Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, sự
biến động bãi bồi trong các giai đoạn khác nhau ở
hai bên Cửa Đáy là không như nhau, tốc độ bồi tụ
ở phía bên phải cửa sông (khu vực ven biển Kim
Sơn) thường mạnh hơn so với phía bên trái cửa
sông (khu vực ven biển Nghĩa Hưng). Bên cạnh
quá trình bồi tụ mạnh, khu vực ven biển Nghĩa
Hưng còn xuất hiện những nơi bị xói lở cục bộ với
cường độ nhẹ diễn ra ở các đoạn bờ cong do dòng
chảy có tốc độ cao (dòng lũ kết hợp với dòng triều
rút) gây ra.
Trong 45 năm qua (từ năm 1966 đến năm
2011), vùng ven biển Cửa Đáy phát triển liên tục
về phía biển với tốc độ nhanh, tốc độ bồi ngang lớn
nhất đạt từ 89,7 ÷ 102,3 m/năm, tốc độ bồi trung
bình đạt 30,1 ÷ 55,7 m/năm. Diện tích bồi ở khu
vực ven biển Nghĩa Hưng là 2588,7 ha tương ứng
với tốc độ bồi trung bình là 47,1 ha/năm. Đối với
khu vực ven biển Kim Sơn với diện tích bồi tụ là
3097,5 ha tương ứng với tốc độ bồi trung bình là
56,3 ha/năm.
Bài báo trình bày một phương pháp hiện đại
được ứng dụng trong nghiên cứu quá trình biến
động bãi bồi vùng ven biển cửa sông. Phương pháp
này cho phép xây dựng được bản đồ diễn biến bồi
tụ - xói lở bờ biển và đánh giá định lượng quá trình
bồi tụ, xói lở bãi bồi vùng ven biển Cửa Đáy qua
các giai đoạn khác nhau, từ năm 1966 đến năm
2011, bằng tư liệu viễn thám và hệ thông tin địa lý
(GIS). Đồng thời phương pháp này cho phép356
nghiên cứu các vùng lãnh thổ rộng lớn một cách
đồng bộ, khách quan về hiện trạng phát triển bãi
bồi tại các thời điểm khác nhau. Trên cơ sở định
lượng hóa được các quá trình bồi - xói bờ biển, cửa
sông qua các thời kỳ, có thể đề xuất các giải pháp
phòng chống, bảo vệ bờ bãi, ổn định cửa sông một
cách có hiệu quả, phục vụ cho phát triển kinh tế
biển trong vùng.
8 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý trong đánh giá diễn biến bãi bồi ven biển cửa đáy qua các thời kỳ (1966 - 2011), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
349
35(4), 349-356 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 12-2013
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM
VÀ HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ TRONG ĐÁNH GIÁ
DIỄN BIẾN BÃI BỒI VEN BIỂN CỬA ĐÁY
QUA CÁC THỜI KỲ (1966 - 2011)
ĐÀO ĐÌNH CHÂM, NGUYỄN THÁI SƠN, NGUYỄN QUANG MINH
E-mail: chamvdl@gmail.com
Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Ngày nhận bài: 10 - 9 - 2013
1. Mở đầu
Các bãi bồi ven biển Cửa Đáy được hình thành
và phát triển không ngừng tạo ra các khu vực bồi
tụ, xói lở xen kẽ. Hiện nay, các bãi bồi ven biển
Cửa Đáy có diện tích khoảng trên dưới 20.000 ha.
Các bãi bồi ven biển cửa sông chủ yếu do hoạt
động của sông - biển hình thành nên rất nhạy cảm
với sự biến động của tự nhiên, luôn thay đổi theo
không gian và thời gian. Sự tồn tại của các bãi bồi
ven biển cửa sông phản ánh quá trình cân bằng
động của các hệ sinh thái kém bền vững. Một khi
các yếu tố tự nhiên ở đây bị tác động mạnh hoặc
khai thác không hợp lý, thì trạng thái cân bằng tự
nhiên sẽ bị phá vỡ, dẫn đến suy thoái môi trường,
thậm chí xảy ra các sự cố môi trường không thể
lường trước được. Ngoài ra, do không có đầy đủ số
liệu điều tra cơ bản về tài nguyên môi trường, hoặc
do không nắm được quy luật phát triển các bãi bồi
ven biển nên hàng loạt các dự án, nhất là các dự án
quai đê lấn biển, di dân ra vùng đất mới ở ven biển
nước ta đã thất bại gây thiệt hại rất lớn về người
và của.
Các bãi bồi ven biển Cửa Đáy có diện tích
tương đối lớn, rừng ngập mặn có mật độ cây dày,
nhiều rạch nhỏ nên rất khó khăn trong việc khảo
sát, đo đạc tại hiện trường bằng phương pháp trắc
địa truyền thống để đánh giá một cách định lượng
tốc độ bồi tụ, xói lở hàng năm. Chính vì vậy, việc
áp dụng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý
(GIS) là phương pháp hữu hiệu để xây dựng bản đồ
diễn biến bồi tụ - xói lở và đánh giá quá trình phát
triển bãi bồi vùng ven biển Cửa Đáy.
Trong khuôn khổ bài báo này, các tác giả trình
bày kết quả nghiên cứu diễn biến bãi bồi vùng ven
biển Cửa Đáy trong khoảng thời gian từ năm 1966
đến năm 2011 dựa trên phương pháp viễn thám và
hệ thông tin địa lý (hình 1).
2. Tài liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Tài liệu nghiên cứu
Nguồn dữ liệu thu thập được từ công trình
nghiên cứu trước đây [2, 3] như các bản đồ địa
hình, ảnh vệ tinh và các tài liệu khác có liên quan.
Bản đồ địa hình UTM (hình 2):
Bình đồ vùng nghiên cứu nằm trọn trong 1 tờ
bản đồ địa hình UTM, tỷ lệ 1:50.000 có số hiệu
6248 - IV do Cục Bản đồ Quân đội Mỹ (AMS) xây
dựng và xuất bản vào năm 1966; các bản đồ UTM
tái bản sau năm 1978 do Cục Bản đồ Bộ tổng tham
mưu QĐNDVN thực hiện. Trong các lần tái bản
sau này, trên các bản đồ mới có hiệu chỉnh địa
danh, bổ sung một số trục đường giao thông và
ranh giới hành chính mới, nhưng địa hình cơ bản
vẫn giữ nguyên hiện trạng theo bản đồ địa hình
năm 1966.
Các nguồn ảnh vệ tinh:
Ảnh vệ tinh Landsat 2, MSS, bao gồm 4 băng
chụp ngày 29/12/1975;
Ảnh vệ tinh Landsat 5, TM bao gồm 7 băng
chụp ngày 22/08/1990 (hình 3);
350
Ảnh vệ tinh Landsat 7, ETM bao gồm 8 băng
chụp ngày 29/09/2001 (hình 4);
Ảnh vệ tinh Spot 5, bao gồm 5 băng chụp ngày
25/08/2011 (hình 5).
Hình 1. Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu
Hình 3 Ảnh vệ tinh Landsat TM, vùng nghiên cứu
chụp ngày 22/08/1990
Hình 2. Bản đồ địa hình UTM vùng Cửa Đáy xuất bản năm 1966
351
Hình 4. Ảnh vệ tinh Landsat ETM, vùng nghiên cứu
chụp ngày 29/09/2001
Hình 5. Ảnh vệ tinh SPOT 5, vùng nghiên cứu
chụp ngày 25/08/2011
Vùng nghiên cứu nằm trọn trong các ảnh nêu trên.
Ảnh vệ tinh LANDSAT có độ phân giải là 15 m sau
khi đã tổ hợp ảnh vệ tinh SPOT 5 có độ phân giải là
2,5m. Các ảnh trên đã được chúng tôi sử dụng trong
đánh giá biến động bãi bồi vùng ven biển Cửa Đáy
qua các thời kỳ.
Các tài liệu khác có liên quan:
Bài báo sử dụng các số liệu về khí tượng, thủy -
hải văn để đánh giá ảnh hưởng của triều và mực
nước nhằm đảm bảo kết quả một cách chính xác
hơn trong quá trình nghiên cứu biến động bãi bồi
vùng ven biển Cửa Đáy.
Nhìn chung ảnh vệ tinh sử dụng trong nghiên
cứu đều được chụp trong thời gian có thời tiết tốt,
ít mây và khô, biên độ triều của vùng nghiên cứu
đã được hiệu chỉnh, do đó việc xác định vị trí bãi
bồi trên tư liệu bản đồ, ảnh viễn thám có thể chấp
nhận được.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá một cách định lượng về diễn biến
bãi bồi vùng ven biển Cửa Đáy, các tác giả đã sử
dụng phương pháp viễn thám và hệ thông tin địa lý
trong nghiên cứu này.
Thực chất của phương pháp này là chồng ghép
các chuỗi dữ liệu ảnh vệ tinh, ảnh máy bay hoặc tư
liệu bản đồ của các thời điểm khác nhau nhằm xác
định vị trí đường bờ trong quá khứ và biến đổi bãi
bồi theo thời gian. Hệ thông tin địa lý giúp cho
việc lưu trữ, cập nhật và xử lý các thông tin về diễn
biến vùng ven biển cửa sông. Phương pháp này cho
phép nghiên cứu các vùng lãnh thổ rộng lớn, có
tính đồng bộ, một cách khách quan về hiện trạng
đường bờ, bãi bồi vùng ven biển cửa sông tại các
thời điểm bay chụp ảnh viễn thám.
Phương pháp đánh giá biến động đường bờ
bằng ảnh vệ tinh:
Giá trị phổ của các pixel trong tư liệu viễn thám
đa phổ là những thông tin quan trọng trong việc
nghiên cứu biến động đường bờ.
Các thực nghiệm đã chỉ ra rằng băng ảnh màu
xanh lá cây (green) có bước sóng từ 0,52 ÷ 0,6 μm,
tương ứng với băng 2 trên ảnh Landsat, nhạy cảm
với sự khác biệt độ đục nước cộng với trầm tích và
các hợp chất ô nhiễm. Môi trường nước hấp thụ
mạnh bức xạ cận hồng ngoại (NIR), do đó trên ảnh
vệ tinh Landsat, băng 4 (0,76 ÷ 0,90μm) là những
băng rất quan trọng trong việc định vị và xác định
phạm vi của nước, phân biệt giữa đất khô và ẩm,
cung cấp thông tin về đầm lầy ven biển, đất ngập
nước và vùng ngập lũ. Trên ảnh vệ tinh Landsat,
băng 5 (1,55 ÷ 1,75μm) cho thấy một sự tương
phản mạnh mẽ giữa đất và mặt nước do sự hấp thụ
cao bức xạ hồng ngoại trung giữa nước và đất,
đồng thời phản xạ mạnh của lớp phủ thực vật. Vì
vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi đã sử dụng
phương pháp ảnh tỷ số (tỷ lệ giữa các băng ảnh)
của các băng ảnh trong những vùng có bước sóng
thích hợp để xác định vị trí đường bờ.
Tiền xử lý ảnh: Ảnh vệ tinh Landsat có độ phân
giải không gian là 30m (kênh đa phổ) và 15m
(kênh Panchromatic - P). Để sử dụng, các ảnh này
cần được hiệu chỉnh hình học và nắn chỉnh về cùng
hệ quy chiếu với bản đồ địa hình vùng nghiên cứu.
Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 ở vùng nghiên cứu
đã được sử dụng để nắn ảnh Landsat với độ chính
xác 0,5 pixel. Sau đó các ảnh vệ tinh của các thời
điểm còn lại được nắn với ảnh Landsat đã được
nắn chỉnh hình học.
352
Phân tích ảnh: Bước đầu tiên trong nghiên cứu,
biểu đồ ngưỡng được sử dụng trên băng cận hồng
ngoại (NIR) để tách giữa đất và nước. Trên ảnh vệ
tinh lúc này giá trị nước được cho là "1" và các giá
trị đất là "0", đó là một ảnh nhị phân. Ảnh này được
đặt tên là "Ảnh 1". Bước thứ hai, phương pháp ảnh
tỷ số được sử dụng với băng xanh lá cây/băng cận
hồng ngoại (green/NIR) và băng xanh lá cây/hồng
ngoại trung (green/MIR). Tỷ lệ của Green/NIR là rất
cần thiết để tách đất từ thực vật, tỷ lệ green/MIR để
tách thảm thực vật và đất không sử dụng. Các giá trị
pixel của nước sẽ lớn hơn 1. Hai ảnh từ tỷ số trên sẽ
được tích hợp để tạo thành hình ảnh mới có tên là
"Ảnh 2". Phép nhân giữa “Ảnh 1” và “Ảnh 2” sẽ tạo
ra ảnh thứ ba có tên là "Ảnh 3". Một số điểm ảnh
không thuộc tính sẽ được loại bỏ bằng các phép lọc
và cho hình ảnh đường bờ nước cuối cùng. Kết quả
của đường bờ nước sẽ là sự chuyển đổi sang định
dạng vector và xuất sang phần mềm MapInfo cho
việc phân tích sự thay đổi của đường bờ nước và
mức độ bồi tụ, xói lở bãi bồi theo các giai đoạn.
Hình 6 minh họa các bước của phương pháp này.
Hình 6. Sơ đồ chiết xuất đường bờ nước từ ảnh vệ tinh
4. Kết quả và thảo luận
Trên cơ sở kết quả xử lý thông tin và giải đoán
đường bờ nước trên các bản đồ, ảnh máy bay, ảnh
vệ tinh, các tác giả đã thành lập bản đồ biến động
đường bờ và bãi bồi vùng ven biển Cửa Đáy, giai
đoạn 1966 - 2011 (hình 7-12). Qua phân tích hiện
trạng bãi bồi vùng ven biển Cửa Đáy trong các thời
kỳ khác nhau vào các năm 1966, 1975, 1990, 2001
và 2011 và các tư liệu có liên quan, đưa ra một
số nhận xét quan trọng về tình hình diễn biến
Green/NIR > 1 và Green/MIR > 1
Ảnh vệ tinh
Hiệu chỉnh hình học
Ảnh 1
MIR band < ngưỡng
Ảnh 2
Ảnh 3 = Ảnh 1 × Ảnh 2
Lọc ảnh
Chuyển raster-vector
Đường bờ nước
Ảnh 4
353
bãi bồi vùng ven biển Cửa Đáy.
4.1. Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu diễn biến đường bờ và bãi
bồi vùng ven biển Cửa Đáy bao gồm 6 bản đồ
(hình 7-12) và bảng 1 dưới đây.
4.2. Đánh giá biến động bãi bồi vùng ven biển
Cửa Đáy qua các thời kỳ, từ năm 1966 đến
năm 2011
Diễn biến vùng Cửa Đáy có sự khác biệt cơ bản
so với các cửa sông khác ở ven biển đồng bằng
sông Hồng, đó là quá trình bồi tụ và kéo dài liên
tục với tốc độ nhanh về phía biển. Tuy nhiên, trong
các thời đoạn khác nhau, với sự tác động của con
người đến tự nhiên ngày càng nhiều hơn thì quá
trình bồi tụ, xói lở vùng ven biển Cửa Đáy cũng
diễn biến khác nhau.
- Giai đoạn 1966 - 1975 (hình 7):
Trong vòng 10 năm, trên đoạn đường bờ biển
31,1 km tính từ cửa Lạch Giang cho đến cửa Lạch
Càn, phần lớn bờ biển, cửa sông được bồi tụ và kéo
dài về phía biển. Tổng diện tích đất bồi ở vùng ven
biển Cửa Đáy trong giai đoạn này là 621,82 ha,
trong đó diện tích được bồi ở khu vực ven biển
Nghĩa Hưng (phía bên trái Cửa Đáy) lớn hơn ở khu
vực ven biển Kim Sơn - Ninh Bình (phía bên phải
Cửa Đáy) hơn 1,5 lần. Khu vực ven biển Nghĩa
Hưng (phía bên trái Cửa Đáy) thuộc tỉnh Nam
Định nằm ở phía nam của châu thổ sông Hồng,
đường bờ biển kéo dài khoảng gần 20 km và bị
giới hạn bởi hai phân lưu của hệ thống sông Hồng
đổ ra biển là sông Ninh Cơ (cửa Lạch Giang) ở
phía đông bắc và sông Đáy (cửa sông Cửa Đáy) ở
phía tây nam. Đây là khu vực đã và đang diễn ra
các hoạt động kinh tế sôi động như nuôi trồng thuỷ
sản, khai hoang, phát triển nông nghiệp, làm
muối,... Tốc độ bồi tụ ở khu vực ven biển Nghĩa
Hưng đạt 42,82ha/năm, còn ở khu vực ven biển
Kim Sơn chỉ đạt 26,27ha/năm (bảng 1). Tuy nhiên,
tốc độ bồi ngang lớn nhất lại xảy ra ở khu vực ven
biển Kim Sơn, 116,7m/năm, đối với khu vực ven
biển Nghĩa Hưng chỉ đạt 102,44m/năm. Bên cạnh
quá trình bồi tụ mạnh, vùng nghiên cứu còn xuất
hiện những nơi bị xói lở cục bộ với cường độ nhẹ
diễn ra ở các đoạn sông cong do dòng chảy có tốc
độ cao (dòng lũ kết hợp với dòng triều rút) gây ra.
Hiện tượng xói lở xảy ra mạnh mẽ nhất ở đoạn bờ
ở phía đông bắc vùng nghiên cứu (thuộc huyện
Nghĩa Hưng); đoạn bờ ở phía trái gần cửa sông
Cửa Đáy (thuộc xã Nam Điền) xảy ra xói nhẹ trên
chiều dài gần 2km.
- Giai đoạn 1975 - 1990 (hình 8):
Vùng ven biển Cửa Đáy tiếp tục phát triển bồi
tụ mạnh và kéo dài về phía biển với tốc độ khá
nhanh. Tốc độ phát triển các bãi bồi diễn ra ở hai
phía cửa sông không như nhau. Bãi bồi phía tây
thuộc huyện Kim Sơn phát triển nhanh hơn vùng
bãi bồi phía đông thuộc huyện Nghĩa Hưng. Diện
tích bồi tụ trong thời kỳ này ở khu vực ven biển
Nghĩa Hưng là 448 ha, tương ứng tốc độ phát triển
trung bình 29,87 ha/năm, còn đối với khu vực ven
biển Kim Sơn, diện tích bồi tụ đạt 569,2 ha, tương
ứng tốc độ phát triển trung bình 37,95 ha/năm
(bảng 1). So với giai đoạn trước, tốc độ bồi ngang
lớn nhất ở khu vực ven biển Kim Sơn cũng lớn hơn
nhiều, đạt tới 144m/năm, nhưng tốc độ bồi ngang ở
khu vực ven biển Nghĩa Hưng giảm đi đáng kể chỉ
bằng một nửa so với giai đoạn 1966 - 1975, giá trị
bồi tụ đạt 48,27m/năm.
- Giai đoạn 1990 - 2001 (hình 9):
Trên bình đồ chung, các bãi bồi ở Cửa Đáy
phát triển mạnh và tạo thành một cung lồi lớn ở
phía nam Cửa Đáy (phía bên phải cửa sông) dài tới
25,85km tính từ Cửa Đáy cho tới Lạch Càn. Diện
tích bồi mạnh ở khu vực ven biển Kim Sơn đạt tới
1379,26 ha, tương ứng với tốc độ bồi trung bình
năm là 125,4 ha/năm, còn ở khu vực ven biển
Nghĩa Hưng diện tích bồi mạnh cũng đạt 587,6 ha
tập trung chủ yếu ở gần cửa sông, tương ứng với
tốc độ bồi trung bình năm là 53,4 ha/năm (bảng 1).
Vùng bồi tụ mạnh nhất nằm ở phía tây và nam
vùng nghiên cứu thuộc địa phận các xã Kim Đông,
Kim Trung, Kim Tiến (huyện Kim Sơn); xã Nam
Điền (huyện Nghĩa Hưng). Ngược lại, đoạn bờ
phía đông, đông bắc vùng nghiên cứu xảy ra hiện
tượng bồi - xói xen kẽ. Hiện tượng xói lở xảy ra
chủ yếu ở bên phía bờ trái Cửa Đáy. Diện tích xói
lở đạt 97 ha, tương ứng với tốc xói trung bình 8,8
ha/năm. Trong giai đoạn này, tốc độ bồi ngang lớn
nhất xảy ra tương đối đồng đều cả hai bên Cửa Đáy
162,7m/năm đối với phía bờ trái và 169m/năm đối
với phía bờ phải. Tuy nhiên, tốc độ xói ngang lớn
nhất chỉ xảy ra mạnh ở phía bờ trái Cửa Đáy (khu
vực ven biển Nghĩa Hưng) đạt tới 59m/năm, ở phía
bờ phải hiện tượng xói lở xảy ra không đáng kể.
- Giai đoạn 2001- 2011 (hình 10):
Vùng ven biển Cửa Đáy tiếp tục được bồi tụ và
phát triển về phía biển, diễn ra đặc biệt mạnh ở
phía bờ trái Cửa Đáy. Lòng dẫn cửa sông có xu thế
chuyển từ hướng nam thành đông nam. Diện tích
bồi mạnh ở khu vực ven biển Nghĩa Hưng là
1235,9 ha, tương ứng với tốc độ bồi trung bình
năm là 123,6 ha/năm, khu vực ven biển Kim Sơn
diện tích bồi ít hơn, nhưng cũng đạt tới 915,8 ha,
354
tương ứng với tốc độ bồi trung bình năm là 91,6
ha/năm (bảng 1). Hoạt động bồi tụ mạnh nhất diễn
ra theo hướng đông nam từ hai bên cửa sông thuộc
khu vực xã Nam Điền (huyện Nghĩa Hưng) và địa
phận các xã Kim Đông, Kim Trung, Kim Tiến,
Kim Hải (huyện Kim Sơn). Trong 10 năm trở lại
đây, tốc độ bồi ngang phát triển mạnh nhất ở vùng
ven biển Cửa Đáy, tốc độ bồi lớn nhất xảy ra ở gần
khu vực cửa sông thuộc xã Nam Điền (huyện
Nghĩa Hưng) đạt giá trị 315 m/năm, còn bên phía
Kim Sơn giá trị này cũng đạt tới 226 m/năm. Tốc
độ bồi ngang trung bình trong giai đoạn này ở khu
vực ven biển Nghĩa Hưng đạt 63,9 m/năm và ở khu
vực ven biển Kim Sơn đạt 41,2 m/năm.
- Đánh giá chung về diễn biến trong giai đoạn
1966 - 2011 (hình 11, 12):
Điểm khác biệt cơ bản so với các cửa sông
khác ở ven biển đồng bằng sông Hồng là trong 45
năm qua vùng ven biển Cửa Đáy phát triển liên tục
về phía biển với tốc độ nhanh, tốc độ bồi lớn nhất
đạt từ 89,7 ÷ 102,3m/năm, tốc độ bồi trung bình
đạt 30,1 ÷ 55,7m/năm. Diện tích bồi ở khu vực ven
biển Nghĩa Hưng là 2588,7 ha tương ứng với tốc
độ bồi trung bình là 47,1 ha/năm; Đối với khu vực
ven biển Kim Sơn với diện tích bồi tụ là 3097,5 ha
tương ứng với tốc độ bồi trung bình là 56,3 ha/năm
(hình 10, bảng 1). Theo các kết quả nghiên cứu
trước đây [1-4], Cửa Đáy được xem là vùng ven
biển phát triển nhanh nhất ở đồng bằng sông Hồng,
nhờ có nguồn bồi tích phong phú từ hệ thống sông
Hồng và hệ thống sông Mã được dòng ven bờ đưa
tới. Đới ven biển phát triển bồi tụ theo kiểu lấp góc
vùng bờ lõm. Vùng ven biển Cửa Đáy phát triển
nhanh nhờ một phần là do có vị trí thuận lợi nằm
trong góc vịnh nước nông nửa khép kín. Vùng Cửa
Đáy ít chịu tác động mạnh của hướng sóng đông
bắc, các hướng sóng nam và đông nam có tác động
không mạnh do hiện tượng sóng phân kỳ ở vùng
nước nông có đường bờ lõm. Tuy phát triển bồi tụ
nhanh theo chiều ngang nhưng độ cao địa hình ở
vùng Cửa Đáy thường rất thấp, vì vậy sẽ rất khó
khăn cho việc quy hoạch sử dụng lâu dài các vùng
đất thấp, trong khi mực nước biển có xu thế ngày
càng dâng cao.
Hình 7. Bản đồ biến động bãi bồi vùng ven biển Cửa Đáy
(giai đoạn 1966-1975)
Hình 8. Bản đồ biến động bãi bồi vùng ven biển Cửa Đáy
(giai đoạn 1975 - 1990)
Hình 9. Bản đồ biến động bãi bồi vùng ven biển Cửa Đáy
(giai đoạn 1990 - 2001)
Hình 10. Bản đồ biến động bãi bồi vùng ven biển Cửa Đáy
(giai đoạn 2001 - 2011)
355
Hình 11. Bản đồ biến động bãi bồi vùng ven biển Cửa Đáy
(giai đoạn 1966 - 2011)
Hình 12. Bản đồ biến động đường bờ vùng ven biển Cửa Đáy
(giai đoạn 1966 - 2011)
Bảng 1. Diện tích, tốc độ bồi - xói bờ biển, bãi bồi vùng ven biển Cửa Đáy giai đoạn 1966 - 2011
Khu vực
Chiều dài
bờ biển
(km)
Diện tích bồi
(ha)
Diện tích xói
(ha)
Tốc độ bồi trung
bình
(ha/năm)
Tốc độ xói trung
bình (ha/năm)
Tốc độ bồi
ngang lớn nhất
(m/năm)
Tốc độ bồi
ngang TB
(m/năm)
Giai đoạn 1966 - 1975
Nghĩa Hưng 19,14 385,36 112,55 42,82 12,51 102,44 22,37
Kim Sơn 12,36 236,46 3,20 26,27 0,36 116,67 21,26
Tổng 31,50 621,82 115,75
Giai đoạn 1975 - 1990
Nghĩa Hưng 20,6 448,06 0 29,87 0 48,27 14,50
Kim Sơn 13,02 569,19 0,14 37,95 0,01 144,00 29,14
Tổng 33,62 1017,25 0,14
Giai đoạn 1990 - 2001
Nghĩa Hưng 18,78 587,59 97,07 53,42 8,82 162,73 28,44
Kim Sơn 15,85 1379,26 1,35 125,39 0,13 169,09 79,11
Tổng 34,63 1966,85 98,42
Giai đoạn 2001 - 2011
Nghĩa Hưng 19,35 1235,90 4,78 123,59 0,48 315,02 63,87
Kim Sơn 22,23 915,83 10,53 91,58 1,05 226,00 41,20
Tổng 41,58 2151,73 15,31
Giai đoạn 1966 - 2011
Nghĩa Hưng 19,14 2588,65 32.02 47,07 0,58 89,72 30,06
Kim Sơn 12,36 3097,46 0 56,32 0 102,27 55,69
Tổng 31,5 5686,11 32,02
5. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, sự
biến động bãi bồi trong các giai đoạn khác nhau ở
hai bên Cửa Đáy là không như nhau, tốc độ bồi tụ
ở phía bên phải cửa sông (khu vực ven biển Kim
Sơn) thường mạnh hơn so với phía bên trái cửa
sông (khu vực ven biển Nghĩa Hưng). Bên cạnh
quá trình bồi tụ mạnh, khu vực ven biển Nghĩa
Hưng còn xuất hiện những nơi bị xói lở cục bộ với
cường độ nhẹ diễn ra ở các đoạn bờ cong do dòng
chảy có tốc độ cao (dòng lũ kết hợp với dòng triều
rút) gây ra.
Trong 45 năm qua (từ năm 1966 đến năm
2011), vùng ven biển Cửa Đáy phát triển liên tục
về phía biển với tốc độ nhanh, tốc độ bồi ngang lớn
nhất đạt từ 89,7 ÷ 102,3 m/năm, tốc độ bồi trung
bình đạt 30,1 ÷ 55,7 m/năm. Diện tích bồi ở khu
vực ven biển Nghĩa Hưng là 2588,7 ha tương ứng
với tốc độ bồi trung bình là 47,1 ha/năm. Đối với
khu vực ven biển Kim Sơn với diện tích bồi tụ là
3097,5 ha tương ứng với tốc độ bồi trung bình là
56,3 ha/năm.
Bài báo trình bày một phương pháp hiện đại
được ứng dụng trong nghiên cứu quá trình biến
động bãi bồi vùng ven biển cửa sông. Phương pháp
này cho phép xây dựng được bản đồ diễn biến bồi
tụ - xói lở bờ biển và đánh giá định lượng quá trình
bồi tụ, xói lở bãi bồi vùng ven biển Cửa Đáy qua
các giai đoạn khác nhau, từ năm 1966 đến năm
2011, bằng tư liệu viễn thám và hệ thông tin địa lý
(GIS). Đồng thời phương pháp này cho phép
356
nghiên cứu các vùng lãnh thổ rộng lớn một cách
đồng bộ, khách quan về hiện trạng phát triển bãi
bồi tại các thời điểm khác nhau. Trên cơ sở định
lượng hóa được các quá trình bồi - xói bờ biển, cửa
sông qua các thời kỳ, có thể đề xuất các giải pháp
phòng chống, bảo vệ bờ bãi, ổn định cửa sông một
cách có hiệu quả, phục vụ cho phát triển kinh tế
biển trong vùng.
TÀI LIỆU DẪN
[1] Nguyễn Văn Cư (chủ biên), 1998: Điều tra cơ
bản tài nguyên môi trường nhằm khai thác sử dụng
hợp lý đất hoang hoá các bãi bồi ven biển cửa sông
Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước,
Lưu trữ tại Viện Địa lý, Hà Nội.
[2] Hoa Mạnh Hùng, 2001: Động lực hình thái
cửa sông ven biển đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam
phục vụ khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên môi
trường cửa sông ven biển, Luận án Tiến sĩ Địa lý,
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
[3] Phạm Quang Sơn, 2004: Nghiên cứu sự phát
triển vùng ven biển cửa sông Hồng - sông Thái
Bình trên cơ sở ứng dụng thông tin viễn thám và hệ
thông tin địa lý (GIS) phục vụ khai thác, sử dụng
hợp lý lãnh thổ, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
[4] Phạm Huy Tiến (chủ biên), 2005: Dự báo
hiện tượng xói lở, bồi tụ bờ biển - cửa sông Việt
Nam và các giải pháp phòng tránh, Báo cáo tổng
kết đề tài cấp Nhà nước, mã số KC.09.05, Lưu trữ
tại Viện Địa lý, Hà Nội.
[5] Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012: Kịch bản
biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Nxb.
Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam,
Hà Nội.
[6] UBND huyện Kim Sơn, 2000: Quy hoạch
tổng thể khai thác và sử dụng hợp lý vùng bãi bồi
ven biển Kim Sơn - Ninh Bình. Báo cáo tổng hợp,
126tr.
SUMMARY
Application of remote sensing technology and geographic information systems (GIS) to the assessment of the
growing of coastal plain of day estuary through periods, from 1966 to 2011
The study presents the results of researches, quantity assessments of the growth of coastal plain of Day estuary
from 1966 to 2011 by using remote sensing technology and GIS. The results showed that, this study area is one of the
coastal zone which has the fastest speed of alluvial growing in the Red River Delta. The alluvial plain at the right bank of
Day Estuary (belong to Kim Son District, Ninh Binh Province) raised faster than the left river bank, with an average
horizontal deposit of 55-56 m per year, corresponding to about 56,32 hectares per year. The alluvial plain at the left bank
of Day Estuary (belong to Nghia Hung District, Nam Dinh Province) has not only quite strong accretion but also weak of
local erosion rate. Yearly, the rate of horizontal accumulation at the left river bank can reach to 30 m per year,
corresponding to 47,07 hectares per year.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4119_14671_1_pb_6737_2107851.pdf