Tỷ lệ trâu bò tiêu chảy và thiếu máu, vai trò của sán lá fasciola trong hội chứng tiêu chảy và thiếu máu của trâu bò ở huyện yên sơn - Tỉnh tuyên quang, biện pháp phòng trị

ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Hội chứng tiêu chảy và thiếu máu của gia súc nói chung và trâu bò nói riêng vẫn thường xẩy ra ở hầu hết các lứa tuổi. Tiêu chảy và thiếu máu là hội chứng chung, thấy ở nhiều bệnh, do nhiều nguyên nhân gây ra như trong một số bệnh truyền nhiễm, bệnh về dinh dưỡng, bệnh nội khoa, bệnh ký sinh trùng Trong đó, sán lá Fasciola là một trong những nguyên nhân gây ra tiêu chảy và thiếu máu ở gia súc nhai lại. Khi trâu bò bị nhiễm sán lá Fasciola, sán lá non di hành phá hoại các mô gan và các mao quản gây xuất huyết. Sán lá Fasciola trưởng thành hút máu trâu bò, làm cho trâu bò bị mất nhiều máu. Sán tác động gây viêm gan, làm tắc mật, gây rối loạn tiêu hoá, làm trâu bò bị tiêu chảy. Những trường hợp trâu bò nhiễm sán lá Fasciola nặng gây tiêu chảy mạnh, thiếu máu, gầy rạc. Trâu bò bị tiêu chảy dẫn đến mất nước, mất chất điện giải và có thể chết nếu không điều trị kịp thời (Trịnh Văn Thịnh, 1963 [32]; Phạm Văn Khuê và cs, 1996 [10]; Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [12]). Yên Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, có tổng diện tích là 12.949ha, trong đó đất đồi núi chiếm tới trên 60%. Bà con các dân tộc ở huyện Yên Sơn sống bằng nghề nông là chủ yếu. Do đó, chủ trương của tỉnh là lợi dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi của huyện Yên Sơn để phát triển chăn nuôi trâu bò. Theo kế hoạch của huyện, đến năm 2010 đàn trâu bò đạt trên 61.500 con. Để đạt được mục tiêu rất gần nói trên, việc đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi trâu bò (từ khâu giống, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng đến công tác thú y) cần tiến hành đồng bộ và phải được sự quan tâm thích đáng của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các nhà chuyên môn. Qua điều tra sơ bộ, chúng tôi thấy, trong mấy năm gần đây tình hình dịch bệnh vẫn xảy ra trên đàn trâu bò của huyện Yên Sơn. Hội chứng tiêu chảy và thiếu máu vẫn thấy khá phổ biến, trong đó sán lá Fasciola là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy và thiếu máu ở trâu bò. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về tiêu chảy và thiếu máu, nguyên nhân và biện pháp phòng trị cho trâu bò ở tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Yên Sơn nói riêng. Để có cơ sở khoa học đề xuất biện pháp phòng trị tiêu chảy và thiếu máu cho trâu bò do sán lá Fasciola gây ra, chúng tôi thực hiện đề tài: “Tỷ lệ trâu bò tiêu chảy và thiếu máu, vai trò của sán lá Fasciola trong hội chứng tiêu chảy và thiếu máu của trâu bò ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang, biện pháp phòng trị”. MỤC LỤC Phần 1 1 ĐẶT VẤN ĐỀ . 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 2 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI . 2 Phần 2 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3 2.1. HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở TRÂU BÒ 3 2.1.1. Khái niệm về hội chứng tiêu chảy . 3 2.1.2. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trâu bò 3 2.1.2.1. Môi trường ngoại cảnh thay dổi . 5 2.1.2.2. Do thức ăn, nước uống 6 2.1.2.3. Do vi sinh vật . 7 2.1.2.4. Do ký sinh trùng . 8 2.1.3. Bệnh lý và lâm sàng của hội chứng tiêu chảy ở trâu bò 9 2.1.3.1. Sự mất nước trong tiêu chảy ở gia súc . 10 2.1.3.2. Rối loạn cân bằng các chất điện giải trong cơ thể 10 2.1.4. Biện pháp phòng và trị tiêu chảy cho trâu bò 10 2.1.4.1 Biện pháp phòng tiêu chảy cho trâu bò . 10 2.1.4.2. Điều trị tiêu chảy ở trâu bò . 12 2.2. HỘI CHỨNG THIẾU MÁU Ở TRÂU BÒ . 16 2.2.1. Khái niệm về hội chứng thiếu máu 16 2.2.2. Nguyên nhân gây thiếu máu ở trâu bò . 17 2.2.3. Bệnh lý và lâm sàng của hội chứng thiếu máu 19 2.2.4. Chẩn đoán thiếu máu . 20 2.2.4.1. Chẩn đoán lâm sàng 20 2.2.4.2. Chẩn đoán phi lâm sàng 20 2.2.5. Biện pháp phòng và trị thiếu máu 20 2.3. SÁN LÁ FASCIOLA VÀ BỆNH DO FASCIOLA GÂY RA Ở TRÂU BÒ . 22 2.2.1. Đặc điểm sinh học của sán lá Fasciola 22 2.2.1.1. Vị trí của sán lá Fasciola trong hệ thống phân loại động vật học 22 2.2.1.2. Đặc điểm hình thái của sán lá Fasciola 22 2.2.1.3. Đặc điểm vòng đời của sán lá Fasciola 23 2.2.2. Đặc điểm của bệnh do sán lá Fasciola gây ra ở trâu bò 26 2.2.2.1. Cơ chế sinh bệnh của bệnh sán lá Fasciola 26 2.2.2.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá Fasciola ở trâu bò 29 2.2.2.3. Triệu chứng bệnh sán lá gan ở trâu bò . 34 2.2.2.4. Bệnh tích của trâu, bò mắc bệnh sán lá Fasciola 35 2.2.2.5. Chẩn đoán bệnh sán lá Fasciola ở trâu bò 37 2.2.2.6. Phòng và trị bệnh sán lá Fasciola cho trâu bò 38 2.2.2.6.1. Điều trị bệnh 38 2.2.2.6.2. Phòng bệnh 40 Phần 3 42 ĐỐI TưỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG . 42 VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 42 3.1. ĐỐI TưỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU . 42 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 42 3.1.2. Địa điểm nghiên cứu 42 3.1.3. Thời gian nghiên cứu . 42 3.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 42 3.2.1. Mẫu nghiên cứu . 42 3.2.2. Dụng cụ và hoá chất 43 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 43 3.3.1. Nghiên cứu tỷ lệ trâu, bò tiêu chảy và thiếu máu ở huyện Yên Sơn – Tuyên Quang 43 3.3.2. Nghiên cứu vai trò của sán lá Fasciola trong hội chứng tiêu chảy và thiếu máu trâu bò . 43 3.3.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola ở trâu, bò . 43 3.3.2.2. Vai trò của sán lá Fasciola trong hội chứng tiêu chảy và thiếu máu của trâu, bò . 44 3.3.3. Nghiên cứu sự phát tán trứng và ấu trùng sán lá Fasciola ở ngoài cơ thể trâu, bò . 44 3.3.4. Phòng, trị tiêu chảy và thiếu máu cho trâu bò do sán lá Fasciola gây ra . 44 3.4. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44 3.4.1. Phương pháp theo dõi tình hình tiêu chảy và thiếu máu ở trâu, bò . 44 3.4.2. Phương pháp thu thập và xét nghiệm mẫu 45 3.4.2.1. Phương pháp thu thập và xét mẫu phân, mẫu đất (cặn) nền chuồng, mẫu đất bề mặt ở khu vực xung quanh chuồng nuôi, mẫu đất bề mặt và mẫu nước đọng ở khu vực bãi chăn thả trâu, bò 45 3.4.2.2. Phương pháp thu thập và xét nghiệm mẫu ốc nước ngọt . 47 3.4.2.3. Phương pháp thu thập và xét nghiệm mẫu cỏ thuỷ sinh . 47 3.4.2.4. Phương pháp thu thập và xét nghiệm mẫu máu trâu bò . 48 3.4.3. Phương pháp điều trị cho những trâu, bò nhiễm sán lá Fasciola nặng có triệu chứng tiêu chảy và thiếu máu . 48 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu . 49 Phần 4 52 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 52 4.1. NGHIÊN CỨU TỶ LỆ TRÂU, BÒ MẮC TIÊU CHẢY VÀ THIẾU MÁU Ở HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG 52 4.1.1. Tỷ lệ trâu, bò tiêu chảy và thiếu máu ở một số xã của huyện Yên Sơn 52 4.1.2. Tỷ lệ tiêu chảy và thiếu máu theo tuổi trâu, bò . 54 4.1.3. Tỷ lệ tiêu chảy và thiếu máu theo loại gia súc (trâu, bò) . 55 4.1.4. Tỷ lệ trâu bò tiêu chảy và thiếu máu theo mùa vụ . 57 4.1.5. Tỷ lệ trâu bò tiêu chảy và thiếu máu theo phương thức chăn nuôi . 58 4.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola ở một số xã của huyện Yên Sơn61 4.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola theo lứa tuổi trâu, bò 62 4.2.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola ở trâu bò theo mùa vụ 64 4.2.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola theo loại gia súc (trâu bò) 66 4.2.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola ở trâu bò theo phương thức chăn nuôi 67 4.3. NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA SÁN LÁ FASCIOLA TRONG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY VÀ THIẾU MÁU CỦA TRÂU BÒ . 68 4.3.1. So sánh tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola ở trâu bò bình thường và trâu bò bị tiêu chảy, thiếu máu . 68 4.3.2. Số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố của trâu bò bình thường và trâu bò nhiễm sán lá Fasciola nặng có triệu chứng tiêu chảy, thiếu máu 71 4.3.3. Công thức bạch cầu của trâu bò bình thường và trâu bò nhiễm sán lá Fasciola nặng có triệu chứng tiêu chảy, thiếu máu 73 4.4. NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TÁN TRỨNG VÀ ẤU TRÙNG SÁN LÁ FASCIOLA Ở NGOÀI CƠ THỂ TRÂU BÒ 75 4.4.1. Sự phát tán trứng và Adolescaria của sán lá Fasciola ở ngoại cảnh 75 4.4.2. Sự phát tán ấu trùng sán lá Fasciola ở ốc - ký chủ trung gian . 77 4.5. ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG TIÊU CHẢY, THIẾU MÁU DO SÁN LÁ FASCIOLA Ở TRÂU BÒ . 79 Phần 5 82 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . . 82 5.1. KẾT LUẬN 82 5.2. ĐỀ NGHỊ . 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 84 I- Tài liệu tiếng việt . 84 II- Tài liệu dịch . 87 III- Tài liệu tiếng Anh 88 IV- Tài liệu từ mạng internet . 89 PHỤ LỤC ẢNH CỦA LUẬN VĂN 91 .

pdf114 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 6996 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tỷ lệ trâu bò tiêu chảy và thiếu máu, vai trò của sán lá fasciola trong hội chứng tiêu chảy và thiếu máu của trâu bò ở huyện yên sơn - Tỉnh tuyên quang, biện pháp phòng trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------- VŨ ĐỨC HẠNH “TỶ LỆ TRÂU BÒ TIÊU CHẢY VÀ THIẾU MÁU, VAI TRÒ CỦA SÁN LÁ FASCIOLA TRONG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY VÀ THIẾU MÁU CỦA TRÂU BÒ Ở HUYỆN YÊN SƠN - TỈNH TUYÊN QUANG, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ” LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN, 2009 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------- VŨ ĐỨC HẠNH “TỶ LỆ TRÂU BÒ TIÊU CHẢY VÀ THIẾU MÁU, VAI TRÒ CỦA SÁN LÁ FASCIOLA TRONG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY VÀ THIẾU MÁU CỦA TRÂU BÒ Ở HUYỆN YÊN SƠN - TỈNH TUYÊN QUANG, BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ” CHUYÊN NGÀNH: THÚ Y MÃ SỐ: 62 62 50 05 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan THÁI NGUYÊN, 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình, quý báu của nhà trường và địa phương. Nhân dịp hoàn thành Luận văn này, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới: Lãnh đạo Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên; Ban giám hiệu và Lãnh đạo Khoa Chăn nuôi – Thú y Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Tuyên Quang cùng toàn thể các thầy cô giáo trong nhà trường. Đặc biệt tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới PGS. TS Nguyễn Thị Kim Lan – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Nhân dịp này tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ và khuyến khích tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2009 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Vũ Đức Hạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đã được cảm ơn và các thông tin tài liệu trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Hội chứng tiêu chảy và thiếu máu của gia súc nói chung và trâu bò nói riêng vẫn thường xẩy ra ở hầu hết các lứa tuổi. Tiêu chảy và thiếu máu là hội chứng chung, thấy ở nhiều bệnh, do nhiều nguyên nhân gây ra như trong một số bệnh truyền nhiễm, bệnh về dinh dưỡng, bệnh nội khoa, bệnh ký sinh trùng… Trong đó, sán lá Fasciola là một trong những nguyên nhân gây ra tiêu chảy và thiếu máu ở gia súc nhai lại. Khi trâu bò bị nhiễm sán lá Fasciola, sán lá non di hành phá hoại các mô gan và các mao quản gây xuất huyết. Sán lá Fasciola trưởng thành hút máu trâu bò, làm cho trâu bò bị mất nhiều máu. Sán tác động gây viêm gan, làm tắc mật, gây rối loạn tiêu hoá, làm trâu bò bị tiêu chảy. Những trường hợp trâu bò nhiễm sán lá Fasciola nặng gây tiêu chảy mạnh, thiếu máu, gầy rạc. Trâu bò bị tiêu chảy dẫn đến mất nước, mất chất điện giải và có thể chết nếu không điều trị kịp thời (Trịnh Văn Thịnh, 1963 [32]; Phạm Văn Khuê và cs, 1996 [10]; Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [12]). Yên Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, có tổng diện tích là 12.949ha, trong đó đất đồi núi chiếm tới trên 60%. Bà con các dân tộc ở huyện Yên Sơn sống bằng nghề nông là chủ yếu. Do đó, chủ trương của tỉnh là lợi dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi của huyện Yên Sơn để phát triển chăn nuôi trâu bò. Theo kế hoạch của huyện, đến năm 2010 đàn trâu bò đạt trên 61.500 con. Để đạt được mục tiêu rất gần nói trên, việc đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi trâu bò (từ khâu giống, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng đến công tác thú y) cần tiến hành đồng bộ và phải được sự quan tâm thích đáng của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các nhà chuyên môn. Qua điều tra sơ bộ, chúng tôi thấy, trong mấy năm gần đây tình hình dịch Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 bệnh vẫn xảy ra trên đàn trâu bò của huyện Yên Sơn. Hội chứng tiêu chảy và thiếu máu vẫn thấy khá phổ biến, trong đó sán lá Fasciola là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy và thiếu máu ở trâu bò. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về tiêu chảy và thiếu máu, nguyên nhân và biện pháp phòng trị cho trâu bò ở tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Yên Sơn nói riêng. Để có cơ sở khoa học đề xuất biện pháp phòng trị tiêu chảy và thiếu máu cho trâu bò do sán lá Fasciola gây ra, chúng tôi thực hiện đề tài: “Tỷ lệ trâu bò tiêu chảy và thiếu máu, vai trò của sán lá Fasciola trong hội chứng tiêu chảy và thiếu máu của trâu bò ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang, biện pháp phòng trị”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Xác định một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy và thiếu máu ở trâu, bò tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. - Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola ở trâu, bò tại huyện Yên Sơn. - Xác định vai trò của sán lá Fasciola trong hội chứng tiêu chảy và thiếu máu ở trâu, bò. - Xác định sự phát tán trứng và ấu trùng sán lá Fasciola ở ngoài cơ thể trâu bò, từ đó xác định nguy cơ trâu bò nhiễm sán lá Fasciola và nguy cơ trâu bò bị tiêu chảy và thiếu máu. - Đề xuất biện pháp phòng, trị tiêu chảy và thiếu máu ở trâu, bò do sán lá Fasciola gây ra. 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Kết quả nghiên cứu là những thông tin có giá trị khoa học và thực tiễn, làm cơ sở để khuyến cáo người chăn nuôi trâu bò thực hiện các biện pháp phòng trị tiêu chảy và thiếu máu ở trâu, bò do sán lá Fasciola gây ra. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở TRÂU BÒ 2.1.1. Khái niệm về hội chứng tiêu chảy Tiêu chảy là ỉa nhanh, nhiều lần trong ngày, trong phân có nhiều nước do rối loạn chức phận tiêu hoá (ruột tăng cường co bóp và tiết dịch). Tiêu chảy ở trâu bò là một hiện tượng bệnh lý phức tạp, gây ra bởi sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Một trong những nguyên nhân quan trọng là sự tác động của điều kiện ngoại cảnh bất lợi, gây ra các stress cho cơ thể. Mặt khác các khâu chăm sóc nuôi dưỡng trâu bò, chuồng trại không thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng đường ruột... đều tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của mầm bệnh và gây quá trình bệnh lý ở cơ thể vật chủ, dẫn đến các biểu hiện lâm sàng, trong đó có triệu chứng tiêu chảy. Đây là những nguyên nhân đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy ở gia súc nói chung và trâu bò nói riêng. Bệnh lý của hội chứng tiêu chảy xuất hiện thường là ở thể cấp tính hoặc mãn tính, tuỳ thuộc vào tính chất và nguyên nhân bệnh tác động. Đặc điểm của hội chứng tiêu chảy thường là con vật bị rối loạn tiêu hoá dẫn tới bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, trong phân có nhiều nước so với bình thường do tăng tiết dịch ruột (Blackwell,1989 [41]). Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, hầu hết các cơ sở chăn nuôi đều chưa có biện pháp khống chế hiệu quả đối với hội chứng tiêu chảy. Vật nuôi có thể bị mắc bệnh quanh năm, đặc biệt là vụ Đông Xuân khi thời tiết thay đổi đột ngột hay vào những giai đoạn chuyển mùa trong năm. 2.1.2. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trâu bò Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý ở đường tiêu hoá. Tuỳ theo đặc điểm, tính chất, diễn biến; tuỳ theo độ tuổi trâu bò; tuỳ theo yếu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 tố được coi là nguyên nhân chính mà hội chứng tiêu chảy ở trâu, bò được gọi bằng các tên khác nhau. Ví dụ: bệnh bê nghé ỉa phân trắng; bệnh ỉa chảy ở trâu bò sau cai sữa; chứng khó tiêu; chứng rối loạn tiêu hoá… Nguyên nhân của tiêu chảy rất phức tạp. Trong quá trình nghiên cứu hội chứng tiêu chảy, rất nhiều tác giả đã tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý, có liên quan đến rất nhiều các yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Do một tác nhân bất lợi nào đó, trạng thái cân bằng của khu hệ vi sinh vật đường ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loài nào đó sinh sản quá nhiều sẽ gây biến động số lượng vi khuẩn đường ruột và vi khuẩn vãng lai. Vi khuẩn gây bệnh nhân cơ hội sẽ tăng mạnh cả về số lượng và độc lực. Những vi khuẩn có lợi ở đường tiêu hóa do không cạnh tranh nổi bị giảm đi. Cuối cùng loạn khuẩn xảy ra, khả năng hấp thu bị rối loạn gây hiện tượng tiêu chảy (Vũ Văn Ngũ và cs, 1979 [19]). Vi khuẩn đường ruột có vai trò không thể thiếu được trong hội chứng tiêu chảy (Hồ Văn Nam và cs, 1994 [16], Archie H., 2001 [38].) Tiêu chảy là một hội chứng thường xuất hiện trên trâu bò ở hầu hết các lứa tuổi, nhưng tập trung nhiều nhất ở giai đoạn còn non. Hội chứng này không những làm giảm tăng trọng, giảm tỷ lệ nuôi sống, dễ dàng làm kế phát các bệnh khác và làm giảm hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi. Bệnh gây ra do các vi khuẩn đường ruột như E. coli, Enterobacter, Klebsiella, Salmonella, với tỷ lệ tương ứng là 66,7%, 40,7%, 3,7%, 3,7%, và có thể điều trị khỏi bằng các loại kháng sinh như: amikacin, norfloxacin, gentamycin, neomycin, colistin (Châu Bá Lộc và cs, 2000 [57]). Vì vậy, phân biệt thật rạch ròi nguyên nhân gây tiêu chảy không đơn giản. Ngày nay, người ta thống nhất rằng, phân loại chỉ có nghĩa tương đối, chỉ nêu lên yếu tố nào là chính, xuất hiện đầu tiên, yếu tố nào là phụ hoặc xuất hiện sau, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 từ đó đề ra phác đồ phòng, trị bệnh cho có hiệu quả mà thôi. Nhìn chung, hội chứng tiêu chảy ở gia súc thường xảy ra do các nguyên nhân chủ yếu sau: 2.1.2.1. Môi trường ngoại cảnh thay dổi Cơ thể trâu bò luôn chịu những biến đổi bất thường về nhiệt độ, ẩm độ và luôn phải tự điều chỉnh đối với sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh, dẫn tới sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, khả năng mắc bệnh cao (Rosenberg, 1974 [50]). Việt Nam nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu được phân chia thành bốn mùa rõ rệt. Thời tiết khí hậu trong mỗi mùa lại có sự khác nhau rõ rệt về nhiệt độ và ẩm độ. Vụ Xuân - Hè, nhiệt độ dần tăng cao, các đợt mưa đầu mùa làm độ ẩm không khí cao, đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có hại sinh trưởng, phát triển và gây bệnh đối với vật nuôi, các bệnh truyền nhiễm có điều kiện thuận lợi phát triển làm dịch bệnh lây lan, gây chết nhiều gia súc, trong đó có một loại bệnh phổ biến thường gặp ở gia súc non là bệnh về đường tiêu hoá (Nguyễn Vĩnh Phước, 1974 [25]; Đào Trọng Đạt và cs, 1996 [4]; Hồ Văn Nam và cs, 1997 [18]). Trịnh Văn Thịnh (1963) [32], Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [33], Phạm Văn Khuê và cs (1996) [10], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [12] và nhiều tác giả khác đều cho biết, trâu bò nhiễm sán lá gan tăng lên vào mùa vật chủ trung gian phát triển. Những năm mưa nhiều, tỷ lệ nhiễm sán lá gan tăng lên so với những năm nắng ráo và khô hạn. Mùa vụ gắn liền với sự thay đổi thời tiết khí hậu. Mùa hè thu, số gia súc bị nhiễm sán lá gan tăng cao hơn các mùa khác trong năm. Cuối mùa thu và mùa đông, bệnh thường phát ra ở trâu bò với triệu chứng tiêu chảy và thiếu máu, suy nhược cơ thể Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, hầu hết các cơ sở chăn nuôi đều chưa thể khống chế hiệu quả đối với hội chứng tiêu chảy. Vật nuôi có thể bị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 mắc bệnh quanh năm, đặc biệt là vụ đông xuân khi thời tiết thay đổi đột ngột hay vào những giai đoạn chuyển mùa trong năm (Sử An Ninh, 1993 [20]). 2.1.2.2. Do thức ăn, nước uống Để gây nên hội chứng tiêu chảy ở trâu bò, sự xâm nhập của các vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh đường tiêu hoá đóng vai trò quan trọng. Nguyên nhân gây bệnh có thể do môi trường bị ô nhiễm, các vi sinh vật và ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể qua con đường thức ăn, nước uống, từ đó trực tiếp xâm nhập vào đường tiêu hoá của trâu bò. Khi đề cập tới vai trò và yếu tố gây bệnh của thức ăn và nước uống trong hội chứng tiêu chảy ở gia súc, các kết quả nghiên cứu cho thấy: với khẩu phần thức ăn không cân đối, chưa phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng và phát triển, kèm theo thức ăn không đảm bảo vệ sinh cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng đối với gia súc bị mắc bệnh tiêu chảy (Wierer và cs, 1983 [53], Purvis và cs, 1985 [49]). Hồ Văn Nam và cs, (1997) [18] cho biết, nếu khẩu phần ăn cho vật nuôi không cân đối, thức ăn không đảm bảo chất lượng như bị ôi, thiu, mốc, nhiễm các vi sinh vật có hại thì gia súc rất dễ bị rối loạn tiêu hoá dẫn tới ỉa chảy. Có tác giả cho rằng, thức ăn thiếu các chất khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể, đồng thời phương thức chăn nuôi không phù hợp sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể gia súc, tạo cơ hội cho các vi khuẩn đường tiêu hoá phát triển và gây bệnh. Trong khẩu phần thức ăn dinh dưỡng của gia súc, nếu thức ăn bị thiếu một số nguyên tố đa, vi lượng như sắt, đồng, kẽm... hoặc thừa Molipden thì cũng có thể gây ra những rối loạn tiêu hoá, gây tiêu chảy ở thể cấp hoặc mãn tính, kèm theo sự thay đổi màu sắc lông da thì gia súc có thể bị thiếu máu. Với những thức ăn bị lẫn các chất kim loại nặng như chì, Asen, thuỷ ngân, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Cadimi...thường gây ra hiện tượng gia súc bị rối loạn tiêu hoá kết hợp với các triệu chứng thần kinh (Daniels và cs, 1990 [42]). Nguyễn Đăng Đức, (1985) [5] cho biết: yếu tố nước đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày cho người và động vật. Song cũng chính từ các nguồn nước khi bị ô nhiễm các hợp chất vô cơ, hữu cơ lại là môi trường sống thuận tiện cho các vi sinh vật tồn tại và phát triển, trong đó có các vi sinh vật gây bệnh. Ở trâu bò, thức ăn chủ yếu là các loại cỏ, mà cỏ lại phát triển mạnh ở những nơi ẩm thấp. Môi trường ẩm thấp chính là điều kiện tốt cho sự phát triển của loài ốc - ký chủ trung gian của sán lá Fasciola. Sau các giai đoạn phát triển thì từ trứng nở và phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh, ấu trùng này bám vào các cây cỏ thuỷ sinh, khi trâu bò ăn phải những cây cỏ có lẫn ấu trùng, ấu trùng vào đường tiêu hoá, di hành và phát triển thành sán lá trưởng thành. Sán lá trưởng thành chiếm đoạt chất dinh dưỡng, gây rối loạn chức phận tiêu hoá và gây tiêu chảy (Phan Địch Lân, 1994, 2004 [14]). 2.1.2.3. Do vi sinh vật Trong điều kiện nhất định, vi khuẩn được xem như là tác nhân thứ phát sau những sơ suất về thức ăn, dinh dưỡng, về chăm sóc và quản lý. Ngoài các vi khuẩn có lợi có tác dụng lên men, phân giải các chất trong đường tiêu hoá, giúp cho sinh lý tiêu hoá của trâu bò diễn ra bình thường, còn có các loài vi khuẩn gây bệnh như: E.coli, Salmonella sp, Shigella sp, Klebsiella sp hay Cl. pefringens... Các vi khuẩn là nguyên nhân gây nên sự rối loạn về tiêu hoá, viêm ruột và tiêu chảy ở người và nhiều loài động vật (Vũ Văn Ngũ và cs, 1979 [19]). Theo Lê Minh Chí (1995) [2], độc tố Enterotoxin của E. coli đóng vai trò quan trọng trong bệnh viêm ruột ỉa chảy của bò. Trong hệ vi khuẩn hiếu khí đường ruột, Salmonella chiếm tỷ lệ khá cao. Phan Thanh Phượng (1988) đã thông báo, vi khuẩn Salmonella thường xuyên có trong đường ruột, do điều kiện chăn nuôi, quản lý kém làm cho sức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 đề kháng của cơ thể giảm, vi khuẩn Salmonella trở thành độc và phát triển mạnh gây viêm ruột ỉa chảy (dẫn theo Lê Minh Chí, 1995 [2]) Vai trò của vi khuẩn đường ruột có thể nói là những nguyên nhân cơ bản, là mối đe dọa thường trực đối với các cơ sở chăn nuôi, thiệt hại đáng kể nhất thường gặp là gia súc non trong giai đoạn bú sữa. Đánh giá sự thiệt hại do tiêu chảy ở gia súc gây ra trong chăn nuôi, Lê Minh Chí (1995) [2] cho thấy: có tới 70 - 80% sự tổn thất về số lượng của bê, nghé là ở thời kỳ bú sữa, trong đó có 80 - 90 % là do hậu quả của tiêu chảy gây ra. Tiêu chảy ở gia súc đã được nhiều tác giả trong nước nghiên cứu và đề cập trên nhiều khía cạnh như: nghiên cứu của Nguyễn Quang Tuyên và cs (1996) [36], Phạm Ngọc Thạch (1998) [28], Nguyễn Bá Hiên (2001) [6], Phạm Quang Phúc (2003) [21]... các công trình nghiên cứu đã phân tích và nêu bật những tác hại do tiêu chảy gây ra đối với gia súc trong đó có bê, nghé. Có nhiều loại virus như Coronavirus 1 và Coronavirus 2, Rotavirus, Parvovirus... gây ra những bệnh trầm trọng đối với hệ thống tiêu hoá như: gây viêm và tổn thương niêm mạc, phá huỷ quá trình hấp thu của ruột, từ đó dẫn đến tiêu chảy nặng nề cho gia súc. Bệnh lý cơ bản do virus gây ra ở trâu bò là viêm ruột, viêm kết tràng, manh tràng, những rối loạn về tiêu hoá với các triệu chứng thường gặp là tiêu chảy cấp tính hoặc mãn tính, phân lỏng, màu vàng, đôi khi có lẫn máu, tỷ lệ mắc bệnh và chết trong đàn cao. Các nhà khoa học đã tìm ra khoảng 240 loài nấm mốc có khả năng sản sinh ra độc tố, trong đó có trên 20 loài có khả năng gây bệnh cho trâu bò. Thức ăn cho trâu bò trong quá trình sử dụng rất dễ bị nhiễm nấm mốc và độc tố của nấm mốc. 2.1.2.4. Do ký sinh trùng Nhiều loài ký sinh trùng ký sinh và gây bệnh cho trâu bò. Ký sinh trùng chiếm đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ, gây tổn thương niêm mạc ruột, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, gây viêm nhiễm đường tiêu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 hoá. Một số loại ký sinh trùng gây rối loạn quá trình phân tiết dịch tiêu hoá, gây viêm ruột và tiêu chảy cấp hoặc mãn tính. Đặc điểm chủ yếu của bệnh do ký sinh trùng đường tiêu hoá gây ra là rối loạn tiêu hoá, gây tiêu chảy, thiếu máu, da và niêm mạc nhợt nhạt. Cầu trùng giống Criptostoporidium sp chủ yếu gây bệnh ở động vật non, gây tiêu chảy, phân lỏng có nhiều nước. Bệnh thường kéo dài khoảng từ 6 tới 8 ngày, sau đó có thể ngừng và hết triệu chứng. Trong trường hợp do giống Isospora gây ra, triệu chứng chủ yếu trên gia súc non trong giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi là tiêu chảy ở thể cấp hoặc mãn tính kèm theo xuất huyết. Gia súc bị mắc bệnh do giun tròn gây ra có biểu hiện gầy yếu, ăn uống kém, da và niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu, viêm ruột, tiêu chảy ở mức độ trung bình, không liên tục (Phạm Ngọc Thạch, 1998 [28]). Trâu bò mắc bệnh sán lá gan thường: ăn uống kém, suy nhược, niêm mạc nhợt nhạt, ỉa chảy xen kẽ táo bón, gầy yếu dần. Giai đoạn sau đi tháo nhiều hơn và gầy rất nhanh. Phan Địch Lân (1994, 2004) [14] đã theo dõi 37 trâu bị bệnh sán lá gan nặng, thấy các triệu chứng thường lặp đi lặp lại như: gầy rạc, suy nhược cơ thể (37/37); phân nhão không thành khuôn, có lúc ỉa lỏng (32/37); niêm mạc mắt nhợt nhạt, thiếu máu kéo dài (27/37); lông xù, da mốc, lông dễ rụng (26/37); phân đen, thối khắm (22/37); mắt sâu có dử (18/37); bụng ỏng, ỉa chảy kéo dài (13/37). Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996) [10], phương thức sống ký sinh của giun sán đã làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá, từ đó gây viêm ruột ỉa chảy. Tác hại của chúng không chỉ là chiếm đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ mà còn tác động lên vật chủ bằng độc tố, đầu độc vật chủ, làm giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho các bệnh khác phát sinh. 2.1.3. Bệnh lý và lâm sàng của hội chứng tiêu chảy ở trâu bò Khi trâu bò bị tiêu chảy dù là do nguyên nhân nào thì con vật vẫn bị mất nước, tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ tiêu chảy mà lượng nước bị mất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 nhiều hay ít, ở dạng cấp tính hoặc mãn tính. Biểu hiện rõ nhất là hiện tượng giảm thể tích máu trong hệ thống huyết quản, máu bị cô đặc lại, tăng độ đặc của huyết tương, gây trở ngại tuần hoàn, quá trình này kéo dài dẫn tới tình trạng nhiễm độc toan cho cơ thể. Mặt khác, mất nước kèm theo mất các chất điện giải, gây ra các rối loạn kế tiếp trong các tế bào, trong các cơ quan hệ thống, đặc biệt là sự hoạt động của hệ tim, mạch (David F., 1990 [43], Lê Minh Chí, 1995 [2]). 2.1.3.1. Sự mất nước trong tiêu chảy ở gia súc Bệnh lý của sự mất nước được thể hiện bằng trạng thái mệt mỏi của gia súc, con vật kém ăn, ỉa chảy, giảm vận động, khối lượng cơ thể giảm. Mất nước độ I khi giảm từ 1% tới 5% khối lượng cơ thể, mất nước độ II khi giảm từ 6 tới 8%, mất nước độ III khi giảm từ 9 tới 11% và mất nước độ IV khi giảm từ 12 tới 14% . Từ sự mất nước làm giảm áp lực dịch tổ chức, giảm cơ năng hoạt động của các cơ quan, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, đại, tiểu tiện trở ngại, thiểu niệu, nước tiểu bị cô đặc gây hiện tượng acidosis cho cơ thể (Phạm Ngọc Thạch, 1998 [28]). 2.1.3.2. Rối loạn cân bằng các chất điện giải trong cơ thể Rối loạn cân bằng các chất điện giải trong cơ thể sống chính là sự mất cân bằng ion Na+ và K+ trong tổ chức tế bào. Khi bị mất nhiều muối Natri, gây mất cân bằng áp lực thẩm thấu và gây rối loạn quá trình trao đổi chất của tế bào sống. Khi lượng Natri huyết giảm thấp, dòng dịch thể chuyển mạnh vào trong tế bào, dẫn tới tình trạng thể tích máu giảm, làm hạ huyết áp, dễ dẫn tới truỵ tim mạch. Muối Kali bị mất làm lượng Kali trong máu giảm thấp, cơ thể bị nhiễm độc toan, gây rối loạn hoạt động của các cơ quan hệ thống trong cơ thể, ảnh hưởng rõ rệt đến cơ tim và cơ hô hấp (Phạm Khuê, 1998 [9]). 2.1.4. Biện pháp phòng và trị tiêu chảy cho trâu bò 2.1.4.1 Biện pháp phòng tiêu chảy cho trâu bò Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc phòng bệnh cho trâu bò luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu đối với mọi cơ sở chăn nuôi trâu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 bò, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể, đồng thời ngăn chặn những thiệt hại do bệnh gây ra. * Phòng bệnh bằng các biện pháp quản lý và chăm sóc nuôi dưỡng Biện pháp phòng bệnh tiêu chảy ở gia súc nói chung trước hết là hạn chế, loại trừ các yếu tố stress tác động lên cơ thể. Khắc phục những bất lợi về điều kiện thời tiết, khí hậu (giữ môi trường tiểu khí hậu ở chuồng nuôi luôn ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, tránh hiện tượng mưa tạt, gió lùa, hạn chế độ ẩm...) để tránh rối loạn tiêu hóa, ổn định trạng thái cân bằng giữa cơ thể và môi trường. Giữ vệ sinh chuồng nuôi, hạn chế khí độc do phân rác sản sinh ra và loại trừ mầm bệnh tồn tại trong chất thải. Theo quan điểm của miễn dịch học: khi cơ thể gia súc non bị nhiễm lạnh kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm số lượng bạch cầu, giảm tác dụng thực bào, do đó gia súc non dễ bị vi khuẩn tấn công do sức đề kháng suy giảm. Đối với bê nghé, khi sinh ra nhất thiết phải được bú sữa đầu của gia súc mẹ càng sớm càng tốt, bú vài lần trong ngày đầu tiên. Không có kháng thể bảo vệ thụ động này, gia súc non rất dễ mẫn cảm với các vi sinh vật gây tiêu chảy đặc biệt là E. coli và một số virus. * Phòng tiêu chảy bằng biện pháp dùng một số chế phẩm sinh học Các chế phẩm được sản xuất và sử dụng rộng rãi như: coliphylus được chiết từ những chủng vi khuẩn E.coli gây bệnh kết hợp với lactobacillus, chế phẩm biolactyl được chế từ Bacillus acidophylus, Streptococcus lactic bacillus vulgaricus hoặc các chế phẩm coloten, tetralactyl. Một số chế phẩm của nhật như: biofermin được chế từ các chủng Streptococcus faecalis - Actobacillus Bacidophylus - Bacillus subtitis, thường dùng chế phẩm polybacterin ... các chế phẩm sinh học trên hiện đã và đang được dùng rộng rãi trong phòng bệnh tiêu chảy cho vật nuôi và đã thu được nhiều kết quả khả quan (Lê Thị Tài, 1996 [27], Nguyễn Như Viên, 1976 [37]). Để phòng bệnh giun sán, từ đó hạn chế tác động gây bệnh của giun sán, Nguyễn Thị Kim Lan và cs, (2008) [13] cho biết, ủ phân theo phương pháp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 sinh học, lợi dụng hệ vi sinh vật lên men sinh nhiệt các chất hữu cơ trong phân để tiêu diệt trứng giun sán, trong đó có trứng sán lá gan trong phân trâu bò sẽ hạn chế được trâu bò tiêu chảy và thiếu máu. * Phòng tiêu chảy bằng cách tẩy ký sinh trùng Ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở gia súc. Bê nghé thường bị bệnh phân trắng do giun đũa Neoascaris vitulorum, trâu bò trưởng thành thường hay bị tiêu chảy khi mắc bệnh sán lá gan… Vì vậy, áp dụng những biện pháp phòng trị bệnh ký sinh trùng cũng là một trong những biện pháp phòng tiêu chảy ở gia súc. Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996) [10], hàng năm nên tẩy sán lá cho toàn đàn ít nhất 2 lần, lần đầu vào mùa xuân (trước mùa vật chủ trung gian phát triển), lần thứ hai vào cuối mùa thu nhằm diệt những sán lá đã nhiễm trong vụ Xuân - Hè, ngăn ngừa bệnh phát ra ở mùa đông. Trên những đồng cỏ có căn bệnh tiềm tàng, có thể tiến hành chăn dắt luân phiên. 2.1.4.2. Điều trị tiêu chảy ở trâu bò * Những nguyên tắc chung Tiêu chảy ở trâu bò được xem như là một hội chứng, do vậy việc tiến hành điều trị tiêu chảy ở trâu bò là sự tổng hợp của nhiều biện pháp kết hợp. Nguyên lý chung là phải loại bỏ được yếu tố gây bệnh ra khỏi cơ thể, xử lý nguyên nhân gây bệnh kết hợp với điều trị quá trình sinh bệnh, giúp cho quá trình tiêu hoá trở lại bình thường. Điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy ở trâu bò phải thực hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ cho kết quả điều trị cao. Mặt khác, điều trị kịp thời và triệt để cũng là biện pháp tốt để hạn chế gia súc bài xuất mầm bệnh ra môi trường chăn nuôi, tránh gia tăng mức độ ô nhiễm. Để có hiệu quả điều trị bệnh cao, điều quan trọng nhất là phải xác định được nguyên nhân gây ra tiêu chảy để từ đó mới có phương pháp điều trị hợp lý. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 * Một số loại kháng sinh và hóa dược dùng trong điều trị tiêu chảy ở trâu bò Như đã trình bầy ở trên, tiêu chảy có thể do vi khuẩn gây ra. Trường hợp này, cần dùng kháng sinh điều trị tiêu chảy. Có rất nhiều loại kháng sinh sử dụng điều trị bệnh hiệu quả như Ampicillin, Cefalothin, Gentamycin, Neomycin... Ngoài ra cũng có thể dùng một số chế phẩm Sulfamid để điều trị (Đào Trọng Đạt và cs, 1996 [4]). Việc phối hợp nhiều kháng sinh theo phương thức một kháng sinh tấn công chủ lực và một đến hai kháng sinh bổ trợ thường cho hiệu quả cao hơn là sử dụng đơn điệu một loại kháng sinh, (Lý Thị Liên Khai và ctv, 2003 [56]). Các thử nghiệm cho thấy, việc điều trị bằng hỗn hợp kháng sinh cho hiệu quả cao và nhanh hơn so với điều trị bằng kháng sinh đơn chất, (Võ Văn Sơn và cs, 2003 [26]). Những trường hợp tiêu chảy do ký sinh trùng đường tiêu hoá thì điều trị bằng phác đồ kết hợp giữa thuốc điều trị ký sinh trùng với thuốc điều trị triệu chứng. Đối với các loại giun tròn có các loại thuốc tẩy như: Levamisol, Mebendazol, Ivermectin…Đối với các loại sán lá dùng một số loại thuốc để tẩy như: Fasciolid, Oxyclozanid, Dertil, Tetraruacacbon (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008 [13]). * Điều trị mất nước, điện giải trong tiêu chảy ở gia súc Gia súc bị tiêu chảy nặng thường dẫn đến tình trạng mất nước và có biểu hiện rối loạn nghiêm trọng các chất điện giải. Do đó ngoài việc với điều trị bằng thuốc, phải kịp thời chống mất nước và các chất điện giải, đồng thời trợ tim cho gia súc non bằng Cafein 20%, bổ sung đường glucose, fructose, tăng cường vitamin, đặc biệt là các vitamin nhóm B, C (Taylor và cs, 1986 [52]; Đào Trọng Đạt và cs, 1996 [4]; Phạm Khắc Hiếu, 1997 [7]). Để bổ sung dung dịch các chất điện giải cho cơ thể, tuỳ thuộc vào mức độ mất nước và chất điện giải, nếu mất nước ở độ I hoặc độ II, sự mất nước ở thể nhẹ và trung bình, có thể dùng dung dịch Oresol cho uống hoặc dùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 nước muối sinh lý đẳng trương cho uống hoặc truyền tĩnh mạch. Mất nước cấp tính là tình trạng mất nước ở độ III hoặc IV, là sự mất nước phức tạp và nguy hiểm cho tính mạng nên ngoài các biện pháp trên cần phải truyền tĩnh mạch cho gia súc bằng dung dịch Ringer lactat (Gillies, 1989 [44], Phạm Khắc Hiếu và cs, 1997 [7]; Phạm Khuê, 1998 [9]). Trong hội chứng viêm ruột tiêu chảy, sự mất nước cùng các chất điện giải là nguyên nhân chính gây ra những rối loạn hoạt động chức năng của các cơ quan trong cơ thể, dẫn tới tỷ lệ tử vong cao, do vậy trong điều trị cần phải thực hiện 3 vấn đề cơ bản, đó là: thực hiện tốt chế độ ăn uống, chống nhiễm khuẩn, và điều trị hiện tượng mất nước cùng các chất điện giải đóng vai trò quan trọng, vì có tới 80% số bệnh nhi chết do bệnh lý này (Vũ Triệu An, 1978 [1]; Mc. Keown, 1986 [48]). Dung dịch sinh lý mặn đẳng trương (dung dịch nước muối sinh lý 0,9%) trong thành phần có 2 chất điện giải chính của khu vực ngoài tế bào là Na + và Cl -, nồng độ của dung dịch này tương đương với huyết tương, dùng trong trường hợp gia súc tiêu chảy, mất muối do ra nhiều mồ hôi hoặc do đào thải qua con đường nước tiểu quá nhiều. Dung dịch glucose đẳng trương có tác dụng ổn định thể tích dịch trong hệ thống máu, song một trong những vai trò quan trọng khác chính là sự cung cấp năng lượng, từ lượng glucose trong máu được oxy hoá trực tiếp cung cấp năng lượng cho các tế bào và hoạt động sống của các cơ quan trong cơ thể. Dung dịch natri bicacbonat đẳng trương, dung dịch chứa điện giải natri, trong thành phần không có Clo, được chỉ định dùng trong trường hợp giảm natri huyết khi bị tiêu chảy mà không có hiện tượng giảm Clo huyết. Dung dịch Oresol: là một trong những loại thuốc được dùng rộng rãi trong điều trị hội chứng tiêu chảy ở người cũng như động vật, có tác dụng cung cấp hữu hiệu các chất điện giải cho cơ thể bị mất trong quá trình mắc bệnh. Orezol được sử dụng dễ dàng bằng cách pha thành dung dịch cho uống, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 trong thành phần của oresol gồm có các chất điện giải chủ yếu như các muối: Bicacbonat natri, natri clorua, kali clorua và đường glucose... Dung dịch Ringer và Lactat ringer: là dung dịch chứa các muối kali, natri và canxi, được dùng trong những trường hợp mất nước ở thể cấp tính. Ngoài ra còn một số dung dịch khác cũng được dùng rộng rãi trong điều trị hội chứng tiêu chảy ở gia súc như: dung dịch đường glucose 5,5%, dung dịch đường kali, natri - lactat 1,72%, dung dịch Ringer và dung dịch Darrow ... * Một số thuốc bảo vệ niêm mạc ruột Những thuốc được dùng rộng rãi trong điều trị hội chứng tiêu chảy ở gia súc dựa trên nguyên lý cơ bản như: có tác dụng bao phủ niêm mạc ruột, chống co thắt và làm săn se niêm mạc ruột, bao gồm: Các chất nhày: bản chất là những polisaccharid và protein, khi vào đường tiêu hoá bị enzym phân huỷ và kết hợp với nước tạo thành các dung dịch keo dạng nhày, có tác dụng bao phủ lên bề mặt niêm mạc ống tiêu hoá, tránh cho niêm mạc ruột không bị tác động và kích thích bởi các yếu tố gây bệnh, đặc biệt là độc tố của các vi sinh vật và ký sinh trùng. Các chất nhày thường dùng là tinh bột từ gạo, ngô, khoai, sắn và một số thực vật khác như hạt lanh, mùng tơi, rau đay, các chất vô cơ tổng hợp như Hydroxyt nhôm, magie trisilical ...(Phạm Khắc Hiếu và cs, 1997 [7]). Thuốc làm săn se niêm mạc ruột được sử dụng rộng rãi là axit tanic (tanin), được bào chế từ nhiều loại thảo dược khác nhau như: Ngũ bột tử, sú, vẹt, dẻ ... Trong đông y sử dụng các dược liệu có chứa tanin như: búp ổi, quả hồng xiêm và chuối xanh, song hàm lượng tanin chứa nhiều là ở trong cây ngũ bột tử và ở vỏ quả lựu ... Thuốc làm săn se niêm mạc có thể làm đông vón protein ở nồng độ rất loãng 1:20.000, có tác dụng làm mất hoạt tính của protein, nên có vai trò sát khuẩn mạnh và có tác dụng cầm máu cục bộ, do vậy có thể hạn chế sự xuất huyết của tổ chức và làm săn se niêm mạc, cản trở quá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 trình thối rữa ở tổ chức. Vì vậy, thuốc làm săn se niêm mạc ruột được sử dụng rộng rãi đối với các trường hợp tiêu chảy ở người và gia súc. Nguyên tắc cơ bản trong điều trị tiêu chảy ở gia súc nhất là ở giai đoạn đầu là phải dùng thêm một số các chất phụ trợ như: than hoạt tính liều cao, mục đích ngăn chặn vi khuẩn và độc tố của chúng gây tác hại cho cơ thể vật chủ, kết hợp với việc sử dụng thuốc tẩy như: MgSO4, Na2SO4 hoặc là dầu thầu dầu (Phạm Khắc Hiếu và cs, 1997 [7]). * Một số loại cây thuốc thường dùng trong điều trị tiêu chảy ở gia súc Các cây thảo dược trong tự nhiên là các cây, quả có vị chát hoặc đắng như quả hồng xiêm, chuối, ổi, lựu và nhiều loại cây, quả khác. Chú ý là việc sử dụng tốt nhất các thảo dược này là ở trạng thái còn non xanh, vì hàm lượng axit tanic cũng như một số thành phần dược chất khác thường cao hơn nhiều lần khi quả đã chín. Một số cây như mua, sim, ổi, đinh hương, nụ vối, cúc tần, ngải cứu, phèn đen... cũng đã được dùng trong điều trị tiêu chảy và đã thu được những kết quả nhất định. Trần Minh Hùng (1985) [8] cho thấy, khả năng của một số cây, quả như: sim, nụ vối, đơn, đinh hương...có tác dụng kìm hãm sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn, trong đó mạnh nhất là với các vi khuẩn đường ruột như: Salmonella, E.coli, Shigella, Cl.perfringens... Tác giả đã sử dụng một số bài thuốc nam điều trị tiêu chảy cho gia súc và thu được kết quả tốt. 2.2. HỘI CHỨNG THIẾU MÁU Ở TRÂU BÒ 2.2.1. Khái niệm về hội chứng thiếu máu Thiếu máu là sự thiếu hụt máu trong cơ thể, giảm số lượng hồng cầu, giảm hàm lượng Hemoglobin trong một đơn vị thể tích máu xuống thấp hơn hằng số sinh lý của cơ thể. Trong cơ thể, số lượng hồng cầu và hàm lượng Hemoglobin (Hb) có những chỉ tiêu ổn định tuỳ thuộc vào từng loài. Trâu từ 5,3 – 6 triệu hồng cầu/mm3 máu, Hb khoảng 11g%, bò 7 – 8 triệu hồng cầu/mm3 máu, Hb khoảng 12g%. Khi bệnh lý, các chỉ số của máu thay đổi. Thiếu máu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 được xác định khi các trị số của máu thấp hơn 10% so với trị số trung bình của từng loại gia súc. Khi cơ thể thiếu máu nhẹ rất khó nhận biết [63]. 2.2.2. Nguyên nhân gây thiếu máu ở trâu bò Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu máu cho trâu bò như: Thiếu Vitamin B12 gây ra thiếu máu. Thiếu acid folic cũng là yếu tố gây ra thiếu máu. Thiếu máu do vỡ hồng cầu (tán huyết, do kháng thể bám trên bề mặt hồng cầu). Bệnh rỗng ống tủy xương cũng có thể gây ra thiếu máu. Chẳng hạn, ung thư di căn đến tủy xương hay ung thư tủy xương (như trong bệnh bạch cầu hay bệnh đau tủy), có thể làm cho tủy xương mất khả năng sản sinh hồng cầu, kết quả là gây thiếu máu [62]. Một số thuốc trị nhiễm trùng dùng liều cao và dùng thời gian dài như các loại Sulfamid, Chloramphenicol cũng có thể làm tổn thương tủy xương, làm giảm sản xuất hồng cầu, kết quả là gây ra thiếu máu. Cuối cùng, ở trâu bò có thể do bệnh suy thận hoặc do thiếu hormone cần thiết để kích thích tủy xương sản xuất hồng cầu thì cũng bị thiếu máu. Thiếu máu do yếu tố gen, rối loạn do di truyền có thể làm cho đời sống của hồng cầu ngắn lại và gây ra thiếu máu, như trong bệnh hồng cầu hình liềm. Rối loạn di truyền cũng có thể gây ra thiếu máu do giảm sản xuất hemoglobin như trong bệnh alpha thalassemia và beta thalassemia [60]. Trâu bò trong thời kỳ mang thai thường dễ bị thiếu máu, vì lúc này lượng máu không những cung cấp cho cơ thể mẹ mà còn phải cung cấp cho bào thai phát triển. Do đó ở giai đoạn này, nếu không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trâu bò mẹ có thể dẫn đến thiếu máu. Ở bê nghé, thiếu máu do thiếu sắt thường do hàm lượng sắt trong sữa đầu của con mẹ kém hoặc chế độ ăn uống thiếu chất sắt [61]. Trâu bò có thể thiếu máu do mất máu lâu ngày, hay do mất máu ít nhưng kéo dài như trong bệnh giun móc, giun xoăn dạ múi khế, sán lá gan, viêm loét đại tràng… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 Theo các nhà ký sinh trùng học, sán lá gan gây bệnh ở vật chủ bằng các tác động cơ học, tác động của độc tố, sự chiếm đoạt dinh dưỡng và tác động mang trùng. Khi trâu bò mới nhiễm bệnh, sán lá non di hành trong cơ thể làm tổn thương ở ruột, thành mạch máu, nhu mô gan. Một số ấu trùng có thể theo máu di chuyển "lạc chỗ" đến phổi, lách, cơ hoành, tuyến tuỵ,… gây tổn thương và xuất huyết nặng hoặc nhẹ. Sán lá non xuyên qua các nhu mô gan, làm tổ chức gan bị phá hoại, tạo ra những đường di hành đầy máu và mảnh tổ chức gan bị phá huỷ. Gan bị viêm từ nhẹ đến nặng tuỳ theo số lượng ấu trùng nhiễm vào cơ thể. Sán lá gan trưởng thành hút máu ký chủ, làm trâu bò thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt. Bằng phương pháp nguyên tử đánh dấu, người ta đã xác định được: một sán lá gan lấy của ký chủ 0,2ml máu mỗi ngày. Nếu trâu bò nhiễm sán lá gan nặng thì lượng máu mất hàng ngày là rất nhiều. Trong quá trình ký sinh, sán lá gan thường xuyên tiết độc tố. Độc tố của sán hấp thu vào máu, gây hiện tượng trúng độc toàn thân, gây huỷ hoại máu, làm biến chất protein trong máu, làm Albumin giảm, Globulin tăng. Độc tố của sán còn làm tăng nhiệt độ cơ thể, tăng bạch cầu (đặc biệt là bạch cầu ái toan). Nguyễn Thị Kim Lan và cs, (2008) [13] cho biết, độc tố của sán lá gan tác động vào thành mạch máu, làm tăng tính thẩm thấu của thành mạch, gây hiện tượng thuỷ thũng, làm cho máu đặc lại. Cũng do tác động của độc tố nên giữa những tiểu thuỳ gan có hiện tượng thấm nhiễm huyết thanh. Khi trâu bò nhiễm sán lá gan nặng, hiện tượng xơ gan chiếm diện tích lớn của gan, làm cho chức năng của gan bị phá huỷ. Từ đó dẫn đến hàng loạt rối loạn khác như: rối loạn cơ năng dạ dày - ruột, thiếu máu. Suy tủy xương là một trong nguyên nhân rất quan trọng trong các bệnh về máu và cơ quan tạo máu. Do tế bào tủy giảm hoặc ngừng sản sinh hồng cầu nên lượng máu giảm nghiêm trọng [64]. Thận bị suy không tạo đủ nội tiết tố epoetin, vốn có vai trò kích thích tủy xương tạo ra hồng cầu. Do hồng cầu chứa hemoglobin giúp chuyên chở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 oxy nên ở trâu bò bị suy thận, số lượng hồng cầu giảm nên cơ thể không nhận được đủ lượng oxy cần thiết để hoạt động bình thường. 2.2.3. Bệnh lý và lâm sàng của hội chứng thiếu máu Trên lâm sàng thường có biểu hiện niêm mạc nhợt nhạt, con vật mệt mỏi, thở khó, tim đập nhanh, rung tĩnh mạch cổ, nghe tim có tiếng thổi, do suy tim nên sức cơ tim suy giảm. Gia súc rối loạn tiêu hoá, chán ăn, ăn không tiêu do máu lưu thông trong nội tạng kém, vận động tiết dịch của ruột và dạ dày giảm. Nếu thiếu máu do tan máu có hiện tượng hoàng đản, biểu hiện vàng da và niêm mạc. Trâu bò bị thiếu máu niêm mạc mắt và môi nhạt màu, mạch đập nhanh trên 80 lần/phút, có khi đánh trống ngực. Trong trường hợp thiếu máu nặng, trâu bò bệnh có thể khó thở do suy tim. Tình trạng mất máu thay đổi tuỳ thuộc vị trí, tốc độ và thời gian mất máu. Nếu mất máu cấp diễn gây sốc cho cơ thể, do máu giảm thể tích đột ngột. Thiếu máu cấp biểu hiện thiếu oxy, tim đập nhanh, huyết áp hạ dẫn tới truỵ tim mạch. Ở ngày đầu mất máu số lượng hồng cầu, tỷ khối hồng cầu, giảm không rõ vì hồng cầu và thể tích huyết tương giảm song song. Thời gian sau khi xét nghiệm tiêu bản máu, tỷ lệ hồng cầu lưới tăng, thỉnh thoảng còn gặp nguyên hồng cầu và thể tích hồng cầu tăng. Do tổng hợp không hiệu quả 3 thành phần gồm: sắt, globin, photphorin. Thiếu Hb tế bào hồng cầu nhỏ và nhạt màu. Khi chẩn đoán ngoài đo thể tích hồng cầu, làm tiêu bản máu, còn phải định lượng sắt huyết thanh, đánh giá sự dự trữ sắt ở tuỷ xương. Thiếu máu hồng cầu to: xảy ra ở các trường hợp thiếu vitamin B12 hoặc thiếu acid folic. Thiếu máu do giảm sinh hồng cầu bình thường do hai khả năng: thứ nhất bệnh ở tuỷ xương làm cho khả năng sinh hồng cầu kém, kiểm tra máu không chỉ thấy hồng cầu giảm mà số lượng bạch cầu và tiểu cầu cũng giảm theo làm cho máu ở tuỷ xương giảm; thứ 2 thiếu máu do kế phát một số bệnh nội khoa khác như suy thận mãn hoặc yếu tố dinh dưỡng. Thiếu máu do tan máu là thiếu máu do nhiều nguyên nhân gây ra. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 2.2.4. Chẩn đoán thiếu máu 2.2.4.1. Chẩn đoán lâm sàng Kiểm tra bằng phương pháp quan sát bằng mắt thường, những con trâu bò gầy, niêm mạc mắt nhợt nhạt, trắng bệch hoặc tím tái thì coi là thiếu máu. 2.2.4.2. Chẩn đoán phi lâm sàng Khi chẩn đoán, làm nghiệm pháp xác định sự tăng phá huỷ hồng cầu, đếm hồng cầu lưới là phương pháp đơn giản song có giá trị cao. Ngoài ra, làm các nghiệm pháp huyết thanh và nước tiểu, trong đó định lượng bilirubin huyết thanh, tế bào máu dàn để xem hình thái. Kiểm tra nước tiểu tìm Hb niệu. Các bệnh làm vỡ hồng cầu thì bilirubin huyết thanh tăng cao và có trong nước tiểu. * Xét nghiệm máu Tính các chỉ số của hồng cầu như số lượng hồng cầu (triệu/mm3 máu). Tuỳ thuộc vào nguyên nhân và trạng thái bệnh mà số lượng giảm nhiều hay ít, nếu giảm 10% được coi là chứng thiếu máu. Đếm số lượng hồng cầu lưới: trong máu ngoại vi, tỷ lệ hồng cầu lưới thấp 0,1 – 0,5%. Ở gia súc trưởng thành cao, số lượng hồng cầu lưới ở ngoại vi tăng do ký sinh trùng, suy dinh dưỡng, do tan máu… Hồng cầu lưới tăng sau khi phục hồi, sau khi mất máu, cắt lách, sau truyền máu. Số lượng hồng cầu lưới nhiều hay ít là cơ sở để đánh giá khả năng của tuỷ xương. Định lượng Hb (g%) bằng quang phổ kế, huyết sắc kế shali. Trường hợp thiếu máu do tan máu, trong máu nhiều hồng cầu non, Hb giảm. Tỷ khối huyết cầu: (hematocrit) là % của khối huyết cầu so với máu toàn phần. Dùng ống mao quản cho máu kiểm tra vào quay li tâm, sau 15 phút lấy ra so kết quả. Lượng huyết sắc tố (HST) trung bình của hồng cầu: là lượng HST chứa trong một hồng cầu. Chỉ tiêu này đánh giá chất lượng hồng cầu. 2.2.5. Biện pháp phòng và trị thiếu máu Để điều trị thiếu máu hiệu quả, trước hết cần xác định nguyên nhân gây thiếu máu (xét nghiệm máu, xét nghiệm phân tìm trứng giun, sán...) từ đó mới có hướng điều trị cụ thể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 Chẳng hạn, thiếu máu do mất máu từ ổ loét dạ dày, điều trị là dùng thuốc trị loét. Cũng vậy, mất máu do phẫu thuật thì phải bổ xung máu hoặc dùng thuốc kích thích tạo máu. Nếu thiếu máu do ký sinh trùng cần dùng thuốc để tẩy ký sinh trùng và dùng thuốc kích tạo máu. Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996) [10], Phan Địch Lân (1994, 2004) [14], trâu bò bị bệnh sán lá gan thường có triệu chứng thiếu máu, vì vậy, phải loại bỏ sán lá gan và tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng trâu bò bệnh. Đôi khi bổ sung thêm chất sắt cũng rất cần thiết để trị chứng thiếu máu do thiếu sắt. Trường hợp thiếu máu nặng cần phải truyền máu. Tiêm Vitamin B12 cũng cần cho những trâu bò thiếu máu hồng cầu lớn hay thiếu máu do những nguyên nhân khác gây thiếu B12. Hai loại vitamin có vai trò quan trọng trong tạo hồng cầu là axit folic (vitamin B9) và vitamin B12. Ngoài ra còn phải kể đến một số vitamin khác như vitamin C, B2 và B6. Thiếu vitamin C thường gây chứng thiếu máu đẳng sắc hoặc nhược sắc, bệnh hay gặp ở gia súc trưởng thành hơn là gia súc non. Vitamin C có tác dụng trong hấp thụ sắt do tính chất khử và sự chuyển hóa từ axit folic thành axit folinic. Vitamin B2 và B6 tham gia tổng hợp huyết sắc tố nên thiếu vitamin này cũng gây thiếu máu. Ở một số trâu bò bị thiếu máu do bị bệnh tuỷ xương (hay tổn thương tủy do dùng thuốc) hay bị suy thận, có thể sử dụng epoetin alfa (Procrit, Epogen) để kích thích tủy xương sản xuất hồng cầu. Nếu nguyên nhân thiếu máu do thiếu dinh dưỡng thì phải cân đối khẩu phần dinh dưỡng giàu chất sắt như: bột cá, bột thịt, bột máu, nếu chỉ tiêm vitamin B12, B1 thì không đủ. Nguyễn Kim Giang (2006) [55] cho biết, đối với trâu bò chửa nên bổ sung thức ăn giầu sắt. Việc bổ sung có thể tiến hành ngay khi có thai và đều đặn suốt thai kỳ cho tới sau khi sinh 1 tháng. Liều bổ sung hàng ngày là 60mg sắt nguyên tố (1 viên/ngày), thường kèm theo cả acid folic. Phạm Thuý Hoà (2007) cho biết, phòng chống nhiễm giun móc và vệ sinh môi trường cũng là việc hết sức cần thiết, vì nhiễm giun móc làm tăng nguy cơ thiếu máu dinh dưỡng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 2.3. SÁN LÁ FASCIOLA VÀ BỆNH DO FASCIOLA GÂY RA Ở TRÂU BÒ 2.2.1. Đặc điểm sinh học của sán lá Fasciola 2.2.1.1. Vị trí của sán lá Fasciola trong hệ thống phân loại động vật học Theo Skrjabin và cs (1977) [40], Nguyễn Thị Lê và cs (1996), sán lá gan ký sinh và gây bệnh cho gia súc nhai lại được xếp trong hệ thống phân loại động vật như sau: Ngành Plathelminthes Schneider, 1873 Phân ngành Platodes Leuckart, 1954 Lớp Trematoda Rudolphhi, 1808 Phân lớp Prosostomadidea Skrjabin và Guschanskaja, 1962 Bộ Fasciolata Skrjabin et Schulz, 1937 Phân bộ Fasciolata Skrjabin et Schulz, 1937 Họ Fasciolidae Railliet, 1895 Phân họ Fasciolinae Stiles et Hassall, 1898 Giống Fasciola Linnaeus (Linnaeus, 1758) Loài Fasciola gigantica (Cobbold, 1885) Loài Fasciola Hepatica (Linnaeus, 1758) 2.2.1.2. Đặc điểm hình thái của sán lá Fasciola Cũng như nhiều loài sán lá khác, sán lá gan lưỡng tính, có thể thụ tinh chéo hoặc tự thụ tinh. Sán lá có giác miệng và giác bụng, giác bụng không nối với cơ quan tiêu hoá. Sán lá không có hệ hô hấp, tuần hoàn và cơ quan thị giác (ở giai đoạn mao ấu có dấu vết sắc tố mắt). Hệ sinh dục rất phát triển với cả bộ phận sinh dục đực và cái trong cùng một sán lá. Tử cung sán lá chứa đầy trứng. Có thể phân biệt hai loài sán lá gan thuộc giống Fasciola như sau: - F. gigantica (Cobbold, 1885): có chiều dài thân gấp 3 lần chiều rộng, "vai" không có hoặc nhìn không rõ rệt, nhánh ruột chia toả ra nhiều nhánh ngang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 F. gigantica (nghĩa là sán lá "khổng lồ"): dài 25 - 75mm, rộng 3 - 12mm, u lồi hình nón của đầu là phần tiếp theo của thân, vì vậy nó không có "vai" như loài khác của giống Fasciola. Hai rìa bên thân sán lá song song với nhau, đầu cuối của thân tù. Giác bụng tròn lồi ra. Ruột, tuyến noãn hoàng, buồng trứng và tinh hoàn đều phân nhánh. Trứng hình bầu dục, màu vàng nâu, phôi bào to đều và xếp kín vỏ. Kích thước trứng 0,125 - 0,170 x 0,06 - 0,10mm. - F. hepatica (linnaeus, 1758): trái với loài trên, loài này thân rộng, đầu lồi và nhô ra phía trước làm cho sán lá có "vai", nhánh ruột chia ít nhánh ngang hơn. F. hepatica (nghĩa là sán lá ở gan) dài 18 - 51mm, rộng 4 - 13mm, phần trước thân nhô ra, tạo cho sán lá có vai bè ra hai bên. Hai rìa bên thân sán lá không song song với nhau mà phình ra ở chỗ vai rồi thót lại ở đoạn cuối thân. Những ống dẫn tuyến noãn hoàng chạy ngang, chia vùng giữa của sán lá thành phần trước và phần sau thân. Phần sau thân có tinh hoàn và bộ phận sinh dục đực. Tinh hoàn phân nhiều nhánh xếp phía sau thân. Tử cung ở phần giữa thân trước tạo nên một mạng lưới rối như tơ vò. Buồng trứng phân nhánh nằm ở sau tử cung. Trứng của sán F.hepatica có hình thái, màu sắc tương tự trứng của loài F.gigantica, kích thước 0,13 - 0,145 x 0,07 - 0,09mm. 2.2.1.3. Đặc điểm vòng đời của sán lá Fasciola Chu kỳ sinh học của sán lá Fasciola đã được Leukart (1882) nghiên cứu ở Đức và Thomas (1882) nghiên cứu ở Anh. Fasciola trưởng thành ký sinh trong ống dẫn mật của trâu, bò, dê. Sau khi thụ tinh mỗi sán lá đẻ hàng chục vạn trứng. Những trứng này cùng dịch mật vào ruột, sau đó theo phân ra ngoài. Nếu gặp điều kiện thuận lợi: được nước mưa cuốn trôi xuống các vũng nước, hồ, ao, suối, ruộng nước…, nhiệt độ 15 - 30oC, pH = 5 - 7,7, có ánh sáng thích hợp… sau 10 - 25 ngày trứng nở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 thành Miracidium bơi tự do trong nước. Nếu thiếu ánh sáng Miracidium không có khả năng thoát vỏ nhưng vẫn tồn tại đến 8 tháng trong vỏ. Miracidium có hình tam giác, xung quanh thân có lông và di chuyển được trong nước. Khi gặp vật chủ trung gian thích hợp (ốc Lymnaea), Miracidium xâm nhập cơ thể ốc và phát triển thành bào ấu (Sporocyst). Những Miracidium không gặp vật chủ trung gian thì rụng lông, rữa dần và chết. Bào ấu (Sporocyst) hình túi, màu sán lá, được bao bọc bởi lớp màng mỏng, các tế bào ngọn lửa hoạt động hình thành hầu, ống ruột và các đám phôi. Trong 1 ốc có thể có 1 - 2 ấu trùng. Khoảng 3 - 7 ngày, bào ấu sinh sản vô tính cho ra nhiều Redia (lôi ấu). Một bào ấu sinh ra 5 - 15 lôi ấu. Redia hình suốt chỉ, ít hoạt động, có miệng, hầu, ruột, hình túi đơn gian. Có hai hệ: Redia thế hệ I và Redia thế hệ II cùng phát triển trong ốc - vật chủ trung gian. Ở nhiệt độ 16oc hoặc thấp hơn, lôi ấu chỉ sinh sản Redia I và dừng phát triển, ở nhiệt độ phù hợp (20 - 30oc), sau 29 - 35 ngày, lôi ấu biến thành vĩ ấu (Cercaria). Một Redia có thể sinh ra 12 - 20 Cercaria. Cercaria (vĩ ấu) là ấu trùng ở pha sống tự do của sán lá gan, có cấu tạo thân hình tròn lệch, đuôi dài hơn thân giúp vĩ ấu vận chuyển được dễ dàng trong nước. Cấu tạo của vĩ ấu gồm giác miệng, giác bụng, hầu, thực quản và ruột phân thành hai nhánh. Theo Ginyecisz - Kaija (1960), trong cơ thể Cercaria có những dạng Glycogen cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của ấu trùng, đặc biệt là cho sự vận động không ngừng của đuôi. Đuôi là cơ quan vận động của vĩ ấu. Theo một số tác giả, đuôi làm nhiệm vụ thay đổi vị trí của ấu trùng trong môi trường nước. Lizz (1922) cho biết, nhờ sự hoạt động tích cực của đuôi mà vĩ ấu tiếp cận để bám vào các cây thuỷ sinh, tạo thành kén (Adolescaria). Từ khi Miracidium chui vào ốc đến khi phát triển thành Cercaria cần khoảng 50-80 ngày. Sau khi thành thục, Cercaria thoát khỏi vỏ ốc, ra môi trường ngoài, bơi tự do trong nước, có kích thước 0,28 - 0,30mm chiều dài và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 0,23mm chiều rộng. Sau vài giờ bơi trong nước, Cercaria rụng đuôi, tiết chất nhầy xung quanh thân, chất nhầy gặp không khí khô rất nhanh. Lúc này Cercaria đã biến thành Adolescaria. Adolescaria hình khối tròn, bên trong chứa phôi hoạt động. Phôi có giác miệng, giác bụng, ruột phân nhánh và túi bài tiết, Adolescaria thường ở trong nước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV_09_NL_THUY_VDH.pdf
Tài liệu liên quan