Tỷ lệ hiện mắc một số bệnh mạn tính không lây và những yếu tố liên quan ở những người từ 40 tuổi trở lên tại xã Long Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, năm 2011

KẾT LUẬN Khảo sát cắt ngang 1.041 đối tượng từ 40 tuổi trở lên tại xã Long Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh thỏa các tiêu chí chọn mẫu trong hai đợt khám tầm soát và phỏng vấn tháng 7, tháng 8 năm 2011. Mặc dù, chỉ đạt 97,56% cỡ mẫu thiết kế ban đầu nhưng kết quả nghiên cứu có đủ độ tin cậy để rút ra những kết luận sau: Tỷ lệ hiện mắc các bệnh mạn tính không lây tại xã Long Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh ở những người từ 40 tuổi trở lên như sau: Tỷ lệ hiện mắc các bệnh mạn tính không lây là 43,3% tương đối thấp. Tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp là 30,6% (tiền Tăng huyết áp chiếm 37,3%) là khá cao. Tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường là 9,3% là rất cao. Tỷ lệ hiện mắc COPD là 2,4% hiện còn thấp. Nam có nguy cơ mắc bệnh THA, COPD cao hơn nữ, ngược lại nữ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn nam. Tỷ lệ có các hành vi nguy cơ cần được quan tâm là: Tỷ lệ thừa cân, béo phì là 32,5% tương đối cao ở vùng nông thôn nên cần chú ý vì đây còn là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh mạn tính không lây. Ăn mặn là một thói quen có nguy cơ gây bệnh, hiện còn 24,8% có thói quen này. Vận động thể lực có khả năng phòng bệnh mạn tính đang được mọi người thực hiện rất tốt với tỷ lệ 75,9%. Kết quả nghiên cứu cho thấy có các mối liên quan sau đây cần chú ý: Dù là địa phương nông thôn, kinh tế còn khó khăn nhưng các xét nghiệm sinh hóa máu cho thấy các yều tố nguy cơ tiền bệnh đều tăng, có chỉ số tăng rất cao. Có mối liên quan giữa hút thuốc lá, uống rượu/bia, vận động thể lực với bệnh mạn tính. Hút thuốc lá, uống rượu/bia đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, COPD. Ngược lại ăn nhạt, vận động thể lực tốt thì khả năng phòng bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường. Bệnh mạn tính không lây ngày nay không chỉ có ở thành thị, nơi có điều kiện kinh tế phát triển mà ngay cả vùng nông thôn sâu tỷ lệ mắc bệnh cũng rất cao cần được quan tâm nhất là Đái tháo đường.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 63 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ hiện mắc một số bệnh mạn tính không lây và những yếu tố liên quan ở những người từ 40 tuổi trở lên tại xã Long Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 746 TỶ LỆ HIỆN MẮC MỘT SỐ BỆNH MẠN TÍNH KHÔNG LÂY  VÀ NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NHỮNG NGƯỜI TỪ 40 TUỔI   TRỞ LÊN TẠI XàLONG THUẬN, HUYỆN BẾN CẦU,   TỈNH TÂY NINH, NĂM 2011  Lê Hoàng Ninh*, Nguyễn Thị Hiệp*, Võ Thanh Long**, Nguyễn Vũ Linh*  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Hiện nay, mô hình bệnh tật có nhiều thay đổi trong đó các bệnh mạn tính không lây ngày càng  gia tăng về tần suất người mắc. Có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh mạn tính không lây nhiễm nhưng phần  lớn tập trung ở thành thị, những vùng kinh tế phát triển, ít người quan tâm đến khu vực nông thôn. Để có cái  nhìn tổng quát hơn về tình hình mắc bệnh mạn tính không lây, chúng tôi tiến hành một nghiên cứu về tỷ lệ hiện  mắc của một số bệnh mạn tính thường gặp ở những người từ 40 tuổi trở lên tại xã nông thôn, biên giới thuộc  huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, đó là xã Long Thuận.  Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các yếu tố  liên quan ở những người 40 tuổi trở lên tại xã Long Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.  Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang vào tháng 8 năm 2011 trên 1.401 người 40 tuổi  trở lên tại xã Long Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.   Kết quả: Kết quả cho thấy số người có độ tuổi từ 40 đến 59 tuổi chiếm tỷ lệ cao (64,7%). Nữ có tỷ lệ cao hơn  nam (65,6% so với 34,4). Nghề tự do chiếm tỷ lệ cao nhất 54,8%. Theo phân loại BMI Châu Á thì tỷ lệ thừa cân,  béo phì chiếm 32,5%. Kết quả các xét nghiệm sinh hóa máu cho thấy các yếu tố nguy cơ về chuyển hóa có bất  thường rõ rệt với Lipid và Triglyceride tăng chiếm tỷ lệ rất cao 64,2% và 59,1%; Cholesterol và đường huyết lúc  đói cũng tăng nhưng tỷ lệ thấp hơn là 44,5% và 10,9%. Trong mẫu có 23,8% số người hút thuốc, tỷ lệ có uống  rượu/bia chiếm 21,1% và tỷ lệ người có thói quen ăn mặn là 24,8%. Vận động thể lực được mọi người thực hiện  rất tốt với tỷ lệ 75,9%. Tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp là 30,6%. Tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường là 9,3% và tỷ lệ  hiện mắc COPD là 2,4%. Hút thuốc lá, uống rượu/bia đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, COPD.  Ngược lại ăn nhạt, vận động thể lực tốt thì khả năng phòng bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường.  Kết luận: Bệnh mạn tính không lây ngày nay không chỉ có ở thành thị, nơi có điều kiện kinh tế phát triển mà  ngay cả vùng nông thôn sâu tỷ lệ mắc bệnh cũng rất cao cần được quan tâm nhất là đái tháo đường.   Từ khóa: Bệnh không lây, đái tháo đường, COPD, tăng huyết áp   ABSTRACT  THE PREVALENCE OF NON‐COMMUNICABLE DISEASES AND ITS RELATED FACTORS AMONG  INDIVIDUALS AGED 40 YEARS AND OLDER LIVING IN LONG THUAN COMMUNE, BEN CAU  DISTRICT, TAY NINH PROVINCE  Le Hoang Ninh, Nguyen Thi Hiep, Vo Thanh Long, Nguyen Vu Linh  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6 ‐ 2014: 746 ‐ 754  Background:  Currently,  disease  patterns  have  changed  towards  increasing  the  prevalence  of  non‐ communicable diseases. Many studies have investigated the prevalence of noncommuncable diseases but mostly in  urban areas and very few in rural areas. Thus, we conducted the study to examine the prevalence of several non‐ communicable diseases  among people  aged 40 years  and  older  in Long Thuan  commune,  a  rural  and boderal  * Viện Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh  ** Trung tâm Y tế huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh  Tác giả liên lạc: Gs.Ts. Lê Hoàng Ninh  ĐT: 0838559719  Email: lehoangninh@vnn.vn  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  747 commune in Tay Ninh province.  Objectives:  Determining  the  prevalence  of  hypertension,  diabetes  mellitus,  and  chronic  obstructive  pulmonary disease (COPD) and associated factors in people over 40 years old in Long Thuan commune, Ben Cau  district, Tay Ninh province.  Methods: Across‐sectional study was conducted on 1,401 people aged 40 years and older at Long Thuan  commune, Ben Cau district, Tay Ninh province in August 2011.   Results: The  results  show  that majority  of  studied population  aged  from 40‐59 years  old,  accounted  for  64.7%. More females than males participated in the study, 65.6 % compared with 34.4%, respectively. More than  half of participant (54.8%) was freelance. According to the Asia BMI classification, the proportion of overweight  and  obesity  accounted  for  32.5  %  among  participants.  The  results  of  biochemical  blood  tests  show  that  dyslipidemia and hypertriglyceridemia were at 64.2 % and 59.1 %, respectively; having hypercholesterolemia and  a high fasting blood glucose accounted for 44.5 % and 10.9 % of participants, respectively. 23.8 % of participants  were smoking, 21.1 % of parcipant reported having alcohol consumption and 24.8 % reported having a high salt  intake. Having  physical  activity  was  reported  among  75.9 %  participants.  The  prevalence  of  hypertension,  diabetes, and COPD was 30.6 % 9.3 % and 2.4 %, respectively. Alcohol consumption was a negative predictor  for  hypertension  and  COPD.  Low  salt  intake  and  having  physical  activities  were  positive  predictors  for  hypertension and diabetes mellitus.  Conclusions:  Non‐communicable  diseases  are  not  only  common  in  urban  but  also  in  rural  settings.  Therefore, intervention programs should be targeted more for rural population.   Keywords:non communicable diseases, diabetes mellitus, COPD, hypertension.  ĐẶT VẤN ĐỀ    Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế  ‐  xã  hội  thì mô  hình  bệnh  tật  cũng  có  nhiều  thay  đổi,  các  bệnh mạn  tính  không  lây  ngày  càng nhiều, gia tăng về tần suất người mắc, là  nguyên nhân chính của  tử vong. Đây cũng  là  các  bệnh  để  lại  nhiều  di  chứng  và  hậu  quả  nhất  và  đã  dần  dần  chiếm  chỗ  của  các  căn  bệnh  nhiễm  trùng  trước  đây.  Các  bệnh mạn  tính không lây trên thế giới hiện tại được xem  là vấn đề rất  lớn về y tế công cộng. Tuy bệnh  không diễn  tiến ồ ạt nhưng  lại kéo dài,  trở đi  trở  lại,  làm  ảnh hưởng nhiều  đến  chất  lượng  sống và gánh nặng y  tế. Tổ chức Y tế  thế giới  (WHO) đã cảnh báo nhóm bệnh này đang nằm  trong tốp có tỷ lệ tử vong cao và sẽ còn tiếp tục  tăng trong tương lai. Bệnh mạn tính không lây  không thể ngừa bằng vắc‐xin, không thể chữa  khỏi và cũng không tự biến mất. Nguyên nhân  gây  bệnh  thường  không  rõ  ràng  thường  liên  quan đến nhiều yếu tố nguy cơ. Ngày nay, có  nhiều công trình nghiên cứu về bệnh mạn tính  không  lây nhiễm nhưng phần  lớn tập trung ở  thành  thị,  những  vùng  kinh  tế  phát  triển,  ít  người quan tâm đến khu vực nông thôn. Để có  cái nhìn tổng quát hơn về tình hình mắc bệnh  mạn  tính không  lây,  chúng  tôi  tiến hành một  nghiên cứu về tỷ lệ hiện mắc của một số bệnh  mạn tính thường gặp ở những người từ 40 tuổi  trở lên tại xã nông thôn, biên giới thuộc huyện  Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, đó là xã Long Thuận.   Mục tiêu nghiên cứu  Xác định  tỷ  lệ bệnh  tăng huyết áp ở những  người 40  tuổi  trở  lên  tại xã Long Thuận, huyện  Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.  Xác định tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở những  người 40  tuổi  trở  lên  tại xã Long Thuận, huyện  Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.  Xác định tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính  ở những người 40 tuổi trở lên tại xã Long Thuận,  huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.  Mô tả mối  liên quan giữa một số bệnh mạn  tính  không  lây  nhiễm  như  tăng  huyết  áp,  đái  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 748 tháo đường, bệnh phổi  tắc nghẽn mạn  tính với  các rối loạn tiền bệnh như tăng Lipid máu, tăng  đường huyết, BMI.  Mô tả mối liên quan giữa một số bệnh mạn  tính không lây với các yếu tố hành vi nguy cơ  như  chế  độ  ăn  uống,  vận  động  thể  lực,  hút  thuốc lá.  ĐỐI  TƯỢNG ‐ PHƯƠNG  PHÁP  NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu  Cắt  ngang, mô  tả,  với  phương  pháp  chọn  mẫu ngẫu nhiên hệ thống.   Đối tượng nghiên cứu  Là những người có tuổi đời từ 40 tuổi trở lên  đang sống  tại xã Long Thuận, huyện Bến Cầu,  tỉnh Tây Ninh trong năm 2011.  Thời gian và địa điểm nghiên cứu  Vào  tháng  8  năm  2011;  tại  xã Long Thuận  huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.   Cỡ mẫu nghiên cứu  Áp dụng Công thức tính cỡ mẫu sau:   n = Z 2 (1–  2 ) d pp 2 )1(    Trong đó:   n: Cỡ mẫu; Z (1–  2 )= 1,96; p = 0,5;  d = 0,03 (3%).  Từ  công  thức  trên  ta  có:   n = 1,962  03,0 )5,01(5,0 2   = 1.067 người  Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu n = 1.067 người  KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN  Khảo sát được tiến hành trong 2 đợt, đợt 01  vào  ngày  24  tháng  7  năm  2011  và  đợt  02  vào  ngày 21  tháng 8 năm 2011,  tại xã Long Thuận,  huyện Bến Cầu,  tỉnh Tây Ninh với 1.041 người  từ 40 tuổi trở lên đạt được tiêu chí chọn mẫu đặt  ra tham gia vào nghiên cứu, đạt 97,56% cỡ mẫu  thiết kế ban đầu và kết quả, như sau:  Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu  Bảng 1: Phân bố đặc điểm dân số ‐ xã hội (n=1.041)  Đặc tính Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tuổi (năm) 40 – 49 362 34,80 50 – 59 311 29,90 60 – 69 180 17,20 ≥ 70 188 18,10 Giới tính Nữ 683 65,60 Nam 358 34,40 Nghề nghiệp Làm ruộng 392 37,70 Công chức 33 3,20 Công nhân 45 4,30 Tự do 571 54,80 Kết quả cho  thấy số người có độ  tuổi  từ 40  đến 59  tuổi  chiếm  tỷ  lệ  cao  (64,7%);  tuổi  trung  bình  trong nghiêu cứu  là 56,52 ± 11,80 cao hơn  nhiều  nghiên  cứu  khác  nhưng  do  thực  hiện  ở  những  người  từ  40  tuổi  trở  lên  nên  phù  hợp;  Nhóm dưới 45 tuổi chiếm 19,4%, khi chuẩn hóa  nhóm  tuổi  từ 45 đến 64 chiếm 55,6%,  tỷ  lệ này  cũng phù hợp với một số nghiên cứu trước đây  của  Nguyễn  Thu  Vân(2)  56,4%;  Nguyễn  Thị  Phương Lan  50%,  nhóm  tuổi  65  trở  lên  chiếm  25% với tỷ lệ này có thể làm tăng tỷ lệ bệnh mạn  tính trong nghiên cứu, vì tuổi càng cao các bệnh  mạn tính xuất hiện càng nhiều.  Nữ  có  tỷ  lệ  cao  hơn  nam  (65,6%  so  với  34,4%),  kết  quả  này  cũng  giống  với  nhiều  nghiên  cứu  trong  và ngoài nước,  hơn nữa  vì  chọn mẫu ngẫu nhiên nên  tỷ  lệ này phù hợp  với  tỷ  lệ phân bố nam và nữ  trong quần  thể  dân cư tại địa phương.  Nghề  tự  do  chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất  54,8%,  điều này không phù hợp với địa phương nông  thôn, nguyên nhân có  thể do định nghĩa biến  số cho nghề tự do quá rộng nên kết quả trên là  phù hợp.  Các yếu tố nguy cơ tiền bệnh  Bảng 2: Chỉ số khối cơ thể BMI (n=1.041)  Chỉ số Tần số(n) Tỷ lệ (%) Phân loại BMI theo Châu Á ≥ 23 (thừa cân, béo phì) 338 32,5 < 23 (nhẹ cân, bình thường) 703 67,5 Phân loại BMI theo Quốc tế ≥ 25 (thừa cân, béo phì) 172 16,5 < 25 (nhẹ cân, bình thường) 869 83,5 Tổng cộng 1041 100 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  749 Theo phân  loại BMI Châu Á  thì  tỷ  lệ  thừa  cân, béo phì chiếm 32,5%, kết quả này giống với  Nguyễn  Thị  Lan  Phương  (32,5%)  và  thấp  hơn  Nguyễn Thu Vân (43,1%) nhưng cao hơn nhiều  so với công bố của WHO khu vực Tây Thái Bình  Dương  (12,1%). Tuy nhiên,  theo phân  loại BMI  của quốc tế (WHO) thì thừa cân, béo phì có tỷ lệ  thấp hơn đến 50% (16,5%).   Bảng 3:Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu (n=1.041)  Đặc tính Tăng Không tang Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tần số (n) Tỷ lệ (%) Đường huyết lúc đói 113 10,9 928 89,1 Triglyceride 615 59,1 426 40,9 Cholesterol 463 44,5 578 55,5 Lipid 637 64,2 404 38,8 Kết  quả  các  xét  nghiệm  sinh  hóa máu  cho  thấy  các yếu  tố nguy  cơ về  chuyển hóa  có bất  thường  rõ  rệt  với  Lipid  và  Triglyceride  tăng  chiếm  tỷ  lệ  rất cao 64,2% và 59,1%; Cholesterol  và Đường huyết  lúc đói cũng  tăng nhưng  tỷ  lệ  thấp hơn là 44,5% và 10,9%. Từ kết quả này cho  thấy ba xét nghiệm mỡmáu  đều  tăng,  cao hơn  rất  nhiều  so  với  các  tác  giả  Nguyễn  Thu  Vân(1)(Cholesterol  13,6%, Triglyceride  30,0% và  đường  huyết  7,1%);  Alemsegd  thực  hiện  một  nghiên  cứu  về  các  yếu  tố  liên  quan  đến  bệnh  mạn  tính  không  lây  thì  Triglyceride  và  Cholesterlo tăng cao nhất cũng 10%.   Thừa cân béo phì và các xét nghiệm sinh hóa  trên đều  tăng  là yếu  tố  liên quan đến sức khỏe  cần quan  tâm, bởi vì đây  là một xã nông  thôn,  đời sống còn khó khăn mà kết quả cho  thấy có  quá nhiều yếu  tố nguy cơ  tiền bệnh  tăng. Như  vậy,  khi  kinh  tế  phát  triển  tốt  hơn,  đời  sống  người dân phong phú, tỷ  lệ này có thể tăng rất  cao nếu không có một giải pháp phòng ngừa tích  cực ngay  từ bây giờ. Nên xem đây  là dấu hiệu  cảnh báo quan trọng về nguy cơ sức khỏe cộng  đồng tại địa phương.   Các yếu tố hành vi nguy cơ (n=1041):  Bảng 4:Các yếu tố hành vi nguy cơ  Hành vi, lối sống Tần số (n) Tỷ lệ (%) Hút thuốc Có 248 23,8 Không 793 76,2 Uống rượu/bia Có 220 21,1 Không 821 78,9 Khẩu vị Ăn nhạt 152 14,6 Ăn mặn 258 24,8 Ăn ngọt 48 4,6 Ăn béo 55 5,3 Bình thường 528 50,7 Vận động thể lực Có 790 75,9 Không 251 24,1 Trong mẫu có 23,8% số người hút thuốc, tỷ lệ  này thấp hơn Nguyễn Thị Lan Phương (24,10%),  cao  hơn  Nguyễn  Thu  Vân  (17,4%)(2)  và  Alemsegd (9,3%). Tỷ lệ có uống rượu/bia chiếm  21,1% có khác biệt so với nghiên cứu khác trước  đó (Nguyễn Thị Lan Phương ‐ 12,4%; Alemsegd  ‐ 7,3%; Nguyễn Thu Vân ‐ 27,7%. Tỷ lệ người có  thói quen ăn mặn là 24,8% gần giống với kết quả  nghiên  cứu  đã  ghi  nhận  (Nguyễn  Thu  Vân,  24,1%(2);  Nguyễn  Thị  Lan  Phương,  25,9%).  Nghiên cứu cho kết quả tỷ lệ có vận động thể lực  rất  cao  75,9%,  tuy  vậy  vẫn  thấp  hơn  tác  giả  Nguyễn Thu Vân (78,4%) và tác giả Nguyễn Thị  Lan Phương tại Củ Chi là 31,6%. Đây là khảo sát  cắt  ngang,  việc  ghi  nhận  kết  quả  các  hành  vi  nguy  cơ  thông  qua  phỏng  vấn  nên  phụ  thuộc  vào  tính chủ quan của đối  tượng  tham gia. Do  đó, kết quả chỉ tương đối nhưng đó cũng là cơ sở  cần thiết để địa phương ứng dụng vào kế hoạch  phòng bệnh như khuyến cáo giảm thói quen ăn  mặn, duy trì và nâng cao vận động thể lực.  Tỷ lệ hiện mắc bệnh mạn tính không lây và  mối liên quan  Tỷ lệ bệnh mạn tính chung  Bảng 5: Tỷ lệ hiện mắc bệnh mạn tính (n=1041)  Bệnh mạn tính Tần số (n) Tỉ lệ (%) Tăng huyết áp (THA) 319 30,6 Đái tháo đường (ĐTĐ) 97 9,3 Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) 25 2,4 Tăng huyết áp và Đái tháo đường 45 4,3 Tăng huyết áp và COPD 05 0,5 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 750 Bệnh mạn tính Tần số (n) Tỉ lệ (%) Đái tháo đường và COPD 00 00 THA, ĐTĐ và COPD 00 00 Bệnh mạn tính Có 441 42,3 Không 600 57,7 Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hiện mắc  bệnh mạn  tính  không  lây  tại  xã  Long  Thuận,  huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh là 43,3%; trong đó  tỷ  lệ mắc  bệnh  tăng  huyết  áp  chiếm  cao  nhất  30,6%, đái tháo đường là 9,3% và COPD có tỷ lệ  thấp nhất  là 2,4%. Các  trường hợp mắc 2 bệnh  trên  trong một bệnh nhân  chiếm  tỷ  lệ  rất  thấp  (dưới 5%), không có bệnh nhân nào cùng mắc 3  bệnh. Tỷ  lệ hiện mắc bệnh mạn  tính không  lây  này  thấp hơn  so  với một  số  báo  cáo  ghi nhận  được  là  61%,  66,32%  và  63%.  Tuy  nhiên,  các  nghiên cứu không có kết quả nào ở vùng nông  thôn, nên tỷ lệ này cũng phù hợp vì rất nhiều giả  thuyết đánh giá bệnh mạn tính ở thành thị luôn  cao hơn nông thôn.   Bệnh tăng huyết áp  Bảng 6: Tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp (n=1041)  Tăng huyết áp Tần số (n) Tỉ lệ (%) Tiền Tăng huyết áp 393 37,8 Có Tăng huyết áp 319 30,6 Không Tăng huyết áp 722 69,4 Chẩn đoán tăng huyết áp theo Quyết định số  3192/QĐ‐BYT ngày 31/8/2010  thì  tỷ  lệ hiện mắc  bệnh THA  tại nghiên  cứu này  là 30,6% và  tiền  THA 37,8%. Tỷ  lệ này  thấp hơn một số  tác giả  Nguyễn  Thị  Lan  Phương  32,1%; Nguyễn  Tôn  Kinh  Thi  32%;  Nguyễn  Kim  Kế  49,8%  ;  Al– Maqbali 34%; Phas Wana 51,8%; Gupta PC 48%;  cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thu Vân 22,2%  (2); Nguyễn Kim Kế(1) 26,4%; Kearney 26%. Đặc  biệt, kết quả này cao hơn rất nhiều so với kết quả  nghiên cứu THA ở người trưởng thành của Đào  Thị Lan  (2007)  tại Tây Ninh  13,8%. Tuy nhiên,  khi tiến hành nghiên cứu về THA mỗi tác giả có  sự  lựa  chọn khác biệt về  cỡ mẫu,  độ  tuổi,  đặc  điểm  vùng  miền  nên  khó  so  sánh  hoàn  hảo  nhưng kết quả nghiên  cứu  tại xã Long Thuận,  huyện  Bến  Cầu  cũng  nằm  trong  khoảng mắc  bệnh  chung  của  các  nghiên  cứu  là  phù  hợp.  Ngoài  ra còn một  tỷ  lệ  tiền THA cũng khá cao  37,8%  nếu  không  có  kế  hoạch  hay  giải  pháp  phòng bệnh thích hợp, hữu hiệu thì nguy cơ gia  tăng tỷ lệ hiện mắc bệnh THA ở địa phương này  sẽ  rất  lớn  nên  kết  quả  này  có  thể  xem  là một  cảnh báo quan trọng cho địa phương trong việc  tổ chức phòng bệnh cho cộng đồng.  Bảng 7: Mối liên quan giữa THA với đặc điểm dân  số‐xã hội (n=1041)  Đặc điểm Tăng huyết áp p- value PR (KTC 95%)Có (%) Không (%) Tuổi 0,001 0,83 (0,74-0,92) 40 – 59 180(26,7) 493(73,3) ≥ 60 139(37,8) 229(62,2) Giới tính 0,001 1,44 (1,20–1,72) Nam 137 (38,3) 221(61,7) Nữ 182 (26,6) 501(73,4) Có mối liên quan giữa THA với nhóm tuổi, ở  nhóm  tuổi dưới  60  có nguy  cơ THA  thấp hơn  nhóm  tuổi  ≥ 60. Ở nhóm  tuổi  từ 45‐64  có  tỷ  lệ  hiện mắc bệnh  là  56,4% và nguy  cơ mắc bệnh  tăng 1,87 lần, cao hơn một vài nghiên cứu trước  đó. Điều này rất quan trọng vì xã Long Thuận là  một vùng nông thôn mà có tỷ lệ bệnh THA cao  là một  cảnh  báo  quan  trọng  về  sức  khỏe  cộng  đồng. Nam  có  tỷ  lệ mắc  bệnh  cao  hơn  nữ  và  nguy cơ mắc bệnh cũng tăng hơn gấp 1,44 lần.  Bảng 8: Mối liên quan giữa THA với yếu tố tiền bệnh (n=1041)  Đặc tính Tăng huyết áp p-value PR (KTC 95%) Có (%) Không (%) Đường huyết lúc đói Tăng 52 (46,0) 61 (54,0) 0,001 1,60 (1,28-2,00) Không tăng 267 (28,8) 661 (71,2) Triglyceride Tăng 215 (35) 400 (65) 0,001 1,43 (1,17-1,74) Không tăng 104 (24,4) 322 (75,6) Cholesterol Tăng 170 (36,7) 293 (63,3) 0,001 1,42 (1,87-1,71) Không tăng 149 (25,8) 429 (74,2) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  751 Đặc tính Tăng huyết áp p-value PR (KTC 95%) Có (%) Không (%) Lipid Tăng 224 (35,2) 413 (64,8) Không tăng 95 (23,5) 309 (76,5) BMI xếp theo Châu Á ≥ 23 (thừa cân, béo phì) 135 (39,9) 203 (60,1) 0,001 1,53 (1,27-1,83) <23 (nhẹ cân, bình thường) 184 (26,2) 519 (73,8) Kết  quả  nghiên  cứu  cho  thấy  có mối  liên  quan  giữa  các  yếu  tố  tiền  bệnh  với mắc  bệnh  THA, theo đó, khi các yếu tố tiền bệnh tăng thì  nguy cơ THA cũng tăng lên từ 1,4 đến 1,6 lần.  Bảng 9: Mối liên quan giữa THA với yếu tố hành vi  nguy cơ (n=1041)  Đặc tính Tăng huyết áp p-value PR (KTC 95%)Có (%) Không (%) Hút thuốc lá 0,343 1,11 (0,90-1,36) Có 82 (33,1) 166 (66,9) Không 237 (29,9) 556 (70,1) Uống rượu/bia 0,001 1,44 (1,20-1,75) Có 89 (40,5) 131 (59,5) Không 230 (28,0) 591 (72,0) Vận động thể lực 0,001 0,18 (0,15-0,22) Có 116 (14,7) 674 (85,3) Không 203 (80,9) 48 (19,1) Ăn nhạt 0,001 0,19 (0,10-0,35) Có 10 (6,6) 142 (93,4) Không 309 (34,8) 580 (65,2) Ăn mặn 0,001 2,94 (2,49-3,48) Có 157 (60,9) 101 (39,1) Không 162 (20,7) 621 (79,3) Ăn ngọt 0,584 0,88 (0,55-4,41) Có 13 (27,1) 35 (72,9) Không 306 (30,8) 687 (69,2) Ăn béo 0,731 1,07 (0,73-1,58) Có 18 (30,7) 37 (69,3) Không 301 (30,5) 685 (69,5) Kết  quả  nghiên  cứu  ghi  nhận hút  thuốc  lá  không  có mối  liên  quan  với mắc  bệnh  THA,  nhưng  uống  rượu/bia  và  vận  động  thể  lực  có  mối  liên  quan  với mắc  bệnh  THA.  Trong  đó  những người có uống rượu/bia thì tăng nguy cơ  mắc bệnh  tăng huyết 1,44  lần, ngược  lại khi có  tham gia vận động thể lực nguy cơ mắc bệnh chỉ  là 0,18 lần, hay nói cách khác có khả năng phòng  bệnh tăng huyết áp.   Trong  mối  liên  quan  giữa  bệnh  THA  với  hành  vi  về  ăn  uống  thì  cho  thấy  rằng  chỉ  có  những  người  ăn  nhạt  và  ăn mặn  có mối  liên  quan với THA. Trong đó,  ăn nhạt có khả năng  phòng bệnh tăng huyết áp, còn ăn mặn có nguy  cơ tăng huyết áp đến 2,94 lần.   Bệnh Đái tháo đường  Bảng 10: Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường (n=1041)  Đái tháo đường Tần số (n) Tỉ lệ (%) Tiền Đái tháo đường 33 3,2 Có 97 9,3 Không 911 87,5 Tổng cộng 1041 100 Tỷ  lệ mắc  bệnh  Đái  tháo  đường  tại  cộng  đồng nơi khảo sát chiếm tỷ lệ 9,3% đây là một tỷ  lệ  rất  cao  so với nhiều báo  cáo  trong nước  lẫn  ngoài  nước.  Việc  lấy  bệnh  phẫm  xét  nghiệm  được thực hiện bảo đảm lúc bệnh nhân đói (lấy  máu  tất cả ngay buổi sáng, kể cả những người  được  phỏng  vấn  buổi  chiều).  Tuy  nhiên,  tỷ  lệ  này  cũng  có  thể  còn  sai  số do  chỉ  lấy máu xét  nghiệm một  lần,  hơn  nữa  đối  tượng  tham  gia  nghiên  cứu  là  những  người  lớn  tuổi  nên  tỷ  lệ  mắc đái tháo đường cao cũng phù hợp.  Bảng 11: Mối liên quan giữa ĐTĐ với đặc điểm DS‐ XH (n=1041)  Đặc điểm Đái tháo đường p- value PR (KTC 95%) Có (%) Không (%) Tuổi 0,22 0,78 (0,53-01,14)40 – 59 57 (8,5) 616 (91,5) ≥ 60 40 (10,9) 328 (89,1) Giới tính 0,011 0,60 (0,35–0,88)Nam 22 (6,1) 336 (93,9) Nữ 75 (11,0) 608 (89,0) Kết  quả  cho  thấy  bệnh  Đái  tháo  đường  không  có  sự  liên  quan  với  nhóm  tuổi  trong  nghiên  cứu  (p>0,05). Ngược  lại,  ở  giới  tính  có  mối  liên  quan  với nhau,  với nam  giới  có  tỷ  lệ  hiện mắc và nguy cơ mắc bệnh cũng  thấp hơn  nữ giới, hay nói  cách khác nữ giới  có nguy  cơ  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 752 mắc bệnh Đái tháo đường cao hơn nam giới 1,78  lần (p<0,05).  Bảng 12: Mối liên quan giữa ĐTĐ với yếu tố tiền  bệnh (n=1041)  Đặc tính Đái tháo đường p-value PR (KTC 95%) Có (%) Không (%) Triglyceride 0,020 1,62 (1,07-2,46) Tăng 68 (11,1) 547 (88,9) Không tăng 29 (6,8) 397 (93,2) Cholesterol 0,001 2,12 (1,43-3,13) Tăng 61 (13,2) 402 (86,8) Không tăng 36 (6,2) 542 (93,8) Lipid Đặc tính Đái tháo đường p-value PR (KTC 95%) Có (%) Không (%) Tăng 70 (11,0) 567 (89,0) 0,020 1,64 (1,07-2,51)Không tăng 27 (6,7) 377 (93,3) BMI xếp theo Quốc tế 0,022 1,66 (1,08-2,56)≥ 25 (thừa cân, béo phì) 24 (14,0) 148 (86,0) <25 (nhẹ cân, bình thường) 73 (8,4) 796 (91,6) Các  yếu  tố nguy  cơ  tiền  bệnh  tăng  đều  có  mối  liên  quan  đến  bệnh  đái  tháo  đường  với  nguy cơ mắc bệnh tăng lên, nhưng thấp hơn của  Nguyễn  Công  Bình  làtăng  gấp  5,7  lần  khi  BMI>23.  Bảng 13: Mối liên quan giữa ĐTĐ với yếu tố hành vi nguy cơ (n=1041)  Đặc tính Đái tháo đường p-value PR (KTC 95%) Có (%) Không (%) Hút thuốc lá Có 17 (6,9) 231 (91,8) 0,126 0,86 (0,41-1,12) Không 80 (10,1) 713 (89,9) Uống rượu/bia Có 18 (8,2) 202 (91,8) 0,514 0,85 (0,52-1,39) Không 79 (9,6) 742 (90,4) Vận động thể lực Có 53 (6,7) 737 (93,3) 0,001 0,38 (0,26-0,56) Không 44 (17,5) 207 (82,5) Ăn nhạt Có 15 (9,9) 137 (90,1) 0,801 1,07 (0,63-1,80) Không 82 (9,2) 807 (90,8) Ăn mặn Có 27 (10,5) 231 (89,5) 0,465 1,17 (0,77-1,78) Không 70 (8,9) 713 (91,1) Ăn ngọt Có 37 (77,1) 11 (22,9) 0,001 12,76 (9,55-17,04) Không 60 (6,0) 933 (94,0) Ăn béo Có 04 (7,3) 51 (92,7) 0,592 0,77 (0,29-2,02) Không 93 (9,4) 893 (90,6) Khảo sát mối  liên quan giữa bệnh ĐTĐ với  các yếu tố hành vi nguy cơ, kết quả cho thấy việc  hút  thuốc  lá,  uống  rượu/bia,  các  thói  quen  ăn  nhạt, ăn mặn, ăn béo không có mối liên quan với  bệnh đái tháo đường (p> 0,05). Nhưng vận động  thể  lực, ăn ngọt có mối  liên quan đến bệnh đái  tháo đường với kết quả cho  thấy những người  có vận động thể lực thì có khả năng phòng bệnh  rất tốt (nguy cơ mắc bệnh là 0,38 lần), ngược lại  những người có thói quen thích ăn ngọt có nguy  cơ mắc  tiểu  đường  tăng  lên 12,76  lần. Kết quả  này giống như một số nghiên cứu được công bố  trước. Tuy nhiên, việc thu thập một số liệu định  lượng bằng bộ câu hỏi soạn sẵn ghi nhận lời khai  của đối tượng tham gia theo tiêu chuẩn đã định  sẽ bị ảnh hưởng  ít nhiều bởi sự nhận định chủ  quan của người trả  lời, từ đó có thể ảnh hưởng  đến kết quả.    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)  Bảng 14: Tỷ lệ mắc COPD (n=1041)  COPD Tần số (n) Tỉ lệ (%) Có mắc COPD 25 2,4 Không mắc COPD 1016 97,6 Tổng cộng 1041 100 Kết quả  thu  được qua nghiên  cứu về  tỷ  lệ  hiện mắc COPD là 2,4% . Tỷ lệ này thấp hơn báo  cáo trong nước ở cùng nhóm tuổi là 4,2%; 6,7%;  6,8%  hay  7,7%.  Đồng  thời  cũng  thấp  hơn  các  nghiên  cứu  của  các  tác giả nước ngoài  ở  cùng  nhóm  tuổi  là  8,2%;  10,9%  và  16%.  Tuy  nhiên,  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  753 thiết kế nghiên cứu đưa ra bảng chẩn đoán dựa  vào lâm sàng và đo chức năng hô hấp (phế dung  ký) nhưng nghiên  cứu này  chủ yếu chẩn  đoán  dựa vào kết quả đo chức hô hấp, vì tại thời điểm  nghiên cứu khám  tầm soát không có đối  tượng  nào có các  triệu chúng  lâm sàng điển hình của  COPD, có thể vì thế mà tỷ lệ hiện mắc bệnh này  tương đối thấp nhưng với kết quả khảo sát được  cũng giúp  cho  địa phương  an  tâm hơn  để  tập  trung  vào  việc  phòng  chống  bệnh  Đái  tháo  đường và Tăng huyết áp.  Bảng  15: Mối  liên  quan  giữa  COPD  với  đặc  điểm dân số‐xã hội (n=1041)  Đặc điểm COPD p-value PR (KTC 95%)Có (%) Không (%) Tuổi 40 – 59 11 (1,6) 662 (98,4) 0,02 0,43 (0,20-0,93) ≥ 60 14 (3,8) 354 (96,2) Giới tính Nam 17 (4,7) 341 (95,3) 0,001 4,05 (1,77–9,30)Nữ 08 (1,2) 675 (98,8) Nhóm  tuổi dưới 60 có nguy cơ mắc COPD  thấp. Nam có nguy cơ mắc COPD gấp 4 lần nữ.  Kết quả này giống với các báo cáo trước đó.   Bảng 16: Mối liên quan giữa COPD với yếu tố tiền  bệnh (n=1041)  Đặc tính COPD p-value PR (KTC 95%)Có (%) Không (%) Đường huyết lúc đói 0,077 0,34 (0,47-2,50) Tăng 01 (0,9) 112 (99,1) Không tăng 24 (2,6) 904 (97,4) Triglyceride 0,751 1,04 (0,47-2,30) Tăng 15 (2,4) 600 (97,6) Không tăng 10 (2,3) 416 (97,7) Cholesterol 0,444 1,59 (0,73-3,47) Tăng 14 (3,0) 449 (97,0) Không tăng 11 (1,9) 567 (98,1) Lipid 0,590 0,95 (0,43-2,10) Tăng 15 (2,4) 622 (97,6) Không tăng 10 (2,5) 394 (97,5) BMI Xếp Theo Châu Á 0,178 0,52 (0,20-1,37) ≥ 23 (thừa cân, béo phì) 05 (1,5) 333 (98,5) <23 (nhẹ cân, bình thường) 20 (2,8) 683 (97,2) Với p> 0,05 cho thấy không có mối liên quan  giữa các yếu  tố nguy cơ tiền bệnh được nghiên  cứu với mắc COPD.  Bảng 17: Mối liên quan giữa COPD với yếu tố hành  vi nguy cơ (n=1041)  Đặc tính COPD p-value PR (KTC 95%)Có (%) Không (%) Hút thuốc lá 0,001 4,50 (2,18-10,54) Có 15 (6,0) 233 (94,0) Không 10 (1,3) 783 (98,7) Uống rượu/bia 0,005 2,49 (1,13-5,46) Có 10 (4,5) 210 (95,5) Không 15 (1,8) 806 (98,2) Vận động thể lực 0,351; 0,56 (0,25-1,26) Có 16 (2,0) 774 (98,0) Không 09 (3,6) 242 (96,4) Ăn nhạt 0,709 0,80 (0,24- 2,63) Có 03 (2,0) 149 (98,0) Không 22 (2,5) 867 (97,5) Ăn mặn 0,706 1,18 (0,50-2,79) Có 07 (2,7) 251 (97,3) Không 18 (2,3) 765 (97,7) Ăn ngọt 0,075 2,81 (0,87-9,01) Có 03 (6,3) 45 (93,8) Không 22 (2,2) 971 (97,8) Ăn béo 0,592 0, (Không)Có 00 (00) 55 (100) Không 25 (2,5) 961 (97,5) Trong mối  liên  hệ  về hành  vi nguy  cơ  với  mắc COPD, kết quả ghi nhận chỉ có hút thuốc lá,  uống  rượu/bia  làm  tăng  nguy  cơ mắc  COPD.  Đặc biệt, ở người hút thuốc lá tăng nguy cơ mắc  COPD đến 4,5  lần, đây  là một yếu  tố cần được  quan tâm vì hiện tại tỷ lệ người hút thuốc lá tại  địa phương cũng còn tỷ lệ khá cao. Đối với hành  vi về  thói quen ăn uống không có sự  liên quan  với mắc COPD (p>0,05).  KẾT LUẬN  Khảo sát cắt ngang 1.041 đối tượng từ 40 tuổi  trở  lên tại xã Long Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh  Tây Ninh  thỏa các  tiêu chí chọn mẫu  trong hai  đợt khám tầm soát và phỏng vấn tháng 7, tháng  8 năm 2011. Mặc dù, chỉ đạt 97,56% cỡ mẫu thiết  kế ban đầu nhưng kết quả nghiên cứu có đủ độ  tin cậy để rút ra những kết luận sau:  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 754 Tỷ lệ hiện mắc các bệnh mạn tính không lây  tại  xã  Long  Thuận,  huyện  Bến  Cầu,  tỉnh  Tây  Ninh ở những người từ 40 tuổi trở lên như sau:  Tỷ lệ hiện mắc các bệnh mạn tính không lây  là 43,3% tương đối thấp.  Tỷ  lệ hiện mắc  tăng huyết áp  là 30,6%  (tiền  Tăng huyết áp chiếm 37,3%) là khá cao.  Tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường là 9,3% là rất  cao.  Tỷ lệ hiện mắc COPD là 2,4% hiện còn thấp.  Nam có nguy cơ mắc bệnh THA, COPD cao  hơn nữ, ngược  lại nữ có nguy cơ mắc bệnh đái  tháo đường cao hơn nam.   Tỷ lệ có các hành vi nguy cơ cần được quan  tâm là:  Tỷ  lệ  thừa  cân, béo phì  là 32,5%  tương  đối  cao ở vùng nông thôn nên cần chú ý vì đây còn  là  yếu  tố  nguy  cơ  của  nhiều  bệnh  mạn  tính  không lây.  Ăn mặn  là một  thói  quen  có  nguy  cơ  gây  bệnh, hiện còn 24,8% có thói quen này.  Vận  động  thể  lực có khả năng phòng bệnh  mạn tính đang được mọi người thực hiện rất tốt  với tỷ lệ 75,9%.   Kết quả nghiên cứu cho thấy có các mối liên  quan sau đây cần chú ý:  Dù là địa phương nông thôn, kinh tế còn khó  khăn nhưng  các xét nghiệm  sinh hóa máu  cho  thấy các yều  tố nguy cơ  tiền bệnh đều  tăng, có  chỉ số tăng rất cao.   Có mối  liên  quan  giữa  hút  thuốc  lá,  uống  rượu/bia, vận  động  thể  lực với bệnh mạn  tính.  Hút thuốc lá, uống rượu/bia đều làm tăng nguy  cơ mắc bệnh tăng huyết áp, COPD. Ngược lại ăn  nhạt, vận  động  thể  lực  tốt  thì khả năng phòng  bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường.  Bệnh mạn  tính  không  lây  ngày  nay  không  chỉ có ở thành thị, nơi có điều kiện kinh tế phát  triển mà ngay cả vùng nông thôn sâu tỷ lệ mắc  bệnh cũng rất cao cần được quan tâm nhất là Đái  tháo đường.   TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Nguyễn Kim Kế, Hoàng Khải  lập, Đỗ Doãn Lợi  (2011) Xác  định tỉ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi huyện Khoái Châu  và thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên năm 2009. Tạp chí y học  thực hành. 748(1). 28‐34.  2. Nguyễn Thị Thu Vân  (2012) Tăng huyết áp ở người  trưởng  thành đến khám tầm soát bệnh mạn tính tại Viện vệ sinh y tế  công cộng Tp Hồ Chí Minh. Luận văn chuyên khoa cấp I. Đại học  Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Tr. 67‐89.  Ngày nhận bài báo:       11/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   6/6/2014  Ngày bài báo được đăng :    14/11/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_hien_mac_mot_so_benh_man_tinh_khong_lay_va_nhung_yeu_t.pdf
Tài liệu liên quan