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng. * Các biến số dùng trong nghiên cứu: - Tuổi: tuổi BN là tuổi tại thời điểm nhập viện. - Chỉ số khối cơ thể (BMI). TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015 56 + Đo chiều cao, cân nặng: sử dụng cân bàn SMIC (Trung Quốc) có gắn thước đo chiều cao. Cân chính xác tới 0,1 kg; chiều cao chính xác tới 0,1 cm. Tính chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index: BMI) theo công thức: BMI = trọng ượng cơ thể (kg)/[chiều cao (m)]2. Phân loại BMI theo tiêu chuẩn của IDF (2005) áp dụng cho người châu Á trưởng thành. - VB và tỷ lệ VB/VM: + VB, VM: sử dụng thước vải ny on, đo VB ngang qua rốn, VM ngang qua vị trí hai mấu chuyển xương đùi, tính tỷ số VB/VM. Chẩn đoán béo bụng khi vòng bụng BN ≥ 90 cm theo IDF (2005). - Tỷ lệ VB/VM (WHR): được xác định là béo phì vùng bụng khi WHR ≥ 0,9 ở nam giới theo IDF [1]. - Tiêu chuẩn đánh giá mức độ kiểm soát glucose huyết: Đánh giá theo mục tiêu kiểm soát glucose huyết (WHO, 2002), dựa vào chỉ số glucose huyết úc đói và HbA1c. - Nồng độ T toàn phần huyết tương: + Phương pháp định ượng: sử dụng nguyên lý miễn dịch men định ượng vi chất (Microparticle enzym immuno assay - MEIA) trên hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa miễn dịch tự động AxSYM (Abbott) tại Khoa Sinh hóa, Bệnh viện Quân y 103. + Tiêu chuẩn bất thường nồng độ T: được đánh giá à bệnh lý khi nồng độ T huyết tương của nhóm bệnh lớn hơn (tăng) hoặc nhỏ hơn (giảm) so với nồng độ T trung bình huyết tương của nhóm chứng cộng hoặc trừ 1 lần độ lệch chuẩn (tăng: T > X + SD, giảm: T < X - SD). * Xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê y học sử dụng phần mềm SPSS 16.0 và Microsoft Excel 2007. K T QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 1. Kết quả nghiên cứu. * Đặc điểm chung và nồng độ T của đối tượng nghiên cứu: Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. CH TI U NH M B NH (n = 100) NH M CH NG (n = 58) p Tuổi (năm) < 50 [n (%)] 20 (20) 16 (27,6) > 0,05 50 - 59 [n (%)] 24 (24) 19 (32,8) 60 - 69 [n (%)] 40 (40) 14 (24,1) > 70 [n (%)] 16 (16) 9 (15,5) Trung bình 59,63 ± 11,85 55,78 ± 13,16 > 0,05 Thấp nhất 32 30 Cao nhất 82 85 TẠP HÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015 57 BMI < 23 [n (%)] 52 (52) 38 (65,5) > 0,05 ≥ 23 [n (%)] 48 (48) 20 (34,5) Trung bình 23,2 ± 3,04 22,5 ± 2,51 > 0,05 VB (cm) < 0,9 75 (75) 44 (75,9) > 0,05 ≥ 0,9 25 (25) 14 (24,1) Trung bình 84,38 ± 8,31 82,89 ± 8,02 > 0,05 VB/VM < 0,9 25 (25) 16 (28,1) > 0,05 ≥ 0,9 75 (75) 41 (71,9) Trung bình 0,94 ± 0,06 0,94 ± 0,07 > 0,05 Không có sự khác biệt về tuổi, BMI, VB, tỷ lệ VB/VM giữa nhóm BN ĐTĐ và nhóm chứng, p > 0,05. Bảng 2: Đặc điểm về kiểm soát glucose huyết, HbA1c của nhóm bệnh. CH TI U S L NG (n = 100) T L (%) Glucose huyết úc đói (mmo / ) Tốt/chấp nhận được (< 7) 18 18 Kém (≥ 7) 82 82 Trung bình 11,36 ± 5,33 HbA1c (%) Tốt (< 6,5) 18 18 Chấp nhận được (6,5 - 7,5) 15 15 Kém (≥ 7,5) 67 67 Trung bình 8,71 ± 2,24 Tỷ lệ BN đạt kiểm soát bệnh thấp: 18% BN được kiểm soát glucose huyết úc đói; 18% BN có mức HbA1c kiểm soát tốt. Bảng 3: Nồng độ T (ng/ml) huyết tương của đối tượng nghiên cứu. TESTOSTERON NH M ĐTĐ (n = 100) NH M CH NG (n = 58) p Trung bình 4,87 ± 1,92 5,81 ± 2,19 < 0,01 Cao nhất 10,09 11,68 Thấp nhất 0,9 2,38 Giảm T [n (%)] 22 (22) 7 (12,1) < 0,01 Nồng độ T huyết tương ở nhóm bệnh thấp hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Tỷ lệ giảm T huyết tương của nhóm bệnh (22%) cao hơn nhóm chứng (12,1%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Một số cơ chế được chứng TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015 58 minh cho sụt giảm nồng độ T ở BN ĐTĐ gồm: suy giảm chức năng tuyến sinh dục (do giảm ưu ượng máu nuôi dưỡng, rối loạn hoạt động thần kinh chi phối, căng thẳng kéo dài do bệnh mạn tính) dẫn đến giảm tiết T từ tế bào Legdig. Đồng thời, tăng đường máu còn gây giảm kích thích tiết LH, dẫn đến giảm tổng hợp T của tế bào Leydig. Ngoài ra, còn do giảm tổng hợp và tăng ti u hủy lipid, vì T là một steroid hormon, được tổng hợp phần lớn từ cholesterol. Ở BN ĐTĐ, quá trình tổng hợp và tiêu hủy lipid bị rối loạn dẫn đến giảm tổng hợp T. Nhiều tác giả trên thế giới đã nghiên cứu nồng độ T tr n BN nam ĐTĐ. Grossman và CS (2008) nghiên cứu trên 580 BN nam ĐTĐ týp 2 ở Austin Health, Melbourne, Australia và kết luận 43% BN ĐTĐ týp 2 giảm T toàn phần huyết tương (< 10 nmol/l) [6]. Ayman.A, AI.Hayek và CS (2009) nghiên cứu tr n 1.089 BN nam ĐTĐ týp 2 tại Trung tâm ĐTĐ ở Amman, Jordan kết luận 36,5% BN có giảm T huyết tương, 29% có biểu hiện của hội chứng suy sinh dục nam [7]. Ở Việt Nam, các tác giả cũng cho kết quả tương tự. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Quýnh (2007) ghi nhận nồng độ T huyết tương ở BN ĐTĐ týp 2 giảm so với nhóm chứng (9,7 ± 3,74 ng/ml so với 10,4 ± 3,42 ng/ml) [4]. Một nghiên cứu tại Bệnh viện Y Dược Huế của Nguyễn Thị Bạch Oanh và CS (2011) thấy nồng độ T trung bình của nhóm BN ĐTĐ týp 2 (4,5 ± 1,59 ng/ml) giảm so với nhóm chứng (5,27 ± 1,59) có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [3]. Theo ghi nhận của chúng tôi, nồng độ T ở nhóm BN ĐTĐ týp 2 à 4,87 ± 1,92 ng/ml, giảm so với nhóm chứng (5,81 ± 2,19 ng/m ) có ý nghĩa thống kê, p < 0,01. Như vậy, kết quả này cùng với nghiên cứu kể tr n đều thấy nồng độ T huyết tương giảm ở BN ĐTĐ týp 2. T còn được coi là một chỉ ti u để ti n ượng BN ĐTĐ týp 2. * Tương quan giữa nồng độ T huyết tương với tuổi BN nam ĐTĐ týp 2: Biểu đồ 1: Tương quan giữa nồng độ T với tuổi ở nhóm bệnh. Có tương quan nghịch mức độ yếu giữa nồng độ T huyết tương với tuổi, r = -0,265; p < 0,01 ở BN nam ĐTĐ týp 2. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác. Grossman và CS ghi nhận T giảm tỷ lệ nghịch với tuổi tr n BN nam ĐTĐ týp 2 [6]. T.Ayman.A, AI.Hayek và CS (2009) cũng khẳng định nồng độ T ở 1.089 nam giới ĐTĐ giảm theo tuổi. Tỷ lệ BN giảm nồng độ T ở các nhóm tuổi cụ thể như sau: 45,4% ở nhóm 60 - 70 tuổi, 37,8% ở nhóm 50 - 59 tuổi, 34,3% ở nhóm 40 - 49 tuổi và 19,1% ở nhóm 30 - 40 tuổi [7]. TẠP HÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015 59 Mối tương quan tuyến tính giữa T huyết tương với tuổi (r = -0,37, p < 0,001) ở BN nam ĐTĐ cũng được Dhindsa và CS (2004) [5] ghi nhận. Trong nghiên cứu Massachusettes Male Aging tiến hành trên 1.709 nam giới, lứa tuổi 40 - 70, các tác giả nhận thấy nồng độ T giảm 0,8% mỗi năm [8]. Như vậy, các nghiên cứu đều có chung kết luận: nồng độ T huyết tương có tương quan nghịch với tuổi. Sở dĩ T giảm theo tuổi à do xơ hóa và giảm tưới máu tế bào Leydig dẫn đến giảm số ượng các tế bào này [1]. * Tương quan giữa nồng độ T huyết tương với BMI ở BN nam ĐTĐ týp 2: Biểu đồ 2: Tương quan giữa nồng độ T huyết tương với BMI. Có sự tương quan nghịch mức độ yếu giữa nồng độ T huyết tương với BMI (r = -0,233), p < 0,05 ở BN nam ĐTĐ týp 2. Dhindsa và CS (2004) nghiên cứu trên 398 BN nam thấy nồng độ T giảm khác nhau theo BMI. Cụ thể, T giảm ở 44% BN gày, 44% BN thừa cân và 50% BN béo phì. Nghiên cứu cũng cho thấy có mối tương quan giữa nồng độ T với BMI (r = -0,18, p < 0,001) [5]. AA MacDonald và CS nghiên cứu trong vòng 4 năm (2008 - 2012) trên 511 nam giới ở New Zealand và đi đến kết luận BMI có tương quan chặt chẽ với nồng độ T huyết tương (r = -0,35, p < 0,001) [10]. Kết quả nghiên cứu trên 1.089 BN nam ĐTĐ týp 2 ở Amman, Jordan của Ayman. A, AI.Hayek và CS (2009) cho thấy BMI và nồng độ T có mối liên quan chặt chẽ với nhau [7]. Nghiên cứu của Lu. JC và CS trên 1.231 nam giới đã ghi nhận BMI, VB, tỷ lệ VB/VM có tương quan nghịch với nồng độ T huyết tương [9]. Nguyễn Thị Bạch Oanh và CS nghiên cứu 54 BN nam ĐTĐ týp 2 cũng kết luận có tương quan nghịch giữa nồng độ T với VB, BMI với hệ số tương quan r = -0,4242, p < 0,01 và r = -0,37, p < 0,01 [3]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự tương quan nghịch giữa nồng độ T với các chỉ số BMI (r = -0,233, p < 0,05), VB (r = -0,399, p < 0,001) và với tỷ lệ VB/VM (r = -0,391, p < 0,001). Như vậy, các nghiên cứu đều có chung nhận xét có sự tương quan nghịch giữa nồng độ T huyết tương với các chỉ số nhân trắc. Mô mỡ được coi à cơ quan điều hòa nội tiết, đặc biệt đối với T và estrogen. Một enzym quan trọng trong mô mỡ là aromatase có tác dụng chuyển T thành estradiol - một estrogen chủ yếu ở người. Do vậy, khi tăng khối ượng mô mỡ, đồng thời tăng hoạt tính của aromatase làm giảm nồng độ T và tăng estrogen. Ngược lại, T thấp cũng à yếu tố nguy cơ của béo phì, béo bụng và hội chứng chuyển hóa do T có vai trò trong điều hoà chuyển hóa mỡ, insulin và glucose. TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015 60 * Tương quan giữa nồng độ T huyết tương với VB và tỷ lệ VB/VM ở BN nam ĐTĐ týp 2: Biểu đồ 3: Tương quan giữa nồng độ T huyết tương với VB nhóm bệnh. Có sự tương quan nghịch mức độ vừa giữa nồng độ T huyết tương với VB ở BN nam ĐTĐ týp 2, r = -0,399, p < 0,001. Biểu đồ 4: Tương quan giữa nồng độ T huyết tương với tỷ lệ VB/VM nhóm bệnh Có sự tương quan nghịch mức độ vừa giữa nồng độ T huyết tương với tỷ lệ VB/VM ở BN nam ĐTĐ týp 2, r = -0,391, p < 0,001. K T LUẬN Nồng độ T huyết tương ở nhóm BN nam ĐTĐ týp 2 thấp hơn nhóm chứng cùng độ tuổi (4,87 ± 1,92 ng/ml so với 5,81 ± 2,19 ng/ml, p < 0,01). Có mối tương quan nghịch giữa nồng độ T ở BN nam ĐTĐ týp 2 với tuổi (r = -0,265, p < 0,01), với BMI (r = -0,233, p < 0,05), VB (r = -0,399, p < 0,001) và tỷ lệ VB/VM (r = -0,391, p < 0,001). TÀI LI U THAM KHẢO 1. Nguyễn Thy Khuê, Mai Thế Trạch. Hội chứng chuyển hóa, Nội tiết học đại cương. Nhà xuất bản Y học. TP. Hồ Chí Minh. 2007, tr.503-508. 2. Tạ Văn Bình và CS. Đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose ở đối tượng có nguy cơ bị bệnh cao, đánh giá ban đầu về tiêu chuẩn khám sàng lọc được sử dụng. Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học: Hội nghị Khoa học toàn quốc Chuyên ngành Nội tiết và Chuyển hóa lần thứ 3. 2007, tr.987-994. 3. Nguyễn Thị Bạch Oanh, Nguyễn Hải Thủy, Nguyễn Cửu Lợi. Nồng độ T ở BN ĐTĐ týp 2. Tạp chí Nội tiết - Đái tháo đường, 6/2012 (Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị Nội tiết và Đái tháo đường Toàn quốc lần thứ IV). 2012, tr.317-324. 4. Nguyễn Văn Quýnh, Trần Đình Thắng, Nguyễn Xuân Hiệp. Nghiên cứu nồng độ T ở BN ĐTĐ týp 2. Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị Khoa học toàn quốc Chuyên ngành Nội tiết và Chuyển hóa lần thứ 3. 2007. 5. S Dhindsa, M G Miller, CL McWhirter, DE. Mager, H. Ghanim, A. Chaudhuri et al. Testosterone concentrations in diabetic and nondiabetic obese men. Diabetes Care. 2010, 33 (6), pp.1186-1192. TẠP HÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015 61 6. Grossmann M et al. Low testosterone levels are common and associated with insulin resistance in men with diabetes, J Clin Metab. 2008, 92, pp.1834-1837. 7. AA.Al.Hayek, YS Khader, S Jafal, N Khawaja, AA Robert, K Ajlouni. Prevalence of low testosterone levels in men with type 2 diabetes mellitus: A cross-sectional study. J Family Community Med. 2013, 20 (3), pp.179-186. 8. HA Feldman, C Longcope, CA Derby, CB Johannes, AB Araujo, AD Coviello et al. Age trends in the level of serum testosterone and other hormones in middle-aged men: longitudinal results from the Massachusetts male aging study. J Clin Endocrinol Metab. 2002, 87 (2), pp.589-598. 9. JC Lu, J Jing, JY Dai, AZ Zhao, Q Yao, K Fan et al. Body mass index, waist-to-hip ratio, waist circumference and waist-to-height ratio cannot predict male semen quality: a report of 1231 subfertile Chinese men. Andrologia. 2014. 10. AA Macdonald, AW Stewart, CM Farquhar. Body mass index in relation to semen quality and reproductive hormones in New Zealand men: a cross-sectional study in fertility clinics. Hum Reprod. 2013, 28 (12), pp.3178-3187.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftuong_quan_giua_nong_do_testosteron_huyet_tuong_voi_tuoi_va.pdf
Tài liệu liên quan