Tỷ lệ ăn rau quả ≥5 suất/ ngày còn quá thấp,
có thể do Ninh Hải không có kinh tế vườn. Gần
1/3 dân số chung, và ở cả hai nhóm nam nữ, có
hành vi ăn mặn. Địa điểm nghiên cứu là một
vùng nông thôn gần biển, lao động chủ yếu sử
dụng cơ bắp cho công việc hàng ngày nên có
thói quen ăn mặn từ các loại mắm chế biến ở
vùng nông thôn (như mắm nêm, mắm chưng, cá
khô, cá kho mặn) để bù lại lượng muối mất
trong lao động. Tỷ lệ có ăn mặn là cao hơn rất
nhiều so với tỷ lệ tương ứng ở dân số cùng
nhóm tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh năm
2005(6). Sai lệch thông tin có khả năng đã xảy ra
với những câu hỏi phỏng vấn về thói quen ăn
rau quả và ăn mặn. Đối tượng nghiên cứu khó
có thể trả lời chính xác những câu hỏi như “ ăn
bao nhiêu suất trái cây trong một ngày”, hoặc “ ăn
bao nhiêu suất rau củ trong một ngày”, hoặc “Trong
một tuần bình thường, có bao nhiêu ngày Ông/Bà ăn
món mặn (đồ kho, ram, xào mặn)?”, hoặc “Ông/Bà
có bị mọi người cho là ăn mặn hơn những người khác
trong gia đình Ông/Bà không?”
Sử dụng chất béo động vật trong chế biến
thức ăn là hiếm trong dân số nghiên cứu, có thể
do sở thích ẩm thực của người dân vùng nông
thôn chỉ thích ăn uống do tự mình chế biến cho
cả gia đình vừa phù hợp với điều kiện kinh tế,
vừa phù hợp với những vùng nông thôn ít hàng
quán nên chủ yếu dùng chất béo từ dầu thực
vật. Ngoài ra giá thành của dầu thực vật công
nghiệp là thấp cũng khiến cho đa số người dân
lựa chọn dầu thực vật. Đây là một hành vi tốt
duy nhất được ghi nhận ở dân số nghiên cứu.
Tỷ lệ ít vận động thể lực là rất cao trong dân
số nghiên cứu, đặc biệt hơn 1/3 ở nữ giới, có thể
vì tỷ lệ lao động chân tay ở nữ, 41%, là thấp hơn
nhiều so với tỷ lệ tương ứng ở nam, 69%. Tuy
nhiên, tỷ lệ 68% dân số ít vận động thể lực có vẻ
không phù hợp khi hơn phân nửa dân số nghiên
cứu là lao động chân tay. Sai lệch thông tin có
thể xảy ra với những câu hỏi về vận động thể lực
khá phức tạp đòi hỏi người được phỏng vấn
phải suy nghĩ để có trả lời chính xác(9).
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 140 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ tăng huyết áp và những hành vi nguy cơ ở người 25‐64 tuổi tại huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận năm2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 708
TỶ LỆ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ NHỮNG HÀNH VI NGUY CƠ
Ở NGƯỜI 25‐64 TUỔI TẠI HUYỆN NINH HẢI, TỈNH NINH THUẬN NĂM 2012
Trần Văn Hương* , Nguyễn Đỗ Nguyên**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ở những bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện huyện Ninh Hải tỉnh Ninh Thuận
trong các năm qua,tăng huyết áp có chiều hướng gia tăng, nhưng điều này chưa hẳn đã phản ánh được tỷ lệ hiện
mắc của tăng huyết áp ở cộng đồng. Ngoài ra chưa có một khảo sát nào về các hành vi nguy cơ của tăng huyết áp
ở người dân Ninh Hải.
Mục tiêuXác định tỷ lệtăng huyết áp và tỷ lệ những hành vi nguy cơ liên quan ở người 25‐64 tuổi tại
huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, năm 2012.
Phương pháp: Một nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành ở 872 người dân 25‐64 tuổi.Tăng huyết áp
được định nghĩa làhuyết áp tâm thu lớn hơn hay bằng 140 mmHg hoặc/vàhuyết áp tâm trương lớn hơn hay bằng
90 mmHg. Bộ câu hỏi phỏng vấn được dựa theo bộ câu hỏi khảo sát STEPs về những bệnh không lây của Tổ
Chức Y Tế Thế Giới. Những biến số hành vi gồm hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, ăn rau quả, sử dụng chất béo
động vật trong nấu ăn, ăn mặn, và vận động thể lực. Dữ kiện được phân tích bằng phần mềm STATA 11.0, với
phương pháp svy cho khảo sát mẫu cụm.
Kết quả: Dựa vào trị số huyết áp đo ở thời điểm nghiên cứu, có 15% dân số là tăng huyết áp, nhưng nếu
tính luôn những người đã được chẩn đoán tang huyết áp trước đó mà ở thời điểm nghiên cứu có huyết áp bình
thường thì tỷ lệ tăng huyết áp là 20%. Tỷ lệ béo phì chung trong dân số là 10%. Tỷ lệ đang có hút thuốc lá trong
dân số chung là 37%. Tỷ lệ có sử dụng rượu bia trong dân số chung là 44%. Hầu hết người dân ít ăn rau quả,
nhưng sử dụng dầu thực vật trong chế biến thức ăn. Khoảng ¾ dân số cho rằng có ăn mặn. Chỉ có 40% hoạt
động thể lực ở mức độ cao.Tỷ lệ béo phì ở những người có tăng huyết áp là 19%. Những hành vi nguy cơ còn rất
phổ biến ở những người tăng huyết áp, đặc biệt là hành vi hút thuốc lá, lạm dụng rượu, ít vận động thể lực, và ít
ăn rau quả.
Kết luận: Tỷ lệtăng huyết áp người dân 25‐64 tuổi tại huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận là cao, và những
yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp vẫn còn phổ biến ở nhóm có tăng huyết áp là những thách thức trong việc kiểm
soát bệnh tăng huyết áp ở cộng đồng. Giáo dục sức khỏe cần được tăng cường nhiều hơn nữa.
Từ khoá Tăng huyết áp, tỷ lệ hiện mắc, hành vi nguy cơ
ABSTRACT
PREVALANCE OF HYPERTENSION AND ITS RISK BEHAVIORS AT THE POPULATION AMONG
25‐64 YEARS OLD IN NINH HAI DISTRICT, NINH THUAN PROVINCE, 2012
Tran Van Huong, Nguyen Do Nguyen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6 ‐ 2014: 709 ‐ 716
Background: The proportion of hypertension among out ‐ and inpatients at Ninh Hai district health center
has been increasing, however it does not reflect a true high prevalence of hypertension in community. In addition,
there has been no study on risk behaviors associated to hypertension among Ninh Hai people.
Objectives: To determine the prevalence of hypertension and related behavioral risk factors among people
* Trung tâm Y tế huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
** Bộ môn Dịch tễ, Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Trần Văn Hương ĐT: 0909567823
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 709
aged 25‐64 years at Ninh Hai in 2012.
Methods: A cross‐sectional community survey was conducted among 872 people aged 25‐64 years.
Hypertension was defined as a systolic blood pressure of ≥140mmHg and/or a diastolic blood pressure of
90mmHg. The STEPs survey questionnaire by the WHO was used to interview the study subjects about tobacco
use, alcohol consumption, diet, and physical activity. The survey commands of STATA version 11.0 software was
used for data analyses.
Results: The prevalence of hypertension based on actual blood pressure measures was 15%, and was 20% if
currently using antihypertensive subjects included. The proportion of obesity, currently smoking, and alcohol
consumption was 10%, 37%, and 44%, respectively. Most of the people did not eat vegetable, but used vegetable
oil in food processing. About ¾ used salty foods and only 40% had physical activity at high intensity. Among the
hypertensive group, the proportion of obesity was 19%, and other behavioral risk factors were still common such
as smoking, binge drinking, physical inactivity, and low vegetable intake.
Conclusion: The proportion of hypertension among people aged 25‐64 years at Ninh Hai district was high,
and the prevalence of related behavioral risk factors among the hypertensive group is a challenge for the control of
community hypertension problem. Health education needs to be strengthened.
Key words Hypertension, prevalence, behavioral risk factors
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh phổ biến
trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là mối đe dọa
rất lớn đối với sức khoẻ của con người, là
nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở
người cao tuổi. Tỷ lệ hiện mắc có xu hướng tăng
nhanh không chỉ ở các nước phát triển mà ở cả
các nước đang phát triển. Dự báo trong những
năm tới số người mắc THA sẽ còn tăng, do các
yếu tố liên quan như hút thuốc lá, lạm dụng
rượu bia, dinh dưỡng bất hợp lý, và ít vận động
vẫn còn phổ biến. Những nghiên cứu gần đây ở
Việt Nam cho thấy tỷ lệ THA ở nhiều địa
phương là trên 20%(7,5,3). Ở những bệnh nhân đến
khám và điều trị tại bệnh viện huyện Ninh Hải
tỉnh Ninh Thuận trong các năm qua, THA có
chiều hướng gia tăng, với số lượt bệnh nhân
tương ứng trong các năm 2010 và 2011 là 6.720
và 8.137 lượt; riêng quý 1 năm 2012 đã có 2.396
lượt. Tỷ lệ bệnh nhân THA đến điều trị nội trú
cũng tăng, 7,62% và 8,31%, tương ứng trong
năm 2010 và 2011; riêng quý 1 năm 2012 là
10,34%. Mặc dù tỷ lệ khám và điều trị THA có
chiều hướng gia tăng nhưng điều này chưa hẳn
đã phản ánh được tỷ lệ hiện mắc của THA ở
cộng đồng. Ngoài ra chưa có một khảo sát nào
về các hành vi nguy cơ của THA ở người dân
Ninh Hải. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác
định tỷ lệ THA và tỷ lệ những hành vi nguy cơ
liên quan ở người 25‐64 tuổi tại huyện Ninh Hải,
tỉnh Ninh Thuận, năm 2012.
ĐỐI TƯỢNG‐PHƯƠNG PHÁP
Một khảo sát cắt ngang cộng đồng được tiến
hành ở dân số những người dân 25‐ 64 tuổi cư
trú tại huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận trong
năm 2012. Để có 95% tin tưởng tỷ lệ THA của
dân số mục tiêu là 25%(6), với độ chính xác tuyệt
đối là 4% và hiệu quả thiết kế của mẫu cụm là 2,
cỡ mẫu được ước lượng là 900 người. Kỹ thuật
chọn mẫu cụm 2 bậc với xác suất chọn tỷ lệ với
kích cỡ dân số được sử dụng để chọn 30 thôn
hoặc khu phố từ 49 thôn và khu phố của huyện
Ninh Hải. Tại mỗi thôn hoặc khu phố có 30
người được chọn, chia đều theo 4 nhóm tuổi và
giới tính, tức là khoảng 4 nam và 4 nữ trong
từng nhóm tuổi 25‐34, 35‐44, 45‐54, 55‐64. Hộ
đầu tiên của một cụm được chọn ngẫu nhiên, và
những người trong hộ thoả đủ tiêu chí chọn mẫu
sẽ được chọn hết vào nghiên cứu. Nếu không đủ
đối tượng cho một nhóm tuổi và giới tính, mẫu
sẽ được chọn ở hộ tiếp theo liền vách bên phải.
Nếu số người trong một hộ là nhiều hơn số đối
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 710
tượng cần chọn của một nhóm tuổi và giới tính
thì sẽ chọn ngẫu nhiên đơn. Đối tượng nghiên
cứu phải đang sống tại huyện Ninh Hải ít nhất
là 12 tháng kể cả người tạm trú, và đồng ý tham
gia. Tiêu chí loại là: những người bị cụt 2 tay do
bẩm sinh hay tai nạn; không có khả năng nghe,
hiểu và trả lời những câu hỏi; có bệnh tâm thần
dạng kích động; phụ nữ có thai; những người
đang điều trị bệnh làm thay đổi huyết áp (HA)
mà không phải điều trị THA; hoặc những người
đang mắc bệnh tiêu chảy hoặc sốt. Những người
tình nguyện vì muốn được đo HA sẽ không
được phỏng vấn và cũng không được đưa vào
phân tích.
Những biến số nền gồm nhóm tuổi; giới; dân
tộc (Kinh, Chăm, Raglai, và dân tộc khác); trình
độ học vấn (không đi học chính thức, cấp 1, cấp
2, cấp 3 và trên cấp 3); nghề nghiệp, là việc làm
chính trong 12 tháng trở lại, gồm lao động trí óc
(cán bộ quản lý, hành chính, văn phòng, công
chức, viên chức, chủ cơ sở), lao động chân tay
(gồm những nghề phải sử dụng cơ bắp như thợ
hồ, thợ xây, khuân vác, xe thồ, ba gác, chế biến
thực phẩm, tiểu thủ công nghiệp), và nhóm khác
gồm hưu trí, nội trợ, hoặc già yếu không còn khả
năng lao động.
Hiện đang hút thuốc lá là khi có hút thuốc
(như xì gà, thuốc lá, thuốc lào, thuốc tẩu) trong
vòng 6 tháng qua. Mức độ hút thuốc lá có 4 giá
trị là không hút, <10 điếu/ngày, 10‐20 điếu/ngày,
và >20 điếu/ngày. Thời gian hút thuốc gồm 2 giá
trị là ≤5 năm và >5 năm. Sử dụng rượu bia được
đo lường qua các biến số có uống bất kỳ thức
uống có rượu trong vòng 12 tháng qua, tần số
uống rượu trong 12 tháng qua (5 ngày/tuần, 1‐4
ngày/tuần, 1‐3 ngày/tháng, <1 ngày/tháng), lạm
dụng rượu (uống rượu, bia với số lượng ≥5 ly
chuẩn vào bất kỳ ngày nào trong tuần qua đối
với nam, hoặc ≥4 ly chuẩn đối với nữ). Định
nghĩa một ly rượu chuẩn tương đương 1 lon bia
330ml, hay nửa xị (125ml) rượu nhẹ (như vang,
sâm banh), hay nửa ly xây chừng (30ml) rượu
mạnh (như whisky, cognac, đế).
Những biến số về thói quen ăn uống bao
gồm ăn rau, củ, quả ≥5 suất/ ngày (một suất là
khoảng 150‐200g rau hoặc trái cây), sử dụng chất
béo động vật trong nấu ăn, ăn mặn (có ăn một
trong những thức ăn mặn ≥3 bữa ăn/tuần; với
các loại thức ăn như nước mắm nguyên chất,
mắm cá, tép, ba khía, cá khô, tôm khô mặn, dưa
muối, nước tương nguyên chất, tương chao, thịt
muối, trứng muối).
Mức độ vận động thể lực là biến số thứ tự
với ba giá trị cao (dựa trên 2 tiêu chí: hoạt động
nặng ít nhất 3 ngày và tích lũy ít nhất 1500 MET
phút/ tuần (MET: Metabolic Equivalent); hầu hết
7 ngày có bất kỳ hoạt động nào như đi bộ, hoạt
động nặng hoặc vừa và tích lũy ít nhất 3000
MET phút/tuần); trung bình (dựa trên 1 trong 3
tiêu chí: 3 ngày hoặc hơn trong tuần có hoạt
động cường độ mạnh ít nhất 20 phút/ngày; 5
ngày hoặc hơn trong tuần có hoạt động cường
độ trung bình hoặc/và đi bộ ít nhất 30
phút/ngày; 5 ngày hoặc hơn trong tuần có bất kì
kết hợp vận động nào như đi bộ, hoạt động ở
cường độ mạnh tích lũy ít nhất 600 MET
phút/tuần),và thấp (không có bất kỳ các hoạt
động kể trên).
THA được định nghĩa là HA tâm thu lớn
hơn hay bằng 140 mmHg hoặc/và HA tâm
trương lớn hơn hay bằng 90 mmHg. Đối tượng
có tiền sử THA khi số đo HA tại thời điểm
nghiên cứu là bình thường nhưng có THA trong
vòng 12 tháng qua (do nhân viên y tế cho biết,
hoặc có sổ khám bệnh, hoặc đang sử dụng thuốc
điều trị THA). Chỉ số khối cơ thể (BMI) gồm các
nhóm, theo phân loại béo phì cho cộng đồng các
nước Châu Á là nhẹ cân (<18,5 kg/m2), bình
thường (18,5‐22,99 kg/m2), thừa cân (23‐24,99
kg/m2), và béo phì (≥25 kg/m2).
Bộ câu hỏi phỏng vấn được dựa theo bộ câu
hỏi khảo sát STEPs về những bệnh không lây
của Tổ Chức Y Tế Thế Giới(9). Cân nặng được đo
với cân Nhơn Hoà theo tiêu chuẩn chất lượng
Việt Nam, và chiều cao được đo với thước dây
có vạch centimet. HA được đo với máy đo đồng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 711
hồ (Aneroid Sphygmomanometer của Nhật),
được hiệu chỉnh không chênh lệch quá 3mmHg
theo HA kế thủy ngân ALPK2. HA được đo ít
nhất 2 lần cách nhau 15 phút. Nếu HA tâm thu
lần 1 và lần 2 khác biệt quá 25mmHg hoặc HA
tâm trương hai lần khác biệt quá 15 mmHg thì sẽ
tiến hành đo HA lần 3. Trị số HA được tính là
giá trị trung bình của những lần đo. Dụng cụ
cân, đo được trang bị mới và hiệu chỉnh thường
xuyên. Trong quá trình thu thập dữ kiện giám
sát viên kiểm tra và loại bỏ dữ kiện không chính
xác, thẩm tra ngẫu nhiên các phiếu phỏng vấn
ngay sau khi phỏng vấn.
Tất cả các phân tích trong nghiên cứu này
được thực hiện với phương pháp svy trong gói
phần mềm thống kê STATA phiên bản 11.0. Các
phân tích được điều chỉnh cho các tầng lấy mẫu,
đơn vị lấy mẫu chính, và trọng lượng dân số
nhằm làm cho mẫu điều chỉnh là đại diện cho
phân bố dân số tham chiếu của những người
trưởng thành tuổi từ 25‐64 ở cả hai giới nam và
nữ sống tại Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận từ nguồn
dữ kiện điều tra dân số tại huyện Ninh Hải năm
2009. Thống kê mô tả được trình bày với tỷ lệ
hoặc/và sai số chuẩn. Phép kiểm chi bình
phương được sử dụng để so sánh tỷ lệ. Đề
cương nghiên cứu được thông qua bởi Khoa Y tế
Công cộng Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh, và thu thập dữ kiện được sự chấp thuận
của Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Các đặc điểm về dân số học, tỷ lệ phần trăm
Biến số Chung Nam Nữ
Giới 100 51 49
Dân tộc Kinh 93 93 92
Khác
(Chăm, Raglay, v.v)
7 7 8
Nhóm tuổi
(năm)
25-34 36 34 37
35-44 34 33 35
45-54 19 20 19
55-64 11 12 9
Trình độ
học vấn
Không đi học 11 9 13
Cấp 1 38 35 42
Cấp 2 30 30 29
Cấp 3 11 13 9
Trên cấp 3 10 14 7
Nghề
nghiệp
Lao động tri óc 12 15 10
Lao động chân tay 55 69 41
Khác(hưu trí, nội trợ) 32 16 49
Bảng 2:Tình trạng dinh dưỡng và THA, tỷ lệ phần
trăm và (sai số chuẩn)
Biến số Chung Nam Nữ
Tình trạng dinh dưỡng
Thiếu cân 13 (1,2) 14 (1,6) 13 (1,9)
Bình thường 61 (2,5) 65 (2,5) 58 (4,3)
Thừa cân 15 (1,8) 13 (1,5) 17 (3,4)
Béo phì 10 (2,0) 8 (1,8) 12 (3,0)
THA 1 * 15 (1,0) 18 (1,3) 12 (1,7)
THA 2** 20 (1,7) 21 (1,8) 19 (1,7)
* THA 1: dựa vào số đo HA ở thời điểm nghiên cứu
** THA 2: dựa vào số đo HA ở thời điểm nghiên cứu, và
người có THA nhưng số đo HA bình thường ở thời điểm
nghiên cứu
Bảng 3: Hành vi hút thuốc lá và uống rượu, tỷ lệ phần trăm (sai số chuẩn)
Biến số Chung Nam Nữ
Đang hút thuốc 37 (1,2) 71 (2,4) 1 (0,2)
Số điếu hút/ngày ở người
đang hút
<10 26 (4) 22 (4) 75 (25)
10-20 69 (4) 73 (4) 25 (25)
>20 5 (1) 5 (1) 0 (0)
Thời gian hút thuốc ≤5 năm 1 (0,3) 2 (0,6) 0 (0)
>5 năm 34 (2,1) 65 (4,2) 1 (0,2)
Sử dụng rượu bia trong 12 tháng qua 44 (2,4) 80 (3,6) 7 (1,1)
Tần số sử dụng rượu trong
12 tháng qua
Không sử dụng 56 (2,2) 20 (3,4) 93 (1,9)
Uống 5-6 ngày/tuần 9 (1,8) 19 (3,5) 0 (0,2)
Uống 1-4 ngày/tuần 12 (2,5) 22 (4,8) 1 (0,7)
Uống 1-3 ngày/tháng 15 (2,4) 29 (4,6) 0 (0,2)
Uống<1 ngày/tháng 9 (1,4) 11 (2,4) 6 (1,8)
Lạm dụng rượu 17 (1,9) 32 (3,7) 1 (0,5)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 712
Bảng 4: Thói quen ăn uống và hoạt động thể lực, tỷ lệ phần trăm (sai số chuẩn)
Biến số Chung Nam Nữ
Ăn rau quả ≥5 suất/ngày 2 (1,2) 3 (1,3) 2 (1,3)
Có ăn mặn 73 (9,1) 75 (8,7) 70 (9,9)
Chất béo sử dụng trong
nấu ăn
Dầu thực vật 97 (1,7) 96 (1,8) 97 (1,7)
Mỡ động vật 0,1 (0,1) 0 (0,1) 0 (0)
Bơ 0,1 (0,1) 0 (0) 0,17 (0,17)
Nhiều thứ 3 (1,7) 4 (1,9) 2 (1,7)
Mức độ hoạt động thể lực Cao 40 (4,4) 51 (3,7) 28 (6,2)
Vừa 22 (4,0) 12 (1,6) 33 (7,3)
Thấp 38 (4,6) 37 (3,6) 40 (7,7)
Có hoạt động khi nghỉ ngơi 94 (2,0) 92 (2,9) 96 (1,3)
Bảng 5: Phân bố các yếu tố nguy cơ ở hai nhóm có và không THA (dựa vào HA thực đo), tỷ lệ phần trăm
Biến số Chung Nam Nữ
THA THA THA
Có Không p Có Không p Có Không p
BMI ≥25 19 9 <0,01 12 7 0,2 32 10 <0,01
Đang hút thuốc 50 34 <0,01 79 70 0,02 3 0,4 0,02
Lạm dụng rượu 27 15 0,01 43 30 0,1 3 1 0,1
Ăn rau quả <5 suất/ngày 96 98 0,09 95 98 0,3 96 98 0,03
Ăn mặn 28 27 0,9 22 25 0,7 37 29 0,2
Dùng mỡ động vật 3 3 0,8 2 4 0,4 4 2 0,3
Ít vận động thể lực 68 41 0,1 63 46 0,04 77 72 0,5
Không hoạt động khi nghỉ ngơi 2 7 0,07 2 9 0,03 3 4 0,7
Mẫu nghiên cứu có 872 người với 439 namvà
433 nữ. Dân số 25‐64 tuổi của huyện Ninh Hải
đa số là người Kinh, ở nhóm tuổi 25‐34 và 35‐44,
học hết cấp 1 hoặc cấp 2. Hơn 50% là lao động
chân tay, và 1/3 là người hưu trí hoặc nội trợ
(bảng 1). Tỷ lệ béo phì chung trong dân số là
10%, và phổ biến ở nữ hơn nam (bảng 2). Dựa
vào trị số HA đo ở thời điểm nghiên cứu, có 15%
dân số là THA, nhưng nếu tính luôn những
người đã được chẩn đoán THA trước đó mà ở
thời điểm nghiên cứu có HA bình thường thì tỷ
lệ THA là 20% (bảng 2). Tỷ lệ THA ở nhóm nam
hơi cao hơn so với nhóm nữ.
Tỷ lệ đang có hút thuốc lá trong dân số
chung là 37%. Gần ¾ dân số nam là đang hút
thuốc lá, hút từ 10‐20 điếu mỗi ngày, và có thời
gian hút trên 5 năm. Tỷ lệ hút thuốc lá ở nhóm
nữ là rất thấp, và đa số hút <10 điếu/ngày. Tuy
nhiên, 25% những người nữ có hút thuốc hút từ
10‐20 điếu/ngày (bảng 3). Tỷ lệ có sử dụng rượu
bia trong dân số chung là 44%, với tỷ lệ uống
thường xuyên (5‐6 ngày mỗi tuần) là 9%, và 17%
lạm dụng rượu. Tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nam là
rất cao so với nữ, với tỷ lệ uống thường xuyên là
19%, và 32% lạm dụng rượu (bảng 3). Hầu hết
người dân ít ăn rau quả, nhưng sử dụng dầu
thực vật trong chế biến thức ăn. Khoảng ¾ dân
số cho rằng có ăn mặn (Bảng 4). Chỉ có 40% hoạt
động thể lực ở mức độ cao, và tỷ lệ này ở nữ,
28%, là thấp hơn so với nam, 51%. Tuy nhiên,
hầu hết đều có vận động trong lúc nghỉ ngơi
(bảng 4).
Tỷ lệ béo phì ở những người có THA là 19%,
và cao hơn gần gấp 3 lần ở nhóm nữ so với nam
(bảng 5). Những hành vi nguy cơ còn rất phổ
biến ở những người THA, đặc biệt là hành vi hút
thuốc lá (79% ở nam so với 3% ở nữ), và lạm
dụng rượu (43% ở nam và 3% ở nữ). Trong dân
số chung, tỷ lệ lạm dụng rượu ở người THA là
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ tương
ứng ở người không THA, nhưng không có ý
nghĩa thống kê khi phân tích riêng theo giới. Tỷ
lệ ít vận động thể lực ở người THA, trong dân số
chung là 68%, khác biệt không có ý nghĩa thống
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 713
kê so với tỷ lệ tương ứng ở người không THA.
So sánh nhóm có THA với nhóm không THA ở
nam giới, tỷ lệ ít vận động thể lực là cao hơn, và
không vận động khi nghỉ ngơi là thấp hơn; và sự
khác biệt là có ý nghĩa thống kê. Ít ăn rau quả là
rất phổ biến ở cả hai nhóm có và không có THA.
BÀN LUẬN
Tỷ lệ THA
Tỷ lệ THA dựa vào số đo khi nghiên cứu là
15%, và nếu tính luôn những đối tượng có tiền
sử THA trong 12 tháng qua nhưng hiện HA đã
ổn định thì tỷ lệ THA là 20%. Tỷ lệ THA ở nam
là 18% và ở nữ là 12%. Ba nghiên cứu có cùng
phương pháp với nghiên cứu này đã được thực
hiện tại thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, và
Lâm Đồng. Tỷ lệ THA tại thành phố Hồ Chí
Minh (2005) ở nam là 22,6% ở nam và ở nữ là
13,6%(7), tại thành phố Cần Thơ là (2005) 27,3% ở
nam và 16,2% ở nữ(5). Tỷ lệ THA tại Lâm Đồng
(2010) là 23% ở nam và 13% ở nữ(3).
So với các nghiên cứu trước cho thấy tỷ lệ
THA thay đổi theo vùng miền và có xu hướng
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dân tộc, nơi cư
trú, nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt. Tỷ lệ THA
tại các tỉnh phía bắc (2001‐2002) là 16,3%(4), ở
Đălăk (2005) là 17,5%(2), và ở quận 4 thành phố
Hồ Chí Minh (2004) là 22,8%(8). Sự khác biệt của
tỷ lệ THA giữa các nghiên cứu còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như cỡ mẫu điều tra, dân số
chọn mẫu, kỹ thuật chọn mẫu, phương pháp
phân tích dữ kiện, và sự phân bố tuổi trên từng
nghiên cứu là khác nhau. Khi một nước có nền
kinh tế phát triển, dịch vụ y tế cải thiện, sức khỏe
người dân được chăm sóc tốt hơn, thì chất lượng
cuộc sống gia tăng và tuổi thọ tăng theo. Bên
cạnh đó, THA là một bệnh mạn tính, và nếu
những phác đồ điều trị THA là hiệu quả thì tỷ lệ
hiện mắc THA sẽ có khuynh hướng tăng dần
theo thời gian.
Những yếu tố nguy cơ của THA
Những yếu tố nguy cơ của THA đã được xác
định trong nhiều nghiên cứu, và nghiên cứu này
không nhằm chứng minh lại mối liên quan giữa
những yếu tố nguy cơ đó với THA. Mô tả tính
phổ biến của những yếu tố nguy cơ ở những đối
tượng đang bị THA sẽ tạo cơ sở cho việc xây
dựng những chương trình giáo dục sức khỏe
phù hợp.
Thừa cân béo phì
Tỷ lệ thừa cân, béo phì của đối tượng nghiên
cứu theo chỉ số BMI lần lượt là 15% và 10%, tỷ lệ
thừa cân béo phì ở nữ cao hơn nam có thể do
phụ nữ khi lớn tuổi có sự thay đổi nội tiết làm
tích mỡ nhiều hơn. Những công việc ít sử dụng
cơ bắp và sử dụng nhiều thức ăn nhanh giàu
năng lượng khiến cho thừa cân và béo phì có xu
hướng phổ biến và tăng nhanh trong dân số các
nước đang phát triển. Tỷ lệ thừa cân và béo phì
của dân số những người 25‐64 tuổi tại huyện
Ninh Hải là cao so với tỷ lệ thừa cân béo phì
12,5% của Việt Nam(1). Tỷ lệ này ở những người
THA là 19% cho thấy việc kiểm soát cân nặng là
chưa tốt. Cùng với việc ít vận động thể lực thì
việc kiểm soát HA ở những đối tượng này sẽ là
khó khăn.
Những hành vi nguy cơ
Tỷ lệ hút thuốc lá là 37% trong dân số chung;
riêng ở nam giới tỷ lệ hút thuốc, mức độ hút
nhiều và thời gian hút trên 5 năm là rất cao.
Những con số này còn cao hơn nữa ở những
người đang bị THA. Tỷ lệ hút thuốc lá cao có thể
do trình độ học vấn thấp, nghề nghiệp lao động
chân tay, và có thể còn do thói quen của người
dân nông thôn. Kết quả này cao hơn so với
nghiên cứu tại các huyện ngoại thành thành phố
Hồ Chí Minh năm 2005 có tỷ lệ hút thuốc lá
chung là 30%, chủ yếu ở nam giới là 62% so với
2% nữ giới có hút thuốc lá(6). Tỷ lệ hút thuốc lá ở
nữ là thấp nhưng rất đáng quan tâm khi 25%
những người nữ đang hút thuốc có mức độ hút
từ 10‐20 điếu/ngày. Hút thuốc lá là một hành vi
khó bỏ, nhưng nếu không bỏ hút thì những vấn
đề sức khỏe do thuốc lá gây ra có thể làm tình
trạng THA nặng hơn.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 714
Tỷ lệ có sử dụng rượu bia trong 12 tháng qua
trong dân số chung là 44%, và rất cao ở nam giới,
80%. So với kết quả nghiên cứu tại thành phố Hồ
Chí Minh với cùng dân số 25‐64 tuổi vào năm
2005, tỷ lệ có uống rượu trong 12 tháng qua là
thấp hơn nhưng tỷ lệ lạm dụng rượu là cao hơn
(17% >13%)(6). Tỷ lệ uống rượu ở nông thôn và
thành thị khác nhau có thể do những khác biệt
về tình trạng kinh tế cũng như địa vị của cá nhân
trong xã hội. Người 25‐64 tuổi ở Ninh Hải không
uống rượu thường xuyên nhưng nếu đã uống
thì uống nhiều hơn so với dân số cùng tuổi ở
thành phố Hồ Chí Minh. Ở những người THA
tỷ lệ lạm dụng rượu là 27%, và riêng ở nam giới
là 43%; cho thấy việc kiểm soát HA ở những đối
tượng này là thực sự khó khăn.
Tỷ lệ ăn rau quả ≥5 suất/ ngày còn quá thấp,
có thể do Ninh Hải không có kinh tế vườn. Gần
1/3 dân số chung, và ở cả hai nhóm nam nữ, có
hành vi ăn mặn. Địa điểm nghiên cứu là một
vùng nông thôn gần biển, lao động chủ yếu sử
dụng cơ bắp cho công việc hàng ngày nên có
thói quen ăn mặn từ các loại mắm chế biến ở
vùng nông thôn (như mắm nêm, mắm chưng, cá
khô, cá kho mặn) để bù lại lượng muối mất
trong lao động. Tỷ lệ có ăn mặn là cao hơn rất
nhiều so với tỷ lệ tương ứng ở dân số cùng
nhóm tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh năm
2005(6). Sai lệch thông tin có khả năng đã xảy ra
với những câu hỏi phỏng vấn về thói quen ăn
rau quả và ăn mặn. Đối tượng nghiên cứu khó
có thể trả lời chính xác những câu hỏi như “ ăn
bao nhiêu suất trái cây trong một ngày”, hoặc “ ăn
bao nhiêu suất rau củ trong một ngày”, hoặc “Trong
một tuần bình thường, có bao nhiêu ngày Ông/Bà ăn
món mặn (đồ kho, ram, xào mặn)?”, hoặc “Ông/Bà
có bị mọi người cho là ăn mặn hơn những người khác
trong gia đình Ông/Bà không?”
Sử dụng chất béo động vật trong chế biến
thức ăn là hiếm trong dân số nghiên cứu, có thể
do sở thích ẩm thực của người dân vùng nông
thôn chỉ thích ăn uống do tự mình chế biến cho
cả gia đình vừa phù hợp với điều kiện kinh tế,
vừa phù hợp với những vùng nông thôn ít hàng
quán nên chủ yếu dùng chất béo từ dầu thực
vật. Ngoài ra giá thành của dầu thực vật công
nghiệp là thấp cũng khiến cho đa số người dân
lựa chọn dầu thực vật. Đây là một hành vi tốt
duy nhất được ghi nhận ở dân số nghiên cứu.
Tỷ lệ ít vận động thể lực là rất cao trong dân
số nghiên cứu, đặc biệt hơn 1/3 ở nữ giới, có thể
vì tỷ lệ lao động chân tay ở nữ, 41%, là thấp hơn
nhiều so với tỷ lệ tương ứng ở nam, 69%. Tuy
nhiên, tỷ lệ 68% dân số ít vận động thể lực có vẻ
không phù hợp khi hơn phân nửa dân số nghiên
cứu là lao động chân tay. Sai lệch thông tin có
thể xảy ra với những câu hỏi về vận động thể lực
khá phức tạp đòi hỏi người được phỏng vấn
phải suy nghĩ để có trả lời chính xác(9).
Những điểm mạnh và hạn chế của nghiên
cứu
Mẫu nghiên cứu là đủ lớn để mô tả tỷ lệ
THA và những hành vi nguy cơ trong dân số.
Những đặc điểm dân số học của mẫu cho thấy
tính đại diện cao của mẫu nghiên cứu so với dân
số mục tiêu. Phương pháp phân tích dữ kiện cho
khảo sát mẫu cụm cho kết quả chính xác. Sai
lệch thông tin là một hạn chế của nghiên cứu,
chủ yếu với những câu hỏi về các hành vi ăn
mặn, ăn rau quả, và vận động thể lực.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ THA ở người dân 25‐64 tuổi tại huyện
Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận là cao, và những yếu
tố nguy cơ của THA vẫn còn phổ biến ở nhóm
có THA là những thách thức trong việc kiểm
soát bệnh THA ở cộng đồng. Giáo dục sức khỏe
cần được tăng cường nhiều hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2010). Thừa cân, béo phì yếu tố nguy cơ của tăng
huyết áp. Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống tăng
huyết áp. Hà Nội. Tr. 12‐17.
2. Cao Thị Yến Thanh, Nguyễn Công Khẩn, Đặng Tuấn Đạt
(2006). Thực trạng và các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp
của người từ 25 tuổi trở lên tại tỉnh Dăklăk năm 2005. Tạp chí
DD&TP. 2(3+4). 56‐78.
3. Lê Quang Đạo, Nguyễn Đỗ Nguyên (2011).Tăng huyết áp và
các chỉ số nhân trắc ở người 25‐64 tuổi tại Lâm Đồng năm
2010. Y học TP. Hồ Chí Minh. 15(3)158–164.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 715
4. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn, và cộng sự
(2003). Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh
phía bắc Việt Nam 2001‐2002. Tạp chí Tim Mạch Học. 33: 9‐34.
5. Pham LH, Thuy B Au TB, Leigh Blizzard L, et al (2009).
Prevalence of risk factors for non‐communicable diseases in
the Mekong Delta, Vietnam: results from a STEPS survey.
BMC Public Health. 9:291. doi:10.1186/1471‐2458‐9‐291.
6. Trần Thiện Thuần, Nguyễn Đỗ Nguyên (2007). Một số đặc
điểm dịch tễ bệnh tăng huyết áp ở người lớn tại cộng đồng
dân cư ở TP. HCM năm 2012. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 11(1):
136 ‐143.
7. Trinh OTH, Nguyen ND, Dibley MJ, Phongsavan P,
Bauman AE(2008). The prevalence and correlates of physical
inactivity among adults in Ho Chi Minh City. BMC Public
Health, 8:204‐214.
8. Vũ Bảo Ngọc, Lê Hoàng Ninh, Cao Minh Nga, Phan Trần
Tuấn (2005). Tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp ở người trưởng
thành tại quận 4 TP. HCM 2004. Y học TP. Hồ Chí
Minh,9(1):93‐102.
9. World Health Organization (2008). The WHO stepwise
approach to surveillance of non‐communicable diseases
(STEPS): Steps instrument for NCD risk factors (core and
expanded version 1.4).
Accessed on 12 June, 2008.
Ngày nhận bài báo: 11/5/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 23/6/2014
Ngày bài báo được đăng: 14/11/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_tang_huyet_ap_va_nhung_hanh_vi_nguy_co_o_nguoi_2564_tu.pdf