Qua nghiên cứu 230 bệnh nhân ≥ 60 tuổi được chụp có hoặc không kèm can thiệp động mạch vành qua da tại phòng thông tim của khoa Tim Mạch Can thiệp Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/10/2013 đến 31/03/2014. Chúng tôi đã rút ra những kết luận như sau: - Tỷ lệ mắc BTDTCQ tính trên dân số chung 230 bệnh nhân là: 7,4%. - Tỷ lệ mắc BTDTCQ ở nhóm chụp ĐMV là 0,9%, nhóm chụp kèm can thiệp ĐMV cấp cứu là 3% và nhóm can thiệp chương trình là 3,5%.
6 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ bệnh thận do thuốc cản quang sau chụp động mạch vành qua da có hoặc không kèm can thiệp ở người cao tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 168
TỶ LỆ BỆNH THẬN DO THUỐC CẢN QUANG SAU CHỤP ĐỘNG MẠCH VÀNH
QUA DA CÓ HOẶC KHÔNG KÈM CAN THIỆP Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Trần Lê Minh Thái*, Nguyễn Văn Tân**, Võ Thành Nhân**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ mắc bệnh thận do thuốc cản quang ở bệnh nhân ≥ 60 tuổi chụp động mạch
vành (ĐMV) qua da không can thiệp, chụp mạch vành kèm can thiệp cấp cứu, chụp mạch vành kèm can
thiệp chương trình.
Thiết kế: Nghiên cứu mô tả dọc
Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân ≥ 60 tuổi được chụp có hoặc không kèm can thiệp
ĐMV qua da tại phòng thông tim của khoa Tim Mạch Can thiệp Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/10/2013-31/03/2014
thỏa tiêu chuẩn nhận bệnh. Thu thập những dữ kiện lâm sàng và cận lâm sàng trước và sau thủ thuật theo mẫu.
Kết quả: Tổng số 230 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn, nam chiếm 61,7%, trung vị của tuổi là 70, tuổi nhỏ nhất
là 60 và tuổi lớn nhất là 89, HA trung bình <100 chiếm 14,3%, suy tim ≥ độ 3 chiếm 30%, đái tháo đường típ 2
chiếm 13,5%, EF 1,5 mg% chiếm 11,7%, phân nhóm độ
thanh lọc creatinin máu nền <60 ml/phút/1,73 m2 da chiếm 71,3%, thể tích thuốc cản quang trung bình theo cân
nặng 2,13 ± 0,95 ml/kg, tỷ số Cigarroa trung bình2,55 ± 2,31, tỷ lệ BTDTCQ trên 230 bệnh nhân là 7,4%, tỷ lệ
bệnh thận do thuốc cản quang ở nhóm chụp ĐMV là 0,9%, nhóm chụp kèm can thiệp ĐMV cấp cứu là 3% và
nhóm can thiệp chương trình là 3,5%.
Kết luận: Tỷ lệ mắc BTDTCQ ở người cao tuổi có huyết động ổn địnhphù hợp với nhiều nghiên cứu trong
và ngoài nước.
Từ khóa: Người cao tuổi, bệnh thận do thuốc cản quang (BTDTCQ), can thiệp động mạch vành qua da.
ABSTRACT
INCIDENCE OF CONTRAST-INDUCED NEPHROPATHY AFTER ANGIOGRAPHY WITH OR
WITHOUT PERCUTANEOUS CORONARY INTERVENTION IN THE ELDERLY PATIENT
Tran Le Minh Thai, Nguyen Van Tan, Vo Thanh Nhan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 168 - 173
Objectives: To determinethe incidence of contrast-induced nephropathy (CIN)in three groups: percutaneous
coronary angiogram, primary percutaneous coronary intervention (PCI) and elective PCI.
Design: Longitudinal study
Method: Patients ≥ 60 years old underwent angiogram or PCI from 01/10/2013 to 31/03/2014 satisfied
include criteria. The clinical and subclinical data were collectedby existing- form.
Results: 230 patients, male gender was 61.7%, median of age was 70, lowest age was 60, oldest age was 89,
mean of tension<100 was 14.3%, heart failure ≥NYHA III was 30%, diabetes mellituswas 13.5%, EF <40% was
17.8%, baseline serum creatinin >1,5 mg% was 11.7%, baseline eGFR <40 ml/min/1.73 m2 was 71.3%, mean of
contrast volume was 2.13 ± 0.95 ml/kg, Cigarroa quotient was 2.55 ± 2.31, the incidence of CIN was 7.4%, the
incidence of CIN in percutaneous coronary angiogram group was 0.9%, the incidence of CIN in primary PCI
group was 3%,and the incidence of CIN in elective PCI group was 3.5%.
Conclusions: The incidence of CIN in the elderly patient with stable hemodynamicafter percutaneous
coronary angiogram or PCI were similar to many studies.
* BV Đa khoa khu vực tỉnh An Giang ** Bộ Môn Lão khoa- Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc:BS. Trần Lê Minh Thái ĐT:0988857001 Email:minhthaibvcd@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nội Tổng quát 169
Keywords: Elderly, contrast-induced nephropathy (CIN), percutaneous coronary intervention (PCI).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh thận do thuốc cản quang (BTDTCQ)
là tình trạng suy thận cấp xảy ra sau dùng
thuốc cản quang trong lòng động mạch nhất là
trong chẩn đoán và can thiệp động mạch vành
(ĐMV). BTDTCQ chính là nguyên nhân gây
suy thận cấp mắc phải đứng hàng thứ 3 trong
bệnh viện, làm kéo dài thời gian nằm viện,
tăng chi phí điều trị, tăng tỷ lệ bệnh tật và tử
vong 35%(5). Có nhiều định nghĩa khác nhau về
BTDTCQ nhưng định nghĩa phổ biến nhất
thường được sử dụng trong các thử nghiệm
lâm sàng là sự tăng tuyệt đối nồng độ creatinin
máu >0,5 mg% hoặc tương đối nồng độ
creatinin máu >25% so với giá trị nền trong
vòng 48 giờ dùng thuốc cản quang và đã loại
trừ những nguyên nhân khác.(2)
BTDTCQ rất được các nhà tim mạch học
can thiệp quan tâm nhưng có rất ít đề tài
nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam mà
nhất là ở đối tượng có nguy cơ cao là người
cao tuổi. Tỷ lệ mắc BTDTCQ ở người cao tuổi
(NCT) theo nghiên cứu gần đây nhất năm 2013
của tác giả Naikuan Fu là 15,7%. Năm 2008, tác
giả Lý Ánh Loan(16) đã nghiên cứu trên 201
bệnh nhân từ 33-89 tuổi được chụp có hay
không với can thiệp mạch vành qua da tại
bệnh viện Chợ Rẫy, kết quả nghiên cứu cho
thấy tuổi trung bình của bệnh nhân là 60,1 và
tỷ lệ mắc BTDTCQ sau chụp có hoặc không
kèm can thiệp mạch vành qua da là 6%, còn tỷ
lệ mắc BTDTCQ ở bệnh nhân can thiệp mạch
vành là 2,91%nhưng tỷ lệ này có khả năng
không đúng cho dân số người cao tuổi.
Chúng tôi đặt ra câu hỏi nghiên cứu:
BTDTCQ sau chụp có hoặc không kèm can
thiệp ĐMV qua da ở người ≥ 60 tuổi tại bệnh
viện Chợ Rẫy có tỷ lệ bao nhiêu? Vì vậy,
nghiên cứu này được thực hiện nhằm để xác
định tỷ lệ BTDTCQ sau chụp có hoặc không
kèm can thiệp ĐMV qua da ở người ≥ 60 tuổi.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tất cả bệnh nhân ≥ 60 tuổi được chụp có
hoặc không kèm can thiệp động mạch vành qua
da tại phòng thông tim của khoa Tim Mạch Can
thiệp Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/10/2013 đến
31/03/2014.
Tiêu chuẩn loại trừ
Những bệnh nhân phơi nhiễm với thuốc cản
quang trong vòng 7 ngày trước chụp hoặc can
thiệp mạch vành qua da.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả dọc
Cỡ mẫu
2
2
)
2
1(
)1(
d
PPZ
n
= 202 bệnh nhân
Thu thập dữ liệu
Tất cả những bệnh nhân ≥ 60 tuổi trước khi
được chụp động mạch vành tại phòng thông tim
khoa Tim Mạch Can thiệp sẽ được lấy máu tĩnh
mạch xét nghiệm công thức máu (hemoglobin,
hematocrite), và nồng độ creatinin ở những thời
điểm:Lần 1: creatinin nền lấy trong vòng 24 giờ
trước thủ thuật. Giá trị độ thanh lọc(ĐTL)
creatinin lần 1 được tính theo công thức
Cockroft-Gault dựa vào dữ kiện: creatinin lần 1,
cân nặng, chiều cao của bệnh nhân.Ghi nhận các
thông tin của bệnh nhân: tuổi, giới, cân nặng,
chiều cao, tiền sử tăng huyết áp, tiền sử nhồi
máu cơ tim, tiền sử bắc cầu động mạch vành,
tiền sử bệnh mạch máu ngoại biên, đái tháo
đường típ 2, hạ huyết áp ở thời điểm trước khi
bệnh nhân được chụp mạch vành.Siêu âm tim
được thực hiện trước khi chụp mạch vành đánh
giá phân suất tống máu thất trái theo phương
pháp Simpson.
Bệnh nhân sau chụp ĐMV sẽ được chia
thành 2 nhóm: nhóm can thiệp ĐMV cấp cứu
và chương trình, sẽ được truyền normal salin
0,9% hoặc normal salin 0,45% với glucose 5%
liều 1 ml/kg/giờ trong 3-12 giờ trước thủ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 170
thuật.Riêng nhóm bệnh nhân nguy cơ cao (đái
tháo đường và suy giảm chức năng thận trước)
chúng tôi truyền thêm natri bicarbonate 1,4%
và glucose 2,5%. Sau thủ thuật, chúng tôi tiếp
tục truyền dịch với liều 1 ml/kg trong vòng 6
giờ và khuyến khích bệnh nhân dùng thêm
nước khoáng bằng đường uống (ít nhất 1000
ml).Nếu bệnh nhân có phân suất tống máu
<40%, tốc độ truyền dịch 0,5 ml/kg/giờ.Không
dùng NAC và các thuốc khác để dự phòng
BTDTCQ.Sau chụp có hoặc không kèm can
thiệp động mạch vành 48 giờ: xét nghiệm
creatinin máu lần 2, tính độ thanh lọc creatinin
lần 2.Ghi nhận biến chứng bệnh thận do thuốc
cản quang, loại thủ thuật, thể tích thuốc cản
quang dùng.Thuốc cản quang được sử dụng là
XENETIX®, 300ml có chứa Ioditriol 65,81g,
tương đương với 30g iod, là loại cản quang
không ion hóa và có áp lực thẩm thấu thấp.
Xử lý số liệu
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
16.0.Các biến số định lượng được trình bày dưới
dạng trung bình và độ lệch chuẩn. Các biến số
định tính được trình bày theo tần suất và tỷ lệ
phần trăm.Giá trị p<0,05 được xem là có ý nghĩa
thống kê.
KẾT QUẢ
Trong khoảng thời gian 6 tháng từ
01/10/2013 đến 31/03/2014, chúng tôi đã thu thập
230 bệnh nhân ≥60 tuổi được chụp có hoặc
không kèm can thiệp động mạch vành qua da tại
phòng thông tim của khoa Tim mạch can thiệp
Bệnh viện Chợ Rẫy.
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của mẫu
nghiên cứu
Đặc điểm Tần suất Tỷ lệ %
Giới tính Nam 142 61,7
Nữ 88 38,3
HA trung
bình
HA trung bình >100 mmHg 197 85,7
HA trung bình <100 mmHg 33 14,3
Suy tim ≥
độ 3
Có 69 30
Không 161 70
Đái tháo
đường típ 2
Có 31 13,5
Không 199 86,5
EF < 40% 41 17,8
Đặc điểm Tần suất Tỷ lệ %
≥ 40% 189 82,2
Phân
nhóm
creatinin
máu nền
>1,5 mg% 27 11,7
≤1,5 mg% 203 88,3
Phân
nhóm độ
thanh lọc
creatinin
máu nền
ĐTL creatinin <60
ml/phút/1,73 m
2
da
164 71,3
ĐTL creatinin ≥60
ml/phút/1,73 m
2
da
66 28,7
- Tuổi trung vị của mẫu nghiên cứu là 70;
bách phân vị 25% là 65,75; bách phân vị 75% là
76,25%, tuổi nhỏ nhất là 60 và tuổi lớn nhất là 89.
- Giá trị trung bình của creatinin máu nền là
1,18 ± 0,6 mg%. Giá trị nhỏ nhất là 0,63 mg% và
giá trị lớn nhất là 6,35 mg%
- ĐTL creatinin máu nền có giá trị trung bình
là 51,12± 17,06 (ml/phút/1,73 m2 da); bệnh nhân
có ĐTL creatinin máu nền thấp nhất là 7,79 và
cao nhất là 98,38 (ml/phút/1,73 m2 da).
- Thể tích thuốc cản quang trung bình dùng
trong thủ thuật của 230 bệnh nhân là 120,39 ±
48,48 ml; thể tích dùng thấp nhất là 40 ml và cao
nhất là 310 ml.
- Thể tích thuốc cản quang trung bình theo
cân nặng của từng bệnh nhân là 2,13 ± 0,95
ml/kg; thể tích theo cân nặng thấp nhất là 0,66
ml/kg và cao nhất là 7,38 ml/kg.
- Tỷ số Cigarroa trung bình là 2,55 ± 2,31;
thấp nhất là 0,59 và cao nhất là 23,4.
- Nhóm chụp ĐMV đơn thuần có tỷ lệ 18,3%.
- Nhóm chụp ĐMV và can thiệp cấp cứu
nong ĐMV qua da có tỷ lệ 29,1%.
- Nhóm can thiệp chương trình nếu bệnh
nhân đến muộn đã qua “thời gian vàng” của
tưới máu động mạch vành, hoặc can thiệp cứu
vãn nếu dùng tiêu sợi huyết thất bại có tỷ lệ
52,6%.
Bảng 2: Tỷ lệ mắc BTDTCQ của từng loại thủ thuật
Bệnh thận do thuốc cản quang Tần suất Tỷ lệ %
Có bệnh thận do thuốc cản quang 17 7,4
Chụp ĐMV 2 0,9
Chụp và can thiệp cấp cứu ĐMV 7 3
Can thiệp ĐMV chương trình 8 3,5
Không bệnh thận do thuốc cản quang 213 92,6
Tổng 230 100
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nội Tổng quát 171
BÀN LUẬN
Trong khoảng thời gian 6 tháng, chúng tôi
đã ghi nhận tỷ lệ mắc BTDTCQ là 7,4% (17/230)
bệnh nhân ≥60 tuổi được chụp có hoặc không
kèm can thiệp động mạch vành qua da tại phòng
thông tim của khoa Tim Mạch Can thiệp Bệnh
viện Chợ Rẫy. Trong 17 bệnh nhân mắc bệnh
thận do thuốc cản quang thì nhóm chụp và can
thiệp cấp cứu ĐMV cùng nhóm can thiệp ĐMV
chương trình có tỷ lệ mắc BTDTCQ gần tương
đương nhau (3% và 3,5%). Nguyễn Hữu Bi(15) ghi
nhận trên 100 bệnh nhân: tỷ lệ BTDTCQ là 9%,
bệnh nhân có huyết động học ổn định. Trương
Thị Ngọc Quyên(18) nghiên cứu trên 90 bệnh
nhân thì tỷ lệ bệnh thận do thuốc cản quang là
10%. Châu Văn Vinh(6) nghiên cứu mô tả hàng
loạt ca với cỡ mẫu 100 bệnh nhân chụp có hoặc
không có can thiệp động mạch vành thì tỷ lệ
bệnh thận do thuốc cản quang là 5%. Chong E và
Poh KK(7) thực hiện nghiên cứu đoàn hệ trên
8.789 bệnh nhân được can thiệp mạch vành qua
da từnăm 2000 đến 2008, bệnh nhân được chia
thành 3 nhóm: Nhóm A: nhồi máu cơ tim ST
chênh lên được can thiệp mạch vành qua da,
nhóm B: cơn đau thắt ngực không ổn định hoặc
nhồi máu cơ tim không ST chênh lên được can
thiệp động mạch vành qua da sớm, và nhóm C:
bệnh nhân không bị nhồi máu cơ tim được can
thiệp động mạch vành chương trình ghi nhận tỷ
lệ BTDTCQ lần lượt là 12%, 9,2% và 4,5% ở 3
nhóm A, B và C (p <0,0005). Cigarroa(8) và cộng
sự chia bệnh nhân thành 2 nhóm nghiên cứu:
một nhóm dùng thuốc cản quang không giới
hạn, một nhóm dùng thuốc cản quang theo cân
nặng và nồng độ creatinin máu. Kết quả tỷ lệ
mắc BTDTCQ ở 2 nhóm lần lượt là 26% và
2%.Conen DvàBuerkle G(10) nghiên cứu trên
1.383 bệnh nhân được can thiệp mạch vành qua
da tại Thụy Sĩ năm 2006 nhận thấy tỷ lệ mắc
BTDTCQ là 12%. Maioli Mvà Toso A đã nghiên
cứu(13) trên 3986 bệnh nhân được chụp mạch
vành từ tháng 6 năm 2003 đến tháng 5 năm 2008,
lấy tiêu chí chẩn đoán BTDTCQ là nồng độ
creatinin huyết thanh tăng ≥0,5 mg/dl trong
vòng 3 ngày sau dùng thuốc cản quang, tổn
thương thận không hồi phục được định nghĩa là
tăng nồng độ creatinin ≥25% ít nhất trong 3
tháng ghi nhận tần suất chung của bệnh thận do
thuốc cản quang là 12,1%. Tác giả Lý Ánh
Loan(16) ghi nhận tại khoa tim mạch can thiệp
bệnh viện Chợ Rẫy có 12/201 bệnh nhân mắc
BTDTCQ (chiếm tỷ lệ 6%). Tác giả Lý Ánh Loan
lý giải những nguyên nhân làm tỷ lệ mắc
BTDTCQ trong nghiên cứu bị giảm một phần do
bệnh nhân chụp động mạch vành kèm can thiệp
cấp cứu hoặc chương trình, nếu sau một ngày
xét nghiệm liên tiếp mà creatinin máu không
tăng, bệnh nhân không bị biến chứng gì khác,
thường sẽ được xuất viện điều trị ngoại trú nên
không thể theo dõi liên tục creatinin máu những
ngày kế tiếp, vì thế tác giả bỏ sót những trường
hợp tăng creatinin vào ngày thứ 2 làm tỷ lệ mắc
BTDTCQ giảm đi; một số trường hợp bệnh nhân
chụp động mạch vành nếu không phát hiện tổn
thương hoặc tổn thương chưa có chỉ định can
thiệp sẽ cho bệnh nhân xuất viện ngày hôm sau,
chụp có tổn thương nhưng bệnh nhân đã qua
“thời gian vàng của tái tưới máu” nếu không còn
chỉ định can thiệp cấp cứu sẽ chuyển sang can
thiệp chương trình nên cũng có thể được cho
xuất viện ngày hôm sau do đó không khảo sát
được creatinin máu vào ngày thứ 2 ở nhóm bệnh
nhân này. Nghiên cứu của chúng tôi đã loại ra
những bệnh nhân được cho xuất viện sớm
không kiểm tra nồng độ creatinin máu vào ngày
thứ 2 nên đã giảm được phần nào yếu tố ảnh
hưởng đến tỷ lệ mắc BTDTCQ. Tác giả Lý Ánh
Loan cũng nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh BTDTCQ
thay đổi rộng theo từng nghiên cứu và phụ
thuộc vào định nghĩa dùng để chẩn đoán, sự
hiện diện ít hay nhiều YTNC, biện pháp phòng
ngừa và tình trạng huyết động học lúc làm thủ
thuật. Tỷ lệ BTDTCQ sẽ tăng từ 1,2% đến 100%
khi số YTNC tăng từ 0 – 4.(14)
Theo các nghiên cứu trong nước và trên thế
giới, những bệnh nhân có tình trạng huyết động
học ổn định trước khi làm thủ thuật có tỷ lệ mắc
BTDTCQ thấp. Ngược lại, nếu tình trạng huyết
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 172
động học không ổn định trước khi làm thủ thuật
thì tỷ lệ mắc BTDTCQ rất cao (bảng 4.3):
Bảng 3: Tỷ lệ bệnh thận do thuốc cản quang theo tiêu
chuẩn creatinine máu tăng >25%
Tác giả Năm Tỷ lệ BTDTCQ
(%)
Huyết động
Gruberg
(12)
2000 37 Không ổn định
Giancarlo M
(11)
2004 19 Không ổn định
Alberto BM
(1)
2007 12 Không ổn định
Park
(17)
2007 4,1 ổn định
Nguyễn Hữu Bi
(15)
2004 9 ổn định
Lý Ánh Loan
(16)
2009 6 ổn định
Chúng tôi 2014 7,4 ổn định
Lâm sàng của BTDTCQ có 2 thể: thể suy
thận cấp không thiểu niệu và thể suy thận cấp
thiểu niệu. Thể suy thận cấp thiểu niệu: không
có triệu chứng lâm sàng là tình trạng suy giảm
chức năng thận tạm thời,(3,4)nồng độ creatinin
máu bắt đầu tăng trong vòng 24 giờ sau dùng
thuốc cản quang, đỉnh cao vào ngày thứ 3-5 và
trở về giá trị nền trong vòng 10-15 ngày. Thể này
thường gặp và khởi đầu với phân suất bài tiết
natri thấp(9). Thể suy thận cấp thiểu niệu: lưu
lượng nước tiểu giảm <500 ml/24 giờ, thuốc cản
quang đã tồn tại 2-5 ngày, đỉnh cao của creatinin
máu vào ngày thứ 5-10 và trở về bình thường
trong vòng 2-3 tuần. Một số ít bệnh nhân nồng
độ creatinin máu tiếp tục tăng, nước tiểu tiếp tục
giảm cần phải chạy thận nhân tạo.Tỷ lệ biến
chứng và tử vong tăng cao hơn so với nhóm suy
thận cấp không thiểu niệu.(4) Chúng tôi ghi nhận
có 17 trường hợp mắc BTDTCQ với đặc điểm
của từng bệnh và diễn tiến nồng độ creatinin
trong máu đạt đỉnh vào ngày thứ 3 đến ngày 5
như trong y văn và bắt đầu giảm xuống kể từ
ngày thứ 4 trở đi có nhiều trường hợp gần trở về
mức creatinin trước nhập viện. Chúng tôi có 1
trường hợp bệnh thận mạn giai đoạn cuối phải
lọc thận định kỳ 3 lần/tuần nên ngay sau thủ
thuật chúng tôi tiến hành kiểm tra creatinin máu
và cho bệnh nhân lọc thận cấp cứu chứ không
đợi đến giờ thứ 48 mới kiểm tra lại. Chúng tôi có
1 trường hợp phải lọc thận cấp cứu do bệnh
nhân có tiền sử bệnh thận mạn trước đó chưa
chạy thận nhân tạo và sau thủ thuật bệnh nhân
có tình trạng vô niệu, kiểm tra creatinin máu
tăng nên được chỉ định lọc thận cấp cứu. Hai
trường hợp phải lọc thận cấp cứu có kết cục tốt
và xuất viện vài ngày sau đó.
Hạn chế của nghiên cứu:Nghiên cứu của
chúng tôi chỉ thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy,
thời gian nghiên cứu ngắn không thể dùng
phương pháp tính cỡ mẫu của nghiên cứu bệnh
chứng nên cỡ mẫu nhỏ và do đó tỷ lệ phát hiện
BTDTCQ và khảo sát những yếu tố nguy cơ của
bệnh ở người cao tuổi còn hạn chế và chưa thể
đại diện cho dân số chung. Mặt khác, một số yếu
tố nguy cơ đã được đã được các bác sĩ trong
khoa nhận biết và dự phòng tốt nên không có số
liệu để khảo sát.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 230 bệnh nhân ≥ 60 tuổi
được chụp có hoặc không kèm can thiệp động
mạch vành qua da tại phòng thông tim của khoa
Tim Mạch Can thiệp Bệnh viện Chợ Rẫy từ
01/10/2013 đến 31/03/2014. Chúng tôi đã rút ra
những kết luận như sau:
- Tỷ lệ mắc BTDTCQ tính trên dân số chung
230 bệnh nhân là: 7,4%.
- Tỷ lệ mắc BTDTCQ ở nhóm chụp ĐMV là
0,9%, nhóm chụp kèm can thiệp ĐMV cấp cứu là
3% và nhóm can thiệp chương trình là 3,5%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alberto BM (2007). "Contrast-Induced Nephropathy and
acute renal failure following urgentcardiac catheterrization:
incidence, risk factor, and prognosis", Rev Esp Cardiol, 60(10),
pp.1026-1034.
2. Antonio LB (2008). "Complication: Contrast-Induced
Nephropathy", Journal of Interventional Cardiology, 21,
pp.74-85.
3. Barrett BJ (1993). "Metaanalysis of the relative nephrotoxicity
of high- and low-osmolality iodinated contrast media",
Radiology, 1(188), pp.171-178.
4. Benko A (1989). "Nephrotoxicity of contrast media", Kidney
Int, 36, pp.730-740.
5. Benko A (2007). "Guidelines for the prevention of contrast
induced nephropathy", Canadian Association of Radiologists,
pp.1-14.
6. Châu Văn Vinh (2012). "Khảo sát bệnh thận do thuốc cản
quang ở bệnh nhân chụp và can thiệp động mạch vành tại
bệnh viện thống nhất", Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí
Minh, 16(1), tr.83-87.
7. Chong E (2010). "Comparison of risks and clinical predictors
of contrast-induced nephropathy in patients undergoing
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nội Tổng quát 173
emergency versus nonemergency percutaneous coronary
interventions", J Interv Cardiol, 23(5), pp.451-459.
8. Cigarroa RG (1989). "Dosing of contrast material to prevent
contrast nephropathy in patient with renal disease", Am J
Med, 86, pp.649-652.
9. Clyde WY (2013). "ACCF/AHA Guideline for the
Management of Heart Failure", Circulation, 128, pp.e240-e327.
10. Conen D (2006). "Hypertension is an independent risk factor
for contrast nephropathy after percutaneous coronary
intervention", Int J Cardiol, 110(2), pp.237-241.
11. Giancarcarlo M (2006). "N-acetylcysteine and contrast-
induced nephropathy in primary angioplasty", N Engl J Med,
354, pp.2773-2782.
12. Gruberg L (2006). "N-acetylcysteine and contrast induced
nephropathy in primary angioplasty", N Engl J Med, 354,
pp.2773-2782.
13. Maioli M (2012). "Persistent renal damage after contrast-
induced acute kidney injury: incidence, evolution, risk factors,
and prognosis", Circulation, 125(25), pp.99-107.
14. Maiolim (2008). "Sodium bicarbonate versus saline for the
prevention of contrast induced nephropathy in patients with
renal dysfunction undergoing coronary angiography or
intervention", J Am Coll Cardiol, 52, pp.599-604.
15. Nguyễn Hữu Bi (2004). “Biến chứng thận do thuốc cản
quang”, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Dược thành phố
Hồ Chí Minh.
16. Lý Ánh Loan (2009). “Tỷ lệ và các yếu tố nguy cơ của bệnh
thận do thuốc cản quang sau chụp, can thiệp động mạch
vành”, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Thành
phố Hồ Chí Minh.
17. Park KW (2007). "The incidence and predictors of contrast-
induced nephropathy in adequately hydrated elderly patients
with impaired renal function", Nephrol Dial Transplant, 6, 22,
pp.1794-1795.
18. Trương Thị Ngọc Quyên (2005). “Nhận xét sự thay đổi CK,
CK-MB, Creatinin sau chụp, can thiệp động mạch vành tại
bệnh viện Thống Nhất Tp Hồ Chí Minh”, Luận văn tốt
nghiệp bác sỹ nội trú lão khoa, Đại học Y Dược TP Hồ Chí
Minh.
Ngày nhận bài báo: 31/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/11/2014
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tylebenh_than_do_thuoc_can_quangsau_chup_dong_mach_vanh_qua.pdf