Tiến hành nghiên cứu
Phương pháp phân tích
- Quyết định số 4143/QĐ-BYT(1)
- Tham khảo US FDA- GC-MS Screen for the Presence of Melamine, Ammeline,
Ammelide, and Cyanuric Acid. số 24, tháng 10-2008(5)
Nguyên tắc
Melamine trong mẫu được chiết bằng dung dịch nước cất- Acetonitril, làm sạch bằng cột
chiết pha rắn SPE amino, sau đó tạo dẫn xuất bằng N,O-bis(trimethylsilyl)
trifluoroacetamide (BSTFA) với 1% trimethylchlorosilane (TMCS). Dẫn xuất của melamine
được đo trên máy sắc ký khí ghép khối phổ.
Mẫu chỉ được xem là dương tính với melamine khi
- Trong phổ phải có sự hiện diện của cả 4 ion 171, 197, 327, 342.
- Thời gian lưu của chất phân tích phải trùng với thời gian lưu của chuẩn dẫn xuất
melamine.
- Tỷ lệ giữa các ion: 171/327; 197/327; 342/327 của mẫu phân tích phải tương ứng với
chuẩn của dẫn xuất melamine.
Thiết bị phân tích
Máy sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS)- Thermo Finigan Trace GC MS- Có chế độ tiêm
mẫu chia/không chia dòng (Split/Splitless Injector), có chương trình nhiệt độ- Cột sắc ký
phân tích DB-5 MS (bề dày lớp phim 0,25µm, đường kính trong 0,25 mm, chiều dài 30m).
Giới hạn phát hiện của phương pháp: 50 ppb.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ và hàm lượng nhiễm Melamine trong sữa và sản phẩm sữa tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỶ LỆ VÀ HÀM LƯỢNG NHIỄM MELAMINE TRONG SỮA
VÀ SẢN PHẨM SỮA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Ngọc Hà*, Phan Bích Hà*, Bùi Đặng Thiên Hương*,
Nguyễn Đức Thịnh*, Trần Ngọc Minh Tuấn* và Cs
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Gần đây việc tìm thấy Melamine, chất có hại cho sức khoẻ, có trong sữa và các sản phẩm sữa
như bánh, kẹođã gây nhiều lo lắng cho người dân và cả các nhà quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm, vì đây là
loại thực phẩm rất phổ biến được nhiều người sử dụng, nhất là trẻ em. Kiểm soát hàm lượng melamine trong sữa
và các sản phẩm sữa hiện nay là việc cần thiết để bảo vệ sức khoẻ người dân.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và hàm lượng melamine trong sữa và các sản phẩm sữa tại TP. Hồ chí
Minh.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu. Thu thập dữ liệu về kết quả hàm lượng melamine trong các
đối tượng mẫu khác nhau được phân tích tại Trung Tâm Kiểm Nghiệm Chất Lượng Vệ Sinh An Toàn Thực
Phẩm (TTKNCLVSATTP) thuộc Viện Vệ Sinh Y Tế Công Cộng TP. HCM từ tháng 9/2008 đến tháng 11/2008.
Kết quả nghiên cứu: - Trong 1175 mẫu sữa và sản phẩm sữa, có 24 mẫu nhiễm melamine, tỷ lệ là 2,04%,
gồm các loại sữa bột, sữa dạng lỏng, sữa nguyên liệu, bánh kẹo. - Hàm lượng melamine trong các mẫu rất khác
nhau tùy theo loại thực phẩm và nằm trong khoảng từ 0,056 mg/kg đến 3340,33 mg/kg. - Cho đến nay chưa phát
hiện thấy melamine trong các mẫu phô mai, bơ, kem ăn, cà phê.
Kết luận: Kết quả khảo sát giúp cho các cơ quan chức năng biết được tình trạng nhiễm melamine trong sữa
và các sản phẩm sữa tiêu thụ tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay, làm cơ sở dữ liệu để tiếp tục theo dõi, giám sát trong
thời gian tới nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân.
ABSTRACT
THE PROPORTION OF MILK AND MILK PRODUCTS CONTAMINATED
WITH MELAMINE IN HO CHI MINH CITY
Le Thi Ngoc Ha, Phan Bich Ha, Bui Đang Thien Huong, Nguyen Đuc Thinh,
Tran Ngoc Minh Tuan, et al * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 312 - 315
Background: Recently the detection of melamine, a harmful substance, in milk and milk products cause
trouble for not only consumers but also governmental officials on food safety, because they are popular kinds of
food consumed by everyone, especially children. Indeed, to detect melamine in milk and milk products are
necessary in order to discard the contaminated products to protect the health of consumers.
Objectives: The proportion of milk and milk products contaminated with melamine and its melamine
concentration in Hochiminh city.
Method: Retrospective method is used. Data of melamine concentrations of different kinds of food such as
milk, raw material milk, confectionary, cheese and other milk products, tested at Center of Testing Qualily and
Safety of Food- HCMC Institute of Hygiene and Public Health from September to November 2008, were collected
and analysed.
Results: - 24 out of 1,175 samples of milk and milk products are contaminated with melamine (2.04%): milk
powder, liquid milk, raw material milk, confectionery. - The concentrations of melamine in these samples are
* Viện Vệ Sinh – Y tế Công Cộng TPHCM
diversified. The lowest concentration of melamine is 0.056 mg/kg and the highest concentration is 3340.33mg/kg.
- Up to now, there is no sample of cheese, butter, cream contaminated with melamine.
Conclusion: The results of survey provide govermental officials with information of melamine
contamination in milk and milk products in Hochiminh city at present, and can be used as database for
continuous monitoring and controling activities in the future to ensure hygiene and safety in milk and milk
products for human consumption.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Melamine là hợp chất hữu cơ, có công thức hóa học là C3H6N6, trọng lượng phân tử là
126,13, dạng bột màu trắng, tan nhẹ trong nước. Melamine là chất có nitrogen chiếm 66%
theo khối lượng, chính là cơ sở cho việc thêm melamine vào sữa để tăng hàm lượng
nitrogen nhằm thổi phồng là sữa giàu protein(2).
Năm 2007, melamine được tìm thấy trong sản phẩm thực phẩm dùng cho thú nuôi sản
xuất từ Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ và gây chết một số lớn chó mèo do gây suy thận.
Hiện chưa có nghiên cứu trực tiếp nào về tác động của melamine trên cơ thể người, nhưng
những nghiên cứu trên động vật cho thấy khi kết hợp với các chất khác như acid cyanuric,
melamine có thể tạo các tinh thể gây nên sạn thận làm nghẽn đường các ống sinh niệu, làm
giảm sản sinh nước tiểu, gây suy thận và có thể gây chết. Melamine cũng cho thấy khả năng
gây ung thư nơi súc vật(6). Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (US FDA) cũng đã tiến
hành đánh giá nguy cơ trên melamine và các chất có cấu trúc tương tự (3) và thiết lập liều ăn
vào chấp nhận (TDI) đối với melamine là 0,63 mg/kg thể trọng/ngày, ở Châu Âu là 0,50
mg/kg thể trọng/ngày và Canada là 0,35 mg/kg thể trọng/ngày(0).
Việc thêm Melamin vào sữa tại Trung Quốc trong thời gian gần đây với mục đích tăng
“đạm” giả đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ em. Theo thông tấn xã Pháp
(AFP) tại Beijing, cho đến nay gần 13.000 trẻ em đã nhập viện tại Trung Quốc sau khi uống
sữa có chứa melamine, trong đó 104 trẻ bệnh rất nặng và có ít nhất 4 trẻ bị tử vong.
Melamine đã được phát hiện trong sữa hộp trẻ em, sau đó phát hiện trong cả sữa lỏng đóng
hộp, yoghurt, và kem tại Trung Quốc. Hàm lượng nhiễm melamine trong khoảng từ 0,09
mg/kg đến 2.560 mg/kg(6).
Gần đây, việc nhập khẩu một lượng sữa và nguyên liệu sữa từ Trung Quốc và các nước
khác vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam gây nhiều bất an cho người dân và cả cho các cơ
quan chức năng về an toàn vệ sinh thực phẩm. Melamine có tìm thấy trong các loại sữa và
sản phẩm sữa đang tiêu thụ tại nước ta nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng không?
Đây là vấn đề thật sự cần được quan tâm. Vì thế việc kiểm tra, giám sát melamine nhiễm
trong sữa và sản phẩm sữa là điều cần thiết phải thực hiện nhằm bảo vệ sức khỏe người
dân.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định hàm lượng melamine trong sữa và các sản phẩm sữa tại TP. Hồ Chí Minh và tỷ
lệ mẫu sữa và sản phẩm sữa bị nhiễm.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Khảo sát trên các đối tượng: sữa bột, sữa dạng lỏng, nguyên liệu sữa, bánh kẹo, phô mai,
bơ và các sản phẩm khác.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hồi cứu.
Số mẫu: 1.175 mẫu nhận được tại Trung Tâm Kiểm Nghiệm Chất Lượng Vệ Sinh An
Toàn Thực Phẩm -Viện Vệ sinh Y tế Công cộng TP. HCM.
Thời gian: tháng 9 đến tháng 11 năm 2008.
Tiến hành nghiên cứu
Phương pháp phân tích
- Quyết định số 4143/QĐ-BYT(1)
- Tham khảo US FDA- GC-MS Screen for the Presence of Melamine, Ammeline,
Ammelide, and Cyanuric Acid. số 24, tháng 10-2008(5)
Nguyên tắc
Melamine trong mẫu được chiết bằng dung dịch nước cất- Acetonitril, làm sạch bằng cột
chiết pha rắn SPE amino, sau đó tạo dẫn xuất bằng N,O-bis(trimethylsilyl)
trifluoroacetamide (BSTFA) với 1% trimethylchlorosilane (TMCS). Dẫn xuất của melamine
được đo trên máy sắc ký khí ghép khối phổ.
Mẫu chỉ được xem là dương tính với melamine khi
- Trong phổ phải có sự hiện diện của cả 4 ion 171, 197, 327, 342.
- Thời gian lưu của chất phân tích phải trùng với thời gian lưu của chuẩn dẫn xuất
melamine.
- Tỷ lệ giữa các ion: 171/327; 197/327; 342/327 của mẫu phân tích phải tương ứng với
chuẩn của dẫn xuất melamine.
Thiết bị phân tích
Máy sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS)- Thermo Finigan Trace GC MS- Có chế độ tiêm
mẫu chia/không chia dòng (Split/Splitless Injector), có chương trình nhiệt độ- Cột sắc ký
phân tích DB-5 MS (bề dày lớp phim 0,25µm, đường kính trong 0,25 mm, chiều dài 30m).
Giới hạn phát hiện của phương pháp: 50 ppb.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân loại các mẫu thực phẩm
Bảng 1: Phân loại mẫu thực phẩm đã kiểm tra (n=1.175)
STT Loại thực phẩm Số mẫu
1 Sữa bột 516
2 Sữa dạng lỏng 165
3 Sữa nguyên liệu 175
4 Bánh kẹo 158
5 Phô mai,bơ 85
6 Kem ăn 52
7 Các loại khác 24
Tổng cộng 1.175
Các mẫu thực phẩm nhiễm Melamine
Bảng 2: Tỷ lệ các loại thực phẩm nhiễm Melamine
STT Loại thực phẩm Số mẫu kiểm tra
Số mẫu
nhiễm
Tỷ lệ mẫu
nhiễm (%)
1 Sữa bột 516 6 1,16
2 Sữa dạng lỏng 165 5 3,03
3 Sữa nguyên liệu 175 2 1,14
4 Bánh kẹo 158 11 6,96
5 Phô mai,bơ 85 0 0
6 Kem ăn 52 0 0
7
Các loại khác (cà
phê, nước tăng lực,
nước chấm...)
24 0 0
Tổng cộng 1.175 24 2,04
Nhận xét:
- Tổng số 1.175 mẫu kiểm tra, có 24 mẫu nhiễm melamine, tỷ lệ 2,04%.
- Trong 516 mẫu sữa bột, có 6 mẫu nhiễm melamine, tỷ lệ 1,16%.
- Trong 165 mẫu sữa dạng lỏng, có 5 mẫu nhiễm melamine, tỷ lệ 3,03%.
- Trong 175 mẫu sữa nguyên liệu, có 2 mẫu nhiễm melamine, tỷ lệ 1,14%.
- Trong 158 mẫu bánh kẹo, có 11 mẫu nhiễm melamine, tỷ lệ 6,96%.
- Các loại khác như phô mai, bơ, kem ăn không phát hiện thấy melamine.
Hàm lượng Melamine trong các loại thực phẩm
Bảng 3: Hàm lượng Melamine trong thực phẩm
STT Loại thực phẩm Hàm lượng Melamine (mg/kg)
1 Sữa bột 207,76 đến 3340,33
2 Sữa dạng lỏng 0,177 đến 2,970
3 Sữa nguyên liệu 0,334 đến 3,510
4 Bánh kẹo 0,056 đến 1,824
Nhận xét:
- Hàm lượng melamine có trong các mẫu sữa dạng bột (207,76mg/kg - 3340,33 mg/kg)
cao hơn rất nhiều so với các mẫu sữa dạng lỏng (0,177mg/kg - 2,970mg/kg).
- Tỷ lệ nhiễm melamine của bánh kẹo (6,96%) cao hơn các loại thực phẩm khác, nhưng
hàm lượng melamine nhiễm trong loại này không cao (0,056mg/kg -1,824mg/kg).
BÀN LUẬN
- Tổng số mẫu kiểm tra là 1.175 mẫu, trong đó có 24 mẫu nhiễm melamine, tỷ lệ 2,04%
(sữa bột, sữa dạng lỏng, sữa nguyên liệu, bánh kẹo).
- Hàm lượng melamine trong các mẫu rất khác nhau tùy theo loại thực phẩm. Mẫu có
hàm lượng thấp nhất là 0,056 mg/kg và mẫu có hàm lượng cao nhất là 3.340,33 mg/kg.
- Cho đến nay chưa phát hiện thấy melamine trong mẫu phô mai, bơ, kem ăn, cà phê.
KẾT LUẬN
Trong xu hướng phát triển kinh tế ngày càng cao trong xã hội, nhu cầu sử dụng sữa và
các sản phẩm sữa sẽ còn gia tăng rất nhiều về cả về số lượng lẫn chất lượng. Hơn bao giờ
hết việc kiểm soát melamine trong loại thực phẩm này phải được quan tâm đúng mức. Kết
quả trên cho thấy tình trạng nhiễm melamine trong sữa và các sản phẩm sữa tiêu thụ tại
TP.Hồ Chí Minh hiện nay, là cơ sở dữ liệu giúp cơ quan chức năng tiếp tục theo dõi, giám
sát trong thời gian tới nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế (2008). Quyết định 4143/QĐ-BYT- TQKT định lượng melamine trong sữa và sản phẩm sữa bằng kỹ thuật
GC-MS- ngày 22 tháng 10 năm 2008.
2. SIELC Technologies. Compound:Melamine(1,3,5-triazine-2,4,6-triamine)- HPLC Application for Determination of
Melamine in baby formula at
3. US FDA (2007). Interim Melamine and Analogues Safety/Risk Assessment. May, 2007 at
4. ∼dms/melamra.html
5. US FDA (2008). Jonathan J Litzau, Gregory E. Mercer, Kenvin J. Mulligan. GC-MS Screen for the Presence of
Melamine, Ammeline, Ammelide, and Cyanuric Acid. LIB no.4423, Vol 24, October 2008.
6. WHO (2008). Melamine- contaminated powdered infant formula in China at
7.
WHO (2008). Melamine and Cyanuric acid: Toxixity, Preliminary Risk Assessment and Guidance on
Levels in Food. Updated 30 October 2008.p.5.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_va_ham_luong_nhiem_melamine_trong_sua_va_san_pham_sua.pdf