U trước xương cùng: đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị
KẾT LUẬN
Chúng tôi nhận thấy u vùng cùng cụt và
nhất là các u trước xương cùng ở người lớn
thường rất hiếm, tỷ lệ xuất hiện ở nữ nhiều hơn
nam, đa phần ở lứa tuổi 30 - 50 tuổi thường được
chẩn đoán và mổ khi còn nhỏ hay đến bệnh viện
khám trong lần đầu tiên khi xuất hiện u vùng
mông kèm theo những rối loạn đại tiện và
những cơn đau mơ hồ vùng sau xương cùng
trong vài tháng đến vài năm, phần lớn các bệnh
nhân được mổ nhiều lần với chẩn đoán u mông
hay u sau phúc mạc vùng tiểu khung vì thế lấy
không trọn u dẫn đến tình trạng tái phát.
Chẩn đoán chúng tôi tầm soát dựa vào siêu
âm bụng và siêu âm qua lòng trực tràng khi có
nghi ngờ u trước xương cùng qua thăm khám.
Xác dịnh chẩn đoán và phương thức phẫu
thuật chúng tôi dựa và chủ yếu CT Scan và đặc
biệt MRI vì cả hai phương tiện nay cho hình ảnh
chính xác và rất có giá trị giúp chẩn đoán và
định hướng cho phương thức phẫu thuật tốt.
Cần chuẩn bị đại tràng kỹ trước mổ để
không cần làm hậu môn nhân tạo trên dòng khi
bị tai biến thủng trực tràng hay phải cắt 1 phần
trực tràng do khối u dính vào mà chỉ khâu trực
tràng tại chỗ.
Đa số các u trước xương cùng là u lành tính,
nhưng nếu lấy không trọn sẽ dễ tái phát.
Đường mổ chọn lựa tùy thuộc vị trí trung
tâm khối u so với S3, nếu có khó khăn do u to
dính mô xung quanh nên chọn đường mổ
phối hợp để tránh tai biến, biến chứng hay
nhất là tránh bóc không trọn u sẽ dễ gây tái
phát về sau.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 33 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu U trước xương cùng: đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 271
U TRƯỚC XƯƠNG CÙNG: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
Trương Nguyễn Duy Linh*, Phan Đương**, Đinh Quang Tuyến***, Võ Công Khanh***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: U trước xương cùng là một thách thức thú vị cho các phẫu thuật viên, bởi vì hiếm gặp và ở
vùng này u có thể phát triển từ nhiều loại mô khác nhau(1,2,7). Sự hiểu biết về phôi thai học, sinh lý và giải phẫu
học vùng này giúp chúng ta lựa chọn các xét nghiệm cần thiết góp phần chẩn đoán chính xác,chọn lựa đường mổ
phù hợp nhằm tránh những sai lầm có thể dẫn đến những tai biến và tử vong, cũng như hiểu sự khác biệt của
từng loại u của vùng này để góp phần cho điều trị.
Mục tiêu: - Khảo sát các hinh thái lâm sàng của u trước xương cùng. - Xác định chẩn đoán qua các dấu hiệu
lâm sàng và cận lâm sàng. - Đánh giá kết quả điều trị.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu mô tả cắt ngang các bệnh nhân u trước xương cùng được chẩn đoán,
điều trị và theo dõi tại khoa Ngoại Tiêu hóa bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2005 – 6/2010.
Kết quả: Nghiên cứu 20 bệnh nhân u trước xương cùng. Chẩn đoán sai khi vào viện là 6/20 bệnh nhân.
Phẫu thuật điều trị: 12/20 bệnh nhân chọn đường mổ sau xương cùng (Kraske’s hay York Mason), 05 bệnh nhân
chọn đường mổ bụng, 03 bệnh nhân mổ đường bụng có kết hợp đường mổ sau xương cùng. Tai biến thủng trực
tràng trong mổ có 04 bệnh nhân. Biến chứng muộn có 2 bệnh nhân: có 1 bệnh nhân rò tiêu hóa sau mổ, 1 bệnh
nhân áp xe khoang trước xương cùng. 03 bệnh nhân tái phát phải mổ lại do không lấy trọn u trong lần mổ trước.
Không có bệnh nhân tử vong.
Kết luận: Chẩn đoán dựa vào siêu âm qua ngã trực tràng, kết hợp CT Scan hay MRI kết quả cho thấy hình
ảnh, vị trí, kích thước, sự xâm lấn chính xác, giúp chọn đường mổ thích hợp. Phẫu thuật cần lấy trọn u nếu không
sẽ dễ gây biến chứng và tái phát sau mổ, trường hợp có xâm lấn xương và hệ niệu cần phối hợp nhiều chuyên
khoa để phẫu thuật triệt để hơn. Đa số là u lành tính nhưng nếu u ác tính nên có phối hợp điều trị đa mô thức.
Từ khóa: u, khoang trước xương cùng
ABSTRACT
PRESACRAL TUMOR: CLINICAL FEATURES AND RESULTS OF TREATMENT
Truong Nguyen Duy Linh, Phan Duong, Dinh Quang Tuyen, Vo Cong Khanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 271 - 276
Background: Presacral tumors represent an interesting but rare, problem for the surgeon because lesions in
the area can arise from variety of tissue, knowledge of embryology, physiology and anatomy of this space is
essential to provide an appropriate treatment. Just as important is the ability to direct appropriate preoperative
testing, avoid pitfalls that can lead to serious morbidity and mortality, such knowledge requires understanding the
different between these kinds of tumors for treatment.
Objective: Clinical features of presacral tumor. Diagnostic from the signs of Clinical and paraclinical of
Presacral tumor. Evaluation results of treatment.
Methods: Prospective study, all presacral tumors were performed diagnosis, treatment and followed up from
* Khoa Ngoại tiêu hóa BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: ThS.BSCKI. Trương Nguyễn Duy Linh ĐT: 0913920747 Email: duylinhmd@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 272
1/2005 to 6/2010 in GI department in Cho Ray hospital.
Results: We had 20 cases that were diagnosed and treated by operation in GI department of Cho Ray
hospital. There are 6/14 cases pitfall diagnosis in the first time examination. Treatment by operation has 20/20
cases, We have operated 12/14 cases by posterior approaches, 5/14 cases by abdominal approaches. 3/14 cases
combine abdominal-postsacral approaches, rectum perforation 4/14 cases. There are two cases morbidity late: one
case presacral abscess, one case fistula of rectum and two cases recurrences due to not take out of whole tumor in
the first time. There are not operated mortality.
Conclusion: Diagnosis screening by ultrasound or echo - endorectal is the best choice for screening. We
must diagnose image, situation, size and adherence of tumors by CT Scan and MRI. They help us choose
approaches of operation. It may risk the morbidity and the recurrence of tumor unless we take out the whole
tumor. The majority of tumor are benign but for malignant tumor, we must treat with chemical and radio
therapeutic.
Keywords: tumor, presacral
ĐẶT VẤN ĐỀ
U trước xương cùng (UTXC) là một thách
thức thú vị cho các phẫu thuật viên tổng quát và
ngoại thần kinh vì:
+ Bệnh hiếm gặp 1/40.000 (Mark A
Chistensen-Garnet J Blatchford).
+ Vị trí thương tổn đòi hỏi các phẫu thuật
viên phải nắm rõ giải phẫu, sinh lý, kỹ thuật mổ
để tránh tai biến, biến chứng có thể dẫn đến rối
loạn chức năng của hậu môn trực tràng hay hệ
niệu dục.
+ Dễ tái phát nếu lấy không hết u 50 - 70%
(Mark A Chistensen-Garnet J Blatchford).
Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng giúp ích cho chẩn
đoán và phương pháp phẫu thuật cắt bỏ u trước
xương cùng nhằm mục đích tránh những sai sót
trong chẩn đoán và điều trị.
Mục tiêu nghiên cứu
+ Khảo sát các hình thái lâm sàng của u.
+ Xác định chẩn đoán qua các dấu hiệu lâm
sàng và cận lâm sàng.
+ Đánh giá kết quả điều trị.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu tiền cứu, mô
tả cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu là tất cả các bệnh nhân
u trước xương cùng được phẫu thuật tại Bệnh
viện Chợ Rẫy từ 1/2005-6/2010.
Tiêu chuẩn loại trừ các bệnh nhân có thương
tổn abscess, viêm nhiễm hay các bệnh nhân có u
di căn của k trực tràng, hệ niệu dục v.v...
KẾT QUẢ
Từ 1/2005-10/2007 chúng tôi có 14 bệnh nhân
được chẩn đoán u trước xương cùng được phẫu
thuật và theo dõi tại khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh
viện Chợ Rẫy.
Bảng 1: Số lần mổ trước
Số lần mổ
trước
0 1 2 3 4
Bệnh nhân (Tỷ
lệ)
7(35%) 6(30%) 4(20%) 2(10%) 1(5%
)
Bảng 2: Chẩn đoán sai tuyến trước
Chẩn đoán sai U mông U sau phúc
mạc
U thành trực
tràng
Bệnh nhân (Tỷ
lệ)
3 (15%) 2 (10%) 1 (5%)
Bảng 3: Giới tính
Giới tính Nam Nữ
Bệnh nhân (Tỷ lệ) 7(35%) 13 (65%)
Bảng 4: Tuổi
Tuổi 15-25 25-35 35-45 >45
Bệnh nhân
(Tỷ lệ)
3 (15%) 6(30%) 5 (25%) 6 (30%)
Đặc điểm lâm sàng
Bảng 5: Dấu hiệu lâm sàng
Dấu
hiệu
Đau tầng sinh
môn
Rối loạn đại
tiện
Nhiễm
trùng
Khối u
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 273
lâm
sàng
Không
xuyên
lan
Có
xuyên
lan
Táo
bón
Hội
chứng
lỵ
u
Bệnh
nhân
(Tỷ lệ)
16 (80%) 4 (20%) 8
(40%)
3
(15%)
3
(15%)
20
(100%)
ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG
Bảng 6: Giá trị của chẩn đoán hình ảnh
Cận lâm
sàng chẩn
đoán xác
Siêu âm
qua ngã
trực tràng
CT Scan MRI CT Scan +
MRI
định
Bệnh nhân
(Tỷ lệ)
12 (60%) 11 (55%) 7 (35%) 2 (10%)
Bảng 7: Vị trí u so với xương cùng S3 dựa vào hình
ảnh
Trung tâm u so
với S3
Trên S3 Ngang S3 Dưới S3
Bệnh nhân
(Tỷ lệ)
5 (25%) 3 (15%) 12 (60%)
Bảng 8: Giải phẫu bệnh vi thể
Vi thể Epidermoide Cyst Dermoide cyst Teratoma Chordoma Lypoma Fibrosarcoma Schwannoma
Bệnh nhân (Tỷ lệ) 7 (35%) 2 14.3%) 3 (15%) 3 (15%) 1 (5%) 1 (5%) 3(15%)
ĐIỀU TRỊ
Bảng 9: Đường mổ
Đường mổ Ngã sau
xương cùng
Ngã bụng Phối hợp bụng và
sau xương cùng
Bệnh nhân
(Tỷ lệ)
12 (60%) 5 (25%) 3 (15%)
Tái phát mổ
lại
1 (5%) 1 (7.1%) 0 (0%)
Bảng 10: Tai biến
Tai biến Thủng trực tràng Chảy máu
Bệnh nhân (Tỷ lệ) 4(20%) 2 (10%)
Bảng 11: Biến chứng sau mổ
Biến chứng muộn Ap xe trước
xương cùng
Rò tiêu hoá
Bệnh nhân (Tỷ lệ) 1 (5%) 1 (5%)
Điều trị Mổ lại Nội khoa
BÀN LUẬN
Đa số các bệnh nhân có tiền căn mổ từ 1-3
lần 12/20 bệnh nhân, cá biệt có 1 bệnh nhân mổ 4
lần, điều nay cho thấy chẩn đoán sai và phẫu
thuật không lấy trọn vẹn u, khả năng mổ lại gần
như là chắc chắn(5,3) (Bảng 1)
Trong đó 03 bệnh nhân có chẩn đoán sai khi
nhập viện là u vùng mông, 02 bệnh nhân chẩn
đoán u sau phúc mạc và 01 bệnh nhân chẩn
đoán là u thành trực tràng do dính vào trực
tràng.
Qua nghiên cứu chúng tôi ghi nhận UTXC
xuất hiện ở nữ nhiều hơn ở nam 13/7 (65%) bệnh
nhân(6,8), với bệnh nhân đa số ở lứa tuổi 30-50 độ
tuổi (trung bình 36,68 tuổi) trong đó cá biệt có 1
bệnh nhân 80 tuổi. (Bảng 3 & 4).
Đặc điểm lâm sàng
Qua phân tích kết quả, chúng tôi thấy đa
phần các bệnh nhân đều được phát hiện lần đầu
tiên một cách tình cờ khi có những dấu hiệu của
bệnh lý vùng hậu môn như: (Bảng 5)
+ Đau ở vùng hậu môn trực tràng 20/20 bệnh
nhân, với biểu hiện đau nặng tức vùng quanh
xương cùng và tầng sinh môn trong đó 16/20
bệnh nhân không xuyên lan và 4/20 bệnh nhân
có lan xuống mông và đùi, không ghi nhận cơn
đau gây sự khó chịu cho bệnh nhân mà chỉ là
những cơn đau mơ hồ khó xác định. Chính vì
vậy bệnh nhân thường trì hoãn việc điều trị
20/20 bệnh nhân có thời gian trung bình 4,5
tháng (từ lúc phát hiện đến khi nhập viện).
+ Rối loạn đại tiện chúng tôi không ghi nhận
nhiều với 8/20 bệnh nhân có các triệu chứng táo
bón là chủ yếu, với 2/20 bệnh nhân có ghi nhận
hội chứng giống như lỵ có lẽ là do khối UTXC
dính vào trực tràng gây kích thích trực tràng.
+ Rối loạn tiểu tiện chỉ thấy 1/20 bệnh nhân,
chủ yếu là triệu chứng đi tiểu nhiều lần không
kèm theo triệu chứng gắt buốt, có lẽ do u lớn
chiếm hết tiểu khung và chèn ép làm giảm thể
tích chứa của bàng quang.
Các triệu chứng khác như tê yếu chân do
chèn ép thần kinh; chảy máu hậu môn hay
nhiễm trùng bàng quang như các tác giả khác
mô tả ở u Chordoma vùng trước xương cùng
không có, có lẽ do lô nghiên cứu của chúng tôi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 274
không có nhiều u Chordoma (3/20 bệnh nhân) so
với các tác giả khác.
+ Chúng tôi cũng ghi nhận có 3/20 bệnh nhân
có nhiễm trùng viêm loét và rò mủ từ vùng cùng
cụt và tầng sinh môn tương tự như rò hậu môn
hay nang pilonidal.
Điều nay cũng được ghi nhận và được lý giải
là do có những lớp tế bào nguồn gốc từ nang
lông trong đường rò.
Đa phần các bệnh nhân của chúng tôi có thể
xác định được u dễ dàng qua thăm khám với tư
thế nằm nghiêng, co chân (Sim’s position) hay tư
thế sản khoa 20/20 bệnh nhân. U có thể to và lệch
sang 1 bên và có mật độ mềm dạng Lipoma,
Dermoide hay dạng nang Epidermoide cyst,
Dermoide cyst hay u dạng chắc cứng của những
thương tổn u xương (chordoma) hay u quái
teratoma, schwannoma..
Qua 2 tư thế khám ngoài trên chúng tôi có
thể kết hợp thăm khám trực tràng dễ dàng, qua
đó chúng tôi có thể đánh giá chính xác vị trí u,
mật độ, kích thước và liên quan các tạng lân cận
như trực tràng, xương cùng cụt và hệ niệu dục
qua đó định hướng cho đường mổ và ngừa các
tai biến và biến chứng có thể xảy ra(2,7,5).
Đặc điểm cận lâm sàng
Chẩn đoán nghi ngờ sau khi khám lâm sàng,
chúng tôi thường tầm soát phát hiện qua siêu
âm.
Siêu âm bụng hay phần mềm vùng mông
cho phép phát hiện u vùng tiểu khung, mật độ,
kích thước của u và các tổn thương liên quan
(12/20 bệnh nhân), nhưng siêu âm không cho
thấy sự so sánh đối chiếu với xương cùng cụt,
không cho thấy rõ ràng kích thước u do có nhiều
cấu trúc che lấp xung quanh như xương chậu,
xương cùng cụt và hơi trong lòng trực tràng phía
trước.
+ Siêu âm qua ngã trực tràng
(Echoendorectal) cho phép chúng tôi đánh giá
khá chính xác các liên quan của tổn thương với
mô xung quanh, nhưng cũng giống như siêu âm
bụng và vùng mông chúng không có mốc so
sánh rõ ràng với các cấu trúc xung quanh.
+ X quang cho hình ảnh chính xác tổn
thương và nhất là cho phép chúng tôi chọn
đường mổ(4,7).
Chúng tôi có 7/20 bệnh nhân chụp MRI; 2/20
bệnh nhân có CT scan nhưng hình ảnh không rõ
ràng được chụp kết hợp MRI và 11/20 bệnh nhân
chỉ sử dụng CT scan điều nay cho thấy X quang
đóng vai trò quan trọng cho chẩn đoán và điều
trị(1,3,5).
Qua MRI và CT scan chúng tôi ghi nhận.
(Bảng 6,7)
* Cực trên u cách S3: 0 – +6 cm trung bình
3,5cm.
* Trung tâm u cách S3: - 4cm _ +2 cm. Đa số u
có thể chọn đường mổ sau.
* Cực dưới u cách S3: - 3cm _ - 10 cm trung
bình 5,7cm.
Điều nay cho thấy đa số u có thể chọn đường
mổ sau xương cùng có hay không cần phối hợp
với đường bụng ở trước(2,6,8).
Đa phần u dạng hỗn hợp vừa cấu trúc đặc
hay hoại tử 1 phần hay gần như toàn phần 2/20
bệnh nhân, dạng nang 9/20 bệnh nhân và dạng
đặc hoàn toàn 9/20 bệnh nhân.
+ Giải phẫu bệnh cho kết quả như sau (Bảng
8)
Cho thấy rằng đa số u vùng trước xương
cùng là u lành tính, có một số dạng ác tính hay
giáp biên cần phải được theo dõi một thời gian
lâu dài sau mổ(3,4,7,8). Nếu cần thiết, chúng ta cần
phối hợp điều trị đa mô thức như là một tổn
thương ác tính ở những vùng khác.
Điều trị
Qua hình ảnh học chúng tôi sẽ chọn đường
mổ tùy từng bệnh nhân(1,3,6): (Bảng 9)
Nếu trung tâm u trên S3 nhiều chúng tôi
chọn đường mổ trắng giữa dưới rốn. Bệnh nhân
nằm ngửa, tư thế sản khoa.
Nếu trung tâm u dưới S3 chúng tôi chọn
đường mổ Kocher-Kraske’s hay đường mổ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 275
Bevan-York Mason (Đường mổ sau xương cùng-
cụt). Bệnh nhân nằm nghiêng bên hay nằm sấp.
Nếu trung tâm khối u khoảng S3 và có khả
năng dính nhiều vào mô xung quanh chúng tôi
chọn đường mổ phối hợp trước và sau ưu tiên
mổ đường bụng trước để tách các vị trí dính
nguy hiểm và kết hợp bóc tách thêm ngã sau –
dưới xương cùng để tránh tai biến chãy máu do
rách tĩnh mạch trước xương cùng. Bệnh nhân
nằm ngửa tư thế sản khoa.
Qua quá trình mổ chúng tôi nhận thấy cần
chuẩn bị đại tràng kỹ như một phẫu thuật đại
tràng sẽ có nhiều thuận lợi khi có biến chứng
thủng trực tràng khi mổ và tránh được nhiễm
trùng vết mổ (Bảng 10).
Chúng tôi có 12/20 bệnh nhân mổ đường
Kraske’s hay York Mason trong đó có 10 bệnh
nhân bóc u trọn và 02 bệnh nhân bóc không trọn.
10/20 bệnh nhân bóc trọn u chưa thấy tái
phát (theo dõi 2 - 34 tháng), trong đó có 2 bệnh
nhân chúng tôi có cắt đi 1 phần xương cụt để lấy
trọn u do u dính vào xương cụt.
02 bệnh nhân bóc u khộng trọn do có tình
trạng chảy máu nhiều do mổ trước đây 03 lần
dính nhiều và u nằm trên cao, theo dõi có 1 bệnh
nhân sau 06 tháng vào đóng lại hậu môn nhân
tạo trong lần mổ trước kiểm tra CT scan ghi
nhận không còn thấy u, 1 bệnh nhân còn lại sau
06 tháng vào chụp CT Scan kiểm tra có thấy u
phát triển to hơn so với phần không bóc được
trong lần mổ trước được mổ lại qua ngã bụng
kết hợp ngã sau bóc trọn u.
Trong 08 bệnh nhân còn lại chúng tôi có 3
bệnh nhân mổ đường bụng kết hợp ngã sau
Kraske’s thì bóc trọn u và không thấy tái phát, 5
bệnh nhân còn lại được mổ ngã bụng dưới đơn
thuần có 2 bệnh nhân tái phát do không bóc trọn
u, 1 ca tạo ápxe tiểu khung và được mổ lại qua
đường mổ cũ bóc hết u và dẫn lưu ápxe chưa
thấy tái phát, 1 bệnh nhân còn lại bóc không trọn
u và có biến chứng rò tiêu hóa nhưng CT Scan
không ghi nhận còn u sau mổ 03 tháng được
điều trị nội khoa hết rò. (Bảng 10 & 11).
Chúng tôi ghi nhận có 3 bệnh nhân phẫu
thuật ngã sau xương cùng cụt có tai biến thủng
trực tràng; 1 bệnh nhân thủng trực tràng qua ngã
mở bụng, 2 bệnh nhân phải làm hậu môn nhân
tạo sigma và khâu lỗ thủng trực tràng, 2 bệnh
nhân chỉ khâu lỗ thủng trực tràng đơn thuần do
đại tràng được chuẩn bị sạch, cả 4 bệnh nhân
không có biến chứng rò trực tràng hay nhiễm
trùng sau mổ (Bảng 10).
Có 02 bệnh nhân có chảy máu kéo dài gần 24
giờ qua ống dẫn lưu và điều trị nội khoa tự cầm
được mà không cần mổ lại để cầm máu (Bảng
10).
Có 2 bệnh nhân có biến chứng muộn áp xe
tồn lưu trong tiểu khung và rò tiêu hóa sau mổ
từ 2-3 tháng đó là 2 bệnh nhân mổ bụng chưa lấy
hết u. Chúng tôi nghĩ có lẽ do phần u còn lại hoại
tử thứ phát tạo áp xe hay phần u còn lại dính vào
thành sau trực tràng tiếp tục hoại tử tạo đường
rò tiêu hóa thứ phát một thời gian sau mổ 1
trường hợp tai phát sau mở bụng được mổ lại và
thủng trực tràng do dính nhiều của lần mổ trước
và phải làm hậu môn nhân tạo trên dòng (Bảng
11).
Điều nay cho thấy việc chọn đường mổ kết
hợp khi u to, dính xung quanh để có thể bóc trọn
u là một lựa chọn tối ưu dể tránh tái phát và các
biến chứng có thể xảy ra(4,6,7,8). (Bảng 10 & 11)
KẾT LUẬN
Chúng tôi nhận thấy u vùng cùng cụt và
nhất là các u trước xương cùng ở người lớn
thường rất hiếm, tỷ lệ xuất hiện ở nữ nhiều hơn
nam, đa phần ở lứa tuổi 30 - 50 tuổi thường được
chẩn đoán và mổ khi còn nhỏ hay đến bệnh viện
khám trong lần đầu tiên khi xuất hiện u vùng
mông kèm theo những rối loạn đại tiện và
những cơn đau mơ hồ vùng sau xương cùng
trong vài tháng đến vài năm, phần lớn các bệnh
nhân được mổ nhiều lần với chẩn đoán u mông
hay u sau phúc mạc vùng tiểu khung vì thế lấy
không trọn u dẫn đến tình trạng tái phát.
Chẩn đoán chúng tôi tầm soát dựa vào siêu
âm bụng và siêu âm qua lòng trực tràng khi có
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 276
nghi ngờ u trước xương cùng qua thăm khám.
Xác dịnh chẩn đoán và phương thức phẫu
thuật chúng tôi dựa và chủ yếu CT Scan và đặc
biệt MRI vì cả hai phương tiện nay cho hình ảnh
chính xác và rất có giá trị giúp chẩn đoán và
định hướng cho phương thức phẫu thuật tốt.
Cần chuẩn bị đại tràng kỹ trước mổ để
không cần làm hậu môn nhân tạo trên dòng khi
bị tai biến thủng trực tràng hay phải cắt 1 phần
trực tràng do khối u dính vào mà chỉ khâu trực
tràng tại chỗ.
Đa số các u trước xương cùng là u lành tính,
nhưng nếu lấy không trọn sẽ dễ tái phát.
Đường mổ chọn lựa tùy thuộc vị trí trung
tâm khối u so với S3, nếu có khó khăn do u to
dính mô xung quanh nên chọn đường mổ
phối hợp để tránh tai biến, biến chứng hay
nhất là tránh bóc không trọn u sẽ dễ gây tái
phát về sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Feldenzer JA, McGauley JL, Mc Gullicuddy JE (1989). Sacral
and resacral tumor: problems in diagnosis and management.
Neurosurgery 1989; 25:884-91.
2. Jao SW, Beart RW Jr, Spencer RJ et al (1984). Retrorectal
tumors Mayor clinic experience, 1960-1979, dis colon rectum
1984; 28: 644-54.
3. Kennedy CA, Mankin HJ (1987). Sacral Chordomas: surgical
consideration. Ortho Trans 1987;11: 493.
4. Localio SA, Eng K, Ranson JHK (1980). Abdominalsacral
approach for retrorectal tumor. Ann Surg 1980; 191: 555-60.
5. Lovelady SB, Dockerty MB (1949), Extragenital pelvic tumors
in Women. Am J Obstet Gynecol 1949; 58:215-34
6. Mark A Christensen, Garnet J Blatchford. Presacral tumor in
adults. Fundamentals of anorectal surgery p 401- 413.
7. Mc Carty CS, Waugh JM, Mayor CW et al (1952). The surgical
treatment of presacral tumor:a combined problem. Proc
Mayor clin 1952; 27:73.
8. Spencer RJ, Jackman RJ (1962). Surgical managerment of
precoccygeal cyst. Surgical gynecol obstet 1962; 115:449.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- u_truoc_xuong_cung_dac_diem_lam_sang_va_ket_qua_dieu_tri.pdf