KẾT LUẬN
Nghiên cứu này tìm ra tỷ lệ ước lượng mắc
TTĐ và TĐ ở khu vực miền Nam Việt Nam là
16,3% và 2,8%. Các yếu tố liên quan đến TĐ bao
gồm: tăng tuổi tác, BMI béo phì, tăng huyết áp,
khu vực Tây Nam Bộ so với khu vực Đông Nam
Bộ. Các yếu tố liên quan đến TTĐ tương tự như
TĐ và bao gồm thêm yếu tố giới tính nam so với
nữ, và yếu tố ăn rau quả so với ít ăn rau quả.
KIẾN NGHỊ
Tỷ lệ mới phát hiện TTĐ, TĐ còn khá cao cho
thấy nhận thức của người dân hoặc điều kiện y tế
để phát hiện bệnh TĐ vẫn còn hạn chế. Cần xây
dựng và mở rộng những chương trình nâng cao
kiến thức và tạo điều kiện cho người dân có cơ
hội tầm soát TTĐ và TĐ tại địa phương.
Khuyến cáo người dân trong độ tuổi ngoài
50 nên kiểm tra đường huyết và có các biện pháp
phòng tránh bệnh TĐ. Người dân nên theo dõi,
kiểm soát chế độ dinh dưỡng, cân nặng để có chỉ
số BMI trong ngưỡng bình thường.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 131 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ mắc và các yếu tố liên quan đến tiền tiểu đường, tiểu đường ở một số tỉnh thành khu vực miền nam Việt Nam: Nghiên cứu cắt ngang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 452
TỶ LỆ MẮC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIỀN TIỂU ĐƯỜNG,
TIỂU ĐƯỜNG Ở MỘT SỐ TỈNH THÀNH KHU VỰC MIỀN NAM
VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU CẮT NGANG
Nguyễn Quang Vinh*, Lê Ngọc Nữ*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Việt Nam đang có sự dịch chuyển nhanh mô hình và gánh nặng bệnh tật từ các bệnh lây nhiễm
sang các bệnh không lây. Tiểu Đường (TĐ) là một trong các bệnh không lây quan trọng, nhận được nhiều sự chú
ý do tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng tăng nhanh.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ mắc và các yếu tố liên quan đến Tiền Tiểu Đường (TTĐ), Tiểu
Đường (TĐ) ở khu vực miền Nam Việt Nam.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Dữ liệu 5190 bệnh nhân trong độ tuổi 21 đến 70 được xử lý
thống kê với phần mềm IBM SPSS 22. Các yếu tố liên quan đến TTĐ, TĐ được xác định bởi phương pháp hồi
quy đa biến.
Kết quả: Tỷ lệ điều chỉnh tuổi và giới tính TTĐ là 16,3%; TĐ là 2,8%. Tỷ lệ người mắc TĐ tăng theo độ
tuổi: nhóm tuổi 41‐50 (2,6%), nhóm tuổi 51‐60 (6,8%), cao nhất ở nhóm tuổi 61‐70 (8,7%). Phân tích hồi quy đa
biến cho thấy các yếu tố liên quan đến TĐ bao gồm: tuổi (OR 1,07; 95% KTC 1,05‐1,09; p<0,0001), BMI béo phì
(OR 1,61; KTC 95% 1,13‐2,29; p 0,016), tăng huyết áp (OR 1,68; KTC 95% 1,25‐2,27; p 0,001), khu vực Tây
Nam Bộ (OR 1,53; KTC 95% 1,07‐2,19; p<0,021). Các yếu tố còn lại: giới tính, hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn
rau quả, thể dục, lao động tay chân không cho thấy ý nghĩa thống kê liên quan đến TĐ.
Kết luận: Tỷ lệ TĐ khu vực nông thôn miền Nam thấp hơn so với mặt bằng toàn quốc xác định trong
những nghiên cứu khác, tuy nhiên tỷ lệ TTĐ lại khá cao.
Từ khóa: Tiểu đường, Đái tháo đường, Nghiên cứu cắt ngang
SUMARRY
PREVALANCE AND CORRELATES OF PRE‐DIABETES, DIABETES IN SOME PROVINCES IN
SOUTHERN VIETNAM: A CROSS‐SECTIONAL STUDY
Nguyen Quang Vinh, Le Ngoc Nu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 451 – 457
Background: Vietnam undergoes a rapid epidemiological transition from communicable diseases to non‐
communicable diseases. Diabetes is one of important non‐communicable diseases which gained great attentions
from the public due to its prevalence increased rapidly.
Objectives: To determine the prevalence of and factors ralated to pre‐diabetes, diabetes in the Southern
region of Vietnam
Method: Cross‐sectional study. Data of 5190 participants aged from 21 to 70 were statistically analyzed by
the software IBM SPSS 22. Factors associated to pre‐diabetes and diabetes were determined by multinomial
logistic regression.
Results: Age and sex‐adjusted prevalence of pre‐diabetes and diabetes were 16.3% and 2.8%, respectively.
Prevalence of diabetes increased with age: age group 41‐50 (2.6%), age group 51‐60 (6.8%), highest in the age
* Viện Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Ths. Nguyễn Quang Vinh ĐT: 0949681111 Email: VinhNguyen.MPH@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 453
group 61‐70 (8.7%). Multinomial logistic regression showed that factors correlated with diabetes including: age
(OR 1.07; CI 95% 1.05‐1.09; p<0.0001), BMI obesity (OR 1.61; CI 95% 1.13‐2.29; p 0.016), high blood pressure
(OR 1.68; CI 95% 1.25‐2.27; p 0.001), southwestern region (OR 1.53; CI 95% 1.07‐2.19; p<0.021). The other
factors: gender, tobacco smoking, alcohol consumption, vegetable consumption, physical activity, manual working
did not show a statistically significant correlation with diabetes.
Conclusion: Prevalance of diabetes in Southern Vietnam is lower than the national prevalence reported in
other studies. However, the prevalence of pre‐diabetes is remarkably high.
Keywords: Pre‐Diabetes, Diabetes, Cross‐sectional study
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh không lây có xu hướng gia tăng do quá
trình công nghiệp hóa, thay đổi lối sống, và tuổi
thọ ngày càng cao. Các bệnh không lây để lại
những gánh nặng trong điều trị do thời gian
điều trị kéo dài, tốn kém của cải vật chất, nguồn
nhân lực và phương tiện kỹ thuật. Ngoài ra các
bệnh này còn để lại gánh nặng về tàn tật do các
di chứng bệnh để lại, gánh nặng cho xã hội, bản
thân và gia đình người bệnh, ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế xã hội tính trên phương diện vĩ
mô. Các nghiên cứu cho thấy Việt Nam đang có
sự dịch chuyển nhanh mô hình và gánh nặng
bệnh tật từ các bệnh lây nhiễm sang các bệnh
không lây. Năm 2010 tỷ trọng bệnh không lây
chiếm trên 70% tổng số lượt khám chữa bệnh ở
các cơ sở y tế nhà nước trong khi năm 1986 chỉ
vào khoảng 40%(1).
Bệnh Tiểu Đường (TĐ) hay còn gọi là Đái
Tháo Đường được đánh giá là một trong số các
bệnh không lây quan trọng, nhận được nhiều sự
chú ý. Nếu không được điều trị, bệnh TĐ có thể
dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như mù
lòa, tổn thương thần kinh nặng (dẫn đến nhiễm
trùng, phải cắt cụt chi) và bệnh lý tim mạch (đột
quỵ, nhồi máu cơ tim)(11). Trước khi mắc bệnh
TĐ loại 2, hầu hết bệnh nhân trải qua giai đoạn
TTĐ nhưng không hề biết cũng không có triệu
chứng trong giai đoạn này. Tuy nhiên người
mắc TTĐ vẫn có nguy cơ cao phát triển các biến
chứng tim mạch.
Tỷ lệ mắc bệnh TĐ trong cộng đồng tăng
nhanh. Năm 1990 số người mắc TĐ chỉ chiếm 1‐
2 % dân số ở các thành phố lớn (Hà Nội, Huế và
TPHCM), nhưng đến năm 2001 tỷ lệ mắc đã
tăng lên 4‐5% dân số(1,11). Số liệu điều tra sơ bộ
TĐ toàn quốc gần đây, năm 2008 cho thấy tỷ lệ
mắc bệnh chiếm khoảng 5,7% cộng đồng(1). Hiệp
hội Tiểu Đường Quốc Tế (IDF) dự đoán trong
khoảng 20 năm tới tỷ lệ TĐ của Việt Nam sẽ tăng
gần gấp đôi từ 5,4% năm 2013 thành 8,2% năm
2035(3). Thông tin về dịch tễ bệnh TĐ, TTĐ ở Việt
Nam vẫn còn hạn chế, đặc biệt đối với khu vực
nông thôn các tỉnh thành khu vực phía Nam.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ mắc và các yếu tố liên quan đến
TTĐ, TĐ ở một số tỉnh thành khu vực phía Nam.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhằm góp phần nâng cao sức khỏe cho cộng
đồng và tạo điều kiện cho người dân được tiếp
cận các dịch vụ y tế cơ bản, Trung tâm Phòng
chống Chấn thương và các Bệnh không lây ‐
Viện Y Tế Công Cộng TP.HCM thực hiên
chương trình tầm soát miễn phí một số bệnh
không lây, trong đó có bệnh TĐ cho người dân
khu vực phía Nam trong thời gian 17/02/2014 –
30/06/2014.
Đối tượng nghiên cứu
Người dân đăng kí và đến khám bệnh tại
Trung tâm không phân biệt tuổi tác, giới tính.
Bệnh nhân trong độ tuổi 21 đến 70 và đến từ các
tỉnh thành khu vực phía Nam được chọn xử lý
số liệu thống kê trong nghiên cứu này.
Phương pháp nghiên cứu
Cắt ngang mô tả
Thu thập dữ liệu
Bệnh nhân được đo chỉ số đường huyết,
chiều cao, cân nặng, huyết áp, tự ghi một số
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 454
thông tin hành vi lối sống: hút thuốc, bia rượu,
hoạt động thể chất vào sổ hồ sơ sức khỏe bằng
bộ câu hỏi soạn sẵn.
Đo đường huyết: Bệnh nhân được hướng dẫn
nhịn đói 8 tiếng trước khi lấy máu vào buổi sáng.
Máu bệnh nhân được ly tâm và đo sinh hóa huyết
học ngay lập tức bằng máy sinh hóa tự động
Miura với bộ kit thương mại Glucose GOD‐POD
(Erba Diagnostics Mannheim GmbH).
Phân tích
Xử lý thống kê với phần mềm IBM SPSS 22.
Kiểm định sự khác biệt bằng Independent T‐test.
Áp dụng phương pháp hồi quy đa biến
(Multinomial Logistic Regression) xác định các
yếu tố liên quan đến TTĐ (với nhị biến kết quả
TTĐ so với đường huyết bình thường), TĐ (với
nhị biến kết quả TĐ so với đường huyết bình
thường).
Phân loại đường huyết lúc đói theo WHO:
bình thường <= 6,0 mmol/l, tiền TĐ 6,1‐6,9
mmol/l, TĐ >= 7,0 mmol/l(9). BMI được tính bởi
công thức cân nặng (kg) chia chiều cao bình
phương (m2). Phân loại BMI của WHO giành
cho khu vực Châu Á: gầy <18,5 kg/m2, bình
thường 18,5 – 22,9 kg/m2, thừa cân 23,0 – 24,9
kg/m2, béo phì >= 25,0 kg/m2(8). Phân loại huyết
áp; bình thường: huyết áp tâm thu < 140 mmHg
và huyết áp tâm trương < 90 mmHg; tăng huyết
áp: huyết áp tâm thu >=140 mmHg và/hoặc
huyết áp tâm trương >= 90 mmHg(10).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc tính mẫu
Tổng số 6530 bệnh nhân đã được khám tầm
soát tại Trung tâm. Trong đó, 5190 bệnh nhân có
dữ liệu tương đối hoàn chỉnh và trong độ tuổi 21
đến 70 tuổi đã được chọn xử lý thống kê trong
nghiên cứu này.
Trong tổng số 5190 bệnh nhân thuộc nhóm
đối tượng nghiên cứu, phần đông là nữ giới
(89,6%, n= 4649), cao nhất thuộc nhóm tuổi 41‐50
(31,4%, n= 1632) và 51‐60 (28,5%, n= 1480). Bệnh
nhân đến từ Bến Tre đông nhất chiếm 29,9% (n=
1550), Tiền Giang 20,6% (n= 1069), TP.HCM
13,6% (n= 704), Lâm Đồng 10,0% (n= 521), phần
còn lại đến từ các tỉnh thành khác thuộc khu vực
miền Nam Việt Nam. Đa số đối tượng nghiên
cứu thuộc nhóm đã kết hôn (89,5%, n= 4171), độc
thân chiếm 8,7% (n= 449). Số đối tượng nghiên
cứu có nghề nghiệp làm nông chiếm tỷ lệ cao
nhất (60,9%, n= 3159), tiếp theo đó là nội trợ
(13,0%, n=676) và CNVC (10,7%, n= 553).
Nhóm đối tượng nghiên cứu có trung bình
tuổi 47 ± 11, BMI 22,4 ± 3.1 huyết áp tâm thu 123
± 18 mmHg và huyết áp tâm trương 79 ± 11
mmHg (Bảng 1). Nhóm TTĐ và nhóm TĐ có tuổi
trung bình lần lượt là 50 ± 10 và 54 ± 9 cao hơn so
với nhóm đường huyết bình thường (45 ± 13).
Chỉ số BMI trung bình của nhóm TTĐ (22,7 ±
3.3), TĐ (23,2 ± 3,6) cao hơn so với nhóm đường
huyết bình thường (22,2 ± 3,1). Trung bình huyết
áp tâm thu và huyết áp tâm trương của bệnh
nhân TTĐ, TĐ cũng cao hơn so với nhóm đường
huyết bình thường. Những sự khác biệt nêu trên
có ý nghĩa thống kê tại giá trị p< 0,05.
Bảng 1: Đặc tính mẫu theo nhân trắc và lâm sàng
Đặc tính Bình thường TTĐ TĐ Tổng
(n= 4087) (n= 886) (n= 217) (n= 5190)
TB ± ĐLC TB ± ĐLC TB ± ĐLC TB ± ĐLC
Nam (n= 541)
Tuổi (năm) 45 ± 13 49 ± 11* 55 ± 9* 46 ± 12
Chiều cao (cm) 164 ± 6 164 ± 6 164 ± 6 164 ± 6
Cân nặng (kg) 61 ± 10 63 ± 10* 64 ± 9 61 ± 10
BMI (kg/m2) 22,5 ± 3,3 23,4 ± 3,3* 23,8 ± 2,9*22,7 ± 3,3
Huyết áp tâm
thu (mmHg) 125 ± 17 131 ± 17* 139 ± 17* 127 ± 17
Huyết áp tâm
trương (mmHg) 82 ± 11 85 ± 12* 83 ± 12 83 ± 11
Đường huyết
(mmol/l) 5,4 ± 0,4 6,3 ± 0,2* 9,1 ± 2,5* 5,8 ± 1,0
Nữ (n= 4649)
Tuổi (năm) 46 ± 11 51 ± 10* 54 ± 9* 47 ± 11
Chiều cao (cm) 153 ± 5 154 ± 5 154 ± 6 154 ± 5
Cân nặng (kg) 52 ± 8 53 ± 9* 55 ± 10* 53 ± 8
BMI (kg/m2) 22,2 ± 3,0 22,6 ± 3,3* 23,1 ± 3,7*22,3 ± 3,1
Huyết áp tâm
thu (mmHg) 121 ± 17 128 ± 20* 133 ± 21* 122 ± 18
Huyết áp tâm
trương (mmHg) 77 ± 11 81 ± 11* 84 ± 12* 78 ± 11
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 455
Đặc tính Bình thường TTĐ TĐ Tổng
Đường huyết
(mmol/l) 5,3 ± 0,4 6,3 ± 0,2* 9,0 ± 2,6* 5,7 ± 1,0
Tổng (n= 5190)
Tuổi (năm) 46 ± 11 50 ± 10* 54 ± 9* 47 ± 11
Chiều cao (cm) 155 ± 6 155 ± 7 155 ± 7 155 ± 6
Cân nặng (kg) 53 ± 8 55 ± 9* 56 ± 10* 54 ± 9
BMI (kg/m2) 22,2 ± 3,1 22,7 ± 3,3* 23,2 ± 3,6*22,4 ± 3,1
Huyết áp tâm
thu (mmHg) 121 ± 17 129 ± 20* 134 ± 21* 123 ± 18
Huyết áp tâm
trương (mmHg) 78 ± 11 81 ± 11* 83 ± 12* 79 ± 11
Đường huyết
(mmol/l) 5,4 ± 0,4 6,3 ± 0,2* 9,0 ± 2,6* 5,7 ± 1,0
*Khác biệt giữa nhóm TTĐ, TĐ và nhóm bình thường có ý
nghĩa thống kê tại p<0,05 bởi Independent‐Samples T‐test
Tỷ lệ TTĐ và TĐ
Tỷ lệ thô (crude prevalance) TTĐ, TĐ tương
ứng là 17,1% (nam 22,4%, nữ 16,5%), 4,2% (nam
4,6%, nữ 4,1%). Tỷ lệ người mắc bệnh TĐ tăng
theo độ tuổi: nhóm tuổi 41‐50 2,6%, nhóm tuổi
51‐60 6,8%, cao nhất ở nhóm tuổi 61‐70 8,7%
(bảng 2). Tương tự như TĐ, tỷ lệ mắc TTĐ cũng
tăng theo nhóm tuổi. Tỷ lệ TTĐ, TĐ ở các nhóm
tuổi sau 50 cao hơn các nhóm tuổi khác có ý
nghĩa thống kê tại p< 0,05. Trong số ca TTĐ, TĐ,
tỷ lệ mới phát hiện TTĐ là 97,8%, TĐ là 62,5%.
Tỷ lệ điều chỉnh theo tuổi và giới tính (Age
and sex adjusted prevalance) của TTĐ là 16,3%
(KTC 95% 15,3‐17,3%), TĐ là 2,8% (KTC 95% 2,4‐
3,2%), được tính toán bởi phương pháp cân bằng
trực tiếp (direct age and sex adjustment) dựa vào
số liệu dân số khu vực phía nam của “Tổng điều
tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả
toàn bộ(6).
Bảng 2: Tỷ lệ phân bố tiền TĐ và TĐ theo nhóm tuổi
và giới tính
Đặc tính Nam Nữ Tổng
TTĐ (%)
TĐ
(%)
TTĐ
(%)
TĐ
(%)
TTĐ
(%)
n= TĐ
(%)
n=
Nhóm tuổi
21-30 12,3 0,0 8,6 1,3 9,2 41 1,1 5
31-40 19,0 1,0 11,1 1,7 11,9 123 1,6 17
41-50 27,4 5,9 14,0 2,3 15,1 246 2,6 42
51-60 23,3 4,8 21,8 7,0 22,0 325 6,8 101
61-70 25,6 11,0 25,3 8,4 25,3 151 8,7 52
Đặc tính Nam Nữ Tổng
Tổng 22,4 4,6 16,5 4,1 17,1 886 4,2 217
Age and
sex-
adjusted
16,3%
(KTC 95%
15,3-17,3%)
2,8% (KTC
95%2,4-
3,2%)
Các yếu tố liên quan đến TTĐ, TĐ
Kết quả phân tích bởi phương pháp hồi quy
đa biến (Multinomial Logistic Regresssion) cho
thấy các yếu tố liên quan TTĐ bao gồm: tuổi (OR
1,04; KTC 95% 1,03‐ 1,04; p<0,0001), giới tính
nam (OR 1,73; KTC 95% 1,25‐ 2,40; p 0,001), BMI
béo phì (OR 1,27; KTC 95% 1,05‐ 1,55; p 0,016),
tăng huyết áp (OR 1,44; KTC 95% 1,22‐ 1,70; p<
0,0001), khu vực Tây Nam Bộ (OR 1,66; KTC
95% 1,37‐2,02; p< 0,0001) so với khu vực Đông
Nam Bộ, ăn rau quả hàng ngày (OR 1,25; KTC
95% 1,02‐1,55; p=0,033) (Bảng 3). Các yếu tố còn
lại: hút thuốc lá, uống rượu bia, thể dục, lao
động tay chân không cho thấy ý nghĩa thống kê
liên quan đến TTĐ.
Kết quả phân tích bởi phương pháp hồi quy
đa biến cho thấy các yếu tố liên quan đến TĐ
bao gồm: tuổi (OR 1,07; KTC 95% 1,05‐1,09;
p<0,0001), BMI béo phì (OR 1,61; KTC 95% 1,13‐
2,29; p=0,016), tăng huyết áp (OR 1,68; KTC 95%
1,25‐2,27; p 0,001), khu vực Tây Nam Bộ (OR
1,53; KTC 95% 1,07‐2,19; p< 0,021) so với khu vực
Đông Nam Bộ (Bảng 3). Các yếu tố còn lại: giới
tính, hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn rau quả, thể
dục, lao động tay chân không cho thấy ý nghĩa
thống kê liên quan đến TĐ.
BÀN LUẬN
Tỷ lệ điều chỉnh tuổi và giới tính của TĐ là
2.8% dân số miền Nam tuổi 21‐70 xác định trong
nghiên cứu này thấp hơn tỷ lệ ước lượng 5‐6%
dân số toàn quốc theo những nghiên cứu khác(11).
Tỷ lệ này gần với với con số 2,6% dân số tuổi
ngoài 20 mắc TĐ trong nghiên cứu của Tạ Văn
Bình(5). Nghiên cứu gần đây năm 2012 của Trần
Quang Bình cùng các cộng sự cho thấy tỷ lệ mắc
TĐ vào khoảng 3,7% cộng đồng nông thôn tỉnh
Hà Nam nhóm 40‐64 tuổi(7).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 456
Phần đông đối tượng trong nghiên cứu này
(trên 85%) thuộc khu vực nông thôn. Tỷ lệ TĐ
2,8% cho thấy điều đáng mừng rằng xu hướng
gia tăng TĐ chưa thực sự diễn biến mạnh ở khu
vực nông thôn miền Nam. Tuy nhiên có quan
ngại về tỷ lệ TTĐ 16,3% khá cao ở khu vực này.
Bảng 3: Các yếu tố liên quan đến tiền TĐ và TĐ: phương pháp hồi quy đa biến (Multinomial Logistic Regresssion)
Đặc tính Tiền TĐ TĐ
OR (KTC 95%) P OR (KTC 95%) P
Tuổi (năm) 1,04 (1,03-1,04) <0,0001 1,07 (1,05-1,09) <0,0001
Giới tính Nữ 1 1
Nam 1,73 (1,25-2,40) 0,001 1,79 (0,96-3,32) 0,065
Nhóm BMI Bình thường 1 1
Gầy 1,20 (0,91-1,59) 0,204 1,58 (0,93-2,69) 0,091
Thừa cân 1,09 (0,89-1,32) 0,415 1,38 (0,96-1,98) 0,084
Béo phì 1,27 (1,05-1,55) 0,016 1,61 (1,13-2,29) 0,008
Huyết áp Bình thường 1 1
Tăng huyết áp 1,44 (1,22-1,70) <0,0001 1,68 (1,25-2,27) 0,001
Khu vực Đông Nam Bộ 1 1
Tây Nam Bộ 1,66 (1,37-2,02) <0,0001 1,53 (1,07-2,19) 0,021
KV Khác 1,30 (0,95-1,77) 0,097 1,32 (0,72-2,42) 0,368
Hút thuốc lá Không hút 1 1
Hút hàng ngày 1,05 (0,66-1,66) 0,836 0,98 (0,40-2,43) 0,972
Thỉnh thoảng 0,59 (0,33-1,05) 0,073 0,14 (0,02-1,04) 0,055
Đã bỏ 1,81 (0,80-4,09) 0,151 2,18 (0,58-8,27) 0,251
Uống Rượu Bia Không uống 1 1
Uống hàng ngày 1,01 (0,59-1,72) 0,967 0,18 (0,02-1,39) 0,101
Thỉnh thoảng uống 0,86 (0,61-1,22) 0,394 0,76 (0,38-1,52) 0,442
Ăn rau quả Không thích 1 1
Ăn hàng ngày 1,25 (1,02-1,55) 0,033 1,42 (0,96-2,11) 0,077
Thỉnh thoảng ăn 1,59 (1,15-2,18) 0,005 1,13 (0,58-2,21) 0,716
Thể dục Không tập 1 1
Tập hàng ngày 1,03 (0,86-1,22) 0,764 0,99 (0,72-1,36) 0,938
Thỉnh thoảng tập 1,06 (0,86-1,31) 0,590 0,98 (0,65-1,48) 0,935
LĐ tay chân Không làm 1 1
Làm hàng ngày 0,99 (0,77-1,27) 0,945 0,69 (0,45-1,04) 0,077
Thỉnh thoảng làm 0,92 (0,66-1,29) 0,640 0,65 (0,36-1,19) 0,165
Nghiên cứu này cho thấy yếu tố tăng tuổi
tác, BMI béo phì, tăng huyết áp có mối liên quan
đến TĐ. Kết quả này tương đồng với kết quả của
các nghiên cứu khác(2).
Yếu tố hút thốc lá, uống rượu bia không cho
thấy mối liên quan đến TĐ trong nghiên cứu
này. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên
cứu của Trần Quang Bình cùng các cộng sự(7),
Magliano cùng các cộng sự tại Úc(4).
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy tập
luyện thể lực thường xuyên có mối liên quan
nghịch với TĐ(2). Tuy nhiên, kết quả của nghiên
cứu này lại không cho thấy mối liên hệ giữa thói
quen hoạt động thể dục cũng như lao động tay
chân với TĐ.
Thông tin dịch tể về TTĐ còn hạn chế, điều
đó cho thấy nghiên cứu về TTĐ ít được quan
tâm chú trọng, trong khi TTĐ được xem như
một trong số các yếu tố nguy cơ liên quan đến
TĐ. Nghiên cứu này cho thấy các yếu tố liên
quan đến TTĐ tương tự như TĐ, nhưng có bao
gồm thêm yếu tố giới tính nam so với nữ, và yếu
tố ăn rau quả thường xuyên so với ít ăn rau quả.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 457
Hạn chế của đề tài
Bị giới hạn bởi đặc tính tự nhiên của phương
pháp nghiên cứu cắt ngang, bài nghiên cứu này
chỉ cho thấy các yếu tố liên quan đến TĐ, chứ
không tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Yếu tố
hành vi lối sống: liên quan đến sử dụng bia
rượu, hút thuốc lá, vận động thể chất không
được định lượng cụ thể và chỉ dựa trên ghi báo
cảm tính của bệnh nhân, có thể gây ảnh hưởng
tới kết quả nghiên cứu.
Nghiên cứu này chỉ xác định TTĐ, TĐ dựa
trên chỉ số đường huyết lúc đói, chứ không phân
loại TĐ týp 1, týp 2 hoặc các týp khác. Phương
pháp xác định này bỏ sót những trường hợp rối
loạn dung nạp đường.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu này tìm ra tỷ lệ ước lượng mắc
TTĐ và TĐ ở khu vực miền Nam Việt Nam là
16,3% và 2,8%. Các yếu tố liên quan đến TĐ bao
gồm: tăng tuổi tác, BMI béo phì, tăng huyết áp,
khu vực Tây Nam Bộ so với khu vực Đông Nam
Bộ. Các yếu tố liên quan đến TTĐ tương tự như
TĐ và bao gồm thêm yếu tố giới tính nam so với
nữ, và yếu tố ăn rau quả so với ít ăn rau quả.
KIẾN NGHỊ
Tỷ lệ mới phát hiện TTĐ, TĐ còn khá cao cho
thấy nhận thức của người dân hoặc điều kiện y tế
để phát hiện bệnh TĐ vẫn còn hạn chế. Cần xây
dựng và mở rộng những chương trình nâng cao
kiến thức và tạo điều kiện cho người dân có cơ
hội tầm soát TTĐ và TĐ tại địa phương.
Khuyến cáo người dân trong độ tuổi ngoài
50 nên kiểm tra đường huyết và có các biện pháp
phòng tránh bệnh TĐ. Người dân nên theo dõi,
kiểm soát chế độ dinh dưỡng, cân nặng để có chỉ
số BMI trong ngưỡng bình thường.
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi trân trọng cám ơn sự hợp tác cung
cấp dữ liệu từ các Khoa, Phòng, Trung tâm liên
quan thuộc Viện Y tế Công Cộng TP.HCM. Đặc
biệt cám ơn các đồng nghiệp Phòng Xét Nghiệm
Lâm Sàng – Khoa Xét Nghiệm đã tạo điều kiện
tốt nhất cho chúng tôi hoàn thành bài viết này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế và Nhóm đối tác y tế (2012). Báo cáo chung tổng quan
ngành y tế 2012. Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa
bệnh. Hà Nội, tháng 11. 89‐99. Tr. 34‐56.
2. CDC (2012). Basics about Diabetes.
Truy cập
lần cuối 28/08/2014
3. IDF Diabetes Atlas (2013). Global estimates of diabetes
prevalence for 2013 and projections for 2035. Diabetes
research and clinical practice. 103 (2014) 137‐149.
4. Magliano DJ, Barr EL, Zimmet PZ, Cameron AJ, Dunstan
DW, Colagiuri S, Jolley D, Owen N, Phillips P, Tapp
RJ, Welborn TA, Shaw JE (2008).Glucose indices, health
behaviors, and incidence of diabetes in Australia: the
Australian diabetes, obesity and lifestyle study. Diabetes Care.
31(2): 267–72.
5. Tạ Văn Bình (2006). Epidemiology of diabetes in Vietnam,
methods of treatment and preventive measures. Hanoi:
Medical Publishing House. Pp. 4‐7.
6. Tổng cục thống kê (2010). Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt
Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ. Hà Nội, tháng 6. Tr. 24‐28.
7. Tran QB (2013). Prevalence and correlates of hyperglycemia
in a rural population, Vietnam: implications from a cross–
sectional study. BMC Public Health. 12:939
8. WHO (2004). Appropriate body‐mass index for Asian
populations and its implications for policy and intervention
strategies.Geneva. Pp. 45‐56.
9. WHO và International Diabetes Federation (2006). Definition
and diagnosis of diabetes mellitus and intermediate
hyperglycemia: a report of a WHO/IDF Consultation. Geneva.
Pp. 42‐55.
10. WHO và International Society of Hypertension (2003). World
Health Organization (WHO)/International Society of
Hypertension (ISH) statement on management of
hypertension. J Hypertens. 21:1983‐1992.
11. WPRO (2012). Quản lý gánh nặng bệnh đái tháo đường ở Việt
Nam.
ure_world_diabetes_day_2012_vietnam/vi/. Truy cập lần cuối
28/08/2014.
Ngày nhận bài báo: 9/5/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/6/2014
Ngày bài báo được đăng: 14/11/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_mac_va_cac_yeu_to_lien_quan_den_tien_tieu_duong_tieu_d.pdf