Nhóm phụ nữ không khám phụ khoa có bất
thường tế bào CTC cao hơn có ý nghĩa so với
các nhóm khác (P = 0,03). Nhóm phụ nữ không
khám phụ khoa có bất thường tế bào CTC cao
hơn có ý nghĩa so với các nhóm khác (P = 0,03).
Tuy nhiên một vấn đề có thể lưu ý rằng số phụ
nữ có khám phụ khoa từ 1-2 lần/năm lại không
có bất thường tế bào CTC trong khi nhóm khám
từ 2 lần trở lên thì có bất thường tế bào CTC.
Điều này có thể lý giải rằng khi một phụ nữ
khám nhiều hơn 2 lần/năm có lẽ do họ đã hoặc
đang có bệnh, mà tiền căn viêm âm đạo – cổ tử
cung (VAĐ-CTC) lại có liên quan đến bất
thường tế bào CTC, trái lại một phụ nữ không
khám phụ khoa định kỳ có thể là họ không biết
bản thân họ có bệnh hoặc họ thật sự không có
bệnh. Dù sao cần khẳng định bằng một nghiên
cứu khác sâu hơn và cỡ mẫu lớn hơn.
Có sự khác biệt về bất thường tế bào CTC ở
nhóm có tiền căn VAĐ-CTC so với nhóm không
có tiền căn VAĐ-CTC (P=0,013). Nhóm phụ nữ
có VAĐ-CTC trước đó cho kết quả bất thường tế
bào trên lam pap’s cao gấp 1,5 lần nhóm không
bị VAĐ-CTC. Nghiên cứu này phù hợp với kết
quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Phượng và
Trần Nguyệt Hoàng(6).
Nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm thấy mối
liên quan giữa tiền sử ra huyết âm đạo và bất
thường bất thường tế bào CTC (P=0,26), ngược
lại trong 48 phụ nữ có tiền sử ra huyết âm đạo
bất thường thì chưa tìm thấy trường hợp nào có
bất thường tế bào CTC, trong khi 352 phụ nữ
chưa từng có ra huyết bất thường thì có 2,6% lại
có bất thường tế bào CTC.
Tình trạng CTC bình thường trên lâm sàng
có bất thường tế bào CTC thấp hơn so với CTC
có viêm, loét, lộ tuyến. Khác biệt này không có ý
nghĩa (P=0,96). Cần lưu ý là CTC có vẻ như bình
thường trên lâm sàng vẫn có bất thường tế bào
CTC, việc đánh giá tình trạng CTC còn tùy
thuộc vào cách nhận xét chủ quan của từng
người. Vì vậy việc làm phết tế bào CTC là cần
thiết(2,7).
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường ở phụ nữ khám phụ khoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 62
TỶ LỆ PHẾT TẾ BÀO CỔ TỬ CUNG BẤT THƯỜNG
Ở PHỤ NỮ KHÁM PHỤ KHOA
Nguyễn Kim Thanh Lan*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hiện nay ung thư cổ tử cung thường gặp.
Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ bất thường tế bào cổ tử cung ở phụ nữ khám phụ khoa trong Huyện Châu Thành,
Tỉnh Tiền Giang.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang.
Kết quả: Kết quả cho thấy tỷ lệ Pap smear (Pap’s) bất thường là 2,3%, tỷ lệ viêm cổ tử cung (CTC), âm đạo
(AĐ) qua pap’s 82,7%. Các yếu tố liên quan đến bất thường tế bào cổ tử cung bao gồm: trình độ học vấn, tuổi
quan hệ tình dục, nguồn nứơc sinh hoạt, số lần khám phụ khoa và tiền căn viêm âm đạo.
Kết luận: Tỷ lệ pap smear bất thường là 2,3%.
Từ khóa: Pap smear.
ABSTRACT
THE RATE OF ABNORMAL CERVICAL CELLS OF WOMEN GYNECOLOGICAL HOSPITAL
Nguyen Kim Thanh Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 62 – 66
Background: nowaday, cervical cancer is popular
Objective: Evaluate the rate of abnormal cervical cells of women gynecological hospital at Chau Thanh
Disctrict, Tien Giang Province.
Methods: cross-sectional.
Results: The results showed that the rate is 2.3% Pap smear abnormal rate of vaginal cervicitis by pap's
82.7%. Factors associated with abnormal cervical cells include: education, age, sex, drinking water, the number of
gynecological and history of vaginitis.
Conclusion: the rate of abnormal pap’smear is 2.3%.
Key words: pap smear.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, ung thư cổ tử cung (CTC) thường
gặp, gây tử vong cao và cũng là mối quan tâm
đặc biệt của ngành y tế trong công tác chăm sóc
sức khỏe nhân dân. Tại nước ta, ung thư CTC
vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số các bệnh
ung thư, vẫn còn là loại ung thư sinh dục
thường gặp nhất(1,6). Theo Richard có tầm soát
mức độ phát triển ung thư là 0,7% so với không
tầm soát mức độ phát triển ung thư là 2,5%; hơn
10 năm không tầm soát thì nguy cơ ung thư
CTC tăng lên 12 lần(7). Vì vậy, việc tầm soát tế
bào học sẽ giúp theo dõi và điều trị ở giai đoạn
tân sinh hoặc ung thư trong biểu mô CTC, đề
xuất các biện pháp phát hiện và điều trị sớm,
góp phần cải thiện chất lượng trong chăm sóc
sức khỏe sinh sản.
* Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang
Tác giả liên lạc: Ths.Bs Nguyễn Kim Thanh Lan ĐT: 0918184243 Email:
nguyenkimthanhlan@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 63
Mục tiêu nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm xác
định.
- Tỷ lệ tế bào CTC bất thường, tỷ lệ viêm âm
đạo CTC.
- Các yếu tố liên quan đến bất thường tế bào
CTC phụ nữ khám phụ khoa tại Bệnh viện Châu
Thành, Tỉnh Tiền Giang.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện
Châu Thành.
Dân số nghiên cứu
Phụ nữ đã có quan hệ tình dục đến
khám phụ khoa tại Bệnh viện Châu Thành,
Tỉnh Tiền Giang.
Chọn mẫu
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Phụ nữ đã có quan hệ tình dục; không giao
hợp, không đặt thuốc, không thụt rửa âm đạo
trong 24 giờ trước khi lấy mẫu. Không đang ra
huyết âm đạo, mỏ vịt không được nhúng dầu;
đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Không đủ tiêu chuẩn chọn mẫu; mẫu không
đạt yêu cầu.
Cỡ mẫu
Tính theo công thức n = (Z1-/2)2. P(1-P)/d2 =>
Cỡ mẫu n = 404.
Xử lý và phân tích số liệu
Phần mềm SPSS 10.05.
KẾT QUẢ
Đặc điểm dịch tễ nhóm nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ nhóm nghiên cứu
Đặc điểm n %
Nhóm tuổi
Dưới 20 2 0,5
20 - <30 177 44,25
30 - <40 126 31,5
40 - <50 81 20,25
Từ 50 trở lên 14 3,5
Nghề nghiệp
Làm ruộng 229 57,25
CBCC 33 8,25
Khác 138 34,5
Trình độ học vấn
Cấp I trở xuống 226 56,5
Cấp 2 trở lên 174 43,5
Số con
0 – 1 con 158 39,5
2 con 148 37
3 con trở lên 94 23,5
Kết quả phết tế bào CTC
Bảng 2: Kết quả phết tế bào cổ tử cung (CTC)
Bình thường Bất thường
BĐ do
phản ứng
BĐ do nhiễm trùng Bất thường tế bào
biểu mô
Bình
thường
Viêm
Viêm
teo
Tricho-
monas
Candida
HPV
,
HSV
Tạp
trùng
ASCU
S
AGU
S LSIL
58
14,5%
79
9,8%
2
0,5%
3
0,8%
17
4,2%
5
1,3%
227
56,7
%
6
1,55%
1
0,35%
2
0,5
%
14,5% 83,2% 2,3%
Mối liên quan giữa bất thường tế bào CTC
với một số đặc điểm văn hóa xã hội, tiền sử
sản phụ khoa và tình trạng phụ khoa hiện
tại
Bảng 3: Mối liên quan giữa bất thường tế bào CTC
với một số đặc điểm
Kết quả pap’smear
Bình thường Bất thường
Đặc điểm
n % n %
P
Nhóm tuổi
< 20 2 100 0 0
20 - <30 171 96,6 6 3,4
30 - <40 124 98,4 2 1,6
0,658
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 64
Kết quả pap’smear
Bình thường Bất thường
Đặc điểm
n % n %
P
40 - <50 80 98,8 1 1,2
≥ 50 14 100 0 0
Nghề nghiệp
Làm ruộng 221 96,5 8 3,5
CBCC 33 100 0 0
Khác 137 99,3 1 0,7
0,18
Trình độ học vấn
Cấp I trở xuống 218 96,5 8 3,5
Cấp 2 trở lên 173 99,4 1 0,6
0,04
Số con
0 – 1 157 99,4 1 0,6
2 193 99,6 5 3,4
≥3 91 96,8 3 3,3
0,117
Nguồn nước SH
Sông, ao, hồ 48 92,3 4 7,7
Giếng 342 98,6 5 1,4
0,005
Số lần nạo hút thai
0 201 99 2 1
1 130 97 4 3
2 45 95,7 2 4,3
≥ 3 15 93,8 1 4,3
0,125
Tuổi quan hệ tình dục
< 20 167 96 7 4
≥ 20 224 99,1 2 0,9
0,03
Số lần KPK/năm
0 147 95,5 7 4,5
1 143 100 0 0
2 40 100 0 0
> 2 61 96,8 2 3,2
0,03
Tình trạng CTC
Bình thường 242 98 5 2
Bất thường 149 97,4 4 2,6
0.96
Sử dụng biện pháp tránh thai
Không 171 96,1 6 3,9
Thuốc 90 100 0 0
BCS 25 96,2 1 3,8
DCTT 103 99 2 1
Triệt sản 2 100 0 1
0,16
Tiền căn VÂĐ-CTC
Có 184 95,8 8 4,2
Không 207 99,5 1 0,5
0,01
Tiền sử ra huyết AĐ
Có 48 100 0 0
Không 343 97,4 9 2,6
0,26
BÀN LUẬN
Nhìn chung trong số phết tế bào CTC bình
thường thì chỉ có 14% có tế bào trong giới hạn
bình thường, số còn lại tuy không phải là loạn
sản hay ung thư nhưng có biểu hiện của viêm
nhiễm. Điều này chứng tỏ tỷ lệ mắc bệnh phụ
khoa rất cao trong số phụ nữ đến khám phụ
khoa tại bệnh viện. Tỷ lệ pap’s bất thường trong
nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả
nghiên cứu của tác giả Huỳnh Văn Nhàn. Tỷ lệ
này cao hơn nghiên cứu của Trần Nguyệt
Hoàng có lẽ do cách chọn mẫu và cỡ mẫu vì
nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại bệnh
viện. Còn kết quả nghiên cứu của tác giả Trần
Nguyệt Hoàng thấp hơn vì thực hiện ở cộng
đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ pap’s bất thường này lại
thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ
Phượng và Vũ Nhật Thăng có thể do nơi lấy
mẫu(6). Ngoài ra sự khác nhau đó còn phụ thuộc
nhiều yếu tố khác như: đặc điểm về kinh tế-văn
hóa - xã hội của địa phương đó, những người
nghèo, thuộc tầng lớp văn hóa thấp, bệnh lây
truyền qua đường tình dục nhiều, có nhiều bạn
tình...thì tỷ lệ CIN càng cao(3).
Tỷ lệ tuổi bắt đầu sinh hoạt tình dục dưới 20 là
43,5%. Bất thường tế bào CTC cao nhất trong
nhóm tuổi bắt đầu quan hệ tình dục ở tuổi từ 20
trở xuống. Phép kiểm 2 cho thấy có liên quan giữa
bất thường tế bào CTC và tuổi bắt đầu quan hệ
tình dục (P=0,03). Kết quả này phù hợp với nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Chấn Hùng(5).
Tỷ lệ pap’s bất thường cao hơn xảy ra ở
nhóm phụ nữ làm ruộng. Tuy nhiên, không có
liên quan đến bất thường tế bào CTC (P=0,18).
Trình độ văn hóa cấp I trở xuống chiếm tỷ lệ
đông nhất (55%), ít nhất là nhóm có trình độ văn
hóa cấp III (11%). Nhóm học vấn cấp I trở xuống
có bất thường tế bào CTC cao gấp 2,7 lần nhóm
phụ nữ có trình độ văn hóa cấp II trở lên
(P=0,03). Kết quả này phù hợp với ghi nhận của
thế giới là ung thư CTC và CIN phụ thuộc vào
tầng lớp kinh tế xã hội, phụ nữ có trình độ văn
hóa thấp, thuộc tầng lớp kinh tế xã hội thấp, tỷ
lệ CIN càng cao.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 65
Qua nghiên cứu các đối tượng trong mẫu
cho thấy số phụ nữ có từ 2 con trở xuống
chiếm tỷ lệ đông nhất. Nhóm có từ 2 con trở
lên có bất thường tế CTC nhiều hơn gấp 5,3
lần so với nhóm dưới 2 con nhưng khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (P= 0,117). Theo y
văn thế giới, phụ nữ sinh đẻ nhiều thì có liên
quan đến ung thư CTC và CIN. Vì vậy cần
khẳng định bằng một nghiên cứu khác sâu
hơn và cỡ mẫu lớn hơn.
Số lần nạo hút thai nhiều thì bất thường tế
bào CTC cao hơn nhưng chưa thấy sự liên quan
có ý nghĩa thống kê (P=0,125).
Sử dụng nước ao, hồ có bất thường tế bào
CTC cao hơn so với nhóm sử dụng nước
giếng khoan (P =0,005). Kết quả này phù hợp
với nghiên cứu của tác giả Trần Nguyệt
Hoàng(6).
Nhóm phụ nữ không khám phụ khoa có bất
thường tế bào CTC cao hơn có ý nghĩa so với
các nhóm khác (P = 0,03). Nhóm phụ nữ không
khám phụ khoa có bất thường tế bào CTC cao
hơn có ý nghĩa so với các nhóm khác (P = 0,03).
Tuy nhiên một vấn đề có thể lưu ý rằng số phụ
nữ có khám phụ khoa từ 1-2 lần/năm lại không
có bất thường tế bào CTC trong khi nhóm khám
từ 2 lần trở lên thì có bất thường tế bào CTC.
Điều này có thể lý giải rằng khi một phụ nữ
khám nhiều hơn 2 lần/năm có lẽ do họ đã hoặc
đang có bệnh, mà tiền căn viêm âm đạo – cổ tử
cung (VAĐ-CTC) lại có liên quan đến bất
thường tế bào CTC, trái lại một phụ nữ không
khám phụ khoa định kỳ có thể là họ không biết
bản thân họ có bệnh hoặc họ thật sự không có
bệnh. Dù sao cần khẳng định bằng một nghiên
cứu khác sâu hơn và cỡ mẫu lớn hơn.
Có sự khác biệt về bất thường tế bào CTC ở
nhóm có tiền căn VAĐ-CTC so với nhóm không
có tiền căn VAĐ-CTC (P=0,013). Nhóm phụ nữ
có VAĐ-CTC trước đó cho kết quả bất thường tế
bào trên lam pap’s cao gấp 1,5 lần nhóm không
bị VAĐ-CTC. Nghiên cứu này phù hợp với kết
quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Phượng và
Trần Nguyệt Hoàng(6).
Nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm thấy mối
liên quan giữa tiền sử ra huyết âm đạo và bất
thường bất thường tế bào CTC (P=0,26), ngược
lại trong 48 phụ nữ có tiền sử ra huyết âm đạo
bất thường thì chưa tìm thấy trường hợp nào có
bất thường tế bào CTC, trong khi 352 phụ nữ
chưa từng có ra huyết bất thường thì có 2,6% lại
có bất thường tế bào CTC.
Tình trạng CTC bình thường trên lâm sàng
có bất thường tế bào CTC thấp hơn so với CTC
có viêm, loét, lộ tuyến. Khác biệt này không có ý
nghĩa (P=0,96). Cần lưu ý là CTC có vẻ như bình
thường trên lâm sàng vẫn có bất thường tế bào
CTC, việc đánh giá tình trạng CTC còn tùy
thuộc vào cách nhận xét chủ quan của từng
người. Vì vậy việc làm phết tế bào CTC là cần
thiết(2,7).
KẾT LUẬN
Tỷ lệ phết tế bào CTC bất thường là 2,3%;
trong đó: ASCUS 1,55%, AGUS 0,35%, LSIL
0,5%.
Tỷ lệ phết tế bào CTC trong giới hạn bình
thường là 14,5%
Tỷ lệ phết tế bào CTC có biến đổi do nhiễm
trùng chiếm tỷ lệ cao 62,9%; trong đó: tạp trùng
56,7%, Candida 4,2%, Trichomonas 0,8%, HPV
1,3%.
Tỷ lệ phết tế bào CTC có biến đổi do phản
ứng 20,3%; trong đó viêm 19,8%, viêm teo 0,5%.
Các yếu tố liên quan đến bất thường tế bào
CTC gồm: trình độ văn hóa, tuổi quan hệ tình
dục, nguồn nước sinh hoạt, số lần khám phụ
khoa, tiền căn viêm âm đạo.
Tuổi, nghề nghiệp, số con, số lần nạo hút
thai, tiền sử ra huyết âm đạo, tình trạng AĐ-
CTC trên lâm sàng, biện pháp tránh thai đang
sử dụng không liên quan đến bất thường tế bào
CTC.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. DeMay RM (1996). The Pap’smear The Art and Science of
cytology, 97-143.
2. Disaia, P.J, Creasman, W.D (1998). Preinvasive disease of cervix.
Clinical Gynecologic Oncology, 5th edition, pp 1-29. Mosby Inc,
Missouri Philadelphia.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 66
3. Jones HW III, Wentz AC, Burnett LS (1998). Novak’s Texbook of
Gynecology, 11th edition, pp 643-678. William and Wilkins,
Baltimore.
4. Mandelbatt J. Gopaul FNP, Wistreich M (1986). Gynecological
care of elderly woman: 256-367.
5. Nguyễn Chấn Hùng, Suba E, Raab S, Lê Văn Xuân, Phó Đức
Mẫn, Lê Trùơng Giang, Hùynh Thị Trong, Nguyễn Sào Trung,
Lê Phúc Thịnh, Nguyễn Quốc Trực, Trần Chánh Khương, Vũ
Văn Vũ, Nguyễn Mạnh Quốc (2000), Những kết quả và kinh
nghiệm trong chương trình Việt Mỹ thí điểm phòng chống ung
thư cổ tử cung. Hội Thảo Phòng Chống Ung Thư TP.HCM
2000, phụ bản số 4, tập 4: 20-31
6. Nguyễn Thị Mỹ Phượng (2004), Tỉ lệ nhiễm HPV qua
Pap’smear ở phụ nữ khám phụ khoa tại bệnh viện Nhân dân
Gia Định, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ y học, Đại học Y Dược
thành phố Hồ Chí Minh.
7. Reagan JW, Ng AB, Wentz WB (1969). Concets of genesis and
development in early cervical neoplasia. Obstet Gynecol Surv,
24: 860-874.
8. Runge H.M., Freiburg AR (2001). Diagnosis and management of
cervical, vaginal and vuvar pre-invasive lesions. Cytology,
Colposcopy: 4-24.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_phet_te_bao_co_tu_cung_bat_thuong_o_phu_nu_kham_phu_kh.pdf