KẾT LUẬN
- Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được 03 test
đánh giá trình độ KTCBCTTM trước mặt bằng hai tay
cho đối tượng nghiên cứu có đủ độ tin cậy và tính
thông báo sử dụng.
Test 1: CBCTTM bằng hai tay qua lưới, rơi vào
vòng tròn (đường kính vòng tròn 3m) 10 quả (điểm)
Test 2: CBCTTM bằng hai tay vào vòng tròn trên
tường 20s (số lần)
Test 3: di chuyển từ cuối sân tự CBCTTM, qua
lưới vào vòng tròn (đường kính 3m) 10 quả (điểm).
- Đề tài đã lựa chọn được 12 bài tập và chứng
minh tính hiệu quả của các bài tập này trong việc
nâng cao hiệu quả KTCBCTTM trước mặt bằng hai
tay cho SV trường ĐHQGHN, thể hiện rõ ở kết quả
kiểm tra sau 1 học kỳ TN của NTN.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng các bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt bằng hai tay (tín chỉ 1) cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 1/2019
28 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trung tâm Giáo dục thể chất (GDTC) và Thể thao
là một đơn vị thuộc ĐHQGHN với chức năng: giảng
dạy môn GDTC trong tất cả các chương trình đào tạo
bậc đại học, trung học phổ thông chuyên thuộc
ĐHQGHN và các đơn vị khác theo yêu cầu và khả
năng của trung tâm.
Trong chương trình giảng dạy các môn GDTC của
ĐHQGHN, bóng chuyền nằm trong nhóm các môn
học tự chọn, được xây dựng với khối lượng 3 tín chỉ.
SV hoàn thành tín chỉ 1, nếu có nguyện vọng sẽ được
đăng ký học tín chỉ kế tiếp .
Chuyền bóng cao tay trước mặt (CBCTTM) bằng
hai tay là kỹ thuật quan trọng nhất, cơ bản nhất, đòi
hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngón tay, cổ tay
với thân người và chân Nếu tốc độ chuyền bóng và
thời điểm chuyền bóng không đúng cũng sẽ ảnh
hưởng lớn đến kỹ thuật. Qua thực tế quan sát các lớp
học bóng chuyền, nhận thấy, KTCBCTTM trước mặt
bằng hai tay của sinh viên nhìn chung còn yếu, hiệu
quả chưa cao. Xuất phát từ thực tế, thông qua việc
lựa chọn các bài tập, chúng tôi tiến hành “Ứng dụng
các bài tập nâng cao hiệu quả KTCBCTTM trước
mặt bằng hai tay (tín chỉ 1) cho SV Đại học Quốc gia
Hà Nội”.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các
Ứng dụng các bài tập nâng cao hiệu quả
kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt
bằng hai tay (tín chỉ 1) cho sinh viên
Đại học Quốc gia Hà Nội
ThS. Nguyễn Thị Kim Chi; TS. Nguyễn Thị Thư Q
TÓM TẮT:
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học
cơ bản, chúng tôi đã lựa chọn và ứng dụng được
12 bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền
bóng cao tay trước mặt (KTCBCTTM) bằng hai
tay và 03 test kiểm tra, đánh giá KTCBCTTM
bằng hai tay có đủ độ tin cậy, tính thông báo cho
sinh viên (SV) đại học Quốc gia Hà Nội
(ĐHQGHN).
Từ khóa: bài tập, kỹ thuật, bóng chuyền, đại
học Quốc gia Hà Nội.
ABSTRACT:
Using basic scientific research methods, we
have selected and applied 12 exercises to improve
effective technique of high-handed ball in front of
two-handed and three tests, assetment of ball
technical transfer by front hands which have
enough reliability, notification properties for
students in Vietnam National University, Hanoi.
Keywords: exercise, technique, volleyball,
Vietnam National University, Hanoi.
(Ảnh minh họa)
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 1/2019
29THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
phương pháp nghiên cứu sau: phân tích và tổng hợp
tài liệu, phỏng vấn và toạ đàm, quan sát sư phạm,
kiểm tra sư phạm, thực nghiệm sư phạm và toán học
thống kê.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả
KTCBCTTM trước mặt bằng hai tay và test đánh
giá KTCBCTTM trước mặt bằng hai tay cho SV
ĐHQGHN
2.1.1 Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả
KTCBCTTM trước mặt bằng hai tay cho SV
ĐHQGHN
Để có thể lựa chọn được hệ thống bài tập nâng
cao hiệu quả KTCBCTTM trước mặt bằng hai tay
cho SV ĐHQGHN chúng tôi tiến hành nghiên cứu
những nguyên tắc cũng như yêu cầu lựa chọn bài tập
như sau:
+ Các bài tập có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
nâng cao hiệu quả KTCBCTTM trước mặt bằng hai
tay cho SV.
+ Các bài tập phải phù hợp với đặc điểm tâm lý,
trình độ sức khỏe, trình độ kỹ thuật của SV.
+ Các bài tập phải đảm bảo tính logic và tính hệ
thống
+ Các bài tập phải phong phú đa dạng và phù hợp
với điều kiện giảng dạy
+ Các bài tập phải đảm bảo cho người học trạng
thái tâm lý ổn định
Sau khi có được các nguyên tắc và yêu cầu lựa
chọn bài tập, chúng tôi tiến hành đọc, phân tích các
tài liệu chuyên ngành bóng chuyền, đồng thời quan
sát các buổi tập luyện của SV các trường chuyên
ngành thể dục thể thao (TDTT) như trường Đại học
TDTT Bắc Ninh, trường Đại học Sư phạm TDTT Hà
Nội, các trung tâm huấn luyện và tiến hành phỏng
vấn lựa chọn bài tập. Chúng tôi đã lựa chọn được 16
bài tập nâng cao hiệu quả KTCBCTTM cho SV
ĐHQGHN, bao gồm:
1. Bài tập mô phỏng kỹ thuật
2. Bài tập chuyền bóng vào vòng tròn trên tường
3. Bài tập chuyền bóng hình tam giác (3 người)
4. Bài tập chuyền bóng với đồng đội cự ly ngắn
5. Bài tập chuyền bóng với đồng đội cự ly dài
6. Bài tập chuyền bóng qua lưới
7. Bài tập chuyền bóng kết hợp di chuyển
8. Bài tập chuyền bóng qua lưới rơi vào vòng tròn
9. Bài tập chạy nâng cao đùi
10. Bài tập nằm sấp chống đẩy
11. Bài tập chuyền bóng bằng bóng rổ
12. Bài tập thi đấu chỉ sử dụng KTCBCTTM
2.1.2. Lựa chọn test đánh giá KTCBCTTM trước
mặt bằng hai tay cho SV ĐHQGHN
Thông qua đọc, phân tích tài liệu tham khảo và
phỏng vấn các giáo viên (GV), chuyên gia về môn
Bóng chuyền, đề tài lựa chọn được 05 test được các
giáo viên (GV), chuyên gia đánh giá cao trong đánh
giá KTCBCTTM trước mặt bằng hai tay. Nhằm đảm
bảo tính khoa học, đề tài tiến hành xác định độ tin tậy
và tính thông báo cho các test đã lựa chọn. Kết quả
đề tài thu được 03 test đảm bảo các yêu cầu như: dễ
thực hiện, không tốn kém và đảm bảo tính khao học.
Bao gồm:
Test 1: CBCTTM trước mặt bằng hai tay qua lưới,
rơi vào vòng tròn (đường kính vòng tròn 3m) 10 quả
(điểm)
Test 2: CBCTTM trước mặt bằng hai tay vào vòng
tròn trên tường 20s (số lần)
Test 3: di chuyển từ cuối sân tự CBCTTM, qua
lưới vào vòng tròn (đường kính 3m) 10 quả (điểm).
2.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập nâng
cao hiệu quả KTCBCTTM trước mặt bằng hai tay
cho SV ĐHQGHN
2.2.1 Xây dựng tiến trình TN
Căn cứ theo kế hoạch giảng dạy là 26 giáo án.
Thời gian tập luyện căn cứ vào nội dung, chương
trình môn học. Thời gian giảng dạy nâng cao hiệu
quả KTCBCTTM trước mặt bằng hai tay, được
chúng tôi xây dựng tiến trình TN được trình bày cụ
thể ở bảng 1.
2.2.2. Kết quả ứng dụng bài tập nâng cao hiệu
quả KTCBCTTM trước mặt bằng hai tay cho SV
ĐHQGHN
Trước TN, chúng tôi sử dụng 03 test đã lựa
chọn để kiểm tra và so sánh sự khác biệt về trình
độ thực hiện KTCBCTTM trước mặt bằng hai tay
của NTN và đối chứng (ĐC). Kết quả được trình
bày tại bảng 2.
Kết quả bảng 2 cho thấy ttính ở cả hai nhóm nam
và nữ tìm được ở cả 3 test từ 0,22 đến 1,19 đều nhỏ
hơn tbảng = 1,96. Điều đó chứng tỏ sự khác biệt về
trình độ KTCBCTTM của hai NTN và ĐC là không
có ý nghĩa với p > 0.05, chứng tỏ rằng trước TN trình
độ KTCBCTTM trước mặt bằng hai tay của 2 nhóm
tương là đương nhau.
Sau 4 tháng TN, chúng tôi tiếp tục sử dụng 03 test
đã lựa chọn của đề tài để kiểm tra trình độ
KTCBCTTM trước mặt bằng hai tay của NTN và ĐC
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 1/2019
30 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
Bảng 1. Tiến trình thực nghiệm bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt bằng hai tay
cho SV trường ĐHQGHN
Giáo án
TT Nội dung
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
1 Bài tập mô phỏng kỹ thuật + + +
2 Bài tập chuyền bóng vào vòng tròn trên tường + + + + + +
3 Bài tập chuyền bóng hình tam giác (3 người) + + + + + + + + +
4 Bài tập chuyền bóng với đồng đội cự ly ngắn + + + + +
5 Bài tập chuyền bóng với đồng đội cự ly dài + + + + + + +
6 Bài tập chuyền bóng qua lưới + + + + + + + + +
7 Bài tập chuyền bóng kết hợp di chuyển + + + + + + +
8 Bài tập chuyền bóng qua lưới rơi vào vòng tròn + + + + + +
9 Bài tập chạy nâng cao đùi + + + + + + +
10 Bài tập nằm sấp chống đẩy + + + + + +
11 Bài tập chuyền bóng bằng bóng rổ + + + + + + + +
12 Bài tập thi đấu chỉ sử dụng kỹ thuật chuyền
bóng cao tay
+ + +
Bảng 2. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm (nĐC = nTN = 35)
NTN
(n = 35)
NĐC
(n = 35)
Kết quả
so sánh TT Test
δ±x δ±x t p
CBCTTM bằng hai tay qua lưới, rơi
vào vòng tròn (đường kính vòng
tròn 3m) 10 quả (điểm)
3,55 ± 1,41 3,05 ± 2,12 1,19 > 0.05
CBCTTM bằng hai tay vào vòng
tròn trên tường 20s (số lần)
9,4 ± 3,54 9,1 ± 0,71 0,65 > 0.05
Nhóm
nam
(n = 20)
Di chuyển từ cuối sân tự chuyền
bóng cao tay, qua lưới vào vòng
tròn (đường kính 3m) 10 quả (điểm)
3,05 ± 1,41 2,9 ± 2,83 0,33 > 0.05
CBCTTM bằng hai tay qua lưới, rơi
vào vòng tròn (đường kính vòng
tròn 3m) 10 quả (điểm)
2,8 ± 1,41 2,53 ± 1,41 0,61 > 0.05
CBCTTM bằng hai tay vào vòng
tròn trên tường 20s (số lần) 6,67 ± 2,83 6,8 ± 2,83 0,22 > 0.05
Nhóm nữ
(n = 15)
Di chuyển từ cuối sân tự chuyền
bóng cao tay, qua lưới vào vòng
tròn (đường kính 3m) 10 quả (điểm)
2,93 ± 2,83 2,8 ± 1,41 0,25 > 0.05
và tiến hành xác định nhịp tăng trưởng của hai nhóm.
Kết quả được trình bày tại bảng 3.
Kết quả bảng 3 cho thấy ttính ở cả hai nhóm nam
và nữ tìm được ở cả 3 test từ 1,99 đến 3,95 đều lớn
hơn tbảng = 1,96. Điều đó chứng tỏ sự khác biệt về
trình độ KTCBCTTM của hai NTN và ĐC là có ý
nghĩa thống kê với xác suất p < 0.05, chứng tỏ rằng
sau TN trình độ KTCBCTTM trước mặt bằng hai tay
của 2 nhóm tương đã có sự khác biệt nhau.
Để thấy rõ sự khác biệt đó, đề tài tiến hành xác
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 1/2019
31THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
định mức độ tăng trưởng về trình độ KTCBCTTM
trước mặt bằng hai tay của NĐC và TN sau 4 tháng
ứng dụng các bài tập và tiến trình đã xây dựng của đề
tài. Kết quả được trình bày tại bảng 4 và biểu đồ 1.
Qua biểu đồ 1 cho thấy: sau 4 tháng TN, nhịp tăng
trưởng kết quả kiểm tra của NTN đã tốt hơn NĐC ở
tất cả các test.
Điều này cho thấy các bài tập chúng tôi đã lựa
chọn bước đầu có tác dụng tốt cho việc nâng cao hiệu
quả KTCBCTTM trước mặt bằng hai tay cho SV
Bảng 3. Kết quả kiểm tra sau TN (nĐC = nTN = 35)
NTN
(n = 35)
NĐC
(n = 35)
Kết quả
so sánh TT Test
δ±x δ±x t p
CBCTTM bằng hai tay qua lưới, rơi
vào vòng tròn (đường kính vòng
tròn 3m) 10 quả (điểm)
4,6 ± 0,71 3,55 ± 0,71 3,95 < 0.05
CBCTTM bằng hai tay vào vòng
tròn trên tường 20s (số lần)
10,7 ± 2,83 9,5 ± 2,12 2,31 < 0.05
Nhóm
nam
(n = 20)
Di chuyển từ cuối sân tự chuyền
bóng cao tay, qua lưới vào vòng
tròn (đường kính 3m) 10 quả (điểm)
4 ± 0,71 3,25 ± 2,12 1,99 < 0.05
CBCTTM bằng hai tay qua lưới, rơi
vào vòng tròn (đường kính vòng
tròn 3m) 10 quả (điểm)
3,67 ± 0,71 3 ± 0,71 2,17 < 0.05
CBCTTM bằng hai tay vào vòng
tròn trên tường 20s (số lần)
8,27 ± 1,41 7,2 ± 2,83 2,01 < 0.05
Nhóm nữ
(n = 15)
Di chuyển từ cuối sân tự chuyền
bóng cao tay, qua lưới vào vòng
tròn (đường kính 3m) 10 quả (điểm)
4,07 ± 0,71 3,27 ± 1,41 2,13 < 0.05
Bảng 4. Nhịp tăng trưởng về trình độ KTCBCTTM bằng hai tay
của nhóm TN và ĐC
TN ĐC
Nhóm Test
1v 2v W(%) 1v 2v W(%)
CBCTTM bằng hai tay qua lưới, rơi vào
vòng tròn (đường kính vòng tròn 3m) 10
quả (điểm)
3,55 4,6 25,8 3,05 3,55 15,2
CBCTTM bằng hai tay vào vòng tròn
trên tường 20s (số lần)
9,4 10,7 12,5 9,1 9,5 4,3
Nhóm
nam
Di chuyển từ cuối sân tự chuyền bóng
cao tay, qua lưới vào vòng tròn (đường
kính 3m) 10 quả (điểm)
3,05 4 27 2,9 3,25 11,4
CBCTTM bằng hai tay qua lưới, rơi vào
vòng tròn (đường kính vòng tròn 3m) 10
quả (điểm)
2,8 3,67 26,8 2,53 3 16,9
CBCTTM bằng hai tay vào vòng tròn
trên tường 20s (số lần)
6,67 8,27 21,4 6,8 7,2 5,71
Nhóm
nữ
Di chuyển từ cuối sân tự chuyền bóng
cao tay, qua lưới vào vòng tròn (đường
kính 3m) 10 quả (điểm)
2,93 4,07 32,4 2,8 3,27 15,4
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 1/2019
32 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
trường ĐHQGHN. Và cũng chứng tỏ rằng hệ thống
bài tập mà đề tài lựa chọn được tốt hơn so với các bài
tập thường được sử dụng tại trường ĐHQGHN.
3. KẾT LUẬN
- Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được 03 test
đánh giá trình độ KTCBCTTM trước mặt bằng hai tay
cho đối tượng nghiên cứu có đủ độ tin cậy và tính
thông báo sử dụng.
Test 1: CBCTTM bằng hai tay qua lưới, rơi vào
vòng tròn (đường kính vòng tròn 3m) 10 quả (điểm)
Test 2: CBCTTM bằng hai tay vào vòng tròn trên
tường 20s (số lần)
Test 3: di chuyển từ cuối sân tự CBCTTM, qua
lưới vào vòng tròn (đường kính 3m) 10 quả (điểm).
- Đề tài đã lựa chọn được 12 bài tập và chứng
minh tính hiệu quả của các bài tập này trong việc
nâng cao hiệu quả KTCBCTTM trước mặt bằng hai
tay cho SV trường ĐHQGHN, thể hiện rõ ở kết quả
kiểm tra sau 1 học kỳ TN của NTN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aulic I.V (1982), Đánh giá trình độ luyện tập thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
2. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, Nxb TDTT, thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Đức Văn (2001), "Phương pháp thống kê trong TDTT". Nxb. TDTT Hà Nội.
4. Đào Xuân Anh (2004), Nghiên cứu ứng dụng hệ thống các bài tập trong giảng dạy và huấn luyện chiến
thuật phát bóng cho SV chuyên sâu bóng chuyền trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Tây, Luận văn thạc sĩ,
trường Đại học TDTT I.
5. Lê Trí Trường (2005), Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn nam vận động viên bóng chuyền lứa
tuổi 14 - 16, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học TDTT I.
Nguồn bài báo: bài báo được trích từ đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, tên đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn
và ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả KTCBCTTM bằng hai tay (tín chỉ 1) cho SV ĐHQGHN”,
nghiệm thu năm 2016.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 16/12/2018; ngày phản biện đánh giá: 12/1/2019; ngày chấp nhận đăng: 21/2/2019)
Biểu đồ 1. Nhịp tăng trưởng trình độ KTCBCTTM bằng hai tay của NĐC và TN sau 4 tháng TN
NĐCNTN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ung_dung_cac_bai_tap_nang_cao_hieu_qua_ky_thuat_chuyen_bong.pdf