Bước đầu đã ứng dụng được ảnh viễn thám trong việc
phân tích xác định các thông số của mô hình thủy văn MIKE
NAM cho lưu vực sông Vệ tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả tính
toán hiệu chỉnh và kiểm định mô hình cho thấy, sử dụng
nguồn dữ liệu phân tích từ ảnh viễn thám để cung cấp các
thông tin về biến động lớp phủ trên bề mặt lưu vực làm căn
cứ cho việc điều chỉnh và lựa chọn được bộ thông số tốt hơn
cho mô hình MIKE NAM.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự biến đổi thảm phủ có
mối liên hệ trực tiếp đến sự thay đổi của các thông số CQOF
và CK12 trong mô hình MIKE NAM. Hệ số dòng chảy lưu
vực tỷ lệ nghịch với diện tích thảm phủ, tức là khi diện tích
thảm phủ tăng thì hệ số dòng chảy giảm (lượng sinh dòng
chảy nhỏ) và ngược lại.
Tuy nhiên trong nghiên cứu này vẫn còn một số hạn
chế như: Ảnh vệ tinh Landsat là ảnh quang học nên bị ảnh
hưởng bởi mây, ảnh có độ phân giải chưa cao nên kết quả
phân tích biến động còn bị ảnh hưởng nhất định. Mặt khác,
mô hình MIKE NAM là mô hình thông số tập trung nên
chưa mô tả lưu vực chi tiết như các mô hình thủy văn thông
số phân bố khác (như mô hình SWAT).
Phương pháp tiếp cận ứng dụng thông tin dữ liệu từ ảnh
viễn thám để lựa chọn bộ thông số phù hợp cho mô hình
thủy văn MIKE NAM và vi chỉnh theo điều kiện thảm phủ
của lưu vực sông Vệ cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn
để áp dụng cho các lưu vực sông khác không chỉ trong phạm
vi tỉnh Quảng Ngãi mà còn cho các lưu vực sông khác trên
cả nước
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng ảnh viễn thám kết hợp mô hình thủy văn trong nghiên cứu dòng chảy lũ lưu vực sông Vệ tỉnh Quảng Ngãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4460(6) 6.2018
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
Đặt vấn đề
Những năm gần đây, công nghệ viễn thám và GIS được
chú trọng ứng dụng trong công tác quản lý thiên tai ở Việt
Nam nói chung và công tác phòng chống lụt bão nói riêng.
Ảnh viễn thám với nhiều ưu điểm như giàu thông tin, chu
kỳ thu nhận thông tin ngắn, xử lý thông tin trên diện rộng và
thông tin có tính khách quan cao. Kết quả phân tích từ ảnh
vệ tinh cho các thông tin tức thời về các đối tượng trên bề
mặt đất tại thời điểm chụp ảnh. Do vậy, việc khai thác ứng
dụng ảnh viễn thám đã trở thành một trong những hướng đi
chủ đạo của ứng dụng và phát triển công nghệ viễn thám,
nhằm phục vụ quản lý thiên tai nói chung, công tác phòng
chống lụt bão nói riêng [1].
Các lưu vực sông của Việt Nam rất thiếu các số liệu quan
trắc về lưu lượng dòng chảy, do đó trong các nghiên cứu về
dòng chảy lũ trên lưu vực thường sử dụng mô hình thủy văn
để tính toán lưu lượng lũ. Thông thường mô hình thủy văn
được thiết lập cho lưu vực nghiên cứu với các dữ liệu đầu
vào là dữ liệu về khí tượng, thủy văn. Mô hình được hiệu
chỉnh thông qua việc dò tìm bộ thông số, sau đó bộ thông
số này được kiểm định lại qua một số trận lũ ở những thời
điểm khác nhau, nếu kết quả tính toán ở bước kiểm định đạt
yêu cầu thì đó là bộ thông số mô hình phù hợp cho lưu vực.
Bộ thông số này được sử dụng để tính toán cho những thời
gian lũ khác nhau trên lưu vực cũng như áp dụng cho lưu
vực tương tự. Như vậy, cách tiếp cận này có hạn chế là khi
tính toán dòng chảy lũ cho những thời điểm khác nhau (cách
nhau một vài năm hay hàng chục năm) thì khi đó các điều
kiện mặt đệm lưu vực đã thay đổi không giống nhau, dẫn
đến kết quả tính toán sẽ không đảm bảo, cần điều chỉnh lại
các thông số của mô hình. Vấn đề đặt ra là cần điều chỉnh
các thông số đó theo hướng nào, tăng hay giảm thông số nào
và căn cứ vào đâu để điều chỉnh lại các thông số cho phù
hợp. Khi có dữ liệu phân tích từ ảnh viễn thám, sẽ thành lập
được bản đồ hiện trạng lớp phủ theo thời gian, từ bản đồ này
sẽ phân tích biến động thành phần lớp phủ theo thời gian.
Kết quả biến động thảm phủ sẽ giúp vi chỉnh lại các thông
số của mô hình thủy văn phù hợp với từng khoảng thời gian
cụ thể.
Bài báo này được thực hiện nhằm nghiên cứu khai thác
nguồn dữ liệu phân tích từ ảnh viễn thám để điều chỉnh và
lựa chọn được bộ thông số mô hình thủy văn MIKE NAM
phù hợp cho lưu vực sông Vệ tỉnh Quảng Ngãi. Nguồn dữ
liệu này sẽ cung cấp những thông tin đầu vào và cơ sở khoa
học rất quan trọng cho mô hình thủy văn tính toán dòng chảy
lũ hình thành từ mưa trên lưu vực sông. Đó là cơ sở để hiệu
chỉnh các thông số của mô hình, nhằm tìm được bộ thông số
phù hợp cho lưu vực sông có tính biến động theo thời gian.
Ứng dụng ảnh viễn thám kết hợp mô hình
thủy văn trong nghiên cứu dòng chảy lũ
lưu vực sông Vệ tỉnh Quảng Ngãi
Nguyễn Thị Thu Huyền*
Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về động lực học sông biển, Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam
Ngày nhận bài 9/10/2017; ngày chuyển phản biện 13/10/2017; ngày nhận phản biện 27/11/2017; ngày chấp nhận đăng 11/12/2017
Tóm tắt:
Ứng dụng ảnh viễn thám kết hợp mô hình thủy văn trong nghiên cứu dòng chảy lũ lưu vực sông Vệ trong bài báo này
được tập trung vào 2 điểm: (1) Sử dụng ảnh viễn thám để phân tích, đánh giá sự thay đổi thảm phủ trên lưu vực sông
Vệ; (2) Nghiên cứu điều chỉnh các thông số của mô hình thủy văn cho lưu vực sông Vệ dựa vào dữ liệu phân tích từ
ảnh viễn thám. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, ảnh viễn thám phản ánh khách quan những biến động của
các đối tượng trên bề mặt lưu vực và cho phép cập nhật kịp thời những biến động này để cung cấp cơ sở khoa học
cho việc xác định các thông số của mô hình thủy văn phù hợp cho lưu vực. Đây là hướng nghiên cứu tốt cần tiếp tục
phát triển để hoàn thiện công nghệ và nâng cao độ chính xác cho mô hình thủy văn.
Từ khóa: Ảnh viễn thám, lưu vực sông Vệ, mô hình thủy văn, mưa - dòng chảy.
Chỉ số phân loại: 2.1
*Email: thuhuyen845@gmail.com
4560(6) 6.2018
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu dòng chảy lũ trên
lưu vực sông Vệ tỉnh Quảng Ngãi, giới hạn không gian từ
thượng nguồn về đến vị trí trạm khí tượng thủy văn An Chỉ
với diện tích lưu vực khống chế là 769 km2.
Phương pháp nghiên cứu: Ba phương pháp nghiên cứu
chính được áp dụng: 1) Phương pháp tổng hợp phân tích để
tổng hợp các dữ liệu cơ bản của lưu vực; 2) Phương pháp
viễn thám và GIS để phân tích ảnh viễn thám xác định thông
tin lớp phủ của lưu vực; 3) Phương pháp mô hình toán ứng
dụng mô hình thủy văn MIKE NAM để tính toán dòng chảy
lũ.
Dữ liệu sử dụng: Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu ảnh
viễn thám, dữ liệu khí tượng thủy văn và địa hình trên lưu
vực. Cụ thể:
- Sử dụng ảnh Landsat 5, năm 2008, 2010; ảnh Landsat
7, năm 2009; ảnh Landsat 8, năm 2016 chụp khu vực lưu
vực sông Vệ và tỉnh Quảng Ngãi. Các ảnh thu thập được
mặc dù có số lượng lớn nhưng nhiều ảnh bị mây che phủ
một phần hoặc toàn bộ lưu vực, nên số lượng ảnh sử dụng
được còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến công
tác giải đoán ảnh.
- Dữ liệu 43 điểm mẫu chìa khóa để giải đoán ảnh (đi
thực địa lấy mẫu để tăng độ chính xác của công tác giải
đoán ảnh).
- Dữ liệu khí tượng thủy văn: Số liệu mưa, bốc hơi tại
các trạm Ba Tơ, Minh Long, An Chỉ, Giá Vực; số liệu lưu
lượng tại trạm An Chỉ trong các trận lũ năm 2008, 2009,
2010 và 2016 (lựa chọn theo thời gian phân tích ảnh viễn
thám).
- Dữ liệu địa hình lưu vực sông dạng DEM 30 x 30 m
kết hợp mạng sông để phân chia lưu vực và xác định các đặc
trưng của lưu vực sông.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phân tích biến động lớp phủ trên lưu vực sông Vệ
[2, 3]
Từ nguồn dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat 5, 7 và 8, sử dụng
phần mềm ENVI xử lý để xác định lớp phủ trên bề mặt lưu
vực tại các thời điểm khác nhau. Các bước cơ bản để thực
hiện việc phân tích xác định lớp phủ như sau:
+ Xây dựng ảnh tổ hợp màu và tăng cường chất lượng
ảnh: Tạo ra ảnh tổ hợp màu có chất lượng tốt nhất để phục
vụ việc chọn mẫu và giải đoán ảnh được chính xác.
+ Nắn chỉnh hình học: Loại bỏ các sai số hình học, đưa
ảnh về đúng hệ toạ độ.
+ Cắt ảnh: Cắt ảnh đúng theo ranh giới lưu vực sông và
Application of satellite images
in combination with the hydrological
model for the study of flood flow
in Ve river basin, Quang Ngai province
Thi Thu Huyen Nguyen*
Key laboratory of river and coastal engineering, Vietnam Academy
for watex Resources
Received 9 October 2017; accepted 11 December 2017
Abstract:
In this paper, the application of satellite images in
combination with the hydrological model for the study
of flood flow in Ve river basin focused on 2 aspects: 1)
Using satellite images to analyze and assess the change
of vegetation cover in Ve river basin; 2) Study on the
adjustment of parameters of the hydrological model for
Ve river basin based on processed data from satellite
images. Initial research results showed that satellite
images reflect objectively the variability of objects on
the surface of the river basin and allow timely updates of
these changes to provide a scientific basis for determining
the parameters of the hydrological model suitable for
the river basin. This good approach should be further
developed to improve the technology and accuracy for
the hydrological model.
Keywords: Hydrological model, rainfall-runoff, satellite
image, Ve river basin.
Classification number: 2.1
Hình 1. Vị trí lưu vực sông Vệ và các trạm khí tượng tỉnh Quảng
Ngãi.
4660(6) 6.2018
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
theo ranh giới hành chính.
+ Định nghĩa các lớp: Xác định rõ chỉ tiêu cho các lớp
đối tượng cần phân loại.
+ Lựa chọn các đặc tính: Bao gồm đặc tính về phổ và đặc
tính về cấu trúc, có ý nghĩa rất quan trọng để tách biệt các
lớp đối tượng với nhau.
+ Chọn vùng mẫu: Lấy mẫu và giải đoán bằng mắt.
Trong kỹ thuật giải đoán ảnh bằng mắt thì kết quả giải đoán
phụ thuộc nhiều vào tri thức, kinh nghiệm của người lấy
mẫu. Điều này ảnh hưởng đến kết quả tính toán phân loại.
+ Tính toán chỉ số thống kê mẫu: Xác định số pixel được
lựa chọn trong vùng mẫu, số tổ hợp trong vùng mẫu.
+ Phân loại các đối tượng: Các chỉ tiêu phân loại được
xây dựng dựa trên các vùng mẫu đã lựa chọn, sử dụng các
tham số thống kê tính được từ các vùng mẫu.
+ Ghép các nhóm đối tượng: Gộp các lớp đã phân loại có
cùng tính chất thành một nhóm.
+ Kiểm tra thực địa: Kiểm chứng lại kết quả phân loại,
sử dụng các mẫu chìa khoá suy giải ảnh có sẵn để kiểm tra
ngẫu nhiên trên ảnh.
+ Xuất kết quả phân loại từ phần mềm ENVI sang khuôn
dạng ArcGIS để phân tích.
+ Tích hợp kết quả phân loại với ranh giới lưu vực bộ
phận.
+ Tính tỷ lệ % các loại lớp phủ trên lưu vực tại các thời
điểm chụp ảnh, từ đó xác định được biến động các loại lớp
phủ theo các giai đoạn khác nhau.
Kết quả phân tích ảnh viễn thám Landsat 5, 7 và 8 theo
các bước trên đã xác định được biến động lớp phủ các năm
2008, 2009, 2010, 2016 như trong bảng 1 và hình 2, 3.
Bảng 1. Biến động lớp phủ trên lưu vực.
Loại lớp phủ
Diện tích thảm phủ theo các năm
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2016
Cát 106.898 778.455 230.138 6.233.372
Cây bụi 25.021,066 55.250,871 75.179,561 51.392,584
Đất trống 508.789 13.557.955 817.154 58.392.584
Đất xây dựng 16.943,235 46.233 5.809.712 13.369.312
Dân cư 50.029 5.125.079 3.153.080 28.127.345
Đường giao thông 185.579 186.074 186.074 23.735.815
Nước 845.945 586.661 416.852 57.020.236
Rừng 77.101,972 48.298,438 34.881,187 48.617,324
Tổng rừng + cây bụi 102.123,038 103.549,309 110.060,748 100.009,908
2008 2009 2010 2016 Năm
Hình 2. Biến đổi lớp phủ trên lưu vực.
Hình 3. Thảm phủ trên lưu vực sông Vệ năm 2009 và 2016.
4760(6) 6.2018
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
Kết quả phân tích cho thấy, đã có sự biến đổi thảm phủ
trên lưu vực sông Vệ rõ rệt từ năm 2008 đến 2016. Diện tích
thảm phủ năm 2009 tăng so với năm 2008 khoảng 1.426 ha,
năm 2010 tiếp tục tăng 6.511 ha so với năm 2009, nhưng
đến 2016 thì diện tích thảm phủ giảm rõ rệt so với năm
2010, khoảng 10.050 ha. Dữ liệu này sẽ là cơ sở phân tích
xác định thông số mô hình MIKE NAM trong quá trình hiệu
chỉnh mô hình.
Kết hợp ảnh viễn thám và mô hình thủy văn MIKE
NAM [4]
Phân tích độ nhạy của các thông số trong mô hình MIKE
NAM:
Các thông số của mô hình: MIKE NAM có 9 thông số
chính thay đổi theo đặc điểm lưu vực, 5 thông số khác ít
thay đổi [5]. Các thông số chính của mô hình như bảng 2.
Bảng 2. Tổng hợp các thông số chính của mô hình Mike NAM.
TT Thông số Đặc trưng Giá trị
1 Umax
Hàm lượng nước tối đa trong dung
lượng bề mặt
5-25 mm
2 Lmax
Hàm lượng nước tối đa trong dung
lượng tầng rễ cây
50-350 mm
3 CQOF Hệ số dòng chảy tràn 0,1-0,99
4 CKIF Hệ số dòng chảy sát mặt 50-1.000 giờ
5 CK1,2
Hằng số thời gian chảy truyền của
dòng chảy mặt
3-72 giờ
6 TOF Ngưỡng dưới của dòng chảy tràn 0-0,9
7 TIF Ngưỡng dưới của dòng chảy sát mặt 0-0,9
8 CKBF
Hằng số thời gian chảy truyền của
dòng chảy ngầm
500-5.000 giờ
9 TG Giá trị ngưỡng tầng rễ cây 0-0,9
Chỉ tiêu đánh giá mô hình: Sử dụng chỉ số NASH và sai
số cân bằng nước WBL.
Trong đó: Qi
tđ
là lưu lượng thực đo tại thời điểm i; Q
tđtb
là lưu lượng thực đo trung bình; Qi
tt
là lưu lượng tính toán
tại thời điểm i.
Phân tích độ nhạy thông số mô hình: Mỗi một thông số
của mô hình MIKE NAM đều có những ảnh hưởng nhất
định đến dòng chảy trên lưu vực. Nghiên cứu đã tính toán
phân tích độ nhạy của các thông số mô hình đến kết quả
tính toán dòng chảy lũ trên lưu vực thông qua việc đánh giá
chỉ số NASH. Thực hiện việc đánh giá độ nhạy các thông
số theo cách như sau: Hiệu chỉnh mô hình qua một trận lũ,
sơ bộ xác định bộ thông số; thay đổi từng thông số (tăng/
giảm 10%, 20% và 30%), các thông số còn lại giữ nguyên;
xem xét sự biến đổi hệ số NASH, WBL qua các trường hợp
tính toán.
Bảng 3. Hệ số NASH qua các trường hợp thay đổi thông số.
Hình 4. Độ nhạy thông số mô hình MIKE NAM.
Từ bảng kết quả bảng 3 và đồ thị hình 4 cho thấy, hệ
số dòng chảy mặt CQOF và hằng số thời gian chảy truyền
CK12 có sự biến thiên lớn nhất. Do vậy mà 2 thông số này
có ảnh hưởng lớn nhất, làm thay đổi lớn đến dòng chảy tính
toán. Khi hiệu chỉnh kiểm định mô hình sẽ quan tâm đến 2
thông số này khi điều kiện mặt đệm thay đổi.
Phân tích hiệu chỉnh và kiểm định mô hình MIKE NAM:
Lưu vực sông Vệ được mô phỏng trong mô hình thủy
văn MIKE NAM giới hạn đến trạm thủy văn An Chỉ. Kết
quả phân tích lớp phủ trong phần trên cho thấy, lưu vực sông
Vệ chủ yếu là diện tích rừng và cây bụi. Do vậy khi xét ảnh
hưởng của lớp thảm phủ đến dòng chảy lưu vực thông qua
các thông số của mô hình MIKE NAM đề tài chỉ tập trung
xem xét sự biến đổi của hai lớp này.
Lựa chọn chuỗi số liệu trận lũ từ 7 h (16/10/2008) ÷ 1
h (20/10/2008) làm số liệu hiệu chỉnh mô hình và lựa chọn
các trận lũ 1 h (28/9/2009) ÷ 19 h (5/10/2009); trận lũ 1 h
(13/11/2010) ÷ 13 h (19/11/2010) và trận lũ 1 h (11/12/2016)
÷ 19 h (31/12/2016) để kiểm định mô hình. Trong quá trình
hiệu chỉnh kiểm định mô hình, nghiên cứu tập trung xem xét
đến sự thay đổi của 2 thông số CQOF, CK12 trong điều kiện
có dữ liệu về thảm phủ thực vật trên lưu vực.
Thông số 1.Umax 2. Lmax 3. CQOF 4. CKIF 5.CK1,2 6.TOF 7.TIF 8.TG 9.CKBF
-30% 0,973 0,966 0,862 0,961 0,734 0,964 0,975 0,975 0,975
-20% 0,973 0,969 0,945 0,961 0,859 0,969 0,975 0,975 0,975
-10% 0,974 0,972 0,974 0,961 0,925 0,973 0,975 0,975 0,975
0% 0,975 0,975 0,975 0,975 0,974 0,975 0,975 0,975 0,975
+10% 0,974 0,974 0,904 0,960 0,962 0,975 0,975 0,975 0,975
+20% 0,974 0,974 0,857 0,960 0,943 0,970 0,975 0,974 0,975
+30% 0,974 0,975 0,820 0,960 0,918 0,962 0,975 0,974 0,975
4860(6) 6.2018
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
Kết quả hiệu chỉnh, kiểm định mô hình MIKE NAM
được thể hiện ở bảng 4.
Bảng 4. Thông số mô hình MIKE NAM hiệu chỉnh lưu vực sông
Vệ.
Năm
Thông số mô hình MIKE NAM Chỉ số đánh giá
Umax Lmax CQOF CKIF CK1,2 TOF TIF TG CKBF NASH WBL(%)
2008 16,7 180 0,9 413,7 17,7 0,446 0,596 0,31 1.487 0,98 0,00
Hình 5. Kết quả hiệu chỉnh mô hình với trận lũ 16/10/2008÷
20/10/2008.
Kết quả hiệu chỉnh mô hình (bảng 4, hình 5) cho thấy,
đường quá trình lũ thực đo và tính toán khá phù hợp về đỉnh
và quá trình, chỉ tiêu NASH bằng 0,98 đánh giá kết quả
hiệu chỉnh mô hình khá cao, sai số về cân bằng nước bằng
0. Bộ thông số của mô hình sẽ được sử dụng trong quá trình
kiểm định tiếp theo. Trong quá trình kiểm định, nghiên cứu
đã xem xét 2 trường hợp (không có dữ liệu thảm phủ và có
dữ liệu thảm phủ) để thấy được ảnh hưởng của việc có dữ
liệu thảm phủ.
Căn cứ vào kết quả phân tích sự biến động lớp thảm phủ
(lớp rừng, cây bụi) được thể hiện ở bảng 1 và hình 2, thay
đổi 2 thông số nhạy nhất của mô hình là CQOF và CK12
theo diện tích lớp phủ theo nguyên tắc: Diện tích thảm phủ
tăng lên thì hệ số dòng chảy (CQOF) sẽ giảm đi, hằng số
thời gian chảy truyền (CK12) tăng lên. Kết quả mô phỏng
dòng chảy tính toán và thực đo được thể hiện ở bảng 5, hình
6 và hình 7.
Bảng 5. Thông số mô hình MIKE NAM qua các trường hợp.
Hình 6. Kết quả kiểm định mô hình với trận lũ lịch sử năm 2009.
Trận lũ 1h 11/12/2016 - 19h 31/12/2016
(1) Chưa có dữ liệu thảm phủ (2) Có dữ liệu thảm phủ
Hình 7. Kết quả kiểm định mô hình với trận lũ năm 2016.
Kết quả tính toán (bảng 6) đã xác định được:
- Với trận lũ tháng 9/2009: Khi chưa có dữ liệu thảm phủ
thực vật thì hệ số NASH là 0,96, sai số cân bằng nước WBL
là 10,6%, hai hệ số này đã thay đổi khi quá trình kiểm định
có sử dụng thông tin về ảnh viễn thám.
- Với trận lũ tháng 11/2010: Khi chưa có dữ liệu thảm
phủ thì NASH = 0,8, WBL = 3,8%; khi có dữ liệu thảm phủ
thì NASH = 0,82, WBL = 0%.
- Với trận lũ tháng 11/2016: Khi chưa có dữ liệu thảm
phủ thì NASH = 0,88, WBL = 13,9%; khi có dữ liệu thảm
phủ thì NASH = 0,95 và WBL = 0,1%.
Như vậy, với việc ứng dụng ảnh viễn thám phân tích xác
định biến động lớp phủ để cung cấp thông tin cơ sở nhằm
hiệu chỉnh các thông số của mô hình MIKE NAM đã tăng
được độ chính xác các kết quả tính toán mô phỏng xác định
dòng chảy lũ trên lưu vực sông Vệ.
Năm
Thông số mô hình MIKE NAM Chỉ số đánh giá
Ghi chú
Umax Lmax CQOF CKIF CK1,2 TOF TIF TG CKBF NASH WBL(%)
2008 16,7 180 0,9 413,7 17,7 0,446 0,596 0,31 1.487 0,98 0,00 Hiệu chỉnh
2009
16,7 180 0,9 413,7 17,7 0,446 0,596 0,31 1.487 0,96 10,6 Chưa có dữ liệu thảm phủ
16,7 180 0,8 413,7 17,7 0,446 0,596 0,31 1.487 0,98 5,30 Có dữ liệu thảm phủ
2010
16,7 180 0,9 413,7 17,7 0,446 0,596 0,31 1.487 0,80 3,80 Chưa có dữ liệu thảm phủ
16,7 180 0,78 413,7 17,9 0,446 0,596 0,31 1.487 0,82 0,00 Có dữ liệu thảm phủ
2016
16,7 180 0,9 413,7 17,7 0,446 0,596 0,31 1.487 0,88 13,9 Chưa có dữ liệu thảm phủ
16,7 180 0,9 413,7 17,7 0,446 0,596 0,31 1.487 0,95 0,10 Có dữ liệu thảm phủ
Trận lũ 1h 28/9/2009 - 19h 5/10/2009
(1) Chưa có dữ liệu thảm phủ (2) Có dữ liệu thảm phủ
4960(6) 6.2018
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
Kết luận
Bước đầu đã ứng dụng được ảnh viễn thám trong việc
phân tích xác định các thông số của mô hình thủy văn MIKE
NAM cho lưu vực sông Vệ tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả tính
toán hiệu chỉnh và kiểm định mô hình cho thấy, sử dụng
nguồn dữ liệu phân tích từ ảnh viễn thám để cung cấp các
thông tin về biến động lớp phủ trên bề mặt lưu vực làm căn
cứ cho việc điều chỉnh và lựa chọn được bộ thông số tốt hơn
cho mô hình MIKE NAM.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự biến đổi thảm phủ có
mối liên hệ trực tiếp đến sự thay đổi của các thông số CQOF
và CK12 trong mô hình MIKE NAM. Hệ số dòng chảy lưu
vực tỷ lệ nghịch với diện tích thảm phủ, tức là khi diện tích
thảm phủ tăng thì hệ số dòng chảy giảm (lượng sinh dòng
chảy nhỏ) và ngược lại.
Tuy nhiên trong nghiên cứu này vẫn còn một số hạn
chế như: Ảnh vệ tinh Landsat là ảnh quang học nên bị ảnh
hưởng bởi mây, ảnh có độ phân giải chưa cao nên kết quả
phân tích biến động còn bị ảnh hưởng nhất định. Mặt khác,
mô hình MIKE NAM là mô hình thông số tập trung nên
chưa mô tả lưu vực chi tiết như các mô hình thủy văn thông
số phân bố khác (như mô hình SWAT).
Phương pháp tiếp cận ứng dụng thông tin dữ liệu từ ảnh
viễn thám để lựa chọn bộ thông số phù hợp cho mô hình
thủy văn MIKE NAM và vi chỉnh theo điều kiện thảm phủ
của lưu vực sông Vệ cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn
để áp dụng cho các lưu vực sông khác không chỉ trong phạm
vi tỉnh Quảng Ngãi mà còn cho các lưu vực sông khác trên
cả nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đinh Ngọc Đạt (2015), Báo cáo ứng dụng địa không gian
đánh giá nhanh về mưa lũ, Viện Công nghệ Vũ trụ.
[2] Nguyễn Huy Anh, Đinh Thanh Kiên (2012), Ứng dụng viễn
thám và GIS thành lập bản đồ lớp phủ mặt đất khu vực Chân Mây,
huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Kỷ yêu Hội thảo GIS toàn
quốc, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
[3] Nguyễn Quang Tuấn và cs (2009), “Ứng dụng GIS và viễn
thám thành lập bản đồ hiện trạng thảm thực vật năm 2008 tỷ lệ
1:50.000 huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh”, Tạp chí Khoa học, Đại học
Huế, 5, tr.159-172.
[4] Nguyễn Thanh Hùng (2017), Báo cáo kết quả đề tài Nghiên
cứu ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám để theo dõi, đánh giá, hoàn
thiện và nâng cao độ chính xác của công tác dự báo ngập lụt phục vụ
công tác quản lý phòng chống lũ lụt vùng hạ du các sông, Viện Khoa
học thủy lợi Việt Nam.
[5] Phạm Văn Chiến và cs (2013), Báo cáo kết quả đề tài Nghiên
cứu, hiệu chỉnh bản đồ nguy cơ ngập lụt, mốc báo lũ theo các mức
báo động lũ mới phục vụ phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai
tỉnh Quảng Ngãi, Đài Khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ.
TT Trận lũ
Chưa sử dụng
ảnh viễn thám
Có sử dụng
ảnh viễn thám
NASH WBL (%) NASH WBL (%)
1 28/9/2009 đến 5/10/2009 0,96 10,6 0,98 5,3
2 13/11/2010 đến 19/11/2010 0,80 3,8 0,82 0
3 11/12/2016 đến 31/12/2016 0,88 13,9 0,95 0,1
Bảng 6. So sánh sai số kiểm định mô hình MIKE NAM cho lưu
vực sông Vệ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36253_117157_1_pb_1022_2098518.pdf