U mạch cuộn dưới móng ngón tay: Một bệnh lý cần lưu ý
Về chẩn đoán
U mạch cuộn dưới móng ngón tay thường
ít được quan tâm đúng mức. Ngay cả trong các
sách giáo khoa về bàn tay cũng chỉ dành mộtvị
trí khá khiêm tốn khi viết về u này. Mặc khác
bản thân u cũng tiến triễn chậm chạp với triệu
chứng lâm sàng nghèo nàn ít được chú ý. Do
bệnh chỉ bị đau khi va chạm vào móng nên đa
số bệnh nhân không quan tâm lắm cho đến khi
ảnh hưởng đến các sinh hoạt lao động hàng
ngày. Vì vậy việc chẩn đoán nhầm là hoàn
toàn dễ hiểu đặc biệt nếu thầy thuốc không
phải là bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình về bàn
tay.()
Hầu hết các báo cáo lưu ý bệnh nhân phải
chịu đựng đau một thời gian dài trước khi
được chẩn đoán và điều trị thích hợp().
Khoảng 90% có thể chẩn đoán trước mổ dựa
vào bệnh sử và thăm khám lâm sàng().Love
(1944) đã dùng đầu tù của kim ấn lên móng tìm vị
trí dau nhất. A.Ekin (1997) dùng tét chiếu đèn:
bệnh nhân được đưa vào phòng tối, chiếu đèn bên
dứơi búp ngón,vùng có u sẽ có màu đỏ bầm khác
so với chung quanh.Có thể xác định được kích
thước khối u qua tét này. Hildreth(1970) mô tả tét
thiếu máu. Chúng tôi nghĩ các dấu hiệu hữu
hiệu sau giúp chẩn đoán:
- Kiểu đau xuyên điển hình khi va chạm
- Điểm đau khu trú không đổi trên móng
qua nhiều lần thăm khám bằng cách ấn trên
móng với đầu tù của kim gút.
Các phương tiện xquang qui ước thường
không phát hiện gì nhiều(). M.M. Al-Quattan
khi xem xét giữa hiệu quả chẩn đoán và chi
phí làm MRI của 42 trường hợp đã đi đến kết
luận: không dùng phương tiện này nửa để
chẩn đoán u mạch cuộn bàn tay.Chẩn đoán
chính vẫn dựa vào bệnh sử và lâm sàng
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 174 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu U mạch cuộn dưới móng ngón tay: Một bệnh lý cần lưu ý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chấn Thương Chỉnh Hình 1
U MẠCH CUỘN DƯỚI MÓNG NGÓN TAY: MỘT BỆNH LÝ CẦN LƯU Ý
Đỗ Phước Hùng*
TÓM TẮT
Mở đầu. U mạch cuộn dưới móng ngón tay là sự tăng sinh lành tính nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh
hoạt hàng ngày. Chẩn đoán có thể lầm lẫn với các bệnh lý khác dẫn đến diều trị không thích hợp.
Mục đích. Nhấn mạnh chẩn đoán lâm sàng và đề nghị phương pháp phẫu thuật
Phương pháp nghiên cứu. Tác giả trình bày 6 trường hợp u mạch cuộn dưới móng ngón tay bị chẩn đoán
nhầm với bện lý khác có triệu chứng tương tự.Tác giả cũng giới thiệu phương pháp điều trị phẫu thuật.
Kết quả. U mạch cuộn dưới móng thường được chẩn đoán nhầm với nhiễm trùng dưới móng Triệu chứng
lâm sàng chính giúp chẩn đoán xác định là điểm đau khu trú với tính chất đau xuyên thấu” nhói tim”.Với việc xác
định được vị trí điểm đau chỉ cần mở cửa sổ móng khu trú để lấy u.Kết quả hết đau hoàn toàn và không gây biến
dạng móng do tổn thương giường móng
Kết luận Điểm đau khu trú kiểu xuyên thấu giúp chẩn đoán xác định. Mở của sổ móng hoàn toàn có thể lấy
hết u.
ABSTRACT
SUBUNGUAL GLOMUS TUMOUR: A NOTABLE DISEASE
Do Phuoc Hung* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 1 - 2008: 300 – 302
Background Subungual glomus tumor is a benign growth but it could affect noticeably normal activities. It
also could be misdiagnosed with some mimic conditions and then treated inappropriately.
Objective Emphasize how to make clinical diagnosis and recommend an approach to tumor
Method The author presents 6 cases that were diagnosed some mimic conditions. The cases were treated by
opening nail window – an author’s approach to this kind of tumor.
Results. The tumors were usually misdiagnosed with subungual infection. The special sign is the existence of
trigger point with its penetrating pain “go thought the heart”. Localizing the point we just opened a window of the nail
and removed the tumor. Pain was taken away radically without any deformity due to iatrogenic injury of the nail bed.
Conclusion. The existence of trigger point with its penetrating pain “go through the heart” identifies the
disease. Radical removal of the tumor is totally possible with an nail window.
MỞ ĐẦU
U mạch cuộn dưới móng ngón tay là một
bệnh lý không thường gặp. Masson (1924) là
người đầu tiên mô tả bệnh này.U lành tính và
diễn tiến chậm. Bệnh thường gặp ở nữ và hầu
như không ảnh hưởng gì đế tổng trạng
chung.Tuy nhiên do đặc tính nằm dưới móng
nên khó chẩn đoán nếu không lưu ý đến các
đặc điểm của bệnh.
SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Từ tháng 2/2004-12/2006 chúng tôi có 6
trường hợp u mạch cuộn dưới móng đựơc chẩn
đoán xác định bằng giải phẫu bệnh lý (6 nữ, tuổi
38 - 45). Chúng tôi ghi nhận triệu chứng cơ năng,
các chẩn đoán và điều trị của tuyến trước, dấu
hiệu thực thể đặc biệt là điểm đau khu trú với
tính chất lan toả lên phía trên cánh tay khi ấn,và
các phương tiện chẩn đoán hình ảnh.
Về điều trị chúng tôi mở của sổ móng ngay
* Bộ môn Chấn Thương Chỉnh Hình – Phục Hồi Chức Năng – Đại Học Y Dược TP. HCM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chấn Thương Chỉnh Hình 2
trên vị trí điểm đau, mở nền móng lấy u. Chúng tôi
theo dõi diễn tiến của triệu chứng đau và các biến
dạng móng nếu có thứ phát sau tổn thương
giường móng trong quá trình lấy u.
KẾT QUẢ
Triệu chứng cơ năng
Đau tự nhiên 1/6 trường hợp
Đau về đêm 1/6
Đau khi bị va chạm vào móng 6/6
Đau xuyên thấu kiểu thấu tim 6/6
Nhạy cảm với nhiệt độ 2/6
Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày 6/6
Các dấu hiệu toàn thân khác 0/6
Thời gian từ lúc có triệu chứng đau đến khi
chúng tôi khám bệnh dài nhất 4 năm ngắn
nhất là 1 năm.
Chẩn đoán và điều trị của tuyến trước
Chẩn đoán
Nhiễm trùng móng: 5/6 trường hợp
Viêm thần kinh ngoại biên: 1/6
Bệnh tự miễn: 2/6
Không rõ chẩn đoán: 3/6
(do bệnh nhân được chẩn đoán ở nhiều nơi)
Điều trị
Thuốc giảm đau, kháng viêm 6/6
Kháng sinh 5/6
Không rõ loại 3/6
Vitamine nhóm B 1/6.
Rạch mở cạnh móng 2/6
Triệu chứng thực thể
“Dấu nốt ruồi son” khi bấm ngón tay 2/6
Điểm đau khu trú hằng định qua nhiều lần
ấn bằng đầu tù kin gút 6/6
“Đau thấu tim” khi ấn vào điểm trên 6/6
Các triệu chứng viêm tại chỗ: 0/6
Vị trí ngón
Ngón cái 2/6
Ngón khác 4/6
Hình ảnh chẩn đoán
Xquang ngón qui ước: 5/6 bình thường; 1
có dấu ấn lõm vào mặt lưng đốt xa
MRI ngón tay: chúng tôi thực hiện 1
trường hợp với kết quả phát hiện u phù hợp
với vùng đau khi thăm khám.
Điều trị
Thời gian theo dõi dài nhất 3 năm, ngắn
nhất 1 năm.Không thấy triệu chứng đau tái
phát. Không thấy biến dạng móng.
BÀN LUẬN
Tần suất bệnh Đây là bệnh ý hiếm gặp.
Geertruyden hồi cứu 51 trường hợp u mạch
cuộn bàn tay trong đó có 31 trường hợp dưới
móng(59%). Tuy nhiên tỉ lệ này thay đổi tuỳ
tác giả.
Vị trí ngón Xuất hiện nhiều ở các ngón dài
hơn là ngón cái.
Giới nữ nhiều hơn nam
Tuổi trung niên
Về chẩn đoán
U mạch cuộn dưới móng ngón tay thường
ít được quan tâm đúng mức. Ngay cả trong các
sách giáo khoa về bàn tay cũng chỉ dành mộtvị
trí khá khiêm tốn khi viết về u này. Mặc khác
bản thân u cũng tiến triễn chậm chạp với triệu
chứng lâm sàng nghèo nàn ít được chú ý. Do
bệnh chỉ bị đau khi va chạm vào móng nên đa
số bệnh nhân không quan tâm lắm cho đến khi
ảnh hưởng đến các sinh hoạt lao động hàng
ngày. Vì vậy việc chẩn đoán nhầm là hoàn
toàn dễ hiểu đặc biệt nếu thầy thuốc không
phải là bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình về bàn
tay.()
Hầu hết các báo cáo lưu ý bệnh nhân phải
chịu đựng đau một thời gian dài trước khi
được chẩn đoán và điều trị thích hợp().
Khoảng 90% có thể chẩn đoán trước mổ dựa
vào bệnh sử và thăm khám lâm sàng().Love
(1944) đã dùng đầu tù của kim ấn lên móng tìm vị
trí dau nhất. A.Ekin (1997) dùng tét chiếu đèn:
bệnh nhân được đưa vào phòng tối, chiếu đèn bên
dứơi búp ngón,vùng có u sẽ có màu đỏ bầm khác
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chấn Thương Chỉnh Hình 3
so với chung quanh.Có thể xác định được kích
thước khối u qua tét này. Hildreth(1970) mô tả tét
thiếu máu. Chúng tôi nghĩ các dấu hiệu hữu
hiệu sau giúp chẩn đoán:
- Kiểu đau xuyên điển hình khi va chạm
- Điểm đau khu trú không đổi trên móng
qua nhiều lần thăm khám bằng cách ấn trên
móng với đầu tù của kim gút.
Các phương tiện xquang qui ước thường
không phát hiện gì nhiều(). M.M. Al-Quattan
khi xem xét giữa hiệu quả chẩn đoán và chi
phí làm MRI của 42 trường hợp đã đi đến kết
luận: không dùng phương tiện này nửa để
chẩn đoán u mạch cuộn bàn tay.Chẩn đoán
chính vẫn dựa vào bệnh sử và lâm sàng.
Về điều trị
Kinh điển là điều trị bằng phẫu thuật.
Móng chứa u bị cắt mở rộng rãi(đường xuyên
qua móng).Chúng tôi chỉ sử dụng cửa sổ nhỏ
ngay tại vị trí của điểm đau.Dù biến dạng
móng khi mở rộng móng ít được ba cáo, chúng
tôi nghĩ rằng việc mở rộng này khôngcần thiết
và có thể gây đau nhiều cho bệnh nhân thời kỳ
sau mỗ. Với việc thăm khám cẩn thận trước
mổ chúng tôi chỉ cần mở cửa sổ móng nhỏ mà
vẫn có thể lấy hết u. Sau khi lấy u xong chúng
tôi khâu đóng cửa sổ lại với mục đích bảo vệ
nèn móng bên dưới.
KẾT LUẬN
U mạch cuộn dưới móng hoan toàn có thể
chẩn đoán bằng lâm sàng.Nghĩ đến nó khi
bệnh nhân có triệu chứng đau xuyên thấu đặc
biệt. Việc chẩn đoán càng rõ ràng hơn khi đi
tìm điểm đau khu trú. Không nhất thiết phải
mỡ rộng móng để lấy u.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Al-Qattan M.M.(2005) Magnetic resonance imaging in the
diagnosis of Glomus tumours of the hand,Journal of Hand
Surgery,30B:5:535-540
2 Bhaskaranandk(2002) Glomus tumor of the hand,Journal
of hand Surgery(British and European volume), 27B:3:229-
231
3 Ekin A. (1997),subungual glomus tumors:a different
approach to diagnosis and treatment,Journal of Hand
Surgery (British and European volume) 22B:2:228-229.
4 Van Geertruyden J. (1996) Glomus tumour of the
hand,Journal of Hand Surgery(British and European
volume) 21B:2:257-260.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chấn Thương Chỉnh Hình 4
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chấn Thương Chỉnh Hình 5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- u_mach_cuon_duoi_mong_ngon_tay_mot_benh_ly_can_luu_y.pdf