Ứng dụng bài tập dẫn dắt nâng cao hiệu quả học tập kỹ thuật bơi bướm cho sinh viên chuyên sâu bơi lội tại trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng

KẾT LUẬN 1. Thực trạng về học kỹ thuật bơi bướm của sinh viên chuyên sâu bơi lội tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng tương đối yếu so với yêu cầu tập luyện đề ra, việc sử dụng bài tập dẫn dắt trên cạn và dưới nước của bộ môn bơi lội - trường Đại học TDTT Đà Nẵng còn hạn chế về số lượng và phương pháp thực hiện. 2. Bài viết đã chọn được 15 bài tập dẫn dắt (7 bài tập dẫn dắt trên cạn và 8 bài bài tập dẫn dắt ở dưới nước) đối với kỹ thuật bơi bướm cho sinh viên chuyên sâu bơi lội tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Việc ứng dụng 15 bài tập dẫn dắt trong quá trình học ở 36 giáo án đối với nhóm thực nghiệm sinh viên chuyên sâu bơi lội đã có hiệu quả rõ rệt, cụ thể sự tăng trưởng thành tích học tập bơi bướm ở nhóm thực nghiệm có ý nghĩa ở ngưỡng p  5%.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng bài tập dẫn dắt nâng cao hiệu quả học tập kỹ thuật bơi bướm cho sinh viên chuyên sâu bơi lội tại trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO THỂ THAO (Số 13 – 9/2020) 29 ỨNG DỤNG BÀI TẬP DẪN DẮT NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP KỸ THUẬT BƠI BƯỚM CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BƠI LỘI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG ThS. Nguyễn Văn Quý Trường Đại học TDTT Đà Nẵng ĐẶT VẤN ĐỀ Kỹ thuật bơi bướm là một trong những kiểu bơi thể thao có hình thức đẹp nhất nhưng cũng là kiểu bơi khó học nhất đối với sinh viên. Bơi bướm đòi hỏi sức mạnh cơ tay lớn, từ đó làm cho cơ thể nổi cao, ngoài ra đòi hỏi sự phối hợp chính xác, nhịp nhàng. Quá trình học tập của sinh viên ở kiểu bơi bướm sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc định hình động tác và hình thành kỹ năng, kỹ xảo nếu không sử dụng các bài tập dẫn dắt một cách hợp lý. Chính vì vậy việc áp dụng các bài tập dẫn dắt sẽ giúp sinh viên thực hiện kỹ thuật bơi bướm một cách nhịp nhàng, kỹ thuật không bị giật cục. Qua quan sát thực trạng các giờ học ở kỹ thuật bơi bướm của sinh viên chuyên sâu bơi lội, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng các bài tập dẫn dắt chưa thật sự được quan tâm đúng mức trong quá trình giảng dạy. Vì vậy, nhằm tăng hiệu quả học tập ở kỹ thuật bơi bướm cho sinh viên chuyên sâu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu bài viết: “Ứng dụng bài tập dẫn dắt nâng cao hiệu quả học tập kỹ thuật bơi bướm cho sinh viên chuyên sâu bơi lội tại Trường Đại học TDTT Đà Nẵng”. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng 6 phương pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp toán học thống kê. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đánh giá thực trạng các bài tập dẫn dắt trong quá trình học kỹ thuật bơi bướm của sinh viên tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng 1.1. Thực trạng về sử dụng các bài tập dẫn dắt trong quá trình học kỹ thuật bơi bướm cho sinh viên chuyên sâu bơi lội tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng Nhằm đánh giá thực trạng sử dụng các bài tập dẫn dắt trong quá trình học kỹ thuật bơi bướm chúng tôi tổ chức trao đổi, tọa đàm với 8 giảng viên bộ môn bơi lội và các huấn luyện viên bơi lội đồng thời cũng phỏng vấn bằng phiếu hỏi về việc sử dụng các bài tập dẫn dắt trong quá trình giảng dạy kỹ thuật bơi bướm như thế nào. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở Bảng 1. Tóm tắt: Các bài tập dẫn dắt có vai trò quan trọng trong việc hình thành kỹ năng và kỹ xảo động tác. Sử dụng các bài tập dẫn dắt với tỷ lệ hợp lý khoa học sẽ tạo điều kiện thuận lợi để người tập hình thành các kỹ năng cơ bản ban đầu của động tác, giúp họ hoàn thiện kỹ thuật động tác của kiểu bơi bướm một cách nhanh chóng nhất. Từ khóa: bài tập dẫn dắt, kỹ thuật, bơi bướm, Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Abstract: Leading exercises have an important role in forming skills and manipulations. Using guided exercises with reasonable scientific proportions will create favorable conditions for the trainees to form the initial basic skills of the movements, helping them perfect the techniques of the butterfly swim the fastest. Keywords: Leading exercises, techniques, butterfly swim, Danang Sport University. 30 BÀI BÁO KHOA HỌC Bảng 1. Kết quả phỏng vấn thực trạng sử dụng bài tập dẫn dắt trong quá trình giảng dạy của kỹ thuật bơi bướm cho sinh viên tại Trường Đại học TDTT Đà Nẵng (n = 8) TT Nội dung Kết quả phỏng vấn Rất thường xuyên Thường xuyên Ít sử dụng Không sử dụng n % n % n % n % 1 Sử dụng các bài tập dẫn dắt ở những giáo án giảng dạy mới. 8 100 0 0 0 0 0 0 2 Sử dụng bài tập dẫn dắt ở giáo án củng cố động tác uốn sóng bướm và thân người. 1 12,5 2 25 2 25 3 37,5 3 Sử dụng bài tập dẫn dắt ở giáo án củng cố động tác tay bướm. 1 12,5 2 25 3 37.5 2 25 4 Sử dụng bài tập dẫn dắt ở giáo án củng cố động tác phối hợp bơi bướm. 0 0 2 25 2 25 4 50 Qua bảng trên chúng tôi nhận thấy thực trạng sử dụng các bài tập dẫn dắt của các giảng viên trong quá trình lên lớp ở những giáo án học mới ở kiểu bơi bướm rất thường xuyên (chiếm tỷ lệ 100%). Tuy nhiên thực trạng sử dụng bài tập dẫn dắt cho những giáo án ôn tập, giáo án củng cố kỹ thuật và những giáo án tập luyện động tác kỹ thuật lẻ còn hạn chế (tỷ lệ sử dụng từ 0% đến 25%). Bài tập dẫn dắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập, vì vậy bài tập dẫn dắt phải được sử dụng linh hoạt, xuyên suốt trong quá trình học tập của sinh viên từ những giáo án giảng dạy kỹ thuật mới đến những giáo án hình thành, củng cố động tác. Có như vậy sinh viên mới tiếp thu được kỹ thuật 1 cách hiệu quả nhất, kỹ năng kỹ xảo vận động được tạo nên trong thời gian ngắn nhất. 1.2. Thực trạng thành tích bơi bướm của sinh viên chuyên sâu bơi lội tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng Bài viết tiến hành khảo sát kết quả kiểm tra giữa kỳ và điểm thi kết thúc học phần ở học phần bơi bướm của khóa Đại học 8 (Kết quả điểm do bộ môn tổ chức và đánh giá). Kết quả thu được thống kê ở Bảng 2. Bảng 2. Kết quả học tập nội dung kỹ thuật bơi bướm của sinh viên chuyên sâu bơi lội Khóa ĐH 8 - trường Đại học TDTT Đà Nẵng (n = 24) TT Nội dung Kết quả kiểm tra, thi Xuất sắc Giỏi Khá Trung Bình Yếu, kém n % n % n % n % n % 1 Kiểm tra giữa kỳ (25m uốn sóng bướm) 1 4,17 5 20,8 10 41,7 8 33,3 0 0 2 Thi học phần (bơi phối hợp 50m bơi bướm) 1 4,17 3 12,5 11 45,8 9 37,5 0 0 Qua Bảng 2 có thể thấy thực trạng hiệu quả học tập nội dung bơi bướm ở sinh viên chuyên sâu bơi lội còn hạn chế. Tỷ lệ sinh viên đạt được điểm xuất sắc và giỏi ở nội dung kiểm tra giữa kỳ và thi kết thúc học phần thấp, trong khi đó tỷ lệ đạt điểm trung bình còn cao (33% - 37%). Để làm sáng tỏ lý do kết quả chưa tốt. Chúng tôi tiếp tục tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO THỂ THAO (Số 13 – 9/2020) 31 1.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế hiệu quả học kỹ thuật bơi bướm của sinh viên chuyên sâu bơi lội tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng Để làm rõ vấn đề đâu là nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế hiệu quả học tập ở kỹ thuật bơi bướm của sinh viên, chúng tôi đã đưa ra nhiều nguyên nhân, sau đó phỏng vấn trực tiếp 8 giảng viên bộ môn bơi lội và các huấn luyện viên bơi lội để tìm hiểu đâu là lý do chính dẫn đến vấn đề trên. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở Bảng 3. Bảng 3. Kết quả phỏng vấn nguyên nhân hạn chế trong việc học kỹ thuật bơi bướm của sinh viên chuyên sâu bơi lội tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng (n = 8) TT Nguyên nhân ảnh hưởng Kết quả phỏng vấn Đồng ý Không đồng ý n % n % 1 Do kỹ thuật bơi bướm có quá nhiều động tác phức tạp. 3 37,5 5 62,5 2 Dụng cụ học tập thiếu so với số lượng sinh viên quá đông. 2 25 6 75 3 Barem đánh giá điểm quá cao. 0 0 8 100 4 Sử dụng bài tập dẫn dắt quá ít. 7 87,5 1 12,5 5 Thể lực người học yếu (đặc biệt sức mạnh). 5 62,5 3 37,5 6 Sinh viên ít đi ngoại khóa. 5 62,5 3 37,5 7 Thái độ học tập của sinh viên chưa cao. 3 37,5 5 62,5 Qua Bảng 3 có thể nói nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hạn chế trong học tập kỹ thuật bơi bướm của sinh viên đó là việc sử dụng bài tập dẫn dắt quá ít, người học có thể lực yếu và chưa chú tâm vào công tác ngoại khóa. Nhưng theo kết quả phỏng vấn nguyên nhân lớn nhất, nhận được kết quả đồng tình nhất, làm hạn chế hiệu quả học tập của sinh viên ở nội dung bơi bướm là việc sử dụng bài tập dẫn dắt còn ít (tỷ lệ đồng ý 87,5%). Như vậy, việc nghiên cứu lựa chọn các bài tập dẫn dắt để áp dụng cho sinh viên chuyên sâu bơi lội tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng là cần thiết và mang tính thời sự. 2. Ứng dụng một số bài tập dẫn dắt (trên cạn và dưới nước) ở kỹ thuật bơi bướm cho sinh viên chuyên sâu bơi lội tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng 2.1. Lựa chọn bài tập dẫn dắt trên cạn và dưới nước ở kỹ thuật bơi bướm cho sinh viên chuyên sâu bơi lội Qua tổng hợp, phân tích tài liệu, giáo trình liên quan đến kỹ thuật bơi bướm và những bài tập dẫn dắt trong quá trình học tập cũng như tập luyện kỹ thuật bơi bướm dành cho sinh viên chuyên sâu bơi lội. Chúng tôi đã lựa chọn được 19 bài tập dẫn dắt (trên cạn và dưới nước) áp dụng cho quá trình học kỹ thuật bơi bướm và tiến hành phỏng vấn, hỏi ý kiến của 8 giảng viên bộ môn bơi lội và các huấn luyện viên bơi lội về mức độ phù hợp 19 bài tập trên (chúng tôi sẽ chọn những bài tập nhận được sự đồng ý từ 80% trở lên). Kết quả phỏng vấn được thể hiện rõ ở bảng sau. 32 BÀI BÁO KHOA HỌC Bảng 4. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập dẫn dắt trong quá trình học kỹ thuật bơi bướm dành cho sinh viên chuyên sâu tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng (n = 8) TT Bài tập dẫn dắt Kết quả phỏng vấn Đồng ý Không đồng ý n % n % * Các bài tập thực hiện ở trên cạn. 1 Uốn sóng bướm thuận. 8 100 0 0 2 Uốn sóng bướm nghịch. 8 100 0 0 3 Ở tư thế thẳng đứng thực hiện uốn sóng bướm kết hợp động tác quạt tay bướm (theo chu kỳ 2 động tác chân - 1 động tác tay). 7 87,5 1 12,5 4 Quạt tay bướm với dây cao su. 7 87,5 1 12,5 5 Cầm tạ kết hợp quạt tay bướm. 3 37,5 5 62,5 6 Nằm trên ghế băng thực hiện động tác quạt tay bướm. 7 87,5 1 12,5 7 Hai tay nắm xà ngang, duỗi phần trên cơ thể và thực hiện uốn sóng lưng. 2 25 6 75 8 Bật nhảy một chân qua bục cao 50cm (luân phiên từng chân). 8 100 0 0 9 Nhảy dây (kiểu chân lăng). 7 87,5 1 12,5 * Các bài tập ở dưới nước 10 Hai tay bám dây phao thực hiện động tác uốn sóng bướm. 8 100 0 0 11 Đứng tại chỗ bật nhảy qua dây phao. 3 37,5 5 62,5 12 Mang chân vịt uốn sóng bướm, hai tay duỗi thẳng phía trước. 8 100 0 0 13 Uốn sóng bướm kết hợp bơi tay ếch. 7 87,5 1 12,5 14 Uốn sóng bướm, tay bơi kiểu trườn sấp (2 uốn sóng bướm - 1 quạt tay). 8 100 0 0 15 Hai chân kẹp phao bơi tay bướm. 8 100 0 0 16 Uốn sóng bướm nghiêng nín thở 15m. 7 87,5 1 12,5 17 Uốn sóng bướm ngửa nín thở 15m. 7 87,5 1 12,5 18 Bơi phối hợp kỹ thuật bơi bướm 3-3 (3 uốn sóng bướm - 3 phối hợp). 8 100 0 0 19 Thực hiện kỹ thuật bơi bướm có sử trọng lượng (kéo thùng nước 2 lít). 2 25 6 75 Qua Bảng 4 chúng tôi đã lựa chọn được 15/19 bài tập đây là những bài tập nhận được sự đồng ý cao của các nhà phỏng vấn (các bài tập được in đậm, tỷ lệ đồng ý trên 80%), chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả thực tế của các bài tập này trong thực tiễn giảng dạy. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO THỂ THAO (Số 13 – 9/2020) 33 2.2. Đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập dẫn dắt (trên cạn và dưới nước) ở kỹ thuật bơi bướm cho sinh viên chuyên sâu bơi lội Đối tượng thực nghiệm: 18 sinh viên lớp 9/5 chia thành hai nhóm: nhóm thực nghiệm (NTN) 9 sinh viên và nhóm đối chứng (NĐC) 9 sinh viên. Đánh giá trình độ ban đầu của 2 nhóm: Chúng tôi tiến hành xác định trình độ ban đầu về thể lực và năng lực bơi lội của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng để xem 2 nhóm có sự tương đồng về thể lực và trình độ chuyên môn hay không. Kết quả đánh giá trình độ ban đầu giữa 2 nhóm được thể hiện ở bảng sau: Bảng 5. Kết quả đánh giá trình độ ban đầu của NĐC và NTN của sinh viên chuyên sâu bơi lội trường Đại học TDTT Đà Nẵng Nhóm Chỉ tiêu kiểm tra Nhóm thực nghiệm (nA = 9) Nhóm đối chứng (nB = 9) Sự khác biệt X  X  ttính p Chạy 30m XPC (s) 4,18 0,36 3,97 0,42 1,14 >0,05 Chạy tùy sức 5 phút (m) 1428,4 43,45 1439 46,55 0,5 >0,05 Đạp bể lướt nước (m) 5,70 0,315 5,81 0,32 0,72 >0,05 Qua Bảng 5 có thể nhận thấy: Sinh viên 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng ở các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực (Chạy 30m XPC và chạy tùy sức 5 phút) và năng lực chuyên môn (Đạp bể lướt nước) trước thực nghiệm đều có ttính 0,05 điều đó có nghĩa là trình độ ban đầu về thể lực và năng lực chuyên môn của 2 nhóm là tương đương nhau. Quá trình thực nghiệm được tiến hành với 36 giáo án giảng dạy thực hành, nhóm thực nghiệm áp dụng các bài tập dẫn dắt của chúng tôi đã lựa chọn, nhóm đối chứng thực hiện theo nội dung học bình thường. Sau thời gian thực nghiệm chúng tôi tiến hành thống kê kết quả kiểm tra và thi cuối học phần (nội dung thực hành) do bộ môn tổ chức. Kết quả được thể hiện rõ ở những Bảng 6 và Bảng 7. Bảng 6. So sánh tỷ lệ % kết quả giữa NTN và NĐC của sinh viên chuyên sâu bơi lội tại Trường Đại học TDTT Đà Nẵng Kiểm tra, thi Nội dung Kết quả kiểm tra, thi NTN (n = 9) NĐC (n = 9) Kiểm tra giữa kỳ Thực hiện KT 25m uốn sóng bướm Điểm xuất sắc: 11,1% Điểm xuất sắc: 0% Điểm khá, giỏi: 55,6% Điểm khá, giỏi: 44,4% Điểm trung bình: 33,3% Điểm trung bình: 55,6% Điểm yếu, kém: 0% Điểm yếu, kém: 0% Thi kết thúc học phần Thực hiện bơi phối hợp 50m bơi bướm. Điểm xuất sắc: 0% Điểm xuất sắc: 0% Khá, giỏi: 77,7% Khá, giỏi: 33,3% Trung bình: 22,2% Trung bình: 55,6% Yếu, kém: 0% Yếu, kém: 11,1% Qua Bảng 6 có thể thấy tỷ lệ điểm khá, giỏi và xuất sắc ở nội dung kiểm tra giữa kỳ và nội dung thi kết thúc học phần của NTN cao hơn tỷ lệ điểm khá, giỏi và xuất sắc ở nội dung kiểm tra giữa kỳ và nội dung thi kết thúc học phần của NĐC. Tỷ lệ điểm trung bình, yếu kém của NTN cũng thấp hơn so với NĐC. 34 BÀI BÁO KHOA HỌC Bảng 7. So sánh kết quả kiểm tra giữa NTN và NĐC sau thực nghiệm của sinh viên chuyên sâu bơi lội Trường Đại học TDTT Đà Nẵng TT Kết quả Nội dung kỹ thuật NĐC (n = 9) NTN (n = 9) So sánh X ± δ X ± δ ttính P 1 Thực hiện KT 25m uốn sóng bướm 7,9 ± 2,0 6,9 ± 0,63 3,34 <0,05 2 Thực hiện bơi phối hợp 50m bơi bướm 8,0 ± 2,0 7,2 ± 0,7 2,67 <0,05 (tbảng = 1,96) Qua Bảng 7 cho thấy: - Ở nội dung kiểm tra: Thực hiện KT 25m uốn sóng bướm có ttính = 3,34 > tbảng = 1,96. - Ở nội dung kiểm tra: Thực hiện bơi phối hợp 50m bơi bướm có ttính = 2,67 > tbảng = 1,96 ở ngưỡng xác suất P < 0,05. Như vậy, kết quả ở Bảng 6 và Bảng 7 đã phản ánh về hiệu quả các bài tập dẫn dắt mà chúng tôi đã lựa chọn cho sinh viên chuyên sâu bơi lội tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng là hoàn toàn phù hợp và có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng học tập cho sinh viên chuyên sâu bơi lội khi học kỹ thuật bơi bướm tại bộ môn bơi lội trường Đại học TDTT Đà Nẵng. KẾT LUẬN 1. Thực trạng về học kỹ thuật bơi bướm của sinh viên chuyên sâu bơi lội tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng tương đối yếu so với yêu cầu tập luyện đề ra, việc sử dụng bài tập dẫn dắt trên cạn và dưới nước của bộ môn bơi lội - trường Đại học TDTT Đà Nẵng còn hạn chế về số lượng và phương pháp thực hiện. 2. Bài viết đã chọn được 15 bài tập dẫn dắt (7 bài tập dẫn dắt trên cạn và 8 bài bài tập dẫn dắt ở dưới nước) đối với kỹ thuật bơi bướm cho sinh viên chuyên sâu bơi lội tại trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Việc ứng dụng 15 bài tập dẫn dắt trong quá trình học ở 36 giáo án đối với nhóm thực nghiệm sinh viên chuyên sâu bơi lội đã có hiệu quả rõ rệt, cụ thể sự tăng trưởng thành tích học tập bơi bướm ở nhóm thực nghiệm có ý nghĩa ở ngưỡng p  5%. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phan Thanh Hài và các cộng sự (2014), Giáo trình Bơi, Nxb. TDTT, Hà Nội. [2]. Lê Văn Lẫm, Phạm Xuân Thành (2007), Đo lường thể thao, Nxb. TDTT, Hà Nội. [3]. Phạm Trọng Thanh, Lê Nguyệt Nga, Đào Công Sanh (2006), Phương pháp huấn luyện vận động viên bơi trẻ, Nxb. TDTT, Hà Nội. [4]. Mạnh Tuấn (2006), Kỹ xảo bơi lội, Nxb. TDTT, Hà Nội. Bài nộp ngày 05/5/2020, phản biện ngày 11/8/2020, duyệt in ngày 25/8/2020

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfung_dung_bai_tap_dan_dat_nang_cao_hieu_qua_hoc_tap_ky_thuat.pdf
Tài liệu liên quan