Qua so sánh sự khác biệt về tỉ lệ trẻ nhẹ cân
ở các nhóm khác nhau trong mỗi yếu tố liên
quan ở trên ta có thể rút ra một số yếu tố nguy
cơ của trẻ nhẹ cân trong nghiên cứu này là: Sản
phụ sống ở những nơi cách xa trung tâm xã hay
thị trấn trên 10 km, sản phụ có điều kiện kinh tế
ở mức nghèo. Bình Phước là tỉnh có diện tích
khá lớn, hiện đứng thứ 6 trên toàn quốc, tỉnh có
93 xã phường nhưng chỉ có 1 thị xã và 7 thị trấn,
đó là nơi dân cư tập trung tương đối đông đúc,
số xã còn lại phần lớn là xã vùng ven biên giới và
xã thuộc vùng sâu, vùng xa. Trong khi đó theo
nhận định của Sở Y tế thì nguồn lực của ngành y
tế vẫn còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất, trang
thiết bị y tế còn thiếu, lạc hậu, không đồng bộ ở
các tuyến, nhân lực còn thiếu, trình độ còn hạn
chế, toàn tỉnh mới chỉ có 29/93 xã đạt Chuẩn
Quốc Gia về Y tế xã, mạng lưới y tế thôn bản vẫn
còn đang tiếp tục củng cố, nâng cao trình độ để
hoạt động có hiệu quả (5). Vì vậy, việc chăm sóc
sức khỏe cho những hộ dân sống ở những nơi
hẻo lánh là khó đảm bảo được. Theo số liệu của
cục thống kê tỉnh Bình Phước, hiện nay toàn tỉnh
có 15 xã biên giới, 20 xã nghèo (xã 135), có 72 xã
thuộc vùng khó khăn. Thu nhập bình quân đầu
người còn thấp khoảng 700.000 đồng/ người/
tháng, những người có thu nhập dưới 500.000
đồng/ người/ tháng được xếp vào diện nghèo.
Hiện nay, khoảng cách giàu – nghèo ở Bình
Phước ngày một nới rộng.
Theo nghiên cứu của Reichman RE và cộng
sự(1,10), những bà mẹ sanh lần đầu ở tuổi vị thành
niên sẽ có tỉ lệ sanh con nhẹ cân tăng gấp 3 lần so
với nhóm khác, nguyên nhân do cơ thể của
những bà mẹ tuổi vị thành niên chưa đáp ứng
đầy đủ cho sự phát triển của thai nhi, đồng thời
ý thức về chăm sóc thai nhi của những bà mẹ
này cũng chưa thật sự đúng đắn.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ trẻ nhẹ cân và các yếu tố liên quan tại tỉnh Bình Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 1
TỶ LỆ TRẺ NHẸ CÂN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC
Nguyễn Văn Khoa*, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Giảm 1/3 số trẻ nhẹ cân hiện nay là một trong những mục tiêu của chương trình CSSKSS tại
Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010. Xác định tỷ lệ trẻ nhẹ cân và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh con nhẹ
cân tại tỉnh Bình Phước.
Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang trên 518 phụ nữ sống tại Bình Phước có tuổi thai từ 37 tuần đến hết
tuần thứ 41, sanh từ 10/2007 đến 02/2008. Chọn mẫu cụm theo phương pháp xác suất tỷ lệ.
Kết quả: Tỉ lệ trẻ nhẹ cân trong nghiên cứu là 11% với KTC 95%: 8,32 – 13,68. Các yếu tố ảnh hưởng đến
tỉ lệ trẻ nhẹ cân ghi nhận: Điều kiện kinh tế ở mức nghèo nguy cơ gấp 2,87 lần (OR=2,87 với KTC95% [1,12-
7,32], sản phụ không khám thai hoặc chỉ khám 1 lần trong thai kỳ nguy cơ gấp 3,2 lần (OR=3,2 với KTC95%
[1,65-6,23], sản phụ có chế độ dinh dưỡng kém khi mang thai nguy cơ gấp 7,41 lần (OR=7,41 với KTC95%
[2,85-19,24].
Kết luận: Cần có sự hỗ trợ hơn nữa về việc cung ứng các dịch vụ y tế, tăng cường khám thai định kỳ và
giúp xóa đói giảm nghèo.
Từ khóa: trẻ nhẹ cân
ABSTRACT
PREVALENCE OF LOW BIRTH WEIGHT AND FACTORS ASSOCIATED IN BINH PHUOC
PROVINCE
Nguyen Van Khoa, Huynh Nguyen Khanh Trang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 114 - 118
Objective: Reducing onew third of babies born with a low birth weight (LBW) is one of the objectives of
reproductive health program in Vietnam from 2001 to 2010. Searching for prevalence and factors associated with
delivery low birth weight babies in Binh Phuoc province.
Design: Cross-sectional study which survey interviewed 518 pregnant women, having gestation aged 37-
41weeks delivered from 10/2007 to 02/2008 in Binh Phuoc province. Sample size selected Probability Proportional
to Size (PPS).
Result: Prevalence of LBW was 11% (CI 95% [8.32-13.68]). Factors associated with delivery of LBW
consist of: living on poverty OR=2.87 CI95% [1.12-7.32], receives prenatal care at most one time OR=3.2 CI95%
[1.65-6.23], nutrition insufficient during pregnancy OR=7.41 CI95% [2.85-19.24]. Conclusion: Needs have
more than supporting to help from health services, intensive prenatal care and further the poverty- alleviation
movement.
Keyword: low birth weight
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hàng năm, trên thế giới có khoảng 3,9 triệu
tử vong nhi, trong đó nguyên nhân do nhẹ cân
chiếm 50%. Thống kê tại Mỹ năm 1997, tỉ lệ trẻ
nhẹ cân là 8%, ở Đông Nam Á tỉ lệ này là 20 đến
30% và có 70 – 80% tử vong nhi có liên quan đến
nhẹ cân. Theo số liệu tại Việt Nam năm 2005,
25% trẻ suy dinh dưỡng có nguồn gốc từ tình
trạng suy dinh dưỡng bào thai(5).
* Bộ môn Sản Trường Trung Học Y Tế tỉnh Bình Phước ** Bộ môn Phụ Sản ĐHYD thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 2
Tỉ lệ trẻ nhẹ cân (Low Birth Weight: LBW)
thay đổi theo từng châu lục, theo điều kiện phát
triển kinh tế của từng quốc gia. Theo Bittar Z(3)
nghiên cứu trên 3.347 sản phụ cho thấy tỉ lệ LBW
ở miền nam Beirut 1998 là 5,43%, tại Hàn Quốc
2001 tỉ lệ LBW và rất nhẹ cân là 8,4%, tại Việt
Nam 1994 tỉ lệ LBW là 14(5).
Các yếu tố về phía mẹ liên quan đến việc
sanh bé nhẹ cân có thể xuất hiện từ lúc còn nhỏ,
trước khi mang thai, trong quá trình mang thai,
các yếu tố đó có thể do bệnh tật của người mẹ, có
thể liên quan đến địa dư, chủng tộc, kinh tế, xã
hội, do một số bệnh lý của người mẹ, dinh
dưỡng của người mẹ, do cách chăm sóc thai(1,2).
Ngoài ra những yếu tố liên quan đến thai nhẹ
cân thay đổi theo từng quốc gia, theo sự phát
triển về kinh tế, xã hội. Vì vậy, việc tìm ra các
yếu tố liên quan đến thai nhẹ cân cho từng vùng
miền khác nhau là quan trọng để hạn chế tỉ lệ
thai nhẹ cân cho từng vùng miền đó nói riêng và
cho quốc gia nói chung (7).
Bình Phước là một tỉnh miền núi, dân tộc ít
người chiếm 20% dân số, tỉ lệ người nghèo 10%
dân số(11). Là tỉnh mà tỉ lệ một số bệnh còn lưu
hành khá cao như sốt rét, lao, bướu cổ, tỉ lệ trẻ
em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi năm 2007 là
23,5%, tỉ lệ sanh còn ở mức cao 2,1%. Hiện nay
tại tỉnh Bình Phước, tỉ lệ thai nhẹ cân vẫn chưa
có một thống kê đầy đủ, yếu tố nào tác động đến
người mẹ trong việc sanh con nhẹ cân ở tỉnh
Bình Phước? Trong các yếu tố đó thì cái nào có
tác động mạnh và có thể can thiệp?
Vì những lí do trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu << Tỉ lệ trẻ nhẹ cân và các yếu tố liên
quan tại tỉnh Bình Phước >
Mục tiêu nghiên cứu
1 Xác định tỉ lệ của trẻ sơ sinh nhẹ cân tại
tỉnh Bình Phước.
2 Xác định một số yếu tố liên quan việc
sanh trẻ nhẹ cân: Tuổi sản phụ, nghề, dân tộc,
điều kiện kinh tế, phương tiện đi lại, khoảng
cách từ nhà đến trạm y tế, học vấn, số lần
sanh, sẩy thai, viêm nhiễm đường sinh dục, số
lần khám thai, uống viên sắt, dinh dưỡng
trong thai kỳ, ra máu âm đạo, khả năng nhiễm
sốt rét, giới tính thai nhi.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang
Đối tượng nghiên cứu
Thai phụ sống tại Bình Phước từ ba năm trở
lên, có tuổi thai từ 37 tuần đến hết tuần thứ 41,
chuyển dạ sanh từ tháng mười 2007 đến tháng
hai 2008.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2007 đến
02/2008. Chọn mẫu cụm theo phương pháp xác
suất tỷ lệ với cỡ của cộng đồng.
Bước 1: Lập danh sách tất cả 93 xã – phường
của 8 huyện thị thuộc tỉnh Bình Phước.
Bước 2: Ước tính số phụ nữ mang thai cộng
dồn trong 5 tháng của 93 xã (phường) bằng cách
lấy dân số giữa năm 2007 của từng xã nhân cho
tỉ lệ sanh (2,1%), sau đó nhân cho 5/12 và cộng
dồn lại. Tổng cộng khoảng 7841 thai phụ.
Bước 3: Dự kiến chọn 30 cụm để khảo sát.
Tính hệ số K = 7.841/30 = 262. Dùng bảng ngẫu
nhiên chọn một số ngẫu nhiên trong khoảng [0 –
262], chọn được số 138. Cụm đầu tiên được chọn
là cụm có số cộng dồn 138, các cụm tiếp theo
được tính theo công thức 138 + n (262). Với n =
1,2,3...29.
Bước 4: Dự tính số sản phụ cần phỏng vấn
trong từng cụm, tính khoảng cách k trong mỗi
cụm, sau đó tiến hành phỏng vấn theo hệ số k
cho đến khi đủ số sản phụ cần khảo sát.
Cỡ mẫu: n =
2
1
2 α
−
Z (1-P)P / d 2 với độ tin cậy
95% nên
2
1 α−Z = 1,96. Chọn P = 50%. Độ chính
xác là: 6% tức d = 0,06.
Tính ra n tối thiểu là 259. Để loại hiệu ứng do
thiết kế, mẫu tính trên được nhân 2. Nhự vậy số
mẫu trong nghiên cứu là: 518 sản phụ
Thu thập số liệu
Phỏng vấn trực tiếp sản phụ bằng bộ câu hỏi
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 3
trong lúc chờ sanh hoặc sau khi sanh. Cân bé với
cân được kiểm định.
Kết quả được xử lý với phần mềm thống kê
STATA 10.0
KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu
Đặc điểm Dịch tể N =518 (%)
<19 48 (9,27)
19-35 435 (83,98) Tuổi
>35 35 (6,760
Công chức 66 (12,74)
Công nhân 125 (24,13) Nghề nghiệp
Làm rẫy 327 (63,13)
Kinh 408 (78,76) Dân tộc Ít người 110 (21,24)
Khá 168 (32,43)
Đủ sống 269 (51,93) Kinh tế
Nghèo 81 (15,64)
Xe máy 283 (54,63)
Xe đạp 198 (38,22) Phương tiện di
chuyển
Đi bộ 37 (7,14)
< 5 km 68 (13,13)
5 – 10 km 304 (58,69) Khoảng cách từ
nhà đến trạm y tế
> 10 km 146 (28,19)
Mù chữ 82 (15,83)
Cấp I 289 (55,79)
Cấp II 106 (20,46) Học vấn
≥ Cấp III 41 (7,92)
Lần 1 179 (34,56)
Lần 2 173 (33,4) Số lần sanh
> 2 166 (32,05)
Không 484 (93,44) Tiền sử sảy thai Có 34 (6,56)
Không 394 (76,06) Tiền sử bệnh phụ
khoa Có 124 (23,94)
≥ 3 lần 285 (55,02)
2 lần 181 (34,94)
1 lần 30 (5,79) Số lần khám thai
Không khám 22 (4,25)
Đủ 273 (52,7)
Không đầy đủ 227 (43,82) Uống viên sắt
Không uống 18 (3,47)
Đầy đủ 379 (73,17)
Trung bình 108 (20,85) Dinh dưỡng trong thai kỳ
Kém 31 (5,98)
Không 498 (96,14) Ra máu âm đạo Có 20 (3,86)
Không 436 (84,17) Khả năng nhiễm
sốt rét Có 82 (15,83)
Giới tính bé Nam 284 (54,83)
Đặc điểm Dịch tể N =518 (%)
Nữ 234 (45,17)
Nhận xét: Tuổi chủ yếu trong lứa tuổi 19 -35
(83,98%). Nghề chủ yếu là làm rẫy (63,13%). Tỉ lệ
người Kinh (78,76%) cao hơn so với dân tộc
thiểu số (21,24%). Đa số các thai phụ sống cách
nơi có trạm y tế từ 5 – 10 km (58,69%). Phương
tiện sử dụng nhiều là xe máy (54,63%). Học vấn
trên 90% từ cấp 2 trở xuống. Đa số kiện kinh tế
đủ sống (51,93%), sản phụ thuộc dạng nghèo
(15,64%). Sanh con lần thứ 3 cao (32,05%). Số sản
phụ có tiền sử sẩy 6,56%. Khám tiền thai 3 lần
trở lên (55,02%), tuy nhiên không khám lần nào
(4,25%). Có 52,70% uống viên sắt đầy đủ trong
thai kỳ. 73,17% sản phụ có chế độ dinh dưỡng
đầy đủ. Ra máu âm đạo bất thường trong thai kỳ
3,86%. 15,83% có khả năng nhiễm sốt rét trong
thai kỳ
Cân nặng trung bình của 518 trẻ là: 2.983,71 ±
392,63 gram. Trong 518 sản phụ trong mẫu
nghiên cứu có 57 sản phụ sinh con nhẹ cân,
chiếm tỉ lệ 11%. Với p = 0,11, ta tính được SD =
0,0137. Hệ số tin cậy 95%: Z(1- α/2) = 1,96. Tính
được: 95%CI = 0,11 + 0,0268 = 0,0832- 0,1368. Vậy
tỉ lệ trẻ nhẹ cân trong nghiên cứu là: 11% với
KTC 95%: 8,32 – 13,68.
Bảng 2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trẻ
nhẹ cân
Yếu tố OR KTC 95%
Dân tộc 0,81 0,33 – 1,98
Tuổi 1,28 0,74 – 2,22
Khoảng cách 3,66 1,66 - 8,23
Phương tiện 2,01 0,96 – 4,19
Nghề nghiệp 0,78 0,39 – 1,58
Học vấn 0,48 0,23 – 0,99
Điều kiện kinh tế 21,13 9,59 – 46,56
Số lần khám tiền thai 4,40 2,30 – 8,39
Uống viên sắt 0,34 0,11 – 1,10
Dinh dưỡng trong thai kỳ 18,27 6,92 – 48,19
Khả năng nhiễm sốt rét 4,89 1,95 – 12,23
Nhận xét: Theo phân tích cho thấy trong các
yếu tố liên quan đến kinh tế - xã hội thì các yếu
tố có có sự khác biệt có ý nghĩa về phương diện
thống kê là: khoảng cách và điều kiện kinh tế.
Bên cạnh đó các yếu tố chăm sóc của thai kỳ lần
này có các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 4
là: số lần khám tiền thai, dinh dưỡng và khả
năng nhiễm sốt rét trong thai kỳ của sản phụ.
Bảng 3. Phân tích hồi qui đa biến các yếu tố ảnh
hưởng sinh trẻ nhẹ cân
Yếu tố OR KTC 95%
Điều kiện kinh tế 2,87 1,12 – 7,32
Số lần khám tiền thai 3,20 1,65 - 6,23
Dinh dưỡng trong thai kỳ 7,41 2,85 - 19,24
Nhận xét: Qua bảng phân tích hồi qui đa
biến tổng thể ta thấy trong các yếu tố liên quan
đến tỉ lệ trẻ nhẹ cân thì những yếu tố sau đây có
ảnh hưởng mạnh hơn cả: điều kiện kinh tế,
khám tiền thai và dinh dưỡng trong thai kỳ.
BÀN LUẬN
Dựa vào tỉ lệ LBW đặc trưng cho từng khu
vực, tổ chức Y Tế Thế Giới năm 2000 chia làm 3
khu vực dịch tễ lớn với các tỉ lệ TNC khác nhau:
nhóm các nước phát triển là 7% (4), các nước đang
phát triển là 16,5% và các nước chậm phát triển
là 18,6%. Theo thống kê của UNICEF và WHO
cho 192 nước trên toàn cầu năm 2000 thì tỉ lệ trẻ
nhẹ cân ở Việt Nam là 9% trong đó có khoảng
29% trẻ em không được cân lúc sanh(5). Ở các
nước phát triển, tỉ lệ trẻ nhẹ cân ngày một giảm
dần thay vào đó là tỉ lệ trẻ thừa cân ngày một
tăng lên. Còn ở các nước đang phát triển và nhất
là các nước kém phát triển thì tỉ lệ trẻ nhẹ cân
vẫn còn cao và thật khó để hạ thấp tỉ lệ này
xuống ở mức mong muốn (6).
Với 518 mẫu được khảo sát trong nghiên
cứu của chúng tôi, số sản phụ sanh con nhẹ
cân là 57 người, chiếm tỉ lệ 11% KTC 95%: 8,32
-13,68. Nhìn chung tỉ lệ này khá cao so với một
số nghiên cứu và báo cáo trong những năm
gần đây. Với 30 cụm được chọn ngẫu nhiên
trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 3
cụm thuộc thị trấn, thị xã, số còn lại là những
cụm thuộc vùng ven hoặc vùng sâu. Có thể
điều này cũng góp phần làm tăng tỉ lệ trẻ nhẹ
cân trong nghiên cứu của chúng tôi. Vì trẻ nhẹ
cân thường có hai dạng đó là trẻ nhẹ cân do
sanh non tháng và trẻ nhẹ cân do suy dinh
dưỡng bào thai tuổi thai từ 37 tuần trở lên.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào
trẻ nhẹ cân do suy dinh dưỡng bào thai và vì
một số khó khăn nhất định chúng tôi không
thể khảo sát được trẻ nhẹ cân do sanh non. Vì
vậy, việc chọn những sản phụ có tuổi thai từ
37 tuần trở lên trong nghiên cứu của chúng tôi
phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đề ra.
Tiến hành phân tích các yếu tố liên quan đến
kinh tế xã hội. Kết quả ở bảng 2 cho thấy rằng
trong các yếu tố liên quan về kinh tế xã hội trong
nghiên cứu này có các yếu tố liên quan có ý
nghĩa về phương diện thống kê là: Khoảng cách,
điều kiện kinh tế.
Qua so sánh sự khác biệt về tỉ lệ trẻ nhẹ cân
ở các nhóm khác nhau trong mỗi yếu tố liên
quan ở trên ta có thể rút ra một số yếu tố nguy
cơ của trẻ nhẹ cân trong nghiên cứu này là: Sản
phụ sống ở những nơi cách xa trung tâm xã hay
thị trấn trên 10 km, sản phụ có điều kiện kinh tế
ở mức nghèo. Bình Phước là tỉnh có diện tích
khá lớn, hiện đứng thứ 6 trên toàn quốc, tỉnh có
93 xã phường nhưng chỉ có 1 thị xã và 7 thị trấn,
đó là nơi dân cư tập trung tương đối đông đúc,
số xã còn lại phần lớn là xã vùng ven biên giới và
xã thuộc vùng sâu, vùng xa. Trong khi đó theo
nhận định của Sở Y tế thì nguồn lực của ngành y
tế vẫn còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất, trang
thiết bị y tế còn thiếu, lạc hậu, không đồng bộ ở
các tuyến, nhân lực còn thiếu, trình độ còn hạn
chế, toàn tỉnh mới chỉ có 29/93 xã đạt Chuẩn
Quốc Gia về Y tế xã, mạng lưới y tế thôn bản vẫn
còn đang tiếp tục củng cố, nâng cao trình độ để
hoạt động có hiệu quả (5). Vì vậy, việc chăm sóc
sức khỏe cho những hộ dân sống ở những nơi
hẻo lánh là khó đảm bảo được. Theo số liệu của
cục thống kê tỉnh Bình Phước, hiện nay toàn tỉnh
có 15 xã biên giới, 20 xã nghèo (xã 135), có 72 xã
thuộc vùng khó khăn. Thu nhập bình quân đầu
người còn thấp khoảng 700.000 đồng/ người/
tháng, những người có thu nhập dưới 500.000
đồng/ người/ tháng được xếp vào diện nghèo.
Hiện nay, khoảng cách giàu – nghèo ở Bình
Phước ngày một nới rộng.
Theo nghiên cứu của Reichman RE và cộng
sự(1,10), những bà mẹ sanh lần đầu ở tuổi vị thành
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 5
niên sẽ có tỉ lệ sanh con nhẹ cân tăng gấp 3 lần so
với nhóm khác, nguyên nhân do cơ thể của
những bà mẹ tuổi vị thành niên chưa đáp ứng
đầy đủ cho sự phát triển của thai nhi, đồng thời
ý thức về chăm sóc thai nhi của những bà mẹ
này cũng chưa thật sự đúng đắn.
Minagawa AT cùng cộng sự (2006)(9), bằng
một nghiên cứu bệnh chứng nhằm tìm ra các
yếu tố nguy cơ của trẻ nhẹ cân ở Sao Paulo đã
cho thấy việc khám tiền thai rất quan trọng trong
việc phát hiện và điều trị các trường hợp thai
chậm phát triển trong tử cung. Ngoài ra, trong
quá trình khám thai người thầy thuốc còn giúp
cho sản phụ hiểu một cách đúng đắn hơn về việc
chăm sóc thai nhằm sớm phát hiện ra những bất
thường của thai nhi (2,7,8). Mặc dù đã ý thức được
tầm quan trọng trong việc chăm sóc tiền thai ở
những năm gần đây của các sản phụ tại Bình
Phước. Tuy nhiên, do một số yếu tố khách quan
mà việc đi khám tiền thai của một số sản phụ hết
sức khó khăn, nhất là những sản phụ sống ở
vùng sâu, vùng xa. Điều này giải thích tại sao
vẫn có đến 4,25% sản phụ trong mẫu nghiên cứu
không hề đi khám thai trong suốt thai kỳ.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu cắt ngang trên 518 sản phụ,
chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Tỉ lệ trẻ nhẹ cân trong mẫu nghiên cứu là
11% với KTC 95%: 8,32 – 13,68.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ trẻ nhẹ cân
trong nghiên cứu này là: Điều kiện kinh tế của
sản phụ ở mức nghèo. Sản phụ không đi khám
tiền thai hoặc chỉ đi khám có 1 lần trong thai kỳ.
Sản phụ có chế độ dinh dưỡng kém trong quá
trình mang thai.
3. Các yếu tố không liên quan đến tỉ lệ trẻ
nhẹ cân trong nghiên cứu này là: Dân tộc,
phương tiện, nghề nghiệp, khoảng cách, học
vấn, số lần sanh, tiền sử sẩy thai, uống viên sắt,
khả năng nhiễm sốt rét, ra máu âm đạo bất
thường, giới tính thai nhi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abrams, B. & Newman, V. (1991). Small-for-gestational-age
birth: maternal predictors and comparison with risk factors of
spontaneous preterm delivery in the same cohort. Am J
Obstet Gynecol, 164(3), 785-790.
2. Nguyễn Thị Tuyết Anh. (2006). Phân tích các yếu tố liên quan
đến cân nặng con: Luận văn thạc sĩ y học, trang 5 -24.
3. Bittar Z. Rates of perinatal mortality and low birth weight
among 3367 consecutive births in south of Beirut. J Med
Liban. 1998 May-Jun;46(3):126-30
4. Goldenberg RL, Culhane JF. Low birth weight in the United
States. Am J Clin Nutr. 2007 Feb;85(2):584-90.
5. Dinh PH, To TH, Vuong TH, Hojer B, Persson LA Maternal
factors influencing the occurrence of low birthweight in
northern Vietnam. Ann Trop Paediatr. 1996 Dec;16(4):327-33.
6. Hosain GM, Chatterjee N, Begum A, Saha SC. Factors
associated with low birthweight in rural Bangladesh. J Trop
Pediatr. 2006 Apr;52(2):87-91. Epub 2005 Jul 13
7. Kulvanitchaiyanunt A. Study of the prognostic value of the
pregnant nutrition graph (Vallop Curve) to predict the
incidence of low birth weight infants. J Med Assoc Thai. 2005
Jan;88(1):9-14.
8. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang. (2006). Lá nhau - dây rốn. Sản
phụ khoa tập 1, trang. 69 - 80).Nhà xuất bản Y học, Tp HCM.
9. Minagawa AT, Biagoline RE, Fujimori E, de Oliveira IM,
Moreira AP, Ortega LD. Low birth weightand maternal
conditions in pre-natal. Rev Esc Enferm USP. 2006
Dec;40(4):548-54
10. Reichman NE, Teitler JO. Paternal age as a risk factor for low
birthweight. Am J Public Health. 2006 May;96(5):862-6. Epub
2006 Mar 29.
11. Trung tâm phòng chống sốt rét tỉnh Bình Phước (2006), Báo
cáo phòng chống sốt rét 2006. Tỉnh Bình Phước.
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 6
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_tre_nhe_can_va_cac_yeu_to_lien_quan_tai_tinh_binh_phuo.pdf