Trong các lớp thông tin để xây dựng bản đồ tài nguyên du lịch cộng đồng và bản đồ điểm,
tuyến du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang thì các dữ liệu không gian được cắt ra từ tập dữ liệu quốc
gia (tỉnh, huyện, giao thông, sông). Lớp huyện được cắt ra từ lớp huyện của Việt Nam.Bản đồ tài
nguyên du lịch cộng đồng và bản đồ điểm, tuyến du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang được biên tập
trên cơ sở dữ liệu của sở Văn hóa – Thể thao - Du lịch Hà Giang về các làng văn hóa du lịch cộng
đồng [6], sự phân bố các dân tộc; khảo sát của tác giả về các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn
tỉnh thông qua phương pháp thực địa. Nền bản đồ tài nguyên du lịch cộng đồng thể hiện các
không gian du lịch của tỉnh với 3 khu vực: không gian du lịch Đông Bắc gồm các huyện: Đồng
Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê và Bắc Quang; không gian du lịch trung tâm gồm
thành phố Hà Giang và huyện Vị Xuyên; không gian du lịch Tây Nam gồm các huyện: Hoàng Su
Phì, Xín Mần, Quang Bình.
Nền bản đồ điểm tuyến du lịch cộng đồng thể hiện các vùng văn hóa chủ yếu trên lãnh th
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang phục vụ học tập của sinh viên ngành du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
165
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2019-0037
Social Sciences, 2019, Volume 64, Issue 5, pp. 165-173
This paper is available online at
ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
TỈNH HÀ GIANG PHỤC VỤ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH DU LỊCH
Nguyễn Thị Phương Nga
Khoa Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Tóm tắt. Nghiên cứu này sử dụng GIS vào xây dựng cơ sở dữ liệu về du lịch cộng đồng tỉnh
Hà Giang theo hai dạng dữ liệu: dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian. Với dữ liệu thuộc
tính (dữ liệu phi không gian) tập trung thiết lập các loại tài nguyên du lịch thể hiện qua các
điểm tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ cho loại hình du lịch cộng đồng của tỉnh Hà Giang
gồm: phân bố các làng bản dân tộc, lễ hội truyền thống, ẩm thực, làng nghề truyền thống,
cảnh quan tự nhiên, di tích lịch sử và khảo cổ. Dữ liệu không gian sử dụng phần mềm
Mapinfo 11.0 thành lập bản đồ tài nguyên du lịch cộng đồng và bản đồ điểm tuyến du lịch
cộng đồng tỉnh Hà Giang. Hệ thống dữ liệu về du lịch cộng đồng của tỉnh Hà Giang được sử
dụng trong quá trình học tập của sinh viên ngành du lịch.
Từ khóa: Du lịch cộng đồng, ứng dụng GIS cơ sở dữ liệu du lịch cộng đồng.
1. Mở đầu
Hệ thống thông tin địa lí (Geographic Information System - GIS) là một nhánh của công nghệ
thông tin, đã hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước và phát triển rất mạnh trong những
năm gần đây [1]. GIS là một hệ thống kết hợp giữa con người và hệ thống máy tính cùng các thiết
bị ngoại vi để lưu trữ, xử lí, phân tích, hiển thị các thông tin địa lí để phục vụ một mục đích
nghiên cứu, quản lí nhất định. GIS sử dụng máy tính với những phần mềm chuyên dụng để lưu
trữ, phân tích và trình diễn dữ liệu đã thu thập được về một chủ đề nào đó [1]. Với các thông tin
có sẵn GIS sẽ được sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch. GIS có thể được sử dụng để theo
dõi, quản lí điểm đến; quy hoạch du lịch, xác định cơ sở dữ liệu về các dịch vụ phục vụ khách du
lịch (cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, vui chơi giải trí, các dịch vụ khác); phân tích các khoảng trống
trong phát triển của tài nguyên du lịch; tra cứu thông tin điểm đến du lịch; định vị điểm, tuyến du
lịch phục vụ cho khách du lịch, nhà nghiên cứu và nhà quản lí [2, 3]. Thông tin đưa vào GIS có
thể lấy từ dữ liệu viễn thám (ảnh hàng không, ảnh vệ tinh), bản đồ giấy, bản đồ số hoặc các thông
tin thô đo được từ GPS và các dữ liệu phi không gian khác. Dữ liệu không gian của GIS có 2 loại
chính là raster và vector [1]. Dữ liệu phi không gian (dữ liệu thuộc tính) được xác định là tài
nguyên du lịch, đặc tính của điểm, tuyến du lịch (các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng
cảnh) [6]. Những nghiên cứu về ứng dụng của GIS trong du lịch đã được thực hiện, tuy nhiên
sử dụng GIS vào xây dựng dữ liệu du lịch cộng đồng còn hạn chế, đặc biệt là tại địa bàn tỉnh Hà
Giang. Nghiên cứu này bước đầu thiết lập dữ liệu thuộc tính và thành lập bản đồ tài nguyên du
lịch cộng đồng, bản đồ điểm tuyến du lịch cộng đồng của tỉnh Hà Giang phục vụ học tập cho sinh
viên ngành du lịch.
Ngày nhận bài: 19/3/2019. Ngày sửa bài: 19/41/2019. Ngày nhận đăng: 12/5/2019.
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Phương Nga. Địa chỉ e-mail: nguyenphuongnga.haui@gmail.com
Nguyễn Thị Phương Nga
166
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chủ yếu là GIS kết hợp phương pháp thống kê, phân
tích để đưa ra kết quả nghiên cứu về cơ sở dữ liệu du lịch cộng đồng của tỉnh Hà Giang.
- Phương pháp thống kê, phân tích: tác giả thu thập thông tin về tài nguyên du lịch cộng đồng,
thống kê các điểm tài nguyên thông qua thông tin của sở Văn hóa – Thể thao- Du lịch tỉnh Hà
Giang và khảo sát thực địa, từ đó xác định cơ sở dữ liệu thuộc tính về du lịch cộng đồng.
- Phương pháp phân vùng địa lí: nghiên cứu này sử dụng phân vùng không gian trong địa lí
để thực hiện phân vùng tài nguyên du lịch cộng đồng và khu vực khai thác du lịch cộng đồng tại
địa bàn tỉnh Hà Giang. Cơ sở phân vùng dựa trên sự tương đồng về đặc điểm tự nhiên, đặc điểm
dân cư, dân tộc và hiện trạng khai thác các điểm du lịch trên lãnh thổ tỉnh Hà Giang.
- Sử dụng GIS dưới góc độ một cơ sở dữ liệu chứa các thông tin không gian (thông tin địa
lí: cặp tọa độ x, y trong hệ tọa độ phẳng hoặc địa lí) và các thông tin thuộc tính liên kết chặt
chẽ với nhau và được tổ chức theo cấu trúc của hoạt động du lịch. Thời gian được mô tả như
một kiểu thuộc tính đặc biệt. Quan hệ được biểu diễn thông qua thông tin không gian và/hoặc
thuộc tính [1].
Nguồn: [1]
Có hai dạng cấu trúc dữ liệu cơ bản trong GIS, đó là dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính.
Đặc điểm quan trọng trong tổ chức dữ liệu của GIS là: dữ liệu không gian (bản đồ) và dữ liệu
thuộc tính được lưu trữ trong cùng một cơ sở dữ liệu và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Dữ liệu
không gian có hai dạng cấu trúc, đó là dạng raster và dạng vector. Dữ liệu thuộc tính dùng để mô
tả đặc điểm của đối tượng. Dữ liệu thuộc tính có thể là định tính - mô tả chất lượng (qualitative)
hay là định lượng (quantative) [1]. Về nguyên tắc, số lượng các thuộc tính của một đối tượng là
không có giới hạn. Để quản lí dữ liệu thuộc tính của các đối tượng địa lí trong cơ sở dữ liệu, GIS
đã sử dụng phương pháp gán các giá trị thuộc tính cho các đối tượng thông qua các bảng số liệu.
Mỗi bản ghi (record) đặc trưng cho một đối tượng địa lí, mỗi cột của bảng tương ứng với một kiểu
thuộc tính của đối tượng đó. Các dữ liệu trong GIS thường rất lớn và lưu trữ ở các dạng file khác
nhau nên tương đối phức tạp.
Sử dụng phần mềm Mapinfo 11.0 nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính về tài nguyên du
lịch cộng đồng của tỉnh Hà Giang và dữ liệu không gian với bản đồ tài nguyên du lịch cộng đồng ,
bản đồ điểm tuyến du lịch cộng đồng của tỉnh Hà Giang.
2.2. Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang
2.2.2. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu
Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang phục vụ học tập
167
Cơ sở dữ liệu du lịch cộng đồng xây dựng trên nền tảng GIS được xác định bởi hệ thống dữ
liệu không gian và dữ liệu phi không gian (đặc tính của các đối tượng). Dữ liệu không gian được
thể hiện thành bản đồ tài nguyên du lịch cộng đồng của tỉnh Hà Giang và bản đồ điểm, tuyến du
lịch cộng đồng. Dữ liệu phi không gian được xác định là đặc tính của các tài nguyên du lịch (điểm
tài nguyên du lịch), ranh giới hành chính, hệ thống giao thông, vùng văn hóa, điểm, tuyến du lịch.
Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang được thực hiện như sau:
Hình 2. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch cộng đồng [4, 6]
Bước 1: Thu thập cơ sở dữ liệu từ các nguồn thông tin (thống kê của tỉnh, khảo sát thực tế,
nghiên cứu đi trước)
Bước 2: Lựa chọn dữ liệu phù hợp với mục đích sử dụng cơ sở dữ liệu
Bước 3: Sử dụng dữ liệu nền (bản đồ nền của tỉnh Hà Giang), cập nhật, bổ sung dữ liệu nền
(nếu có)
Bước 4: Tạo ra các lớp dữ liệu mới bao gồm: dữ liệu thuộc tính về các điểm du lịch, tài
nguyên du lịch cộng đồng, điều kiện giao thông; xây dựng dữ liệu không gian.
Bước 5: Ứng dụng cơ sở dữ liệu vào thành lập bản đồ dùng cho học tập của sinh viên
2.2.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu
a. Xây dựng cơ sở dữ liệu phi không gian
* Dữ liệu về tài nguyên du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang
Trong nghiên cứu này, cơ sở dữ liệu phi không gian của du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang
được xây dựng tập trung vào hệ thống tài nguyên du lịch cộng đồng của tỉnh, phân thành các loại
tài nguyên chủ yếu sau:
- Làng bản dân tộc: Hà Giang là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa dân tộc giàu bản sắc.
Trong số 22 tộc người ở Hà Giang đều thuộc tộc người tiêu biểu cho vùng văn hóa Việt Bắc và
vùng cao biên giới phía bắc như Mông, Dao, Tày, Nùng, Giáy La Chí, Pà Thẻn, Cờ Lao, Lô Lô,
Pu Péo Tính địa phương của văn hoá tộc người Hà Giang được thể hiện khá rõ nét theo 3 tiểu
vùng.
+Tiểu vùng I gồm 4 huyện vùng cao núi đá phía bắc Hà Giang: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và
Quản Bạ, đây là địa bàn cư trú chủ yếu của các tộc người Mông, Dao, Giáy, Bố Y, Lô Lô, Pu Péo và một
bộ phận người Tày, Cờ Lao, Kinh, Hoa.
+Tiểu vùng II gồm 2 huyện vùng cao núi đất phía tây Hà Giang: Hoàng Su Phì và Xín Mần,
đây là địa bàn cư trú chủ yếu của người Dao, Nùng, Mông, La Chí, Phù Lá và một bộ phận người
Tày, Kinh.
+Tiểu vùng III gồm các huyện vùng núi thấp (trong so sánh nội bộ tỉnh Hà Giang): Bắc
Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Quang Bình và thành phố Hà Giang, đây là địa bàn cư trú tập trung
của người Tày, Kinh, Pà Thẻn và một bộ phận người Dao, Mông, Nùng
- Lễ hội truyền thống
+ Lễ cấp sắc của dân tộc Dao: đây là lễ hội độc đáo của đồng bào dân tộc Dao Đỏ, sinh sống
chủ yếu ở các huyện Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần của Hà Giang.
Nguyễn Thị Phương Nga
168
+ Lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn ở Bắc Quang, Quang Bình. Lễ hội nhảy lửa để tạ ơn
trời đất, thần linh đã cho một vụ mùa tươi tốt và cầu chúc cho vụ mới no ấm.
+ Lễ hội Gầu tào (Hội chơi đồi hay chơi núi mùa xuân): Lễ hội của đồng bào dân tộc Mông
được tổ chức sau ngày mùng 2 tết, kéo dài 1 đến 3 ngày trên những khu đồi tương đối bằng, thuận
đường đi lại ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì.
- Trang phục: Cộng đồng các dân tộc ở Hà Giang với 22 dân tộc là 22 sắc thái khác
nhau về trang phục, tạo nên những sắc màu tươi mới trên vùng cao nguyên đá. Bộ trang phục cầu
kỳ, sặc sỡ được may từ chất liệu tự nhiên của người Mông Pu Péo, Lô Lô, Giáy Pà Thẻn, Cờ
Lao tạo nên những sắc thái riêng, thể hiện văn hóa bản địa, là những nét chấm phá đầy màu sắc,
ấm áp nơi vùng núi đá.
- Ẩm thực: Hà Giang có nhiều sản vật tự nhiên và món ăn độc đáo hấp dẫn du khách và
trở thành tài nguyên du lịch văn hóa như cháo đắng (hay cháo Ấu tẩu), thịt bò khô, thịt hun khói
của đồng bào dân tộc Mông, Dao, thịt trâu gác bếp của người Thái đen, thắng cố, lạp xường vùng
cao, thảo quả muối, xôi ngũ sắc, rượu thóc Tùng Bá, rượu ngô Thanh Vân, mèn mén, cơm lam,
chè san tuyết, mật ong hoa bạc hà Hương vị của những món ăn trên góp phần thu hút khách và
kéo dài thời gian lưu lại trên đất Hà Giang.
- Kiến trúc: Nghệ thuật kiến trúc của đồng bào các dân tộc Hà Giang có thể coi là hết
sức độc đáo, vừa có nét chung về xây dựng nhà cửa của các dân tộc miền núi phía bắc, vừa có nét
riêng do đặc điểm tự nhiên. Ngôi nhà sàn của đồng bào Tày, Nùng ở vùng núi phía tây nam với
mái lá cọ còn khá nguyên vẹn trong các bản làng quanh thành phố Hà Giang, Vị Xuyên, Bắc
Quang Trên vùng cao nguyên đá có những ngôi nhà trình tường đất với hàng rào đá hết sức độc
đáo cheo leo trên những triền núi cao của đồng bào người Mông thể hiện sự khéo léo, khả năng
thích nghi với điều kiện tự nhiên. Công trình kiến trúc kiên cố là nét văn hóa của người Mông mà
tiêu biểu là dinh thự họ Vương (Đồng Văn).
- Truyền thống canh tác thổ canh trên hốc đá
Thổ canh trên hốc đá là hình thức canh tác độc nhất vô nhị của nước ta cũng như trong khu
vực. Đây là tài nguyên du lịch văn hóavô cùng độc đáo cần được khai thác và phát huy của vùng
cao nguyên đá. Kỹ thuật canh tác trên nương đá đã được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc
gia. Với kỹ thuật này thể hiện những tri thức dân gian được người Mông bản địa sinh sống trên
vùng núi đá phía bắc đúc rút, hoàn thiện trong quá trình canh tác trên nương đá, truyền lại qua
nhiều thế hệ, đánh dấu quá trình định cư lâu dài con người trên vùng đất khắc nghiệt; thể hiện
kinh nghiệm khai thác, canh tác, tạo dựng cuộc sống dựa vào tự nhiên của đồng bào dân tộc.
- Làng nghề truyền thống
Ngành nghề truyền thống của các dân tộc Hà Giang phong phú và đa dạng như nghề rèn (của
người Mông, Dao, Cờ Lao...), trồng bông, kéo sợi, dệt vải, in hoa trên vải bằng sáp ong, đan lát...
(của người Dao), nghề mộc (của người Cờ Lao)... Xuất phát từ điều kiện sinh sống trên cao nguyên
đá còn rất nhiều khó khăn trong quá trình canh tác, người Mông ở Hà Giang có nghề rèn độc đáo.
Làng rèn không chỉ sản xuất ra các vật dụng cần thiết phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày của
đồng bào, mà còn là nét văn hóa đặc trưng, thể hiện cuộc sống vất vả nhưng cũng đầy kiên cường của
đồng bào.
+ Làng nghề dệt lanh: dệt lanh Lùng Tám nổi tiếng sản phẩm dệt vải lanh truyền thống trong
và ngoài nước của đồng bào Mông thuộc xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ.
+ Làng nghề đan lát: Hàng mây tre đan xuất khẩu ở Việt Quang (Bắc Quang), thị trấn Vị
Xuyên (huyện Vị Xuyên) cũng đã bước đầu gây sự chú ý của khách hàng. Nhiều đồ mỹ nghệ được
sản xuất từ gỗ địa phương cũng đã được chào hàng ở khắp mọi nơi trong nước.
+ Làng nghề chạm bạc
Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang phục vụ học tập
169
Nghề chạm bạc truyền thống của người Dao ở Hà Giang đã có từ cách đây hàng trăm năm.
Nhưng hiện nay chỉ còn tồn tại rải rác trong các hộ gia đình ở một số xã vùng sâu, vùng xa của
các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Vị Xuyên, Yên Minh, Mèo Vạc. Sản phẩm gồm các loại vòng
bạc, hoa trang trí, xà tích, tăm, lắc, xuyến, hoa tai, nhẫn, chuông... Làng nghề tạo ra những sản
phẩm có giá trị kinh tế, tạo nguồn thu nhập cho đồng bào mà còn góp phần vào giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc Dao ở Hà Giang.Chợ phiên: Chợ phiên trở thành tài nguyên du lịch văn hóa. Các
chợ phiên ở Hà Giang có thể khai thác phục vụ du lịch như chợ Sà Phìn, chợ Lũng Phìn (huyện
Đồng Văn); chợ cửa khẩu Bạch Đích - Giàng Vản, chợ Du Tiến (huyện Yên Minh); chợ cửa khẩu
Nghĩa Thuận - Pả Pú; chợ cửa khẩu Phó Bảng - Đổng Cán; chợ Săm Pun - Điền Bồng; chợ Lũng
Làn (Sơn Vĩ) - Pờ Tú; chợ Thượng Phùng - Thèn Pàng; chợ trung tâm các huyện Đồng Văn, Quản
Bạ; Mèo Vạc, Yên Minh, Hoàng Su Phì, Xín Mần...
- Chợ tình Khau Vai: đây là điểm du lịch hấp dẫn của Hà Giang mỗi độ xuân về. Được tổ
chức vào 27/3 hàng năm, chợ tình Khau Vai vẫn còn giữ được những nét đẹp nguyên sơ của phiên
chợ tình của đồng bào các dân tộc. Đây là nơi gặp gỡ của những đôi lứa yêu nhau mà không đến
được với nhau. Họ đến để ôn lại những kỉ niệm xưa, để rồi sau đó trở về vun đắp cho gia đình
hiện tại của mình. Chợ tình Khau Vai là một nét đẹp văn hóa cần được lưu giữ và phát huy trên
vùng cao nguyên đá.
- Di tích khảo cổ học
Hà Giang còn có nhiều di tích khảo cổ đã được phát hiện, với nhiều di vật còn lại cách đây
vài vạn năm như: Di tích Đồi Thông, địa điểm Lò Gạch II, di chỉ Lò Gạch (thành phố Hà Giang)...
Đây là những di tích quan trọng chứng minh người tiền sử đã tồn tại ở đây từ rất lâu và trở thành
điểm tham quan du lịch. Di tích khảo cổ học hang Đán Cúm, xã Yên Cường, huyện Bắc Mê được
xếp hạng quốc gia năm 2001. Di tích khảo cổ học hang Nà Chảo, xã Yên Cường, huyện Bắc Mê
được xếp hạng quốc gia năm 2001.
- Cảnh quan cao nguyên đá
Cảnh quan cao nguyên đá Đồng Văn tập trung ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh,
Quản Bạ với một số điểm tài nguyên nổi bật: tượng Thạch Sơn Thần, vách ảo ảnh, đèo Mã Pí
Lèng, sông Nho Quế, hệ thống hang động
- Cảnh quan ruộng bậc thang
Cảnh quan ruộng bậc thang tập trung chủ yếu ở khu vực Hoàng Su Phì, Xín Mần vào các
mùa nước đổ, mùa lúa chín, mùa lúa xanh cùng với các làng du lịch cộng đồng là điểm nhấn của
tài nguyên du lịch phía tây tỉnh Hà Giang.
* Dữ liệu về điểm, tuyến du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang.
Điểm du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang là điểm có tài nguyên du lịch cộng đồng, có điều
kiện để phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm. Các điểm du lịch cộng
đồng được xác định như sau:
Bảng 1. Điểm du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang
STT
Tên điểm
Địa chỉ
Xã Huyện, thành
phố
1 Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Tha Xã Phương Độ
Thành phố Hà
Giang
2 Làng văn hóa du lịch cộng đồng Hạ Thành
3 Làng văn hóa du lịch cộng đồng Bản Tùy Xã Ngọc Đường
4 Làng văn hóa du lịch cộng đồng Lâm Đồng Xã Phương Thiện
Nguyễn Thị Phương Nga
170
5 Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Khiềm Xã Quang Minh Huyện Bắc
Quang
6 Làng văn hóa du lịch cộng đồng Mý Bắc Xã Tân Bắc Huyện Quang
Bình 7 Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Chì Xã Xuân Giang
8 Làng văn hóa du lịch cộng đồng Thanh Sơn Xã Thanh Thủy Huyện Vị
Xuyên
9 Làng văn hóa du lịch cộng đồng Nậm Hồng Xã Thông
Nguyên
Huyện Hoàng
Su Phì 10 Làng văn hóa du lịch cộng đồng Panhou
11 Làng văn hóa du lịch cộng đồng Tân Phong Xã Hồ Thầu
12 Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Suối Thầu Xã Bản Luốc
13 Làng văn hóa du lịch cộng đồng Nà Ràng Xã Khuôn Lùng Huyện Xín
Mần
14 Làng văn hóa du lịch cộng đồng Bản Lạn Xã Yên Phú
Huyện Bắc
Mê
15 Làng văn hóa du lịch cộng đồng Bản Nghè Xã Yên Cường
16 Làng văn hóa du lịch cộng đồng Tắn Khâu Xã Phú Nam
17 Làng văn hóa du lịch cộng đồng Nà Xá Xã Yên Định
18 Làng văn hóa du lịch cộng đồng Nà Vuồng Xã Yên Phong
19 Làng văn hóa du lịch cộng đồng Nặm Đăm Xã Quản Bạ Huyện Quản
Bạ
20 Làng văn hóa du lịch cộng đồng Bục Bản Thị trấn Yên
Minh
Huyện Yên
Minh 21 Làng văn hóa du lịch cộng đồng Nà Mạ Thị trấn Yên
Minh
22 Làng văn hóa du lịch cộng đồng Cốc Pảng Xã Du Già
23 Làng văn hóa du lịch cộng đồng Lũng Cẩm
Trên
Xã Sủng Là
Huyện Đồng
Văn 24 Làng văn hóa du lịch cộng đồng Lô Lô Chải Xã Lũng Cú
25 Làng văn hóa du lịch cộng đồng Tát Ngà Xã Tát Ngà
Huyện Mèo
Vạc
26 Làng văn hóa du lịch cộng đồng Khâu Vai Xã Khâu Vai
27 Làng văn hóa du lịch cộng đồng Tả Lủng B Xã Tả Lủng
Nguồn: [6]
Các tuyến du lịch cộng đồng lấy trung tâm đón khách là thành phố Hà Giang đến các hướng
phía bắc và phía tây của tỉnh.
- Tuyến 1: Các làng du lịch công đồng trong thành phố Hà Giang: Thành phố Hà Giang –
Thôn Tha ( xã Phương Độ) – Thôn Hạ Thành ( xã Phương Độ) – Lâm Đồng ( xã Phương Thiện)
- Tuyến 2:Thành phố Hà Giang – Nặm Đăm ( xã Quản Bạ, Quản Bạ) – Bục Bản ( Thị trấn
Yên Minh, Yên Minh ) – Lũng Cẩm Trên ( xã Sủng Là, Đồng Văn) – Tát Ngà ( xã Tát Ngà,
Mèo Vạc).
- Tuyến 3: Thành phố Hà Giang - Nặm Đăm ( xã Quản Bạ, Quản Bạ) – Khâu Vai ( xã Khâu
Vai, Mèo Vạc) – Lô Lô Chải ( xã Lũng Cú, Đồng Văn) – Cốc Pảng ( xã Dù Già, huyện Yên Minh)
Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang phục vụ học tập
171
- Tuyến 4: Thành phố Hà Giang – thôn Chì ( xã Xuân Giang, Quang Bình ) – Nậm Hồng ( xã
Thông Nguyên, Hoàng Su Phì) – Nà Ràng ( xã Khuôn Lùng, Xín Mần)
- Tuyến 5: Thành phố Hà Giang – Bản Lạn ( xã Yên Phú, Bắc Mê) – Tả Lủng ( xã Tả Lủng,
Mèo Vạc) – Lũng Cẩm Trên ( xã Sủng Là, Đồng Văn)
- Tuyến 6: Tuyến trong Hoàng Su Phì: Suối Thầu ( xã Bản Luốc) – Tân Phong ( xã Hồ Thầu)
- Nậm Hồng ( xã Thông Nguyên)
b. Dữ liệu không gian
Dữ liệu không gian về du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang được thể hiện bằng bản đồ tài
nguyên du lịch cộng đồng và bản đồ điểm tuyến du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang. Bản đồ tài
nguyên du lịch cộng đồng gồm các lớp dạng vùng (hành chính Việt Nam, tỉnh Hà Giang, các
huyện, các xã, các phân vùng, không gian du lịch, các vùng cảnh quan), các lớp dạng đường
(đường giao thông, thủy văn, các tuyến du lịch), các lớp dạng điểm (điểm tài nguyên du lịch, điểm
du lịch). Việc lựa chọn các lớp thể hiện mối quan hệ về mặt lãnh thổ của các đối tượng trên bản
đồ và mục đích nghiên cứu. Nguồn dữ liệu nền là bản đồ hành chính của Việt Nam và bản đồ
hành chính tỉnh Hà Giang. Dữ liệu thuộc tính gồm các điểm tài nguyên du lịch cộng đồng, các
điểm du lịch cộng đồng đang hoạt động, tuyến du lịch đang khai thác trên cơ sở dữ liệu khảo sát
và số liệu thứ cấp của Sở Văn hóa – Thể thao - Du lịch Hà Giang [2].
Bản đồ tài nguyên du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang được xây dựng trên phần mềm Mapinfo.
Các lớp thông tin được sắp xếp theo nguyên tắc: lớp thông tin trên không che lấp lớp thông tin
dưới [5].
Bảng 2. Thứ tự các lớp thông tin thể hiện nội dung bản đồ tài nguyên du lịch cộng đồng
và bản đồ điểm tuyến du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang
TT layer Lớp thông tin Tên lớp (layer)
1 Biên giới quốc gia Ranh_gioi_quocgia
2 Địa giới tỉnh Ranh_gioi_tinh
3 Địa giới huyện Ranh_gioi_huyen
4 Địa giới xã Ranh_gioi_xa
5 Tên huyện Ten_huyen
6 Tên thị trấn Ten_thitran
7 Tên xã, phường Ten_xa
8 Lưới tọa độ Gird15
9 Không gian du lịch (nền bản đồ) Khong_gian_dulich
10 Sông Ten_song
11 Đường giao thông Duong_giaothong
12 Cảnh quan du lịch Canh_quan_dulich
13 Điểm tài nguyên du lịch Diem_tainguyen
14 Nội dung chú giải Chu_giai
15 Điểm du lịch Diem_dulich
Nguồn: [5]
Trong các lớp thông tin để xây dựng bản đồ tài nguyên du lịch cộng đồng và bản đồ điểm,
tuyến du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang thì các dữ liệu không gian được cắt ra từ tập dữ liệu quốc
Nguyễn Thị Phương Nga
172
gia (tỉnh, huyện, giao thông, sông). Lớp huyện được cắt ra từ lớp huyện của Việt Nam.Bản đồ tài
nguyên du lịch cộng đồng và bản đồ điểm, tuyến du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang được biên tập
trên cơ sở dữ liệu của sở Văn hóa – Thể thao - Du lịch Hà Giang về các làng văn hóa du lịch cộng
đồng [6], sự phân bố các dân tộc; khảo sát của tác giả về các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn
tỉnh thông qua phương pháp thực địa. Nền bản đồ tài nguyên du lịch cộng đồng thể hiện các
không gian du lịch của tỉnh với 3 khu vực: không gian du lịch Đông Bắc gồm các huyện: Đồng
Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê và Bắc Quang; không gian du lịch trung tâm gồm
thành phố Hà Giang và huyện Vị Xuyên; không gian du lịch Tây Nam gồm các huyện: Hoàng Su
Phì, Xín Mần, Quang Bình.
Nền bản đồ điểm tuyến du lịch cộng đồng thể hiện các vùng văn hóa chủ yếu trên lãnh thổ Hà
Giang. Vùng 1: vùng văn hóa Mông ở vùng cao núi đá gồm các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên
Minh và Quản Bạ. Vùng 2: văn hóa Tày Nùng vùng thấp gồm địa bàn của thành phố Hà Giang,
huyện Vị Xuyên, Bắc Mê, Bắc Quang và Quang Bình. Vùng 3: văn hóa Mông ở vùng cao núi đất
với 2 huyện: Hoàng Su Phì và Xín Mần. Cơ sở phân vùng trên lãnh thổ Hà Giang dựa vào sự phân
bố của dân tộc chủ yếu trên lãnh thổ. Việc lựa chọn vùng văn hóa để phân vùng điểm, tuyến du
lịch cộng đồng là do nghiên cứu này tập trung vào phân tích sự phân bố về không gian của các
điểm, tuyến du lịch cộng đồng. Nội dung và phương pháp bản đồ tuân thủ theo nguyên tắc xây
dựng bản đồ giáo khoa phục vụ học tập cho sinh viên. Kết quả xây dựng bản đồ được thể hiện
như sau:
Hình 3. Bản đồ tài nguyên du lịch cộng đồng
và bản đồ điểm tuyến du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang
Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang phục vụ học tập
173
3. Kết luận
Nghiên cứu này đã xác định được cơ sở dữ liệu về du lịch cộng đồng của một địa phương
theo hai hướng tiếp cận: dữ liệu phi không gian và dữ liệu không gian. Kết quả của quá trình xây
dựng cơ sở dữ liệu về du lịch cộng đồng của tỉnh Hà Giang được thể hiện qua nguồn dữ liệu thuộc
tính về du lịch cộng đồng của tỉnh và thành lập được bản đồ tài nguyên du lịch cộng đồng, bản đồ
điểm tuyến du lịch cộng đồng. Nguồn dữ liệu này phục vụ đắc lực cho hoạt động học tập các môn
học chuyên ngành cho sinh viên ngành du lịch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Viết Thịnh và cộng sự, 2017. Ứng dụng Arcgis trong nghiên cứu và giảng dạy địa lí.
Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[2] Nguyễn Khắc Thái Sơn và đồng tác giả, 2018. Thực trạng du lịch và ứng dụng GIS xây dựng bản
đồ du lịch huyện Mù Căng Chải tỉnh Yên Bái. Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái
Nguyên, Tập 186 (10), tr.17 - 22.
[3] Nguyễn Hữu Duy Viễn, 2017. Ứng dụng GIS trong phân tích khoảng trống trong phát triển du
lịch tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Tạp chí Khoa học Yersin, số 3, tr.65-74.
[4] Nguyễn Hữu Duy Viễn, 2011. Ứng dụng GIS trong quản lí lãnh thổ du lịch vườn quốc gia
Bidoup– Núi Bà. Hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc 2011, tr.275 - 282.
[5] Nguyễn Thị Bình, 2014. Công nghệ GIS và việc ứng dụng phần mềm Mapinfo trong thành lập
bản đồ nông nghiệp tỉnh Đồng Nai phục vụ dạy – học địa lí địa phương. Tạp chí Khoa học Đại
học sư phạm TP Hồ Chí Minh số 59, tr.40 - 46.
[6] Sở Văn hóa – Thể thao - Du lịch Hà Giang, Báo cáo tình hình phát triển du lịch tỉnh Hà Giang
năm 2016, 2017, 2018.
ABSTRACT
Application of GIS to build a community tourism database in Ha Giang province
to serve the learning of tourism students
Nguyen Thi Phuong Nga
Tourism Department – Hanoi University of Industry
This research applies GIS to construction of tourism database in Ha Giang province
according to two data types: attribute data and spatial data. With centralized attribute data
focusing on forming tourism resources to serve community tourism of Ha Giang province
including: distribution of ethnic village, traditional festivals, cuisine, traditional craft village,
natural landscapes, etc.Spatial data using Mapinfo 11.0 software to map a community tourism
resource. This system of databases on community tourism in Ha Giang province is used for the
study of tourism students.
Keywords: Tourism, community tourism, GIS application.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ung_dung_gis_xay_dung_co_so_du_lieu_du_lich_cong_dong_tinh_h.pdf