Kết luận: Qua khảo sát 1665 bệnh nhân đến
khám tại Khoa Khám Bệnh, Bệnh viện Đa khoa
Trung tâm An Giang để tầm soát bệnh lý huyết
sắc tố thể ẩn bằng các chỉ số hồng cầu và công
thức từ tháng 08/2010 đến tháng 03/2011, chúng
tôi có các kết luận như sau:
- Độ nhạy và độ đặc hiệu của chỉ số hồng
cầu và các công thức thì MCV và F1 là tốt nhất
trong tầm soát bệnh lý huyết sắc tố thể ẩn.
- Ứng dụng các chỉ số và công thức này
chúng tôi tầm soát được 31% bệnh lý huyết
sắc tố thể ẩn với các tỉ lệ:
thalassemia:(16,5%); Thalassemia 1,2% ;
Hemoglobin E: 3,48%, Thalassemia + HbE
7,26%, δβ Thalassemia 0,12%).
- Với thiết lập cây phả hệ nhằm đề ra chiến
lượt phòng bệnh, phát hiện sớm người mang
gen bệnh và tư vấn di truyền, chẩn đoán tiền
hôn nhân và chẩn đoán trước sinh đã mang lại
lợi ích to lớn cho gia đình và xã hội,
- Do tính phổ biến của xét nghiệm CTM, (và
tính được MCV, F1) đơn giản, rẻ tiền, dễ thực
hiện, hiệu quả cao cần khuyến khích áp dụng
sàng lọc bệnh huyết sắc tố.
- Chúng tôi đề nghị phác đồ xét nghiệm tầm
soát bệnh lý huyết sắc tố thể ẩn gồm các xét
nghiệm sau: Huyết đồ (18 thông số); sau đó
chọn lựa những trường hợp có MCV < 76fl và
F1<1530, xét nghiệm Ferritin và điện di
hemoglobin.
Để chủ động phòng bệnh, tránh nguy cơ ra
đời những đứa trẻ bị bệnh huyết sắc tố thể nặng
hoặc thể dị hợp tử kép Thalassemia + HbE cần
phải tiến hành sàng lọc bệnh huyết sắc tố thể ẩn
trong cộng đồng dân cư ở tỉnh An Giang.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 181 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng các chỉ số hồng cầu và công thức trong tầm soát bệnh lý huyết sắc tố thể ẩn tại bệnh viện An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 553
ỨNG DỤNG CÁC CHỈ SỐ HỒNG CẦU VÀ CÔNG THỨC
TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ HUYẾT SẮC TỐ THỂ ẨN
TẠI BỆNH VIỆN AN GIANG
Phạm Ngọc Dũng*, Huỳnh Nghĩa**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Sử dụng các chỉ số hồng cầu và công thức để xác định tỷ lệ bệnh lý huyết sắc tố thể ẩn tại bệnh
viện An Giang .
Đối tương và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân đến khám tại phòng khám BV An Giang và
đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang và tiến cứu.
Kết quả: Từ tháng 8/2010 đến 03/2011. Chúng tôi đã ứng dụng các chỉ số hồng cầu và công thức trong tầm
soát bệnh huyết sắc tố thể ẩn trên 1665 đối tượng vào khám bệnh tại Bệnh viện An Giang. Kết quả cho thấy độ
nhạy và độ đặc hiệu của các chỉ số hồng cầu RBC, MCV, MCH, RDW lần lượt 82%, 88%, 90%, 93%, 89%,
87%, và 40%, 47%. và các công thức Shin và Lal (F1), Mentzer(F2), Srivastava(F3), England và Fraser(F4),
Ricerca(F5) và Green and King(F6): 90%, 92%; 79%, 87%; 75%, 86%; 86%, 79%; 70%, 31% và 62%, 55%.
Trong đó Chỉ số MCV và F1 là có tính tầm soát cao nhất. Đây là phương pháp rẻ tiền, dễ thực hiện tại tuyến y tế
cơ sở. Chúng tôi tầm soát được 31% bệnh lý huyết sắc tố thể ẩn với các tỉ lệ : Thalassemia: (16,5%);
Thalassemia 1,2%; Hemoglobin E : 3,48%, Thalassemia + HbE 7,26%, δβ Thalassemia 0,12%, cho thấy nên
bắt đầu thực hiện phòng bệnh tại địa phương. Ngoài ra phòng ngừa thiếu sắt trong cộng đồng cũng là vấn đề cần
phải chú ý.
Kết luận: Chỉ số MCV và công thức F1 có tính hữu dụng cao trong tầm soát bệnh lý huyết sắc tố thể ẩn
trong cộng động.
Từ khóa: Hb trait AG : Huyết sắc tố thể ẩn tại tỉnh An Giang.
ABSTRACT
APPLICATION OF THE ERYTHROCYTES INDEX AND FORMULAS FOR SCREENING OF
HEMOGLOBIN TRAIT IN AN GIANG HOSPITAL
Pham Ngoc Dung, Huynh Nghia
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 552 - 558
Objectives: To use sing erythrocytes index and formulas for dectermine to prevalence of hemoglobin trait at
the Hospital An Giang.
Subjects and Methods: All patients preseting out patient of hospital An Giang and agree to participate in
research. Research Methodology: descriptive cross-sectional and prospective
Resuls: From 08/2010 to 03/2011. We used erythrocytes index and formulas for screening of Hemoglobin
Trait on 1.665 objects to out-patient at the Hospital An Giang. The results showed that the sensitivity and
specificity of erythrocyte indices consist of RBC, MCV, MCH, RDW, respectively 82%, 88%, 90%, 93%, 89%,
87% and 40%, 47%. and Shin and Lal formula (F1), Mentzer (F2), Srivastava (F3), England and Fraser (F4),
Ricerca (F5) and Green and King (F6): 90%, 92%, 79%, 87%, 75%, 86%, 86%, 79%, 70%, 31% and 62%,
* Khoa huyết học Bệnh viện An Giang ** Bộ môn Huyết học, Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: TS.BS. Huỳnh Nghĩa ĐT: 091.8449.119 Email: nghiahoa@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 554
55%. Which MCV index and F1 formula were the highest screening. This method is inexpensive, easy to
implement in medical facilities online. We dected the 31% hemoglobin trait with -thalassemia 16.5%,
thalassemia 1.2%, δβ thalassemia 0.12%,Hemoglobin E: 3:48%, 7.26% HBE +, that should start executing at
the local disease prevention. Besides preventing iron deficiency in the community as well as issues that need
attention.
Conclusion: The MCV index and F1 formula have usefully for detecting of hemoglobin trait in population.
Keyword: Hbtrait AG: Hemoglobin trait in An Giang Province.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh huyết sắc tố là bệnh huyết tán di
truyền rất hay gặp, được đặc trưng bởi sự khiếm
khuyết trong quá trình tổng hợp chuỗi globin
ảnh hưởng đến sự trưởng thành về đời sống
hồng cầu gây thiếu máu tán huyết mãn tính bắt
đầu từ lúc nhỏ tuổi(11,13,7). Khi mắc bệnh thể nhẹ,
bệnh nhân chỉ mang gen bệnh (do cha hoặc mẹ
truyền cho) có tình trạng thiếu máu nhẹ, tan
máu có bù trừ, lách có thể to hoặc không to, các
triệu chứng không rõ rệt, bệnh nhân có thể sống
lâu ở tuổi trưởng thành nhưng do mang gen
bệnh nếu kết hôn với người cũng mang gen
bệnh sẽ sinh ra những đứa con ở thể nặng. Bệnh
ở thể nặng sẽ có biểu hiện thiếu máu nặng, gan
lách to, giảm khả năng học tập, lao động và tuổi
thọ ngắn. Trẻ bị bệnh thường là một gánh nặng
cho gia đình và xã hội, ngoài việc phải bỏ công
chăm sóc không có thời gian lao động thì chi
phí cho việc chữa trị từ năm này sang năm khác
là không nhỏ, ở Việt Nam có thể lên đến vài
chục triệu/năm, nhiều gia đình rơi vào cảnh khó
khăn(1,3).
Ở hầu hết các nước bệnh nhân đều được
điều trị bằng phương pháp kinh điển là truyền
máu định kỳ và thải sắt(12,2,8). Đã có phương
pháp điều trị khác được đưa ra (như ghép tuỷ
giúp cải thiện bệnh nhưng chỉ giới hạn ở một số
trường hợp) nhưng điều chưa mang lại kết quả
như mong đợi và cho đến nay chưa có một biện
pháp phòng bệnh nào được áp dụng, điều đó
thể hiện trên thực tế là hàng năm còn thấy rất
nhiều trẻ bị bệnh thể nặng được sinh ra, hầu hết
những đứa trẻ này không được điều trị đầy đủ
với biểu hiện triệu chứng thiếu máu nặng (ít
được duy trì ở mức độ thiếu máu vừa)(7). Vì vậy
hướng giải quyết bệnh huyết sắc tố là phòng
bệnh. Mục tiêu của việc phòng bệnh là ngăn
ngừa sinh ra những đứa trẻ bị bệnh thể nặng
cho nên việc tầm soát người bị bệnh huyết sắc tố
thể ẩn trong cộng đồng có ích lợi về sức khoẻ
cộng đồng và kinh tế do góp phần làm giảm tỷ
lệ bệnh thể nặng, giảm chi phí điều trị(3). Để thực
hiện sàng lọc có tính khả thi, xét nghiệm lựa
chọn cần phải có chi phí thấp, dễ thực hiện,
chúng tôi chọn các chỉ số hồng cầu và công thức
vì các chỉ số và công thức này có giá trị chẩn
đoán phân biệt bệnh huyết sắc tố với thiếu máu
thiếu sắt (cũng có biểu hiện hồng cầu nhỏ) là
bệnh hay gặp ở nước ta, dễ tính toán và có thể
áp dụng cho tuyến y tế cơ sở.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp cắt ngang mô tả.
Đối tương nghiên cứu
Dân số mục tiêu: Những người bệnh vào
khám bệnh tại khoa Khám Bệnh có xét nghiệm
máu và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Dân số chọn mẫu: chọn bệnh nhân vào
khám bệnh có thử máu. từ tháng 08/2010 đến
tháng 03/2011.
Kỹ thuật chọn mẫu
Lấy mẫu đến khi đủ số lượng theo cở mẫu.
Tiêu chí chọn mẫu
Tiêu chuẩn chọn: Đối tượng không phân
biệt tuổi, giới nếu đồng ý tham gia nghiên cứu
theo tiêu chuẩn của nhóm nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ: Đối tượng không đồng
ý tham gia nghiên cứu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 555
Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 11.5,
các test kiểm định được sử dụng bao gồm t-test
cho các số trung bình, 2 test cho kiểm định một
tỉ lệ, ROC tính diện t1ch dưới đường cong suy
ra độ nhạy, độ đặc hiệu cùa các chỉ số hồng cầu
và công thức.
Phương pháp tiến hành theo sơ đồ sau
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Thực hiện từ tháng 08 năm 2010 đến tháng
03 năm 2011. khảo sát trên 1665 đối tượng, kết
quả như sau.
Đặc điểm nhóm nghiên cứu
Phân bố về giới tính
845
50.70%
820
49.30%
0
200
400
600
800
1000
Số lượng
Nam Nữ
Giới
Phân bố về giới tính
Đối tượng nam 50,70%, nữ 49,30%, không
có sự khác biệt giữa 2 nhóm, đạt phân phối
chuẩn và lớn hơn theo ước tính cở mẫu lúc
ban đầu, điều này phù hợp Trần Anh Thu
trên đối tượng hiến máu tự nguyện với tỉ lệ
nam và nữ 43,16% và 56,84%, mặt khác do đặc
điểm bệnh hemoglobin thì cách chọn mẫu
như trên là có ý nghĩa.
Phân bố về tuổi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 556
+ Chúng tôi nhận thấy nhóm 1-10 và 11-20 là
chiến ứu thế với tỉ lệ 11,4% và 6,7%, khi phát
hiện bệnh ở lứa tuổi này rất có lợi cho tương lai
trẻ giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội, đặc
biệt là tầm soát trước trước hôn nhân và tầm
soát trước sinh rất có ý nghĩa.
Phân bố về dân tộc
1573
94.40% 12 0.72%
80
4.88%
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
Số lượng
Kinh Hoa Khơmer
Dân tộc
Phân bố về dân tộc
+ Số liệu Cục thống kê 2010 An Giang có 2,1
triệu người, Kinh 94,24%; Khơmer 4,23%; Hoa
0,9%; chăm 0,63%), kết quả nghiên cứu này có
thể đại diện cho dân số mẫu để đánh giá bệnh lý
huyết sắc tố thể ẩn tại địa phương.
Có sự tương đồng trên tỉ lệ trong cấu trúc
dân số, chúng tôi chưa ghi nhận sự tăng khác
của tỉ lệ bệnh huyết sắc tố theo nhóm dân tộc,
nghiên cứu của chúng tôi tuy không có trường
hợp nào là dân tộc Chăm, nhưng không phải
nhóm dân tộc này không có bệnh huyết sắc tố.
Tỉ lệ thiếu máu
765
45.90%
830
49.80% 45 2.70% 25 1.60%
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
Số lượng
Không thiếu
máu
Độ 1 Độ 2 Độ 3
Mức độ
Mức độ thiếu máu
Tỉ lệ thiếu máu trong nghiên cứu chúng tôi
nhiều nhất là độ 1, kết quả này phù hợp với D.B
Trực Hb: 117 17g/l, theo Pearson hầu như
không có trường hợp nào Hb < 90g/l, ở người có
Huyết sắc tố thể ẩn.
Lượng Ferritin trong nhóm không bệnh huyết
sắc tố
53 4.50%
842
72.90%
260
22.6
0
200
400
600
800
1000
Số lượng
400
Mức độ
Lượng Ferritin trong nhóm không bệnh huyết sắc tố
+ Đối tượng được xem là khoẻ mạnh phát
hiện 4,5% thiếu sắt, Trần Anh Thu (6,46%), có
thể CSSKBĐ ở đây khá hơn vì 72% xã có Bác sỹ,
tăng cường VSPB để giảm TMTS trong cộng
đồng, tầm soát các bệnh nội khoa: trỉ, loét dạ
dày tá tràng
Lượng Ferritin trong nhóm bệnh huyết sắc tố
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 557
22 4.30%
353
69.20%
135
26.5
0
50
100
150
200
250
300
350
400
Số người
400
Mức độ
Lượng Ferritin trong nhóm bệnh huyết sắc tố
+ Tình trạng quá tải sắt luôn hiện diện ở
những trường hợp bệnh huyết sắc tố thể ẩn, Fe
tăng trong β thalassemia, thalassemia, HbE,
lần lượt là: 21,09%, 62,5%, 22,4%, so với Trần
Anh Thu 16%, 32%, 11,8%, ở nhóm Ferritin
giảm, người thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ
có nguy cơ cao bị bệnh huyết sắc tố.
Tỉ lệ bệnh trong nhóm nghiên cứu
+ β Thalassemia 275 (16,5%)
+ Thalassemia 20 (1,2%)
+ Hemoglobin E 58 (3,48%)
+ β Thalassemia + HbE 155 (7,26%)
+ δβ Thalassemia 2 (0,12%)
- Beta thalassemia thể ẩn: kết quả chúng tôi
16,5% của tác giả Trần Anh Thu 1,72%, của tác
giả Dương Bá Trực là 3,03%, Theo tác giả
Nguyễn Công Khanh (1993) người kinh Miền
Nam có tỉ lệ 1,7% người Khơmer từ 8,3%,
Mường 25%. Theo một số báo cáo dự báo của
TIF ở Đông Nam Á, tỷ lệ người bị β-thalassemia
chiếm khoảng từ 2,2% - 16%.
- Thalassemia Chúng tôi 1,2%, Theo tác giả
Nguyễn Công Khanh thì người kinh Miền Nam có
tỉ lệ 2,5 đến 6%.
Kết quả của chúng tôi có thấp hơn so với
các tác giả khác có thể do đặc điển của bệnh chủ
yếu là đột biến mất đoạn trên gen globin nên
mặc dù có thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ,
Fe tăng nhưng điện di Hb vẫn bình thường, XN
sinh học phân tử là giải pháp tối ưu.
- HbE dị hợp tử: Của chúng tôi 3,4%, Trần
Anh Thu 5,44%,Trần Văn Bé thì từ 15 75%.
Nguyễn Công Khanh thì người kinh Miền Nam có
tỉ lệ 3,1 đến 8,9%, người Khơmer từ 5,8 đến
38,6%. Cần chú ý HbE có hồng cầu nhỏ có thể
nhầm lẫn với thalassemia hay những giai đoạn
khởi phát của thiếu sắt, thường thì bệnh HbE dị
hợp tử không có triệu chứng không cần điều trị.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 558
Độ nhạy độ đặc hiệu của các chỉ cố hồng cầu và công thức
Các chỉ số hồng cầu gồm RBC, MCV, MCH,
RDW lần lượt là 82%, 88%; 90%,93%; 89%,87%;
và 40%,47%. và các công thức Shin và Lal (F1),
Mentzer (F2), Srivastava(F3), England và Fraser
(F4), Ricerca(F5) và Green and King (F6):
90%,92%; 79%,87%; 75%,86%; 86%,79%; 70%,
31%; và 62%,55%. Có 2 chỉ số có độ nhạy và độ
đặc hiệu cao là MCV(< 76fl), MCH(< 27pg) với
lần lượt là độ nhạy 94%, 91%, độ đặc hiệu 93%,
89%, Khi so sánh với các tác giả Dinesh.et all độ
nhạy lần lượt 93%, 97% và độ đặc hiệu lần lượt
96%, 100%, của Dương Bá Trực MCV < 80fl độ
nhạy 95%, độ đặc hiệu 90%. thì kết quả chúng
tôi tương đồng. Từ việc so sánh trên chúng tôi
nhận thấy các chỉ số MCV, MCH có hữu dụng
trong việc phát hiện bệnh huyết sắc tố thể ẩn.
Độ nhạy độ đặc hiệu các công thức: Shin và
Lal (F1), Mentzer (F2), Srivastava (F3), England
và Fraser (F4), Ricerca (F5) và Green and
King(F6): 90%,92%; 79%,87%; 75%,86%;
86%,79%; 70%, 31%; và 62%,55%. so với tác giả
Dinesh et all, độ nhạy F1, F2, F3, F4, F5, F6 lần
lượt là 99%, 92%, 89%, 89%, 92%, và 92%; độ đặc
hiệu 93%, 100%, 100%, 96%, 36%, và 70% Trần
Anh Thu với công thức F2 độ nhạy 89% và độ
đặc hiệu 99%. Từ so sánh trên ta thấy phát hiện
bệnh huyết sắc tố thể ẩn tốt nhất là công thức
F1.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 559
Kết luận: Qua khảo sát 1665 bệnh nhân đến
khám tại Khoa Khám Bệnh, Bệnh viện Đa khoa
Trung tâm An Giang để tầm soát bệnh lý huyết
sắc tố thể ẩn bằng các chỉ số hồng cầu và công
thức từ tháng 08/2010 đến tháng 03/2011, chúng
tôi có các kết luận như sau:
- Độ nhạy và độ đặc hiệu của chỉ số hồng
cầu và các công thức thì MCV và F1 là tốt nhất
trong tầm soát bệnh lý huyết sắc tố thể ẩn.
- Ứng dụng các chỉ số và công thức này
chúng tôi tầm soát được 31% bệnh lý huyết
sắc tố thể ẩn với các tỉ lệ:
thalassemia:(16,5%); Thalassemia 1,2% ;
Hemoglobin E: 3,48%, Thalassemia + HbE
7,26%, δβ Thalassemia 0,12%).
- Với thiết lập cây phả hệ nhằm đề ra chiến
lượt phòng bệnh, phát hiện sớm người mang
gen bệnh và tư vấn di truyền, chẩn đoán tiền
hôn nhân và chẩn đoán trước sinh đã mang lại
lợi ích to lớn cho gia đình và xã hội,
- Do tính phổ biến của xét nghiệm CTM, (và
tính được MCV, F1) đơn giản, rẻ tiền, dễ thực
hiện, hiệu quả cao cần khuyến khích áp dụng
sàng lọc bệnh huyết sắc tố.
- Chúng tôi đề nghị phác đồ xét nghiệm tầm
soát bệnh lý huyết sắc tố thể ẩn gồm các xét
nghiệm sau: Huyết đồ (18 thông số); sau đó
chọn lựa những trường hợp có MCV < 76fl và
F1<1530, xét nghiệm Ferritin và điện di
hemoglobin.
Để chủ động phòng bệnh, tránh nguy cơ ra
đời những đứa trẻ bị bệnh huyết sắc tố thể nặng
hoặc thể dị hợp tử kép Thalassemia + HbE cần
phải tiến hành sàng lọc bệnh huyết sắc tố thể ẩn
trong cộng đồng dân cư ở tỉnh An Giang.
Chiến lược sàng lọc
+ Mục đích sàng lọc: Hạn chế tới mức thấp
nhất trẻ sinh ra mang bệnh thể nặng.
+ Thực hiện: Sàng lọc quần thể, sàng lọc đích
(tiền hôn nhân, trước sinh).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 560
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CohenAR , GalanelloR , PennellDJ, Cunningham MJ. and
VichinskyE , Thalassemia, Hematology 2004, pg 1-30.
2. Dương Bá Trực, Trần Thị Hoàng Hoa, Nguyễn Công Khanh,
Tài Thị Thu Hoa (2006). Nghiên cứu các kỹ thuật sàng lọc β –
thalassemia. Y học thực hành số 545/2006, 111-115.
3. Froget BG, PearsonHA . (1998) Hemoglobin Synthesis and the
thalassemias. Blood principles practice of hematology, pg 1525 –
1590.
4. I Shine, Lal S (1977) Astrategy to detect β-thalassemia minor,
The Lancet, March 26, 692-694.
5. Mentzer WC , Ir, Differentiation of Iron deficiency from
thalassemia trait, The Lancet, April 21, 1973, 882.
6. Nguyễn Ngọc Minh (2007), Thalassemia và các bệnh
hemoglobin, Nhà xuất bản Y học Hà Nội: 179-191
7. Nguyễn Thị Thị Hoàng Nga (2001), Tổng kết tình hình bệnh
thalassemia trong 10 năm (1991-2001) tại trung tâm Truyền máu
Huyết học Tp. Hoà Chí Minh. Hoäi thaûo laàn thöù 4 HHTM 20
-22/8/2001 taïi thaønh phoá Hoà Chí Minh.
8. Nguyễn Thị Hoàng Nga (2002). Sử dụng công thức của Shine và
Lal trong tầm soát Thalassemia thể ẩn. Luận văn tốt nghiệp
chuyên khoa II.
9. PearsonHA. , O’Brien RT and McIntosh S. (1973). Screening for
thalassemia trait by electronic measurement of mean corpuscular
volume. The New England journal of medicine. Feb 15, 351-353.
10. Rathod DA , Kaur A , et al, (2007): Usefulness of Cell Counter–
Based Parameters and Formulas in Detection of β-Thalassemia
Trait in Areas of High Prevalence, Am J Clin Pathol 128; 585-
589. American Society for clinical pathology
11. Trần Văn Bé (1998), Bệnh huyết sắc tố, lâm sang huyết học, Nhà
xuất bản Y học Tp. Hồ Chí Minh; 66-70, 75-82.
12. Trần Anh Thu (2006-2008) Ứng dụng chỉ số Mentzer trong tầm
soát bệnh huyết sắc tố thể ẩn tại tỉnh Kiên Giang. Luận văn
chuyên khoa 2
13. Trần Văn Bé, Trần Văn Bình, Saovaros, Rimgrat Sriphanich,
Suthat Fucharoen (2001), Cơ chế phân tử của β-thalassemia ở
miền Nam Việt Nam, Các báo cáo khoa học, Hội thảo lần thứ 4
Huyết Học-Truyền máu 20-22/8/2001 tại Thành phồ Hồ Chí
Minh.
14. Washington state Dept of health (2008) Hemoglobinopathies
genaral overview, pg 3-5.
15. Weatheral DJ. (2005). Thalassemia in the Next Millennium. Ann
NY Sci 1998, 1-8.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ung_dung_cac_chi_so_hong_cau_va_cong_thuc_trong_tam_soat_ben.pdf