Tai nạn thương tích theo địa điểm và hoàn
cảnh xảy ra
Địa điểm và hoàn cảnh xảy ra TNTT có vai trò
quan trọng trong việc thiết lập những chiến lược can
thiệp phòng chống và kiểm soát TNTT hiệu quả. Bảng
3.11 cho thấy tỷ lệ TNTTTE xảy ra chủ yếu tại nhà
43,3%, nơi công cộng, đường đi lại 38,6% và trường
học 9,1%. Điều tra tình hình chấn thương và các yếu
tố ảnh hưởng ở trẻ dưới 18 tuổi tại 6 tỉnh Hải Phòng,
Hải Dương, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ,
Đồng Tháp 2003[6] cũng cho thấy tỷ lệ TNTTTE xảy ra
tại nhà là 52%; đường đi lại 20% và trường học 10%.
Báo cáo tổng quan về TNTTTE tại Việt Nam[7] đã chỉ
ra rằng: nhà ở là địa điểm xảy ra TNTT phổ biến và
khu vực nông thôn nhiều hơn thành thị.
TE ở vùng nông thôn, miền núi hiện nay đang
sống trong những ngôi nhà được làm trên sườn
dốc, có kết cấu vật liệu tạm bợ, đường đi lại gồ
ghề/trơn trượt, chất lượng cầu thang kém, nơi sinh
hoạt và bếp cùng chung một chổ (theo phong tục
tập quán) nên nguy cơ TNTTTE thường tăng lên ở
những khu vực này, đặc biệt là ngã và bỏng. Nghiên
cứu này có 41,9% trường hợp xảy ra khi trẻ đang
vui chơi (thể thao, giải trí), 32,9% xảy ra khi đang
sinh hoạt thường ngày và 10,2% khi đang học tập.
Điều này cho thấy trẻ hoạt động càng nhiều thì tỷ
suất mắc TNTT càng cao. Đa số các trường hợp xảy
ra TNTT là do không chủ ý 96,3%, tương tự với kết
quả của nghiên cứu VNIS – 2010[2] là 97,2%.
Ở nhà, ở trường, đường đi lại từ nhà đến trường
và ngược lại là 3 địa điểm mà TE dành nhiều thời gian
nhất để sống, học tập, vui chơi và TNTT cũng xảy ra
nhiều nhất ở 3 địa điểm này. Việc cung cấp cho TE kiến
thức để nhận biết các nguy cơ gây TNTT cũng như kỹ
năng ứng phó nguy cơ TNTT là rất quan trọng.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 11 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ, đặc điểm và nguyên nhân tai nạn thương tích trẻ em tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
111
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 5 - tháng 10/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
TỶ LỆ, ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
TRẺ EM TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐĂK LĂK
Nguyễn Văn Hùng1, Võ Văn Thắng2
(1) Nghiên cứu sinh Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
(2) Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế - Viện Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Trong những năm qua, tai nạn thương tích luôn được xem là một vấn đề sức khỏe nghiêm
trọng, ảnh hưởng nhiều đến gia đình và xã hội, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ
em dưới 16 tuổi trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu xác định
tỷ lệ, đặc điểm và nguyên nhân tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh
Đăk Lăk. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, khảo sát tại 2.273 hộ gia đình
và 4.506 trẻ dưới 16 tuổi tại 8 xã của thành phố Buôn Ma Thuột trong năm 2014. Thông tin được thu thập
bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp tại hộ gia đình với bộ câu hỏi bao gồm: đặc điểm chung về hộ gia
đình, nguyên nhân và đặc điểm các loại tai nạn thương tích trẻ em kết hợp quan sát các yếu tố nguy cơ trong
hộ gia đình. Kết quả và bàn luận: Có 339 trẻ mắc và 353 lần mắc tai nạn thương tích, trung bình 1.04 lần/năm.
Tỷ suất tai nạn thương tích chung là 75/1.000 (tỷ lệ tại các xã dao động từ 3,2% - 11,2%). Trong đó trẻ nam
cao hơn nữ (62,5% - 37,5%), trẻ dân tộc Kinh thấp hơn thiểu số (6,1% - 11,2%). Năm nguyên nhân hàng đầu
là: ngã 43,6%; tai nạn giao thông 23,2%; động vật/ côn trùng cắn đốt 15,9%; bỏng 6,8%, vật sắc nhọn 6,2%
và các nguyên nhân còn lại chiếm 4,1%. Kết luận: Tai nạn thương tích là vấn đề sức khỏe cần được quan tâm
đặc biệt tại cộng đồng. Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương do thiếu hiểu biết và cuộc sống đang còn tồn tại
nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây nên tai nạn thương tích cho trẻ. Việc xây dựng ngôi nhà, trường học và cộng đồng
an toàn là các giải pháp cần phải được thực hiện để giúp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ
Từ khóa: Tai nạn thương tích, trẻ em dưới 16 tuổi, Buôn Ma Thuột
Abstract
PREVALENCE, CHARACTERISTICS AND CAUSES OF INJURIES
AMONG CHILDRENIN BUON MA THUOT CITY, DAK LAK PROVINCE
Nguyen Van Hung1, Vo Van Thang2
(1) PhD student, Hue University school of Medicine and Pharmacy – Hue University
(2) Faculty of Public Health - Institute for Community Health Research
Background: In recently years, Accident injuries caused has been serious heatlth problem and one of the
most caused of death among children under 16 in the world and Vietnam. The aims of this study to identify
the prevalence, characteristics and causes of injuries among children under 16 years in Buon Ma Thuot city,
Đak lak provicine. Materials and method: We conducted a cross-sectional population-weighted survey of
2.273 randomly selected households having 4.505 children aged under 16 in 8 communes, Buon Ma Thuot
city, Daklak province. Interview technique with structured questionnaire and household observation method
were used for data collection. The questionnaires included variables as demography informations, injury
number, causes and characteristis of injuries among children under 16 years. Results and discussion: The
result showed that 339 children under 16 years aged had accident injury with 353 times (1.04 times/year).
The prevalence of accident injuries was 7.5% (3.2% - 11.2%); Injury in male was higher than female (62.5%;
37.5%); accident injuries were lower in Kinh children groups than minority ethic groups. (6.1% – 11.2%). Five
main causes of accident injuries were falling (43.6%); traffic accidents (23.2%); animal/insect bit (15.9%);
burns (6.8%); sharps objectives (6.2%) and others caused (4.1%). Conclusion: Children are vulnerable object
due to lack of knowledge and exsiting potential risks accident injuries caused to children in habitats. Need for
safe housing and community were important strategy to prevent from injury among children.
- Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Văn Hùng email: hung.ngvan@gmail.com
- Ngày nhận bài: 10/6/2016; Ngày đồng ý đăng: 15/10/2016; Ngày xuất bản: 25/10/2016
112
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 5 - tháng 10/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Key words: accident injury, children, Buon Ma
Thuot
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai nạn thương tích (TNTT) đang là vấn đề sức
khoẻ cộng đồng nghiêm trọng ở các nước trên thế
giới với số mắc và tử vong ngày càng tăng, là một
trong những nguyên nhân hàng đầu, đặc biệt ở trẻ
em dưới 18 tuổi. Hàng năm có khoảng 5 triệu người
tử vong do TNTT, chiếm 9% tổng số tử vong và 12%
gánh nặng bệnh tật toàn cầu. 95% tử vong xảy ra ở
các nước thu nhập thấp và trung bình[9], trong đó
Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là khu vực có
số tử vong do TNTT cao nhất[8],[10].
Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu năm 2001
(VMIS)[3] trên toàn quốc đã cho thấy tỷ suất TNTT
không tử vong là 5.450/100.000 dân và tỷ suất TNTT
tử vong là 88,4/100.000 dân, cao gấp 3 lần so với
bệnh truyền nhiễm. Tiếp đó, khảo sát tại Đà Nẵng
vào năm 2008[3] và khảo sát Quốc gia về TNTT năm
2010 (VNIS)[2] đã cho thấy TNTT đang là một trong
những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt
Nam, đặc biệt là trẻ em dưới 18 tuổi.
Trẻ em dưới 18 tuổi chiếm khoảng 1/3 dân số,
đây là lứa tuổi phát triển mạnh về tâm sinh lý và thể
lực, đòi hỏi có các kỹ năng sống cần thiết cho cuộc
đời. Để đảm bảo phát triển tốt thì đối tượng này cần
có môi trường sống an toàn, lành mạnh. Nghiên cứu
này thực hiện với mục tiêu: mô tả tỷ lệ, đặc điểm
và nguyên nhân tai nạn thương tích của trẻ em tại
thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU
Hộ gia đình có trẻ dưới 16 tuổi, đang sống tại 8
xã của TP. Buôn Ma Thuột trong thời gian 12 tháng.
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, cỡ mẫu
được tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ:
2
2
2/
)1(.
d
ppZn −= α
Phương pháp chọn mẫu: xác suất tỷ lệ với kích
thước (PPS: Probability proportionate to size).
Công cụ khảo sát TNTT ở trẻ dựa vào mẫu khảo
sát Quốc gia về TNTT năm 2010 được điều chỉnh
phù hợp với địa phương và đối tượng.
Thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn trực
tiếp kết hợp quan sát tại hộ gia đình. Sử dụng phần
mềm SPSS 19.0 để xử lý số liệu với các thống kê mô
tả và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại 99 thôn buôn của
8 xã, bao gồm 2.273 hộ gia đình và 11.134 người
tham gia, trong đó có 4.506 trẻ dưới 16 tuổi (chiếm
40,5%).
Tỷ lệ trẻ tham gia nghiên cứu của dân tộc Kinh so
với thiểu số là 63,7% - 36,3%, tỷ lệ nam so với nữ là
106/100 (51,6% - 48,4%).
3.2. Tình hình tai nạn thương tích trẻ em
3.2.1. Tỷ suất tai nạn thương tích trẻ em tại
8 xã
Khảo sát có 339 trẻ mắc, 355 lần mắc và 1 trẻ tử
vong do TNTT.
Tỷ suất TNTT tử vong là 0,02% và tỷ suất TNTT
không tử vong là 7,5%, dao động tùy theo xã, từ 3,2% (Hòa Phú) đến 11,2% (Hòa Xuân).
8.9% 8.4% 8.9%
5.8%
3.2%
4.0%
9.4%
11.2%
7.5%
0.0
2.0
4.0
6.0
8.0
10.0
12.0
Cư Bur Ea Kao Ea Tu Hòa
Khánh
Hòa Phú Hòa
Thắng
Hòa
Thuận
Hòa Xuân Tỷ suất
chung
113
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 5 - tháng 10/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Biểu đồ 2.1. Phân bố tỷ suất mắc tai nạn thương tích tại 8 xã
3.2.2. Phân tích tai nạn thương tích ở đối tượng nghiên cứu
Bảng 2.1. Tỷ suất tai nạn thương tích theo trẻ em và hộ gia đình dân tộc
Dân tộc
Có TNTT Không TNTT
Cộng
n % n %
Hộ gia đình
OR = 0,58 (0,46 – 0,74)
p<0,01
Kinh 176 11,6 1.343 88,4 1.519
Thiểu số 139 18,4 615 81,6 754
Cộng 315 13,9 1.958 86,1 2.273
Trẻ em
OR = 0,57 (0,46 – 0,72)
p<0,01
Kinh 174 6,1 2.697 93,9 2.871
Thiểu số 165 10,1 1.470 89,9 1.635
Cộng 339 7,5 4.167 92,5 4.506
Tỷ suất TNTT chung ở hộ gia đình là 13,9% (dân tộc Kinh 11,6%, thiểu số 18,4%), nguy cơ ở hộ gia đình
dân tộc Kinh thấp hơn thiểu số là 42% (OR = 0,58). Tỷ suất TNTT chung ở TE là 7,5%, trong đó dân tộc Kinh
là 6,1% và thiểu số 10,1%, nguy cơ ở TE dân tộc Kinh thấp hơn thiểu số là 43% (OR = 0,57), có ý nghĩa thống
kê với p<0,01.
62.533.333.3256063.641.772.1 53.7 62.5
66.766.74037.546.327.9 58.3 36.4 75 37.5
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Ngã TNGT ĐVCT
cắn đốt
Bỏng Vật sắc
nhọn
Vật tù
rơi
Ngộ độc Đánh
nhau
Tự tử Tỷ lệ
chung
Nam Nữ
Biểu đồ 2.1. Phân bố tỷ lệ tai nạn thương tích theo nguyên nhân và giới tính
Các TNTT có trẻ nam mắc nhiều hơn nữ là: ngã té (72,1%-27,9%); vật sắc nhọn (63,6% - 36,4%); Động vật/
côn trùng cắn đốt (62,5% - 37,5%); vật tù rơi (60% - 40%); Tai nạn giao thông (TNGT) (53,7% - 46,3%). Các
TNTT có trẻ nữ mắc nhiều hơn nam là: ngộ độc, tự tử, bỏng.
Bảng 2.2. Phân bố tỷ lệ mắc tai nạn thương tích nhóm tuổi và dân tộc
Nhóm tuổi
Kinh Thiểu số Cộng
n % n % n %
0 – 4 59 33,9 52 31,5 111 32,7
5 – 10 65 37,4 68 41,2 133 39,2
11 – 15 50 28,7 45 27,3 95 28,0
Cộng 174 100,0 165 100,0 339 100,0
Tỷ lệ TNTT ở các nhóm tuổi theo dân tộc được phân bố khá tương đồng, cao nhất là ở nhóm từ 5-10 tuổi
(39,2%) và thấp nhất là ở nhóm từ 11-15 tuổi (28%).
Bảng 2.3. Mô hình tai nạn thương tích theo nhóm tuổi
Nguyên nhân
ở nhóm 0-4 t
%
Nguyên nhân
ở nhóm 5-10 t
%
Nguyên nhân
ở nhóm 11-15 t
%
Nguyên nhân
chung 0-15 tuổi
%
Ngã 49,0 Ngã 49,6 Ngã 33,1 Ngã 43,6
Bỏng 17,7 TNGT 23,3 TNGT 32,3 TNGT 23,2
TNGT 11,5 ĐVCT cắn, đốt 18,0 ĐVCT cắn, đốt 15,3 ĐVCT cắn, đốt 15,9
ĐVCT cắn, đốt 13,5 Vật sắc nhọn 6,0 Vật sắc nhọn 7,3 Bỏng 6,8
Vật sắc nhọn 5,2 Bỏng 2,3 Bỏng 3,2 Vật sắc nhọn 6,2
Vật tù rơi 2,1 Vật tù rơi 0,8 Ngộ độc 2,4 Vật tù rơi 1,4
Ngộ độc 1,0 Đánh nhau 2,4 Ngộ độc 1,1
Tự tử 2,4 Đánh nhau 0,8
114
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 5 - tháng 10/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Vật tù rơi 1,6 Tự tử 0,8
Năm nguyên nhân hàng đầu gây TNTTTE (95,7%) xếp từ cao đến thấp là ngã 43,6%, TNGT, 23,2%, Động
vật/côn trùng cắn đốt 15,9%, bỏng 6,8% và vật sắc nhọn 6,2%. Ở nhóm từ 0-4 tuổi, bỏng là nguyên nhân xếp
thứ 2 với tỷ lệ 17,7%. TNGT là nguyên nhân xếp thứ 2 ở nhóm trẻ 5-10 và 11-15 tuổi. Các nguyên nhân còn
lại (ngộ độc, tự tử) chiếm 4,3%.
Bảng 2.4. Phân bố địa điểm và hoạt động của trẻ khi xảy ra tai nạn thương tích
Địa điểm và hoạt động n %
Địa điểm xảy ra tai nạn thương tích
- Ở nhà
- Nơi công cộng, đường đi lại
- Trường học
- Khác, không nhớ
153
137
32
32
43,3
38,6
9,1
9,1
Hoạt động của trẻ khi xảy ra tai nạn thương tích
- Đang hoạt động thể thao, giải trí
- Đang sinh hoạt thường ngày
- Đang làm việc, học tập
- Khác
148
116
36
53
41,9
32,9
10,2
15,0
Khác
- Có sử dụng rượu bia khi xảy ra TNTT
- Không chủ ý
- Có chủ ý
- Không rõ
1
342
10
3
0,3
96,3
2,9
0,8
TNTT xảy ra chủ yếu tại nhà 43,3%, tại cộng đồng
38,6% và trường học 9.1%. Khi xảy ra TNTT, đa số trẻ
đang hoạt động thể thao, giải trí chiếm 41,9%; sinh
hoạt thường ngày 32,9%, làm việc/học tập 10,2%.
Có 0,3% có sử dụng bia, rượu trước khi TNTT xảy ra,
nguyên nhân từ không chủ ý chiếm 96,3%.
4. BÀN LUẬN
4.1. Tỷ suất tai nạn thương tích không tử vong
và tử vong
Tỷ suất TNTTTE không tử vong cao hơn so với
nghiên cứu khác: tại 6 tỉnh (2008)[6] (Cần Thơ 6,32%,
Hải Phòng 6,04%), điều tra liên trường về chấn
thương Việt Nam (VMIS - 2001)[5] là 1,96% và Khảo
sát về TNTT tại Việt Nam (VNIS – 2010)[2] là 1,44%.
Tỷ suất TNTTTE tử vong: tương đương với tỷ suất
trong nghiên cứu VNIS – 2010[5] là 0,023%, nghiên
cứu tại Đà Nẵng (2009)[3] là 0,019%. Thấp hơn so
với VMIS - 2001[5] là 0,045% và tại 6 tỉnh (2008)[6]
là 0,031%.
Tỷ suất TNTTTE tử vong và không tử vong có
khác nhau ở các nghiên cứu, có thể là do sự khác
biệt ở mỗi vùng miền về các yếu tố liên quan về địa
lý, kinh tế, xã hội, dân tộc. Tuy nhiên, trong những
năm qua tỷ suất TNTTTE có xu hướng giảm dần,
có thể do hiệu quả của các chương trình can thiệp
truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao hiểu biết
cho người dân.
4.2. Tai nạn thương tích theo dân tộc
Ở bảng 2.2: Tỷ suất TNTTTE ở các hộ gia đình dân
tộc thiểu số cao hơn dân tộc Kinh (18,4% - 11,6%)
và trẻ dân tộc thiểu số cũng cao gần gấp đôi dân tộc
Kinh (10,1% - 6,1%). Do sống ở khu vực miền núi,
vùng sâu, vùng xa nên dân tộc thiểu số thường có
nhiều khó khăn hơn dân tộc Kinh về điều kiện kinh
tế, văn hóa xã hội, trình độ học vấn,..., Trong cuộc
sống hàng ngày, trẻ luôn tiếp xúc với nhiều yếu tố
nguy cơ: môi trường chung quanh không an toàn,
nhà ở không an toàn, thiếu các thiết bị an toàn, trẻ ở
nhà một mình, thiếu sự giám sát của cha mẹ vì phải
đi làm nương rẫy, mưu sinh kiếm sống...
Đến nay, trong nước chưa có nghiên cứu nào về
TNTT ở TE dân tộc thiểu số, với tỷ lệ mắc cao như
trên thì đây là căn cứ quan trọng để có thể tiếp tục
thực hiện những nghiên cứu khác về thực trạng, các
yếu tố nguy cơ và can thiệp sau này.
4.3. Tai nạn thương tích theo giới tính
Bảng 2.3 và biểu đồ 2.3 cho thấy tỷ suất mắc
TNTT ở trẻ nam cao hơn nữ gấp 1,6 lần (9,1% và
5,8%). Các nghiên cứu khác cũng có tỷ lệ tương
tự: nghiên cứu tại 6 tỉnh (2008)[6], (5,4% và 3,2%),
nghiên cứu VNIS – 2010[4] (2,7% và 1,4%), nghiên
cứu Nguyễn Thúy Quỳnh (2004)[4] (5,1% và 2,5%).
Trẻ nam thường hiếu động, thích tham gia các hoạt
động vui chơi nhiều hơn nữ, bố mẹ thường ít hạn
chế các hoạt động ở trong nhà cũng như ngoài cộng
đồng đối với trẻ nam nên đây có thể là những yếu
115
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 5 - tháng 10/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
tố liên quan làm cho tỷ lệ trẻ nam luôn cao hơn
nữ ở các nghiên cứu. Do vậy, các hoạt động có liên
quan đến trẻ nam thì tỷ lệ thường mắc cao hơn nữ
như: ngã (72,1%), vật sắc nhọn (63,6%), Động vật
côn trùng cắn đốt (62,5%), vật tù rơi (60%), TNGT
(53,7%) và ngược lại trẻ nữ mắc nhiều hơn nam là
ngộ độc (75%), tự tử (66,7%), bỏng (58,3%).
4.4. Tai nạn thương tích theo nhóm tuổi
Bảng 2.4 và 2,5 cho thấy tỷ lệ mắc TNTT ở các
nhóm tuổi từ 0-4, 5-10 và 11-15 lần lượt là 32,8%,
39,2% và 28,0%. Năm nguyên nhân hàng đầu, chiếm
đến 95,7% trường hợp gây TNTTTE, xếp theo thứ tự
từ cao đến thấp là ngã 43,6%, TNGT 23,2%, ĐVCT
cắn đốt 15,9%, bỏng 6,8% và vật sắc nhọn 6,2%.
Phân tích nguyên nhân theo nhóm tuổi cho
thấy: Ngã là nguyên nhân hàng đầu gây TNTTTE
ở các nhóm tuổi, ngã chiếm gần một nữa ở nhóm
tuổi từ 0 – 10 và trẻ lớn hơn thì giảm dần. Đối với
TNGT, động vật/côn trùng cắn đốt, vật sắc nhọn thì
tăng dần theo nhóm tuổi. Bỏng có tỷ suất cao nhất
ở nhóm trẻ từ 0 – 4 tuổi sau đó giảm dần ở nhóm
tuổi lớn hơn. Năm nguyên nhân có kết quả phù hợp
với các nghiên cứu khác như Tình hình TNTT và các
yếu tố ảnh hưởng ở TE dưới 18 tuổi tại 6 tỉnh (2008)
[6] nghiên cứu của Phạm Việt Cường[3] và Tình hình
TNTT trẻ em Việt Nam (VINIS - 2010)[2]
4.5. Tai nạn thương tích theo địa điểm và hoàn
cảnh xảy ra
Địa điểm và hoàn cảnh xảy ra TNTT có vai trò
quan trọng trong việc thiết lập những chiến lược can
thiệp phòng chống và kiểm soát TNTT hiệu quả. Bảng
3.11 cho thấy tỷ lệ TNTTTE xảy ra chủ yếu tại nhà
43,3%, nơi công cộng, đường đi lại 38,6% và trường
học 9,1%. Điều tra tình hình chấn thương và các yếu
tố ảnh hưởng ở trẻ dưới 18 tuổi tại 6 tỉnh Hải Phòng,
Hải Dương, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ,
Đồng Tháp 2003[6] cũng cho thấy tỷ lệ TNTTTE xảy ra
tại nhà là 52%; đường đi lại 20% và trường học 10%.
Báo cáo tổng quan về TNTTTE tại Việt Nam[7] đã chỉ
ra rằng: nhà ở là địa điểm xảy ra TNTT phổ biến và
khu vực nông thôn nhiều hơn thành thị.
TE ở vùng nông thôn, miền núi hiện nay đang
sống trong những ngôi nhà được làm trên sườn
dốc, có kết cấu vật liệu tạm bợ, đường đi lại gồ
ghề/trơn trượt, chất lượng cầu thang kém, nơi sinh
hoạt và bếp cùng chung một chổ (theo phong tục
tập quán) nên nguy cơ TNTTTE thường tăng lên ở
những khu vực này, đặc biệt là ngã và bỏng. Nghiên
cứu này có 41,9% trường hợp xảy ra khi trẻ đang
vui chơi (thể thao, giải trí), 32,9% xảy ra khi đang
sinh hoạt thường ngày và 10,2% khi đang học tập.
Điều này cho thấy trẻ hoạt động càng nhiều thì tỷ
suất mắc TNTT càng cao. Đa số các trường hợp xảy
ra TNTT là do không chủ ý 96,3%, tương tự với kết
quả của nghiên cứu VNIS – 2010[2] là 97,2%.
Ở nhà, ở trường, đường đi lại từ nhà đến trường
và ngược lại là 3 địa điểm mà TE dành nhiều thời gian
nhất để sống, học tập, vui chơi và TNTT cũng xảy ra
nhiều nhất ở 3 địa điểm này. Việc cung cấp cho TE kiến
thức để nhận biết các nguy cơ gây TNTT cũng như kỹ
năng ứng phó nguy cơ TNTT là rất quan trọng.
5. KẾT QUẢ
Tỷ suất TNTTTE chung của tử vong là 0,02% và
không tử vong là 7,5% (trẻ dân tộc Kinh 6,1%, thiểu
số 10,1%). Tỷ suất TNTTTE ở hộ gia đình là 13,9%
(dân tộc Kinh 11,6%, thiểu số 18,4%).
Năm nguyên nhân hàng đầu gây TNTTTE: ngã
43,6%, TNGT 23,2%, động vật/côn trùng cắn đốt
15,9%, bỏng 6,8% và vật sắc nhọn 6,2%.
Tỷ suất TNTT ở trẻ nam cao hơn nữ 1,6 lần (9,1%
và 5,8%). Tỷ lệ mắc TNTT theo nhóm tuổi từ 0-4,
5-10 và 11-15 là 32,8%, 39,2% và 28,0%
TNTT xảy ra tại nhà 43,3%, cộng đồng 38,6%,
trường học 9.1%, khi đang thể thao/giải trí 41,9%, sinh
hoạt thường ngày 32,9%, làm việc/học tập 10,2%. Có
0,3% có sử dụng bia/rượu và không chủ ý 96,3%
6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tai nạn thương tích là vấn đề sức khỏe cần được
quan tâm đặc biệt tại cộng đồng. Trẻ em là đối
tượng dễ bị tổn thương do thiếu hiểu biết và đang
tiếp xúc với các nguy cơ tiềm ẩn đang tồn tại trong
nhà và cộng đồng.
Cần can thiệp xây dựng ngôi nhà an toàn nói riêng và cộng đồng an toàn nói chung giúp ngăn ngừa, phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ, đặc biệt tập trung
vào đối tượng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và UNICEF
(2010), Báo cáo tổng hợp về phòng chống tai nạn thương
tích trẻ em Việt Nam, nhà xuất bản Hà Nội.
2. Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, UNICEF (2012),
Tổ chúc Y tế thế giới, Trường Đại học Y tế Công cộng (2012)
- Khảo sát về Tai nạn thương tích tại Việt Nam năm 2010
(VNIS 2010) - Báo cáo kết quả 2012.
3. Phạm Việt Cường, Lê Vũ Anh, Nguyễn Thúy Quỳnh
(2009), Mô hình TNTT trẻ em tại thành phố Đà Nẵng, Tạp
chí Y học dự phòng,XXIII (6), tr. 43 - 49.
116
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 5 - tháng 10/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
4. Nguyễn Thúy Quỳnh (2004). Mô hình chấn thương
dựa vào số liệu bệnh viện tại 6 tỉnh Hải Phòng, Ninh Bình,
Thanh Hóa, Quảng Nam, Đồng Nai, Tiền Giang. Tạp chí Y
tế công cộng. 11.2004 Số 2(2).
5. Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phòng chống
chấn thương - Trường Đại học Y Tế Công cộng (2003)
Điều tra Liên trường Chấn thương ở Việt Nam (VMIS –
2001).
6. Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phòng chống
chấn thương (2005), Điều tra cơ bản tình hình chấn
thương và các yếu tố ảnh hưởng ở trẻ dưới 18 tuổi tại 6
tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,
Cần Thơ, Đồng Tháp 2003, Trường Đại học Y tế công
cộng.
7. WHO và UNICEF (2008), Báo cáo thế giới về phòng
chống thương tích ở trẻ em.
8. Dean T., Jamison, Henry M. et al (2006), Disease
Control Priorities in Developing Countries, Published for
the World Bank - Oxford University Press. 56
9. Krug E.G., Sharma G.K., Lozano R (2000), “The Global
Burden of Disease”, Am J Public Health, 90, pp. 523-529. 73
Các file đính kèm theo tài liệu này:
ty_le_dac_diem_va_nguyen_nhan_tai_nan_thuong_tich_tre_em_tai.pdf