HẠN CHẾ
Nghiên cứu được thiết kế theo loại hình
nghiên cứu quan sát nên kết quả thu được có
giới hạn trên phương diện bằng chứng y khoa.
Sai lệch hồi tưởng: sản phụ sinh xong rất mệt
mỏi vì vậy chúng tôi chỉ phỏng vấn khi sản phụ
đồng ý và sẵn sàng trả lời và các thông tin sau
khi được phỏng vấn xong sẽ được đối chiếu lại
với hồ sơ khám thai và và hồ sơ bệnh án. Yếu tố
thời gian chuyển dạ chúng tôi không phân ra
làm các giai đoạn chuyển dạ riêng do thiết kế
nghiên cứu, chúng tôi không thể biết hết chính
xác thời gian chuyển dạ từng giai đoạn. Hiện
nay có phương pháp chuẩn đoán bí tiểu sau sinh
mới là đo thể tích nước tiểu tồn lưu bằng máy
Bladder Scaner, trong thời gian thực hiện nghiên
cứu chưa được dùng.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu cắt ngang 1122 sản phụ sinh
đường âm đạo tại Bệnh viện Hùng Vương trong
thời gian từ 19/11/2012 đến 25/4/2013 chúng tôi
rút ra một số kết luận sau:
1. Tỷ lệ bí tiểu sau sinh đường âm đạo là
12,3%, KTC 95% [10,2‐14,3]. Trong đó: bí tiểu
hoàn toàn 6,42%, KTC 95% [5‐8] và bí tiểu không
hoàn toàn 5,88%, KTC 95% [4,5‐7,4].
2. Một số yếu tố liên quan ghi nhận: Được
giúp sinh bằng giác hút (PR=5,6; KTC 95% [3,13‐
10,04]). Được giúp sinh bằng kềm (PR=10,31;
KTC 95% [4,11‐28,86]). Sinh con có trọng lượng ≥
3800g (PR=2,25; KTC 95% [1,09‐5,84]). Sinh con
rạ (PR=0,55 ; KTC 95% [0,36‐0,86]). Không giảm
đau sản khoa (PR=0,165 KTC 95% [0,1‐0,25]).
Không đặt thông niệu đạo‐BQ (PR=2,56; KTC
95% [1,55‐4,22]). Không tổn thương TSM
(PR=0,18; KTC 95% [0,08‐0,4]).
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ bí tiểu sau sanh và một số yếu tố liên quan trên sản phụ tại bệnh viện Hùng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 183
TỶ LỆ BÍ TIỂU SAU SANH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRÊN SẢN PHỤ TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
Đặng Thị Bình*, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang**
TÓM TẮT
Tổng quan và mục tiêu: Bí tiểu sau sinh (BTSS) là một trong những biến chứng thường gặp, nhất là
những trường hợp sinh có hỗ trợ, sinh khó. Tỷ lệ bí tiểu sau sinh dao động khá cao. Ở nước ngoài, có nhiều công
trình nghiên cứu với quy mô lớn đã cho thấy tỷ lệ BTSS thay đổi trong khoảng 0,45%‐17,9%.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 1122 thai phụ đơn thai, sanh ngã âm đạo tại bệnh viện Hùng
vương từ 11/2012 đến 04/2013.
Kết quả: Tỷ lệ bí tiểu sau sinh đường âm đạo là 12,3% KTC 95% (10,2‐14,3). Trong đó: bí tiểu hoàn toàn
6,42% KTC 95% (5‐8) và bí tiểu không hoàn toàn 5,88% KTC 95% (4,5‐7,4). Một số yếu tố liên quan ghi nhận:
Được giúp sinh bằng giác hút (PR=5,6; KTC 95% (3,13‐10,04)), được giúp sinh bằng kềm (PR=10,31; KTC
95% (4,11‐28,86)), sinh con có trọng lượng ≥ 3800g (PR=2,25; KTC 95% (1,09‐5,84), sinh con rạ (PR=0,55 ;
KTC 95% (0,36‐0,86)), không giảm đau sản khoa (PR=0,165 KTC 95% (0,1‐0,25)), không đặt thông niệu đạo‐
BQ (PR=2,56; KTC 95% (1,55‐4,22)), không tổn thương TSM (PR=0,18; KTC 95% (0,08‐0,4)).
Kết luận: bí tiểu sau sinh thường gặp, do nhiều yếu tố tác động và có thể dự phòng hiệu quả
ABSTRACT
PREVALENCE OF POSTPARTUM URINARY RETENTION AFTER VAGINAL DELIVERY
AND SOME RELATED FACTORS IN HUNG VUONG HOSPITAL
Dang Thi Binh, Huynh Nguyen Khanh Trang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 183 ‐188
Background and objectives: Postpartum urinary retention is one of the common complications,
especially in the case of assisted or difficult deliveries. The rate of postpartum urinary retention is high
ranges. In abroad, there are many research shown that large‐scale changes in the rate of postpartum urinary
retention from 0.45% to 17.9%.
Methods: cross‐sectional study on 1122 women with singleton pregnancy, vaginal delivery at Hung Vuong
Hospital from 11/ 2012 to 04 / 2013.
Results: The rate of urinary retention after vaginal delivery is 12.3% 95% CI (10.2 ‐14.3). In which: 6.42%
complete urinary retention 95% CI (5‐8) and urinary retention incomplete 5.88% (95% CI (4.5 to 7.4)). A
number of factors related note: vacumm aspiration (PR=5.6, 95% CI (3.13 to 10.04)), forceps deliveries
(PR=10.31, 95% CI (4.11 to 28.86)), birth weight ≥ 3800g (PR=2.25, 95% CI (1.09 to 5.84), non‐nulliparous
women (PR=0.55, 95% CI (0.36 to 0.86)), no epidural anesthesia (PR=0.165 95% CI (0.1‐.25)), no insertion of
Foley catheter (PR=2.56, 95% CI (1.55 to 4.22)), no perineal trauma (PR=0.18, 95% CI (0.08 to 0.4)).
Conclusions: Postpartum urinary retention is frequent. There are many factors relating to postpartum
urinary retention but almost all of them can preven effectively.
Keywords: Postpartum urinary retention, vaginal delivery.
* Phòng khám Đa khoa Hồng Lạc ** Bộ môn Phụ Sản ĐHYD Tp HCM
Tác giả liên lạc: Huỳnh Nguyễn Khánh Trang ĐT: 0903882015 Email: pgs.huynhnguyenkhanhtrang@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 184
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bí tiểu sau sinh (BTSS) là một trong những
biến chứng thường gặp, nhất là những trường
hợp sinh có hỗ trợ, sinh khó. Bí tiểu sau sinh tuy
không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại
làm cho sản phụ khó chịu về vận động, cảm giác
cũng như tinh thần(12,18). Quá trình mang thai,
chuyển dạ và sổ thai đã làm ảnh hưởng đến các
cơ quan trong tiểu khung và đáy chậu(3,3)..Bàng
quang và niệu đạo bị chèn ép, đụng dập, phù
nề, tổn thương(1).
Tỷ lệ bí tiểu sau sinh dao động khá cao. Ở
nước ngoài, có nhiều công trình nghiên cứu
với quy mô lớn đã cho thấy tỷ lệ BTSS thay đổi
trong khoảng 0,45%‐17,9%(5). Một nghiên cứu
hồi cứu với 11332 trường hợp tại Hoa Kỳ theo
tác giả Carley năm 2002 với cho tỷ lệ là
0,45%(6). Tại Thụy Điển năm 1994 theo tác giả
Andolf và cộng sự với một nghiên cứu tiến
cứu ca bệnh đối chứng 539 trường hợp, khảo
sát TTTL sau sinh 3 ngày, với TTTL > 150ml,
cho tỷ lệ 1,5%(2). Nghiên cứu khác tại Trung
Quốc, Ching‐Chung và cộng sự với tiêu chuẩn
không tự đi tiểu sau sinh 6 giờ và thông tiểu
trên 150ml thì cho tỷ lệ 4%(8). Theo nghiên cứu
của tác giả Kekre tại Vellore, Ấn Độ ghi nhận
10.9% có bí tiểu sau sinh(15).
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu, tuy
không nhiều nhưng cho thấy bí tiểu sau sinh
khá phổ biến. Tại Bệnh Viện Trung Ương Huế
năm 2006 tác giả Hồ Xuân Lãng nghiên cứu
1080 trường hợp sinh đường âm đạo cho thấy
tỷ lệ BTSS là 4,9% (12). Một nghiên cứu khác với
384 trường hợp tại Bệnh viện Từ Dũ năm 2002
tác giả Nguyễn Thị Quý Khoa ghi nhận tỷ lệ
BTSS là 13,5%(18). Các nghiên cứu trong và
ngoài nước cho thấy tỷ lệ BTSS khá phổ biến
và thay đổi tùy thuộc vào thiết kế nghiên cứu
và tiêu chuẩn chẩn đoán.
Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến
một số yếu tố sản khoa có liên quan đến tình
trạng bí tiểu sau sinh như: sinh con lần đầu, sinh
bằng dụng cụ kềm hay giác hút, chuyển dạ kéo
dài, thai to, chu vi vòng đầu con lớn, mức độ tổn
thương tầng sinh môn, đặc biệt là gây tê ngoài
màng cứng trong giảm đau sản khoa(13,15).
Điều trị bí tiểu sau sinh có thể sử dụng các
biện pháp điều trị không xâm lấn như: tư vấn
tâm lý, tạo không gian riêng tư khi đi tiểu, tắm
nước ấm, chườm ấm hoặc lạnh, mát xa bụng.
Cũng có thể dùng các biện pháp xâm nhập như:
đặt thông niệu đạo‐bàng quang, châm cứu, điện
châm, dùng thuốc. Bệnh nhân thường khỏi sau
một vài ngày. Nhưng cũng có trường hợp kéo
dài 2 đến 4 tuần(7,12).
Tại Khoa Sinh Bệnh viện Hùng Vương hàng
năm có số sinh khoảng 22.000‐23.000 trường hợp
sinh đường âm đạo. Vấn đề bí tiểu sau sinh
được ghi nhận khá phổ biến ở khoa hậu sản
nhưng chưa có nghiên cứu về tình trạng này. Do
đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với
Mục tiêu nghiên cứu
1. Xác định tỷ lệ bí tiểu sau sinh trên sản phụ
sinh đường âm đạo tại Bệnh Viện Hùng Vương.
2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến bí
tiểu sau sinh đường âm đạo: số lần sinh, cách
sinh, thời gian chuyển dạ, giảm đau sản khoa,
sinh chỉ huy, đặt thông niệu đạo‐bàng quang,
tổn thương tầng sinh môn, trọng lượng con, chu
vi vòng đầu con.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Sản phụ đã sinh đường âm đạo tại khoa
hậu sản Bệnh Viện Hùng Vương trong thời
gian tháng 11/2012 đến tháng 4/2013.
Cỡ mẫu
n=Z²1‐α/2(1‐P)P/d 2 với độ tin cậy 95% nên Z1‐
α/2=1,96. Chọn P=13,5% theo Nguyễn Thị Quý
Khoa(17). Độ chính xác là: 2% tức d=0,02.
Với α=0,05 (độ tin cậy 95%) thì Z1‐α/2=1,96,
chọn d=0,02, tính ra được cỡ mẫu là 1121,5.
Nghiên cứu chúng tôi thu nhận 1122 đối tượng.
Tiêu chuẩn chọn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 185
Sản phụ sinh đường âm đạo, ngôi đầu.
Thai đủ tháng có tuổi thai 38‐42 tuần theo siêu
âm 3 tháng đầu. Con sống. Sản phụ phải tỉnh
táo, trả lời được phỏng vấn. Đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại
Các trường hợp có tiền căn mổ lấy thai, đa
thai. Sản phụ mắc các bệnh lý gây rối loạn đi
tiểu: chấn thương cột sống, sỏi bàng quang, sỏi
niệu đạo, sa bàng quang. Sản phụ phải lưu
thông niệu đạo‐bàng quang theo chỉ định bệnh
lý: sản giật, tiền sản giật nặng, các trường hợp có
choáng, bệnh tim mạch, băng huyết sau sinh.
Sản phụ phải lưu thông niệu đạo‐bàng quang
theo chỉ định bệnh lý: sản giật, tiền sản giật
nặng, các trường hợp có choáng, bệnh tim mạch,
băng huyết sau sinh.
Chọn mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp tuần tự thuận
lợi, sản phụ được chọn theo tiêu chuẩn chọn
mẫu đã nêu cho đến khi đủ số lượng 1122
trường hợp.
Để giảm tối đa sai lệch khi nghi nhận
thông tin, tác giả tự phỏng vấn, theo dõi từng
trường hợp.
Các sản phụ sau khi sinh xong, ổn định được
cho về phòng hậu sản, đủ tiêu chuẩn chọn mẫu
sẽ được mời tham gia nghiên cứu, nếu đồng ý
tham gia nghiên cứu thì các sản phụ sẽ được
thăm khám, phỏng vấn và theo dõi để xác định
có đi tiểu được hay không.
Nếu sản phụ đi tiểu bình thường sẽ được tư
vấn, khuyến khích vận động, đi tiểu mỗi 3‐4 giờ
kể cả khi không có cảm giác buồn tiểu, cho trẻ
bú mẹ sớm, giải đáp những thắc mắc nếu sản
phụ hỏi. Các sản phụ được phỏng vấn theo bộ
câu hỏi. Con các sản phụ được đo chu vi vòng
đầu. Kết hợp với hồ sơ bệnh án hoàn thành
phiếu nghiên cứu.
Nếu các sản phụ không đi tiểu được sẽ được
ghi nhận, theo dõi tình trạng bí tiểu trong thời
gian nằm viện: biện pháp điều trị không xâm lấn
được áp dụng đầu tiên: Hướng dẫn sản phụ
uống nhiều nước, chườm ấm hoặc lạnh vùng hạ
vị. Khuyến khích sản phụ vận động. Ngồi dậy,
đứng lên, đi lại. Cho thuốc giảm đau nếu sản
phụ có than phiền đau tầng sinh môn. Khuyến
khích sản phụ nên ra nhà vệ sinh để tạo yếu tố
riêng tư, thoải mái khi đi tiểu, không nên ngồi
bô trong phòng bệnh.
Nếu sản phụ đã cố gắng bằng các biện
pháp trên mà vẫn không đi tiểu được thì tư
vấn giải thích điều trị bằng đặt thông niệu
đạo‐bàng quang.
Kết quả xử lý với phần mềm thống kê Stata
12.0
KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu (N=1122)
Yếu tố Tần số %
Sinh thường 1015 90,5
Sinh hút 79 7,0
Sinh kềm 28 2,5
Con so 565 50,4
Con rạ 557 49,6
Nơi ở
Tp Hồ Chí Minh 495 44,1
Tinh 627 55,9
Nghề
Công nhân viên 279 18,6
Nội trợ 410 36,5
Buôn bán 173 15,4
Trí thức 209 18,6
Khác 51 4,6
Trình độ văn hóa
Mù chữ 1 0,1
Cấp 1 72 6,4
Cấp 2 254 22,6
Cấp 3 574 51,2
Đại học, sau đại học 221 19,7
Thời gian chuyển dạ
< 15 giờ 1007 89,8
≥ 15 giờ 115 10,2
Bảng 2. Tỷ lệ bí tiểu sau sinh trong nghiên cứu
Loại hình Số ca % KTC 95%
BTSS chung 138 12,3 10,4-14,3
BTSS hoàn toàn 72 6,42 5-8
BTSS không hoàn toàn 66 5,88 4,5-7,4
BTSS: Bí tiểu sau sinh
Bảng 3. Bảng tóm tắt của phân tích đơn biến
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 186
Biến số PR KTC 95% P
Sinh con rạ 0,49 0,3-0,7 <0,001
Sinh hút 6,55 3,97-10,8 <0,001
Sinh kềm 13,5 6,21-29,5 <0,001
TGCD Trên 15 giờ 1,7 1,01-2,8 0,04
Không sinh chỉ huy 0,54 0,35-0,8 0,007
Không GĐ SK 0,14 0,09-0,2 <0,001
Không đặt thông NĐ-BQ 1,28 0,86-1,9 0,22
Không tổn thương TSM 0,2 0,11-0,4 <0,001
Con ≥ 3800g 4,82 2,4-8,2 <0,001
CVVĐ con > 35cm 3,03 1,6-5,7 0,001
TGCD: thời gian chuyển dạ; GĐSK: giảm đau sản khoa;
TSM tầng sinh môn; CVVĐ: chu vi vòng đầu
Bảng 4. Phân tích hồi quy đa biến
Biến số PR* KTC 95% P
Con rạ 0,55 0,36-0,86 0,007
Sinh hút 5,6 3,13-10,04 <0,001
Sinh kềm 10,31 4,11-24,86 <0,001
TGCD ≥ 15 giờ 0,99 0,53-1,85 0,94
Không sinh chỉ huy 0,79 0,46-1,33 0,378
Không GĐSK 0,165 0,10-0,25 <0,001
Không đặt thông NĐ–BQ 2,56 1,55-4,22 <0,001
Không tổn thương TSM 0,18 0,08-0,4 <0,001
Con ≥ 3800g 2,25 1,09-5,84 0,024
CVVĐ> 35 cm 2,39 0,99-5,79 0,052
(*): Logistic regression với PR hiệu chỉnh
BÀN LUẬN
Theo y văn, tỷ lệ NKNLQOTT là 9‐23%(14).
Như Bí tiểu sau sinh là một tình trạng khá phổ
biến với tỷ lệ khác nhau thay đổi từ 0,05%‐17,9%
đối với sinh đường âm đạo và 3,3%‐24,1% sau
mổ lấy thai(13). Phụ thuộc vào các tiêu chuẩn
được sử dụng và phản ánh sự khác biệt trong
thực tế sản khoa. Các nghiên cứu về BTSS trong
nước và trên thế giới chưa có nhiều. Mỗi tác giả
chọn một cách nghiên cứu riêng, thiết kế nghiên
cứu, tiêu chuẩn chẩn đoán riêng cho thấy tỷ lệ
BTSS khác nhau theo từng tác giả.
Chuyển dạ là một quá trình có sự thúc đẩy
của nhiều yếu tố như cơn co tử cung, sức khỏe
của sản phụ, ngôi thế của thai. Chuyển dạ càng
kéo dài có thể làm tổn thương các thớ cơ BQ, tổn
thương các hạch thần kinh nằm trong thành
bàng quang và các dây thần kinh quanh BQ.
Thời gian chuyển dạ càng kéo dài thì nguy cơ
càng cao. Cùng với cảm giác sợ đi tiểu vì sợ đau
sẽ gây BTSS(8,12). Bouhuors AC và cộng sự nghiên
cứu ảnh hưởng của chuyển dạ và những thay
đổi sinh lý trong thời gian mang thai lên chức
năng của bàng quang trong thời kỳ hậu sản và
góp phần làm tăng tỷ lệ BTSS(4).
Thai kỳ và chuyển dạ là những yếu tố có
liên quan đến những thay đổi ở cơ quan vùng
chậu(3). Sinh đường âm đạo làm tăng đáng kể
nguy cơ chấn thương cơ vùng đáy chậu dù
không thấy rõ bằng mắt, đặc biệt là những lần
sinh đầu tiên, đối với những lần sinh sau sự
căng dãn đã được trải qua do đó sự tổn
thương cơ vùng chậu ít hơn. Những biến
chứng hay gặp sau sinh đường âm đạo cũng
được nhiều tác giả ghi nhận, rối loạn đi tiểu
sau sinh xảy ra, trong đó BTSS là biến chứng
thường gặp(7). Nhiều nghiên cứu cũng ghi
nhận rằng sản phụ sinh con so có nguy cơ
BTSS nhiều hơn sản phụ sinh con rạ(4,14,12,12).
Sản phụ sinh con so có TSM rắn chắc hơn,
khung chậu chưa được thử thách, TSM rắn
chắc hơn, thời gian chuyển dạ có thể kéo dài
hơn sản phụ sinh con rạ làm cho cuộc chuyển
dạ khó khăn hơn.
Rách TSM hay cắt may TSM làm tổn thương
một phần thần kinh vùng đáy chậu nơi đường
cắt, rách đi ngang qua. Đặc biệt hiện nay vấn đề
cắt TSM được áp dụng rộng rãi khi sinh, nhất là
khi có chỉ định giúp sinh. TSM có thể bị tổn
thương nặng thêm khi sổ thai hay khi giúp sinh
không đúng kỹ thuật. Tổn thương từ đơn giản
đến phức tạp, thường thì sẽ tự phục hồi sau
sinh. Tổn thương TSM gây phù nề vùng đáy
chậu, chèn ép niệu đạo. Mức độ BTSS càng gia
tăng khi tổn thương càng trầm trọng, đặc biệt có
kèm theo huyết tụ thành âm đạo hay TSM(12).
Cuộc chuyển dạ sinh con to thường khó
khăn, thời gian chuyển dạ kéo dài hơn. Khả
năng sinh giúp cũng cao hơn. Nếu bỏ qua các
yếu tố kéo theo đó việc sinh con to sẽ làm cho
BQ‐niệu đạo bị chèn ép khi thai đi xuống trong
quá trình sinh, gây tổn thương hệ thống thần
kinh quanh BQ‐niệu đạo, phù nề BQ, cổ BQ và
niệu đạo dẫn đến BTSS(14,18).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 187
Trên lâm sàng chỉ định đặt thông niệu đạo‐
bàng quang trước khi sinh thủ thuật là điều
thường làm. Ngoài ra, nó còn được thực hiện ở
những trường hợp bàng quang căng đầy làm
cản trở sự xuống của ngôi thai. Làm trống BQ
trước khi sinh còn giúp giảm nguy cơ tổn
thương cơ BQ, làm giảm các rối loạn tiết niệu
sau sinh. Nghiên cứu của chúng tôi nhóm có bí
tiểu có 34,06% được giúp sinh bằng dụng cụ cao
hơn so với Nguyễn Thị Quý Khoa (19,2%) và
của Hồ Xuân Lãng (13,2%). Cả hai tác giả đều
kết luận giúp sinh là yếu tố nguy cơ làm tăng
BTSS. Eason và cộng sự tiến hành nghiên cứu
thuần tập 949 trường hợp sinh đường âm đạo(10).
Dolan và cộng sự tiến hành nghiên cứu thuần
tập 492 trường hợp sinh đường âm đạo(9). Tô
Mai Xuân Hồng nghiên cứu mô tả cắt ngang
5526 sản phụ sinh đường âm đạo có 200 trường
hợp được giúp sinh bằng forsep(19). Các tác giả
đều kết luận giúp sinh bằng kềm và giác hút là
yếu tố nguy cơ BTSS. Mulder FE, Kekre,
Bouhours AC cũng có kết luận tương tự(4,15).
Giảm đau bằng gây tê ngoài màng cứng
hàng loạt các tác dụng phụ liên quan đến lâm
sàng đã được báo cáo. Bốn tác dụng phụ cổ điển
là ngứa, buồn nôn và nôn, bí tiểu, suy hô hấp(17).
Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến tác dụng của
thuốc giảm đau lên chức năng của bàng quang,
làm giảm chức năng của BQ bằng cách gây ra ức
chế phụ thuộc khả năng co bóp và giảm cảm
giác của BQ. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ
lệ có giảm đau trong chuyển dạ là 34,5%. Qua
phân tích hồi quy đa biến có sự liên quan giữa
giảm đau sản khoa và BTSS với OR*=0,165.
HẠN CHẾ
Nghiên cứu được thiết kế theo loại hình
nghiên cứu quan sát nên kết quả thu được có
giới hạn trên phương diện bằng chứng y khoa.
Sai lệch hồi tưởng: sản phụ sinh xong rất mệt
mỏi vì vậy chúng tôi chỉ phỏng vấn khi sản phụ
đồng ý và sẵn sàng trả lời và các thông tin sau
khi được phỏng vấn xong sẽ được đối chiếu lại
với hồ sơ khám thai và và hồ sơ bệnh án. Yếu tố
thời gian chuyển dạ chúng tôi không phân ra
làm các giai đoạn chuyển dạ riêng do thiết kế
nghiên cứu, chúng tôi không thể biết hết chính
xác thời gian chuyển dạ từng giai đoạn. Hiện
nay có phương pháp chuẩn đoán bí tiểu sau sinh
mới là đo thể tích nước tiểu tồn lưu bằng máy
Bladder Scaner, trong thời gian thực hiện nghiên
cứu chưa được dùng.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu cắt ngang 1122 sản phụ sinh
đường âm đạo tại Bệnh viện Hùng Vương trong
thời gian từ 19/11/2012 đến 25/4/2013 chúng tôi
rút ra một số kết luận sau:
1. Tỷ lệ bí tiểu sau sinh đường âm đạo là
12,3%, KTC 95% [10,2‐14,3]. Trong đó: bí tiểu
hoàn toàn 6,42%, KTC 95% [5‐8] và bí tiểu không
hoàn toàn 5,88%, KTC 95% [4,5‐7,4].
2. Một số yếu tố liên quan ghi nhận: Được
giúp sinh bằng giác hút (PR=5,6; KTC 95% [3,13‐
10,04]). Được giúp sinh bằng kềm (PR=10,31;
KTC 95% [4,11‐28,86]). Sinh con có trọng lượng ≥
3800g (PR=2,25; KTC 95% [1,09‐5,84]). Sinh con
rạ (PR=0,55 ; KTC 95% [0,36‐0,86]). Không giảm
đau sản khoa (PR=0,165 KTC 95% [0,1‐0,25]).
Không đặt thông niệu đạo‐BQ (PR=2,56; KTC
95% [1,55‐4,22]). Không tổn thương TSM
(PR=0,18; KTC 95% [0,08‐0,4]).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Amostegui Azcue J, Ferri Morales A, Lillo De la Quintana C,
Serra Llosa ML (2004). Urinary incontinence and other pelvic
floor damages: ethilogy and prevention strategies. Rev Med
Univ Navarra, 48(4), pp. 18‐31.
2. Andolf E, Iosif CS, Jorgensen C, Rydhstrom H (1994). Insidious
urinary retention after vaginal delivery: prevalence and
symptoms at follow‐up in a population‐based study.
Gynecologic and obstetric investigation, 38(1), pp. 51‐53.
3. Beucher G (2008). Maternal morbidity after operative vaginal
delivery. Journal de gynecologie, obstetrique et biologie de la
reproduction, 37 Suppl 8, pp. 244‐259.
4. Bouhours AC, Bigot P, Orsat M, Hoarau N, Descamps P,
Fournie A, et al (2011). Postpartum urinary retention. Progrès
en urologie: journal de lʹAssociation francaise dʹurologie et de la
Societe francaise dʹurologie 21(1), pp. 11‐17.
5. Brodrick A (2012). Postpartum urinary symptoms. The
practising midwife, 15(6), 18, pp. 20‐11.
6. Carley ME, Carley JM, Vasdev G, Lesnick TG, Webb MJ, Ramin
KD, et al (2002). Factors that are associated with clinically overt
postpartum urinary retention after vaginal delivery. American
journal of obstetrics and gynecology, 187(2), pp. 430‐433.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 188
7. Chiarelli P, Murphy B, Cockburn J (2004). Promoting urinary
continence in postpartum women: 12‐month follow‐up data
from a randomised controlled trial. International
urogynecology journal and pelvic floor dysfunction, 15(2), pp.
99‐105.
8. Ching‐Chung L, Shuenn‐Dhy C, Ling‐Hong T, Ching‐Chang H,
Chao‐Lun C, Po‐Jen C (2002). Postpartum urinary retention:
assessment of contributing factors and long‐term clinical
impact. The Australian & New Zealand journal of obstetrics &
gynaecology, 42(4), pp. 365‐368.
9. Dolan LM, Walsh D, Hamilton S, Marshall K, Thompson K,
Ashe R G (2004). A study of quality of life in primigravidae with
urinary incontinence. International urogynecology journal and
pelvic floor dysfunction, 15(3),pp. 160‐164.
10. Eason E, Labrecque M, Marcoux S, Mondor M (2004). Effects of
carrying a pregnancy and of method of delivery on urinary
incontinence: a prospective cohort study. BMC Pregnancy
Childbirth, 4(1), pp. 4.
11. Guiheneuf A, Weyl B (2008). Postpartum‐urinary retention. A
report of two cases and a review of literature. Journal de
gynecologie, obstetrique et biologie de la reproduction, 37(6),
pp. 614‐617.
12. Hồ Xuân Lãng (2006). Nghiên cứu bí tiểu sau sanh và một số
yếu tố liên quan ở sản phụ sanh đường âm đạo tại Bệnh viện
Trung ương Huế. Luận văn Thạc sĩ Y học. Trường Đại Học Y
Khoa Huế. tr. 27, 60‐70.
13. Humburg J (2008). Postartum urinary retention‐without clinical
impact?. Therapeutische Umschau. Revue therapeutique,
65(11), pp. 681‐685.
14. Humburg J, Troeger C, Holzgreve W, Hoesli I (2011). Risk
factors in prolonged postpartum urinary retention: an analysis
of six cases. Archives of gynecology and obstetrics, 283(2), pp.
179‐183.
15. Kekre AN, Vijayanand S, Dasgupta R, Kekre N (2011).
Postpartum urinary retention after vaginal delivery.
International journal of gynaecology and obstetrics: the official
organ of the International Federation of Gynaecology and
Obstetrics, 112(2), pp. 112‐115.
16. Ngô Gia Hy (1988). Tai biến và biến chứng niệu trong sản phụ
khoa. Niệu học. Nhà xuất bản Y học, Tp Hà Nội, tập 1, tr. 240.
17. Nguyễn Thị Hồng Vân (2012). Giảm đau, gây tê ngoài màng
cứng và tủy sống cho chuyển dạ và sanh ngã âm đạo. Gây mê
sản khoa lý thuyết và lâm sàng. Nhà xuất bản Y học, Tp Hồ Chí
Minh, tr. 439‐433.
18. Nguyễn Thị Quý Khoa (2002). Bí tiểu sau sanh và một số yếu tố
liên quan trên sản phụ tại Bệnh viện Từ Dũ. Luận vănThạc sĩ Y
học. Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh. tr. 25,70‐82.
19. Tô Mai Xuân Hồng (2006). Tình hình sanh forceps tại Bệnh viện
Hùng Vương. Luận văn Thạc sĩ Y học. Đại học Y Dược Tp Hồ
Chí Minh. Tr 83
Ngày nhận bài báo : 30/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo : 02/12/2013
Ngày bài báo được đăng : 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_bi_tieu_sau_sanh_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_tren_san_p.pdf