Như vậy, có thể nói mô hình VIC đã bước
đầu ứng dụng thành công để mô phỏng các quá
trình trao đổi năng lượng và độ ẩm theo từng ô
lưới trên lưu vực tỉnh Bình Thuận. Dòng chảy
tính toán được hiệu chỉnh kiểm định với các số
liệu thực đo tại trạm quan trắc thủy văn sông
Lũy, Bình Thuận khẳng định độ chính xác của
mô hình. Dựa trên các kết quả thu được của mô
hình VIC, các chỉ số hạn hán khác nhau được
tính toán cho từng ô lưới. Việc ứng dụng các
kết quả dự báo khí tượng cũng như dự báo mưa
rõ ràng là một hướng nghiên cứu tiềm năng để
xây dựng các kết quả dự báo hạn hán ngắn hạn
cũng như dài hạn cho khu vực nghiên cứu, có
tính thực tế cao. Mô hình VIC được khuyến cáo
sử dụng cho các lưu vực diện tích lớn, tuy nhiên
với nghiên cứu này cho thấy bước lưới của mô
hình nhỏ (13,9km) là hoàn toàn khả thi với lưu
vực tỉnh Bình Thuận, với đặc trưng bề ngang
lưu vực nhỏ, độ dốc cao, sông ngòi ngắn, khí
hậu nhiệt đới. Qua nghiên cứu này cho thấy mô
hình VIC cần được xem xét triển khai nghiên cứu
nhiều hơn tại các lưu vực khác để khẳng định tính
khả thi của mô hình với điều kiện Việt Nam.
9 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng mô hình biến thiên khả năng thấm (VIC) tính toán các chỉ số hạn cho tỉnh Bình Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 41-49
41
Ứng dụng mô hình biến thiên khả năng thấm (VIC) tính toán
các chỉ số hạn cho tỉnh Bình Thuận
Nguyễn Quang Hưng*, Lê Đức Khánh, Nguyễn Thị Liên
Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN,
334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 30 tháng 11 năm 2018
Chỉnh sửa ngày 10 tháng 12 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 12 năm 2018
Tóm tắt: Hạn hán là một mối nguy hiểm tự nhiên phức tạp, để đánh giá mức độ hạn hán đã có
nhiều các chỉ số được xây dựng. Trong nghiên cứu này, dựa trên các quá trình trao đổi nước bề
mặt, mô hình Biến thiên khả năng thấm (VIC) được sử dụng để tính toán mô phỏng diễn biến độ
ẩm tương đối của đất khu vực tỉnh Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng xảy ra hạn
hán của lưu vực nghiên cứu cao, diễn biến hạn hán phức tạp, cho thấy rõ ảnh hưởng của lượng
mưa, nhiệt độ và thảm phủ đến quá trình trao đổi nước trong đất, độ ẩm đất.Kết quả nghiên cứuthể
hiện mô hình VIC có tính ứng dụng cao, có thể dùng làm cơ sở để phát triển các công cụ dự báo
hạn hán phục vụ lên kế hoạch sản xuất nông nghiệp, quản lý lập quy hoạchtài nguyên nước.
Từ khóa: Hạn hán, Mô hình VIC, Độ ẩm tương đối của đất, tỉnh Bình Thuận.
1. Giới thiệu chung
Hạn hán xuất hiện trên khắp thế giới, được
coi là một trong những thảm họa phức tạp và
khó hiểu trong thiên nhiên. Hạn hán thường xảy
ra do một hoặc nhiều nhân tố, bao gồm sự thiếu
hụt mưa, lượng bốc hơi lớn và việc khai thác
quá mức nguồn tài nguyên nước. Việc đánh giá
thảm họa do hạn hán là rất khó thực hiện bởi vì
nó không có phương pháp cụ thể nào để xác
định đầy đủ, rõ ràng về định lượng và tác động
của hạn hán. Hiện nay để đánh giá diễn biến
_______
Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-913502727
E-mail: nguyenquanghung@gmail.com
https://doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4334
hạn hán trên thế giới đã sử dụng nhiều loại chỉ
số để đánh giá. Chỉ số PN (Percent of Normal)
là thước đo sự chênh lệch giữa lượng mưa thực
tế R so với giá trị trung bình nhiều năm (giá
trị chuẩn). Giá trị chuẩn có thể được tính cho
từng tháng, từng mùa hoặc từng năm và sẽ được
xem bằng 100%. Chỉ số cán cân nước (K) là chỉ
số thông dụng ở Việt Nam, được tính theo công
thức sau: K=E/R. Trong đó: E là lượng bốc hơi
trong khoảng thời gian xác định; R là lượng mưa
trung bình trong khoảng thời gian xác định.
Việc xác định diễn biến độ ẩm tương đối
của đất có thể xác định bằng biện pháp đo đạc
khảo sát trực tiếp ngoài thực địa, nhưng biện
pháp này khó khả thi nếu muốn thu thập số liệu
N. Q. Hưng và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 41-49
42
chi tiết cho một diện tích lớn. Tuy nhiên, việc
ứng dụng các mô hình toán để mô phỏng chu
trình thủy văn của lưu vực có thể mô phỏng
được diễn biến độ ẩm của đất theo các thời
đoạn khác nhau. Mô hình thủy văn về sự biến
đổi khả năng thấm (Variable Infltration
Capacity, VIC) là một mô hình mô phỏng quá
trình thủy văn lưu vực, thông qua tính toán trao
đổi nước và năng lượng giữa đất và khí quyển,
có tính toán đến các đặc tính của thảm phủ như
cây cối, ao hồ, loại đất. Mô hình mô phỏng các
dòng trao đổi nước/năng lượng giữa đất và khí
quyển tại mỗi ô lưới riêng biệt, sau đó mô đun
định tuyến dòng chảy (routing) sẽ được sử dụng
để tính toán mô phỏng dòng chảy trong từng ô
lưới dựa trên tổng lượng dòng chảy cơ sở và
dòng chảy mặt.
Mô hình VIC là mô hình mã nguồn mở
được xây dựng bởi Liang và cộng sự, sau đó
được nâng cấp bởi Lohmann, gần đây nhất là
Liang & Xie [1-2]. Mô hình VIC đã được hiệu
chỉnh và áp dụng tốt ở một số lưu vực sông lớn
trên lãnh thổ Mỹ và trên thế giới [3-4]. VIC đã
tham gia vào dự án WCRP Liên minh các dự án
tham số bề mặt đất (PILPS) và Hệ thống đồng
hóa dữ liệu đất Bắc Mỹ (NLDAS) [5]. Nó cũng
đã được đánh giá bằng cách sử dụng các số liệu
quan trắc độ ẩm đất tại Hoa Kỳ [6] và dữ liệu
mức độ che phủ tuyết toàn cầu [7]. Mô hình
VIC sử dụng đầu vào gồm cácsố liệu khí tượng,
tại Mỹ và Mexico đã ứng dụng để tính toán dữ
liệu dài hạn về dòng trên mặt đất [8-9]. Các ứng
dụng của VIC có thể kể đến như mô phỏng các
thông số dòng chảy và thủy văn cho mục đích
dự báo, tính toán cân bằng nước, mô phỏng vận
hành hồ chứa, tái tạo và phân tích các sự kiện
hạn hán; nghiên cứu hiện tượng gió mùa Bắc
Mỹ, dự báo hạn hán, quản lý nguồn nước
2. Lý thuyết mô hình VIC
Mô hình VIC được sử dụng để mô phỏng
quá trình thay đổi đặc tính vật lý của nước và
năng lượng trong đất, thảm phủ và không khí
trên bề mặt thảm phủ trong quá trình di chuyển
của không khí. Các đặc tính của mô hình VIC
thể hiện trên việc tính toán thông qua các lưới
tính, với tham số không đồng nhất của thảm
thực vật, các lớp đất đá địa tầng khác nhau, biến
thiên thấm và dòng chảy phi tuyến tính.Các tính
năng cơ bản của VIC như sau:
Mặt đất được mô hình hoá như một lưới
diện tích lớn (> 1km), mỗiô lưới tính toán được
coi là đồng nhất.
Đầu vào là chuỗi thời gian của các số liệu
khí tượng hàng ngày (lượng mưa, nhiệt độ
không khí, tốc độ gió).
Trao đổi không khí, khí quyển và cân bằng
nước và năng lượng ở bề mặt đất, được mô
phỏng theo bước thời gian hàng ngày.
Nước chỉ có thể vào ô lưới tính toán thông
qua các điều kiện đầu vào khí tượng.
Các ô lưới tính toán được mô phỏng độc lập
với nhau, và toàn bộ mô phỏng được chạy cho
mỗi ô lưới một cách riêng rẽ.
Sơ đồ cấu trúc của mô hình thủy văn VIC
được thể hiện trong hình 1.
N. Q. Hưng và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 41-49 43
Hình 1. Cấu trúc hoạt động mô hình thủy văn VIC.
Như thể hiện trong hình 1, khu vực tính
toán sẽ được chia thành các ô lưới riêng biệt,
mỗi ô sẽ chia làm N+1 lớp phủ trong đó N thể
hiện số loại thảm thực vật khác nhau và lớp
cuối cùng n = N+1 là lớp đất đá nền. Đối với
mỗi thảm thực vật, các đặc điểm của thảm thực
vật, như chỉ số diện tích lá (LAI), albedo bề
mặt, sức cản khí khổng tối thiểu, sức cản kiến
trúc, chiều dài nhám, phần rễ trong mỗi lớp đất
và chiều dài thay thế (trong trường hợp LAI)
được mô tả và gán giá trị. Quá trình thoát bốc
hơi nước được tính toán theo phương trình
Penman-Monteith.Phía dưới của các lớp che
phủ là lớp đất, thông thường được mô tả gồm
một lớp tán (canopy) duy nhất và nhiều lớp đất
khác nhau tùy thuộc vào các số liệu địa chất địa
tầng của khu vực nghiên cứu. Lớp tán tiếp nhận
nước mưa dựa trên các thông số tương tác sinh
quyển khí quyển (BATS) [10] như là một hàm
của LAI. Tầng đất dưới cùng nhận được độ ẩm
từ lớp giữa thông qua qua trình thoát nước trọng
lực, được điều chỉnh theoquan hệ Brooks-Corey
[11] áp dụngvới độ dẫn thủy lực không bão hòa.
Trong mô hình, phân bố độ ẩm đất, thấm, dòng
chảy giữa các lớp đất, dòng chảy bề mặt, và
dòng chảy dưới mặt đất đều được tính toán cho
mỗi lớp che phủ đất tại mỗi bước thời gian. Sau
đó, đối với mỗi ô lưới, tổng lượng nhiệt, nhiệt
độ bề mặt hiệu quả, và tổng lượng dòng chảy bề
mặt và dòng chảy dưới mặt được tính bằng cách
tổng hợp các giá trị trên tất cả các ô phủ đất với
các trọng số phân đoạn.
Phương trình liên tục được sử dụng để cân
bằng nước cho mô hình VIC trong từng bước
thời gian:
Trong đó dS/dt, P, E, và R là sự thay đổi trữ
nước, lượng mưa, sự bốc hơi, và dòng chảy.
Trong bước thời gian, tất cả các đơn vị của các
biến trên là mm. Trên các vùng thực vật,
phương trình cân bằng nước trong lớp tán là:
Trong đó:
Wi là lớp tán cây chặn nước (mm),
Ec: bốc hơi từ tán lá và Pt là mưa vượt thấm.
Để mô phỏng dòng chảy, kết quả của mô
hình VIC (bao gồm các giá trị theo từng bước
thời gian tại từng ô lưới) thường được xử lý
bằng một mô hình định tuyến riêng (routing)
[12] dựa trên 1 hàm truyền tải tuyến tính để mô
phỏng dòng chảy (hình 2).Về cơ bản mô hình
định tuyến dòng chảy tính toán thời gian tập
trung cho dòng chảy chảy tới đầu ra của một ô
lưới cũng như dòng chảy trong mạng lưới sông.
Giả thiết rằng hầu hết lưu lượng ngang trong ô
lưới đều tới mạng kênh trong ô lưới trước khi
nó đi qua biên giới vào ô lưới lân cận. Khi nước
chảy vào kênh mương, nó không chảy ngược
trở lại khỏi kênh và do đó nó loại ra khỏi chu
trình thủy văn của các ô lưới.
Dòng chảy bề mặt và dòng chảy ngầm được
tính toán trong mô hình VIC từ mỗi ô lưới bằng
phương pháp đơn vị thủy văn tam giác và sau
đó được mô phỏng trong kênh mương cho đến
khi tới điểm ra của mô hình.
R1 =
R1 = Dòng chảy trong bên trong mỗi ô lưới.
Qj = Dòng chảy tràn.
j = Các bước thời gian của chuỗi thời gian
chảy ra.
i = Tổng số bước thời gian trong chuỗi thời
gian chảy.
N. Q. Hưng và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 41-49
44
Hình 2. Sơ đồ mô phỏng tính toán dòng chảy.
3. Lưu vực nghiên cứu
3.1. Khu vực nghiên cứu
Hình 3. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Thuận.
Bình Thuận là tỉnh có dãy đất bắt đầu
chuyển hướng từ Nam sang Tây của phần còn
lại của Việt Nam trên bản đồ hình chữ S, có tọa
độ địa lý từ 10O33'42" đến 11O33'18" vĩ độ Bắc,
từ 107O23'41" đến 108O52'18" kinh độ Ðông.
Địa hình Bình Thuận chủ yếu là đồi núi thấp,
đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp
ngang kéo theo hướng đông bắc - tây nam.
Vớidiện tích tự nhiên 7.828,4 km2địa hình Bình
Thuận được phân làm 4 vùng chính gồm đất cát
và cồn cát ven biển chiếm 18,22%, đồng bằng
phù sa chiếm 9,43% , vùng đồi gò chiếm
31,65% và vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích
đất tự nhiên.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
cận xích đạo, nhiều nắng, nhiều gió, không có
mùa đông và khô hạn nhất cả nước. Nhiệt độ
cao đều, trung bình trong năm là 26 – 27
O
C, độ
ẩm trung bình 75 - 85%, lượng mưa trung bình
800 - 2000 mm/năm, phân hóa theo mùa và khu
vực theo hướng tăng dần về phía Nam.Khí hậu
nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa
mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ
tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau. nhưng trên thực tê mùa mưa
chỉ tập trung vào 3 tháng 8, 9 và tháng 10, vì
vậy mùa khô thực tế thường kéo dài.
Sông ngòi tại Bình Thuận đều thuộc lớp
sông có chiều dài ngắn, lượng nước không điều
hòa, mùa mưa thì nước sông chảy mạnh, mùa
nắng làm sông bị khô hạn. Tính chung, các
đoạn sông qua Bình Thuận có tổng chiều dài
663 km, trong đó có sông Cà Ty (76 km), sông
La Ngà (74 km), sông Quao (63 km), sông
Lòng Sông (43 km), sông Phan (40 km), sông
Mao (29 km) và sông Luỹ (25 km).
3.2. Số liệu sử dụng trong mô hình
Mô hình VIC và Routing được áp dụng cho
lưu vực tỉnh Bình Thuận, lưu vực nghiên cứu
được chia thành 47 ô lưới vuông với kích thước
ô lưới mô phỏng có tỉ lệ 0,125 độ (13,9km).Các
dữ liệu về đất, khí tượng, thảm thực vật được
lưu trữ theo từng ô luới riêng biệt trong từng tệp
tin tham số đầu vào cho mô hình VIC. Mô
phỏng sẽ được thực hiện độc lập trong từng ô
lưới, sau đó, sẽ sử dụng mô hình định tuyến
dòng chảy để diễn toán chênh lệch cao độ,
lượng nước để cân bằng và đưa ra hướng dòng
chảy giữa các ô lưới.
Số liệu khí tượng được sử dụng trong mô
hình bao gồm số liệu thu thập trên địa bàn khu
vực nghiên cứu và các sốliệu quốc tế tại cơ sở
dữ liệu National Climatic Data tại địa chỉ
ftp://ftp.ncdc.noaa.gov/pub/data/gsod.
Các số liệu mưa cũng được đồng bộ hóa
giữa số liệu có sẵn tại trạm quan trắc Phan Thiết
và các số liệu quốc tế tại địa chỉ
Ngoài ra, các
số liệu mưa dự báo được sử dụng từ nguồn
lượng mưa ước tính của dự án Quan trắc lượng
mưa nhiệt đới giữa cơ quan hàng không vũ trụ
Mỹ và cơ quan thăm dò vũ trụ Nhật Bản
TRMM, được công bố và cập nhật liên tục trên
internet tại địa chỉ website
cgi?instance_id=MODIS_DAILY_L3.
Trên lưu vực nghiên cứu, ngoài số liệu mưa
địa phương, các số liệu từ trạm thủy văn Tà
Pao, Sông Lũy được bổ sung cho chuỗi số liệu
tính toán.
N. Q. Hưng và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 41-49 45
Hình 4. Bản đồ các loại đất khu vực nghiên cứu.
Số liệu về các thông số lớp đất được sử
dụng từ nguồn công bố số liệu quốc tế
Harmonized World Soil Database v 1.2 tại địa
chỉ
và được xử lý bằng công cụ GIS như hình 4.
Tập tin hướng dòng chảy là tập tin quan
trọng để quyết định cho mô hình định tuyến
dòng chảytính toán và diễn toán dòng chảy
trong lưu vực dựa trên sự chênh lệch độ cao
giữa các ô lưới. Độ cao từng ô lưới được trích
xuất từ các kết quả công bố trong dự án“Shuttle
Radar Topography Mission”(STRM DEM) tại
địa chỉ https://lta.cr.usgs.gov/SRTM1Arc, được
xử lý trong ArcMap như trong hình 5.
Hình 5. Xử lý tập tin hướng dòng từ bản đồ số độ cao (DEM).
Hình 6. Dòng chảy bình quân tháng mô phỏng và
thực đo tại trạm sông Lũy (1992 -1999).
3.3. Kết quả tính toán mô hình VIC cho Bình Thuận
Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình
cho tỉnh Bình Thuận.
Các số liệu khí tượng thủy văn được thu
thập và biên tập trong mô hình từ năm 1992 đến
năm 2007, trong đó thời đoạn từ năm 1992 đến
năm 1999 được sử dụng để hiệu chỉnh và từ
năm 2000 đến 2007 được sử dụng để kiểm
định. Số liệu dòng chảy đo đạc tại trạm sông
Lũy được sử dụng để hiệu chỉnh kiểm định mô
hình định tuyến dòng chảy. Kết quả tính toán
hiệu chỉnh kiểm định được thể hiện sơ bộ trong
hình 6 và hình 7.
N. Q. Hưng và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 41-49
46
Kết quả tính toán lưu lượng bình quân ngày
cho thấy đường quá trình tính toán tương đối
phù hợp với thực đo tại trạm sông Lũy, với các
chỉ số NSE là 74%, RE là 7,3%.
Kết quả tính toán dòng chảy tại cửa ra của
lưu vực được thể hiện ở hình 7, với các chỉ tiêu
đánh giá NSE là 67%, RE là 6,6%.Như vậy có
thể nói quá trình hiệu chỉnh và kiểm định mô
hình VIC cho khu vực Bình Thuận đã thu được
kết quả khá, mô hình có thể áp dụng được theo
hai chỉ tiêu đánh giá NSE và RE. Bộ thông số
mô hình (Bảng 1) có thể sử dụng để tính toán
dòng chảy cho khu vực đã chọn.
Hình 7. Dòng chảy bình quân tháng mô phỏng và
thực đo tại Bình Thuận (2000 -2007).
Bảng 1. Các thông số hiệu chỉnh trong mô hình VIC
Tham số Đơn vị Giá trị của tham số Ý nghĩa vật lý của các tham số
Dm mm/d 4,0 Giá trị dòng chảy cơ bản ngày lớn nhất (mm)
Ds 1,0 Phân số của Dm xuất hiện dòng chảy cơ bản phi tuyến
Ws 1,0
Phân số của độ ẩm đất lớn nhất trong tầng đất thấp hơn với
dòng chảy cơ bản phi tuyến xảy ra
d1 m 0,1 Độ dày của lớp đất thứ nhất
d2 m 0,4 Độ dày của lớp đất thứ hai
d3 m 1.0 Độ dày của lớp đất thứ ba
Bi 0,3 Hệ số của đường cong thấm
Kết quả tính toán mô phỏng của mô hình
VIC cho tỉnh Ninh Thuận bao gồm 47 ô lưới
với mỗi ô lưới có các chuỗi giá trị ngày từ năm
1992 cho tới 2007 gồm các thông số: Mưa, bốc
hơi, dòng chảy mặt, dòng chảy cơ sở, độ ẩm lớp
đất thứ 1, độ ẩm lớp đất thứ 2, độ ẩm lớp đất
thứ 3, đặc trưng lớp đất, gió, nhiệt độ không
khí, độ ẩm tương đối, tốc độ gió, và bốc hơi
tiềm năng. Như vậy có thể nói các kết quả tính
toán mô hình đã cho ta một lượng thông tin rất
dồi dào về khu vực nghiên cứu. Một trong
những thế mạnh của mô hình VIC là tính toán
được chi tiết độ ẩm của từng lớp đất cũng như
khả năng bốc thoát hơi của các lớp thảm phủ.
Như đã nhắc đến ở phần đầu nghiên cứu, có
rất nhiều các chỉ số hạn khác nhau được xây
dựng để đánh giá các loại hạn hán khác nhau
như hạn nông nghiệp, hạn thủy văn, hay ảnh
hưởng của bàn tay con người đến hiện trạng
hạn hán. Nhóm chỉ số đơn giản như chỉ số MI
tính theo tỷ lệ mưa và bốc hơi, chỉ số K khô hạn
của Bộ Tài nguyên và Môi trường tính toán
theo lượng mưa tháng và bốc hơi tháng, chỉ số
RSM tính toán theo độ ẩm đất và chỉ số SPI
tính toán theo các đặc trưng của mưa [13-15].
Hai chỉ số PN và K được áp dụng tính toán thử
nghiệm tại điểm cửa ra của sông Lũy trên lưu
vực, các kết quả trình bày trong hình 8 và 9.
Kết quả tính toán thấy rõ khả năng xảy ra
hạn hán của khu vực nghiên cứu rất cao, diễn
biến phức tạp và thay đổi liên tục từng năm.
Các chỉ số cũng chỉ ra rõ các đợt hạn nặng và
rất nặng đã xảy ra trong quá khứ.Chỉ số PN, thể
hiện sự biến động của lượng mưa so với lượng
mưa bình quân nhiều năm, cho thấy thời gian
mưa thiếu hụt (PN<80) tăng dần từ sau đợt hạn
hán 1999 cho tới nay.
N. Q. Hưng và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 41-49 47
Hình 8. Diễn biến hạn theo chỉ số PN (1992 - 2007).
Hình 9. Diễn biến hạn theo chỉ số K (1992 – 2007).
Hình 10. Phân bố độ ẩm đất trung bình nhiều năm.
Hình 11. Phân bố lượng bốc hơi tiềm năng trung
bình nhiều năm.
Hình 9 minh họa kết quả tính toán chỉ số K,
đại diện cho tỷ lệ giữa lượng bốc hơi và lượng
mưa, cho thấy tình hình hạn có diễn biến kéo
thời gian hơn trong các năm gần đây như những
năm từ sau năm 1999, tương tự như kết luận
theo tính toán chỉ số PN. Kết quả K đã chỉ ra
lượng nước trữ trong đất dưới hình thức độ ẩm
ngày càng thấp, thể hiện có sự ảnh hưởng mạnh
của các quá trình trao đổi nước trong đất, độ ẩm
đất và ảnh hưởng của nhiệt độ, thảm phủmột
cách rõ rệt.
Một trong những khả năng vượt trội của mô
hình VIC như đã mô tả ở trên là có khả năng
tính toán nhiều thông số cho từng ô lưới. Trong
nghiên cứu, độ ẩm đất được tính toán cho 3 lớp
đất mô phỏng, bản đồ độ ẩm trung bình nhiều
năm được thiết lập để có một cái nhìn tổng quát
phân bố độ ẩm đất trên khu vực nghiên cứu tại
hình 10.
Nhìn vào kết quả ta có thể thấy phía Bắc
của tỉnh trữ lượng ẩm lớn hơn và giảm dần
xuống phía nam. Tương tự như vậy, một sản
phẩm khác của kết quả mô hình VIC là bản đồ
bốc hơi tiềm năng trung bình nhiều năm cũng
được thiết lập như trong hình 11. Rõ ràng lượng
bốc hơi tiềm năng khu vực phía Bắc khá lớn,
biến động nhiều ở khoảng giữa cho đến phía
Nam của tỉnh. Kết quả này cũng tương đồng
với kết quả của phân bố độ ẩm đất trung bình
nhiều năm.
N. Q. Hưng và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 41-49
48
4. Kết luận
Như vậy, có thể nói mô hình VIC đã bước
đầu ứng dụng thành công để mô phỏng các quá
trình trao đổi năng lượng và độ ẩm theo từng ô
lưới trên lưu vực tỉnh Bình Thuận. Dòng chảy
tính toán được hiệu chỉnh kiểm định với các số
liệu thực đo tại trạm quan trắc thủy văn sông
Lũy, Bình Thuận khẳng định độ chính xác của
mô hình. Dựa trên các kết quả thu được của mô
hình VIC, các chỉ số hạn hán khác nhau được
tính toán cho từng ô lưới. Việc ứng dụng các
kết quả dự báo khí tượng cũng như dự báo mưa
rõ ràng là một hướng nghiên cứu tiềm năng để
xây dựng các kết quả dự báo hạn hán ngắn hạn
cũng như dài hạn cho khu vực nghiên cứu, có
tính thực tế cao. Mô hình VIC được khuyến cáo
sử dụng cho các lưu vực diện tích lớn, tuy nhiên
với nghiên cứu này cho thấy bước lưới của mô
hình nhỏ (13,9km) là hoàn toàn khả thi với lưu
vực tỉnh Bình Thuận, với đặc trưng bề ngang
lưu vực nhỏ, độ dốc cao, sông ngòi ngắn, khí
hậu nhiệt đới. Qua nghiên cứu này cho thấy mô
hình VIC cần được xem xét triển khai nghiên cứu
nhiều hơn tại các lưu vực khác để khẳng định tính
khả thi của mô hình với điều kiện Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
[1] Liang, X., D. P. Lettenmaier, E. F. Wood, and S. J.
Burges (1994), A simple hydrologically based model
of land surface water and energy fluxes for general
circulation models, J. Geophys. Res., 99(D7),
14415–14428, doi:10.1029/94JD00483.
[2] Cherkauer, K. A. and D. P. Lettenmaier, 1999:
Hydrologic effects of frozen soils in the upper
Mississippi River basin, J. Geophys.
Res., 104(D16), 19,599-19,610.
[3] Bowling, L., et al. (2008), Current capabilities in
soil thermal representations within a large scale
hydrology model, in 9th International Conference
on Permafrost, edited, Fairbanks, AK.
[4] Nijssen, B., et al. (1997), Streamflow simulation
for continental-scale river basins, Water Resour
Res, 33(4), 711-724.
[5] Bowling, L., et al. (2008), Current capabilities in
soil thermal representations within a large scale
hydrology model, in 9th International Conference
on Permafrost, edited, Fairbanks, AK.
[6] Maurer, E. P., et al. (2002), A long-term
hydrologically based dataset of land surface fluxes
and states for the conterminous United States, J.
Clim., 15(22), 3237-3251.
[7] Nijssen, B., et al. (2001b), Global retrospective
estimation of soil moisture using the variable
infiltration capacity land surface model, 1980-93,
J. Clim., 14(8), 1790-1808.
[8] Maurer, E. P., et al. (2002), A long-term
hydrologically based dataset of land surface fluxes
and states for the conterminous United States, J.
Clim., 15(22), 3237-3251.
[9] Zhu, C. M., and D. P. Lettenmaier (2007), Long-
term climate and derived surface hydrology and
energy flux data for Mexico: 1925-2004, J. Clim.,
20(9), 1936-1946.
[10] Dickinson, R. E. (1984), Modeling
evapotranspiration for three-dimentional global
climate models, in Climate Processes and Climate
Sensitivity, Monogr. Ser., edited by J. E. Hansen
and T. Takahashi, pp. 58-72, Washington, D.C.
[11] Brooks, R. H., A. H. Corey (1988), Hydraulic
properties of porous media, Hydrol. Pap.,
Colorado State University, 3.
[12] Lohmann, D., et al. (1998a), Regional scale
hydrology: I. Formulation of the VIC-2L model
coupled to a routing model, Hydrol. Sci. J.-J. Sci.
Hydrol., 43(1), 131-141.
[13] Nguyễn Lương Bằng, Trần Quốc Lập (2014),Ứng
dụng mô hình VIC trong đánh giá hạn hánở lưu
vực sông Cái, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi
và Môi trường - số 46 (9/2014).
[14] Phạm Quang Vinh, Phạm Thị Thanh Hương
(2012), Đánh giá hạn nông nghiệp tỉnh Bình
Thuận theo kịch bản Biến đổi khí hậu, Tạp chí
Các khoa học về trái đất, 34(4), 513-523.
[15] Ngô Thanh Sơn và nnk (2018), Đánh giá tình hình
hạn hán tại tỉnh Bình Thuhn giai đoh hình h–
2016,Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
2018, 16(4): 339-350
N. Q. Hưng và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 41-49 49
Application of Variable Infiltration Capacity Model (vic) for
Calculatingdrought Indicators for Binh Thuan Province
Nguyen Quang Hung, Le Duc Khanh, Nguyen Thi Lien
Faculty of Hydro-Meteorology and Oceanography, VNU University of Science,
334 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi, Vietnam
Abtract: Drought is a complex natural hazard; so far, there have been some different ways to
assess the level of drought in different aspects. In this study, the Variable Infiltration Capacity Model
(VIC) was used to calculate the relative humidity changes of soil in Binh Thuan province based on
surface water exchange processes. The simulation results of the VIC model are then used to calculate
drought indicators to assess the drought situation in Binh Thuan province. The results of the study
show that drought occurrences of the study basin are high, complicated, clearly showing the effect of
rainfall, temperature and vegetation cover to water exchange, soil moisture. The results of the study
serve as a basis for the development of drought forecasting tools for agricultural production planning
and water resources planning and planning.
Keywords: Drought, VIC model, relative soil humidity, Bình Thuận.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4334_49_9134_1_10_20181225_6624_2106832.pdf