Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus trên 30 mẫu tôm hùm bông nuôi lồng bị
bệnh tại các vùng nuôi khác nhau của tỉnh Phú
Yên là 20% (6/30 mẫu nghiên cứu). Tỷ lệ nhiễm
cao nhất ở vùng nuôi thuộc đầm Cù Mông
(30%), tiếp theo là vùng nuôi thuộc vịnh Xuân
Đài (20%) và cuối cùng là vùng nuôi thuộc biển
hở An Chấn (10%).
Mức độ mẫn cảm của 6 chủng V. parahaemolyticus phân lập trên tôm hùm bông nuôi lồng
bị bệnh với 11 loại kháng sinh được sử dụng
phổ biến trong phòng trị bệnh cho tôm hùm đã
được xác định, cụ thể: Nhạy 100% với 2 loại
kháng sinh tetracycline và doxycycline; nhạy
83,3% với hai loại kháng sinh streptomycine
và gentamycine; nhạy ở mức trung gian gồm:
ciprofloxacine (66,6%), erythromycin (50,0%),
ofloxacine (83,3%) và 4 loại kháng sinh đã thể
hiện tính kháng 100% là: cefoperazon, kanamycine, neomycine và oxacyline. Ngoài ra, 3/6
chủng V. parahaemolyticus phân lập được đã có
hiện tượng đa kháng với 6 loại kháng sinh là:
V. paraCM9, V. paraXD7 và V. paraAC10.
Cần tiếp tục nghiên cứu hiện tương đa kháng
của nhiều chủng vi khuẩn khác, để từ đó đề xuất
giải pháp quản lí và kiểm soát kháng sinh sử
dụng trong nuôi tôm hùm lồng ở Phú Yên.
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ nhiễm và mức độ mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn vibrio parahaemolyticus phân lập từ tôm hùm bông (panulirus ornatus) nuôi lồng ở vùng biển tỉnh Phú Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
71
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 2 - 2016
TYÛ LEÄ NHIEÃM VAØ MÖÙC ÑOÄ MAÃN CAÛM KHAÙNG SINH CUÛA VI KHUAÅN
VIBRIO PARAHAEMOLYTICUS PHAÂN LAÄP TÖØ TOÂM HUØM BOÂNG
(PANULIRUS ORNATUS) NUOÂI LOÀNG ÔÛ VUØNG BIEÅN TÆNH PHUÙ YEÂN
Nguyễn Thị Tú Anh1, Võ Văn Nha2
TÓM TẮT
Đã xét nghiệm 30 con tôm hùm bông (Panulirus ornatus) nuôi lồng bị bệnh thu thập ở đầm Cù
Mông, vịnh Xuân Đài và vùng biển hở An Chấn thuộc tỉnh Phú Yên, kết quả là đã phân lập, định danh
được 6 chủng Vibrio parahaemolyticus (chiếm 20% số mẫu khảo sát bị nhiễm Vibrio). Trong đó, vùng
nuôi ở đầm Cù Mông có tỷ lệ nhiễm cao hơn ở Xuân Đài và An Chấn (thứ tự là 30%, 20% và 10%).
Kết quả thử nghiệm kháng sinh đồ với 11 loại kháng sinh cho thấy, các chủng V. parahaemolyticus
nhạy cảm với 4 loại kháng sinh, gồm: tetracycline, streptomycine, gentamycine, doxycilline; nhạy ở
mức trung gian với 3 loại kháng sinh, gồm: ciprofloxacine, erythromycin, ofloxacine; và kháng 4 loại
kháng sinh, là cefoperazon, kanamycine, neomycine, oxacyline. Kết quả nghiên cứu này góp phần
làm cơ sở đề xuất chủng loại kháng sinh sử dụng điều trị bệnh do vi khuẩn V. parahaemolyticus gây
ra ở tôm hùm bông nuôi lồng.
Từ khóa: Tôm hùm bông (Panulirus ornatus), Vi khuẩn Vibrio haemolyticus, Kháng kháng sinh,
Tỉnh Phú Yên
Prevalence and antibiotic susceptibility of Vibrio parahaemolyticus isolated
from lobster (Panulirus ornatus) in cage culture in Phu Yen province
Nguyen Thi Tu Anh, Vo Van Nha
SUMMARY
The objective of this study was to determine the prevalence and to assess the antibiotic sus-
ceptibility of the isolated Vibrio parahaemolyticus strains from 30 diseased lobsters (Panulirus
ornatus) cultured in cage in Cu Mong lagoon, Xuan Dai bay and An Chan open coast of Phu Yen
province. As a result, there were 6 V. parahaemolyticus strains isolated (accounting for 20% of
the surveyed samples were positive with Vibrio). The Vibrio parahaemolyticus infection rate of
lobster in Cu Mong, Xuan Dai and An Chan areas was 30%, 20% and 10% respectively. The
tested result on antibiotic susceptibility of the isolated V.parahaemolyticus strains showed that
4 sensitive antibiotics were tetracycline, streptomycine, gentamycine, doxycilline; 3 intermedi-
ate sensitive antibiotics were ciprofloxacine, erythromycin, ofloxacine and 4 antibiotics cefop-
erazon, kanamycine, neomycin, oxacyline were resisted by V.parahaemolyticus. These study
results can be used as a base to select the antibiotics use in treating the diseases of lobster
caused by V. parahaemolyticus in cage culture.
Keywords: Lobster (Panulirus ornatus), Vibrio haemolyticus, Antibiotic resistance, Phu Yen
province
1. Đại học Tây Nguyên
2. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phú Yên là một tỉnh thuộc duyên hải nam
Trung Bộ, có nghề tôm hùm nuôi lồng phát
triển từ rất sớm; nghề nuôi tôm hùm lồng ở
Phú Yên tập trung chủ yếu tại thị xã Sông Cầu
(nuôi thương phẩm, ương giống), huyện Tuy An
72
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 2 - 2016
(ương g iống) , huyện Đông Hòa (hiện tại đang
thực hiện giải tỏa di dời theo chỉ đạo của UBND
tỉnh). Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh, sản
lượng tôm hùm nuôi lồng toàn tỉnh năm 2014
đạt 630 tấn, với số lượng lồng nuôi là 23.627
lồng. Đến tháng 6 năm 2015, số lượng lồng nuôi
25.760 lồng, sản lượng thu hoạch sáu tháng đạt
500 tấn, tăng 81,8% so cùng kỳ. Tuy nhiên, tình
hình dịch bệnh trong những năm gần đây gia
tăng là một trong những yếu tố gây tổn hại nhiều
cho tôm hùm nuôi lồng tại Phú Yên, cụ thể năm
2014 có 1.200 lồng/7.000 con bị bệnh, chiếm
5,31% số lồng thả nuôi; sáu tháng đầu năm 2015
có 360 lồng/1.800 con bị bệnh, chiếm 1,39% số
lồng thả nuôi [1].
Hiện nay, việc sử dụng kháng sinh chưa đúng
kỹ thuật, dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh
của nhiều loài vi khuẩn, trong đó có V. para-
haemolyticus. Đã có một số nghiên cứu về tỷ
lệ nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh trên tôm
hùm. Theo Võ Văn Nha (2005) tôm hùm bông
có dấu hiệu đỏ thân, đen mang thường bắt gặp
các giống vi khuẩn khác nhau: V. alginolyticus,
V. parahaemolyticus, V. damsela, V. fluvialis, V.
metschinikovii, V. anguillarum, V. cholera [2].
Huỳnh Ngọc Trưởng và cộng sự (2015) [3] đã
xác định tỷ lệ nhiễm và khả năng kháng kháng
sinh của Vibrio spp. trên 311 mẫu nước nuôi và
190 mẫu thủy sản thương phẩm, kết quả cho
thấy 235/243 (chiếm 96,71%) chủng Vibrio có
khả năng kháng với ít nhất một loại kháng sinh
khảo sát. Chigozie Oramadike và Samuel Temi-
tope Ogunbanwo [4] qua nghiên cứu 90 mẫu
thủy sản thu từ các bến cảng dọc vịnh Lagos ở
Nigeria cho thấy có ba chủng V. parahaemolyti-
cus nhạy cảm đối với tetracycline, ciprofloxa-
cin, gentamycin và ceftazidime, còn hầu hết các
chủng còn lại kháng với ampicillin.
Những vi khuẩn đã kháng được kháng sinh
có thể truyền gen kháng kháng sinh từ thế hệ
này sang thế hệ khác (chuyển gen theo chiều
dọc) hoặc từ loài vi sinh vật này sang loài vi
sinh vật khác (chuyển gen theo chiều ngang).
Hiện tượng kháng kháng sinh không chỉ làm
tăng độc tính của vi khuẩn mà còn làm tăng tác
dụng phụ của thuốc, thay đổi quá trình tương
tác thuốc và đặc biệt là hiện tượng bội nhiễm
những vi khuẫn có sẵn trong môi trường thủy
sản đã nhận được gen kháng kháng sinh từ các
vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể động vật thủy
sản, làm gia tăng hiện tượng đa kháng kháng
sinh trên các chủng vi sinh vật gây bệnh. Đây
là một trong những nguyên nhân bùng phát dịch
bệnh, là mối lo ngại không chỉ đối với người
nuôi mà còn đối với các nhà quản lý sức khỏe
cộng đồng bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe của
người tiêu dùng (dư lượng fluoroquinolones và
enrofloxacin gây mất thị lực, chloramphenicol
làm suy tủy). Chính vì vậy, mục tiêu của
nghiên cứu này là nhằm khảo sát tỷ lệ nhiễm và
đánh giá tính mẫn cảm kháng sinh của chủng
vi khuẩn V. parahaemolyticus phân lập trên tôm
hùm bông bị bệnh thuộc vùng biển Phú Yên để
từ đó làm cơ sở góp phần hạn chế việc lạm dụng
kháng sinh, hướng tới phát triển bền vững nghề
nuôi tôm hùm của khu vực.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
2.1.1. Tôm hùm
- Tôm hùm bông nuôi lồng tại các vùng nuôi
của tỉnh Phú Yên
- Số mẫu thu thập: 30 mẫu tôm hùm bông,
được phân bố theo như bảng 1.
Bảng 1. Phân bố số lượng mẫu tôm hùm bông thu thập để phân lập V. parahaemolyticus
Địa điểm Số lượng mẫu thu (mẫu)
Chiều dài (cm)
(Min-Max)
Khối lượng (gram)
(Min-Max)
Vùng nuôi ở đầm Cù Mông 10 20-25 300-700
Vùng nuôi ở vịnh Xuân Đài 10 5-25 20-400
Vùng nuôi thuộc biển hở An Chấn 10 2-50 5-15
73
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 2 - 2016
Kháng sinh: 11 loại kháng sinh: tetracycline,
streptomycine, gentamycine, doxyciline, cipro-
floxacine, erythromycin, ofloxacine, cefopera-
zon, kanamycine, neomycine và oxacyline được
sử dụng phổ biến trong phòng trị bệnh cho tôm
hùm.
2.1.2. Môi trường và hóa chất sử dụng nghiên
cứu
- Môi trường thạch chọn lọc (TCBS) được
sử dụng trong các phòng thí nghiệm vi sinh để
phân lập vi khuẩn Vibrio spp. Thành phần trong
1 lít môi trường TCBS: Yeast extract 5,0g; Pro-
teose Peptone 10,0g; Sodium thiosulfate 10,0g;
Sodium citrate 10,0g; Ox gall 5,0g; Sodium
cholate 3,0g; Saccharose 20,0g; Sodium chlo-
ride 10,0g; Ferric citrate 1,0g; Bromothymol
blue 0,04g; Thymol blue 0,04g; Agar 15,0g.
- Các đĩa kháng sinh của hãng Bio Rad (Mỹ)
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu mẫu
Thu chọn lọc những con tôm hùm bông
còn sống, có dấu hiệu đặc thù của tôm bị bệnh
(Tôm yếu lờ đờ, bỏ ăn, nhìn phần bụng tôm thấy
có màu đỏ hồng hay đỏ tím, hoặc bị sữa, khớp
đôi chân bò rời ra, râu dễ gãy).
Mẫu được vận chuyển về Phòng thí nghiệm
bệnh thủy sản, Viện Nghiên cứu nuôi trồng
Thủy sản III, tiến hành mổ lấy gan tụy nuôi cấy
trên môi trường TCBS. Thời gian nuôi cấy 24
giờ ở 30oC.
Chọn những khuẩn lạc xanh có hình dạng
khác nhau để làm thuần vi khuẩn.
2.2.2. Xác định tên vi khuẩn gây bệnh
Các đặc điểm về hình thái, sinh hóa đã
được kiểm tra dựa trên phương pháp nghiên
cứu của Whitman (2004) [7], sử dụng bộ kít
IDS14GNR® gồm 14 thử nghiệm hóa sinh và
soi trên kính hiển vi ở độ phóng đại từ thấp đến
cao (100x đến 1000x) có so sánh với khóa phân
loại của Bergey [6] để xác định tên vi khuẩn
V. parahaemolyticus.
2.2.3. Phương pháp lập kháng sinh đồ
Dựa trên phương pháp đại nhạy kháng sinh
của Kirbry-Bauer (1986), sử dụng môi trường
TSA, Dựa vào chuẩn đường kính vòng vô
khuẩn của tài liệu CLSI (2006) để xác định loại
kháng sinh nhạy, trung gian và kháng [5].
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả phân lập và xác định đặc điểm
hình thái các chủng V. parahaemolyticus
Kết quả được thể hiện ở hình 1 và bảng 2.
Hình 1. Hình thái khuẩn lạc V. parahaemolyticus trên môi trường TCBS (A) và
V. parahaemolyticus được nhuộm Gram dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 1000 X (B)
A B
74
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 2 - 2016
Kết quả từ bảng 2 và hình 1 cho thấy màu
sắc, hình dạng, thời gian mọc khuẩn lạc và hình
dạng vi khuẩn V. parahaemolyticus ở cả 3 vùng
thu mẫu khác nhau đều tương tự nhau. Cụ thể
khuẩn lạc có màu xanh, dạng tròn, lồi, bờ đều,
ở giữa có màu xanh lá đậm (hình 1), khi nhuộm
gram và soi dưới kính hiển vi ở độ phóng đại
1000x, vi khuẩn V. parahaemolyticus bắt màu
hồng (vi khuẩn gram - ) và có hình que ngắn,
di động.
3.2. Tỷ lệ các chủng V. parahaemolyticus phân
lập được trên tôm hùm bông bị bệnh
Kết quả thể hiện ở bảng 3.
Bảng 2. Đặc điểm khuẩn lạc, hình dạng và kích thước chủng Vibrio parahaemolyticus
phân lập trên tôm hùm bông bị bệnh nuôi tại vùng biển tỉnh Phú Yên
TT Đặc điểm Chủng thu ở Cù Mông
Chủng thu
ở Xuân Đài
Chủng thu
ở An Chấn
1 Thời gian mọc khuẩn lạc 24 giờ 24 giờ 24 giờ
2 Hình dạng khuẩn lạc trên TCBS
Tròn, lồi, bờ đều. Ở
giữa có màu xanh
lá đậm
Tròn, lồi, bờ đều. Ở
giữa có màu xanh
lá đậm
Tròn, lồi, bờ đều. Ở
giữa có màu xanh
lá đậm
3 Màu sắc khuẩn lạc sau 24 giờ Xanh Xanh Xanh
4 Kích thước khuẩn lạc sau 24 giờ (mm) 1,4 ± 0,25 1,5 ± 0,35 1,4 ± 0,15
5 Hình dạng, khả năng di động của vi khuẩn Que ngắn, di động Que ngắn, di động Que ngắn, di động
6 Kích thước vi khuẩn (rộng × dài) µm (0,4 ± 0,1) × (1,9 ± 0,1) (0,4 ± 0,1) × (2,0 ± 0,2) (0,5 ± 0,1) × (2,0 ± 0,2)
7 Bắt màu thuốc nhuộm Gram Hồng Hồng Hồng
Bảng 3. Tần suất bắt gặp V. parahaemolyticus trên các mẫu tôm hùm bông bị bệnh
Địa điểm Dung lượng mẫu(con)
Tần suất bắt gặp
V. parahaemolyticus Tỷ lệ %
Vùng nuôi ở đầm Cù Mông - Phú Yên 10 3 30,0
Vùng nuôi ở vịnh Xuân Đài - Phú Yên 10 2 20,0
Vùng nuôi thuộc biển hở An Chấn - Phú Yên 10 1 10,0
Vùng nuôi tôm hùm lồng tỉnh Phú Yên 30 6 20,0
Kết quả từ bảng 3 cho thấy, tỷ lệ bắt gặp vi
khuẩn V. parahaemolyticus trên 30 mẫu tôm
hùm bông nuôi lồng tại các vùng nuôi khác nhau
của tỉnh Phú Yên là 6/30 mẫu, chiếm 20,0%. Võ
Văn Nha (2005) [2] phân lập 135 tôm hùm bông
bị bệnh đỏ thân nuôi lồng ở Phú Yên, Khánh
Hòa đã bắt gặp 30 mẫu có V. parahaemolyticus,
chiếm 22,2%; 47 mẫu tôm hùm bông bệnh đen
mang đã bắt gặp 6 mẫu có V. parahaemolyticus,
tỷ lệ 7,83%. Như vậy, kết quả nghiên cứu của
chúng tôi khá tương tự với những thông báo của
Võ Văn Nha (2005).
Cũng từ kết quả bảng 2 cho thấy, tỷ lệ nhiễm
vi khuẩn V. parahaemolyticus trên tôm hùm
bông bị bệnh ở vùng nuôi đầm Cù Mông nhiều
hơn ở vùng nuôi vịnh Xuân Đài và An Chấn
75
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 2 - 2016
Bảng 3. Tần suất bắt gặp V. parahaemolyticus trên các mẫu tôm hùm bông bị bệnh
Địa điểm Dung lượng mẫu(con)
Tần suất bắt gặp
V. parahaemolyticus Tỷ lệ %
Vùng nuôi ở đầm Cù Mông - Phú Yên 10 3 30,0
Vùng nuôi ở vịnh Xuân Đài - Phú Yên 10 2 20,0
Vùng nuôi thuộc biển hở An Chấn - Phú Yên 10 1 10,0
Vùng nuôi tôm hùm lồng tỉnh Phú Yên 30 6 20,0
(30%, 20% và 10% theo thứ tự). Theo kết quả
quan trắc trầm tích vùng nuôi tôm hùm ở một
số địa bàn của tỉnh Phú Yên năm 2012, 2013,
2014 và 6 tháng 2015 cho thấy, giá trị chất hữu
cơ, hàm lượng sulfur, nhu cầu sử dụng oxy trầm
tích, mật độ vi khuẩn Vibro tổng số trong nước
ở vùng nuôi Phú Dương (đầm Cù Mông), Xuân
Phương (vịnh Xuân Đài) cao hơn ở khu vực nuôi
thuộc vùng biển hở An Chấn (huyện Tuy An).
Điều này phần nào lí giải được vì sao tôm hùm
bông bị bệnh nhiễm vi khuẩn V. parahaemolyti-
cus ở vùng nuôi đầm Cù Mông có tỷ lệ cao hơn
ở vịnh Xuân Đài và An Chấn. Sở dĩ như vậy
có thể là do vị trí địa lý, 2 vùng đầm Cù Mông
và vịnh Xuân Đài là vùng nước“kín”, khác với
vùng nước “hở” như ở An Chấn, đồng thời mật
độ lồng nuôi tôm hùm ở hai vùng này dày hơn
so với vùng nuôi ở An Chấn. Do vậy, rất có thể
nguồn nước ô nhiễm cục bộ do lượng thức ăn dư
thừa, sản phẩm thải trong quá trình nuôi, có
ảnh hưởng đế tỷ lệ nhiễm V. parahaemolyticus
trên tôm hùm bông bị bệnh.
3.3. Kết quả khảo sát kháng sinh đồ
Kết quả thử độ nhạy kháng sinh sau 24 giờ
được ghi ở bảng 4.
Bảng 4. Tỷ lệ mức độ nhạy, nhạy trung bình và kháng với 11 loại kháng sinh khảo sát
của các chủng V. parahaemolyticus phân lập từ tôm hùm bông bị bệnh
Tên
kháng
sinh
Chủng V. parahaemolyticus phân lập được
Tỷ lệ
(%)V. para
CM2
V. para
CM5
V. para
CM9
V. para
XD1
V. para
XD7
V. para
AC10
K T N K T N K T N K T N K T N K T N K T N
TE - - + - - + - - + - - + - - + - - + 0,0 0,0 100,0
STR - + - - - + - - + - - + - - + - - + 16,7 0,0 83,3
GE - - + - - + - + - - - + - - + - - + 16,7 0,0 83,0
DO - - + - - + - - + - - + - - + - - + 0,0 0,0 100,0
CIP - + - - + - + - - - + - + - - - + - 33,3 66,7 0,0
E - + - - + - + - - - + - + - - + - - 50,0 50,0 0,0
OFX - + - - + - - + - - + - - + - + - - 16,7 83,3 0,0
CTX + - - + - - + - - + - - + - - + - - 100,0 0,0 0,0
K + - - + - - + - - + - - + - - + - - 100,0 0,0 0,0
N + - - + - - + - - + - - + - - + - - 100,0 0,0 0,0
OX + - - + - - + - - + - - + - - + - - 100,0 0,0 0,0
Ghi chú:N-Nhạy; T- Nhạy trung bình; K-Kháng; V. paraCM: Chủng V. parahaemolyticus thu được
trên tôm hùm bông nuôi ở vùng nuôi đầm Cù Mông; V. paraXD: ở vịnh Xuân Đài; V. paraAC: ở vùng
biển hở An Chấn
Kết quả bảng 4 cho thấy, 6 chủng V. para-
haemolyticus đều nhạy với 4 loại kháng sinh là
tetracycline và doxycycline (100,0%), strepto-
mycine và gentamycine (83,3%); 3 loại nhạy
ở mức trung gian gồm ciprofloxacine (66,6%),
erythromycin (50%), ofloxacine (83,3%) và 4
76
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 2 - 2016
loại kháng sinh đã thể hiện tính kháng 100,0%
là: cefoperazon, kanamycine, neomycine, oxa-
cyline (bảng 4).
Kết quả nghiên cứu của Huỳnh Ngọc
Trưởng và cộng sự (2015)[3] trên 70 chủng V.
parahaemolyticus phân lập từ các mẫu thủy sản
thương phẩm cho thấy có 26/70 (chiếm 37,1%)
chủng kháng với tetracycline, 5/70 (chiếm
7,1%) chủng kháng với gentamycine. Như vậy,
kháng sinh đồ của các chủng V. parahaemolyti-
cus phân lập trên tôm hùm bông nuôi lồng bị
bệnh tại các vùng nuôi của tỉnh Phú Yên có sự
khác biệt về loại kháng sinh nhạy và kháng sinh
kháng với kết quả của Huỳnh Ngọc Trưởng và
cộng sự (2015).
Cũng từ kết quả bảng 4 cho thấy, đã phát
hiện được 3/6 chủng V. parahaemolyticus (V.
paraCM9, V. paraXD7, V. paraAC10) có sự
đa kháng với 6/11 loại kháng sinh thử nghiệm,
chiếm 54,5%; 6/6 chủng V. parahaemolyticus
phân lập từ tôm hùm bông bị bệnh đa kháng với
4/11 loại kháng sinh khảo sát (bảng 4). Như vậy,
với tình trạng sử dụng kháng sinh trong phòng
trị bệnh cho tôm hùm nuôi lồng như hiện nay ở
các vùng nuôi tôm hùm lồng tỉnh Phú Yên, thì
việc xuất hiện các chủng vi khuẩn đa kháng xảy
ra là điều đáng báo động trong quản lí và kiểm
soát kháng sinh sử dụng trong nuôi tôm hùm ở
tỉnh Phú Yên nói riêng và nuôi trồng thủy sản
trong cả nước nói chung.
IV. KẾT LUẬN
Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemo-
lyticus trên 30 mẫu tôm hùm bông nuôi lồng bị
bệnh tại các vùng nuôi khác nhau của tỉnh Phú
Yên là 20% (6/30 mẫu nghiên cứu). Tỷ lệ nhiễm
cao nhất ở vùng nuôi thuộc đầm Cù Mông
(30%), tiếp theo là vùng nuôi thuộc vịnh Xuân
Đài (20%) và cuối cùng là vùng nuôi thuộc biển
hở An Chấn (10%).
Mức độ mẫn cảm của 6 chủng V. parahaemo-
lyticus phân lập trên tôm hùm bông nuôi lồng
bị bệnh với 11 loại kháng sinh được sử dụng
phổ biến trong phòng trị bệnh cho tôm hùm đã
được xác định, cụ thể: Nhạy 100% với 2 loại
kháng sinh tetracycline và doxycycline; nhạy
83,3% với hai loại kháng sinh streptomycine
và gentamycine; nhạy ở mức trung gian gồm:
ciprofloxacine (66,6%), erythromycin (50,0%),
ofloxacine (83,3%) và 4 loại kháng sinh đã thể
hiện tính kháng 100% là: cefoperazon, kana-
mycine, neomycine và oxacyline. Ngoài ra, 3/6
chủng V. parahaemolyticus phân lập được đã có
hiện tượng đa kháng với 6 loại kháng sinh là:
V. paraCM9, V. paraXD7 và V. paraAC10.
Cần tiếp tục nghiên cứu hiện tương đa kháng
của nhiều chủng vi khuẩn khác, để từ đó đề xuất
giải pháp quản lí và kiểm soát kháng sinh sử
dụng trong nuôi tôm hùm lồng ở Phú Yên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Phú Yên, 2015. Kết quả nuôi tôm hùm tỉnh
Phú Yên năm 2011-6/2015, các giải pháp
quản lý qui hoạch và định hướng phát triển
trong thời gian đến. Báo cáo tại hội thảo phát
triển nuôi tôm hùm bền vững khu vực miền
Trung ngày 16/8/2015 của Sở NN và PTNT
Phú Yên.
2. Võ Văn Nha, 2005. Nghiên cứu một số bệnh
thường gặp do vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra
ở tôm hùm bông nuôi lồng tại vùng biển Phú
Yên, Khánh Hoà và biện pháp phòng trị. Báo
cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài cấp
Bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản
III, Nha Trang.
3. Huỳnh Ngọc Trưởng, Trần Thị Ngọc Thanh,
Nguyễn Tiến Dũng, 2015. Tình hình nhiễm
và tỷ lệ kháng thuốc của Vibrio spp. phân lập
từ thủy sản và nước nuôi tại Tiền Giang. Tạp
chí khoa học Đại học Sư phạm TPHCM, số 2
(67) năm 2015, tr.157-166.
4. Chigozie Oramadikeand Samuel Temitope
Ogunbanwo, 2015. Prevalence and antimi-
crobial susceptibility of Vibrio parahaemo-
lyticus isolated from seafoods in LagosLa-
goon Nigeria. Cogent Food and Agriculture,
vol. 1, Issue 1, 2015
5. Clinical and Laboratory Standards Institute
77
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 2 - 2016
(CLSI), 2006. Performance standards for an-
timicrobial disk and dilution susceptibility
tests of bacteria isolated from aquatic ani-
mals; approve standard, third edition, M31-
A3. Clinical and Laboratory Standards Insti-
tute, Wayne, NJ.
6. Holt J.G., Krieg N.R., Sneath P.H.A., Staley
J.T. Williams S.T., 1994. Bergey’s Manual
of determinative Bacteriology-Ninth Editor,
Williams and Wilkins, USA.
7. Whitman K. A., 2004. Finfish and shellfish
bacteriology manual techniques and proce-
dures, Blackwelll, Iowa state Press.
Nhận ngày 26-10-2915
Phản biện ngày 30-11-2015
ZIKA ĐÃ LAN TỚI 36 NƯỚC
Hiện virus Zika đang lan truyền rất nhanh và đã có ở 36 nước. Những nước gần Việt Nam
như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc cũng phát hiện các trường hợp nhiễm virus này.
Nga cũng đã ghi nhận trường hợp nhiễm virus Zika đầu tiên. Bệnh nhân là một phụ nữ Nga,
vừa trở về từ Cộng hòa Dominica. Hiện tình trạng sực khỏe của bệnh nhân đã ổn định.
Mặc dù Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nhiễm virus Zika, nhưng nguy cơ dịch xâm
nhập và lây lan rộng là hoàn toàn có thể. Muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết cũng là loại
muỗi truyền virus Zika.
Cho đến nay, hơn 1 triệu ca bệnh đã được báo cáo riêng ở Brazil. Nhưng Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) cảnh báo, virus sẽ ảnh hưởng 3-4 triệu người trước khi ngừng phát tác. Chỉ có 1
trong 5 người nhiễm bệnh bị đau ốm, còn lại đều có triệu chứng khá nhẹ.
Chưa có vacxin ngừa Zika. WHO và Trung tâm Kiểm soát Ngăn chặn Dịch bệnh Mỹ (CDC)
khuyến cáo người bệnh nghỉ ngơi, uống nhiều nước và dùng acetaminophen để giảm sốt và đau.
Theo CDC, nguy cơ thực sự của Zika là mối liên hệ giữa virus với các dị tật bẩm sinh
nghiêm trọng, như chứng teo não, đầu nhỏ. Để tránh mắc bệnh, CDC khuyến cáo hạn chế tới
các vùng dịch, thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh bị muỗi đốt.
Giới khoa học toàn cầu đang chạy đua với thời gian để tìm ra thuốc chủng ngừa. Tuy nhiên,
hiện nay, cách tốt nhất để phòng chống bệnh là từ muỗi lây truyền virus. Brazil - tâm dịch và
hàng chục quốc gia trên thế giới đang tiến hành phun thuốc muỗi, và kêu gọi người dân tránh
để ao tù nước đọng khiến muỗi không có nơi sinh sản.
Theo VietNamNet
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_nhiem_va_muc_do_man_cam_khang_sinh_cua_vi_khuan_vibrio.pdf