Located in the southern coastal region of the Centre, Cai Phan Rang river basin (Ninh Thuan Province)
characterized by semi-arid ecosystem with high aridity index, hot and sunny weather, lack of water throughout the year.
In addition to the impact of climatic conditions, unreasonable use of limited water resource also cause droughts like
cropping high water demand plants and employing waste water irrigation methods. In order to overcome and mitigate
the effects of droughts, it is necessary to determine the method for efficient use of water through water balance. Authors
established a set of MIKE BASIN model parameters that is suitable for Cai Phan Rang river basin - the basin located in
the driest region in Vietnam, and applied the model parameters to basin water balance until 2020. With water demand
planned by Ninh Thuan province our result shows that the dry areas of Ninh Thuan will continue to face the risk of water
shortage for socio-economic development needs.
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng mô hình mike basin xác định cân bằng nước trên lưu vực sông cái Phan Rang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
75
35(1), 75-80 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 3-2013
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE BASIN
XÁC ĐỊNH CÂN BẰNG NƯỚC
TRÊN LƯU VỰC SÔNG CÁI PHAN RANG
HOÀNG THANH SƠN, VŨ THỊ THU LAN, BÙI HỒNG HÀ
E - mail: Hoangson97@gmail.com
Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Ngày nhận bài: 21 - 12 - 2012
1. Mở đầu
Nằm trong vùng duyên hải cực nam Trung Bộ,
lưu vực sông Cái Phan Rang (thuộc tỉnh Ninh
Thuận) có dải đồng bằng hẹp, địa hình phức tạp,
khí hậu nóng, khô hạn quanh năm, là nơi có hệ sinh
thái của vùng bán khô hạn với hệ số khô hạn cao.
Hiện nay, hạn hán đã trở thành thiên tai nguy hiểm
của vùng đất này và ngày càng có tác hại to lớn đối
với đời sống và phát triển sản xuất của người dân
địa phương, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng
đến môi trường sinh thái. Hạn hán xuất hiện ở đây
ngoài tác động của điều kiện khí hậu còn là vấn đề
sử dụng nguồn nước hạn chế ở đây chưa thật hợp
lý, chẳng hạn vẫn sử dụng các loại cây trồng có
nhu cầu sử dụng nguồn nước lớn, phương thức tưới
lãng phí nước,... Để khắc phục và giảm thiểu các
tác động của hạn hán ở đây, cần xác định được
phương thức sử dụng nước có hiệu quả thông qua
cân bằng nguồn nước. Có rất nhiều phương pháp
cân bằng nguồn nước và trong khuôn khổ bài báo
này, chúng tôi sẽ trình bày phương pháp cân bằng
nguồn nước vùng khô hạn bằng mô hình toán mô
phỏng. Với mục tiêu cung cấp cơ sở khoa học cho
việc đề xuất phương thức khai thác sử dụng hợp lý
tài nguyên nước, chúng tôi sử dụng công cụ mô
hình Mike Basin tính toán cân bằng nước dựa trên
nhu cầu dùng nước và khả năng cấp nước trên hệ
thống sông trong điều kiện hiện tại. Bộ thông số
mô hình xác định được sẽ là công cụ để xây dựng
các kịch bản phát triển kinh tế xã hội trong tương
lai phù hợp với tài nguyên nước trong vùng một
cách có hiệu quả nhất.
2. Cơ sở dữ liệu và phương pháp
2.1. Giới thiệu về khu vực nghiên cứu
Sông Cái Phan Rang bắt nguồn từ vùng núi cao
Biduop (Lâm Đồng) chảy theo hướng chính tây
bắc - đông nam với chiều dài 119km, đổ ra biển tại
cửa Đông Giang (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm).
Mặc dù đổ thẳng ra biển nhưng với địa hình núi
bao bọc 3 hướng bắc, tây và tây nam nên lưu vực
sông có độ cao bình quân lưu vực lớn (483m) và
độ dốc bình quân lưu vực đạt tới 17,7%. Với tính
chất bậc thềm trước núi điển hình và điều kiện khô
hạn nên mạng lưới sông suối của lưu vực kém phát
triển, mật độ lưới sông trung bình 0,55km/km2 [1].
Mặt khác, do điều kiện đường bờ biển của lưu vực
đổi hướng từ bắc - nam sang đông bắc - tây nam và
địa hình núi bao bọc 3 mặt còn lại nên hàng năm,
lượng mưa mang đến lưu vực thuộc vào loại thấp
nhất lãnh thổ nước ta (trung bình nhiều năm toàn
lưu vực là 1610mm) vì vậy tổng lượng dòng chảy
năm trên sông cũng rất thấp (2,07 tỷ m3) tương ứng
với lớp dòng chảy đạt 744mm. Nếu xét theo các
tiêu chuẩn sinh khí hậu, đây là khu vực thiếu ẩm
cho phát triển sinh vật [1]. Ngoài lượng nước sinh
ra trên lưu vực sông, hàng năm ở đây được nhận
thêm lượng nước bổ sung từ hồ Đơn Dương với
lưu lượng Q0 = 16,65m3/s, tương đương với 525
triệu m3/năm (hình 1).
Do tác động của địa hình, lượng nước trên lưu
vực có sự phân mùa rất khắc nghiệt; mùa lũ kéo dài
4 tháng, từ IX đến XII chiếm 56,6% [1] lượng
nước cả năm, còn mùa kiệt lượng nước đến các
sông suối rất thấp và đây là vấn đề rất khó khăn
cho việc khai thác nguồn nước ở Ninh Thuận.
76
Hình 1. Lưu vực sông Cái Phan Rang trên lãnh thổ Việt Nam
2.2. Cơ sở dữ liệu
2.2.1. Số liệu khí tượng thủy văn
Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn trên địa bàn
lưu vực sông tương đối thưa thớt gồm 02 trạm khí
tượng, 11 trạm đo mưa và 03 trạm thủy văn cấp 3.
Hầu hết các trạm quan trắc đều có chuỗi số liệu
ngắn, thiếu và gián đoạn, trong đó có 4 trạm đo
mưa tương đối dài (trạm Nha Hố, Phan Rang, Tân
Mỹ và Cà Ná). Để xác định được lưu lượng nước
trên sông chúng tôi dựa vào đường quan hệ lưu
lượng mực nước tại các trạm thủy văn được Đài
Khí tượng thủy văn Nam Trung Bộ xây dựng [2].
2.2.2. Nhu cầu sử dụng nước
Nhu cầu sử dụng nước được tính toán dựa trên
số liệu thống kê về kinh tế của tỉnh Ninh Thuận
năm 2010 và theo tiêu chuẩn sử dụng nước cho các
ngành như:
- Định mức dùng nước sinh hoạt đô thị và nông
thôn theo Tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng (TCXDVN
33:2006);
- Ngành công nghiệp chủ yếu tập trung ở hai
khu công nghiệp Thành Hải và Tháp Chàm với
tổng lưu lượng cấp là Qtb = 48,8l/s. Nhà máy Điện
hạt nhân Ninh Thuận 1 với lưu lượng 13,m3/s.
- Nhu cầu nước cho nông nghiệp bao gồm nhu
cầu tưới cho trồng trọt và cho chăn nuôi; nhu cầu
nước cho trồng trọt được để xác định bằng chương
trình tính cropwat theo tiêu chuẩn của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn;
- Nhu cầu nước cho chăn nuôi bao gồm nhu cầu
cho ăn uống, vệ sinh chuồng trại, được tính theo
77
định mức TCVN 4454:1987
- Nhu cầu nước thủy sản: 50.000m3/năm.ha
(thay nước 3 lần/vụ) cho nuôi tôm và 12000
m3/ha/năm cho các loại thủy sản khác
- Nhu cầu nước cho các hoạt động du lịch: các
nhà nghỉ, khách sạn, các hoạt động vui chơi,... có
thể được tính theo chỉ tiêu bằng 15% lượng nước
sinh hoạt của dân sinh đô thị.
- Nhu cầu nước duy trì dòng chảy môi trường
được lấy bằng 5m3/s [6].
2.3. Phương pháp sử dụng
Như trên đã giới thiệu, ở đây chúng tôi chọn
mô hình Mike Basin do Viện thủy lực Đan Mạch
(DHI) xây dựng từ năm 1972 nhằm mô phỏng
mạng lưới sông suối trong không gian và các yếu
tố thủy văn (X, Q, H, Z) theo thời gian dựa trên
phương trình cân bằng nước tổng quát (hình 2). Ưu
điểm nổi bật của mô hình là ngoài việc thể hiện
quan hệ giữa lượng nước đến, lượng nước đi và
lượng trữ trong hệ thống tính toán trong tự nhiên,
mô hình còn cho phép xác định sự phân bổ nguồn
nước - mức độ ưu tiên của các hộ dùng nước do sự
can thiệp của con người [4, 8] .
Hình 2. Cấu trúc mô hình Mike Basin
3. Kết quả tính toán và thảo luận
3.1. Phân chia khu vực tính toán
Các tiểu vùng tính toán cân bằng được phân
chia dựa trên nguyên tắc lưu vực sông, có điểm
khống chế là một công trình cấp nước (hồ, đập) tạo
thành một khu có tính độc lập tương đối, có nhiều
đối tượng sử dụng nước. Theo tiêu chí trên lưu vực
sông Cái Phan Rang được chia thành 15 tiểu lưu
vực để tính toán cân bằng nước (hình 3).
Hình 3. Sơ đồ phân chia tiểu vùng tính toán
Chú giải: 1. Hồ sông Cái; 2. Hồ Trà Co; 3. Hồ Sông Sắt;
4. Tuyến Tân Mỹ; 5. Đập 19-5; 6. Đập Sông Pha; 7. Hồ Cho Mo;
8. Hồ Sông Than; 9. Hồ Phước Trung; 10. Đập Nha Trinh;
11. Hồ Lanh Ra, 12. Hồ Tân Giang; 13. Hồ Sông Biêu;
14. Hồ Trà Văn; 15. Hạ lưu sông Cái
3.2. Xác định nhu cầu sử dụng nước
Trên cơ sở tài liệu, số liệu thống kê [3] và các
tiêu chuẩn sử dụng nước, chúng tôi xác định được
nhu cầu sử dụng nước trên lưu vực và được trình
bày trong bảng 1:
Bảng 1. Tổng nhu cầu dùng nước của lưu vực năm 2010
TT Ngành dùng nước Lượng nước cần (nghìn m3)
Tỷ lệ so với tổng
nhu cầu (%)
1 Trồng trọt 343.959,6 68,5
2 Chăn nuôi 8.333,3 1,66
3 Thủy sản 625 0,12
4 Sinh hoạt 18.628 3,71
5 Du lịch, dịch vụ 2.794,2 0,56
6 Xí nghiệp, nhà máy phân tán 1.862,8 0,37
7 Công nghiệp 7.822,9 1,56
8 Dòng chảy tối thiểu (XII-VIII) 118.368 23,6
Tổng 502.390,00 100
78
So với tổng lượng nước trên toàn lưu vực,
lượng nước cần dùng chỉ chiếm 19,1%. Tuy nhiên,
với sự phân mùa sâu sắc, lượng nước trên sông hầu
như không đáp ứng đủ. Trong tổng lượng nước cần
cho phát triển KT-XH, nhu cầu nước dùng cho
nông nghiệp chiếm phần lớn (70,3%), sau đó là
nhu cầu cho dòng chảy môi trường sau đập Nha
Trinh (23,6%). Nhu cầu nước cho các ngành còn
lại chỉ chiếm 6,1%.
3.3. Thiết lập mô hình Mike Basin
Trên cơ sở phân chia các tiểu lưu vực, số liệu
khí tượng, thủy văn và nhu cầu sử dụng nước,
chúng tôi thiết lập mô hình MIKE BASIN cho lưu
vực sông Cái Phan Rang (hình 4). Modul tính toán
cân bằng nước Mike Basin được lập trình chạy trên
nền ArcGis10.0 nên các công cụ nhập số liệu, hiển
thị kết quả rất trực quan và dễ khai thác sử dụng.
Hình 4. Sơ đồ tính cân bằng nước lưu vực sông Cái Phan Rang
3.4. Kiểm định mô hình
Để xác định độ tin cậy của mô hình Mike
Basin, chúng tôi so sánh lưu lượng tính toán và
thực đo tại trạm Tân Mỹ năm 2010 (hình 5). Kết
quả cho thấy mô hình đã mô phỏng tương đối sát
với thực tế, chỉ số Nash nhận được là 80%, đảm
bảo khả năng ứng dụng mô hình cân bằng nước
cho các kịch bản phát triển kinh tế xã hội trên lưu
vực sông Cái Phan Rang.
Kết quả tính cân bằng nước các tiểu lưu vực
sông được trình bày trong bảng 2.
Hình 5. So sánh kết quả tính toán và thực đo tại trạm Tân Mỹ
Bảng 2. Lượng nước thiếu hụt theo thời đoạn tháng
Đơn vị: triệu m3
Tháng Tgiang TrVan Lanh Ra Cho Mo Sông Than Sông Sắt Sông Biêu Hạ lưu
I 0 0 0 0 0 0 0 0
II 0 0,017 0,144 0 0,607 0 0 0
III 0,045 0,070 0,348 0 1,437 0 0,100 0
IV 0 0,031 1,124 0,010 3,466 0,056 0,027 14,362
V 0 0 0 0 0 0 0 0
VI 0 0 0 0 0 0 0 0
VII 0 0 0 0 0 0 0 0
VIII 0 0 0 0 0 0 0 0
IX 0 0 0 0 0 0 0 0
X 0 0 0 0 0 0 0 0
XI 0 0 0 0 0 0 0 0
XII 0 0 0 0 0 0 0 0
79
Qua bảng 2 cho thấy, trong điều kiện hiện trạng
có 8 trên tổng số 15 tiểu lưu vực bị thiếu nước, thời
gian thiếu nước xuất hiện vào các tháng I-IV và
tháng IV là tháng thiếu nước phổ biến trong các
tiểu lưu vực. Điều này thể hiện đúng thực tế vì đây
là thời kỳ có nguồn nước nhỏ nhất trong năm và
cũng là thời kỳ các loại cây trồng vụ Đông Xuân
đang phát triển mạnh.Các khu vực thiếu nước tập
trung chủ yếu vào những khu vực ở hạ du nơi tập
trung phát triển của các ngành kinh tế xã hội và
dân cư đông đúc.
Kết quả tính toán được thể hiện trên bản đồcho
thấy các tiểu lưu vực thiếu nước xác định theomô
hình MIKE BASIN phù hợp với các khu vực hạn
hán trên bản đồ hạn hán đã có. Điều này chứng tỏ
bộ thông số mô hình MIKE BASIN phù hợp với
điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của lưu vực
sông Cái Phan Rang và có thể sử dụng bộ thông số
mô hình để cân bằng nguồn nước trên các tiểu lưu
vực phục vụ các mục đích sử dụng nước khác nhau.
3.5. Cân bằng nước đến năm 2020 theo quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội lưu vực sông
Cái Phan Rang
Trên cơ sở bộ thông số mô hình đã xác định,
chúng tôi dự báo cân bằng nguồn nước theo Quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội của lưu vực đến
năm 2020 đã được phê duyệt [7] với nguồn nước
đến được coi là cố định. Khi đưa vào đánh giá cân
bằng nước, chúng tôi tuân thủ theo Nghị định 120
về Quản lý tổng hợp lưu vực sông để xếp thứ tự ưu
tiên sử dụng nước [5]. Chúng tôi xây dựng bản đồ
dự báo các vùng thiếu nước đến năm 2020 thể hiện
ở hình 6.
Hình 6. Bản đồ dự báo các vùng thiếu nước đến năm 2020
80
Theo Quy hoạch phát triển KT-XH của lưu vực
sông, nhu cầu nước đến năm 2020 có sự gia tăng so
với nhu cầu sử dụng nước năm 2010 theo các
ngành như: Nông nghiệp tăng 1,15%; Thủy sản
tăng 0,16%; sinh hoạt tăng 1,08%; Công nghiệp
tăng 1,44%. Như vậy, nhu cầu nước trong công
nghiệp đã tăng lên đáng kể do hàng loạt các khu
công nghiệp trên địa bàn đi vào hoạt động.
Kết quả cân bằng nước lưu vực sông Cái Phan
Rang cho thấy khả năng cung cấp nguồn nước của
lưu vực ngày càng hạn chế; không gian của vùng
thiếu nước mở rộng (tăng thêm 2 tiểu lưu vực thiếu
nước so với phương án hiện trang: tiểu vùng Trà
Co và Phước Trung) cũng như thời gian thiếu nước
dài hơn (từ tháng II tới tháng VIII), đặc biệt còn
xuất hiện thiếu nước trong tháng XII. Sự kéo dài
thời gian thiếu nước và đặc biệt thiếu nước trong
tháng XII - đây là tháng cuối mùa mưa sẽ gây khó
khăn rất lớn trong việc điều tiết các hồ chứa, nhất
là trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.
Nguyên nhân của hiện tượng thiếu nước gia
tăng là do nhu cầu sử dụng nước tăng lên theo sự
phát triển dân số và các ngành kinh tế. Được đánh
giá là vùng “hoang mạc” của Việt Nam, theo kịch
bản phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 cần bổ
sung thêm các công trình khai thác nguồn nước,
xây dựng quy trình vận hành cho các hồ chứa vào
mùa kiệt nhằm phát huy và tận dụng triệt để từng
m3 nước. Cụ thể, cần nâng dung tích hệ thống Tân
Mỹ 219 triệu m3, xây dựng các hồ Sông Than, Ô
Căm, Tân Giang II, Tà Nôi, Tà Lâm, nâng cao đập
19/5 và đập hạ lưu sông Cái để giữ nước. Ngoài ra,
còn tập trung kiên cố hóa kênh mương giảm thất
thoát nguồn nước, ứng dụng các công nghệ tưới
tiết kiệm, sử dụng luân phiên nguồn nước.
4. Kết luận
- Đã xây dựng được bộ thông số cho mô hình
Mike Basin phù hợp với lưu vực sông Cái Phan Rang
- lưu vực nằm trong vùng khô hạn nhất Việt Nam.
- Sử dụng bộ thông số mô hình áp dụng tính
toán cân bằng nguồn nước của lưu vực đến năm
2020 với nhu cầu sử dụng nước đã được tỉnh Ninh
Thuận quy hoạch, cho thấy vùng khô Ninh Thuận
sẽ tiếp tục đối mặt với nguy cơ thiếu nước trầm
trọng cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
TÀI LIỆU DẪN
[1] Vũ Thị Thu Lan, 2006: Nghiên cứu, đánh
giá tài nguyên nước và đề xuất giải pháp sử dụng
hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nước vùng
khô hạn Ninh Thuận, Bình Thuận. Luận án Tiến sĩ
Địa lý. Lưu trữ tại Thư viện Quốc gia, Hà Nội.
[2] Ngô Đình Tuấn, 2012: Nghiên cứu ứng
dụng đồng bộ các giải pháp khoa học và công nghệ
nhằm phát triển bền vững kinh tế - xã hội - môi
trường, vùng khan hiếm nước Ninh Thuận và Bình
Thuận phòng chống hoang mạc hoá, báo cáo tổng
kết đề tài Độc lập cấp Nhà nước. Lưu trữ tại Trung
tâm Thông tin Bộ KH&CN, Hà Nội.
[3] Cục Thống kê Ninh Thuận, Niên giám
thống kê năm 2010.
[4] DHI, 2009: MIKE BASIN User Guide.
[5] Nghị định số 120/2008/NĐ-CP của Chính
phủ: Về quản lý lưu vực sông, Ban hành ngày
01/12/2008.
[6] UBND tỉnh Ninh Thuận, 2008: Điều chỉnh,
bổ sung quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Ninh Thuận đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
[7] UBND tỉnh Ninh Thuận, 2011: Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận
đến năm 2020.
[8] Viện Quy hoạch thủy lợi, 2010: Tài liệu
bồi dưỡng cán bộ quy hoạch thủy lợi - Mô hình
Mike Basin.
SUMMARY
The application of mike basin model to determine water balance in Cai Phan Rang river basin
Located in the southern coastal region of the Centre, Cai Phan Rang river basin (Ninh Thuan Province)
characterized by semi-arid ecosystem with high aridity index, hot and sunny weather, lack of water throughout the year.
In addition to the impact of climatic conditions, unreasonable use of limited water resource also cause droughts like
cropping high water demand plants and employing waste water irrigation methods... In order to overcome and mitigate
the effects of droughts, it is necessary to determine the method for efficient use of water through water balance. Authors
established a set of MIKE BASIN model parameters that is suitable for Cai Phan Rang river basin - the basin located in
the driest region in Vietnam, and applied the model parameters to basin water balance until 2020. With water demand
planned by Ninh Thuan province our result shows that the dry areas of Ninh Thuan will continue to face the risk of water
shortage for socio-economic development needs.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3041_10261_1_pb_1393_2107952.pdf