Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tìm tỷ lệ thai
phụ mắc chứng sợ sinh con ở ba tháng cuối thai kỳ. Theo
phân tích gộp của Nilsson năm 2018 [13] từ các nghiên
cứu ở 9 nước châu Âu, Úc, Canada và Hoa Kỳ, công cụ
được sử dụng nhiều nhất để chẩn đoán và đánh giá lần
lượt là bảng câu hỏi W-DEQ, thang đo thị giác (FOBS). Dù
được sử dụng nhiều nhất nhưng nghiên cứu chúng tôi
không chọn bảng câu hỏi W-DEQ vì phức tạp. Với thang
đo FOBS, chiều dài thước là 100 mm có thể dễ dàng in lên
bảng thu thập số liệu. Cả hai giá trị sau đó được tính trung
bình cộng và cho một điểm số chung. FOBS được sử dụng
ở Úc trong nghiên cứu của Haines (2011) [7] thực hiện tại
Úc, với 1410 phụ nữ sử dụng cả hai công cụ FOBS và WDEQ-A. Mối tương quan giữa hai công cụ theo phép kiểm
Spearman’s Rho = 0,66. Với điểm cắt (cut-off) của FOBS
là 54 điểm. Độ nhạy tính toán là 89%, đặc hiệu 79%, chỉ số
Youden 0,68. Tỷ lệ sợ sinh con của nghiên cứu chúng tôi
là 39,1% cao hơn với phân tích tổng hợp từ 33 nghiên cứu
của Maeve A. O’Connell [14], gần với tỷ lệ của những nhóm
nghiên cứu tại châu Á (25%). Tuy nhiên, nghiên cứu của
Maeve A. O’Connell lấy tiêu chuẩn nhận vào là tất cả các
nghiên cứu quan sát bất kể tuổi thai, nghiên cứu chúng tôi
chỉ chọn những thai phụ ở tam cá nguyệt 3.
Sự quan tâm giúp đỡ cũng như san sẻ kinh nghiệm
của các thành viên trong gia đình trong suốt thai kỳ theo
chúng tôi đánh giá là một yếu tố tác động quan trọng đến
cảm xúc của thai phụ. Nghiên cứu ghi nhận 96,62% thai
phụ chung sống với chồng, số còn lại do chồng đi làm xa.
Nghiên cứu không ghi nhận trường hợp ly thân, ly dị hay
mẹ đơn thân nào. Tại Ireland, Maeve A. O’Connell (2019)
[9] cho biết chỉ có 89,9% thai phụ sống chung với chồng
hoặc có bạn chung nhà. Kết quả phân tích hồi quy logistic cho thấy sống chung với chồng làm giảm tỷ lệ sợ sinh
con có ý nghĩa thống kê với OR = 0,2, p = 0,022. Tương
tự, Maeve A. O’Connel (2019) so sánh điểm số W-DEQ
A giữa hai nhóm có sống cùng chồng và sống riêng thì
nhóm sống riêng điểm số cao hơn có ý nghĩa thống kê
với p < 0,001 [14].
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 6 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ thai phụ mắc chứng sợ sinh con và các yếu tố liên quan ở tam cá nguyệt ba tại bệnh viện Hùng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
37
Tỷ lệ thai phụ mắc chứng sợ sinh con và các yếu tố liên quan ở tam cá
nguyệt ba tại Bệnh viện Hùng Vương
Huỳnh Nguyễn Khánh Trang1,2, Triệu Ngọc Diệp3
1Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, thành phố Hồ Chí Minh
2Bệnh viện Hùng Vương
3Bác sĩ Nội trú, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
doi:10.46755/vjog.2020.2.780
Tác giả liên hệ (Corresponding author): Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, email: tranghnk08@gmail.com
Nhận bài (received): 10/03/2020 - Chấp nhận đăng (accepted): 28/09/2020
NGHIÊN CỨU SẢN KHOA
Huỳnh Nguyễn Khánh Trang và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(2):37-42. doi: 10.46755/vjog.2020.2.780
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ sợ sinh trên thai phụ ở tam cá nguyệt ba của thai kỳ tại Bệnh viện Hùng Vương và một số yếu
tố liên quan.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 385 thai phụ ở tam cá nguyệt 3 khám thai tại Bệnh viện Hùng
Vương hội đủ các tiêu chí chọn mẫu trong thời gian từ 01/11/2018 - 30/11/2019.
Kết quả: Tỷ lệ sợ sinh con chung trong nghiên cứu là 30,91% KTC 95% [26,29 - 35,53]. Trong đó: ở nhóm thai phụ con so
là 34,57% KTC 95% [29,82 - 39,32] và nhóm thai phụ con rạ là 28,25% KTC 95% [26,41 - 35,41]. Một số yếu tố liên quan
đến tỷ lệ sợ sinh con: (1) Sống chung với chồng làm giảm tỷ lệ sợ sinh con với OR = 0,20; KTC 95% [0,15 - 0,48] ; p=0,02;
(2) Tiền căn sinh giúp làm tăng tỷ lệ sợ sinh con với OR = 47,87; KTC 95% [16,7 - 136,8], p<0,001; (3) Tuổi thai càng lớn
càng tăng tỷ lệ sợ sinh con (với mỗi độ lệch chuẩn tăng thêm tương ứng 23 ngày) với OR = 2,3, KTC 95% [1,9 - 2,7], p
< 0,001; (4) Tham khảo thông tin từ sách báo, internet làm tăng tỷ lệ sợ sinh con với OR = 2,5, KTC 95% [1,7 - 3,5], p <
0,001; (5)Tham khảo thông tin từ nhân viên y tế làm giảm tỷ lệ sợ sinh con với OR = 0,15; KTC 95% [0,1 - 0,2], p < 0,001.
Kết luận: Chứng sợ sinh là vấn đế rất cần được quan tâm trong khám và quản lý thai kỳ.
Từ khóa: Chứng sợ sinh con, nghiên cứu cắt ngang, ngưỡng cắt, FOBS
Prevalence and associated factors of fear of childbirth at third trimester
in Hung Vuong Hospital
Huynh Nguyen Khanh Trang1,2, Trieu Ngoc Diep3
1Pham Ngoc Thach University of Medicine, Ho Chi Minh city
2Hung Vuong Hospital
3Ho Chi Minh City University of Medicine and Pharmacy
Abstract
Objectives: To determine the prevalence of FOB among pregnant women in the third trimester of pregnancy at Hung
Vuong hospital and some related factors.
Materials and Methods: A cross-sectional study of 385 women in the third trimester of antenatal care at Hung Vuong
Hospital met the criteria for sample selection from November 1, 2018 to November 30, 2019.
Results: The prevalence of FOB was 30.91% 95%CI [26.29 - 35.53]. In which: in comparison group, the nulliparity was
34.57% CI 95% [29.82 - 39.32] and the multiparity was 28.25% with 95% CI [26.41 - 35.41]. Some factors related to the
fear of childbirth: (1) Living with husband with OR = 0.20; 95% CI [0.15 - 0.48]; p = 0.02; (2) Childbirth with vagina opa-
retor with OR = 47.87; 95% CI [16.7 - 136.8], p <0.001; (3) The increase of gestational age (for every standard deviation
increase by 23 days) with OR = 2.3, 95% CI [1.9 - 2.7], p <0.001 ; (4) Refer to information from books and newspapers
with OR = 2.5, 95% CI [1.7 - 3.5], p <0.001; (5) Refer to information from health workers with OR = 0.15; 95% confidence
interval [0.1 - 0.2], p <0.001.
Conclusions: Fearl of childbirth is a very important issue in pregnancy examination and management.
Keywords: Fear of childbirth, cross-sectional study, cut-off, fear of birth scale
38 Huỳnh Nguyễn Khánh Trang và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(2):37-42. doi: 10.46755/vjog.2020.2.780
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mang thai và sinh con là một sự kiện đặc biệt của
người phụ nữ. Tuy nhiên, không phải người mẹ nào cũng
trải qua quá trình này một cách dễ chịu. Từ năm 1858,
nhà tâm lý học người Pháp Loius Victor Marcé [1] đã mô
tả cảm giác bất ổn về thai kỳ ở người con so do lo lắng
về cơn đau đẻ và ở người con rạ do những trải nghiệm
“đáng sợ” trong những lần sinh trước. Năm 2000, thuật
ngữ “tokophobia” lần đầu được sử dụng bởi Hofberg và
Brockington cho chứng “sợ sinh con” [2].
Chứng sợ sinh con biểu hiện đa dạng: sợ đau, sợ
không có khả năng sinh, sợ bị tổn thương khi sinh, sợ
làm bố mẹ, vân vân và do nhiều yếu tố tác động: khí sắc
cá nhân, điều kiện kinh tế - xã hội, kinh nghiệm ở lần sinh
trước, sự hỗ trợ của cộng đồng và nhân viên y tế
Bảng câu hỏi Wijma Dilivery Expectancy/Experience
Questionnaire (W-DEQ) là công cụ được sử dụng nhiều
nhất để đánh giá chứng sợ sinh con. Thang đo dựa trên
nhiều khía cạnh khác nhau của chứng sợ sinh con nhưng
được thiết kế thành một công cụ đơn chiều. Hệ số al-
pha cronbach của W-DEQ ở những nghiên cứu gần đây
là 0,92. Bảng W-DEQ gồm 33 câu hỏi chia làm 6 nhóm
là xác định chứng sợ sinh con gồm những cảm xúc: “sợ
hãi”, “suy nghĩ tiêu cực”, “cảm giác cô đơn”, “cảm thấy vô
dụng”, “thiếu sự dự đoán tích cực”, “mối quan tâm đến
đứa con”. Mỗi câu hỏi có 6 mức độ trả lời với điểm số
tương ứng từ 1 đến 6. Tổng bảng điểm W-DEQ từ 0 cho
đến 165 Johnson và Slade (2002) [3] tiến hành phân tích
yếu tố đầu tiên và kết luận rằng bảng câu hỏi có thể đánh
giá rõ ràng 4 khái niệm riêng biệt: sợ hãi, cô đơn, thiếu
chuẩn bị tích cực, cảm thấy nguy hiểm. Các nghiên cứu
của Fenwick (2009) [4] tại Úc cũng cho kết quả tương tự
về tính hiệu quả của công cụ này.
Nghiên cứu của Oznur Korukcu (2012) [5] thực hiện
tại Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy có bảng điểm WDEQ cổ điển có
quy mô đầy đủ và hữu ích trong việc đánh giá chứng sợ
sinh con ở phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu tại Nhật của
Mizuki Takegata (2013) [6] cũng đưa ra kết luận tương
tự về hiệu quả của bảng điểm này khi phân tích với bảng
điểm HADS với hệ số Cronbach’s alpha chung là 0,95,
các yếu tố riêng dao động từ 0,74-0,93.
Thang đo FOBS - the Fear of Birth Scale là một thang
đo thị giác gồm 2 yếu tố đánh giá sự lo lắng và sự hãi
với câu hỏi “Bạn nghĩ gì về việc sắp sinh”. Thai phụ sẽ
trả lời bằng cách vạch trên 2 thước đo với hai đầu mút
lần lượt là “không sợ hãi - sợ hãi”, “bình tĩnh - lo lắng”.
Chiều dài thước là 100 mm. Cả hai giá trị sau đó được
tính trung bình cộng và cho một điểm số chung. FOBS
được sử dụng ở Úc trong nghiên cứu của Haines (2011)
[7] và Thụy Điển trong nghiên cứu của Ternstrom (2014)
[8]. Theo nghiên cứu đoàn hệ của Haines (2015) thực
hiện tại Úc, với 1.410 phụ nữ sử dụng cả hai công cụ
FOBS và WDEQ-A. Mối tương quan giữa hai công cụ theo
phép kiểm Spearman’s Rho = 0,66. Với cut-off của FOBS
là 54 điểm. Độ nhạy tính toán là 89%, đặc hiệu 79%, chỉ
số Youden 0,68. Giá trị tiên đoán dương 85%, giá trị tiên
đoán âm 79%.
Theo nghiên cứu của Lukasse [9] tại 6 nước châu Âu
năm 2014, 11,2% thai phụ mắc chứng sợ sinh con mức
độ nặng. Rouhe (2015) [10] báo cáo một nghiên cứu mô
tả 4.575 thai phụ ở đầu thai kỳ có tới 8,1% mắc chứng sợ
sinh con mức độ rất nặng. Sợ sinh con làm phụ nữ chịu
nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được dự phòng
và can thiệp như: không sinh con, chấm dứt thai kỳ sớm,
tăng tỷ lệ mổ lấy thai, trầm cảm và rối loạn căng thẳng
sau sang chấn; bản thân đứa trẻ nếu sinh ra cũng chịu
nhiều thiệt thòi vì mối liên hệ tình cảm mẹ con không
khắng khít, chậm phát triển tâm thần vận động. Phân
tích gộp năm 2014 tại Iran [11] cho thấy chứng sợ sinh
con chiếm 39,33% những trường hợp mổ lấy thai không
có chỉ định sản khoa và làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai cấp
cứu. Trong bối cảnh tỷ lệ mổ lấy thai trên toàn thế giới có
xu hướng tăng, xấp xỉ 20% theo Betran (2014) [12] và các
vấn đề về sức khỏe tâm thần đang nhận được sự quan
tâm sâu sắc thì việc nghiên cứu về tỷ lệ thai phụ mắc
chứng “sợ sinh con” là cần thiết, giúp có cái nhìn đúng
đắn về thực trạng rối loạn tâm lý này, góp phần tạo nền
tảng cho các nghiên cứu can thiệp nhằm giảm tỷ lệ mổ
lấy thai cũng như chuẩn bị tốt nhất về mặt tinh thần để
người phụ nữ có thể thực hiện thiên chức của mình như
một trải nghiệm tuyệt vời trong cuộc sống.
Với câu hỏi nghiên cứu “Tỷ lệ thai phụ mắc chứng sợ
sinh con là bao nhiêu và những yếu tố nào ảnh hưởng
đến tình trạng này?”, chúng tôi quyết định tiến hành đề
tài nghiên cứu “Tỷ lệ thai phụ mắc chứng sợ sinh con và
các yếu tố liên quan ở tam cá nguyệt ba tại Bệnh viện
Hùng Vương”.
Nghiên cứu với mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ thai phụ mắc chứng sợ sinh con ở tam
cá nguyệt 3 tại Bệnh viện Hùng Vương;
2. Tìm một số yếu tố liên quan đến chứng sợ sinh con
ở tam cá nguyệt 3 tại Bệnh viện Hùng Vương.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang.
Đối tượng: Thai phụ khỏe mạnh đến khám thai ở tam
cá nguyệt 3 tại phòng khám thai Bệnh viện Hùng Vương.
Tiêu chuẩn nhận bệnh: Các thai phụ khỏe mạnh
đến khám thai tại phòng khám Bệnh viện phụ sản Hùng
Vương. Các thai phụ đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ: Thai phụ đang điều trị các bệnh
về tâm thần. Thai phụ có các bệnh lý nội khoa kèm. Thai
phụ không biết tiếng Việt.
Thang đo FOBS (Fear of Birth Scale) là một thang đo
thị giác gồm 2 yếu tố đánh giá sự lo lắng và sự hãi với
câu hỏi “Bạn nghĩ gì về việc sắp sinh”. Thai phụ sẽ trả lời
39
bằng cách vạch trên 2 thước đo với hai đầu mút lần lượt
là “không sợ hãi - sợ hãi”, “bình tĩnh - lo lắng”. Chiều dài
thước là 100 mm. Cả hai giá trị sau đó được tính trung
bình cộng và cho một điểm số chung.
Cỡ mẫu
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu: N= z21-α p(1-p)/d
2
Chọn p = 0,5 vì đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt
Nam về vấn đề này. Với độ tin cậy 95%, chúng tôi có được
z1-α = 1,96; sai số d = 0,05.
Vậy: N = = 384,196. Chúng tôi cần mẫu
là 385.
Cách tiến hành:
Bước 1: Đánh giá bảng câu hỏi tự trả lời trên 30 thai
phụ để có sự điều chỉnh phù hợp với nghiên cứu. 30
trường hợp này không được thu thập vào mẫu.
Bước 2: Các thai phụ đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ
được ký tên vào bảng đồng thuận và phát cho bảng thu
thâp số liệu, nghiên cứu viên sẽ giải thích nếu thai phụ
không hiểu câu hỏi.
Lấy mẫu tại phòng khám trong vòng 01 tháng từ ngày
01/11/2019 đến 30/11/2019.
Bước 3: Thu thập và xử lý số liệu.
Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Excel để nhập số
liệu và phần mềm thống kê R để xử lý kết quả và phân
tích số liệu. Tính tỷ lệ hiện mắc của thai phụ trong thai kỳ
ở tam cá nguyệt 3. Phân tích đơn biến để sàng lọc các
yếu tố có khả năng liên quan đến chứng sợ sinh con. Nếu
có sự khác biệt và tỷ lệ hiện mắc 2 nhóm, phân tích các
yếu tố dẫn đến sự khác biệt bằng kiểm định Chi-square.
Khác biệt được gọi là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
Phân tích đa biến nhằm kiểm soát các yếu tố gây nhiễu
và tính toán OR hiệu chỉnh.
3. KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm Tổng số (N = 385) Tỷ lệ (%)
Độ tuổi (X ± SD) tuổi) 29,07 ± 5,41
Nghề nghiệp
Nhân viên văn phòng
Buôn bán
Nội trợ
Công nhân
Khác
80
54
139
63
49
20,78
14,03
36,1
16,36
12,73
Trình độ học vấn
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Sau cấp 3
15
99
167
104
3,9
25.71
43.38
27,1
Thu nhập gia đình
Dưới 10 triệu
Từ 10 đến 15 triệu
Từ 15 đến 20 triệu
Trên 20 triệu
49
153
90
93
12,73
39,74
23,38
24,16
Nơi sinh sống
Nông thôn
Thành thị
164
221
42,6
57,40
Sống chung với ba mẹ
ruột
Có
Không
58
327
15,06
84.94
Sống chung với ba mẹ
chồng
Có
Không
173
212
44,94
55,06
Sống chung với chồng
Có
Không
372
13
96,62
3,38
Tuổi thai
28 đến 33 tuần 6 ngày
34 đến 36 tuần 6 ngày
Trên 37 tuần
110
102
173
28,57
26,49
44,94
Số lần sinh
0
1
2
231
126
28
60.0
32,73
7,27
Số lần sinh thường
0
1
2
231
126
28
60,0
32,7
7,3
Số lần sinh giúp
0
1
371
14
96.4
3,6
Kinh nghiệm từ lần
sinh trước
Có
Không
202
183
47,53
52,47
Thông tin từ bạn bè
người thân
Có
Không
84
301
21,82
78,18
Thông tin từ sách báo,
internet
Có
Không
247
138
64,16
35,84
Thông tin từ nhân viên
y tế
Có
Không
102
283
26,49
73,51
Thông tin từ lớp học
tiền sản
Có
Không
7
378
1,82
98,18
Thai phụ là nội trợ chiếm đa số (36,1%).
Nơi sinh sống gần tương đương giữa nông thôn và
thành thị.
Trình độ văn hóa từ cấp 3 trở lên chiến hơn 70%.
Có cơ hội tiếp xúc thông tin trên mạng chiếm đa số
64,16%.
Huỳnh Nguyễn Khánh Trang và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(2):37-42. doi: 10.46755/vjog.2020.2.780
1,962 x
0,052
0,5
1-0,5
40
Bảng 2. Đặc điểm sợ sinh con ở đối tượng nghiên cứu
Mắc chứng sợ sinh con Tổng số (N = 385) Tỷ lệ (%) KTC 95%
Có 119 30,91 26,29 - 35,53
Không 266 69,09 64,47 - 73,70
Tỷ lệ thai phụ mắc chứng sợ sinh con trong nghiên cứu chiếm 30,91% tính theo thang đo FOBS. Với khoảng tin
cậy 95%, ta có tỷ lệ ước lượng từ 26,29% đến 35,53%.
Bảng 3. Phân tích đơn biến mối liên quan giữa kết cục sợ sinh con với các biến số độc lập
Yếu tố FOC - (%) FOC + (%) OR KTC 95% P
Tuổi mẹ, năm
≤ 20
20 - 25
25 - 30
30 - 35
35 - 40
> 40
6 (54,5)
43 (58,9)
101 (74,3)
58 (60,2)
54 (93,1)
4 (36,4)
5 (45,5)
30 (41,1)
35 (25,7)
38 (39,6)
4 (6,9)
7 (63,6)
11,3
9,4
4,7
8,8
Ref
23,6
5,1-24,9
5,3-16,7
2,7-8,1
5,1-15,5
Ref
10,5-53,3
0,002
< 0,001
0,005
< 0,001
Ref
0,4
Nơi cư trú
Nội thành
Ngoại thành
118 (71,9)
148 (66,9)
46 (28,1)
73 (33,1)
Ref
1,3
Ref
0,8-1,9
Ref
0,3
Sống cùng cha mẹ
Sống cùng cha mẹ chồng
Sống cùng chồng
41 (70,7)
130 (75,1)
261 (70,1)
17 (29,3)
43 (24,9)
111 (29,8)
0,9
0,6
0,3
0,7-1,3
0,5-0,7
0,2-0,5
0,8
0,02
0,02
Conso
Con rạ
106 (65,4)
160 (71,8)
56 (34,6)
63 (28,3)
Ref
0,8
Ref
0,6-0,9
Ref
0,2
Sinh ngả âm đạo
1 lần
2 lần
Tiền căn sinh giúp
Sinh mổ
1 lần
2 lần
95 (75,4)
25 (89,3)
2 (14,3)
27 (65,9)
13 (81,3)
31 (24,6)
3 (10,7)
12 (85,7)
14 (34,2)
3 (18,8)
0,6
0,2
14,8
1,2
0,5
0,4-0,7
0,1-0,4
6,8-32,1
0,8-1,6
0,3-0,9
0,02
0,01
< 0,001
0,7
0,3
Trải nghiệm từ lần sinh trước,
có 148 (73,3) 54 (26,7) 0,7 0,5-0,8 0,6
Thông tin từ bạn bè
Thông tin từ sách, báo, internet
Thông tin từ nhân viên y tế
Thông tin từ lớp tiền sản
60 (71,4)
153 (61,9)
91 (89,2)
6 (85,7)
24 (28,6)
94 (38,1)
11 (10,8)
1 (14,3)
0,9
2,8
0,2
0,4
0,7-1,1
2,2-3,6
0,1-0,3
0,1-1,1
0,6
< 0,001
< 0,001
0,4
Các yếu tố đơn biến ghi nhận có ảnh hưởng đến chứng sợ sinh con như tuổi mẹ, sống cùng cha mẹ chồng hay
chồng, tiền sử sinh con và thông tin về thai kỳ - quá trình sinh.
Bảng 4. Phân tích đa biến mối liên quan giữa kết cục sợ sanh con với các biến số độc lập
Yếu tố ảnh hưởng OR KTC 95% p
Sống chung với chồng 0,2 0,15-0,48 0,022
Tiền căn sinh giúp 47,9 16,7-136,8 < 0,001
Tuổi thai 2,3 1,9-2,7 < 0,001
Thông tin từ sách báo, internet 2,5 1,7-3,5 < 0,001
Thông tin từ nhân viên y tế 0,15 0,1-0,2 < 0,001
Sau khi phân tích hồi quy đa biến còn 5 yếu tố có liên quan đến chứng sợ sinh trong nghiên cứu: cách yếu tố làm
giảm sự sợ hãi là sống chung cùng chồng và được thông tin từ nhân viên y tế. Yếu tố làm tăng sư sợ hãi: Tiền sử sinh
giúp, tuổi thai và các thông tin tự tìm trên internet.
Huỳnh Nguyễn Khánh Trang và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(2):37-42. doi: 10.46755/vjog.2020.2.780
41Huỳnh Nguyễn Khánh Trang và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(2):37-42. doi: 10.46755/vjog.2020.2.780
4. BÀN LUẬN
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tìm tỷ lệ thai
phụ mắc chứng sợ sinh con ở ba tháng cuối thai kỳ. Theo
phân tích gộp của Nilsson năm 2018 [13] từ các nghiên
cứu ở 9 nước châu Âu, Úc, Canada và Hoa Kỳ, công cụ
được sử dụng nhiều nhất để chẩn đoán và đánh giá lần
lượt là bảng câu hỏi W-DEQ, thang đo thị giác (FOBS). Dù
được sử dụng nhiều nhất nhưng nghiên cứu chúng tôi
không chọn bảng câu hỏi W-DEQ vì phức tạp. Với thang
đo FOBS, chiều dài thước là 100 mm có thể dễ dàng in lên
bảng thu thập số liệu. Cả hai giá trị sau đó được tính trung
bình cộng và cho một điểm số chung. FOBS được sử dụng
ở Úc trong nghiên cứu của Haines (2011) [7] thực hiện tại
Úc, với 1410 phụ nữ sử dụng cả hai công cụ FOBS và WD-
EQ-A. Mối tương quan giữa hai công cụ theo phép kiểm
Spearman’s Rho = 0,66. Với điểm cắt (cut-off) của FOBS
là 54 điểm. Độ nhạy tính toán là 89%, đặc hiệu 79%, chỉ số
Youden 0,68. Tỷ lệ sợ sinh con của nghiên cứu chúng tôi
là 39,1% cao hơn với phân tích tổng hợp từ 33 nghiên cứu
của Maeve A. O’Connell [14], gần với tỷ lệ của những nhóm
nghiên cứu tại châu Á (25%). Tuy nhiên, nghiên cứu của
Maeve A. O’Connell lấy tiêu chuẩn nhận vào là tất cả các
nghiên cứu quan sát bất kể tuổi thai, nghiên cứu chúng tôi
chỉ chọn những thai phụ ở tam cá nguyệt 3.
Sự quan tâm giúp đỡ cũng như san sẻ kinh nghiệm
của các thành viên trong gia đình trong suốt thai kỳ theo
chúng tôi đánh giá là một yếu tố tác động quan trọng đến
cảm xúc của thai phụ. Nghiên cứu ghi nhận 96,62% thai
phụ chung sống với chồng, số còn lại do chồng đi làm xa.
Nghiên cứu không ghi nhận trường hợp ly thân, ly dị hay
mẹ đơn thân nào. Tại Ireland, Maeve A. O’Connell (2019)
[9] cho biết chỉ có 89,9% thai phụ sống chung với chồng
hoặc có bạn chung nhà. Kết quả phân tích hồi quy logis-
tic cho thấy sống chung với chồng làm giảm tỷ lệ sợ sinh
con có ý nghĩa thống kê với OR = 0,2, p = 0,022. Tương
tự, Maeve A. O’Connel (2019) so sánh điểm số W-DEQ
A giữa hai nhóm có sống cùng chồng và sống riêng thì
nhóm sống riêng điểm số cao hơn có ý nghĩa thống kê
với p < 0,001 [14].
Với phương cách sinh cho thấy những thai phụ từng
sanh thường dù 1 hay 2 lần đều làm giảm có ý nghĩa
thống kê tỷ lệ sợ sinh con với OR lần lượt là 0,56 và 0,21
với độ tin cậy 95%. Nhóm thai phụ có tiền căn sinh giúp
có tỷ lệ sợ sinh con hơn so với nhóm không có tiền căn
sinh giúp, với OR = 14,8 độ tin cậy 99%. Có lẽ việc sử dụng
những dụng cụ hỗ trợ sổ thai làm thai phụ có những trải
nghiệm không tốt và ảnh hưởng lâu dài đến cả thai kỳ
sau. Tiền căn sinh mổ và tai biến thai kỳ không có mối
liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ sợ sinh con. Tuy nhiên, khi
phân tích hồi quy đa biến, chúng tôi ghi nhận chỉ còn yếu
tố tiền căn sinh giúp còn giữ được mối liên quan chặt chẽ
với p < 0,001, OR hiệu chỉnh tính toán được là 16,7 - 136,8.
Thông tin từ internet chiếm tỷ lệ khá cao với 64,16%
thai phụ tham khảo nhưng lại làm tăng nguy cơ mắc
chứng sợ sinh con. Phải chăng những nguồn thông tin
không chính thống, chưa được kiểm duyệt bởi người
có trình độ chuyên môn làm thai phụ thêm phần hoang
mang và lo lắng. Tỷ lệ thai phụ được cung cấp thông tin
từ nhân viên y tế chỉ chiếm 26,49% nhưng giúp giảm tỷ
lệ sợ sinh con có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99% với
OR = 0,20. Kết quả này cho thấy sự giải thích cặn kẽ đúng
chuyên môn của đội ngũ nhân viên y tế sẽ góp phần lớn
đến tâm lý thoải mái đón nhận thai kỳ và cuộc sinh sắp
tới của các thai phụ.
Tuy nhiên, tỷ lệ thai phụ có sự trao đổi và gửi những
thắc mắc đến các y bác sĩ để được giải đáp chưa cao.
Nhân viên y tế khi khám chữa bệnh cần cởi mở hơn để
thai phụ có thể đặt những câu hỏi liên quan đến thai kỳ
cũng như cần chủ động cung cấp những thông tin hữu
ích. Cả hai yếu tố trên khi đưa vào phân tích hồi quy đa
biến, được OR hiệu chỉnh lần lượt là 1,7 - 3,5 cho nguồn
thông tin từ sách báo, internet và 0,1 - 0,2 cho nguồn
thông tin từ nhân viên y tế.
Hạn chế của đề tài
Sử dụng thang đo FOBS có thể nhận biết một thai phụ
mắc chứng sợ sinh con hay không với mức độ tin cậy cao
nhưng không phân nhóm rối loạn lo âu mà thai phụ đang
mắc phải như công cụ WDEQ-A như: cảm xúc tiêu cực,
thiếu cảm xúc tích cực, thiếu mối quan hệ xã hội,
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang cho thấy tình trạng tại
thời điểm nghiên cứu nên tương quan nhân quả tương
đối thấp và không phân tích chính xác diễn tiến tâm lý
của thai phụ trong thai kỳ.
5. KẾT LUẬN
Nghiên cứu: “Tỷ lệ thai phụ mắc chứng sợ sinh con
và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Hùng Vương” với
cỡ mẫu 385 trường hợp, chúng tôi ghi nhận được những
kết quả sau:
1. Tỷ lệ sợ sinh con: Tỷ lệ sợ sinh con chung trong
nghiên cứu là 30,91% KTC 95% [26,29 - 35,53]. Trong
đó: ở nhóm thai phụ con so là 34,57% KTC 95% [29,82 -
39,32] và nhóm thai phụ con rạ là 28,25% KTC 95% [26,41
- 35,41].
2. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ sợ sinh con: (1)
Sống chung với chồng làm giảm tỷ lệ sợ sinh con với OR
= 0,20; KTC 95% [0,15 - 0,48] ; p = 0,02; (2) Tiền căn sinh
giúp làm tăng tỷ lệ sợ sinh con với OR = 47,87; KTC 95%
[16,7 - 136,8], p < 0,001; (3) Tuổi thai càng lớn càng tăng
tỷ lệ sợ sinh con (với mỗi độ lệch chuẩn tăng thêm tương
ứng 23 ngày ) với OR = 2,3, KTC 95% [1,9 - 2,7], p < 0,001;
(4) Tham khảo thông tin từ sách báo, internet làm tăng tỷ
lệ sợ sinh con với OR = 2,5, KTC 95% [1,7 - 3,5], p < 0,001;
(5) Tham khảo thông tin từ nhân viên y tế làm giảm tỷ lệ
sợ sinh con với OR = 0,15; KTC 95% [0,1 - 0,2], p < 0,001.
42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Marcé Louis Victor (1858), «Traité de la folie des
femmes enceintes, des nouvelles accouchées et des nour-
rices: et considérations médico-légales qui se rattachent à
ce sujet», Baillière, pp.26
2. Hofberg Kristina, et al. (2000), “Tokophobia: an unrea-
soning dread of childbirth: A series of 26 cases”. The Brit-
ish Journal of Psychiatry, 176 (1), pp. 83-85.
3. Johnson Rebecca, et al. (2002), “Does fear of child-
birth during pregnancy predict emergency caesarean
section?”. BJOG: An International Journal of Obstetrics &
Gynaecology, 109 (11), pp. 1213-1221.
4. Hall Wendy A, et al. (2009), “Childbirth fear, anxiety, fa-
tigue, and sleep deprivation in pregnant women”. Journal
of Obstetric, Gynecologic, & Neonatal Nursing, 38 (5), pp.
567-576.
5. Korukcu O, et al. (2012), “The reliability and validity of
the Turkish version of the Wijma Delivery Expectancy/Ex-
perience Questionnaire (W DEQ) with pregnant women”.
Journal of psychiatric and mental health nursing, 19 (3),
pp. 193-202.
6. Takegata Mizuki, et al. (2013), “Translation and valida-
tion of the Japanese version of the Wijma Delivery Ex-
pectancy/Experience Questionnaire version A”. Nursing &
health sciences, 15 (3), pp. 326-332.
7. Haines Helen, et al. (2011), “Cross-cultural comparison
of levels of childbirth-related fear in an Australian and
Swedish sample”. Midwifery, 27 (4), pp. 560-567.
8. Ternström Elin, et al. (2015), “Higher prevalence of
childbirth related fear in foreign born pregnant wom-
en-Findings from a community sample in Sweden”. Mid-
wifery, 31 (4), pp. 445-450.
9. Lukasse Mirjam, et al. (2014), “Prevalence and asso-
ciated factors of fear of childbirth in six European coun-
tries”. Sexual & Reproductive Healthcare, 5 (3), pp. 99-106.
10. Rouhe Hanna, et al. (2015), “Life satisfaction, general
well being and costs of treatment for severe fear of child-
birth in nulliparous women by psychoeducative group or
conventional care attendance”. Acta obstetricia et gyne-
cologica Scandinavica, 94 (5), pp. 527-533.
11. Azami-Aghdash Saber, et al. (2014), “Prevalence and
causes of cesarean section in Iran: systematic review
and meta-analysis”. Iranian journal of public health, 43
(5), pp. 545.
12. Betran Ana Pilar, et al. (2014), “A systematic review
of the Robson classification for caesarean section: what
works, doesn’t work and how to improve it”. PloS one, 9
(6), pp. 769.
13. Nilsson C., et al. (2018), “Definitions, measurements
and prevalence of fear of childbirth: a systematic review”.
BMC Pregnancy and Childbirth, 18, pp. 28.
14. Maeve A. O’Connell, Patricia Leahy Warren, Louise C.
Kenny, Sinéad M. O’Neill, Ali S. Khashan (2019) The preva-
lence and risk factors of fear of childbirth among pregnant
women: A cross sectional study in Ireland. Acta Obstetri-
cia et Gynecologica Scandinavia. Volume 98. Issue 8, Au-
gust 2019, p.1014-23.
Huỳnh Nguyễn Khánh Trang và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(2):37-42. doi: 10.46755/vjog.2020.2.780
Các file đính kèm theo tài liệu này:
ty_le_thai_phu_mac_chung_so_sinh_con_va_cac_yeu_to_lien_quan.pdf